Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tác động của CBTTXH trên BCTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 64 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
1.5. Cấu trúc của đề tài .................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ....4
2.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ........................................................... 4
2.1.1. Khái niệm...............................................................................................4
2.1.2. Các học thuyết được sử dụng trong nghiên cứu trách nhiệm xã hội .7
2.2. Hiệu quả tài chính doanh nghiệp .......................................................... 10
2.2.1. Khái niệm.............................................................................................10
2.2.2. Chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp ............................10
2.3. Mối quan hệ giữa CBTT TNXH và hiệu quả tài chính doanh nghiệp15
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TÀI CHÍNH
– NGÂN HÀNG .......................................................................................................17
3.1. Công bố thông tin TNXH trên BCTC của các doanh nghiệp tài chính
– ngân hàng ......................................................................................................... 17
3.1.1.

Chỉ số đánh giá việc CBTT TNXH trên BCTC...............................17

3.1.2.

Thực trạng việc CBTT TNXH trên BCTC của các doanh nghiệp tài



chính – ngân hàng ở Việt Nam.....................................................................18
3.2. Hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng ở Việt
Nam trong giai đoạn 2015-2017......................................................................... 23
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................27
4.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 27


4.1.1.

Thiết lập mô hình tổng quát ............................................................27

4.1.2.

Mô tả ý nghĩa các biến .....................................................................27

4.1.3.

Mô tả số liệu .....................................................................................29

4.1.4.

Các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................29

4.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 30
4.2.1.

Thống kê mô tả .................................................................................30

4.2.2.


Phân tích tương quan giữa các biến ...............................................31

4.2.3.

Kết quả tác động của chỉ số CBTT TNXH đến ROE .....................33

4.2.4.

Kết quả tác động của chỉ số CBTT TNXH đến ROA .....................34

4.3. Kiểm định mô hình và kết quả kiểm định ............................................ 36
4.3.1.

Hiện tượng phương sai sai số thay đổi ...........................................36

4.3.2.

Hiện tượng đa cộng tuyến ...............................................................36

4.3.3.

Hiện tượng tự tương quan ...............................................................37

4.4. Kết quả khắc phục khuyết tật của mô hình ......................................... 37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................41
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................... 41
5.2. Một số giải pháp và kiến nghị ................................................................ 42
5.2.1.


Giải pháp thúc đẩy CBTT TNXH tại các doanh nghiệp tài chính –

ngân hàng ở Việt Nam ..................................................................................42
5.2.2.

Kiến nghị cơ quan Nhà nước thúc đẩy CBTT TNXH tại các doanh

nghiệp tài chính – ngân hàng .......................................................................45
5.3. Một số hạn chế của nghiên cứu.............................................................. 48
5.4. Phương hướng nghiên cứu trong tương lai .......................................... 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................50
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ

Từ viết tắt
CBTT

Công bố thông tin
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản

ROA
(Return on Assets)
Tỷ số lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu
ROE
(Return on Equity)
Tỷ số lợi nhuận trên đầu tư
ROI

(Return on Investment)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
ROS
(Return on Sales)
TNXH

Trách nhiệm xã hội

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ số khác về khả năng sinh lời...................................................13
Bảng 3.1: Các chỉ mục thông tin TNXH ...................................................................19
Bảng 4.1: Mô tả các biến kiểm soát của mô hình hồi quy ........................................29
Bảng 4.2: Mô tả các biến của mô hình ......................................................................30
Bảng 4.3: Mối tương quan giữa các biến ..................................................................32
Bảng 4.4: Kết quả mô hình hồi quy OLS cho ROE ..................................................33
Bảng 4.5: Kết quả mô hình hồi quy OLS cho ROA .................................................35
Bảng 4.6: Kết quả khắc phục khuyết tật phương sai sai số thay đổi với ROE .........38
Bảng 4.7: Kết quả khắc phục khuyết tật phương sai sai số thay đổi với ROA .........39
Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ...................................................................40

ii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tình hình chỉ số CBTT TNXH về môi trường giai đoạn 2015-2017...20
Biểu đồ 3.2: Tình hình chỉ số CBTT TNXH về xã hội giai đoạn 2015-2017 ...........21
Biểu đồ 3.3: Tình hình chỉ số ROE giai đoạn 2015-2017 .........................................24

Biểu đồ 3.4: Tình hình chỉ số ROA giai đoạn 2015-2017 ........................................25

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình kim tự tháp TNXH của Carroll.....................................................5

iii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH) đã trở thành một phần không thể
thiếu trong kế hoạch chiến lược cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới, không chỉ
bởi những lợi ích xã hội mà nó đem lại, mà còn bởi những giá trị tốt đẹp khác mà
TNXH tạo ra cho chính các doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra
rằng, chiến lược TNXH không chỉ giúp cải thiện hình ảnh doanh nghiệp mà nó còn
giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư thuận lợi hơn, tăng năng suất lao
động, doanh thu bán hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu, thu hút nhiều lao động
giỏi. Tại Việt Nam, hoạt động TNXH càng trở nên cần thiết và quan trọng sau hàng
loạt vụ việc đáng báo động về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và
xã hội như công ty Vedan hủy hoại môi trường sông Thị Vải (năm 2008), nhà máy
nhiệt điện Vĩnh Tân 2 phát tán bụi nghiêm trọng ra môi trường (2015), hay vụ
Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm biển khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực
miền Trung (2016),… Từ một vài cái tên đi đầu trong việc thực hiện TNXH như
HSBC Việt Nam, Honda Việt Nam, Intel Products Việt Nam, FPT, Vinamilk,…
(theo Forbes Việt Nam), cho đến nay đã có rất nhiều các doanh nghiệp Việt đều
thực hiện TNXH như là một hoạt động thiết yếu trong chiến lược của mình.
Từ chiến lược đến thực hiện, với mong muốn đánh bóng tên tuổi, truyền bá hình
ảnh tới các đối tác và các bên liên quan, các doanh nghiệp có xu hướng ngày càng
tăng nhu cầu công bố thông tin (CBTT) hoạt động TNXH về các hoạt động bảo vệ
môi trường, quyền lợi người lao động, chất lượng sản phẩm, phát triển cộng đồng,...

của họ. Theo nghiên cứu của KPMG năm 2013, CBTT TNXH đã trở thành xu thế
hiện đại của các doanh nghiệp trên toàn cầu, với sự gia tăng mạnh trong những năm
gần đây với kết quả khảo sát 4.100 doanh nghiệp, cho thấy hơn 70% trong số đó
đưa thông tin về TNXH vào báo cáo hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên các nghiên
cứu thực nghiệm về mức độ CBTT TNXH nói chung tác động đến hiệu quả tài
chính đã được thực hiện ở nhiều khía cạnh nhau khác nhau bởi nhiều nhà chuyên
gia lại chỉ ra các kết quả không đồng nhất. Đa số các nghiên cứu cho kết quả CBTT
TNXH có tác động tích cực tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, một số cho kết

1


quả tiêu cực và trong một số trường hợp, thì không có ý nghĩa thống kê để kết luận
về mối quan hệ này.
Do vậy, để kiểm chứng về mối quan hệ giữa việc CBTT TNXH với hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp, bài viết với đề tài “Tác động của việc công bố thông tin
trách nhiệm xã hội tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp tài chính – ngân
hàng ở Việt Nam” đưa ra các khái niệm liên quan đến chủ đề thảo luận, phân tích
tình hình thực tế việc CBTT TNXH, đồng thời tiến hành đo lường sự tác động của
CBTT tới hiệu quả tài chính và đề xuất một số giải pháp kiến nghị cho các doanh
nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trước hết, trên cơ sở của lý luận về trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, đề
tài nghiên cứu chỉ ra những học thuyết thường được sử dụng trong nghiên cứu về
TNXH, mối quan hệ tác động giữa việc CBTT TNXH và hiệu quả tài chính doanh
nghiệp, các chỉ số để đánh giá việc CBTT TXNH cũng như chỉ số đánh giá hiệu quả
tài chính.
Thứ hai, thông qua mô hình đánh giá, nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng thực
tế việc CBTT TNXH tác động như thế nào đến các chỉ số hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp tài chính – ngân hàng trên thị trường Việt Nam.

Cuối cùng, đề xuất một số kiến nghị để giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong
lĩnh vực tài chính – ngân hàng đạt được hiệu quả tốt hơn trong việc CBTT TNXH.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là việc công bố thông tin trách nhiệm xã
hội và ảnh hưởng của việc CBTT TNXH tới hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp tài chính – ngân hàng tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là 30 doanh nghiệp
thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng ở Việt Nam.
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu thu thập được
trong vòng ba năm từ năm 2015-2017.

2


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định lượng được sử dụng trong khóa luận để thực hiện nghiên cứu.
Đầu tiên, việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội sẽ được điểm số hóa theo tiêu
chuẩn riêng, sau đó, giá trị này được đưa vào một mô hình mới để xem xét sự ảnh
hưởng của nó đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cùng với một số biến
kiểm soát như quy mô doanh mô, tuổi đời của doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kiểu dữ liệu bảng (panel data), dùng mô
hình hồi quy bình phương thông thường nhỏ nhất (Ordinary Least Squares – OLS)
để phân tích. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp
như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích – đánh giá,… để rút ra
kết luận và đề xuất giải pháp.
1.5. Cấu trúc của đề tài
Đề tài nghiên cứu được kết cấu theo 5 chương như sau:
• Chương 1: Giới thiệu chung
• Chương 2: Tổng quan lý thuyết về công bố thông tin trách nhiệm xã hội và

hiệu quả tài chính doanh nghiệp
• Chương 3: Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính của các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng
• Chương 4: Mô hình và kết quả nghiên cứu
• Chương 5: Kết luận và một số kiến nghị

3


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÔNG BỐ
THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
2.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1.

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (tên tiếng Anh: Corporate Social
Responsibility) có một lịch sử phát triển lâu dài song hành cùng với sự phát triển
của các doanh nghiệp và sự nảy sinh các nhu cầu mới trong xã hội, và do đó có
nhiều cách kết luận khác nhau về khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities
of the Businessment) công bố năm 1953, H.R.Bowen, một trong những người đóng
góp sớm nhất về khái niệm TNXH trong các tài liệu học thuật, chỉ ra rằng TNXH
hàm chứa mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại
đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn
những thiệt hại do các doanh nghiệp gây ra cho xã hội. Gần mười năm sau, thuật
ngữ TNXH xuất hiện trong sách “Chủ nghĩa tư bản và sự tự do” (Capitalism and
Freedom) của nhà kinh tế học Milton Friedman với quan điểm của tác giả: “Có một

và chỉ một trách nhiệm của doanh nghiệp, đó là sử dụng nguồn tài nguyên và tham
gia hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong khuôn khổ luật chơi của thị trường
và không bao gồm các hành động dẫn đến sự hiểu lầm và gian lận”.
Đến năm 1979, Archie. B Carroll đưa ra một góc nhìn khác về TNXH, nó bao
gồm sự mong đợi của xã hội đối với các tổ chức về các vấn đề kinh tế, pháp luật,
đạo đức và lòng từ thiện tại một thời điểm nhất định nào đó. Năm 1991, sau một
thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, Carroll đã mô hình hóa khái niệm TNXH với góc
nhìn toàn diện hơn và được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên toàn thế giới. Theo đó,
TNXH đối với xã hội của doanh nghiệp được chia thành bốn nhóm: trách nhiệm
kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện.

4


Hình 2.1. Mô hình kim tự tháp TNXH của Carroll
(Nguồn: Archie B. Carroll, The Pyramid of Corporate Social Responsibility, 1991)
Tuy nhiên Woodward Clyde (1999) lại không đồng tình với Carroll khi cho
rằng trách nhiệm pháp lý mới là vấn đề cốt yếu của TNXH, bởi theo Wood, TNXH
là một hợp đồng giữa xã hội và doanh nghiệp, trong đó xã hội cấp giấy phép hoạt
động cho doanh nghiệp và đổi lại doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng một số nghĩa vụ
nhất định và có cách hành xử phù hợp.
Bước sang thế kỷ 21, TNXH cùng với đà phát triển của thế giới cũng có những
thay đổi và được nhận định lại. Theo nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân
hàng thế giới thì đó là “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển
kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của
người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội.
Còn Ủy ban thương mại thế giới về Phát triển bền vững (World Business
Council for Sustainable Development) thì xây dựng khái niệm hiểu TNXH cũng với
ý nghĩa cam kết của doanh nghiệp với sự phát triển bền vững của xã hội nhưng
thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đằng giới, an toàn

lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên,
5


phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm,… theo cách có lợi nhất cho cả
doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội.
Tại Việt Nam, theo Tiêu chuẩn quốc gia ISO 26000:2013 “Hướng dẫn về trách
nhiệm xã hội”, TNXH được giải nghĩa là trách nhiệm của tổ chức đối với những sự
thay đổi của xã hội, kinh tế hoặc môi trường do quyết định và hoạt động của tổ chức
đem lại, thông qua sự minh bạch và hành vi đạo đức, nhằm: “đóng góp sự phát triển
bền vững, bao gồm cả sự lành mạnh và thịnh vượng của xã hội; tính đến những
mong muốn của các bên liên quan; phù hợp với luật pháp, nhất quán với chuẩn mực
quốc tế; và tích hợp trong toàn bộ tổ chức và thực thi trong các mối quan hệ của tổ
chức”.
Nhìn chung, trách nhiệm xã hội là một thuật ngữ hàm chứa nhiều tầng lớp nghĩa
và đa dạng khía cạnh tiếp cận, trải qua nhiều thời kỳ thì quan điểm về TNXH cũng
có những nét riêng biệt rõ rệt. Các nghiên cứu trước đây về TNXH chủ yếu tập
trung vào những hoạt động bác ái từ thiện, cho đến từ hơn một thế kỷ trước những
vấn đề về thực hành lao động và hoạt động công bằng mới được chú ý đến, và theo
thời gian đến ngày nay, các vấn đề khác như quyền con người, môi trường, bảo vệ
người tiêu dùng, chống gian lận hay tham nhũng mới được bổ sung và nhận được sự
quan tâm. Tại nghiên cứu này, định nghĩa về TNXH theo Tiêu chuẩn quốc gia ISO
26000:2013 sẽ được sử dụng do không chỉ bao hàm được gần như đầy đủ các khía
cạnh của TNXH được đề cập trong các tài liệu công bố trước đây, mà còn được xây
dựng phù hợp với điều kiện, môi trường xã hội, kinh tế tại Việt Nam.
2.1.1.2.

Công bố thông tin trách nhiệm xã hội

Công bố thông tin bao gồm các báo cáo bắt buộc và tự nguyện. Báo cáo bắt

buộc tiết lộ thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc quy tắc thực hành (Gray,
Javad, Power & Sinclair, 2001), chẳng hạn như các báo cáo tài chính: bảng cân đối
kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,... Ngược lại, báo cáo tự nguyện không được
quy định, nhưng thông qua đó, các thông tin hữu ích cho quá trình ra quyết định của
các bên liên quan được tiết lộ và trình bày (Dawkins và Frass, 2008).
Công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CBTT TNXH) là một hình thức báo cáo
tự nguyện, trong đó khác biệt đáng kể với công bố tài chính và hoạt động. Như Gray

6


et al. (1996) đã định nghĩa, CBTT TNXH là quy trình tiết lộ và truyền đạt ra bên
ngoài những chương trình, hoạt động kinh doanh của tổ chức có ảnh hưởng đến môi
trường, xã hội và các cá thể, các nhóm lợi ích cụ thể trong xã hội nói riêng và tổng
thể xã hội nói chung. Các doanh nghiệp có thể truyền tải mức độ quan tâm của
doanh nghiệp tới môi trường, xã hội và con người thông qua thông tin về TNXH
được công bố dưới nhiều hình thức như: báo cáo thường niên, quảng cáo, báo cáo
hoạt động TNXH của doanh nghiệp, báo cáo môi trường, báo cáo phát triển cộng
đồng,... thông qua các phương tiện truyền thông và trang web của công ty.
Có thể nói, công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CBTT TNXH) là một công cụ
mà các bên liên quan sử dụng để đánh giá hiệu quả xã hội của công ty. Trong những
năm qua, sau nhiều vụ bê bối lớn của một bộ phận doanh nghiệp gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống xã hội, môi trường và con người, TNXH đã trở thành
một vấn đề ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý từ các chủ thể tham gia
vào nền kinh tế. Mặc dù có một số luồng ý kiến cho rằng việc thực hiện TNXH
cũng như CBTT TNXH sẽ làm gia tăng chi phí phải gánh chịu của doanh nghiệp
(Friedman, 1970), nhưng nhiều công ty giao dịch công khai vẫn đang tự nguyện tiết
lộ thông tin liên quan về quản trị, thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội (Marino
1995; Stanton và Stanton 2002), bởi nó giữ vai trò như một công cụ giúp làm tăng
tính minh bạch và uy tín của một tổ chức đối với xã hội.

2.1.2. Các học thuyết được sử dụng trong nghiên cứu trách nhiệm xã hội
2.1.2.1.

Thuyết hợp pháp hóa

Thuyết thứ nhất được sử dụng trong nghiên cứu TNXH là thuyết hợp pháp hóa
(Legitimacy theory). Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có học thuyết nào được chấp
nhận chung để giải thích về các hoạt động CBTT TNXH, nhưng “có lẽ thuyết hợp
pháp hóa là lý thuyết được sử dụng rộng rãi nhất để giải thích việc tiết lộ thông tin
môi trường và xã hội” (Campell, Craven và Shrives, 2003).
Lý thuyết hợp pháp hóa đặt ra vấn đề rằng các doanh nghiệp cần liên tục tìm ra
các biện pháp nhằm đảm bảo hoạt động của họ nằm trong phạm vi và quy chuẩn của
xã hội. Lý thuyết này có được dựa trên một quan niệm rằng có một “hợp đồng xã
hội” giữa công ty và xã hội. Theo Shocker và Sethi (1973), “hợp đồng xã hội” là
một hợp đồng mà theo đó bất kỳ một tổ chức xã hội, kinh doanh nào cũng đều hoạt
7


động thông qua hợp đồng đó, sự tồn tại và phát triển của các tổ chức dựa trên: (1)
việc tạo ra các kết quả được xã hội mong đợi và (2) sự phân phối các lợi ích kinh tế,
xã hội hoặc chính trị. Hợp đồng xã hội chỉ ra những kỳ vọng, yêu cầu của xã hội
một cách hoặc ngầm định, hoặc rõ ràng lên doanh nghiệp để thực thi hoạt động của
nó. Trong khi, những kỳ vọng rõ ràng được thể hiện trong hệ thống pháp luật, thì
những kỳ vọng ngầm lại không được quy định hóa. Hơn nữa với sự phát triển của
xã hội theo thời gian thì những kỳ vọng lên doanh nghiệp cũng theo đó có những sự
khác biệt, hay nói cách khác là các điều khoản trong “hợp đồng” cũng được sửa đổi,
điều này đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải nhanh nhạy phản ứng kịp thời với môi
trường. Sự sống còn của tổ chức sẽ có thể bị đe dọa nếu vi phạm “hợp đồng” hoặc
không đáp ứng được những kỳ vọng của xã hội. Một khi xã hội không hài lòng với
cách tổ chức đang vận hành, bản thân xã hội sẽ có những ‘hình phạt’ dành cho

doanh nghiệp như thắt chặt nguồn cung lao động, hạn chế cung cấp các nguồn lực
đầu vào để hoạt động, làm giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, hoặc nặng
nhất có thể là “chấm dứt hợp đồng” và doanh nghiệp sẽ bị buộc phải ra khỏi thị
trường kinh tế. Rõ ràng, doanh nghiệp tồn tại và phát triển khi và chỉ khi quá trình
hoạt động của nó phù hợp với những chuẩn mực, kỳ vọng mà xã hội đề ra, điều này
được coi là hợp pháp hóa.
Tuy nhiên không dừng lại ở đó, hợp pháp hóa của một doanh nghiệp chưa chắc
đã không bị đe dọa, ngay cả khi doanh nghiệp vận hành theo đúng hướng được
mong đợi của xã hội, trừ khi doanh nghiệp công bố ra bên ngoài các thông tin về
việc vận hành đúng hướng của mình. Có rất nhiều các kênh thông tin cho doanh
nghiệp tận dụng trong việc công bố thông tin như báo cáo thường niên, báo cáo phát
triển bền vững hoặc qua quảng cáo, mạng internet. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận
thấy rằng, những công bố này có thể là “có thực” hoặc cũng có thể chỉ là “giả tạo”.
2.1.2.2.

Thuyết các bên liên quan

Bên cạnh thuyết hợp pháp hóa, thuyết thứ hai được sử dụng trong nghiên cứu
TNXH cũng như để giải thích cho hiện tượng tự nguyện CBTT TNXH của doanh
nghiệp là thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory). Tìm hiểu về thuyết này,
trước hết cần làm rõ các bên liên quan (Stakeholder) là gì và là ai. Trên báo cáo của
Viện nghiên cứu Stanford (Stanford Research Institute) năm 1963, thuật ngữ này đã
8


lần đầu tiên được đề cập, theo đó các tổ chức nếu không có được sự hỗ trợ từ nhóm
này thì có thể sẽ phải ngưng tồn tại. Đến năm 2004, Freeman đưa ra định nghĩa các
bên liên quan như là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào mà gây ảnh hưởng đến hoặc bị ảnh
hưởng bởi sự đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Đó có thể nội bộ doanh
nghiệp (người lao động, hội đồng quản trị, ban quản lý,…), đối tác (cổ đông, khách

hàng, nhà cung cấp, chủ nợ…) và các tổ chức, cá nhân bên ngoài khác (Chính phủ,
các hiệp hội, cộng đồng,...). Đều xuất phát từ thuyết các bên liên quan, nhưng có hai
quan điểm khác nhau: Thuyết các bên liên quan chuẩn mực (ethical stakeholders) và
các bên liên quan quyền lực (powerful stakeholders).
Theo thuyết các bên liên quan chuẩn mực, toàn bộ các bên liên quan đều được
đối xử công bằng, doanh nghiệp đóng vai trò như là một đơn vị đứng giữa điều hòa
lợi ích các bên. Một khi xảy ra xung đột về lợi ích giữa các bên, thì nhà quản trị
doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra giải pháp tối ưu nhất để cân bằng các lợi ích
kinh tế đó. Mặt khác, thuyết các bên liên quan quyền lực thì cho rằng, nhà quản trị
doanh nghiệp có chủ ý quan tâm đến kỳ vọng của các đối tượng liên quan có quyền
lực. Trong thuyết này, nhà quản trị doanh nghiệp phân loại các bên liên quan căn cứ
theo mức độ ảnh hưởng của họ đến sự thành công của doanh nghiệp như khả năng
ảnh hưởng đến sự kiểm soát toàn bộ nguồn lực (nguồn nhân lực, nguồn tài
chính,…) cần thiết cho sự tồn tại và phát triển. Mức độ ảnh hưởng càng cao, hay
quyền lực càng lớn thì nhà quản trị doanh nghiệp càng phải nhận thức rõ các yêu
cầu của bên liên quan để thực hiện, góp phần đạt được mục tiêu của tổ chức. Kỳ
vọng của các bên liên quan cũng được coi là một trong những kỳ vọng của xã hội,
nó không ở trạng thái tĩnh vĩnh viễn mà cũng thay đổi theo thời gian, do vậy doanh
nghiệp phải thường xuyên điều chỉnh hoạt động và công bố thông tin cho phù hợp
với kỳ vọng đó.
Dù là theo thuyết các bên liên quan chuẩn mực hay thuyết các bên liên quan
quyền lực, thì thuyết các bên liên quan nói chung vẫn đòi hỏi những thông tin do
doanh nghiệp công bố, gồm thông tin tài chính và không loại trừ thông tin môi
trường, xã hội. Những thông tin này được coi là những căn cứ quan trọng để các
bên liên quan đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định
đúng đắn, đồng ý hay không chấp thuận với hoạt động của doanh nghiệp.

9



2.2.

Hiệu quả tài chính doanh nghiệp

2.2.1. Khái niệm
Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là một biện pháp đo lường hoạt động kinh tế
của doanh nghiệp, phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được
và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Hay hiểu theo
cách khác, hiệu quả tài chính thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu
được so với các biến số đầu vào được sử dụng để tạo ra kết quả đầu ra đó. Ở đây, sự
khác nhau giữa hiệu quả và kết quả cần được phân biệt rõ ràng, trong khi kết quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp chỉ cho thấy doanh nghiệp đã
đạt được những gì sau một quá trình hoạt động nhất định (chẳng hạn như chất lượng
sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,…), thì hiệu quả tài chính lại được đánh
giá thông qua cả hai tiêu chí nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra.
Nói về hiệu quả tài chính doanh nghiệp, hiện tại có hai luồng ý kiến khác nhau
từ các nhà nghiên cứu. Đối với ý kiến thứ nhất, hiệu quả tài chính là hiệu quả của
việc huy động vốn, còn hiệu quả quản lý và sử dụng vốn chính là hiệu quả kinh
doanh. Trong khi đó, luồng quan điểm thứ hai lại đưa ra ý kiến cho rằng hiệu quả tài
chính là hiệu quả của cả việc huy động, quản lý và sử dụng vốn trong quá trình kinh
doanh. Với quan điểm này, các chỉ tiêu để đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp
được chia ra thành hai nhóm: Các hệ số về khả năng sinh lời (ROA – lợi nhuận trên
tổng tài sản; ROE – lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, ROI – lợi nhuận trên vốn đầu tư,
ROS – lợi nhuận trên doanh thu,…); và các hệ số giá trị thị trường (điển hình là
Marris – tỷ lệ giá thị trường so với giá trị sổ sách và Tobin’s Q). Thông qua các chỉ
tiêu đo lường, có thể thấy lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở
hữu,… là các nhân tố ảnh hưởng đến việc đánh giá xem hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp như thế nào.
2.2.2. Chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Trước hết, việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả tài chính

doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài
chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhất trong các nghiên
cứu có thể chia thành hai loại chính: i) Các hệ số giá trị kế toán, còn gọi là các hệ số

10


về khả năng sinh lời; ii) Các hệ số giá trị thị trường, còn gọi là các hệ số về tăng
trưởng tài sản.
2.2.2.1.

Các hệ số về khả năng sinh lời

❖ Tỷ số lợi nhuận trên tài sản – ROA
ROA (Return on Assets – tỷ số lợi nhuận trên tài sản) là chỉ số thể hiện mối
quan hệ tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó.
ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Tài
sản của một công ty được hình thành từ hai nguồn là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả
hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả
của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao
thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Đây
là một chỉ số đo lường được sử dụng rộng rãi và nó tính toán hiệu quả tốt hơn các
công cụ khác.
Đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây lựa chọn ROA như là một phương tiện
đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp để tìm ra mối liên hệ giữa ROA và việc
CBTT TNXH, như các nghiên cứu của Aupperle et a. (1985), Peter và Mullen
(2009), Salam (2009), Ehsan và Kaleem (2012),…
Chỉ số ROA được tính dựa trên cơ sở của Lợi nhuận sau thuế và tổng trung bình
tài sản của doanh nghiệp:
ROA = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản) * 100%



Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE
Thông qua tính toán tỷ số ROE (Return on Equity – tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu), ta thấy được một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, càng được duy trì
trong nhiều năm thì càng tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, các nhà quản trị
càng có lợi trong việc đi huy động vốn trên thị trường tài chính để hỗ trợ đầu tư vào
các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Mặc khác, nếu chỉ tiêu này ở mức thấp,
doanh nghiệp sẽ khó khăn khi cần thu hút vốn đầu tư.
ROE được tính theo công thức:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) * 100%

11


Đây là một chỉ số thường được tính cùng với chỉ số ROA để cho ra kết quả đòn
bẩy tài chính (Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA = Tài sản/Vốn chủ sở hữu). Đòn bẩy
tài chính giữ ở mức hợp lý hoặc ít thì phản ánh doanh nghiệp đang phát triển tốt. Do
đó các doanh nghiệp để cải thiện hiệu quả tài chính của mình, thì không chỉ chú ý
đến chỉ số ROA mà còn quan tâm đến cả kết quả ROE.
Tuy nhiên, tùy vào từng ngành có bản chất hoạt động khác nhau thì quy chuẩn
đánh giá hai chỉ tiêu này cũng khác nhau. Chẳng hạn, bản chất các ngân hàng là lấy
tiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tư cho hoạt động kinh doanh khác, do
đó mức chênh lệch giữa chỉ số ROA và ROE thường cao.


Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu – ROS
Chỉ số ROS (Return on Sales – tỷ số lợi nhuận trên doanh thu) cho biết một


đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, cho thấy mối quan hệ mật thiết
giữa lợi nhuận và doanh thu. Doanh thu thuần, lợi nhuận ròng càng lớn thì doanh
nghiệp càng có vai trò và vị thế cao trên thị trường.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ở 1 kỳ nhất định (tháng, quý, năm) được
tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ đó. Đơn
vị tính là %.
ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu * 100%
+ Khi ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn.
+ Khi ROS < 0: Công ty đang bị lỗ.
Ngoài ra, ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá
công ty thì nên đánh giá dựa trên mặt bằng trung bình ngành, nếu ROS > ROS trung
bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành.
❖ Tỷ số lợi nhuận trên đầu tư – ROI
Chỉ số ROI (Return on Investment) là tỷ số lợi nhuận trên đầu tư, hay còn gọi là
tỷ suất hoàn vốn trong hoạt động kinh doanh, có thể hiểu là tỷ lệ % lợi nhuận thu
được so với khoản chi phí đã đầu tư.
ROI = Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn đầu tư *100%
Việc sử dụng ROI để đo lường khả năng hoàn vốn đầu tư cũng sẽ giúp ban quản
trị nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình thực hiện dự toán về vốn đầu tư của

12


tổ chức. Bởi vì các cổ đông (chủ doanh nghiệp) cũng sẽ dựa vào ROI để đánh giá
thành quả quản lý của ban quản trị, thông qua việc ROI thực tế có đạt được mục tiêu
kế hoạch hay không. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI đã được các nhà phân tích tin dùng
nhiều năm qua., tỷ lệ % ROI càng cao thì lợi nhuận sẽ càng cao.
Ngoài bốn chỉ số vừa nêu, nhóm hệ số lợi nhuận còn có nhiều chỉ số khác để
đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, được tổng hợp sơ bộ ở bảng 2.1 dưới

đây:
Bảng 2.1: Một số chỉ số khác về khả năng sinh lời
Tên chỉ số
Vòng quay tổng tài
sản - TATO

Công thức

Cho biết một đồng tài sản
TATO =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Cho biết một đồng tài sản cố
FATO =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

FATO
Hiệu suất =

trên vòng quay vốn

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

Tỷ suất lợi nhuận
gộp


định đem lại bao nhiêu đồng
doanh thu

Hiệu suất sử dụng
lưu động

đem lại bao nhiêu đồng
doanh thu

Hiệu suất sử dụng
tài sản cố định -

Ghi chú

𝑇𝑆 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Tỷ suất lợi nhuận gộp =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔ộ𝑝
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

Cho biết cứ mỗi đồng doanh
Tỷ suất lợi nhuận
ròng - PM

PM =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

thu thì tạo ra được bao nhiêu


𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

đồng lợi nhuận dành cho cổ
đông

Khả năng sinh lời
cơ bản - BEP

BEP =

𝐸𝐵𝐼𝑇

Phản ánh khả năng sinh lợi

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

trước thuế và lãi của công ty

13


Tỷ số lợi nhuận

Tỷ số lợi nhuận tích lũy =

tích lũy

Tỷ số tăng trưởng
bền vững


Đánh giá mức độ sử dụng lợi

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑙ũ𝑦

nhuận sau thuế để tích lũy

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

cho mục đích tái đầu tư
Đánh giá khả năng tăng

Tỷ số =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑙ũ𝑦
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

trưởng của vốn chủ sở hữu
thông qua tích lũy lợi nhuận.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

2.2.2.2.

Các hệ số về giá trị thị trường

Đối với nhóm hệ số thị trường, hai hệ số Marris và Tobin’s Q là hai công cụ khá
thông dụng để đánh giá về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

Marris =

Tobin’s Q


=

𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑉𝐶𝑆𝐻
𝐺𝑖á 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑉𝐶𝑆𝐻

𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑉𝐶𝑆𝐻+𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
𝐺𝑖á 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Với công thức tính này, hai hệ số Marris và Tobin’s Q phản ánh trực tiếp mức
độ tăng trưởng giá trị vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn doanh nghiệp, do đó có thể
được sử dụng để đo lường đánh giá hiệu quả vốn sở hữu Nhà nước; đồng thời phản
ánh được hiệu quả tương lai của công ty thông qua đánh giá của thị trường về tiềm
năng của doanh nghiệp trong tương lai.
Trong các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp kể trên, bốn chỉ số
ROE, ROA, Marris và Tobin’s Q được coi là các chỉ số thiết yếu nhất (Nguyễn Thị
Bích Thủy và Nguyễn Thị Hạnh Duyên, 2016), đại diện cho hai nhóm hệ số về khả
năng sinh lời và hệ số về giá trị thị trường. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử
dụng hai hệ số ROE và ROA vì đây là các chỉ báo hiệu quả phản ánh giá trị lợi
nhuận mà doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua. Điều này phù hợp
mới mục đích xem xét về tác động của việc CBTT TNXH đã thực hiện đến hiệu quả
tài chính đã đạt được của các doanh nghiệp trong đề tài nghiên cứu.

14


2.3.

Mối quan hệ giữa CBTT TNXH và hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Mối quan hệ ảnh hưởng của TNXH đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp từ lâu


đã nhận được nhiều sự quan tâm và được nghiên cứu thực nghiệm dưới nhiều góc
nhìn, quan điểm và bối cảnh khác nhau trên khắp thế giới. Các kết quả nghiên cứu
cho ra cũng khá đa dạng và không đồng nhất, có kết quả chỉ ra rằng CBTT TNXH
tác động tích cực đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng có những
kết luận về tác động tiêu cực, thậm chí cũng có những nhà nghiên cứu tổng kết rằng
không có mối quan hệ rõ ràng nào giữa hai đối tượng này.
Waddock và Grave (1997) đã tiến hành nghiên cứu trên cơ sở thực hiện TNXH
liên quan đến cam kết cộng đồng, sản phẩm, người lao động, đối xử với phụ nữ và
dân tộc thiểu số, môi trường, năng lượng hạt nhân, quân sự, và đưa ra kết luận về
mối quan hệ tích cực hai chiều giữa CBTT TNXH và kết quả chỉ số ROA, ROE,
ROS. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Simpson và Kobers (2002) lấy phạm vi nghiên
cứu và các công ty tài chính ở Mỹ giai đoạn 1993-1994, đã chỉ ra rằng các ngân
hàng có mức độ thực hiện TNXH cao thì chỉ số ROA cao hơn cũng như tỷ lệ nợ xấu
thấp hơn các ngân hàng với việc thực hiện TNXH ở mức thấp. Ngoài ra cũng có
khá nhiều nghiên cứu khác cho ra kết quả tích cực tương tự như nghiên cứu của
Klassen và McLaughlin (1996), Preston và O’Bannon (1997), Orlitzky et al. (2003),
Bird et at. (2007), Brammer và Milington (2008), Lee và Park (2009), Wu và Shen
(2013),… Nhìn chung, theo quan điểm của các nghiên cứu này, khi công ty ra quyết
định và thực hiện các hoạt động theo lợi ích của cổ đông thì cần quan tâm đến các
đối tượng khác như khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và cộng đồng. Thông qua
hoạt động TNXH, các công ty sẽ có thể nâng cao uy tín cũng như giá trị của mình,
từ đó đạt được kết quả hoạt động tốt hơn.
Ngược lại với các nghiên cứu trên, nhóm các nhà nghiên cứu dựa vào quan điểm
của Friedman (1970) lại tổng kết rằng tồn tại mối quan hệ tiêu cực ngược chiều giữa
hoạt động TNXH và hiệu quả tài chính doanh nghiệp thông qua sự thay đổi giá cổ
phiếu (Vance, 1997), lợi nhuận giữ lại (Wright và Ferris, 1997), dự báo lợi tức/cổ
phiếu (Cordeiro và Sarkis, 1997) và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (Dkhili và Ansi,
2012). Theo đó, các công ty thay vì sử dụng tối đa các nguồn lực khan hiếm để thực


15


hiện TNXH khiến hiệu quả tài chính bị ảnh hưởng xấu, thì các công ty chỉ nên thực
hiện TNXH trong khả năng của mình để có thể tối ưu hóa lợi nhuận. Đồng tình với
quan điểm này, Pomering và Dolnicar (2009), Inoue và Lee (2011), Mustafa et al.
(2012), Rhou et at (2016) trong các nghiên cứu của mình cũng chỉ thấy rõ tầm quan
trọng của việc truyền thông thông tin TNXH đến các bên liên quan.
Ngoài hai nhóm quan điểm trái ngược nhau đề cập ở trên, xuất hiện một nhóm
thứ ba với tổng kết rằng không có mối liên hệ cụ thể rõ ràng giữa hoạt động TNXH
với hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Soana (2001) về lĩnh
vực ngân hàng, nhà nghiên cứu đã mô tả tỷ lệ đạo đức toàn cầu hầu như không có
liên hệ đáng kể nào với các chỉ số lợi nhuận sau thuế trên tài sản trung bình
(ROAA), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu trung bình (ROAE), tỷ lệ chi phí
trên thu nhập, giá trị trên sổ sách và giá trị trên thị trường. Aupperle (1985),
Alexander (1978), Abbott và Monsen (1979), Taoh et at. (1999) tiến hành nghiên
cứu trên các lĩnh vực khác cũng chỉ ra mối quan hệ tương tự, do có quá nhiều nhân
tố tác động lên hiệu quả tài chính công ty. Theo một nghiên cứu khác của Johnson
(2003), mặc dù nếu không có TNXH hay thực hiện trái với đạo đức TNXH thì có
thể gây bất lợi cho hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng ngược lại việc có ý thức
thực hiện TNXH cũng chỉ giúp tạo ra các giá trị lợi thế phi tài chính.
Tại Việt Nam, số lượng các nghiên cứu thực hiện về TNXH trong thời gian qua
cũng khá nhiều, như nghiên cứu của Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh
(2003) đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Cần Thơ, Đỗ Minh Nam (2012)
nghiên cứu công ty Vinamilk, Nguyễn Tấn Vũ (2012) nghiên cứu Cocacola, Hoàng
Hải Yến (2016) nghiên cứu lĩnh vực ngân hàng,… Các nghiên này hầu hết chỉ ra
mối quan hệ thuận chiều tích cực giữa TNXH, lợi ích kinh doanh và hiệu quả tài
chính. Tuy nhiên các tác giả chủ yếu tập trung nhấn mạnh vào khía cạnh cộng đồng
và môi trường thay vì đầy đủ bốn khía cạnh theo Carroll (1991).


16


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
3.1.

Công bố thông tin TNXH trên BCTC của các doanh nghiệp tài chính –

ngân hàng
3.1.1. Chỉ số đánh giá việc CBTT TNXH trên BCTC
3.1.1.1.

Đo lường số lượng thông tin công bố

Để phục vụ cho việc phân tích tác động của CBTT TNXH, việc đo lường chỉ số
CBTT TNXH được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong các nghiên cứu trước
đây, nhiều phương thức khác nhau đã được dùng để xác định số lượng dữ liệu thông
tin phân tích như: số lượng ký tự, số từ ngữ, số câu, số trang, số phần trăm số trang
chứa thông tin TNXH trên các tài liệu phân tích, hoặc phần trăm số lượng công bố
TNXH trên tổng số lượng công bố của tài liệu. Các tác giả đặt ra một giả thuyết cơ
bản về mối quan hệ thuận chiều giữa số lượng công bố TNXH và tầm quan trọng
của nội dung công bố khi tiến hành nghiên cứu.
Theo nhận xét của Hackston và Milne (1996), Tsang (1998), trong khi phương
pháp đo lường bằng số từ ngữ có thể giúp đảm bảo tối ưu nhất tính chi tiết, thì
phương pháp dùng số câu để đo lường lại có thể tính toán chính xác hơn và cũng thể
hiện ngữ nghĩa nội dung rõ ràng, chính xác và sâu sắc hơn khi tách từng từ ngữ. Do
việc hiểu ý nghĩa nội dung công bố là một bước quan trọng trong giai đoạn mã hóa
và xác định nội dung của phương pháp định lượng, nên việc sử dụng câu làm thang

đo được lựa chọn như cách thức đáng tin cậy. Nhưng không vì thế mà cách thức này
phù hợp với mọi trường hợp, nhất là đối với những trường hợp có sự khác nhau về
ngữ pháp. Chẳng hạn, cùng một nội dung đề cập nhưng trong một báo cáo thì được
viết dưới dạng một câu văn, trong một báo cáo khác thì được trình bày thành hai câu
riêng biệt. Rõ ràng, số lượng câu có sự chênh lệch nhau nhưng thực chất nội dung
không hề có sự khác biệt. Nếu sử dụng giả thuyết đã đề cập ở trên, thì kết quả phân
tích cuối cùng sẽ không thể chính xác được. Ngoài ra, phương pháp đo lường số
lượng từ ngữ hay số câu chỉ có thể dùng trong trường hợp báo cáo ở dạng tường

17


thuật, không đáp ứng được nhu cầu của những người ít thời gian về các thông tin
dưới dạng số liệu, hình ảnh, biểu đồ.
3.1.1.2.

Đo lường chất lượng và hình thức thông tin công bố

Do việc đo lường số lượng thông tin công bố bằng các phương pháp đếm số từ,
số câu, số trang không đánh giá toàn diện được nội dung thông tin công bố, nên các
tác giả còn quan tâm đến đánh giá chất lượng nội dung và chất lượng hình thức
công bố của thông tin.
Chịu ảnh hưởng bởi tính đa chiều ngay trong khái niệm của TNXH, việc lựa
chọn phân tích nội dung gì và phân tích theo mục đích nào của các nhà nghiên cứu
có thể sẽ khác nhau. Các nội dung phân tích có thể được cho rằng có giá trị như
nhau trong nghiên cứu (Haniffa và Cooke, 2005; Mohd Ghazali, 2007; Said và cộng
sự, 2009; Esa và Mohd Ghazali, 2012); hoặc cũng có thể được nhận định là có giá
trị, mức độ quan trọng khác nhau tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và ảnh
hưởng đến các bên liên quan (Lu và cộng sự, 2014).
Cùng với chất lượng nội dung, chất lượng hình thức của nội dung công bố cũng

là một khía cạnh để phân tích và đánh giá về chất lượng thông tin công bố. Bên
cạnh một số ý kiến đánh giá cao những hình thức như mô tả chi tiết và các con số,
thì một số quan điểm lại cho rằng nội dung thông tin khác nhau sẽ có mức độ hình
thức quan trọng khác nhau. Vì vậy, việc đánh giá có sự kết hợp giữa đo lường số
lượng, chất lượng nội dung, đồng thời chất lượng hình thức nội dung sẽ là phương
pháp toàn diện để đo lường, đánh giá thông tin công bố.
3.1.2. Thực trạng việc CBTT TNXH trên BCTC của các doanh nghiệp tài chính
– ngân hàng ở Việt Nam
Việc đánh giá thực trạng CBTT TNXH được thực hiện dựa trên chỉ tiêu về chất
lượng hình thức của nội dung công bố về hai khía cạnh: môi trường và xã hội trên
BCTC trong ba năm 2015-2017 của 30 doanh nghiệp tài chính – ngân hàng trong
phạm vi nghiên cứu. Cụ thể như sau:
-

Các chỉ mục thông tin TNXH dùng làm tiêu chí đánh giá được lựa chọn và

điều chỉnh dựa theo tiêu chuẩn GRI như bảng 3.1 dưới đây:

18


Bảng 3.1: Các chỉ mục thông tin TNXH
Chuẩn mực về môi trường

Chuẩn mực về xã hội

Chính sách môi trường

Công việc


Giáo dục về môi trường

Mối quan hệ lao động

Tuân thủ quy định của luật môi trường

Đời sống nhân viên
Khách hàng
Giáo dục đào tạo
Y tế
Cộng đồng địa phương
Chính sách cộng đồng khác
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

-

Cách thức để tính điểm chất lượng hình thức nội dung công bố cho từng chỉ

mục được đề xuất bởi Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đặng Thái Hùng và Phó Chủ tịch
VAA. NCS Tạ Thị Thúy Hằng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (2017) như sau:
+ Chỉ mục không công bố: chấm “0”
+ Chỉ mục công bố dưới dạng trần thuật chung chung: chấm “1”
+ Chỉ mục công bố dưới dạng trần thuật có báo cáo hoạt động cụ thể: chấm “2”
+ Chỉ mục công bố dưới dạng trần thuật có báo cáo hoạt động cụ thể với thông
tin định lượng: chấm “3”
Theo đó, kết quả sẽ là tổng điểm cho từng chỉ tiêu của từng năm để thấy được
chất lượng, tính đầy đủ, tin cậy và rõ ràng của các chỉ mục thông tin TNXH mà các
doanh nghiệp công bố thay đổi như thế nào.

19



Biểu đồ 3.1: Tình hình chỉ số CBTT TNXH về môi trường giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: Điểm
13

Tuân thủ quy định luật
môi trường

16
21

2016

11
10

Giáo dục về môi trường

2015

2017

17
18

Chương trình về môi
trường

14

22
0

5

10

15

20

25 Điểm

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Từ biểu đồ 3.1 trên có thể thấy, chỉ số CBTT TNXH về chuẩn mực môi trường
trong cả ba năm đều ở mức thấp theo cách tính ở trên với tổng điểm cho 30 doanh
nghiệp là 90 điểm. Cả ba chỉ mục: chương trình về môi trường, giáo dục về môi
trường và tuân thủ quy định về luật môi trường đều chỉ dao động trong khoảng 1020 điểm, tức chỉ đạt khoảng 11% - 22% tổng số điểm. Điều này cho thấy phần lớn
các doanh nghiệp được nghiên cứu hoặc không thực hiện TNXH liên quan đến vấn
đề môi trường, hoặc không chú trọng đến việc công bố các thông tin về khía cạnh
này trên các BCTC công khai.
Tuy nhiên, dù chỉ số điểm thấp, nhưng dễ dàng nhận thấy điểm đánh giá đã có
sự cải thiện từ năm 2015 đến năm 2017 đối với cả ba chỉ mục. Các doanh nghiệp đã
dần có ý thức hơn trong việc thực hiện và công bố thông tin TNXH liên quan đến
môi trường. Theo như nội dung trên các BCTC, các hoạt động về môi trường mà
một số doanh nghiệp đã thực hiện được có thể kể đến như: phong trào tiết kiệm
điện, phong trào tiết kiệm giấy, các ngày hội trồng cây xanh, ngày hội tuyên truyền
giáo dục bảo vệ môi trường đến gia đình các cán bộ nhân viên, trường học,…


20


×