Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

điều tra thành phần côn trùng và nhện gây hại trên hoa lan đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện đỏ tenuipalpus pacificus baker gây hại trên giống lan dendrobium tại tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 68 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




NGUYỄN VĂN LÝ





ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG VÀ NHỆN
GÂY HẠI TRÊN HOA LAN - ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC
CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI NHỆN ĐỎ
TENUIPALPUS PACIFICUS BAKER GÂY HẠI TRÊN
GIỐNG LAN DENDROBIUM TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP



Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT










Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT



Tên đề tài:
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG VÀ NHỆN
GÂY HẠI TRÊN HOA LAN - ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC
CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI NHỆN ĐỎ
TENUIPALPUS PACIFICUS BAKER GÂY HẠI TRÊN
GIỐNG LAN DENDROBIUM TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP





Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. LÊ VĂN VÀNG Nguyễn Văn Lý

KS. CHÂU NGUYỄN QUỐC KHÁNH MSSV: 3103632
Lớp: TT1073A1






Cần Thơ, 2013
i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận đã chấp nhận Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài “Điều tra thành phần
côn trùng và nhện gây hại trên hoa lan - Đánh giá hiệu lực của một số loại
thuốc đối với nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Baker gây hại trên giống lan
Dendrobium tại tỉnh Đồng Tháp”.
Do sinh viên Nguyễn Văn Lý thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm 2013
Cán bộ hướng dẫn


TS. Lê Văn Vàng


KS. Châu Nguyễn Quốc Khánh













ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
-O0O-


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài
“Điều tra thành phần côn trùng và nhện gây hại trên hoa lan - Đánh giá hiệu
lực của một số loại thuốc đối với nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Baker gây hại
trên giống lan Dendrobium tại tỉnh Đồng Tháp”



Được thực hiện từ 5/2013 – 11/2013 do sinh viên Nguyễn Văn Lý thực hiện và bảo
vệ trước hội đồng ngày……tháng……năm 2013.

Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:



Ý kiến của hội đồng chấm luận văn:




Duyệt khoa Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Trưởng Khoa Nông Nghiệp và SHƯD Chủ tịch hội đồng








iii

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN LÝ
Ngày tháng năm sinh: 15/07/1991
Dân tộc: kinh
Con ông: NGUYỄN VĂN QUẮN
Con bà: NGUYỄN THỊ VEN
Quê quán: TX Tân Châu, tỉnh An Giang
Tóm tắt quá trình học tập:
 Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009 tại trường Trung Học Phổ Thông
Nguyễn Quang Diêu, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
 Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2010, học ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa

36 (2010 - 2014) thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học
Cần Thơ.

















iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn




Nguyễn Văn Lý




























v

LỜI CẢM ƠN

Thành kính nhớ ơn Ba Mẹ đã chăm lo cho con mọi điều trong cuộc sống để
con đạt được những thành quả tốt đẹp như hôm nay.
Em xin chân thành ghi ơn Ts. Lê Văn Vàng và Ks. Châu Nguyễn Quốc
Khánh là giáo viên hướng dẫn đã tận tình truyền đạt, dạy bảo và hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, đặc biệt là thầy cô bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã quan tâm, truyền
đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
Thành thật biết ơn!
 Chị Trang đã cùng em thực hiện và chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong
quá trình thực hiện đề tài.
 Các bạn Nhớ, Trương, Để, Lộc, Thanh và các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật
K36 cùng em Bon, anh An đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình điều tra
để hoàn thành đề tài.




Nguyễn Văn Lý
















vi

Nguyễn Văn Lý, 2013. “Điều tra thành phần côn trùng và nhện gây hại trên hoa
lan - Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện đỏ Tenuipalpus
pacificus Baker gây hại trên giống lan Dendrobium tại tỉnh Đồng Tháp”. Luận
văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Lê Văn Vàng và Ks.
Châu Nguyễn Quốc Khánh.

TÓM LƯỢC

Bằng phương pháp điều tra nông dân và khảo sát trực tiếp trên các vườn lan
tại tỉnh Đồng Tháp từ tháng 5/2013 đến tháng 11/2013 cho thấy:
Nông dân trồng lan tại tỉnh Đồng Tháp với số hộ có thời gian canh tác từ 1
năm đến 5 năm chiếm 60%, chỉ có 20% số hộ có thời gian canh tác trên 5 năm.
Giống trồng chính là giống Dendrobium, nguồn giống chủ yếu là nhập nội từ Thái
Lan chiếm 80% số hộ. Nông dân trồng chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm bản thân và
thông qua việc giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Có đến 60% số hộ chưa
tham gia lớp tập huấn IPM nên việc phòng trừ dịch hại chủ yếu dựa vào việc phun
ngừa định kỳ chiếm đến 73%. Do đó, áp lực phun thuốc phòng trừ dich hại của nhà
vườn là rất cao và tốn rất nhiều chi phí.
Kết quả điều tra ngoài đồng ghi nhận có 6 loài côn trùng và 1 loài nhện gây

hại thuộc 5 bộ Homoptera, Diptera, Thysanoptera, Lepidoptera và Acari hiện diện
trên cây hoa lan đã khảo sát và 2 loài thuộc lớp chân bụng (Gastropoda). Những loài
gây hại quan trọng và phổ biến trên hoa lan bao gồm muỗi đục hoa Contarinia
maculipennis Felt (Cecidomyiidae) và nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Baker
(Tenuipalpidae) đây là những loài khó phòng trị và gây thiệt hai nặng nhất trên cây
hoa lan. Bên cạnh đó, ốc sên cũng là một đối tượng xuất hiện gây hại khá phổ biến
trên hoa lan.
Nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Baker khá mẫn cảm với các loại thuốc BVTV
thử nghiệm. Hiệu quả nhất là các loại thuốc dầu khoáng SK Enspray 99EC, Takare
2EC, Nissorun 5EC. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, chỉ sau 5 giờ xử lý độ hữu
hiệu của dầu khoáng SK Enspray 99EC, Takare 2EC đạt 100%. Với điều kiện nhà
lưới chỉ có dầu khoáng SK Enspray 99EC, Takare 2EC, và Nissorun 5EC vẫn cho
hiệu quả phòng trị cao. Khi khảo sát thực tế trên vườn các loại thuốc này vẫn cho
hiêu quả phòng trị tốt, dầu khoáng SK Enspray 99EC (Petroleum Spray oil) độ hữu
hiệu đạt 97,6%, Takare 2EC (Karanjin) độ hữu hiệu đạt 85,1%, Nissorun5EC
(Hexythiazox) độ hữu hiệu đạt 79,8%.



vii

MỤC LỤC

Nội dung trang
Tiểu sử cá nhân iii
Lời cam đoan iv
Lời cảm ơn v
Tóm lược vi
Mục lục vii
Danh sách chữ viết tắt x

Danh sách bảng xi
Danh sách hình xii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY HOA LAN 2
1.1.1 Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa lan ở Việt Nam 2
1.1.2 Đặc điểm thực vật họ lan 2
1.1.2.1 Phân loại thực vật học 2
1.1.2.2 Một số yêu cầu ngoại cảnh 2
1.1.3 Một số giống lan được trồng phổ biến ở Việt Nam 3
1.1.3.1 Lan Dendrobium 3
1.1.3.2 Lan Mokara 3
1.1.3.3 Lan Cattlaya 4
1.2 MỘT SỐ LOÀI CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI CHỦ YẾU TRÊN
HOA LAN 4
1.2.1 Nhện Tenuipalpus pacificus Baker (Tenuipalpidace – Acari) 5
1.2.1.1 Một số đặc điểm hình thái 6
1.2.1.2 Đặc điểm và khả năng gây hại của nhện Tenuipalpus
pacificus Baker 7
1.2.1.3 Biện pháp phòng trị 9
viii

1.2.2 Muỗi Contarinia maculipennis Felt (Diptera: Cecidomyidae) 9
1.2.3 Bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan 11
1.2.4 Bọ trĩ Echinothrips sp. 11
1.2.5 Rệp sáp Parlatoria proteus Curtis (Diaspidae) 12
1.2.6 Rệp sáp Planococcus citri (Pseudococcidae) 12
1.3 ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC BVTV 12
1.3.1 Takare 2EC 12

1.3.2 Dầu kháng SK Enspray 99EC 13
1.3.3 Map Green 6AS 15
1.3.4 Nissorun 5EC 15
1.3.5 Admire 50EC 16
1.3.6 Sulfaron 250EC 16
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 18
2.1 PHƯƠNG TIỆN 18
2.1.1 Thời gian và địa điểm 18
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 18
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.2.1 Điều tra về tình hình canh tác và một số dịch hại trên các vườn
lan tại tỉnh Đồng Tháp 18
2.2.1.1 Điều tra nông dân 19
2.2.1.2 Điều tra ngoài đồng 19
2.2.2 Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc đối với nhện
Tenuipalpus pacificus Baker gây hại trên giống lan Dendrobium 20
2.2.2.1 Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc đối với nhện
Tenuipalpus pacificus Baker trong điều kiện phòng thí
nghiệm 20
2.2.2.2 Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc đối với nhện
Tenuipalpus pacificus Baker trong điều kiện nhà lưới 22
ix

2.2.2.3 Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc đối với nhện
Tenuipalpus pacificus Baker tại vườn Lan Bảy Danh thuộc
TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 23
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NÔNG DÂN 24
3.1.1 Tình hình canh tác hoa lan tại tỉnh Đồng Tháp 24
3.1.2 Kỹ thuật canh tác 25

3.1.3. Thành phần côn trùng, nhện và động vật thân mềm gây hại theo
ghi nhận của nông dân 30
3.2 THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG, NHỆN VÀ ĐỘNG VẬT
THÂN MỀM GÂY HẠI TRÊN HOA LAN TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
QUA KHẢO SÁT THỰC TẾ ĐIỀU TRA TRÊN VƯỜN 31
3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI
NHỆN TENUIPALPUS PACIFICUS BAKER GÂY HẠI TRÊN
GIỐNG LAN DENDROBIUM 34
3.3.1 Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện
Tenuipalpus pacificus Baker trong điều kiện phòng thí nghiệm 34
3.3.2 Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện
Tenuipalpus pacificus Baker trong điều kiện nhà lưới 36
3.3.3 Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện
Tenuipalpus pacificus Baker thực tế trên vườn 37
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40
Tài liệu tham khảo 41
Phụ lục










x

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT


ĐHCT: Đại Học Cần Thơ
NN & SHƯD: Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
GS: Giáo Sư
TP: thành phố
TX: thị xã
BVTV: bảo vệ thực vật
NT1: nghiệm thức 1
NT2: nghiệm thức 2
NT3: nghiệm thức 3
NT4: nghiệm thức 4
NT5: nghiệm thức 5
NT6: nghiệm thức 6




















xi

DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tên bảng trang
2.1 Nồng độ sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc của các loại
thuốc BVTV đối với nhện Tenuipalpus pacificus Baker trên lan 21
3.1 Đặc điểm chung của vườn điều tra 24
3.2 Tỉ lệ số hộ có tham dự các lớp tập huấn và IPM 25
3.3 Tỉ lệ số hộ điều tra theo giống và nguồn giống 26
3.4 Một số đặc điểm canh tác của các hộ đã điều tra 27
3.5 Tỉ lệ số hộ điều tra theo việc tưới nước cho lan 27
3.6 Tỉ lệ số hộ điều tra theo việc bón phân 29
3.7 Tỉ lệ số hộ điều tra theo việc phun thuốc BVTV 30
3.8 Thành phần loài gây hại theo ghi nhận của nông dân 31
3.9 Thành phần loài côn trùng, nhện và động vật thân mềm gây hại trên
hoa lan 33
3.10 Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với nhện Tenuipalpus
pacificus Baker trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, 5/2013
(T(
0
C): 31 - 34; H(%): 70 - 80) 34
3.11 Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với nhện Tenuipalpus
pacificus Baker trong điều kiện nhà lưới, ĐHCT, 5/2013 (T(
0
C): 36
- 40; H(%): 45 - 55) 36
3.12 Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với nhện Tenuipalpus

pacificus Baker tại vườn Lan Bảy Danh, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp,
6/2013 37








xii

DANH SÁCH HÌNH

Hình Tên hình Trang
1.1 Nhện Tenuipalpus pacificus [ Nguồn: Mishustin Ruslan I] 7
1.2 Muỗi Contarinia maculipennis Felt 10
2.1 Hình bố trí thí nghiệm thử thuốc trong phòng thí nghiệm 21
3.1 Hhiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với nhện
Tenuipalpus pacificus Baker trong điều kiện phòng thí
nghiệm, ĐHCT, 5/2013 35
3.2 Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với nhện
Tenuipalpus pacificus Baker trong điều kiện nhà lưới, ĐHCT,
5/2013 37
3.3 Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với nhện
Tenuipalpus pacificus Baker tại vườn Lan Bảy Danh, TP Cao
Lãnh, Đồng Tháp, 6/2013 38


1


MỞ ĐẦU

Hoa lan hiện nay đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, mang lại nguồn lợi
kinh tế cao cho nhiều quốc gia. Thái Lan là nước xuất khẩu lan đứng đầu thế giới,
với sản phẩm chủ lực là hoa lan cắt cành Dendrobium, hàng năm doanh thu từ xuất
khẩu đạt trên 70 triệu USD (Office of Agriculture Economic, 2005). Ở nước ta các
giống lan thương phẩm phổ biến là Mokara, Aranda, Oncidium và đặc biệt là
Dendrobium. Chúng cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước với nhiều hình
thức: hoa cắt cành, cây trong chậu, lẵng hoa, vòng hoa,…(Nguyễn Công Nghiệp,
1999).
Trong điều kiện kinh tế phát triển hiện nay, nhu cầu về văn hóa tinh thần
ngày càng trở nên thiết yếu, chính vì thế hoa kiểng nói chung và hoa phong lan nói
riêng đã và đang được tiêu thụ ngày càng nhiều. Với nhu cầu ngày càng cao của thị
trường, nhiều nông dân đã đẩy mạnh đầu tư, nhiều vườn hoa phong lan xuất hiện ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Song song với
sự phát triển về diện tích thì tình hình dịch hại cũng ngày càng trở nên phổ biến trên
hoa lan. Với sự cạnh tranh ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế hiện
nay, để có thể trồng hoa lan đạt hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi người trồng hoa phải
có kiến thức về giống kỹ thuật trồng và biện pháp phòng trừ dịch hại. Tuy nhiên
trong thời gian qua, những tài liệu, thông tin liên quan đến tình hình dịch hại cũng
như biện pháp phòng trừ một cách hiệu quả các loài dịch hại trên hoa kiểng nói
chung và trên hoa lan nói riêng còn rất hạn chế.
Trên thực tế đó, đề tài “Điều tra thành phần côn trùng và nhện gây hại
trên hoa lan - Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện đỏ
Tenuipalpus pacificus Baker gây hại trên giống lan Dendrobium tại tỉnh Đồng
Tháp” được thực hiện nhằm bước đầu nghiên cứu, đặc nền tảng cho những nghiên
cứu sâu sau này, để xây dựng quy trình quản lý dịch hại trên hoa phong lan có hiệu
quả tốt nhất, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình quản lý dịch hại tổng
hợp trên hoa kiểng giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng hoa kiểng

nói chung và hoa lan nói riêng.






2

Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY HOA LAN
1.1.1 Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa lan ở Vi ệt Nam
Trong thế giới loài hoa, phong lan không chỉ mang vẻ đẹp đài cát, sang trọng
nhưng ấm áp, gần gũi mà nó còn chất chứa trong mình một giá trị tìm ẩn, luôn mới
lạ luôn hấp dẫn người chơi lòng say mê, khám phá loài hoa vương giả này. Với sự
phong phú về hình dạng, màu sắc và đặc tính lâu tàn, hoa lan được ưa chuộng hơn
các loài hoa khác. Những năm gần đây, hoa lan được xuất khẩu như một ngành
thương mại và được phát triển nhanh ra nhiều nước, được gây trồng, lai tạo ra nhiều
giống lan mới độc đáo, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (Nguyễn Xuân
Linh, 1998). Phong lan là giống cây trồng có đặc điểm sinh trưởng phù hợp với điều
kiện tự nhiên và khí hậu ở Việt Nam. Với khoảng hơn 755 loài lan hiện có và rất
nhiều giống lan mới được lai tạo, Việt Nam có tiềm năng trở thành nước sản xuất
lan lớn trong khu vực. Tuy nhiên, một thực tế còn tồn tại hiện nay là Việt Nam hằng
năm phải mất hàng tỷ đồng để nhập phong lan từ các nước láng giềng để đáp ứng
nhu cầu nội địa. Trong những tháng đầu năm 2007, theo số liệu thống kê của Tổng
cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu phong lan cắt cành qua đường chính ngạch
trong tháng 2/2007 là 26,5 nghìn USD. Lan cắt cành ở nước ta chủ yếu nhập khẩu
từ các nước Đông Nam Á, với giá biến động từ 0,05 – 0,15 USD/cành.
1.1.2 Đặc điểm thực vật họ lan

1.1.2.1 Phân loại thực vật học (Hoàng Thị Sản, 2003)
Cây hoa lan được phân loại thực vật học như sau:
Ngành: hạt kín (Angiospermae)
Lớp: một lá mầm (Monocotyledonae)
Phân lớp: hành (Liliidae)
Họ: lan (Orchidaceae)
1.1.2.2 Một số yêu cầu ngoại cảnh
Cây hoa lan với khoảng 25.000 loài khác nhau phân bố khắp nơi trên trái đất
nên có yêu cầu về nhiệt độ và ánh sáng rất rộng. Nhiệt độ cần thiết dao động từ
13
0
C đến 21
0
C tùy theo xuất xứ mỗi loài, nhóm lan có nguồn gốc nhiệt đới cần
nhiệt độ từ 18,5
0
C đến 21
0
C và 100% ánh sáng trực tiếp, nhóm lan ưa sáng trung
bình thì cần 50% – 80% ánh sáng, nhóm ưa ánh sáng yếu thì cần khoảng 30%
(Nguyễn Xuân Linh, 2000).

3

Độ ẩm cần thiết cho cây hoa lan là sự tương hợp giữa các độ ẩm của vùng,
của vườn trồng lan và ẩm độ chậu trồng. Điều khiển ẩm độ qua liều lượng nước tưới
cho lan thường rất được chú trọng. Bên cạnh đó, yếu tố độ thông thoáng và chất
dinh dưỡng đa vi lượng cũng cần được chú ý rất nhiều (Nguyễn Xuân Linh, 2000).
1.1.3 Một số giống lan được trồng phổ biến ở Vi ệt Nam
1.1.3.1 Lan Dendrobium

Tên Dendrobium có nguồn gốc từ Hy Lạp. Dendro có nghĩa là cây và bios là
sống nên Dendrobium được hiểu là giống lan sống trên cây (Dương Công kiên,
2006). Dendrobium rất phong phú về chủng loại, có đến 16.000 loài phân bố dài từ
Triều Tiên, Nhật Bản sang Đông Dương, Malaysia, Indonesia đến Australia, New
Zealand và các đảo Polynesia (Trần Hợp, 1998).
Ở Việt Nam giống này có khảng 100 loài, chúng được phân biệt với nhau
khá phức tạp bằng thân (củ giả), lá, hoa,…
Theo Kang (1979) Dendrobium có thể chia làm 3 nhóm đặc trưng về sinh lý
sinh và thái như sau:
 Loại có lá luôn xanh: cần nhiệt độ trung bình đến ấm, ẩm độ 50 – 60%, nước
đủ ẩm để rễ phát triển. Ví dụ: Dendrobium phalaenopsis, Dendrobium discolor,…
 Loại rụng lá hoặc không: cần nhiệt độ trung bình đến ấm, cần thời gian khô
ráo (rụng lá) trước khi ra hoa. Ví dụ: Dendrobium aggregatum,…
 Loại rụng lá: phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình đếm ấm nhưng
đòi hỏi có từ 6 – 8 tuần lễ ban đêm nhiệt độ từ 50 – 70
0
F (9 – 12
0
C) để ra hoa.
Dendrobium rất phong phú về màu sắc và dạng hoa, được chọn làm giống
chủ đạo trong ngành sản xuất lan cắt cành do có những ưu điểm: siêng bông, cho
nhiều cành hoa, số lượng hoa trên một cành nhiều (tối thiểu 10 hoa/cành), có phổ
khí hậu rộng; số lượng loài rất lớn nên chủng loại sản phẩm đa dạng, dễ thay đổi
theo thị hiếu của thị trường nên loại hoa cắt cành này rất được ưu chuộng ở thị
trường Châu Á (Nguyễn Công Nghiệp, 1999).
1.1.3.2 Lan Mokara
Mokara là nhóm giống hoa được lai tạo từ các giống: Arachnis x Vanda x
Ascocentrum. Nhóm giống này có đặc điểm tương tự như nhóm Vanda là loài lan
đơn thân, thân hình trụ dài tiếp tục mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình
lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân. Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân,

phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa cỡ trung bình đến lớn,
cánh đài của hoa rất lớn. Hoa có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ,
cam, vàng nâu, xanh. Trên cánh hoa thường có chấm, có đốm hoặc hình carô rất

4

đẹp. Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do siêng ra
hoa, có thể đạt 6 – 8 phát hoa/năm.
Về chế độ tưới hàng ngày nhất là vào mùa nắng nên đảm bảo tưới hai lần
mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều mát. Đối với những ngày có sương hoặc hơi
lạnh có thể tưới sớm để rửa lá trước khi mặt trời mọc.
Nhóm lan Mokara ít bị sâu phá hoại, chủ yếu là theo dõi nếu có kiến quá
nhiều thì nên phun thuốc trừ sâu với nồng độ loãng để diệt kiến. Một số vườn lan
trồng giống này có xuất hiện rệp vẩy cũng cần phải theo dõi và phun thuốc. Lan
Mokara cũng dễ bị bệnh đốm lá nên cần theo dõi vườn để phát hiện bệnh.
( />lan-mokara)
1.1.3.3 Lan Cattlaya (theo Huỳnh Văn Thới, 1996)
Lan Cattlaya còn gọi là Cát lan. Cũng như Dendrobium, lan Cattlaya cũng
đa thân, nhưng giả hành mập và lùn hơn, phát trển theo chiều ngang, lúc còn non có
bẹ màu xanh bọc lại, lúc lớn lên bẹ khô lại và rụng đi. Thường trên đỉnh giả hành có
1 đến 2 lá to, chính giữa có một lưỡi mèo bao bọc lấy phát hoa, phát hoa vượt lên và
xuyên qua lưỡi mèo để trổ hoa. Lan Cattlaya được phân ra làm hai nhóm:
 Nhóm 1 lá, giả hành chỉ có một lá và chỉ ra có 1, 2 hoa rất to và rất đẹp.
 Nhóm 2 lá, mỗi giả hành có 2 lá, có hoa chùm 5, 7 hoa, nhưng hoa nhỏ hơn.
Lan Cattlaya có khuyết điểm là hoa chóng tàn, độ 1, 2 tuần lễ là tàn, nhưng
có loại cho hoa có mùi hương rất thơm.
Nhiệt độ lý tưởng của một số loài Cattlaya là 21
0
C, nhưng cũng có loài chịu
đến 30

0
C. Muốn biết loại Cattlaya nào chịu lạnh, loại nào chịu nóng thì xem chữ
đầu của tên như SC, SLC là các giống chịu lạnh, còn các giống có chữ đầu là C, LC,
BC, BLC,BSLC là lan chịu nóng. Ẩm độ lý tưởng là từ 40 – 70%, vì vậy mỗi ngày
nên tưới nước 2 lần trừ ngày mưa. Giả hành Cattlaya mập có nhiều khả năng giữ
nước, do đó nếu tưới nước ẩm quá sẽ làm thối đọt non.
1.2 MỘT SỐ LOÀI CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI CHỦ YẾU TRÊN HOA
LAN
Sâu bệnh hại cho cây hoa lan thường phát sinh và phát triển trong suốt quá
trình nuôi trồng. Theo kết quả nghiên cứu của Cloyd (2005) về thành phần côn
trùng và nhện hại trên cây phong lan ở Florida ghi nhận ngay cả trong điều kiện
nuôi trồng trong nhà kính, cây phong lan vẫn bị gây hại bởi một số loài gây hại có
kích thước nhỏ bao gồm: các loài thuộc họ rầy mềm (Aphididae) như Aphis
gossypii; rệp sáp phấn Planococcus citri; rệp vẩy gồm Diaspis boisduvalii, Coccus

5

hesperidum; nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae và bù lạch Thrips hawaiiensis
Morgan.
Theo Squire (2005) ngoài các đối tượng đã đề cặp ở trên, cây hoa lan ở Hà
Lan còn có 3 đối tượng gây hại khác đó là nhện đỏ, rệp gỗ và bộ cánh cứng (chưa
có định danh cụ thể). Bên cạnh đó, ốc sên và sên được xem là đối tượng gây hại rất
quan trọng. Sự xuất hiện của các dấu cắn trên lá và nụ hoa cùng với các vệt nhớt dài
trên cây hay trên chậu và sàn đều là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của chúng và rất
khó phòng trừ.
Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000) côn trùng gây hại trên hoa lan ở Việt
Nam gồm 5 loài thuộc 4 bộ khác nhau. Trong đó, kiến là loài không gây hại trực
tiếp mà chúng chỉ giúp phát tán các loài rệp vẩy, một loài gây hại trên lá thường
gặp; gián ít khi tấn công cây sống, đôi khi chúng ăn rễ non hay một vài hoa mềm có
mùi thơm như Cattlaya; bù lạch gây hại tương đối quan trọng, đối tượng còn lại là

ruồi. Một số loài ruồi đẻ trứng trên cánh hoa làm xuất hiện những vệt đen lấm tấm.
Chúng là loài sống bằng cách chích lá, nhất là các lá mềm nên hiếm gặp trên cây
hoa lan.
Theo kết quả khảo sát của Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh (2003) thì
nhóm côn trùng và nhện hại trên cây phong lan tại Việt Nam gồm có 11 loài thuộc 5
bộ khác nhau. Trong đó, các đối tượng nhện gây hại (Tenuipalpus pacificus Baker;
Brevipalpus califomicus; Dolicotetranychus vandegooti; Tetranychus sp.) được
đánh giá là quan trọng và khó phòng trị nhất. Các loài còn lại thuộc nhóm gây hại
tương đối quan trọng bao gồm: bù lạch (Thrips palmi, Dichromothrips corbetti); sâu
xanh da láng và sâu ăn tạp (Spodoptera exgua; Spodoptera litura); bọ cánh cứng hại
hoa (Temapeetoralis); rệp vẩy và rầy (Aphis gossypii Glover).
Theo Lê Thị Tuyết Nhung (2008) thành phần loài côn trùng và nhện gây hại
trên họ phong lan tại thành phố Cần Thơ gồm nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Baker
(Tenuipalpidae), rệp sáp Aonidiella sp. (Diaspididae), rệp sáp Parlatoria sp.
(Diaspididae), rệp sáp giả Pseudococcus sp. (Pseudococcidae), rệp sáp giả Icerya
sp. (Margarodidae), rầy mềm Aphis sp. (Aphididae), họ Flatidae và họ Lymantriidae
(Lepidoptera) mỗi họ cũng có một loài gây hại (chưa định danh).
1.2.1 Nhện Tenuipalpus pacificus Baker (Tenuipalpidace – Acari)
Kết quả nghiên cứu của Baker và Bambara (1994) về nhóm nhện gây hại
thuộc họ Tenuipidae (Acari) ghi nhận có 10 loài khác nhau gây hại trên nhiều loại
đối tượng cây trồng từ cây cảnh, cây ăn trái, rau cải,… Tuy nhiên, đa số trong chúng
gây hại trên họ phong lan (Orchidaceae), những loài gây hại quan trọng ghi nhận ở
Mỹ gồm có: Tenuipalpus orchidarum, Tenuipalpus pacificus, Tenuipalpus
orchidofilo, Brevipalpus onciidi. Một số loài khác như Brevipalpus inornatus cũng

6

gây hại quan trọng trên cây cảnh thân gỗ ở vùng Đông Bắc Mỹ, loài Brevipalpus
phoenicis đặc biệt nghiêm trọng trong điều kiện trồng trong nhà kính trong các đối
tượng thuộc nhóm citrus. Họ Tenuipalpidae (Acari) được phát hiện ở khắp vùng

Bắc Mỹ, một phần Châu Âu, Đông Nam Á và Australia.
Theo Johnson (2003) các loài Tetranychus cinabarinus, Tenuipalpus
orchidarum, Brevipalpus onciidi gây hại cây phong lan ở Hoa Kì nhưng không phổ
biến lắm và chúng gây hại khá chuyên biệt trên mỗi loài lan khác nhau. Ở Brazil
nhện đỏ Tenuipalpus orchidofilo gây hại phổ biến hơn.
Theo Denmark (2006) thì nhện Tenuipalpus pacificus Baker (Tenuipalpidae)
đã gây hại phổ biến trên cây hoa lan được trồng trong điều kiện nhà kính ở Florida.
Được biết loài này cũng hiện diện và gây hại ở Australia, Brazil, Anh, Đức,
Philippin, Panama, Hoa kỳ,…Tập tính sống của loài này rất đặc biệt ở chỗ là chúng
không giăng tơ như các loài nhện hại khác. Đây là loài gây hại chính trên cây lan ở
vùng nhiệt đới và có thể trở thành dịch hại trên nhóm Dương Xỉ (Filicinae).
1.2.1.1 Một số đặc điểm hình thái
 Trứng: có màu vàng cam đến đỏ nhạt, có dạng thuôn dài, được đẻ ở mặt dưới
lá thường dọc theo gân giữa lá, trứng được đẻ rời rạc hoặc đôi, ba. Trứng có kích
thước rất nhỏ không thể quan sát bằng mắt thường, dưới kính hiển vi quang học
trứng có kích thước dài khoảng 135 và rộng khoảng 80 (Lê Thị Tuyết
Nhung, 2008). Theo Denmark (2006) thời gian ủ trứng khoảng 3 tuần tùy thuộc vào
nhiệt độ và ẩm độ, nhiệt độ càng cao thời gian ủ trứng càng ngắn.
 Ấu trùng: vẫn có kích thước rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Màu sắc gần giống như màu sắc của trứng từ vàng cam đến đỏ nhạt, toàn thân gần
như trong suốt. Trong tất cả các giai đoạn phát triển của nhện thì chỉ có duy nhất
giai đoạn ấu trùng tuổi 1 là có 3 cặp chân, các giai đoạn còn lại có 4 cặp chân (Võ
Thị Thu, 2009).
Cơ thể mềm, rất dẹp với một lớp lông tơ ngắn màu trắng phủ ở trên thân và
các chân. Cuối thân cũng có các cặp lông tơ mỏng ngắn hướng về sau. Hai mắt có
màu đỏ nằm cách xa nhau. Ấu trùng thường ít di chuyển, chúng thường bám vào
một vị trí nào đó để gây hại. Chưa thể quan sát phân biệt đực cái trong giai đoạn này
(Lê Thị Tuyết Nhung, 2008). Khi ấu trùng chuẩn bị lột xác qua tuổi mới thì màu sắc
cơ thể sậm đen lại, 2 mép lưng có hai vệt đen khá dài lộ rõ. Nhện có tập quán là
không nhả tơ trong suốt quá trình sống (Võ Thị Thu, 2009)

Theo Charanari et al. (1989) (trích theo Võ Thị Thu, 2009) chu kì phát triển
trung bình của loài Tenuipalpus pacificus Baker trung bình là 23,5


0,27 ngày.
Trong đó giai đoạn trứng chiếm 9,45

0,12 ngày, ấu trùng tuổi 1 trung bình 4,58

7



0,09 ngày, ấu trùng tuổi 2 là 4,51


0,12 ngày, ấu trùng tuổi 3 là 4,66


0,11
ngày trong điều kiện nhiệt độ là 28


2
0
C, ẩm độ 57


3%.
 Nhện trưởng thành: nhện trưởng thành có 4 cặp chân, có thể phân biệt con

đực và con cái thông qua kích thước và hình thái bên ngoài (Lê Thị Tuyết Nhung,
2008). Con cái có chiều dài 316 µm, rộng 157 µm và con đực nhỏ hơn, dài 268 µm,
rộng 141 µm. Toàn thân có màu vàng cam đến gần đỏ, hai mắt màu đỏ. Trên thân
và chân có các sợi tơ cứng, màu trắng gần như trong suốt. Trên lưng ở 2 mép bên có
hai vết dài (gần thành đốm) tới bụng màu đậm hơn các vị trí khác trên cơ thể. Chân
có 5 đốt với những lông tơ màu trắng đính đều ở mỗi đốt. Ở cuối bụng cũng có 4
cặp lông cứng màu trắng đính cân xứng ở hai bên. Trong đó, có một cặp lông dài
hơn các cặp còn lại. Phần bụng con đực có xu hướng cong gần như hình chữ U,
quan sát có vẻ như bị ngắt quảng bởi một viền ngăn ngang ở khoảng giao của phần
đầu ngực và phần bụng. Trong khi toàn thân con cái gần như có hình bầu dục. Bụng
to hơn bụng con đực và cuối bụng chỉ hơi nhọn, phần đầu ngực và bụng không cách
biệt nhiều về kích cỡ chiều ngang (Lê Thị Tuyết Nhung, 2008).
Theo Denmark (2006) ghi nhận con cái trưởng thành có chiều dài 312 µm và
rộng 191 µm, trong khi con đực dài 269 µm, rộng 150 µm. Theo Charanari et al.
(1989) (trích theo Võ Thị Thu, 2009) thì mỗi con cái có thể đẻ trung bình 1,39


0,58 trứng/ngày và 36,6


1,3 trứng trong suốt cuộc đời. Tuổi thọ của con đực là
33,07


0,27 ngày, trong khi tuổi thọ con cái là 31,92


0,72 ngày, tỷ lệ đực cái là
3,74 cái : 1 đực.


Hình 1.1: Nhện Tenuipalpus pacificus [ Nguồn: Mishustin Ruslan I]
A: trứng; B: ấu trùng; C: thành trùng
1.2.1.2 Đặc điểm và khả năng gây hại của nhện Tenuipalpus pacificus Baker
 Đặc điểm gây hại
Theo Squire (2005) vết cạp và vết chích của nhện làm cho lá có những chấm
li ti vàng, bắt đầu từ bên dưới mặt lá sau đó lan dần hết cả lá. Nếu bị nặng lá sẽ ngã
vàng sau đó héo đi và có thể rụng, dễ dàng thấy xác nhện màu trắng rất nhiều bên
dưới mặt lá. Các vết nhâm li ti chuyển sang màu vàng, sau đó đổi thành màu nâu
đến nâu đen và liên kết lại với nhau làm cho lá trở nên xấu xí. Do nhện chích hút
nhựa của lá và các chất diệp lục làm cho lá mất sức sống và dị dạng. Lá bị nhện tấn

8

công mặt trên thường loang lỗ từng mảnh màu vàng trên bề mặt vẫn còn xanh. Khi
quan sát thấy màu ánh bạc ở mặt dưới lá đã hoàn toàn chuyển sang màu nâu đen thì
đa số nhện đã di cư sang một lá mới và tiếp tục gây hại (Lê Thị Tuyết Nhung,
2008).
Nhện tấn công trên cả lá già lẫn non nhưng quan sát thường thấy nhện tấn
công đầu tiên là ở những lá hơi già. Nhện tập trung gây hại mặt dưới lá là chính, khi
phát hiện nhện tấn công cả ở mặt trên và dưới của lá tức là mật số nhện hiện diện rất
cao. Trong điều kiện trồng không đủ thông thoáng thì nhện vẫn tấn công luôn cả
mặt trên của lá dù mật số không cao. Một điều quan trọng là có thể quan sát thấy
nhện trên lá như những chấm nhỏ di động màu đỏ cam (Lê Thị Tuyết Nhung, 2008).
Trên hoa nhện chích hút nhựa hoa làm cho hoa có những chấm màu nâu và
mau tàn. Đối với hoa của giống Dendrobium trong giai đoạn ra hoa, nhện rất thích
bám sau cuống hoa thành các chấm màu đỏ thẫm hoặc màu nâu làm cho hoa giảm
giá trị và mau tàn mặc dù cánh dài, hoa to (Phan Thúc Huân, 2002).
 Khả năng gây hại trên một số giống lan
Theo Lê Thị Tuyết Nhung (2008) nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Baker có
khả năng tấn công trên thân, lá và hoa (chưa thấy tấn công tấn công trên rễ) của cây

lan gồm các giống như Dendrobium, Vanda (dạng lá dài) và Hồ Điệp
(Phalaenopsis). Giống lan Vũ Nữ (Onciidium) và Cattleya chưa phát hiện có sự gây
hại của loài này.
 Đối với giống lan Dendrobium thì nhện Tenuipalpus pacificus thường tập
trung gây hại ở gân giữa lá trước, sau đó tấn công dần ra các mép lá. Rất ít gặp nhện
tấn công và gây hại trên thân của giống lan này (Lê Thị Tuyết Nhung, 2008).
 Trên lan Vanda lá dài thì nhện Tenuipalpus pacificus để lại xác của chúng
màu trắng theo các đường gân nhỏ của lá. Nhện tấn công bất kì vị trí nào trên lá và
thân. Lá bị gây hại nghiêm trọng không rụng nhưng mất hết sức sống và héo khô. Ở
trên thân nhất là ở những vị trí của đầu bẹ lá triệu chứng sau khi nhện tấn công là
các đường chạy dài màu nâu đen cong xuống dưới (Lê Thị Tuyết Nhung, 2008).
 Đối với lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) sự khuyết từng mảnh nhỏ li ti liên tục có
màu trắng ánh bạc ở mặt dưới lá là sự gây hại rất đặc trưng của nhện hại trên giống
lan này. Theo Baker và Bambara (1997) và nhiều tài liệu ghi nhận (trích theo Lê Thị
Tuyết Nhung, 2008) giống lan Phalaenopsis được cho là nhạy cảm nhất với nhện
Tenuipalpus pacificus nên người ta còn gọi loài nhện này là rệp Phalaenopsis. Theo
các tác giả Nguyễn Công Nghiệp, 2000; Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001;
Phan Thúc Huân, 2002 thì vết thương do nhện gây ra trên giống lan Phalaenopsis
dễ tạo điều kiện cho các bệnh vi rút, vi khuẩn nguy hiểm tấn công. Vấn đề lớn của
trồng lan Hồ Điệp là các bệnh thối nhũn do các tác nhân này.

9

1.2.1.3 Biện pháp phòng trị
Theo Johnson (2008) có thể sử dụng cồn, xà phòng, dầu khoáng…trong việc
phòng trừ nhện đỏ trên hoa lan. Bên cạnh đó, nhện phát triển mạnh trong điều kiện
khô ráo, vì vậy có thể tưới ướt, kỹ cho lan trong mùa nắng để giảm thiệt hại do nhện
gây ra.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu rầy thường xuyên sẽ làm cho nhện phát triển
nhiều hơn do thuốc đã tiêu diệt luôn các loài thiên địch, bên cạnh đó là do khả năng

kháng thuốc mạnh mẽ của các loài nhện đỏ gây hại. Vì lẽ đó, nhóm nhện luôn được
xác định là loài gây hại quan trọng, khó kiểm soát. Tiêu diệt chúng nên dùng thuốc
diệt cả con già lẫn trứng. Đồng thời phải luân phiên các loại thuốc sử dụng để nâng
cao hiệu quả phòng trị. Biện pháp phun sương trên lá với nước sạch có thể tránh
được sự gây hại của nhện đỏ. Tuy nhiên, một khi đã xuất hiện chúng rất khó bị tiêu
diệt tận gốc (Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003).
1.2.2 Muỗi Contarinia maculipennis Felt (Diptera: Cecidomyidae)
Muỗi Contarinia maculipennis Felt (Diptera: Cecidomyidae), đã có mặt tại
Hawaii kể từ đầu những năm 1900. Hiện nay, loài muỗi này có thể được tìm thấy
trên tất cả các hòn đảo chính của Hawaii. Ở những nơi khác tại Hoa Kỳ, loài muỗi
này cũng được báo cáo trên hoa lan Dendrobium ở Florida năm 1992 (Theo Hara và
Niino-DuPonte, 2002). Sự gây hại của muỗi thuộc giống Contarinia đã được ghi
nhận trên hoa tại nhiều nơi trên thế giới, một số loài tạo bướu và có tính chuyên biệt
tương đối, ấu trùng muỗi Contarinia maculipennis Felt gây hại trên cây lan
Dendrobium, Phalaenopsis được cho là có nguồn gốc tại Đông Nam Châu Á
(Osborne et al., 2008).
 Ký chủ
Theo Hara và Niino-DuPonte (2002) muỗi Contarinia maculipennis Felt có
phổ ký chủ rộng ít nhất 6 họ thực vật, bao gồm nụ hoa phong lan, dâm bụt. hoa
nhài, cải bắp, cải trắng, cà chua, cà, ớt, khoai tây, và các loại cây cảnh khác.
 Đặc điểm hình thái và sinh học
Theo Hara và Niino-DuPonte (2002) Muỗi Contarinia maculipennis sinh
sản quanh năm ở Hawaii. Thời gian của chu kì từ trứng đến trưởng thành là khoảng
21 đến 28 ngày.
 Trứng: có màu trắng đến màu kem, không thể nhìn thấy bằng mắt thường và
nở trong vòng 24 giờ.
 Ấu trùng: có màu trắng khi mới nở, trưởng thành màu vàng với một ánh
hồng. Giai đoạn ấu trùng kéo dài từ 5 - 7 ngày với chiều dài cơ thể khoảng 1 - 2

10


mm, ấu trùng có khả năng búng mình vài centimet vào không khí để thoát khỏi nụ
và chui xuống đất để hóa nhộng.
 Nhộng: thời gian nhộng kéo dài từ 14 - 21 ngày, khi sắp vũ hóa nhộng
chuyển từ màu vàng trắng sang màu nâu và dần nhôi lên mặt đất để vũ hóa. Nhộng
thường vũ hóa vào lúc chiều tối.
 Thành trùng: muỗi Contarinia maculipennis Felt là rất nhỏ, con đực nhỏ
hơn con cái. Thời gian sống chỉ trong 4 ngày.






Hình 1.2: Muỗi Contarinia maculipennis Felt
A: thành trùng [Nguồn: S. Chun]; B: ấu trùng [Nguồn: Walter Nagamine]
 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Theo Hara và Niino-DuPonte (2002) khi đẻ trứng, thành trùng cái dùng ống
đẻ trứng chèn đẻ trứng vào những nụ hoa còn nhỏ, tránh đẻ vào những nụ ở giai
đoạn cuối và thích đẻ trứng trong chồi nhỏ để đảm bảo một nguồn thức ăn và môi
trường ẩm ướt để ấu trùng nở ra phát triển bình thường. Ấu trùng ăn phá trong
những nụ hoa chưa nở, gây biến dạng, đổi màu nụ và hoa, gây hại sớm, nghiêm
trọng có thể hư cả phát hoa.
Ở Florida, mật số muỗi Contarinia maculipennis trong nhà kính đã giảm số
lượng nhanh chóng trong mùa đông, mặc dù nhiệt độ được duy trì ở 18,3
0
C (65
0
F)
và vườn lan có đủ số lượng chồi (Theo Hara và Niino-DuPonte, 2002).

 Biện pháp phòng trị
Sinh học: theo Hara và Niino-DuPonte ( 2002) cho đến nay, chưa có loài ký
sinh trùng nào có thể kiểm soát được loài này. Thành trùng thì dể bị kẻ thù chung
chẳng hạn như nhện và kiến. Kiến cũng có thể kiểm soát được nhộng trong đất.
Canh tác: loại bỏ những nụ hoa và chồi đã bị nhiễm trên cây, đặt nụ hoa bị
nhiễm trong một túi nhựa hoặc hộp kín để ngăn chặn sự trốn thoát của dòi, vệ sinh
xung quanh khu vực canh tác, tránh trồng những cây ký chủ xung quanh cây trồng
(Theo Hara và Niino-DuPonte, 2002).
B
A

11

Hóa học: chỉ có giai đoạn trưởng thành của muỗi Contarinia maculipennis
Felt là dễ bị ảnh hưởng với thuốc trừ sâu, vì dòi được bảo vệ trong chồi và nhộng
thì ở dưới đất. Một số thuốc trừ sâu có thể áp dụng là phun trên hoa với giai đoạn ấu
trùng cũng như xử lý đất để nhằm mục tiêu giai đoạn nhộng (Theo Hara và Niino-
DuPonte, 2002).
1.2.3 Bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan
Theo Kono và Papp (1977) loài này thường xuất hiện trên hoa của rất nhiều
loài cây trong đó có sự ưa thích đặc biệt với những cây thuộc họ đậu và họ bìm bìm,
chúng phân bố rộng ở vùng có khí hậu nhiệt đới và ôn đới.
Theo Lewis (1973) tuổi đầu tiên của nhộng gọi là tiền nhộng, đây là giai
đoạn trung gian giữa ấu trùng và nhộng thật sự. Giai đoạn này có mầm cánh, không
ăn và bài tiết. Sau khi lột sát thì tiền nhộng trở thành nhộng. Nhộng có râu phát triển
và gập về phía sau đầu. Thrips hawaiiensis chích hút trên lá và hoa. Loài này chỉ ăn
trên hoa của những cây chủ, hoa bị chích hút sẽ có những đốm đỏ, lá bị biến dạng
(Takahashi, 1936). Theo Palmer và Wetton (1987) (trích theo Trần Thị Kim Thúy,
2010). Thrips hawaiiensis có thể thụ phấn cho cây cọ dầu nhưng phần lớn là gây
hại với tỉ lệ rất cao. Ở Ấn Độ, loài này là nguyên nhân gây hại trên cam, quýt. Ở

Thái Lan, chúng gây hại trên cà phê và xoài còn ở Úc thì trên chuối.
Theo Trần Thị Kim Thúy (2010) ấu trùng tuổi 1 trong suốt, khi ấu trùng lớn
hơn, khoảng tuổi 2 thì toàn bộ cơ thể sẽ chuyển sang màu vàng cam, phần bụng có
màu nhạt hơn phần lưng. Râu đầu và chân màu đen nhạt. Mắt kép màu đen, không
quan sát thấy mắt đơn. Thành trùng thì phần đầu và các cặp chân có màu vàng nhạt,
phần ngực cũng có màu vàng nhưng đậm hơn, trong khi đó phần bụng lại có màu
xám và chia thành nhiều khoang xám trắng xen kẻ, đốt thứ 3 màu vàng nhạt, các đốt
còn lại màu xám. Giữa bàn chân có một chấm màu đen. Con đực có kích thước nhỏ
hơn con cái nhưng phần bụng lại có màu đậm hơn. Râu đầu 7 đốt, có cơ quan cảm
giác dạng nón chẻ chạc.
1.2.4 Bọ trĩ Echinothrips sp.
Echinothrips sp. được ghi nhận xuất hiện ở miền đông Hoa Kỳ. Nó đã được
báo cáo là một dịch hại vườn ươm và cây cảnh ở phần phía nam. Theo thí nghiệm
của Georgia, cũng ghi nhận sự hiện diện và gây hại của Echinothrips sp. trên hoa
cúc.
Thành trùng cái Echinothrips sp. dài khoảng 1,6 mm và đực dài khoảng 1,3
mm. Cơ thể có màu nâu sẫm đến đen với màu đỏ giữa các đốt bụng. Đốt 1 và 2 của
râu đầu là màu nâu sẫm, đốt 3 và 4 nhạt màu. Trứng thì được đẻ trong mô thực vật,
dài và có màu trắng. Ngay sau khi nở ấu trùng màu trắng và sau đó chuyển dần sang

×