Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

KLTN Điều tra thành phần, diễn biến của rầy hại lúa và đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ rầy lưng trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 87 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm loại cây lương thực chính của
thế giới và là mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của nước ta. Trong những năm gần
đây, nước ta đã có những bước tiến vượt bậc về sản xuất lúa gạo và đã mang lại
nhiều lợi ích cho người sản xuất và cho nghành lương thực phục vụ xuất khẩu
nhờ vào việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao cùng với việc thâm canh
tăng vụ. Nhưng chính điều này cũng là một cơ hội cho sự bùng phát dịch hại
trên cây lúa. Bên cạnh đó, sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đã dẫn đến
nhiều hệ lụy trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng.
Điều kiện tự nhiên thay đổi đã làm xuất hiện các loài sâu bệnh hại mới và sự
bùng phát của các loài dịch hại ngày càng gây hại hết sức nghiêm trọng.
Trong các loài dịch hại trên cây lúa hiện nay, rầy là loài sâu hại chủ yếu và
rất nguy hiểm. Rầy hại lúa có 4 loài chính là rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal),
rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath), rầy nâu nhỏ (Laodelphax
striatellus Fall) và rầy xanh đuôi đen (Nephotettix nigropictus Fabr). Trong đó,
rầy nâu, rầy nâu nhỏ và rầy lưng trắng là ba loài gây hại chủ yếu. Rầy gây hại
trực tiếp chích hút dịch lúa làm cho lúa sinh trưởng, phát triển kém, gây hiện
tượng cháy rầy, rầy còn là môi giới truyền bệnh virus cho lúa.
Tại ..... .... ...., rầy là đối tượng sâu hại nghiêm trọng nhất. Năm ...., toàn
tỉnh có 2.582ha nhiễm rầy trong đó có 148ha nhiễm nặng ( Chi cục Thống kê
tỉnh ..... .... ...., ....). Trong các loài rầy hại lúa trên đồng ruộng thì rầy lưng trắng
(Sogatella furcifera Horvath) là đối tượng gây hại ngày càng chiếm ưu thế với tỷ
lệ trên đồng ruộng là 46% (Cái Văn Thám, ....). Trong khi đó, các giống lúa đang
được trồng phổ biến ở ..... .... .... (HT1, Xi23) lại là giống nhiễm rầy (.... ... và
cs, ....) [7].
Những năm gần đây, để phòng trừ rầy hại lúa, người nông dân chủ yếu dựa
vào thuốc trừ sâu. Sự lạm dụng thuốc trừ sâu cả về liều lượng và số lần sử dụng
thuốc đã làm cho tính mẫn cảm của rầy bị suy giảm, rầy hình thành kháng thuốc
và dẫn đến việc phòng trừ càng trở nên khó khăn hơn. Sử dụng luân phiên thuốc


hóa học là một trong những biện pháp hạn chế tính kháng thuốc của dịch hại nói
chung và của rầy hại lúa nói riêng. Nhiều kết quả nghiên cứu về hiệu lực trừ rầy
của các loại thuốc hóa học và tính kháng thuốc của rầy cũng đã được công bố.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung vào rầy nâu hại lúa, những
1


kết quả nghiên cứu về sử dụng thuốc hóa học cho rầy lưng trắng còn rất hạn chế.
Vấn đề đặt ra ở đây là sử dụng thuốc hóa học như thế nào để phòng trừ rầy lưng
trắng tại ..... .... .... có hiệu quả.
Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi thực hiện đề tài: Điều tra thành phần,
diễn biến của rầy hại lúa và đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ rầy
lưng trắng trong vụ Hè Thu .... tại tỉnh ..... .... .....
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được thành phần và mật độ gây hại của rầy trên các giống lúa
phổ biến tại ..... .... ....;
- Xác định được loại thuốc Bảo vệ thực vật có hiệu quả trong phòng trừ rầy
hại lúa để có cơ sở khuyến cáo cho bà con nông dân.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được đặc điểm hình thái và phân biệt được rầy hại lúa trên đồng ruộng;
- Nắm được phương pháp điều tra dịch hại lúa trên đồng ruộng;
- Nắm được phương pháp bố trí và theo dõi thí nghiệm thuốc BVTV;
- Nắm được phương pháp điều tra, đánh giá hiệu lực thuốc BVTV trên đồng
ruộng;
- Thực hiện đề tài theo đúng nội dung và tiến độ trong đề cương nghiên cứu;
- Biết cách ghi chép số liệu, xử lý số liệu và viết báo cáo khoa học theo nội
dung của đề tài.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học

- Đóng góp các dẫn liệu khoa học về thành phần rầy hại lúa, hiệu lực các loại
thuốc hóa học trong phòng trừ rầy lưng trắng;
- Bổ sung các thông tin mới về thuốc trừ rầy lưng trắng hại lúa để việc
nghiên cứu và sử dụng thuốc trừ rầy có tính liên tục và hệ thống;
- Định hướng cho việc sử dụng các loại thuốc BVTV trong phòng trừ rầy hại
lúa hiệu quả theo hướng an toàn và thân thiện với con người, môi trường.

2


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đóng góp cho thực tiễn sản xuất các thông tin về khả năng phòng trừ rầy
lưng trắng của các loại thuốc hóa học, chọn lọc được loại thuốc phù hợp trừ rầy
lưng trắng;
- Kết quả của đề tài về hiệu lực của thuốc BVTV đối với rầy lưng trắng, góp
phần tích cực trong công tác chỉ đạo phòng trừ rầy lưng trắng hại lúa đạt hiệu
quả cao và thân thiện với môi trường, đồng thời, đưa ra khuyến cáo phun thuốc
BVTV phòng trừ rầy lưng trắng ở giai đoạn nào, loại thuốc gì và nồng độ bao
nhiêu là đem lại hiệu quả cao. Điều này giúp nông dân có những định hướng
đúng đắng về sử dụng thuốc trừ rầy lưng trắng một cách hợp lý, đồng thời góp
phần tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa gạo ở ..... .... .... và đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu về rầy hại lúa trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Những nghiên cứu về rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)

2.1.1.1. Phân loại khoa học của rầy nâu
Nilaparvatalugens được Stal đặt tên đầu tiên vào năm 1854, theo Suennaga
(1963), có các tên gọi khác như: 1854 - Delphax lugens Stal, 1863 - Delphax
sordescens Motschulsky, 1903 - Liburnia sordescens Melichar, 1906 - Delphax
oryzae Marsumura, 1906 - Kalpa acleat Distant, 1906 - Nilaparvatagreeni
Disstant, 1907 - Delpax parysatis Kirkaldy, 1907 – Dicranotropis anderida
Kisrldy, 1907 – Delphacodesanderida Muir, 1924 – Nilapavarta lugens Muir và
Giffard [5].
Sơ đồ vị trí phân loại rầy nâu:
Lớp (Class): Insecta
Bộ (Order): Homoptera
Bộ phụ (Suborder): Auchenorrhyncha
Tổng họ (Superfamily): Fulgoroidae
Họ (Family): Delphacidae
Giống: Nilaparvata
Loài: Nilaparvata lugens Stal
2.1.1.2. Phân bố, ký chủ của rầy nâu
* Phân bố
Về phạm vi phân bố của rầy nâu rộng khắp ở phía Nam và Đông Nam
châu Á, Australia, Oceanic và một số đảo ở Thái Bình Dương. Trên thế giới,
phạm vi phân bố của rầy nâu rất rộng. Theo Mochida, rầy nâu phân bố ở hầu hết
các nước trồng lúa nước vùng Nam và Đông Nam châu Á như Ấn Độ,
Banladesh, Srilanca, Campuchia, Thái Lan, Lào, Indonesia, Philipine, Malaysia,
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Việt Nam, …

4


* Ký chủ
Phạm vi ký chủ của rầy nâu tương đối hẹp, chủ yếu là cây trồng và cây

dại thuộc họ hòa thảo. Lúa nước là ký chủ chính của rầy nâu. Thực tế trong điều
kiện thí nghiệm đã nuôi được rầy nâu từ tuổi một đến trưởng thành trên nhiều
loài thực vật khác nhau như: Stellaria alsinevar. Undulata, Carex thunbergii,
Cyperus rotundus, Agropyron tsukushiense var. transiens, Digitaria adscendes,
Echinochloa crus glli var. crusgalli, E . Crusgall var. frumentacea, Eleusine indica,
Eragrostis ferruginea, Glyceria acutiflora, Hordeum vulgare, … Trên đồng ruộng,
đã thấy trứng rầy nâu trên nhiều loài thực vật khác nhau như Aneilema keisak,
Cyperus difformis, Eleochris var. longiseta, Echinochloa crus – galli var. plan –
tagenea và cũng bắt được rầy trưởng thành trên những loài thực vật tương tự:
Aneilema keisak, Ozyza alta, O. eichingeri, O. glaverrima, O. latifolia, O. minuta,
O. officinalis, …Lúa là cây ký chủ chính của rầy nâu do đó thời gian không
trồng lúa hoặc để ruộng nghỉ không có lúa chét có thể làm giảm số lượng rầy.
Lúa chét có thể là nơi ẩn náu hoặc thậm chí có thể là nơi thích hợp để rầy nâu
sinh sản. Thí nghiệm ở Viện Quốc Tế nghiên cứu lúa cho thấy, cỏ dại ở ruộng
lúa có thể góp phần làm tăng số lượng rầy khi lúa gần chín, có thể do đã tạo
được môi trường có thảm cây rậm rạp. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho
rằng, các ký chủ không phải là lúa chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của rầy nâu [5].
* Phương thức gây hại
Về phương thức gây hại của rầy nâu, nhiều tác giả trong và ngoài nước
cho rằng: rầy nâu có thể gây hại ở tất cả giai đoạn sinh trưởng của cây lúa,
đặc biệt là giai đoạn mạ, giai đoạn làm đòng, trổ và chín. Nếu bị hại nặng ở
giai đoạn mạ thì cây không sinh trưởng được, héo và chết. Giai đoạn làm
đòng nếu nhiễm rầy nặng có thể gây ra cháy rầy làm giảm năng suất hoặc
không cho thu hoạch. Ở Việt Nam điều này đã được khẳng định, Nguyễn
Công Thuật (1991) [13].
Theo Dale (1994), rầy nâu có thể gây hại ở tất cả giai đoạn sinh trưởng
của cây lúa, đặc biệt là giai đoạn mạ, làm đòng, trổ và chín. Giai đoạn làm đòng
nếu bị nhiễm rầy nặng sẽ bị giảm năng suất hoặc không cho thu hoạch.
Rầy nâu trưởng thành hút dịch nhựa từ mạch liber của cây, trong quá
trình chích hút chúng có thể tiết ra một chất kết rắn đưa vào mô cây tạo thành

ống hút. Những ống hút này làm tắc nhẽn nhựa lưu thông cây làm cho chồi bị
héo và ngã màu nâu tạo ra hiện tượng cháy rầy. Hiện tượng này xảy ra một
cách cục bộ, khi mật độ quần thể cao và trong những ngày nhiều mây. Những
5


ngày trời nắng, quang hợp giúp cây dễ dàng hồi phục phần nhựa bị hút,
Reissig, Heinrichs et al. (1993) [5].
2.1.1.3. Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu
Nhiều kết quả trong và ngoài nước đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh vật
học của rầy nâu đều cho thấy, rầy nâu đẻ trứng thành từng ổ trong mô ở phần dưới
cây lúa, chủ yếu ở bẹ lá và một phần ở bản lá. Theo tác giả Mochida and Dyck
(1976) và Staley (1976) rầy nâu trưởng thành cánh dài xuất hiện và gây hại trên
ruộng lúa từ 20 – 30 ngày sau cấy. Sau đó, lứa rầy non bắt đầu xuất hiện phát triển
thành 2 dạng rầy cánh ngắn và rầy cánh dài [5].
Sogawa và cộng sự (1986), cho thấy ở giai đoạn nhập cư quần thể rầy nâu
bắt đầu xuất hiện với số lượng ít của rầy trưởng thành cánh dài vào lúc 3 tuần
sau cấy. Những lứa phát sinh nhiều điều có tỷ lệ rầy cánh ngắn cao hơn, mặt
khác rầy cái cũng chiếm số lượng rất đông. Số lượng trứng trong một ổ và vị trí
đẻ trứng phụ thuộc vào thời kỳ phát triển của cây lúa. Khi có nhiều rầy trưởng
thành, có nhiều trứng ở phần trên cây lúa. Giai đoạn trứng ở nhiệt đới dài
khoảng 7 – 11 ngày, giai đoạn rầy non 10 – 15 ngày. Thời kỳ trước đẻ trứng
trung bình 3 – 4 ngày đối với rầy cánh ngắn và 3 – 8 ngày đối với rầy cánh dài.
Trên đồng ruộng, mỗi rầy cái đẻ khoảng 100 – 150 trứng. Khi mật độ rầy rất cao
(trên 500 con/khóm), chúng tụ thành đám, cả ở lá đòng, cổ bông và trục bông.
Vòng đời của rầy phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường [5].
Theo tác giả Trần Huy Thọ và Nguyễn Công Thuật (2009), tùy theo mức
độ sinh trưởng của cây lúa rầy trưởng thành có thể đẻ vào bẹ hoặc gân chính của
lá lúa. Rầy trưởng thành đẻ trứng vụ đông xuân nhiều hơn vụ mùa. Tuy nhiên, số
trứng trong mỗi ổ phụ thuộc vào giống lúa làm nguồn thức ăn. Tỷ lệ rầy cánh

ngắn, cánh dài phụ thuộc vào nguồn thức ăn và mật độ rầy trong ruộng lúa. Ở
giai đoạn lúa đẻ nhánh, chủ yếu rầy cánh dài xâm nhập vào ruộng lúa thấp sau
đó giai đoạn đòng đến trổ đỏ đuôi rầy tăng nhanh về số lượng, tỷ lệ rầy cánh
ngắn chiếm chủ yếu. Rầy trưởng thành có xu thế bay vào đèn mạnh. Đây là đặc
tính dùng trong việc dự tính dự báo rầy nâu [14].
2.1.1.4. Đặc điểm sinh thái học của rầy nâu
* Sự di chuyển
Hoạt động di chuyển của rầy nâu trưởng thành mạnh nhất vào lúc lúa chín,
ngày trước khi thu hoạch. Tuy nhiên, cũng có thể có tình trạng di chuyển khi lúa
chưa chín nếu lúc đó lúa đã không thích hợp với rầy (khi lúa bị cháy rầy). Thường
rầy cái di chuyển nhiều hơn rầy đực và cũng thường bay trước khi đẻ trứng. Rầy
6


thường bay tương đối gần mặt đất, nhiều nhất ở độ cao 1m, ít hơn ở độ cao 4m và
càng ít hơn ở độ cao 8m. Nhiều ý kiến cho rằng rầy chỉ có thể bay vài km và di
chuyển với số lượng ít do ở nhiệt đới bao giờ cũng có rầy bản địa [5].
Ở Phi-líp-pin, rầy có thể di chuyển theo luồng khí từ tỉnh này sang tỉnh
khác. Lần đầu thấy rầy trưởng thành cánh dài di chuyển xa ở Thái Bình Dương
vào năm 1967 và biển Đông vào năm 1969. Từ tháng 5 đến tháng 8 trong các
năm 1969 – 1972, khi đột nhiên thấy rầy trưởng thành cánh dài xuất hiện ở
ruộng lúa trên những đảo chính của Nhật Bản thì đã thu thập được 3,702 mẫu
rầy nâu trong 13 chuyến ra khơi trên biển Đông, ở vùng biển xa đất liền trên
200km. Những rầy trưởng thành này chủ yếu từ miền nam lục địa Trung Quốc
đến, sự di chuyển của chúng phụ thuộc vào hoạt động của các luồng khí [5].
* Biến động quần thể
Quần thể rầy nâu ở vụ mưa cao gấp nhiều lần so với vụ khô. Nhiệt độ vừa
phải trong suốt mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho rầy nâu sinh trưởng và phát
triển, vòng đời sẽ ngắn lại và tăng số thế hệ trong vụ (Shamsul, 1970). Trong
một năm thường có hai kỳ cao điểm của rầy nâu vào hai vụ lúa chính. Tốc độ

quần thể của rầy nâu cao mặc dù số lượng rầy nâu nhập cư rất thấp những số
lượng quần thể rầy nâu tăng nhanh, mỗi thế hệ tăng lên 8 lần. Vì vậy, có thể gây
ra sự bùng phát số lượng dẫn tới hiện tượng cháy rầy. Tuy nhiên, hiện tượng
cháy rầy còn phụ thuộc vào mật độ của rầy non tại đỉnh cao đó theo tác giả
Hsieh (1975) và Lin (1976) [5].
Theo tác giả Hokyo, Lee (1975), các vùng khí hậu cận nhiệt đới như Nhật
Bản, Triều Tiên, mùa đông nhiệt độ xuống thấp và thiếu ký chủ nên rầy nâu bị
gián đoạn theo mùa, quần thể rầy nâu đầu tiên trên ruộng lúa Nhật Bản là rầy du
nhập từ lục địa qua biển đông. Ở Nhật Bản, có 3 lứa rầy nâu, cuối vụ đa phần
rầy nâu trưởng thành chết trong mùa đông hoặc một phần nhỏ di chuyển đến
những nơi khác có thức ăn và điều kiện ít khắc nhiệt hơn [5].
Theo Staley (1976) Mochida and dych (1976), rầy nâu trưởng thành cánh
dài xuất hiện và gây hại trên đồng ruộng từ 20 – 30 ngày sau cấy. Sau đó lứa rầy
non bắt đầu xuất hiện phát triển thành 2 dạng rầy cánh dài và rầy cánh ngắn. Do
đó, sắp xếp lại các vụ lúa trên đồng ruộng có lúc không có lúa hoặc luân canh
lúa với những cây không phải là cây ký chủ của rầy cũng là một biện pháp
phòng chống. Ở Việt Nam, trong thời kỳ du nhập của rầy trưởng thành có mật
độ rất thấp, trong thời kỳ này rầy tích lũy số lượng quần thể mật độ rầy tăng lên
nhanh qua các lứa, hệ số tích lũy lứa 1 - 2 khoảng 11 lần, lứa 1 – 3 khoảng 130
7


lần 600 – 700 con/khóm ở giai đoạn làm đòng và 350 – 400 con/khóm ở giai
đoạn lúa trổ chín thì gây ra cháy rầy. Tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
năm 1998 trong vụ hè thu mật độ rầy lên tới 30.000 – 50.000 con/m 2 nhưng
mức độ cháy rầy rất thấp [5].
* Các nhân tố ảnh hưởng đến mật độ quần thể rầy nâu
Sự phát sinh phát triển và gây hại của rầy nâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố
sinh vật, phi sinh vật cũng như chế độ canh tác và trình độ thâm canh. Quan niệm
phổ biến cho rằng, tăng vụ sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề sâu hại. Riêng đối với

rầy nâu, tình hình gần đây của những vụ dịch ở Đông Nam Á có vẻ khẳng định ý
kiến trên. Nhờ nước tưới và cấy các giống ngắn ngày, không mẫn cảm với chu kỳ
sáng nên có thể trồng nhiều vụ trong năm trên đồng ruộng luôn có lúa và nhiều
lúc lại có lúa ở nhiều thời kỳ phát triển khác nhau nên tất nhiên quần thể rầy có
thể sinh sản trong thời gian dài hơn và do đó tạo được mật độ rầy cao hơn [5].
Theo Alam (1917) và Hsieh (1975), rầy di chuyển dễ dàng từ ruộng này
sang ruộng khác và từ lúa già sang lúa non. Ở Sarawwak, mật độ rầy nâu thấp có
thể mỗi năm chỉ trồng một vụ lúa và hơn thế nữa lại cấy những giống cây cao,
thưa lá. Những giống địa phương của Indonesia ít bị rầy phá tuy cấy đồng thời
các giống mới. Ở Ma-lay-si-a, dù trồng thâm canh những giống năng suất cao
nhưng rầy vẫn chưa phá hại nhiều có lẽ do các vụ trồng cấy gián đoạn nhau. Tuy
nhiên ở Ấn Độ, Thái Lan, …vẫn còn nhiều trường hợp bị cháy rầy dù những
nước này mỗi năm một vụ lúa trên phạm vi rộng.
Theo Mochida (1976), ở In-do-ne-si-a, một số vùng trồng hai vụ lúa một
năm nhưng rầy vẫn chỉ gây thiệt hại ít. Như vậy cho đến nay chỉ có thể kết luận,
nếu trồng liên tục và xen kẽ nhiều vụ lúa trong năm thì có nhiều khả năng chứ
không nhất thiết là bị rầy phá hại nặng. Gieo cấy những giống năng suất cao
thường nảy sinh nhiều vấn đề về sâu hại nhiều hơn. Rất nhiều ý kiến cho rằng
những vụ dịch rầy nâu gần đây có liên quan đến việc đưa vào sản xuất những
giống lúa thấp cây, năng suất cao. Đã thấy rõ rệt một tương quan chung giữa sự
tăng diện dích trồng giống mới ở In-do-ne-si-a với sự tăng mức độ phá hại của
rầy [5].
* Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết
Theo nghiên cứu của tác giả Suennaga (1963) và Mochida (1964), nhiệt
độ thích hợp cho sự phát triển của rầy nâu là 25 – 30 oC. Nhiệt độ 33 – 35oC
hoặc 15 – 18oC là không thích hợp. Nhiệt độ cao làm tăng số lượng rầy, thường
những trận dịch lớn xảy ra vào thời điểm nhiệt độ 25 – 30 oC. Tuy nhiên mối liên
8



hệ giữa diễn biến mật độ còn chưa rõ rệt còn bị chi phối bởi ẩm độ, lượng mưa
và ánh sáng. Nhiều tác giả nước ngoài cho thấy rầy nâu thích môi trường ẩm độ
70 – 80% nhưng ẩm độ ổn định là 50 – 60% là thích hợp với rầy nâu nhất [5].
Ở Việt Nam, rầy nâu tồn tại quanh năm, rầy phát sinh phát triển nhiều
sau mưa kéo dài, ẩm ướt, nhiệt độ tăng lên hoặc những năm đầu khô hạn những
năm mưa lớn tới 160mm, nhiệt độ 23 – 26 oC, ẩm độ 81 – 87%, Nguyễn Công
Thuật (1991) [13].
Những trận mưa kéo dài xen kẽ với những ngày nắng gắt là điều kiện cho
rầy nâu phát sinh phát triển. Tuy nhiên, có mưa to gió lớn hoặc nhiệt độ đột ngột
hạ có thể làm hạn chế rầy nâu phát triển hoặc gây tử vong cho rầy, Nguyễn Đức
Khiêm (1995) [8].
* Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật trồng trọt
Biện pháp kỹ thuật trồng trọt không chỉ do lịch sử lâu đời của chúng mà
chủ yếu do tác dụng cơ bản của chúng.
Trồng liên tục nhiều vụ lúa trong năm có thể làm tăng các lứa rầy và mật
độ rầy nâu, thời gian sinh trưởng của cây lúa càng dài càng có điều kiện để rầy
nâu phát triển mạnh, Mochida and Okada (1979) [5].
Cấy dày, gieo vãi với số lượng giống cao, nước đầy đủ làm tăng tác hại
của rầy. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều phân hóa học đặc biệt là phân đạm cũng
làm tăng mật độ rầy nâu. Việc tạo một môi trường không thích hợp với sự phát
triển và sinh sản của rầy nâu nhưng vẫn thích hợp với cây lúa. Các biện pháp
này thường không có hiệu quả đặc biệt tức thời nhưng lại có tác dụng chắc chắn
đáng tin, kinh tế và không gây ô nhiễm nên phù hợp với sinh thái. Các biện pháp
này rất thích hợp để phòng trừ một loài sâu hại hay phát thành dịch điển hình
như rầy nâu; rầy tăng số lượng với tốc độ nhanh, hay tập hợp thành đàn đông,
hay trung bình từng đám và có nhiều khả năng phân tán di chuyển [5].
* Ảnh hưởng của thiên địch
Rầy nâu có tất cả 83 loài thiên địch, trong số này 43 loài ảnh hưởng đến
sự thay đổi số lượng rầy (25 loài ký sinh , 19 loài ký sinh trứng và 6 loài ký sinh
rầy non và rầy trưởng thành; 10 loài sâu và nhện ăn thịt; 1 hoặc 2 loài giun tròn

ký sinh ở rầy non và rầy trưởng thành; 7 loài vi sinh vật gây bệnh). Ngoài ra,
còn phải kể đến cả kiến, cóc, ếch, nhái, chim, vịt, …chúng ta vẫn chưa hiểu biết
đầy đủ và thành phần phân loại của hệ thiên địch này, chưa đánh giá chính xác
được tỷ lệ ký sinh hoặc sức ăn rầy của các loài bắt mồi trong từng hoàn cảnh cụ
9


thể. Do đó, cũng khó xác định được quan hệ giữa thiên địch và sự diễn biến rầy
nâu, tất nhiên quan hệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của môi trường.
Mặc dù vậy, rất nhiều người tin rằng thiên địch thực sự có ảnh hưởng lớn đến số
lượng rầy trên đồng lúa.
Trên ruộng lúa Việt Nam, trong số 38 loài sâu hại được theo dõi, đã phát
hiện được 300 loài thiên địch, trong đó có 167 loài là côn trùng ăn thịt, khoảng
100 loài là côn trùng ký sinh, 29 loài nhện bắt mồi, 4 loài vi sinh vật và 1 loài
tuyến trùng ký sinh trên sâu. Chỉ riêng đối với rầy nâu, đã xác định được 58 loài
thiên địch. Thiên địch rầy nâu ở nước ta tương đối phong phú, ít nhất đã phát
hiện 56 loài côn trùng bắt mồi, nhện lớn bắt mồi, côn trùng ký sinh, nấm và
tuyến trùng ký sinh ở các tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Tiền Giang, Đồng Tháp, …
Trong đó, thiên địch nhiều nhất là bộ nhện lớn (17 loài, chiếm 30,3%), tiếp đó là
bộ cánh cứng (15 loài, chiếm 26,8%), bộ cánh màng (13 loài, chiếm 23,2%).
Các bộ còn lại mỗi bộ chỉ thu được 1 – 4 loài, Phạm Văn Lầm (1992) [10].
2.1.2. Những nghiên cứu về rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath)
2.1.2.1. Phân loại khoa học của rầy lưng trắng
Rầy lưng trắng lần đầu tiên được Horvath mô tả và đặt tên là Delphax
furcifera vào năm 1899 trên cơ sở mẫu thu thập tại Nhật Bản, và sau đó được
đổi là Sogatella furcifera [5].
Sơ đồ vị trí phân loại của rầy lưng trắng:
Lớp (Class): Insecta
Bộ (Order): Homoptera
Bộ phụ (Suborder): Auchenorrhyncha

Tổng họ (Superfamily): Fulgoroidae
Họ (Family): Delphacidae
Giống: Sogatella
Loài: Sogatella furcifera Horvath
2.1.2.2. Phân bố, ký chủ của rầy lưng trắng
* Phân bố
Theo Hills (1983) rầy lưng trắng có mặt và gây hại ở hầu hết các nước
trồng lúa Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…
trên thế giới chúng còn phân bố cả ở châu Úc và Thái Bình Dương. Phân bố theo
10


Asche và Wilson (1990) cho biết rằng rầy lưng trắng có phân bố rộng rãi ở vùng
cận Đông, Đông và Tây Thái Bình Dương và Úc. Nhưng sự phân bố của rầy
lưng trắng về phía Tây là không rõ vì tất cả các mẫu vật thu được ở Châu Phi,
Châu Âu và Tân Đảo đã được ghi nhận trước đây như là Sogatella furcifera thì
sau này đã được chứng minh là các loài khác. Các nước được ghi nhận có rầy
lưng trắng phân bố là:
Các nước Châu Á: Rầy lưng trắng có mặt ở nhiều nước như Afganistan
(Dale, 1994), Bangladesh (Alam, 1995; Dale, 1994; EPPO, 1996), Trung Quốc
(Matsumura, 1910; EPPO, 1996), Inđonesia (Muir, 1917; EPPO, 1996), Nhật
Bản (Nakayama, 1930; Lee & Kwon, 1980; EPPO, 1996), Lào (Grist & Lever,
1969; Asche & Wilson, 1990; EPPO, 1996), Malaysia (Waterhouse, 1993;
EPPO, 1996), Nepal (Rana & Sharma, 1967; Dale, 1994; Asche & Wilson,
1990; EPPO,1996); Pakistan (Dlabola,1971; Ghauri,1979; Asche & Wilson,
1990; EPPO, 1996), Philipines (Muir, 1917; Ghauri, 1979; Asche & Wilson,
1990; EPPO, 1996), Iran (EPPO, 1994), Srilanca (Melichar, 1903; Fennan,
1975; EPPO, 1996), Thái Lan (Nishida et al, 1976; Hongsaprug, 1987; EPPO,
1996), Việt Nam (Tao & Ngo, 1970; Fennah, 1978; EPPO, 1996).
Các nước Châu Âu: bao gồm các nước Liên Bang Nga và các nước vựng

Liên Xô cũ. Ngoài ra rầy lưng trắng còn có mặt ở Siberi và các vùng đất Nga
cách xa về phía đông (EPPO,1994).
Tây bán cầu: có ở các nước Cuba, Guana và Suriname (EPPO,1996)
Thái Bình Dương gồm có: Autralia (Grist và Lever, 1969; Asche và Wilson,
1990; EPPO, 1996; CAB, 1996).
* Ký chủ
Trên đồng ruộng cây ký chủ chủ yếu của rầy lưng trắng là cây lúa. Qua thí
nghiệm Catindig cho biết rầy lưng trắng đẻ trên 37 loại cây khác nhau và ngoài
cây lúa rầy lưng trắng còn có thể hoàn thành pha phát dục của mạnh trên cây
ngô (Zea mays), cỏ lồng vực cạn (Echinochloa cololum), lồng vực nước
(Echinochloa glabrescens), cỏ đuôi phượng (Leptochloa chinensis)…
Catindig(1993). Miral (1980) còn phát hiện ra rầy lưng trắng có trên lúa mỳ, mía
và lúa mạch, nhưng không có thông tin nào cho thấy rầy lưng trắng có khả năng
hoàn thành chu kỳ phát dục trên các cây này (Misra D.S and Prasad J 1985).

11


2.1.2.3. Triệu chứng gây hại, tác hại của rầy lưng trắng
Rầy lưng trắng có thể gây hại trong toàn bộ giai đoạn phát triển của cây
lúa. Chúng phát triển và gây hại chủ yếu ở giai đoạn mạ và giai đoạn lúa đẻ
nhánh (Dale, 1994).
Cả rầy non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, giai đoạn mạ nếu bị hại
thì cây sẽ kém phát triển, nếu bị hại nặng gây nên hiện tượng cây mạ bị vàng
dẫn đến héo và chết, ở các giai đoạn sau khi bị hại gây ra hiện tượng lá vàng,
cây còi coc giảm tỷ lệ trỗ, hạt lép và dẫn đến giảm năng suất (Khus, 1981). Trên
đồng ruông, với mật độ rầy từ 400 đến 500 con/m2 gây ảnh hưởng đến năng
suất, khi mật độ cao hơn có thể gây cháy rầy và mất năng suất đến 100%.
Reissig H. et al., (1993), khi mật độ rầy lưng trắng cao sẽ gây hiện tượng
“cháy rầy” cây lúa bị vàng đỏ và héo khô. Rầy lưng trắng có thể bùng phát thành

dịch như tại vùng Assam Ấn Độ, tháng 5 – 6 năm 1985 có hơn 8.000 ha lúa IR8
đã bị cháy rầy lưng trắng.
Theo Atwal et al (1967), Dale (1994) rầy non và rầy trưởng thành đều trực
tiếp hút dịch tế bào làm cho cây lúa bị biến vàng, xuất hiện màu rỉ sắt lan từ
ngọn lá đến các phần còn lại của cây.
Rầy cái mang trứng còn gây thiệt hại bằng cách chọc thủng mô bẹ lá lúa để
đẻ trứng. Dịch ngọt do rầy thải ra còn giúp cho sự phát triển của nấm (Dale,
1994) đây chính là nguyên nhân gián tiếp chính của bệnh muội đen trên lúa.
Ngoài tác hại trực tiếp là chích hút nhựa cây làm ảnh hưởng đến sinh
trưởng và năng suất lúa, rầy lưng trắng còn là môi giới bệnh lùn sọc đen phương
nam (G.H. Zhou và ctv, 2008), đây là một bệnh mới xuất hiện và gây hại rất
nặng ở một số tỉnh phía Nam Trung Quốc như đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng
Đông… từ năm 2001 đến nay, bệnh này ngoài gây hại trên lúa chúng còn gây
hại trên Ngô, lúa Mạch, Kê.
2.1.2.4. Đặc điểm sinh thái học của rầy lưng trắng
* Sự di chuyển
Tương tự rầy nâu, rầy lưng trắng cũng di chuyển hàng loạt, được phản ánh
như một “Hội chứng bay sinh trứng” của quá trình tiền sinh sản của rầy di cư. Sự
di chuyển của rầy lưng trắng liên quan đến cường độ ánh sáng và nhiệt độ.
Ở Trung Quốc, có 5 đợt rầy di cư từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 với sự di
chuyển của gió nam và gió tây nam, 3 đợt di cư hướng tây nam vào giữa và cuối
12


tháng 8, cuối tháng 10. Ở Bán đảo Triều Tiên, việc du nhập qua Biển đông của
rầy nâu và rầy lưng trắng vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 và các đảo Miền trung
của nam Triều Tiên là cuối tháng 7.
Rầy lưng trắng còn có sự di cư giữa các vụ lúa với khoảng cách từ 6 –
30km sau khi cất cánh vào buổi tối trong mùa khô ở các vùng nhiệt đới [5].
* Biến động quần thể

Rầy lưng trắng thường có số lượng lớn vào đầu vụ. Quần thể rầy lưng
trắng cao nhất vào thời kỳ đẻ nhánh đến trước khi phân hóa đòng khoảng 7 – 8
tuần sau khi cấy,sau đó số lượng giảm dần vào giai đoạn lúa trổ.Quần thể rầy
lưng trắng trong mùa mưa cao hơn mùa khô và có ít nhất 3 thế hệ. Mặc dù số
lượng nhập cư ban đầu của rầy lưng trắng cao hơn rầy nâu nhưng tốc độ quần
thể lại thấp, chỉ tăng được 4 lần trong 3 thế hệ trong khi quần thể rầy nâu tăng 8
lần ở mỗi thế hệ. Do tốc độ tăng trưởng thấp nên rầy lưng trắng hiếm khi đạt tới
số lượng có thể gây hại cho kinh tế đối với lúa [5].
Theo Nguyễn Đức Khiêm (1995), mô tả đặc điểm rầy lưng trắng có dải
trắng dễ nhận thấy ở mảnh lưng giữa. Mình màu nâu vàng, cánh trước có màu đen
hoặc màu xám. Rầy đực dài 2,6mm, không có dạng cánh ngắn, rầy cái dài 2,9mm,
mảnh lưng uốn cong không sâu phía dưới. Rầy trưởng thành di chuyển nhiều hơn
so với rầy nâu. Rầy lưng trắng có 5 tuổi, tuổi 1 có màu trắng sữa cho đến khi xuất
hiện nền trắng, và xám ở tuổi, tuổi 5 mảnh lưng và bụng đồng vàng, có các vằn
trắng, xám trên nền trắng mịn chiều dài thân thay đổi từ 0,8 – 2,1mm. Trứng đẻ
thành từng ổ hình nải chuối, mỗi ổ từ 2 – 7 quả, thường đẻ trong mô bẹ hoặc gân
chính của lá tùy theo giai đoạn sinh trưởng của lá. Khi mới đẻ trong suốt không
màu dài 0,96mm, rộng 0,2mm, 3 ngày sau khi đẻ trứng xuất hiện điểm màu đỏ,
cuối trắng có một đốm màu vàng đục. Thời gian phát dục của rầy lưng trắng thay
đổi theo điều kiện nhiệt độ và ẩm độ từ 23,8 – 29,8 oC, độ ẩm 93 – 94%, thời gian
phát dục của trứng là 6,4 ngày, rầy non là 12,5 – 12,9 ngày [8].
* Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết
Khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến quy luật phát sinh phát triển của mọi loài
sinh vật trên trái đất và rầy lưng trắng cũng không ngoại lệ. Theo tác giả nước
ngoài cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến sự bùng phát số lượng rầy lưng trắng
là mưa kéo dài kéo theo thời tiết ẩm ướt, sử dụng một lượng phân đạm cao từ
175 – 250 kg N/ha và phòng trừ rầy lưng trắng bằng thuốc hóa học cho kết quả
không cao.
13



Theo tác giả Shulkla, Shrivastva (1990) cho rằng: các điều kiện ở nhiệt độ
cao, nhiệt độ thấp và số giờ chiếu sáng có ảnh hưởng đến mật độ quần thể rầy
lưng trắng. Lượng mưa và ẩm độ hầu như ít ảnh hưởng đến mật độ quần thể. Ở
Ấn Độ, rầy lưng trắng đã trở thành dịch hại nguy hiểm khi gây ra hiện tượng
cháy rầy trên 8.000 ha vào tháng 5 tháng 6 năm 1985 [5].
* Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật trồng trọt
Bón nhiều phân đạm, cấy dày, được tưới nước thường xuyên và mật độ ký
sinh thấp làm bùng phát số lượng rầy lưng trắng (Gao et al., 1994). Theo
Kajimura (1995), khả năng sinh sản của rầy trên ruộng bón phân hóa học và
ruộng bón phân hữu cơ thấy mật độ rầy nhập cư ở ruộng bón phân hữu cơ cao
hơn, trong khi đó tỷ lệ định cư của trưởng thành cái và tỷ lệ sống sót của các giai
đoạn rầy non các thế hệ sinh sau đó là thấp hơn, số lượng trứng đẻ ở thế hệ sau,
tỷ lệ nở và tỷ lệ rầy cánh ngắn cũng thấp hơn, do vậy mật độ rầy lưng trắng giảm
ở ruộng bón phân hữu cơ [5].
Những nghiên cứu ở Ne-pan cho thấy, mật độ rầy lưng trắng sẽ giảm 46 –
61% ở những ruộng lúa có luân canh lúa – đậu.
* Ảnh hưởng của thuốc hóa học
Theo Mani et al. (1991), nếu xử lý Flufenixuron (chất ức chế tổng hợp
kitin) vào giai đoạn trứng vừa đẻ làm cho trứng chết nhanh, nếu xử lý vào giai
đoạn đang lột xác thì rầy bị kìm hãm lột xác và chết, xử lý rầy đang hóa trưởng
thành thì cánh bị biến dạng Flufenixuron ở nồng độ 600ppm có tác dụng làm
giảm khả năng sinh sản của rầy. Thuốc hóa học dạng dung dịch hoặc bột mịn độ
hữu hiệu diệt rầy cao hơn dạng vãi. Ở Ấn Độ, xử lý Carbofuran 3G và phorate
10G với số lượng 10gam/ha hiệu lực thấp hơn nhiều so với xử lý bằng
Chlorpyrifos 20EC, Fenitrothion 50EC.
Xét về độc tính của thuốc, độ mẫn cảm của rầy lưng trắng đối với thuốc
Lindan không thay đổi theo thời gian, trong khi đó đối với những loại thuốc
khác độ mẫn cảm của rầy đều bị giảm. Việc sử dụng thuốc trừ sâu làm rầy lưng
trắng tái phát cũng như sự tái phát của rầy nâu. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của

tính kháng thuốc còn phụ thuộc vào tuổi rầy, giới tính và dạng cánh, ngoài ra
còn chịu ảnh hưởng bởi mức độ kháng rầy đối với ký chủ [5].

14


2.1.3. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng ở Việt Nam
* Sử dụng giống kháng rầy
Theo kết quả đánh giá của Viện BVTV, các giống lúa kháng vừa đối với rầy
lưng trắng gồm C70, IR9846 và các giống kháng cao đối với rầy lưng trắng là
IR 29692, IR33059, IR35366, IR54742 (Nguyễn Công Thuật, 2009) [14].
* Biện pháp canh tác
Theo kết luận của nhiều tác giả cày lật đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau
thu hoạch để hạn chế nơi cư trú của rầy lưng trắng, nhằm làm giảm nguồnrầy
lưng trắng từ vụ trước sang vụ sau. Gieo cấy gọn thời vụ, với mật độ vừaphải,
bón phân cân đối, tránh bón nhiều phân đạm là những biện pháp gópphần hạn
chế tác hại của rầy lưng trắng (Nguyễn Công Thuật, 2009) [14].
* Biện pháp sinh học
Trong tự nhiên, rầy lưng trắng có nhiều loại thiên địch, chúng là một trong
những yếu tố quan trọng nhất giúp điều tiết mật độ quần thể rầy trong hệ sinh
thái đồng ruộng, và là yếu tố ngày càng được quan tâm đến trong công tác
phòng trừ rầy lưng trắng nói riêng và rầy hại lúa cũng như các loại sâu hại trên
đồng ruộng nói chung.
Trong 2 năm 1995 - 1996, Đinh Văn Thành (Viện BVTV) đã tiến hành điều
tra đồng ruộng tại vùng ngoại thành Hà Nội, kết quả cho thấy: Có 18 loài thiên
địch của rầy lưng trắng, chúng được chia làm 2 nhóm: kí sinh và bắt mồi. Nhóm
bắt mồi gồm có 5 loài nhện, 3 loại bọ rùa, 2 loại bọ xít, 1bọ ba khoang và 1 bọ
cánh ngắn, nhóm kí sinh thì chủ yếu là ong kí sinh (5 loài trong đó 4 loài là kí
sinh trứng và 1 loài kí sinh rầy non), một loài là bọ cánh cuốn.
Trong các loài bắt mồi ăn thịt chính trên đồng ruộng thì có 4 loài có vai trò

quan trọng trong việc điều chỉnh mật độ rầy lưng trắng ngoài tự nhiên đó là bọ xít
mù xanh, bọ rùa đỏ, bọ 3 khoang và nhện lớn. Trong 4 loài bắt mồi ăn thịt chính
trên đồng ruộng thì nhện có mật độ tổng số cao nhất, sau đó đến bọ xít mù xanh,
bọ rùa đỏ và thấp nhất là mật độ bọ 3 khoang. Ở vụ đông xuân, 3 loài đó là nhện,
bọ rùa đỏ và bọ 3 khoang là xuất hiện ngay từ đầu vụ, riêng bọ xít mù xanh chỉ
xuất hiện trên đồng ruộng vào thời kỳ nắng ấm (cuối tháng 4) nhưng lại có mật độ
tăng đột biến trong tháng 5. Có thể bọ xít mù xanh không thích hợp với điều kiện
mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp hoặc có thể chúng cư trú trên một cây trồng nào
khác sau đó di chuyển ra đồng lúa vào tháng 4 - 5. Mật độ 4 loài thiên địch chính
trong vụ mùa thường cao hơn vụ đông xuân.
15


* Biện pháp hoá học
Tác giả Trương Thị Ngọc Chi (1990) [6] đã tiến hành thí nghiệm đánh giá
hiệu lực của 13 loại thuốc thảo mộc đối với rầy lưng trắng trên giống lúa TN1
trong nhà lưới của Viện lúa Ô môn, kết quả thu được như sau:
(1) Phun thuốc dung dịch chiết từ hạt bình bát nồng độ 10% và thuốc lá 10% thì sau
36 giờ hiệu quả diệt rầy lưng trắng đạt 100% tương tự như Bassa 50ND 0,2%.
(2) Phun dung dịch chiết từ rễ cây ruốc cá và bạch đàn chanh ở nồng độ 15% có
thể làm giảm mật độ rầy lưng trắng và tăng dần hiệu quả sau 72 giờ phun thuốc.
(3) Các dung dịch chiết từ thân cây xương rồng, thân cây nghệ nồng độ 10%,
thân ngồng tỏi và lá xoan nồng độ 15% không thấy có hiệu lực sau khi phun 36
và 72 giờ.
Từ năm 1992, Viện lúa Ô môn đã tiến hành đánh giá hiệu lực của 13 loại
thảo mộc chưa qua chế biến đối với rầy lưng trắng ở trong điều kiện nhà lưới.
Kết quả đã ghi nhận dung dịch 10% của hạt bình bát tươi và lá thuốc lá khô có
thể hạn chế được rầy lưng trắng (Trương Thị Ngọc Chi, 1992).
Đến nay, chưa có những kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc hoá học để trừ
rầy lưng trắng được công bố chính thức. Tuy nhiên, trong danh mục thuốc

BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2010 cũng có một vài loại thuốc
được đăng ký trừ rầy lưng trắng như Shertin, Penalty,... Như vậy vấn đề sử dụng
biện pháp hoá học rầy lưng trắng cần phải có những nghiên cứu cụ thể hơn.
2.1.4. Những nghiên cứu về rầy nâu nhỏ (Laodelphax striatellut Fallen)
2.1.4.1. Phân loại khoa học của rầy nâu nhỏ
Rầy nâu nhỏ còn gọi là rầy xám, có tên khoa học là Laodelphax striatellus
Fallen. Rầy nâu nhỏ có 11 tên đồng danh khác như: Delphax striatella Fallen
(1826), Delphax notula Stal (1854), Liburnia devastans Matsumura (1900),
Liburnia nipponica Matsumura (1900), Liburnia giffuensis Matsumura (1900),...
Delphacodes striatella Muir (1917), Delphacodes striatella Ishihara (1949),
Laodelphax striatellut Falleu (1963), Delphacodes striatella Falleu (1963).
Những nghiên cứu về rầy xám ở trong và ngoài nước không nhiều vì nó ít phổ
biến, khả năng gây cháy rầy không cao. Một số tác giả cho rằng, sự chích hút
của rầy xám non và trưởng thành là phương thức truyền bệnh lùn sọc đen, bệnh
sọc do virus tồn tại môi giới truyền bệnh trong suốt đời sống của nó sau khi
chích hút một cây bị nhiễm virus, Mueller (1992) [5].
Sơ đồ vị trí phân loại của rầy nâu nhỏ:
16


Lớp (Class): Insecta
Bộ (Order): Homoptera
Bộ phụ (Suborder): Auchenorrhyncha
Tổng họ (Superfamily): Fulgoroidae
Họ (Family): Delphacidae
Giống: Laodelphax
Loài: Laodelphax striatellut Fallen
2.1.4.2. Phân bố, kí chủ của rầy nâu nhỏ
Theo Hills S. Dennish (1983), phạm vi phân bố các môi trường trồng lúa
từ những vùng khí hậu ôn đới, đặc biệt các vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật

Bản, Triều Tiên, Philipines, Đài loan, Siberia và một số nước châu Âu. Ký chủ
bao gồm lúa, mía, lúa mì Alopccurus spp. và Eragnostis spp. và Eragnostis spp.
Ký chủ trung gian đặc biệt trong mùa đông của rầy xám là lúa đại mạch, lúa mỳ,
lúa, cỏ túc hình Alopecurus, Lodium.
Nguyễn Đức Khiêm (1995), rầy xám phân bố ở tất cả các nước trồng lúa ở
châu Á... Ngoài tác hại trực tiếp rầy xám còn là môi giới truyền bệnh sọc đen lùn
lúa làm cây còi cọc kém phát triển [9].
2.1.4.3. Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu nhỏ
Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy cũng giống như rầy nâu, rầy
lưng trắng, rầy xám đẻ trứng thành từng ổ trên gân chính của lá hoặc bẹ gần gốc
lúa, mỗi trứng đều có mũ trứng chụp lên đỉnh.
Reissiget Henrichs (1993), trứng mới đẻ có màu trắng trong, khi gần nở có
một chấm đỏ ở đầu trứng. Mỗi con cái đẻ 50 - 200 trứng suốt thời gian sống của
nó khoảng 3 tuần lễ. Rầy non có kích thước nhỏ hơn rầy nâu và rầy lưng trắng
cùng tuổi, rầy non trải qua 5 tuổi có màu nâu nhạt đến màu nâu đậm. Vào mùa
đông rầy non tuổi 4, tuổi 5 nằm tiền sinh trên cây ký chủ trung gian. Cũng theo
Reissig và Henrichs (1993), Hill S. Dennish (1983), trưởng thành đầu tiên bay
đến những ruộng lúa vào mùa xuân từ cỏ dại, lúa mì hoặc lúa mạch đông.
Thường 5% trưởng thành đầu tiên mang virus sọc đen. Trưởng thành bị bẫy đèn
và bẫy màu vàng thu hút mạnh.
Theo Nguyễn Đức Khiêm (1995), trưởng thành rầy xám có hai dạng, cánh
ngắn và cánh dài. Khi đẻ trứng, con cái làm thành từng ổ trên chồi lúa bằng bộ
phận giống như gai đẻ, ở điều kiên nhiệt độ từ 23,8 - 29,8oC, ẩm độ 93 - 94%
17


thời gian phát dục của trứng rầy xám là 6,7 - 7,5 ngày, tỷ lệ nở 42,4%, thời gian
phát dục của rầy non 13,1 - 14,3 ngày, vòng đời 24 ngày. Ở nhiệt độ 26,129,8oC và độ ẩm 93- 93,9% thời gian phát dục của rầy non là 13,1 - 14,3 ngày.
Nuôi trong điều kiện nhiệt độ 25- 26,6 oC và độ ẩm 92 - 93,8% và vòng đời của
rầy xám 24 ngày [9].

2.1.4.4. Đặc điểm sinh thái học của rầy nâu nhỏ
Rầy xám mức độ phổ biến không nhiều trên đồng ruộng và phạm vi gây hại
không lớn so với hai loại rầy nâu và rầy lưng trắng, rầy xám là loại có mật độ
cao nhất ở khu vực á nhiệt đới rầy truyền bệnh lúa lùn, sọc đen. Rầy trưởng
thành có 2 dạng cánh dài và cánh ngắn.
Theo Mueller (1987), ở các vùng cận nhiệt đới châu Á như Trung Quốc,
Triều Tiên, Nhật Bản, rầy xám phát sinh phát triển mạnh làm xuất hiện những
trận dịch bệnh lùn sọc đen và bệnh sọc do virus.
Theo Heinrichs (1994), số lượng quần thể rầy xám thường phát triển chậm
hơn rầy nâu và rầy lưng trắng đỉnh cao của rầy xám vào giai đoạn lúa chín sáp
và chúng chưa bao giờ đủ số lượng để gây ra cháy rầy.
Theo Reissig, Henrichs et al. (1993), những ruộng bỏ hoang suốt mùa đông
là nơi cư trú của rầy xám, các loại cỏ dại là nguồn thức ăn cho rầy xám và cỏ dại
cũng là nguồn bệnh đầu tiên cho ruộng lúa nương mạ được trồng vào mùa xuân
năm sau khi trưởng thành rầy xám di cư đến, trong những trường hợp này có
khoảng 5% rầy xám mang nguồn bệnh.
Hill S. Dennish (1983), so với rầy nâu và rầy lưng trắng thì rầy xám ít di cư
hơn. Việc sử dụng thuốc hoá học của các nước cận nhiệt đới châu Á thì tốc độ
phát triển tính kháng thuốc của rầy xám cao hơn và xảy ra nhanh hơn.
Nashu (1969), vòng đời của rầy xám thường dài hơn so với rầy nâu và rầy
lưng trắng, rầy xám thích nghi với điều kiện thời tiết mát mẻ, một năm có
khoảng 3 - 4 lứa, mỗi vụ chỉ có 1 - 2 lứa. Vào mùa xuân, trưởng thành cánh dài
từ các ký chủ phụ bay đến nương mạ hoặc những ruộng lúa mới cấy.
Rầy xám qua đông ở giai đoạn rầy non tuổi 4 - 5 trên các cây ký chủ trung
gian. Theo Reissig, Henrichs et al. (1993), cũng như rầy nâu và rầy lưng trắng,
rầy xám có thể bị các thiên địch tấn công ở các giai đoạn, trứng rầy xám bị ong
Trichogrammatidae ký sinh và là mồi của bọ xít mù xanh Cyrtorhinus
livipennis, rầy non và trưởng thành bị các loài ong Dryinidae, bọ cánh cuốn
Elenchidae ký sinh, rầy non và rầy trưởng thành thường bị bọ cánh cứng thuỷ
18



sinh sống trong nước và ấu trùng chuồn chuồn ăn thịt, ngoài ra còn bị các loài
nhện và bọ xít nước săn bắt [5].
Nagata and Masuda (1980), những loại thuốc diệt rầy nâu, rầy lưng trắng
đều có tác dụng đến rầy xám. Tuy nhiên, số lượng mật độ quần thể rầy xám
không quyết định đến mức độ gây hại mà tỷ lệ rầy xám mang nguồn bệnh virus,
ở Nhật Bản trong 10 năm 1961- 1971, 3 nhóm thuốc Clo hữu cơ, lân hữu cơ và
Carbamat đã được thay đổi luân phiên để sử dụng phòng trừ rầy lưng trắng và
rầy xám. Nagata, Kilin và công sự cho rằng sự di cư đã ảnh hưởng đến tính
kháng thuốc của nhóm rầy hại thân, rầy xám di cư ít hơn [5].
Phạm Văn Lầm, Bùi Hải Sơn (1994), các thuốc trừ sâu hoá học có phổ tác
động rộng (như Thiodan, Azodrin, Monitor, Wofatox, Basudin). Không chỉ có
hiệu lực mà còn có khả năng gây ra những hậu quả không mong muốn. Sau
phun các thuốc này 2 - 3 lần, thì mật độ nhóm rầy hại thân đều tăng nên nhiều
so với trước phun. Hệ số tích luỹ quần thể của rầy ở nơi dùng thuốc Wofatox
đều đạt rất cao [10].
2.2. Nghiên cứu sử dụng thuốc trừ rầy hại lúa trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu sử dụng thuốc trừ rầy hại lúa trên thế giới
Ở Ấn Độ (Shulkla, 1990), ở Pa-kis-tan (Haq et al., 1991), các loại thuốc
Quinaphos, Carbaryl, Chlopyriphos và Carbosulphal có hiệu lực cao và kéo dài
trong 5 ngày đối với rầy lưng trắng, ngoài ra dầu xoan cũng có tác dụng trừ rầy
lưng trắng, chỉ có Phosphamilon 0,05% có khả năng diệt trứng, ngoài ra
Phosphamilon 0,05% và Fenvalirate 0,045% có tác dụng làm giảm khả năng
sinh sản của rầy cái. Nếu phun Buprofezin 0,075% sẽ làm rầy hại thân tuổi 3
chết ngay sau khi lột xác [5].
Mani et al. (1991), nếu xử lý Flufenoxuron (Chất ức chế tổng hợp kitin)
vào giai đoạn trứng vừa đẻ làm cho trứng chết nhanh, nếu xử lý vào giai đoạn
trước khi trứng nở thì rầy nở ra bị dị dạng, nếu xử lý vào giai đoạn rầy đang lột
xác thì rầy bị kìm hãm lột xác và chết, xử lý rầy đang hoá trưởng thành thì cánh

bị biến dạng Flufenoxuron ở nồng độ 600ppm có tác dụng làm giảm khả năng
sinh sản của rầy. Thuốc hoá học dạng dung dịch hoặc bột mịn độ hữu hiệu diệt
rầy cao hơn dạng vãi. Ở Ấn Độ xử lý Carbofuran 3G và phorate 10G với số
lượng 10gam/ha hiệu lực thấp hơn nhiều so với xử lý bằng Chlorpyrifos 20EC,
Fenitrothion 50EC [5].

19


2.2.2. Nghiên cứu sử dụng thuốc trừ rầy hại lúa ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về tính kháng thuốc của rầy nâu từ
những năm 1987 của Viện Bảo vệ Thực vật khi đó đã xác định được LD 50 của
các hoạt chất như Fenobucarb, Carbary, Carbofuran, Isoprocarb, Fenitrothion...
Nhưng đến năm 2001, dưới sự nghiên cứu của Nguyễn Thị Me thì giá trị LD 50
cũng tăng lên đáng kể như ở Thái Bình MIPC tăng 12 lần, Carbofuran tăng 7,3
lần; Fenitrothion tăng 3,7 lần. Ở Hải Phòng giá trị LD 50 tăng 11,5 lần với MIPC;
Fenobucarb tăng 2,3 lần; Fenitrothion tăng 3,1 lần.
Theo nghiên cứu của Lương Minh Châu (2007), ở một số địa điểm vùng
đồng bằng sông Cửu Long cho rằng để trừ rầy nâu tốt thì khi sử dụng một số
hoạt chất như Imidacloprid, Fipronil, Bufronfezin và Etofenprox cần phải tăng
liều lượng lên so với khuyến cáo.
Theo Lê Thị Kim Oanh và cộng sự (2009 - 2010), đã có kết quả điều tra tại 7
tình đồng bắng sông Hồng (Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hưng
Yên, Phú Thọ, Bắc Giang) cho thấy có 8 nhóm thuốc trừ sâu được người dân sử
dụng trên lúa. Trong đó, 3 nhóm sử dụng với tỷ lệ cao là: Phenylpyrazol,
Carbamate, Neo-nicotionid. Tuy nhiên, qua các năm ở các địa phương khác nhau
thì số chủng loại thuốc sử dụng, mức độ sử dụng các nhóm thuốc là khác nhau.
Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ rầy
lưng trắng của tác giả Nguyễn Thị Me và cộng sự (2010) cho thấy thí nghiệm
thuốc Enaldo 40FS xử lý hạt giống (với liều lượng 40 - 60ml/60kg hạt giống lúa

gieo để cấy 1ha) đạt hiệu quả rất cao. Rầy trưởng thành thả vào khay mạ 10
ngày tuổi có xử lý hạt giống bằng Enaldo 40FS bị chết trên 80% sau 1 ngày thả
và sau 3 ngày thả tỷ lệ này đạt 90%. Thí nghiệm với mạ 15 ngày tuổi có xử lý
hạt giống bằng Enaldo 40FS cho thấy rầy trưởng thành chết 80% sau 3 ngày thả.
Các thuốc nên dùng là Elsin 10EC, Oshin 20WP, Dantotsu 16WSP, Penalty gold
50EC, Bassa 50EC. Để bảo vệ cây lúa từ khi gieo đến khi cây 30 ngày tuổi nên
ưu tiên các thuốc nội hấp có tác dụng vừa diệt được rầy trưởng thành di trú vừa
diệt được rầy non.
Theo Nguyễn Thị Phương Lan (2012), các loại thuốc thương mại có hiệu
lực trừ rầy lưng trăng tại Hà Nội như Bassa 50EC, Regent 800WP, Actara 25WP
vẫn đạt hiệu cao trên 70% vào ngày thứ 7 sau khi xử lý thuốc. Nhóm thuốc tổng
hợp Penalty golfd 50EC có hiệu lực trừ rầy lưng trắng cao nhất trên 80% ở các
ngày thứ 7 và 10 sau thử thuốc. Thuốc Butyl 10WP có hiệu quả tăng dần và đạt
trên 60% sau 10 ngày phun thuốc.
20


2.3. Những tồn tại của việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật
Sử dụng thuốc hóa học trừ dịch hại có thể gây ra các tác động xấu đối với sản
xuất nông nghiệp và với môi trường sống:
Các loại thuốc hóa học dù ít hay nhiều đều có hại đối với người, gia súc và
các hoạt động có ích khác. Đối với người, thuốc có thể gây độc cấp tính (mẫn
ngứa, khó thở, đau mắt..có thể gây chết người) và độc mãn tính dẫn đến các
bệnh đau dạ dày, suy nhược thần kinh có thể gây ung thư. Theo tổ chức y tế thế
giới (WHO), năm 1987 ở các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và
Thái Lan, tỉ lệ người có sử dụng thuốc trừ sâu bị ngộ độc do thuốc chiếm tới
11,9 - 19,4%.
Các gia súc, gia cầm và các động vật có ích khác như tôm, cá, ong mật,
chim...đều có thể bị độc hại bởi thuốc trừ sâu.
Tiêu diệt các thiên địch của sâu hại. Tác hại to lớn về mặt này do thuốc trừ

sâu gây ra sẽ được đề cập cụ thể vào phần sau.
Làm hình thành các loài sâu chống thuốc. Thực tế cho thấy ngày càng có
nhiều loài sâu hại chống thuốc làm cho liều lượng thuốc sử dụng phải tăng lên,
gây tốn kém và ô nhiễm môi trường. Ở nước ta, trường hợp sâu tơ hại rau, sâu
xanh da láng hại đậu chống thuốc là những dẫn chứng rất điển hình, đáng phải
chú ý.Người ta cũng nhận thấy ở những nơi dùng thuốc trừ sâu nhiều thường làm
cho nhện đỏ phát triển trở thành đối tượng gây hại chủ yếu. Dùng nhiều thuốc trừ
cỏ 2,4D để diệt cỏ cói, lác và lá rộng sẽ làm cỏ hòa bản phát triển mạnh.
Gây hiện tượng tái của dịch hại. Có nhiều trường hợp năm đầu sử dụng
thuốc hóa học, dịch hạ cói giảm đi. Nhưng trong những năm tiếp theo mặc dù
lượng thuốc sử dụng nhiều lên nhưng mật độ dịch hại không giảm mà lại tăng
hơn trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do dùng nhiều thuốc hóa học đã
gây nên mất cân bằng sinh thái, do thiên địch bị giảm xuống sút, hình thành các
loài dịch hại chống thuốc, kích thích các cá thể còn sống sót sinh sản nhiều hơn.
Gây nhiễm độc môi trường sống. Thống kê cho thấy không phải tất cả
lượng thuốc BVTV được sử dụng đều đạt mục đích diệt sâu hại. Theo Lê Văn
Khoa, có khoảng 50% thuốc trừ sâu phun cho cây bị rơi xuống đất. Thuốc trừ
sâu rơi vào đất sẽ biến đổi theo nhiều hướng: rửa trôi, bay hơi, phân hủy sinh
học, thực vật hấp thụ....Do đó dư lượng thuốc lớn có trong đất canh tác có sử
dụng thuốc, trong nước và trong động thực vật cũng vậy. Đây là mối đe dọa lớn
cho sức khỏe con người, vì thuốc trừ sâu đã bị lôi cuốn vào chuỗi thức ăn tự
nhiên (Hoàng Trọng Tỷ Nhân, 2006) [12].
21


Để lại dư lượng trong nông sản phẩm. Các loại thuốc đều có thể để lại một
lượng nhất định trong cây trồng trong một thời gian sau khi phun. Dư lượng này
trong nông phẩm có thể làm hại đến sức khỏe của người sử dụng nông phẩm. Dư
lượng của thuốc, nhất là thuốc nhóm Clo hữu cơ, còn ảnh hưởng đến chất lượng
nông sản, gây có mùi khó chịu. Ở nước ta, qua kiểm tra gần đây trên các loại

rau, đậu bán ở các chợ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều phát hiện dư
lượng thuốc trừ sâu rất cao, vượt quá rất nhiều dư lượng tối đa cho phép. Hiện
tượng người rau mua từ các chợ về bị ngộ độc thuốc trừ sâu đã xảy ra ở nhiều nơi,
có trường hợp bị thiệt mạng. Năm 2002, Chi cục Bảo vệ thực vật T.P Hồ Chí
Minh kiểm tra 538 mẫu rau ở các chợ trong thành phố phát hiện 67 mẫu (12,45%)
có dư lượng thuốc BVTV cao quá mức cho phép có thể gây ngộ độc cho người ăn
(Nguyễn Mạnh Chinh, 2011) [4]. Kiểm tra các mẫu rau xanh trong vụ đông xuân,
Chi cục BVTV Hà Nội cho biết có hơn 60% mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV
nhóm Carbamat và vượt ngưỡng cho phép (Trần Khắc Thi, 2009) [16].
Bộ Y tế cho biết, trong hai năm 2001 - 2002 tại các tỉnh phía Nam có hơn
600 trường hợp ngộ độc do ăn rau có hóa chất BVTV phải đi cấp cứu, ngoài ra
lượng tồn dư không gây ngộ độc cấp tính còn khá phổ biến. Kết quả xét nghiệm
sữa của 47 bà mẹ đang cho con bú tại một huyện ngoại thành Hà Nội thì có 4
trường hợp có dư lượng hóa chất BVTV nhóm lân hữ cơ từ 0,2 - 0,5 mg/lít (Trần
Khắc Thi 2009) [16].
2.4. Đặc điểm các loại thuốc sử dụng trong nghiên cứu
2.4.1. Victory 585EC
Victory 585EC là thuốc trừ sâu hỗn hợp gồm hai hoạt chất Cypermethrin và
Chlorpyrifos ethyl. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi và có tác
dụng phòng trừ sâu ăn lá, đục thân, đục quả, rầy, rệp hại lúa, ngô, đậu, cây ăn
quả và cây công nghiệp.
Cypermethrin là thuốc kỹ thuật ở dạng đặc, điểm nóng chảy 60 – 80°C,
điểm cháy 115,6°C, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như
methanol, acetone, xylene, methylene dichloride. Thuốc tương đối bền trong
môi trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân trong môi trường kiềm, không ăn
mòn kim loại. Cypermethrin thuộc nhóm độc II, LD 50 qua miệng 250 mg/kg,
LD50 qua da 1600 mg/kg. Độc với cá, độc với ong. Thời gian cách ly với rau ăn
lá 7 ngày, rau ăn quả 3 ngày, bắp cải 14 ngày và hành 21 ngày.
Chlorpyrifos ethyl là thuốc kỹ thuật dạng tinh thể màu trắng, điểm nóng
chảy 41°C, rất ít tan trong nước (2 ppm ở 25°C), tan trong acetone, benzene,

22


chloroform, ethanol và nhiều dung môi hữu cơ khác. Dễ phân hủy trong môi
trường kiềm và nhiệt độ cao. Chlorpyrifos ethyl thuộc nhóm độc II, LD 50 qua
miệng 96 – 270 mg/kg, LD50 qua da 2000 mg/kg. Tương đối độc với ong và cá.
Thời gian cách ly 14 ngày.
2.4.2. Vicondor 50EC
Vicondor 50EC là thuốc trừ sâu với hoạt chất Imidacloprid. Thuốc có tác
động tiếp xúc, vị độc và nội hấp mạnh. Khi phun vào cây, thuốc được hấp thu
nhanh chóng và có tính hướng ngọn. Thuốc đặc trị nhóm chích hút như bọ trĩ, bọ
phấn, rầy mềm, các loại rầy hại lúa; không trừ được nhện đỏ và tuyến trùng.
Imidacloprid là thuốc kỹ thuật dạng tinh thể không màu, với một mùi đặc
trưng yếu, điểm nóng chảy 144°C, hòa tan trong nước (610mg/l) ở 20°C.
Imidaclorid thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 131 – 450 mg/kg, LD50 qua da
>5000 mg/kg. Thuốc không độc với cá và ít độc với ong.
2.4.3. Penalty 40WP
Penalty 40WP là thuốc trừ sâu hỗn hợp gồm hai hoạt chất Acetamiprid và
Buprofezin. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, xông hơi yếu không lưu dẫn.
Thuốc đặc trị rầy nâu, rầy lưng trắng trên lúa.
Acetamiprid là thuốc kỹ thuật ở dạng rắn, không màu, không mùi, tan trong
nước (4200 mg/l) ở 25°C; dễ tan trong các dung môi acetone, methanol, ethanol,
dichloromethane; bền với ánh sáng, thủy phân chậm ở pH=9 và nhiệt độ 45°C.
Acetamiprid thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 650 mg/kg, LD50 qua da >
2000 mg/kg, LC50 qua đường thở (3 giờ) trên chuột > 4.90 mg/l khí. Độc tính
thấp đối với cá, ít ảnh hưởng đến ong.
Buprofezin là thuốc kỹ thuật ở dạng tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy
là 104,5 – 105,51°C; tan trong nước (0,9 mg/l), cloroform (520 g/l), benzen (370
g/l), toluen (320 g/l), acetone (240 g/l), ethanol (80 g/l) ở 25°C; bền với nhiệt độ
và ánh sáng. Buprofezin thuộc nhóm độc III, LD 50 qua miệng 1000 mg/kg,

LD550 qua da >5000 mg/kg.
2.4.4. Wofara 300WG
Wofara 300WG là thuốc trừ sâu hỗn hợp gồm hai hoạt chất Thiamethoxam
và Imidacloprid. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Thuốc Trừ được
nhiều loại sâu chích hút, đục thân, ăn lá, đặc biệt là rầy, rệp.

23


Thiamethoxam là thuốc kỹ thuật ở bột lkết tinh không màu, tan trong nước
(4,1 g/l) ở 25°C; bền với nhiệt độ và ánh sáng. Thiamethoxam thuộc nhóm độc
III, LD50 qua miệng 1563 mg/kg.
Imidacloprid là thuốc kỹ thuật dạng tinh thể không màu, với một mùi đặc
trưng yếu, điểm nóng chảy 144°C, hòa tan trong nước (610 mg/l) ở 20°C.
Imidaclorid thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 131 – 450 mg/kg, LD50 qua da
>5000 mg/kg. Thuốc không độc với cá và ít độc với ong.

24


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
- Giống lúa TN1 dùng làm thức ăn để nhân nuôi rầy;
- Các loại rầy hại lúa;
- Các giống lúa gieo trồng phổ biến tại ..... .... ....;
- Các loại thuốc BVTV trừ rầy hại lúa (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Các loại thuốc sử dụng trong nghiên cứu
STT


1

2

3

4

Tên

Hoạt chất/

thương mại

Thành phần

Victory 585EC

Vicondor 50EC

Penalty 40WP

Wofara 300WG

Cypermethrin
Chlorpyrifos ethyl
Imidacloprid
Acetamiprid
Buprofezin

Thiamethoxam
Imidacloprid

Nhà sản
xuất/Nguồn
gốc thuốc

Cơ chế tác động

Công ty CP
BVTV 1
Trung ương

Vị độc, tiếp xúc và
xông hơi cực
mạnh, kéo dài

Công ty CP
Tiếp xúc, vị độc và
thuốc sát trùng
nội hấp mạnh
Việt Nam
Công ty
TNHH ADC

Tiếp xúc, vị độc,
xông hơi yếu
không lưu dẫn

Công ty CP

Tiếp xúc, vị độc và
vật tư BVTV
lưu dẫn
Hà Nội

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Thời gian:
- Thí nghiệm trong phòng: từ tháng 3 đến tháng 5 năm ....
- Thí nghiệm nhà lưới và điều tra rầy trên đồng ruộng: vụ Hè Thu ....
* Địa điểm:
- Phường …., tỉnh ..... .... ....;
- Nhà lưới ….. ;
25


×