Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP GIÁO dục THÓI QUEN TRONG SINH HOẠT CHO TRẺ 24 36 THÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.45 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN TRONG SINH HOẠT
CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG

Sơn Thủy, tháng 12 năm 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN TRONG SINH HOẠT CHO
TRẺ 24 - 36 THÁNG

Họ và tên: Trần Thị Lệ Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Sơn Thủy

Sơn Thủy, tháng 12 năm 2018


ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN TRONG SINH HOẠT
CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1 Lý do chọn đề tài:


“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đó là một câu nói rất hay mà Bác Hồ viết riêng cho trẻ em, đó cũng như một
lời khuyên, lời nhắc nhỡ nhẹ nhàng dành cho thiếu nhi. Trẻ em như búp trên cành,
búp trên cành nhỏ nhoi, tươi non và cần được chăm sóc. Và trẻ em cũng vậy đó là
những măng non, chủ nhân tương lai của đất nước. Biết ăn ngủ biết học hành là
ngoan, như chúng ta đều biết trẻ em là thế hệ trẻ của đất nước, cần được học tập và
cần được giáo dục, giáo dục ở đây không chỉ là giáo dục về tri thức mà hơn hết đó
là nhân cách, kỹ năng sống, hay chỉ đơn giản là dạy trẻ những thói quen trong sinh
hoạt.
Trong sự nghiệp phát triển của đất nước ta, giáo dục được coi là quốc sách
hàng đầu, trong đó giáo dục mầm non là cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình
thành nhân cách của trẻ, của những con người mới xã hội chủ nghĩa. Việc giáo dục
một số thói quen trong sinh hoạt cho trẻ 24 - 36 tháng có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với độ tuổi này, nhằm giúp trẻ có những thói quen tốt trong học tập, vui
chơi, ăn, ngủ, vệ sinh, lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ một số thói quen ban đầu
như đi vệ sinh đúng nơi quy định, vứt rác đúng nơi, ngủ đúng giờ ngủ đủ giấc, khi
ăn trẻ biết mời cô, mời bạn, biết nhặt cơm rơi bỏ vào dĩa, biết lấy khăn lau tay, khi
chơi không tranh giành đồ chơi của bạn, ngồi học ngoan ngay ngắn, không nói quá
to, biết chào cô, chào bạn, biết xin lỗi khi có lỗi... góp phần trang bị cho trẻ một số
kinh nghiệm quý báu đồng thời hình thành ở trẻ một số thói quen cơ bản ban đầu
tạo tiền đề cho trẻ phát triển một cách toàn diện sau này.
Và đặc biệt ở lứa tuổi này, trẻ chưa tách rời vòng tay của bố mẹ, gia đình nên
khi đến lớp, đến trường trẻ thường có thái độ lạ lẫm, sợ hải, mọi thứ đều xa lạ, trẻ
không chấp nhận sự giúp đỡ, hướng dẫn của cô giáo, một số trẻ còn có những biểu


hiện như là: khóc không chịu ăn, không chịu ngủ, không tham gia vào các hoạt
động. Vậy làm thế nào để sớm đưa trẻ vào nề nếp thói quen của lớp.
Là một giáo viên giảng dạy tại lớp nhà trẻ bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ,

tự học, tự nghiên cứu tài liệu để bổ sung kiến thức cho bản thân trong việc giáo dục
thói quen sinh hoạt cho trẻ và tìm ra “Một số biện pháp giáo dục thói quen trong
sinh hoạt cho trẻ 24-36 tháng”.
1.2 Phạm vi áp dụng đề tài:
- Áp dụng cho trẻ lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng giúp giáo dục thói quen trong sinh
hoạt cho trẻ.
1.3 Điểm mới của đề tài:
Giáo viên dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những thói quen trong sinh
hoạt như những hành vi lễ giáo : Biết thưa gửi, vâng dạ, không nói trống không,
biết cảm ơn, xin lỗi, biết giúp đỡ cô giáo, bạn bè, trẻ biết được những điều nên làm,
không nên làm, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống.

II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
2.1 Thực trạng trẻ ở trường:
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi thấy việc giáo dục thói quen trong sinh
hoạt còn có một số thuận lợi, khó khăn sau:
2.1.1 Thuận lợi:
- Bản thân luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các đồng chí trong ban giám
hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp trong việc tăng cường cơ sở vật chất cho
lớp cũng như hỗ trợ chuyên môn cho bản thân.
- Bản thân luôn học hỏi nghiên cứu nắm bắt nên đã hiểu được đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ. Luôn gần gũi yêu thương và tôn trọng trẻ.
- Phụ huynh của lớp đều nhiệt tình quan tâm đến việc chăm sóc - giáo dục trẻ tại
nhóm lớp thường xuyên hỗ trợ vật chất, tinh thần đối với các hoạt động của nhà
trường và ở lớp.
- Hai giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp với nhau trong công
tác giảng dạy đặc biệt chú ý đến giáo dục thói quen hàng ngày cho trẻ.


- Bản thân đã tham gia tập huấn đầy đủ các chuyên đề về phòng cháy chửa cháy

chuyên đề lễ giáo, chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng… của ngành học mầm non.
2.1.2 Khó khăn:
- Trường mầm non chúng tôi là một trường nằm ở vùng nông thôn, phần lớn là
con em của gia đình làm nông nghiệp, cuộc sống còn nhiều vất vã, lam lũ.
- Các cháu đều mới đi học, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt
động ở lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu có những sở thích, tính cách
khác nhau. Do trẻ đang quen sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ,
anh chị, yêu thương chăm sóc, khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẽ, xa lạ với
trẻ, do đó trẻ chưa quen với thói quen nề nếp của lớp, nhút nhát, rụt rè…
- Khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Đa số trẻ chưa có các thói quen
trong sinh hoạt hàng ngày như học, chơi, ăn, ngủ và vệ sinh. Cụ thể:
- 70% trẻ chưa có thói quen trong sinh hoạt như đi vệ sinh, trong giờ ăn, giờ ngủ,
giờ học.
- 20% trẻ có thói quen tiểu tiện, biết xúc cơm ăn, biết đi ngủ
- 10% trẻ có thói quen tiểu tiện, vệ sinh, biết xúc cơm ăn, lấy gối đi ngủ, thích
tham gia vào các hoạt động của lớp, biết chào cô chào bạn.
- 80% trẻ tiếp xúc với người lạ chưa mạnh dạn.
- Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn nề nếp thói
quen trong sinh hoạt cho trẻ.

2.2 Các giải pháp:
Trẻ 24-36 tháng là giai đoạn của việc hình thành và phát triển nhân cách,
các mặt của trẻ được hòa quyện với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau không tách bạch
nhau rõ nét. Trẻ rất nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời trẻ cũng phát triển
rất mạnh về mọi mặt, trẻ rất dễ tổn thương về tâm lý. Bởi vậy muốn rèn luyện nề
nếp thói quen ngay từ những ngày đầu đến lớp cho trẻ, cô giáo phải làm sao để trẻ
cảm nhận được tình thương, sự gần gũi, thấy mình được chấp nhận, được an toàn,
được yêu mến là thành viên trong tập thể mà trẻ đang hòa nhập. Quan hệ của cô
giáo và trẻ phải tạo được sự thân thiết, yêu thương như quan hệ của người mẹ với
chính con mình. Vì thế cô giáo mầm non, đặc biệt là những giáo viên lớp nhà trẻ



đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, kiên trì, dịu dàng, khéo léo, phải có
sự quan sát kỹ lưỡng, sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển
của trẻ. Hoạt động của cô giáo mầm non phải có sự định hướng, có mục đích để
giáo dục phát triển trẻ. Vì thế nghệ thuật chăm sóc, giáo dục của cô thể hiện ở chỗ
biết hòa nhập vào thế giới của trẻ, làm sao để mình thực sự là người bạn của trẻ.
Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn thu hút trẻ.
Từ đó giúp trẻ có những hiểu biết, hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ
tạo tiền đề vững vàng thực hiện được các thói quen sinh hoạt dưới nhiều hình thức
thông qua mọi hoạt động hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi. Để khắc phục giải quyết
thực trạng và một số hạn chế trên tôi đã áp dụng “Một số biện pháp giáo dục thói
quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng” như sau:
2.2.1 Giải pháp 1: Bổi dưỡng chuyên môn về giáo dục thói quen sinh hoạt
của trẻ cho bản thân:
- Để giáo dục thói quen tốt cho trẻ thì trước hết giáo viên phải có kiến thức vì thế
tôi đã tích cực tìm kiếm tài liệu và tự học, tự bồi dưỡng kiến thức giáo dục thói
quen trong sinh hoạt cho trẻ, nhận thức rằng muốn trẻ có thói quen tốt trong sinh
hoạt cô giáo phải luôn gần gũi, yêu thương trẻ giúp trẻ tự tin khi đến lớp cùng cô,
Thường xuyên nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý từng trẻ và tổ chức các hoạt động cho
trẻ. Đặc biệt là việc tích hợp lồng ghép giáo dục trẻ các thói quen ở mọi lúc, mọi
nơi nhằm mục đích hình thành thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.
2.2.2 Giải pháp 2: Nắm bắt tâm lý và giáo dục thói quen phù hợp với đặc
điểm tâm lý của từng trẻ:
- Việc thực hiện chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan
trọng. Nhưng bên cạnh đó việc tổ chức để rèn cho các cháu có thói quen trong sinh
hoạt hàng ngày cũng là một vấn để mà bản thân luôn trăn trở vì để đạt chất lượng
giảng dạy cao thì đòi hỏi thói quen, nề nếp của trẻ phải tốt, để đem lại hiệu quả
trong việc giáo dục thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ tôi phải nghiên cứu
lập ra kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho

từng cháu một cách hợp lý như: Những trẻ nhút nhát tôi sắp xếp cho ngồi cạnh trẻ
nhanh nhẹn, mạnh dạn. với trẻ cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi


cạnh cô để dễ quan sát, nhắc nhỡ, trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình. Tôi luôn động
viên khuyến khích để trẻ hào hứng hơn. Đặc biệt tôi thường uốn nắn và tập cho trẻ
cách đi, đứng, xưng hô, cách trả lời cô khi cần thiết...bằng những hình thức trên tôi
đã dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động.
2.2.3 Giải pháp 3: Giáo dục thói quen trong sinh hoạt qua biện pháp nêu
gương:
Với trẻ lứa tuổi này thì việc được cô giáo khen ngợi, tuyên dương động viên
khiến trẻ rất vui mừng, thích thú, còn với trẻ chưa được khen ngợi thì khi thấy bạn
được cô khen trẻ sẽ có ý cố gắng để lần sau được cô khen, nên việc giáo dục thói
quen qua biện pháp nêu gương đem lại hiệu quả đáng kể.
Ví dụ: Khi cô lau dọn bàn ghế một số cháu cũng lấy khăn và lau cùng cô, khi đó
giáo viên khen ngợi, cảm ơn trẻ thì trẻ sẻ rất vui mừng với công việc mình đã giúp
đỡ cô. Hay khi một bạn trong lớp làm rơi khăn xì mũi, một trẻ nhặt được và trả lại
cho bạn, giáo viên khen trẻ thì trẻ sẽ rất vui và các trẻ khác cũng sẽ học tập thói
quen tốt đó.
2.2.4 Giải pháp 4: Giáo dục thói quen trong sinh hoạt qua các hoạt động
hằng ngày:
- Với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ thì để trẻ khắc sâu ghi nhớ, hình thành
thói quen phải được thực hiện thường xuyên, lặp đi, lặp lại vì thế trong mọi hoạt
động hằng ngày tôi luôn lồng ghép để giáo dục thói quen cho trẻ.
+ Thông qua hoạt động đón trẻ:
Đây là thời gian bắt đầu một ngày mới nên việc cô giáo nhắc nhỡ giáo dục
thói quen cho trẻ sẽ làm cho trẻ ghi nhớ hơn, tạo được sự quan tâm, gần gũi của
giáo viên với trẻ, với phụ huynh.
Ví dụ: Qua giờ đón, trả trẻ: tôi đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần, niềm nở,
âu yếm trẻ, khi bế trẻ từ tay phụ huynh tôi luôn nhắc trẻ “con chào bố mẹ, chào cô,

chào các bạn đi nào”. Khi trẻ chào xong tôi nhắc trẻ “Con hãy để dép lên giá dép
cho ngay ngắn đi con”, khi trẻ ra về tôi cũng nhắc trẻ : “các con đến lớp chào cô
chào các bạn về nhà các con nhớ chào ông bà, bố mẹ nhé”, hàng ngày tôi đều nhắc
trẻ để dần hình thành có thói quen lễ giáo.


- Tập cho trẻ làm quen mở rộng dần sự tiếp xúc của trẻ với mọi người xung quanh,
dạy trẻ biết chào hỏi, biết xin và cảm ơn.
Ví dụ: Khi trẻ được bạn cho một cái bánh, hay một món quà gì đó cô nhắc trẻ
nói cho mình xin, mình cảm ơn bạn. Cô nói với trẻ khi các con được nhận quà từ
người khác như: Ông bà, Bố, Mẹ, Cô giáo, bạn, …các con đều phải biết xin và nói
cảm ơn mọi người các con nhé.
+ Thông qua hoạt động ngoài trời:
Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời như: quan sát, khám phá,..giáo viên
củng dễ dàng hình thành các thói quen cho trẻ như: Bỏ rác đúng nơi quy định, biết
chăm sóc, bảo vệ cây,..
Ví dụ: Khi cô cho trẻ ra sân quan sát ngoài trời cô nhắc trẻ : “Các con ơi ở
đây rất nhiều lá vàng, các con hãy cùng nhặt những chiếc lá vàng rơi và để vào giỏ
rác cùng cô nào”, sau đó cô nói : Các con ơi khi các con thấy những chiếc lá vàng
rơi các con nhặt bỏ vào nơi quy định các con nhé”. Hoặc khi cho trẻ vẽ phấn xếp
que, cô nhắc trẻ không được vẽ lung tung, khi chơi xong nhắc trẻ thu dọn đồ chơi
cùng cô. Những hành động đó tuy rất nhỏ nhưng giáo viên đã tạo được cho trẻ
những thói quen cần thiết, gần gũi.
+ Thông qua giờ hoạt động học:
Với trẻ nhà trẻ thì rèn thói quen trong giờ học là một việc làm không dễ dàng
với giáo viên, đòi hỏi ở giáo viên sự kiên trì, chịu khó, tâm huyết và nhiệt tình.
Ví dụ: Trẻ mới đi còn khóc vì nhớ bố mẹ không chịu ngồi vào ghế. Tôi có thể
bế cháu lại các góc chơi, xem tranh ảnh, xem đồ chơi, búp bê những đồ dùng nấu
ăn. Để trẻ tập trung vào các đồ chơi và quên đi nổi nhớ mẹ. Sau đó tôi dắt trẻ ngồi
vào ghế cạnh tôi để cho trẻ ngoan dần khi trẻ đã quen không còn khóc nữa thì cho

trẻ ngồi xuống cạnh các bạn.
- Khi tổ chức hoạt động học các cháu không chịu ngồi yên mà ngồi nghiêng
qua, nghiêng lại không chú ý giáo viên nhắc nhở trẻ các con ngồi giống cô đi nào,
ngồi như vậy mới ngoan. Khi trẻ trả lời tôi nhắc nhở trẻ con muốn nói phải giơ tay
xin phép cô, trong giờ học các con không được la hét, nói quá to.
+ Thông qua hoạt động vui chơi:


Hoạt động vui chơi của trẻ mầm non là sự trải nghiệm với đồ vật, đóng vai
chơi: làm Bố, mẹ, Cô giáo,… hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo trong việc
hình thành thói quen đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng. Thông qua hoạt động
vui chơi trẻ thường bộc lộ hành vi thói quen như thích chơi một mình, thường
tranh giành đồ chơi của bạn và khi chơi xong thường vứt bừa bãi. Chính vì thế giáo
viên phải kịp thời giáo dục trẻ và cùng chơi với trẻ.
Ví dụ: Trong khi trẻ chơi với nhau thường xảy ra hiện tượng tranh giành đồ
chơi hoặc vứt đồ chơi bừa bãi. Cô nhẹ nhàng nói với trẻ con phải ngoan, khi chơi
con phải biết nhường bạn, con và bạn cùng được chơi đồ chơi đó mới vui. Khi chơi
xong con phải cất đồ chơi ở nơi quy định như vậy mới ngoan và cô nhắc trẻ cùng
cô đưa đồ chơi đến gốc chơi để cất, cô nói: Lần sau chơi xong con đến chỗ này cất
đồ chơi vào góc cho gọn gàng nhớ chưa nào.
+ Thông qua giờ ăn:
Ví dụ: Trong giờ ăn một số trẻ chưa chịu ngồi vào bàn ăn đi lại lung tung và
khóc nhè tôi cho trẻ ngồi xuống cạnh bạn, tôi cùng ngồi bên trẻ và dỗ dành trẻ ăn
nói những lời động viên trẻ như: Con phải ăn ngoan để chiều ba mẹ đến đón về
như vậy mới ngoan và cuối tuần cô sẽ phát bé ngoan cho con về khoe với bố mẹ,
anh chị... Đối với những trẻ không khóc cho trẻ ngồi vào bàn ăn ngay ngắn, cô xới
cơm cho trẻ, cô nhắc trẻ bưng 2 tay và nói cho con xin, con cảm ơn cô. Khi trẻ ăn
cơm cô giáo dục trẻ, các con phải mời cô và các bạn ăn cơm, khi ăn các con không
được nói chuyện, khi cơm rơi xuống bàn các con nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa lấy khăn
lau tay, khi ăn các con ăn từ tốn không để cơm rơi vãi.

+ Thông qua giờ ngủ:
Khi cho trẻ nằm lên sạp ngay ngắn, cho trẻ đọc bài thơ “Vào giường đi ngủ”
không ngịch đồ chơi, không chọc gẹo, gọi bạn, không cười khúc khích.. có những
lúc tôi mở nhạc hát ru cho trẻ ngủ bằng những bài hát mang làn điệu dân ca mượt
sâu lắng, hay những bài hát ru có tình cảm mẹ con như: Ru con, khúc hát ru của
người mẹ trẻ, con cò...
2.2.5 Giải pháp 5: Giáo dục thói quen trong sinh hoạt qua nội dung những
bài thơ, bài hát, câu chuyện:


- Thông qua những bài thơ, bài hát thì việc giáo dục thói quen cho trẻ sẽ dể
dàng hơn, vì trẻ sẽ dể nhớ hơn qua những lời thơ, lời hát, câu chuyện có nội dung
giáo dục phù hợp với các thời điểm trong ngày.
Ví dụ: Rèn cho trẻ thói quen biết lễ phép qua bài hát “Đi học về”, “Mẹ yêu không
nào”, dạy trẻ biết cảm ơn, giúp đỡ nhau qua câu chuyện “Đôi bạn tốt” , dạy trẻ có
thói quen vệ sinh qua bài thơ “Rữa tay sạch”,…
2.2.6 Giải pháp6: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục thói
quen trong sinh hoạt cho trẻ.
Để thực hiện tốt việc giáo dục thói quen trong sinh hoạt cho trẻ thì ngoài việc
giáo dục hướng dẫn tại lớp thì khi về nhà những thói quen ấy cũng phải được cha
mẹ trẻ giáo dục thường xuyên qua đó mới tạo thành thói quen cho trẻ, trách nhiệm
của các bậc phụ huynh rất quan trọng. Vì vậy, tôi thường xuyên trao đổi với phụ
huynh qua các giờ đón, trả trẻ, qua bảng tuyên truyền của lớp, qua các cuộc họp
phụ huynh học sinh, nhằm giúp phụ huynh nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ, từ
đó tìm ra những nguyên nhân để có biện pháp kịp thời uốn nắn trẻ. Đồng thời trao
đổi với cha mẹ trẻ mẹ rèn thêm cho trẻ khi ở nhà, và cùng thống nhất trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ. Tôi còn vận động phụ huynh sưu tầm, sao chép cho phụ
huynh những bài thơ câu chuyện có nội dung giáo dục, để hướng dẫn cho trẻ tại
nhà.


III. KẾT LUẬN:
3.1 Ý nghĩa của sáng kiến:
Qua quá trình thực hiện ở lớp nhà trẻ 24-36 của mình thì việc giáo dục thói
quen trong sinh hoạt cho trẻ 24-36 tháng đã có những chuyển biến rõ rệt.
Việc áp dụng biện pháp “Bổi dưỡng chuyên môn về giáo dục thói quen sinh
hoạt của trẻ cho bản thân” bản thân tôi đã nắm được một số kiến thức giáo dục
thói quen trong sinh hoạt cho trẻ, việc giáo dục thói quen sinh hoạt đạt hiệu quả
cao hơn, nhiều bạn bè trong trường học tập để áp dụng trong việc giáo dục thói
quen sinh hoạt cho trẻ nhà trẻ 24 -36 tháng.
- “Nắm bắt tâm lý và giáo dục thói quen phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng
trẻ” đã giúp 92% trẻ mạnh dạn, tự tin, thích đi học, có nề nếp thói quen trong mọi


hoạt động đặc biệt là lễ giáo như: chào cô, chào bạn khi đến lớp, biết chơi đoàn
kết cùng bạn, biết nhường nhịn nhau khi chơi, chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi
quy định, biết tự xúc cơm ăn, nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa, lấy khăn lau tay, biết gọi
người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh.
- Bằng biện pháp “Giáo dục thói quen trong sinh hoạt qua biện pháp nêu gương”
thì ngày càng có nhiều trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt, trẻ học tập và thi đua
lẫn nhau để được cô giáo khen.
- Thông qua biện pháp “Giáo dục thói quen trong sinh hoạt qua các hoạt động
hằng ngày” đã đạt 90% trẻ có thói quen trong mọi hoạt động như: Trẻ có thói
quen tiểu tiện, vệ sinh, biết xúc cơm ăn, lấy gối đi ngủ, thích tham gia vào các hoạt
động của lớp, biết chào cô chào bạn khi đến lớp khi ra về, và 85 % trẻ có thói quen
tốt trong hoạt động học, chơi, ăn, ngủ, lễ giáo, thói quen sinh hoạt.
-“Giáo dục thói quen trong sinh hoạt qua nội dung những bài thơ, bài há, câu
chuyện” làm cho trẻ ghi nhớ nội dung các bài hát, bài thơ, câu chuyện qua nội
dung những bài hát, bài thơ, câu chuyện trẻ hứng thú hơn khi thực hiện các thói
quen để được giống với những nhân vật trong câu chuyện, bài thơ.
- Khi “Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục thói quen trong sinh hoạt

cho trẻ” thì việc giáo dục thói quen nề nếp cho trẻ được triệt để hơn, được thực
hiện thường xuyên giúp trẻ nhanh hình thành thói quen hơn.
3.2 Kiến nghị, đề xuất:
Để nâng cao chất lượng giáo dục thói quen trong sinh hoạt cho trẻ 24-36
tháng, thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết
quả như đã nêu. Bản thân xin có một số kiến nghị, đề xuất sau :
* Đối với nhà trường:
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên bổ sung thêm tài liệu : Sách báo, tạp chi,…có
liên quan đến lễ giáo và rèn nề nếp, thói quen cho trẻ nhằm thuận tiện cho công tác
học tập, chăm sóc, giáo dục trẻ của các cô.
- Khích lệ, động viên kịp thời những giáo viên có thành tích cao trong việc giáo
dục thói quen trong sinh hoạt cho trẻ


- Thường xuyên tổ chức các hội nghị phụ huynh để giáo viên và phụ huynh được
trao đổi, phối hợp với nhau trong việc giáo dục thói quen cho trẻ.
* Đối với Phòng Giáo dục:
- Cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, công tác cho các giáo viên trẻ.
- Huy động các nguồn lực để hỗ trợ thêm cơ sỡ vật chất cho nhà trường, tạo điều
kiện tốt cho giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc - giáo dục trẻ.
Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp giáo dục thói
quen trong sinh hoạt cho trẻ 24-36 tháng” của bản thân tôi. Kính mong sự xem
xét, đánh giá của hội đồng thi đua.
Tôi xin chân thành cám ơn !



×