Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Khóa luận phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty CPXNK thuỷ sản nam hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.02 KB, 87 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với chiến lược kinh tế hội nhập và phát triển do Nhà Nước đặt ra,
thương mại quốc tế đã trở thành một bộ phận vơ cùng quan trọng có vai trò quyết
định đến sự phát triển của quốc gia. Việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói
chung và xuất khẩu hàng hố nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của
nước ta. Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện để các quốc gia phát huy được lợi thế
so sánh của mình thơng qua hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu thuỷ sản nước ta những năm qua đã khẳng định được lợi thế và
vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Với việc địi hỏi vốn đầu tư khơng lớn,
tận dụng được điều kiện tự nhiên, xã hội của đất nước, xuất khẩu thuỷ sản đã có sự
phát triển to lớn hàng năm đem về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần
nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời xuất khẩu thuỷ
sản còn góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động trong nước, nâng
cao mức sống cho người dân và góp phần ổn định an ninh quốc phịng. Tuy nhiên,
để đạt đựơc những thành tựu đó thì hoạt động xuất khẩu thuỷ sản cũng gặp khơng ít
khó khăn, do cơng tác tổ chức xuất khẩu của chúng ta cịn yếu kém, việc tiếp cận thị
trường của chúng ta còn hạn chế so với các nước khác và các sản phẩm của chúng
ta chủ yếu là ở dạng thơ, tính cạnh tranh trên thị trường chưa cao, công tác vệ sinh
an tồn thực phẩm chưa được chú trọng…
Cơng ty CP XNK thuỷ sản Nam Hà Tĩnh là một doanh nghiệp nhà nước
thực hiện chức năng thu mua và gia công các mặt hàng thuỷ sản để xuất khẩu.
Trong những năm qua công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong
việc giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư địa phương và hoạt động kinh
doanh có lãi. Trong bối cảnh hiện tại, công ty cũng gặp khơng ít khó khăn trong
hoạt động xuất khẩu thuỷ sản và tìm kiếm thị trường… Vì vậy, phân tích tình hình
xuất khẩu thuỷ sản nhằm tìm ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu,

1



tăng lợi nhuận của công ty, giải quyết được những khó khăn trước mắt cũng như lâu
dài, đưa cơng ty đứng vững trên thị trường là vấn đề hết sức cần thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, chúng tơi đã quyết định chọn đề tài: “
Phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của cơng ty CPXNK thuỷ sản Nam
Hà Tĩnh” cho khố luận tốt nghiệp của mình.
 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Hệ thống những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất
khẩu.
- Phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu của cơng ty
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường xuất khẩu sản
phẩm tại công ty.
 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp duy vật biện chứng: Nhằm nghiên cứu các hiện tượng kinh tế
trong một mối liên hệ biện chứng, liên hệ hữu cơ của nó.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Nhằm xác minh những số liệu và vấn đề
thu thập được, đồng thời thu thập và làm rõ thêm một số thơng tin có liên quan đến
tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty.
- Phương pháp phân tích so sánh: Nhằm tìm ra bản chất của hiện tượng
nghiên cứu, cho phép tổng hợp được nét chung, tách được những nét riêng của hiện
tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê tổng hợp: Nhằm ghi chép và tổng hợp các số liệu
thu thập được.
- Phương pháp chỉ số: Nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến kết quả kinh doanh của công ty.
- Một số phương pháp khác.

2


 NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

- Nội dung: Tình hình xuất khẩu của cơng ty CP XNK thủy sản Nam Hà
Tĩnh
- Phạm vi không gian: Công ty CP XNK thuỷ sản Nam Hà Tĩnh
- Phạm vi thời gian: 2007 - 2009

3


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu
 Khái niệm xuất khẩu:
Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng và dịch vụ
cho nước ngoài.
Theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật thương mại Việt Nam 2005: Xuất khẩu
hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật.
Nói tóm lại, xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng cho nước ngoài trên cơ sở
hợp đồng kinh tế đã được ký kết giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh
nghiệp hoặc tổ chức nước ngoài, dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ
ở đây phải là ngoại tệ đối với một bên hoặc đối với cả hai bên.
Thơng thường có 2 hình thức xuất khẩu:
- Xuất khẩu trực tiếp: Là việc xuất khẩu các loại hàng hố dịch vụ do chính
doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng
nước ngồi thơng qua các tổ chức của mình.
- Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức xuất khẩu khi doanh nghiệp thông qua
dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản

phẩm của mình ra nước ngồi. Đây là hình thức phổ biến mà các doanh nghiệp sử
dụng khi mới tham gia vào thị trường quốc tế.
 Vai trò của xuất khẩu:
Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân:
- Xuất khẩu cho phép khai thác hiệu quả tiềm năng của của nền kinh tế trong
nước trên cơ sở lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của đất nước.

4


- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phụp vụ CNH-HĐH đất nước
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển và kích thích đổi mới trang thiết bị và cơng nghệ sản xuất
- Xuất khẩu có tác dụng tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và nâng
cao đời sống cho người dân
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:
Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước hết xuất khẩu trực
tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu
nguyên vật liệu, đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động.
Ngồi ra, việc đẩy mạnh hoạt đơng xuất khẩu cịn giúp doanh nghiệp mở rộng thị
trường, tìm hiểu và nắm bắt được phong tục tập quán kinh doanh của các bạn hàng
ở nước ngoài, là động lực để doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị
trường ra thế giới.
1.1.2 Nội dung của kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.
Trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp thường tiến hành theo trình tự
sau:


Nghiên cứu thị
trường

Lựa chọn thị
trường và đối tác

Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu và
tiếp tục quá trình kinh doanh

Chuẩn bị và ký kết
hợp đồng xuất khẩu

Thực hiện hợp đồng
xuất khẩu

Sơ đồ 1: Quy trình của hoạt động xuất khẩu

5


Giai đoạn 1: Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
- Mục tiêu nghiên cứu: Tìm ra triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể
hay một nhóm sản phẩm và trên cơ sở đó nâng cao kinh nghiệm cung ứng để thoả
mãn nhu cầu của khách hàng.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu thị trường thực chất là nghiên cứu vĩ mô. Đối tượng nghiên
cứu gồm tổng cầu, tổng cung hàng hố, giá cả thị trường và chính sách của chính
phủ về loại hàng hố đó.
+ Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua bán

loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hố và chính
sách mua bán của doanh nghiệp lớn.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tại bàn hoặc nghiên cứu tại hiện
trường.
Giai đoạn 2: Lựa chọn thị trường và thương nhân
Kết quả xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào khu vực thị trường và đối tác mà
doanh nghiệp lựa chọn để kinh doanh. Lựa chọn được khu vực thị trường thuận lợi,
doanh nghiệp sẽ có điều kiện để hoạt động có hiệu quả và phát triển thị trường, lựa
chọn các nhà xuất khẩu uy tín, tài chính vững mạnh, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo
thanh toán, đạt được mục tiêu an toàn trong kinh doanh.
Giai đoạn 3: Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu
Đàm phán là quá trình bàn bạc, thương lượng giữa người mua và người bán
nhằm đạt được những thoả thuận về nội dung của hợp đồng ngoại thương, để kết
thúc quá trình đàm phán người mua và người bán có thể đi đến ký kết hợp đồng.
Các phương thức đàm phán:
+ Đàm phán trực tiếp: Bằng thư từ, điện thoại, các loại điện tín, qua mạng
internet…
+ Đàm phán gián tiếp là đàm phán bằng cách gặp mặt trực tiếp.

6


Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Tuỳ vào tình huống kinh doanh, quan hệ đối tác và những điều kiện khác,
nhà xuất khẩu cần thực hiện tốt những điều khoản đã thống nhất trong hợp đồng.
Tuy nhiên có thể tóm tắt các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu như sau:

Chuẩn bị
điều kiện
pháp lý để

xuất khẩu

Thuê
phương
vận tải
Giao
hàng
cho
người
vận tải

Chuẩn bị
hàng hố để
xuất khẩu
Đơn đốc nhà
nhập khẩu
chuẩn bị
thanh tốn

Mua bảo
hiểm cho
hàng hố

Lập bộ
chứng
từ
thanh
tốn

Thanh

lý hợp
đồng

Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Giai đoạn 5: Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu và tiếp tục quá trình
kinh doanh
Sau từng thương vụ và sau thời gian hoạt động nhất định, doanh nghiệp phải
tiến hành đánh giá kết quả. Các chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá kết quả hoạt
động xuất khẩu là: sản lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu, tình hình thực hiện kế
hoạch xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu…
1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
1. Tiềm lực kinh tế quốc dân và các chính sách của nhà nước
- Tiềm lực kinh tế quốc dân:
Môi trường kinh tế của doanh nghiệp được xác định thông qua tiềm lực của
nền kinh tế quốc dân. Các nhân tố quan trọng nhất để đánh giá các tiềm lực này bao

7


gồm: Mức tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, mức độ lạm phát, mức độ
tiêu dùng, mức độ thất nghiệp, hệ thống thuế, các khoản nợ. Mỗi nhân tố này sẽ tác
động đến doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau.
- Tỷ giá hối đoái:
Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng tới giá tương
đối giữa hàng hoá sản xuất trong nước với hàng hoá trên thị trường quốc tế. Khi tỷ
giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hố nhập khẩu sẽ trở
nên rẻ hơn trong khi giá hàng hoá xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người
nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng sẻ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận
lợi cho nhập khẩu dẩn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá
đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất

khẩu ròng tăng lên.
- Thuế quan, quota:
Khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu trong nước tại thị trường xuất
khẩu cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế suất và quota. Thuế xuất khẩu có xu
thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Cịn
quota là hình thức hạn chế về số lượng xuất khẩu có tác động một mặt làm giảm số
đầu mối tham gia xuất khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội thuận lợi cho những
người xin được quota xuất khẩu
- Các chính sách khác của nhà nước:
Các chính sách khác của nhà nước như xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực
tiếp gia công xuất khẩu, đầu tư cho xuất khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách
tín dụng xuất khẩu, chính sách trợ cấp xuất khẩu cũng góp phần to lớn tác động tới
tình hình xuất khẩu của một quốc gia. Tuỳ theo mức độ can thiệp, tính chất và
phương pháp sử dụng các chính sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó
tới lĩnh vực xuất khẩu sẽ như thế nào. Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các chính
sách hỗ trợ mang tính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính

8


cũng là một trong những nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp.
2. Môi trường văn hố,chính trị, pháp luật của các nước nhập khẩu
Khách hàng là cá nhân, nhóm người, tổ chức có nhu cầu và khả năng thanh
toán về hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng và nhu cầu của khách
hàng quyết định quy mô và cơ cấu thị trường của doanh nghiệp.
Mỗi quốc gia có một nền văn hố, chính trị, pháp luật riêng. Theo đó hoạt
động sản xuất và tiêu dùng cũng có những đặc trưng nhất định chịu sự chi phối của
yếu tố này. Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế cần hiểu rõ mơi
trường văn hố, chính trị, pháp luật của các nước sở tại để có những ứng xữ phù

hợp.
3. Bản thân doanh nghiệp xuất khẩu
- Nhân tố con người:
Con người ln đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất
khẩu hàng hoá phải nhấn mạnh tới nhân tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo
và trực tiếp điều hành các hoạt động xuất khẩu. Ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện
ở hai chỉ tiêu: Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc
được biểu hiện bởi bầu khơng khí trong doanh nghiệp,tình đồn kết và ý chí phấn
đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên biểu hiện qua kỷ năng điều hành
công việc, các nghiệp vụ cụ thể và thông qua kết quả hoạt động. Để nâng cao vai trò
nhân tố con người, các doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công
nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ. Mặt khác phải quan tâm thích
đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn tinh thần.
- Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp:
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ
thống mạng lưới kinh doanh rộng lớn, với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý
là điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động như tạo nguồn hàng, vận

9


chuyển, làm đại lý xuất khẩu…một cách thuận tiện hơn do đó góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
- Khả năng cơ sở vật chất kỷ thuật của doanh nghiệp:
Cơ sở vật chất kỷ thuật của doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm các máy
móc, thiết bị chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm
thua mua hàng, đại lý, chi nhánh và trang thiết bị của nó cùng với vốn lưu động là
cơ sở cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu, vì vậy cũng góp phần quyết định tới
hiệu quả kinh doanh.
- Uy tín của doanh nghiệp:

Trong kinh doanh vấn đề uy tín được đặt lên hàng đầu, nhất là khi bn bán
với các khách hàng lớn hoặc khó tính. Doanh nghiệp cần phải tạo uy tín về các vấn
đề như: chất lượng sản phẩm và độ an toàn thực phẩm, giá cả cạnh tranh, thời gian
giao nhận hàng chính xác, phương thức giao dịch và phương thức thanh toán nhanh
gọn.
4. Các yếu tố khác
- Người cung ứng: Là tổ chức, doanh nghiệp cung cấp hàng hoá dịch vụ cần
thiết cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định rõ đặc điểm của từng nhà cung
ứng, lựa chọn đơn vị cung ứng tốt nhất về chất lượng, giá thấp và có uy tín giao
hàng.
- Đối thủ cạnh tranh: Là các tổ chức kinh doanh có mặt hàng giống hoặc các
mặt hàng có thể thay thế của doanh nghiệp.
- Trung gian thương mại: Là cá nhân, tổ chức giúp doanh nghiệp tuyên
truyền quảng cáo, phân phối hàng hoá và bán hàng tới tay người tiêu dùng.
- Công chúng: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi
trường gồm 6 loại cơng chúng trực tiếp là: giới tài chính, các cơ quan thông tin, các
cơ quan nhà nước, công chúng địa phương ở địa bàn doanh nghiệp hoạt động, quần
chúng đông đảo, công chúng nội bộ. Doanh nghiệp bỏ thời gian và chi phí để hướng

10


dẫn công chúng, thấu hiểu nhu cầu, ý kiến và kiên kết họ nhằm đạt được mục tiêu
đề ra.
1.1.4 Các chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích hoạt động xuất khẩu
Để so sánh, phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty CP XNK thuỷ sản
Nam Hà Tĩnh qua 3 năm 2007- 2009 tôi đã sử dụng một số chỉ tiêu sau:
- Tổng kim ngạch xuất khẩu: Là tổng giá trị hàng hố xuất khẩu tiêu thụ
được của cơng ty trong kỳ nghiên cứu.
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch xuất khẩu: Là chỉ tiêu tương đối được tính bằng

thương số giữa doanh thu xuất khẩu thực tế đạt được trong kỳ nghiên cứu với doanh
thu xuất khẩu kế hoạch.
- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Là chỉ tiêu tương đối được tính bằng giá trị
của từng mặt hàng xuất khẩu so với doanh thu xuất khẩu của toàn bộ các mặt hàng
hoặc so với từng nhóm hàng xuất khẩu.
- Thị trường xuất khẩu: Là chỉ tiêu cho thấy doanh nghiệp hợp tác buôn bán
với nước nào, với đối tượng nào và mang lại giá trị từ việc xuất khẩu đó là bao
nhiêu.
- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu xuất khẩu: Là chỉ tiêu hiệu quả, thể hiện mối
quan hệ giữa kim ngạch xuất khẩu với lợi nhuận từ việc xuất khẩu. Có nghĩa cứ
trong một đồng doanh thu xuất khẩu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận xuất khẩu.
- Tỷ suất lợi nhuận/chi phí xuất khẩu: Là chỉ tiêu hiệu quả, thể hiện mối quan
hệ giữa chi phí xuất khẩu với lợi nhuận xuất khẩu, nghĩa là cứ bỏ ra một đồng chi
phí cho xuất khẩu thì thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận/vốn: Là chỉ tiêu hiệu quả, thể hiện mối quan hệ giữa vốn
với lợi nhuận xuất khẩu, nghĩa là cứ bỏ ra một đồng vốn cho hoạt động kinh doanh
thì thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

11


1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Trong 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển nền kinh tế- xã hội
1991-2010, nơng nghiệp nước ta có những đóng góp quan trọng vào những thắng
lợi chung của sự nghiệp đổi mới, là nền tảng vững chắc cho sự ổn định để phát triển
của những năm tiếp theo, trong đó đặc biệt phải kể đến những thành tựu nổi bật về
xuất khẩu thuỷ sản. Với phương châm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, 10 năm qua
xuất khẩu thuỷ sản nước ta đã có những chuyển biến tích cực, cho đến nay các mặt
hàng thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng, cũng như tỷ trọng khá cao trong cơ

cấu xuất khẩu của Việt nam, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chiếm khoảng 7- 12%
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và là một trong những nguồn thu ngoại tệ
chủ yếu của nước. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta cịn đang ở trong giai đoạn
đầu của q trình CNH- HĐH giá trị xuất khẩu hàng hố cơng nghiệp cịn thấp thì
việc khơng ngừng tăng nhanh giá trị xuất khẩu thuỷ sản
có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ với hiện tại mà cả tương lai. Hiện nay, một số dịch
bệnh gia súc, gia cầm xảy ra cũng góp phần tăng sức tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản
trên thế giới.
Xuất khẩu thuỷ sản hiện nay có kim ngạch lớn thứ 2 trong các mặt hàng chỉ
sau xuất khẩu gạo, chiếm 7,44 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đem về
cho đất nước 57,1 tỷ USD. Hiện nay đã có 159 nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt
Nam, đứng đầu là EU, tiếp đến là Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, ASEAN… Hiện nay, một
số dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra cũng góp phần tăng sức tiêu thụ sản phẩm thuỷ
sản trên thế giới. Kể từ khi gia nhập thị trường thế giới, thuỷ sản Việt Nam đã có
những bước phát triển vượt bậc. Nếu như năm 1998 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
nước ta là 858 triệu USD thì năm 2004 tăng lên 2408,1 triệu USD, và ở thời điểm
hiện tại là 4251 triệu USD. Mặc dù chúng ta vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng của
nền kinh tế toàn cầu. Điều này chứng tỏ tiềm năng thuỷ sản của nước ta là rất lớn,

12


chúng ta cần phát huy và khai thác hợp lý để đưa ngành thuỷ sản phát triển mạnh
mẽ hơn.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam qua các năm
Tổng kim ngạch
Năm
1998
1999
2000

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Kim ngạch xuất khẩu

xuất khẩu

thuỷ sản

(Triệu USD)
9360,30
11541,40
14482,70
15029,20
16706,10
20149,30
26485,00
32447,10
39826,20
48561,40
62685,10
57100,00


(Triệu USD)
858,00
973,60
1478,50
1816,40
2021,70
2199,60
2408,10
2732,50
3358,00
3763,40
4510,10
4251,00
Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ lệ
(%)
9,17
8,44
10,21
12,09
12,10
10,92
9,09
8,42
8,43
7,75
7,19
7,44


1.2.2 Triển vọng thị trường cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu sang 159 thị trường trên thế giới đạt xấp
xỉ 57,1 tỷ USD. Nằm trong tốp 5 thị trường lớn nhất gồm có: Nhật Bản, Mỹ, Hàn
Quốc, Đức và Tây Ban Nha. Các thị trường chính vẫn được giữ vững và tiếp tục
tăng trưởng.
Nhu cầu về các loại hải sản của các loại thị trường vẫn ngày càng tăng
trưởng cao. Đứng đầu là nhu cầu về tôm đông lạnh. Năm 2009 là năm đáng ghi
nhận đối với ngành tôm Việt Nam, bởi kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng ngay cả trong
bối cảnh thế giới khủng hoảng nghiêm trọng. Việt Nam đã xuất khẩu tôm vào 82 thị
trường trong đó 10 thị trường chiếm hơn 80 % cả về khối lượng lẫn giá trị gồm
Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Canađa, Anh và Bỉ. Kim ngạch

13


xuất khẩu Tôm đạt 1692 triệu USD tăng 7,4 % về lượng và 0,73 % về giá trị so với
cùng kỳ năm 2008.
Bên cạnh mặt hàng chủ lực là tôm thì cá basa, cá tra cũng chiếm thị phần
đáng kể. Việt Nam đã xuất khẩu 553,8 tấn cá basa sang 131 thị trường trên thế giới,
đạt kim ngạch 1,228 tỷ USD. Mỹ, Tây Ban Nha, Đức vẫn là 3 thị trường nhập khẩu
lớn, chiếm tỷ trọng tương ứng 9,92 %; 9,2 %; 8,1 %.
Trình độ sản xuất và chế biến của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã
ngang tầm khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm
giá trị gia tăng, liên tục phát triển hàng mới. Phần lớn các doanh nghiệp quyết tâm
bảo vệ uy tín chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu, áp dụng các chương trình và tiêu
chuẩn VSATTP quốc tế đáp ứng yêu cầu cao của các thị trường Mỹ, EU, Nhật
Bản…
Bảng 2 : Các thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam năm 2009
Sản lượng


Giá trị

Tỷ lệ (GT)

( Tấn)

( USD)

(%)

EU

320.562

997.846.338

25,74

Nhật Bản
Mỹ
Hàn Quốc
ASEAN

104.472
113.523
91.493
91.029

692.653.724
652.339.351

277.785.873
188.188.312

17,87
16,83
7,17
4,85

Trung Quốc & Hồng Kông

49.428

172.270.798

4,44

Thị trường

Các thị trường khác
Tổng cộng

336.332
1.106.840

14

859.655.657
23,10
3.876.740.053
100

Nguồn: Vasep



×