Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

skkn xây dựng hai nhóm biện pháp phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học cấp THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 44 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

SÁNG KIẾN
Tên đề tài:

XÂY DỰNG HAI NHÓM BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC SINH HỌC CẤP THPT

Môn: Sinh học

Hà Tĩnh, tháng 5 năm 2019


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………
1
1
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI …………………………………………...
2
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……………………………………………..
2
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………….
3.1. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….
2
3.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………..
3
3
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU……………………………………….


3
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………….
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………
5
5
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN……………………………………………………..
1.1. Một số khái niệm cơ bản………………………………………………..
5
6
1.2. Vai trò của phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.....
7
1.3. Cấu trúc kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn..........................
8
1.4. Các phương pháp nghiên cứu...........................................................
9
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………
10
1.6. Giả thuyết khoa học……………………………………………….
10
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ…………………………………………..
10
2.1. Thực trạng về dạy học phát triển KNVDKT vào thực tiễn của GV

Sinh học cấp THPT……………………………………………………..
2.2. Thực trạng về KNVDKT vào thực tiễn của học sinh THPT………
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……
3.1. Phân tích chương trình Sinh học THPT xác định các vấn đề thực
tiễn liên quan…………………………………………………………..
3.2. Hai nhóm biện pháp phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy
học Sinh học cấp THPT…………………………………………………

3.2.1. Dạy học liên hệ lí thuyết với thực tiễn……………………………….
3.2.2. Dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn………………………………….
3.3. Thực nghiệm sư phạm............................................................................

IV. HIỆU QUẢ MANG LẠI CỦA SÁNG KIẾN……………………..
V. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI…………………….
VI. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN…………………………………….
PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..
PHỤ LỤC

12
14
14
19
19
23
28
30
30
30
31
32


PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, con người được xem là nhân tố
chính của sự phát triển. Hoà cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đang
bước vào kỷ nguyên mới với những cơ hội và thách thức mới. Hơn lúc nào hết sự

nghiệp giáo dục và đào tạo có ý nghĩa quan trọng lớn lao trong chiến lược phát triển
của đất nước và đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu: "Đối với giáo dục phổ
thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối
sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn...".
A.X. Makarenkô (1976), một nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc đã nói “khoa học sư
phạm và đặc biệt là lí thuyết về giáo dục trước hết là một khoa học có mục đích thực
tiễn” [4]. Makarenkô coi trọng giáo dục tập thể, chú trọng “giáo dục lao động”, gắn
việc học với lao động sản xuất. Tác giả Geoffrey Petty (1998) cho rằng: “học qua thực
hành tốt hơn qua quan sát hoặc nghe bởi lẽ thực hành giúp người học có điều kiện để
củng cố và hiệu chỉnh những kiến thức và kĩ năng đang học”.
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mục tiêu hướng tới của quá trình dạy học.
Vai trò của vận dụng kiến thức vào thực tiễn không chỉ thể hiện ở chỗ HS có kĩ năng
vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học mà còn
giải quyết các vấn đề thực tiễn đa dạng trong cuộc sống. Phát triển kĩ năng (KN) vận
dụng kiến thức (VDKT) vào thực tiễn cho học sinh (HS) sẽ làm thay đổi cách dạy của
giáo viên và cách học của HS theo hướng “học đi đôi với hành”, lí thuyết gắn với thực
tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội. Do đó, trong quá trình dạy học hướng tới
giúp HS có KNVDKT vào thực tiễn rất quan trọng, cần thiết. Cách dạy tốt nhất là dạy
học gắn với thực tiễn, dạy học qua thực tiễn và dạy học bằng thực tiễn.
1


Trong thời gian từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 09/2018, chúng tôi đã tiến

hành nghiên cứu các vấn đề về lí luận và thực tiễn liên quan đến KNVDKT vào thực
tiễn trong quá trình dạy học, tập trung xây dựng cấu trúc, quy trình phát triển, bộ công
cụ tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá sự phát triển kĩ năng VDKT vào thực tiễn cho
HS trong dạy học Sinh tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, có nhiều nội dung kiến thức gắn liền
với thực tiễn đời sống, liên quan đến sức khỏe, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường,
chăn nuôi, trồng trọt,… Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông
hiện nay, hầu hết các giáo viên (GV) đang chú trọng nhiều đến việc cung cấp kiến thức
lí thuyết cho học sinh, rèn luyện kĩ năng làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi
lí thuyết, việc rèn luyện KN VDKT sinh học vào thực tiễn đời sống còn chưa được chú
trọng. Do vậy, cần phải có các nghiên cứu hướng tới dạy học phát triển KN VDKT vào
thực tiễn cho HS trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng.
Xuất phát từ nghiên cứu và khảo sát thực trạng các mức độ rèn luyện KNVDKT
vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT. Khảo sát dựa vào phiếu hỏi,
kết hợp với phỏng vấn trực tiếp hơn 300 GV và hơn 800 HS THPT. Kết quả khảo sát
thực trạng là cơ sở để chúng tôi thiết kế quy trình, công cụ rèn luyện và công cụ kiểm
tra, đánh giá KNVDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh học cấp THPT.
Xuất phát từ các lí do trên, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài: “Xây dựng
hai nhóm biện pháp phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học
sinh trong dạy học Sinh học cấp THPT”

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại các trường
THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nội dung:
+ Nghiên cứu quá trình dạy học và phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức Sinh
học vào thực tiễn cho học sinh hệ THPT.

+ Nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy học, xây dựng cấu trúc, quy trình rèn
luyện, bộ công cụ dạy học, kiểm tra đánh giá phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Sinh học cấp THPT.
2


- Phạm vi áp dụng: Đề tài áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về Lí luận và Phương pháp
dạy học bộ môn Sinh học; cho Giáo viên giảng dạy môn Sinh học cấp THPT, cho Học
sinh trong quá trình học tập, ôn thi HSG, làm đề tài khoa học kĩ thuật, Vận dụng kiến
thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn …

3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Lí luận và phương pháp dạy học dạy học môn bộ Sinh học ở trường THPT.
- Các vấn đề thực tiễn trong quá trình dạy học Sinh học cấp THPT.
- Giáo viên dạy bộ môn Sinh học và học sinh lớp 10 ở các trường THPT trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh.

IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong nước cũng như trên thế giới đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu về
dạy học phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho HS ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy
nhiên cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về phát triển kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT.
Trong các nghiên cứu trước, chúng tôi đã tập trung làm rõ khái niệm, cấu trúc,
quy trình phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho HS. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Xác định các vai trò của KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học.
- Xây dựng các nhóm biện pháp dạy học nhằm phát triển KNVDKT vào thực tiễn
cho HS trong đạy học Sinh học cấp THPT với mục tiêu: Học sinh biết vận dụng cái đã
học, cái đã biết vào các hoàn cảnh cụ thể của đời sống.

- Trên cơ sở xác định khái niệm, vai trò của KNVDKT vào thực tiễn trong dạy
học, giáo viên cần xây dựng, sử dụng các biện pháp, công cụ dạy học hợp lí nhằm góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Sáng kiến góp phần bổ sung lí luận và thực tiễn về dạy học phát triển KNVDKT
vào thực tiễn, làm tài liệu cho GV và HS tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa
học và ôn thi học sinh giỏi các cấp, ôn thi THPT quốc gia.

V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thực tế dạy học môn Sinh học ở các trường THPT hiện nay, bước đầu các
giáo viên đã nhận thức được vai trò rất quan trọng của KN VDKT vào thực tiễn, nhiều
3


GV đã lồng ghép, tích hợp các vấn đề thực tiễn vào bài học, gắn lí thuyết với thực
hành, thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, đa số GV mới chỉ đang tập trung vào giải thích
một số hiện tượng thực tiễn liên quan thông qua PPDH vấn đáp, nêu vấn đề, qua các
bài tập, tình huống trong giờ học. Các vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học được
lồng ghép một cách rời rạc, số vấn đề thực tiễn lồng ghép còn ít, chưa có hệ thống, còn
tùy thuộc vào sự hiểu biết của GV dạy.
Đề tài chúng tôi đã tập trung làm rõ các khái niệm, vai trò của KN VDKT vào
thực tiễn, xây dựng hai nhóm biện pháp dạy học nhằm phát triển KN VDKT vào thực
tiễn cho HS trong dạy học môn Sinh học cấp THPT.
Tác giả khẳng định đây là đề tài do chính tác giả tự nghiên cứu, một phần kết quả
của đề tài đã được công bố tại Tạp chí Thiết bị giáo dục, Tạp chí giáo dục; Hội thảo
khoa học Quốc tế phát triển năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên khoa học tự nhiên đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tháng 12 năm 2017; Hội thảo Quốc gia về
giáo dục STEM nhằm đáp ứng chương trình phổ thông mới năm 2017; Hội thảo Quốc
gia về Lí luận và phương pháp dạy học môn Sinh học năm 2018.

4



PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Thực tiễn
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2007), thực tiễn là những hoạt động của
con người, trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự
tồn tại của xã hội [1].
Chủ nghĩa Mác coi lý luận và thực tiễn là liên hệ với nhau không thể tách rời và
tác động lẫn nhau, trong sự liên hệ đó, thực tiễn có tác động quyết định. Thực tiễn là
toàn bộ những hoạt động của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho xã hội.
Đối với chủ nghĩa Mác, thực tiễn trước hết là hoạt động vật chất, là sản xuất, vì đời
sống của xã hội, sự sống còn của con người do sản xuất quyết định [2].
Trong nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: Thực tiễn là những sự vật, hiện tượng
đang tồn tại khách quan bao gồm cả những hoạt động của con người ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của tự nhiên và xã hội.
Thực tiễn đề ra những vấn đề mà lí luận phải giải đáp. Chỉ có lí luận nào gắn
liền với thực tiễn, phục vụ thực tiễn và được thực tiễn khảo nghiệm mới bắt rễ trong
đời sống [2].
1.1.2. Vấn đề thực tiễn
Theo Nguyễn Thị Hằng (2015): “Vấn đề là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là
một sự kiện/tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng
những điều cần được lý giải”1. Vấn đề là tình huống nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ thể
có nhu cầu giải quyết tình huống đó với những tri thức, kỹ năng và phương pháp hiện
có của chủ thể chưa đủ để giải quyết.
Theo chúng tôi, “Vấn đề thực tiễn trong dạy học là hiện tượng của tự nhiên hay
xã hội diễn ra trong cuộc sống và chứa đựng những điều cần được tổ chức cho học
sinh giải thích, chứng minh, giải quyết”.
Trong quá trình dạy học, vấn đề thực tiễn là một nhiệm vụ mà người dạy đặt ra

cho người học gắn với thực tiễn đời sống, chứa đựng những kiến thức HS đã biết và
Nguyễn Thị Hằng (2015), Tổ chức hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học ở Khoa
Sinh, trường ĐHSP, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
1

5


những kiến thức HS chưa biết, từ đó xuất hiện mâu thuẫn nhận thức, xuất hiện nhu cầu
cần khám phá, giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới. Vấn đề thực tiễn được
biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: tình huống thực tiễn, bài tập thực tiễn,
dự án học tập giải quyết các vấn đề thực tiễn, đề tài nghiên cứu khoa học …
1.1.3. Kĩ năng
Xét về nguồn gốc từ ngữ, KN có nguồn gốc từ Hán - Việt, “kĩ” là sự khéo léo,
“năng” là có thể. Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2000), kĩ năng là khả năng vận
dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế 2.
Trong nghiên cứu của mình, trên cơ sở khái niệm kĩ năng của A.V. Petrovski
(1982) và của Nguyễn Duân (2010) chúng tôi định nghĩa khái niệm KN cho hướng
nghiên cứu đề tài như sau: “KN là khả năng của cá nhân vận dụng kiến thức đã có để
thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động nào đó ra được kết quả mong đợi
trong điều kiện cụ thể”.
1.1.4. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Trong một nghiên cứu trước, chúng tôi đã tổng quan các định nghĩa KNVDKT vào
thực tiễn của các tác giả khác nhau và đã xác định định nghĩa như sau: “KNVDKT vào
thực tiễn là khả năng của cá nhân có thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành
động dựa trên kiến thức, kinh nghiệm đã có của bản thân hoặc tìm tòi, khám phá kiến
thức mới để giải quyết được các vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả”
1.2. Vai trò của phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- KN VDKT vào thực tiễn là một thành tố trong năng lực tìm hiểu tự nhiên - là
năng lực chuyên môn trong chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên

và môn Sinh học. Do đó, phát triển KNVDKT vào thực tiễn là mục tiêu cần đạt của
dạy học ở trường phổ thông, góp phần hình thành năng lực chung trong chuẩn đầu ra
chương trình giáo dục phổ thông.
- Phát triển KNVDKT vào thực tiễn không chỉ giải quyết các vấn đề thực tiễn
liên quan đến kiến thức trong nhà trường mà còn hướng đến đào tạo cho người học
tiếp cận với các vấn đề đa dạng phong phú của cuộc sống, tiếp cận với quá trình sản
xuất vật chất và quá trình nghiên cứu khoa học.
- Phát triển KNVDKT vào thực tiễn không chỉ giúp người học tự mình chiếm
lĩnh, củng cố tri thức mà còn giúp người học thích nghi linh hoạt trong các điều kiện
2

Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học.

6


học tập, điều kiện sống. Điều này làm cho tri thức người học chiếm lĩnh được trở nên
có ý nghĩa đối với người học, làm cho người học yêu thích môn học hơn, bài HS động
hơn thông qua tổ chức giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học sẽ làm thay đổi nhận
thức của GV. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi người GV phải thiết kế được các
hoạt động học tập cho người học mà ở đó các hoạt động học tập phải gắn với mục tiêu
giáo dục, thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực
tiễn đời sống. Hoạt động học tập vừa mục tiêu, vừa là hình thức tổ chức và phương pháp
của quá trình dạy học.
Như vậy, có thể nói, phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học
sẽ làm thay đổi cách dạy của GV và cách học của HS theo hướng “học đi đôi với
hành”, lí thuyết gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với xã hội.

1.3. Cấu trúc kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Cấu trúc KNVDKT vào thực tiễn bao gồm nhiều KN thành phần. Các KN thành
phần của KNVDKT vào thực tiễn chúng tôi xác định được miêu tả ở bảng 1 như sau:
Bảng 1. Cấu trúc kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Kĩ năng thành phần

Biểu hiện hành vi
- Phát hiện được VĐTT cần giải quyết.
1. Nêu vấn đề thực
- Phân tích, làm rõ nội dung của VĐTT.
tiễn
- Nhận ra được mâu thuẫn phát sinh từ VĐTT.
- Nêu được VĐTT cần giải quyết thành một câu hỏi.
- Thiết lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết và VĐTT cần
giải quyết.
- Xác định trọng tâm, cốt lõi vấn đề cần giải quyết.
2. Nêu giả thuyết giải
- Đặt các câu hỏi nghiên cứu liên quan đến các liên tưởng, mối
quyết vấn đề thực tiễn
quan hệ.
- Phát biểu thành câu hỏi có vấn đề và câu trả lời giả định.
- Đề xuất giả thuyết giải quyết VĐTT.
- Xác định điều kiện để tổ chức hoạt động giải quyết VĐTT:
thời gian tổ chức hoạt động, các phương tiện tổ chức dạy học
cần thiết, phương pháp tổ chức hoạt động, kinh phí tổ chức
3. Thiết kế tiến trình hoạt động.
hành động giải quyết - Xác định được quy trình kĩ thuật (các bước thực hiện hành
vấn đề thực tiễn
động hoặc chuỗi hành động) giải quyết VĐTT.
- Thiết kế nhiệm vụ để định hướng cho HS thực hiện các bước
theo quy trình kĩ thuật để giải quyết VĐTT.

- Tiến hành các thao tác kĩ thuật theo đúng quy trình; sử dụng
7


hợp lý, khéo léo cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với điều kiện
thực tiễn.
- Tiến hành quan sát, ghi chép, thu thập các dữ liệu thu được
từ thực tiễn quá trình giải quyết VĐTT.
- Phân tích, xử lý các dữ liệu thực tiễn thu được bằng phương
pháp đặc thù.
- Nêu kết quả của quá trình giải quyết VĐTT.
- Giải thích được kết quả thực tiễn sau khi đã xử lý.
- Đối chiếu kết quả giải quyết VĐTT với giả thuyết ban đầu để
4. Kiểm tra, đánh giá
đưa ra kết luận xác nhận hay phủ nhận giả thuyết.
kết quả giải quyết vấn
- Tổng kết, đánh giá, kết luận được vấn đề.
đề thực tiễn
- Vận dụng được kiến thức vào giải quyết các VĐTT khác
trong cuộc sống như chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường,
an toàn thực phẩm, công nghệ sinh học ...
- Có thể đề xuất được các ý tưởng mới và giải quyết được các
VĐTT khác liên quan.

1.4. Các phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các văn bản: các văn kiện của Đảng, pháp luật Nhà nước có liên
quan đến công tác giáo dục đào tạo.
Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về tâm lí học, lí luận dạy học, phương pháp
dạy học sinh học, chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu giáo

khoa có liên quan đến đề tài.
Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung môn Sinh học ở bậc THPT để xác định
các nội dung kiến thức chính cần phát triển KNVD kiến thức vào thực tiễn.
Sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm phát triển cho học sinh KNVD kiến thức
vào thực tiễn trong dạy học môn Sinh học.
1.4.2. Phương pháp điều tra cơ bản
Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV và HS, nghiên cứu
giáo án, dự giờ nhằm mục đích:
- Điều tra các phương pháp, tư liệu, công cụ giảng dạy của GV môn Sinh học.
- Điều tra KNVD kiến thức vào thực tiễn của HS khi học môn Sinh học.
- Điều tra thực trạng việc dạy học Sinh học phát huy KNVD kiến thức của HS.
Nội dung của điều tra cơ bản được thực hiện thông qua việc thiết kế các bài kiểm
tra, phiếu điều tra tương ứng cho từng nhóm đối tượng.
1.4.3. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến của các nhà nghiên cứu, chuyên gia về đánh giá chất lượng
8


quy trình thiết kế, sử dụng các tình huống thực tiễn, bài tập thực tiễn, dự án dạy học,
các tiêu chí đánh gia kĩ năng vận dụng kiến thức vào thự tiễn bằng các hình thức:
- Trao đổi, xin ý kiến trực tiếp qua phỏng vấn, sinh hoạt chuyên môn, qua các
buổi hội thảo, cemina ...
- Xin ý kiến qua phiếu điều tra, email, qua bản nhận xét góp ý của các chuyên
gia, qua phản hồi các bai báo khoa học ...
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Đề tài được thực nghiệm tại một số trường THPT ở Hà Tĩnh. Chúng tôi đã phối
hợp với một số GV THPT có kinh nghiệm ở các trường sở tại với tư cách là cộng tác
viên, để trao đổi, tư vấn chuẩn bị cho thực nghiệm.
Các lớp thực nghiệm và đối chứng được chọn ngẫu nhiên, bố trí thực nghiệm và
đối chứng tiến hành song song, trong đó lớp thực nghiệm được tiến hành sử dụng các

công cụ của đề tài để giảng dạy, theo dõi sự phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn của HS. Các lớp đối chứng giảng dạy theo PPDH truyền thống (thuyết trình,
vấn đáp tìm tòi bộ phận theo tài liệu hướng dẫn giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào
tạo), không hoặc ít sử dụng các công cụ dạy học của đề tài, theo dõi sự phát triển kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS.
So sánh sự phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS ở hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng để kiểm chứng giả thuyết.
1.4.5. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm
- Đánh giá định tính: Đánh giá thông qua các nội dung như:
+ Không khí tiết học
+ Năng lực tư duy của học sinh.
+ Độ bền kiến thức của học sinh
+ Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Các thông tin thu thập định tính sẽ được đối chiếu với các nguồn tài liệu khác
nhau để rút ra kết luận có chất lượng khoa học.
- Đánh giá định lượng: Các số liệu điều tra cơ bản có tính chất định lượng sẽ
được xử lí trong phần mềm Exel, SPSS.

1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Điều tra thực trạng về việc tổ chức dạy học Sinh học cấp THPT.
- Xây dựng và dụng các nhòm biện pháp để phát triển KNVDKT vào thực tiễn
9


cho HS trong dạy học môn Sinh học cấp THPT.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.

1.6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng, sử dụng tốt các nhóm biện pháp để phát triển KN VDKT vào

thực tiễn cho HS trong dạy học môn Sinh học cấp THPT thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng dạy học, phát triển phẩm chất và năng lực người học.

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Để tìm hiểu thực trạng phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học
Sinh học cấp THPT, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, kết
hợp phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số GV và HS để tìm hiểu về mặt nhận thức,
mức độ thực hiện các KN thành phần của KNVDKT vào thực tiễn. Ngoài ra, phần
mềm Excel được sử dụng để tổng hợp và xử lí số liệu nhằm đảm bảo độ chính xác và
độ tin cậy của vấn đề nghiên cứu.
Đối với GV, khảo sát dựa vào phiếu điều tra gồm 9 câu hỏi và tiến hành trên
302 GV Sinh học THPT trực tiếp đứng lớp ở một số tỉnh, thành phố. Trong 302 phiếu
điều tra thu được, có 247 phiếu GV trả lời đầy đủ các câu hỏi theo yêu cầu. Các GV có
thời gian công tác từ 01 năm đến 26 năm, nhóm GV có thời gian công tác từ 8 đến 15
năm chiếm tỷ lệ lớn nhất trên 60%.
Đối với HS, khảo sát trên phiếu điều tra gồm 8 câu hỏi với 820 HS cấp THPT ở
một số tỉnh, thành phố. Trong 820 phiếu điều tra thu được, có 679 phiếu HS trả lời đầy
đủ các câu hỏi theo yêu cầu.

2.1. Thực trạng về dạy học phát triển KNVDKT vào thực tiễn của GV
Sinh học cấp THPT
❖ Mức độ rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học
KNVDKT vào thực tiễn là một thành tố trong năng lực Khoa học - là năng lực
đặc thù trong chương trình giáo dục phổ thông. Phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho
HS chính là phát triển năng lực cho HS. Vì vậy, cần có sự điều tra GV cấp THPT về
việc tổ chức dạy học để phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho HS ở mức độ nào. Các
mức độ rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS được thể hiện trong bảng 2 sau đây:
Bảng 2. Mức độ rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học
Mức độ rèn luyện (%)
Rất

Chưa
Kĩ năng
Thườn Thỉnh Hiếm
thường
bao giờ
g xuyên thoảng khi
xuyên
10


1. Liên hệ bài học với các vấn đề thực tiễn
2. Vận dụng kiến thức bài học để giải thích
VĐTT
3. Nêu giả thuyết của vấn đề
4. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
5. Thiết kế thí nghiệm, thực nghiệm
6. Làm thí nghiệm, thực nghiệm
7. Quan sát/ghi chép/vẽ hình
8. Điều tra thực địa/thu thập mẫu vật
9. Phân tích dữ liệu/viết báo cáo
10. Đánh giá
11. Nêu vấn đề mới
12. Vận dụng kiến thức vào giải quyết các
VĐTT tại địa phương

6,88

70,04 22,27 0,81

0,00


6,48

65,59 27,94 0,00

0,00

6,88
2,83
1,21
1,21
20,65
1,62
0,81
8,50
4,86

40,08
32,79
13,77
30,36
55,87
9,72
22,67
52,63
38,87

5,67
8,50
14,98

6,88
1,21
29,15
16,60
6,48
8,91

0,40
1,62
4,05
1,21
0,00
7,29
2,83
0,81
2,43

6,07

50,61 35,22 5,67

2,43

46,96
54,25
65,99
60,32
22,27
52,23
57,09

31,58
44,94

Kết quả khảo sát cho thấy, GV đã rất quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy
học, đa dạng hóa các hình thức dạy học góp phần phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho
HS. Bảng 2 cho thấy tỉ lệ trên 60% GV rất thường xuyên và thường xuyên rèn luyện KN
phát hiện vấn đề thực tiễn (76,92%); KN liên hệ bài học với các vấn đề thực tiễn
(72,06%); KN quan sát, ghi chép, vẽ hình (76,52%); KN đánh giá (61,13%). Có 43,32%
GV thỉnh thoảng rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn vào giải quyết các vấn đề ở địa
phương; có 8,10 % hiếm khi hoặc chưa bao giờ rèn luyện cho HS KN này. Có hơn 19%
GV hiếm khi hoặc chưa bào giờ rèn luyện cho HS các KN thiết kế thí nghiệm, thực
nghiệm (19,03%); KN phân tích dữ liệu, viết báo cáo (19,43%); KN điều tra thực địa,
thu thập mẫu vật (34,44%). Như vậy, KNVDKT vào thực tiễn đã được các GV quan
tâm rèn luyện, phát triển cho HS nhưng chủ yếu dừng lại ở mức liên hệ kiến thức bài
học với thực tiễn, giải thích các sự vật, hiện tượng mà chưa đề xuất và thực hiện được
các giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn.
❖ Thực trạng sử dụng các địa điểm tổ chức các hoạt động học tập

Hình 1. Mức độ sử dụng các địa điểm tổ chức các hoạt động học tập (%)
11


Kết quả hình 1 cho thấy, ngoài hình thức dạy học trên lớp học (97,17%), thì
hầu hết GV có hướng dẫn HS tự học ở nhà (78,14%). Còn ở các địa điểm khác thì
mức độ rất thường xuyên và thường xuyên thấp dưới 10%, như: ở thư viện (5,83%),
ở vườn trường (4,86%); tại các cơ sở sản xuất (1,62%); tại các trung tâm nghiên
cứu (0,81%); dạy học trong thiên nhiên và thực tiễn ở địa phương (4,45%). Tỷ lệ
GV chưa bao giờ hoặc hiếm khi tổ chức dạy học ở vườn trường (43,32%); tại các
cơ sở sản xuất (81,78%); tại các trung tâm nghiên cứu (94,74%); dạy học trong
thiên nhiên và thực tiễn ở địa phương (60,73%) khá cao, điều đó cho thấy đây là

những địa điểm ít được GV lựa chọn tổ chức dạy học, do khi dạy học ở các địa
điểm này đòi hỏi việc chuẩn bị công phu, tổ chức mất khá nhiều thời gian, một số
địa phương không có điều kiện thuận lợi để tổ chức dạy học ở các cơ sở sản xuất,
trung tâm nghiên cứu. Việc tổ chức tự học ở nhà đã được nhiều GV quan tâm, tuy
nhiên chủ yếu GV tổ chức hướng dẫn HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới, chưa giao
HS tổ chức giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học.

2.2. Thực trạng về KNVDKT vào thực tiễn của học sinh THPT
Bảng 3. Mức độ mong muốn được học môn Sinh học trong các địa điểm
Nội dung
Trong lớp học
Tại phòng thí nghiệm
Tại vườn trường
Tự học ở nhà
Tại các cơ sở sản xuất
Tại các trung tâm nghiên cứu
Trải nghiệm thiên nhiên và thực tiễn ở địa
phương

Rất
thích
14,14
35,94
23,56
13,44
29,31
46,10

Mức độ (%)
Bình

Thích
thường
37,41
46,10
41,53
19,00
38,29
31,22
26,14
48,01
34,90
28,13
35,05
15,46

51,40

29,01

16,49

Không
thích
2,36
3,53
6,92
12,41
7,66
3,39
3,09


Kết quả bảng 3 cho thấy, có hơn 60% HS rất thích và thích được học tập môn
Sinh học tại các địa điểm gắn với thực nghiệm, thực tiễn: tại phòng thí nghiệm
(77,47%); tại vườn trường (61,86%); tại các cơ sở sản xuất (64,21%); tại các trung tâm
nghiên cứu (81,85%) và trải nghiệm thiên nhiên và thực tiễn ở địa phương (80,41%).
Tỷ lệ % HS không thích học hoặc cảm thấy bình thường khi trong lớp học khá cao
(48,46%); tỉ lệ này ở tự học nhà là 60,52%. Kết quả trên cho thấy phần nhiều HS mong

12


muốn được học tập môn Sinh học trong các địa điểm gắn liền với thực tiễn đời sống,
học tập thông qua trải nghiệm, gắn với thiên nhiên, với địa phương.
Bảng 3 sau đây cho biết mức độ thực hiện các hoạt động học tập môn Sinh học
của HS ở trường THPT.
Bảng 4. Mức độ thực hiện các hoạt động học tập
Mức độ sử dụng (%)
Hoạt động học tập
Nghiên cứu sách giáo khoa
Nghiên cứu tài liệu tham khảo khác
Sử dụng thí nghiệm, thực hành
Chơi trò chơi, đóng vai minh họa
Xem phim, băng hình liên quan
Liên hệ kiến thức bài học với các vấn đề
thực tiễn trong cuộc sống
Thảo luận vấn đề khoa học, vấn đề liên quan
đến thực tiễn
Vận dụng kiến thức kiến thức để giải thích
các hiện tượng thực tiễn
Vận dụng kiến thức kiến thức để giải quyết

các vấn đề thực tiễn ở địa phương
Hoạt động trải nghiệm thực tiễn
Tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu
khoa học kĩ thuật

Rất
Chưa
Thường Thỉnh Hiếm
thường
bao
xuyên thoảng khi
xuyên
giờ
25,48
44,33
22,83 4,86 2,50
5,45
17,82
56,41 17,08 3,24
3,68
16,94
47,57 25,92 5,89
3,83
9,43
30,04 29,75 26,95
663
21,35
46,39 17,53 8,10
13,99


41,09

30,34

10,90

3,68

10,31

29,60

34,61

19,00

6,48

13,70

33,58

36,82

12,52

3,39

6,19


21,35

39,03

21,65 11,78

4,86

19,88

31,52

27,10 16,64

1,18

4,42

16,64

20,18 57,58

Kết quả bảng 4 cho thấy, có trên 50% HS rất thường xuyên và thường xuyên
nghiên cứu sách giáo khoa (69,81%) và liên hệ kiến thức bài học với các vấn đề thực
tiễn trong cuộc sống (55,08%). Trong khi đó, mức rất thường xuyên và thường
xuyên ở một số hoạt động có tỷ lệ thấp, như tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu
khoa học kĩ thuật (5,60%); chơi trò chơi, đóng vai (13,25%); vận dụng kiến thức kiến
thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn ở địa phương (27,54%); hoạt động trải nghiệm
thực tiễn (24,47%). Mức hiếm khi hoặc chưa bao giờ ở một số hoạt động chiếm tỷ
lệ khá cao, như tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học kĩ thuật (77,76%);

hoạt động trải nghiệm thực tiễn (43,74%); chơi trò chơi, đóng vai minh họa (56,70%);
vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn ở địa phương (33,43%). Có đến
26,95% HS chưa bao giờ tham gia chơi trò chơi đóng vai minh họa; 11,78% HS chưa
bao giờ vận dụng kiến thức kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn ở địa phương;
13


16,64% HS chưa bao giờ hoạt động trải nghiệm và có đến 57,58% HS chưa bao giờ
tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Điều đó phản ánh việc tổ chức
dạy học gắn với thực tiễn rất khó khăn, số GV thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học
gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn còn ít, rất nhiều HS chưa được rèn luyện
KNVDKT vào thực tiễn.
Trên cơ sở kết quả khảo sát của các phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn trực
tiếp một số GV và HS, chúng tôi cho rằng thực trạng phát triển KNVDKT vào thực
tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT như sau:
* Đối với giáo viên:
Đã có nhiều GV quan tâm xây dựng và tổ chức các hoạt động dạy học gắn lí
thuyết với thực tiễn, đa dạng hóa các phương pháp tổ chức dạy học, đã chú ý hướng
dẫn HS liên hệ lí thuyết bài học để giải thích các VĐTT liên quan. Tuy nhiên, đa số
GV chưa hiểu đầy đủ về KNVDKT vào thực tiễn cho HS. Trong quá trình thiết kế các
hoạt động học tập cho HS, GV chủ yếu tập trung dạy lí thuyết, bám theo các nội dung
của chương trình, sách giáo khoa, chưa chú ý nhiều đến giải quyết các VĐTT địa
phương gắn với nội dung bài học.
GV còn khó khăn trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động dạy học phát
triển KNVDKT vào thực tiễn cho HS. Phần nhiều GV chủ yếu tập trung dạy học ở
mức liên hệ bài học với thực tiễn đời sống, giải thích các vấn đề thực tiễn, số GV tổ
chức các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học, dạy học gắn với thiên nhiên, với
địa phương còn ít.
* Đối với học sinh
Phần lớn HS mong muốn được học tập môn Sinh học trong các địa điểm gắn

liền với thực tiễn đời sống, học tập thông qua trải nghiệm, gắn với thiên nhiên, với địa
phương; HS mong muốn trong mỗi chương cần có các VĐTT liên quan để giải quyết;
các em HS mong muốn được giải quyết các VĐTT liên quan ngay trong hoặc sau buổi
học. Tuy nhiên, KNVDKT vào thực tiễn của HS còn thấp, đa số HS mới chỉ dừng lại ở
mức liên hệ kiến thức và giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan; rất nhiều HS
chưa được rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn.

III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Phân tích chương trình Sinh học THPT xác định các vấn đề thực
tiễn liên quan
14


3.1.1. Khái quát chương trình Sinh học THPT
3.1.1.1. Đặc điểm môn học
Sinh học là môn khoa học tự nhiên, là môn khoa học về sự sống được xây dựng
và phát triển cùng với sự đóng góp các thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học như:
Toán học, Vật lí, Hóa học, Y học ...
Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp, hình thức dạy học cơ bản là
dạy học thực hành, thí nghiệm, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giải quyết các vấn
đề thực tiễn ... góp phần hình thành và phát triển các năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực tìm tòi và khám phá tự nhiên, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ...
Sinh học rất gần gủi với đời sống của HS, vì vậy Sinh học có nhiều điều kiện để
tổ chức các hoạt động trải nghiệm phát triển KN VDKT vào thực tiễn cho HS.
3.1.1.2. Khái quát nội dung chương trình môn Sinh học THPT
- Sinh học 10 được trình bày theo 3 mạch nội dung:
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống: giới thiệu các đặc điểm cơ bản của
thế giới sống, các cấp độ tổ chức của thế giới sống và phân loại theo các giới khác
nhau của thế giới sống.
Phần II: Sinh học tế bào gồm 4 chương: Chương I: Thành phần hóa học của tế

bào; Chương II: Cấu trúc tế bào; Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong
tế bào; Chương IV: Phân bào. Trong phần này nội dung chương trình chủ yếu tiếp cận
theo Cấu trúc – Chức năng theo một logic: Thành phần hóa học của tế bào Cấu trúc
tế bào  Chức năng của tế bào.
Phần III: Sinh học vi sinh vật gồm 3 chương: Chương I: Chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở vi sinh vật; Chương II: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật; Chương II:
Virut và bệnh truyền nhiễm. Phần này chương trình tập trung làm rõ các các đặc trưng
cơ bản của thế giới sống ở nhóm sinh vật nhỏ bé (vi sinh vật): chuyển hóa vật chất và
năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Như vậy, thực chất phần III tập trung
nghiên cứu Sinh học ở cấp độ cá thể. Ngoài ra, chương trình còn giới thiệu đối tượng
virut và các bệnh truyền nhiễm liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
- Sinh học 11 tiếp tục nghiên cứu Sinh học ở cấp độ cá thể ở đối tượng thực vật
và động vật. Các đặc trưng của thế giới sống (chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh
trưởng và phát triển, cảm ứng và sinh sản) được nghiên cứu đồng thời ở hai nhóm đối
tượng thực vật và động vật. Nội dung chương trình Sinh học 11 cũng tiếp tục được xây
15


dựng theo tiếp cận Cấu trúc – Chức năng, sắp xếp theo sự tiến hóa của sinh vật trong
các nhóm đối tượng.
- Sinh học 12 không xây dựng theo hướng tiếp cận các cấp độ tổ chức sống mà
được trình bày thành ba phần theo các chuyên ngành Sinh học, gồm:
Phần V: Di truyền học: người học được nghiên cứu các cơ chế di truyền ở mức
độ phân tử, mức độ tế bào, mức độ cơ thể và mức độ quần thể; ứng dụng di truyền học
trong chọ giống và biến dị.
Phần VI: Tiến hóa: người học được nghiên cứu các nội dung về bằng chứng tiế
hóa, cơ chế tiến hóa, sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất.
Phần VII: Sinh thái học: người học được nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố
sinh thái vô sinh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ...) và nhân tố hữu sinh (quan hệ cùng loài
và quan hệ khác loài) đến sinh vật theo các cấp độ tổ chức từ cá thể, quần thể, quần xã

đến hệ sinh thái, sinh quyển.
Như vậy, về cơ bản nội dung chương trình Sinh học THPT hiện hành chủ yếu
được xây dựng theo định hướng nội dung của các chuyên ngành sinh học theo quan
điểm phát triển đồng tâm. Trong quá trình triển khai thực hiện, người dạy gặp nhiều
khó khăn trong việc lựa chọn và xây dựng các chủ đề dạy học Sinh học, rèn luyện và
phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc
sống.
3.1.2. Một số vấn đề thực tiễn liên quan môn Sinh học cấp THPT
Trên cơ sở phân tích nội dung chương trình Sinh học cấp THPT, chúng tôi xây
dựng khung khái quát các chủ đề dạy học Sinh học, liên hệ các vấn đề thực tiễn liên
quan và nêu một số vấn đề thực tiễn tại một số địa phương như sau:
Bước 1: Xác định các chủ đề dạy học
Bước 2: Xác định nội dung trọng tâm các chủ đề
Bước 3: Xác định các vấn đề thực tiễn liên quan (thực tiễn chung, thực tiễn địa
phương).
Chúng tôi đã nghiên cứu và làm toàn bộ chương trình Sinh học cấp THPT.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin giới thiệu một vài ví dụ minh họa như sau:
TT
1

Chủ đề

Nội dung dạy học
Tế bào – - Học thuyết tế bào
Đơn vị - Thành phần hóa học

Vấn đề thực tiễn liên quan

16



cấu trúc của tế bào
cơ bản của - Cấu trúc tế bào, chức - Giải thích một số nội dung liên quan:
sự sống năng của tế bào sống
+ Nếu sử dụng thuốc giảm đau, an thần
thường xuyên thì có thể xảy ra hiện tượng
nhờn thuốc (dùng liều cao mới có tác
dụng).
+ Lá cây có màu xanh lục ...
+ TB thực vật có thành xellulôzơ vững
chắc, vì sao TB thực vật vẫn có thế lớn lên
được.
- Liên hệ việc cấy ghép mô tế bào.
- Liên hệ các hiện tượng: dùng gỗ làm bàn
ghế, võ ngoài vững chắc của một số côn
trùng ...
- Vận chuyển các chất + Chế độ ăn uống hàng ngày, nhất là hàm
qua màng sinh chất
lượng muối liên quan đến thận.
+ Vào các dịp tết, người dân thường làm
mứt bí, mứt cà rốt bằng cách luộc qua nước
sôi sau đó tẩm đường.
+ Sử dụng nước muối để rửa vết thương.
+ Dưa muối lại có vị mặn và dăn deo.
+ Bón quá nhiều phân thì cây trồng bị chết.
+ Dùng nước giải (nước tiểu) tưới cây thì
cây bị héo.
+ Vì sao những vận động viên hay sử dụng
đồ uống giàu chất hoà tan?
+ Chẻ cọng rau muống, chẻ một quả ớt

thành nhiều mảnh nhỏ nếu để ở môi trường
ngoài thì không thấy gì xảy ra, nhưng nếu
đem ngâm trong nước thì thấy cọng rau
muốn cong ra phía ngoài. Giải thích?
- Nêu cách xào rau muống không bị quắt lại
và vẫn xanh mướt? Giải thích tại sao rau bị
quắt lại?
- Ứng dụng trong bảo quản, chế biến thực
phẩm bằng phương pháp ngâm muối, đường
...
- Chu kỳ tế bào và - Liên hệ để tạo ra các loại đột biến nhân
phân bào
tạo đúng thời điểm; Kiểm soát quá trình
phân chia TB, ứng dụng trong y học, điều
17


2

Chuyển
hóa
vật
chất

năng
lượng

3

Quần thể

sinh vật

18

Quần xã
và hệ sinh
thái

trị bệnh ung thư ...
- Giải thích tại sao có những tế bào không
thể phân chia ...
- Công nghệ tế bào
Công nghệ tế bào gốc, ứng dụng trong y học,
nuôi cấy mô ...
- Chuyển hóa vật chất - Cây ăn quả có múi (cam, bưởi) ở Huyện
và năng lượng ở thực Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh bị héo và chết
vật
nhiều sau lũ lụt năm 2016.
- Chuyển hóa vật chất
và năng lượng ở động
vật
- Khái niệm, đặc trưng - Bùng nổ dân số - Hậu quả và giải pháp.
cơ bản của quần thể - Các biện pháp ứng dụng mối quan hệ giữa
sinh vật
các cá thể trong quần thể trong chăn nuôi,
- Mối quan hệ giữa các trồng trọt.
cá thể trong quần thể
- Biến động số lượng
cá thể trong quần thể.
- Cạnh tranh sinh học

cùng loài có ý nghĩa
gì?
1. Quần xã sinh vật
a) Khái niệm, các đặc
trưng cơ bản của quần
xã.
- Cấu trúc không gian
của quần xã.
- Cấu trúc loài của
quần xã.
b) Diễn thế sinh thái
- Phủ xanh đảo núi lữa – công trình tuyệt tác
- Nguyên nhân
của tự nhiên.
- Ý nghĩa của nghiên - Ứng dụng mối quan hệ giữa các loài trong
cứu diễn thế sinh thái. quần xã trong chăn nuôi và trồng trọt.
c) Mối quan hệ giữa - Suy giảm đa dạng sinh học - nguyên nhân,
các loài trong quần xã. hậu quả và biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh
2) Hệ sinh thái
học.
- Khái niệm
- Bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh
- Thành phần cấu trúc thái.
hệ sinh thái.
- Ý nghĩa cảu sinh quyển và các khu sinh học
- Tác động của con đối với cuộc sống con người.
18


người đến hệ sinh thái. - Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,

tiếng ồn ...)
- Cạn kiệt nguồn tài nguyên: khoáng sản,
3) Sinh quyển
dầu mỏ ...
- Khái niệm
- Rừng bị tàn phá nghiêm trọng
- Đặc điểm
Ví dụ: “Hồ nước Bộc Nguyên ở Thạch Hà
- Mối quan hệ giữa (tỉnh Hà Tĩnh) cung cấp nước sinh hoạt cho
sinh vật và các yếu tố hơn 20.000 hộ dân TP.Hà Tĩnh và vùng phụ
vô sinh trong sinh cận. Thế nhưng, hơn một trăm hộ dân đang
quyển.
sinh sống ở thượng nguồn vẫn hàng ngày
- Quản lí và sử dụng xả thải, chăn trả trâu bò, vứt chai lọ thuốc
bền vững tài nguyên trừ sâu, diệt cỏ… gây ô nhiễm môi trường”
thiên nhiên
Trích “Nhức nhối” hồ nước ăn cho hơn
- Ứng dụng phát triển 20.000 hộ dân ở Hà Tĩnh bị ô nhiễm
kinh tế, xã hội...
/>
3.2. Hai nhóm biện pháp phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho HS
trong dạy học Sinh học cấp THPT
Để phát triển KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp
THPT, GV cần đặt HS vào các tình huống thực tiễn, thông qua giải quyết các tình
huống này, HS vừa chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời phát triển KNVDKT vào thực tiễn.
GV cũng cần sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học mà ở đó HS được đặt vào tình
huống thực tiễn. Cách xây dựng và tổ chức tình huống thực tiễn trong các phương
pháp dạy học khác nhau có những điểm khác biệt, do vậy chúng tôi khái quát thành 2
nhóm biện pháp phát triển KNVDKT vào thực tiễn như sau:
1) Dạy học liên hệ lí thuyết với thực tiễn

2) Dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn

3.2.1. Dạy học liên hệ lí thuyết với thực tiễn
- Dạy học liên hệ lí thuyết với thực tiễn có bản chất là GV sử dụng các tình
huống thực tiễn để liên hệ nội dung bài học với thực tiễn thông qua tổ chức hoạt động
dạy học. HS giải quyết các tình huống thực tiễn, qua đó vừa chiếm lĩnh được kiến thức
khoa học, vừa có thể giải thích được các vấn đề thực tiễn địa phương liên quan hoặc
đánh giá các vấn đề thực tiễn, đề xuất các biện pháp khả thi để giải quyết vấn đề.
19


- Để đạt được mục đích trên, GV tổ chức các hoạt động học tập trong lớp học,
tại các phòng thực hành và sử dụng các biện pháp chủ yếu như: Tình huống có vấn đề;
bài tập thực tiễn; bài tập thực nghiệm; đóng vai. GV cũng có thể tổ chức các buổi
ngoại khóa về các vấn đề thực tiễn liên quan.
- Ưu điểm của các biện pháp dạy học này là trong giờ học GV đã tạo được hứng
thú cho người học, kích thích sự ham muốn được khám phá cho người học, GV chủ
động trong việc tổ chức dạy học và không mất nhiều thời gian.
- Hạn chế của biện pháp dạy học này là chưa gây được xúc cảm cao cho người
học và người học cần phải có khả năng liên tưởng, quan sát, tư duy trừu tượng và khái
quát hóa tốt; một số vấn đề thực tiễn tích hợp nhiều kiến thức liên quan nên mất nhiều
thời gian để giải thích, chứng minh.
- Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Dạy học bằng tình huống có vấn đề
Dạy học bài “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” (Sinh học 10). GV sử
dụng tình huống có vấn đề như sau:
Thảo được Quân tặng một khóm hoa hồng rất đẹp, Thảo chăm sóc rất chu đáo,
ngày nào Thảo cũng tưới nước có pha phân hóa học NPK cho khóm hoa với mong
muốn khóm hoa phát triển nhanh, sớm ra hoa nhiều và đẹp. Nhưng khóm hoa hồng
của Thảo không những không phát triển mà dần bị héo và chết. Thảo rất buồn và

không biết tại sao. Em hãy giúp bạn Thảo giải thích hiện tượng trên.
Ví dụ 2: Dạy học bằng bài tập thực tiễn
Dạy học bài “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” (Sinh học 10). GV sử
dụng các bài tập thực tiễn như sau:
1) Vào các dịp tết, người dân thường làm mứt bí, mứt cà rốt bằng cách luộc qua
nước sôi sau đó tẩm đường. Theo em tại sao phải luộc qua nước sôi trước khi tẩm
đường?
2) Khi chẻ cọng rau muống, chẻ một quả ớt thành nhiều mảnh nhỏ nếu để trong
không khí thì không thấy gì xảy ra, nhưng nếu đem ngâm trong nước thì thấy cọng rau
muốn cong ra phía ngoài. Giải thích vì sao?
Ví dụ 3: Dạy học bằng bài tập thực nghiệm
Dạy học mục: Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước qua lá
(Sinh học 11)
20


Tình huống: Quan sát vườn cây ăn quả của nhà bác Nam, đến mùa hè về, vào buổi
trưa một số cây bị héo lá.
Bước 1: Đặt câu hỏi cho vấn đề tìm tòi, khám phá: Vì sao trưa hè nắng nóng cây
bị héo lá? Vì sao trong cùng một vườn cây ăn quả có cây bị héo, có cây lại không bị
héo lá? Các tác nhân nào ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của cây?.
Bước 2: Đưa ra dự đoán, xây dựng giả thuyết: Yêu cầu HS dự đoán lí do cây bị
héo lá. Dự đoán các tác nhân nào ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của cây.
Mỗi nhóm HS chọn một nhân tố nào đó để xây dựng giả thuyết.
(Dự đoán đúng: Những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
của cây là: nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió, các ion khoáng. Giả thuyết có thể là: quá
trình thoát hơi nước của cây chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu là: nước, ánh
sáng, nhiệt độ, gió, các ion khoáng)
Bước 3: Lập kế hoạch cho thí nghiệm chứng minh giả thuyết
-


GV yêu cầu các nhóm HS thiết kế thí nghiệm chứng minh giả thuyết của mình.
Các nhóm nên chọn để chứng minh các giả thuyết khác nhau (Ví dụ: Nhóm
chọn nước, nhóm chọn nhiệt độ, nhóm chọn ánh sáng, nhóm chọn gió, nhóm
khác chọn ion khoáng).

-

GV chú ý các hoạt động nhóm: HS phân công nhiệm vụ, giải quyết mâu thuẫn,
xác định trách nhiệm của mỗi thành viên, giải quyết nhiệm vụ,…

Ví dụ: Thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết gió là nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình thoát hơi nước của cây (GV yêu cầu các nhóm khác nhau thiết kế các thí
nghiệm khác nhau chứng minh giả thuyết).
-

Lấy 2 cây cùng loài có kích thước tương đương trồng trong chậu hoặc trong
bình thủy tinh.

-

Đặt hai cây lên hai bên đĩa của một chiếc cân thăng bằng

-

Điều chỉnh lượng nước hoặc lượng đất hai bên sao cho cân nằm ở trạng thái cân
bằng. Dùng túi nilon hoặc dầu ăn ngăn không cho nước bay hơi từ chậu hoặc
bình trồng cây.

-


Bật quạt cho gió thổi vào một cây, một cây để ở trạng thái bình thường.

-

Dùng đồng hồ bấm giây để theo dõi trạng thái cân thăng bằng.

-

Sau 15- 30 phút quan sát kết quả, so sánh và rút ra kết luận.
Bước 4: Thực hiện thí nghiệm đã thiết kế
21


-

Từ các thiết kế thí nghiệm ở trên, HS thực hiện thí nghiệm và đặt các cân thăng
bằng và cây vào góc lớp.

-

-

Sau 15-30 phút quan sát, và viết kết quả thí nghiệm vào bảng sau:
STT

Điều kiện thí nghiệm

Cây 1


Để ở trạng thái bình thường

Cây 2

Bật quạt cho gió thổi vào

Kết quả thí nghiệm

Từ bảng trên, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Cân thăng bằng sẽ lệch về phía nào? Giải thích vì sao?
Kết quả trên chứng tỏ gió ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thoát hơi nước của
cây?
Bước 5: Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm
Kết luận: Những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của
cây là: nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió, các ion khoáng.
Ví dụ 4: Dạy học bằng phương pháp đóng vai
Dạy học bài 46. Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên (Sinh học 12) theo phương pháp đóng vai.
Bước 1: Bối cảnh vào một buổi chiều Chủ nhật, tại Hồ Bộc Nguyên, huyện
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Đây là một vấn đề thực tiễn tại Hà Tĩnh, “Hồ nước Bộc Nguyên ở Thạch Hà
(tỉnh Hà Tĩnh) cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 20.000 hộ dân TP.Hà Tĩnh và vùng
phụ cận. Thế nhưng, hơn một trăm hộ dân đang sinh sống ở thượng nguồn vẫn hàng
ngày xả thải, chăn trả trâu bò, vứt chai lọ thuốc trừ sâu, diệt cỏ… gây ô nhiễm môi
trường”
(Trích “Nhức nhối” hồ nước ăn cho hơn 20.000 hộ dân ở Hà Tĩnh bị ô nhiễm
/>Bước 2: Các nhân vật trong vở kịch này bao gồm: Cán bộ quản lí Hồ Kẻ Gỗ;
Cán bộ địa phương; Người dân ở xung quanh vùng đệm Hồ Bộc Nguyên; Một nhóm
HS THPT ở thành phố Hà Tĩnh lên tham quan Hồ Kẻ Gỗ.

Bước 3: GV hướng dẫn HS đóng các cảnh theo các nhân vật, có thể gợi ý như
sau: Người dân ở xung quanh vùng đệm chăn thả trâu bò, chăn nuôi gia súc, gia cầm
trên đê, ven các vùng đệm trong lòng Hồ; Nhóm HS THPT lên tham quan xung quanh
Hồ; Cán bộ quản lí Hồ yêu cầu người dân không được chăn thả trâu bò, chăn nuôi gia
22


súc, gia cầm trên đê, ven các vùng đệm trong lòng Hồ; việc làm đó là vi phạm pháp
luật; Lãnh đạo địa phương: Tổ chức di dời dân; giao đất cho dân chăn nuôi trông trọt;
thúc đẩy du lịch sinh thái Hồ Bộc Nguyên hơn nữa.

3.2.2. Dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn
- Dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn có bản chất là HS được trải nghiệm ngoài
thực tiễn thông qua thực hiện các dự án, nghiên cứu thực địa, điều tra khảo sát, thực
hiện đề tài khoa học. Qua trải nghiệm thực tiễn, HS vừa chiếm lĩnh kiến thức vừa phát
triển được các kĩ năng khoa học, kĩ năng giải thích các vấn đề trong thực tiễn. Đồng
thời, HS có thể qua tìm hiểu thực tiễn nhằm giải thích, đánh giá các vấn đề thực tiễn và
còn có thể đề xuất được một số giải pháp, mô hình nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn
gắn với địa phương.
- Để đạt được mục đích trên, GV có thể tổ chức các hoạt động dạy học bằng các
biện pháp chủ yếu như: Dạy học dự án; Tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học; Giáo dục
theo định hướng STEM.
- Ưu điểm của cách tiếp cận này là: quá trình giáo dục có thể phát triển tối đa
mọi tiềm năng trong mỗi con người, giúp họ làm chủ được những tình huống, đương
đầu với những thách thức sẽ gặp phải trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp, phát
triển được tính tự chủ, khả năng sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề.
- Hạn chế của cách tiếp cận này là: HS cần phải có khả năng tư duy bậc cao, có
sự hợp tác, có năng lực nghiên cứu khoa học; Tổ chức các hoạt động dạy học cần
nhiều thời gian và kinh phí; Mức hoàn thành mục tiêu không cao.
- Một số ví dụ minh họa:

Ví dụ 5: Dạy học dự án
Trước thực trạng rau không an toàn do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá lớn
ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ô nhiễm môi trường,… Chúng tôi đã tổ chức
dạy học dưới dạng một “hội thảo khoa học”, sau buổi học đã có nhiều dự án được đề
xuất, trong đó có dự án: Sản xuất thuốc phòng trừ sâu bệnh từ thảo dược và các chế
phẩm sinh học.
Mục tiêu dự án: HS nghiên cứu và sản xuất thuốc phòng trừ sâu bệnh từ các
thảo dược và các chế phẩm sinh học nhằm ứng dụng trong sản xuất theo mô hình vườn
mẫu theo hướng nông nghiệp hữu cơ tại các xã nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh.
23


×