Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Hình thức và quy cách trình bày tổng kết lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.39 KB, 50 trang )

5
LỜI NÓI ĐẦU
Hình thức và quy cách trình bày tổng kết lịch sử quân sự có vai trò quan
trọng trong hoạt động giáo dục, đào tạo của Trường Sĩ quan Lục quân 1. Góp
phần vào bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, làm tài liệu đào tạo sau đại học; qua
đó, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao trình độ cán bộ và chất lượng nghiên cứu, biên
soạn công trình lịch sử quân sự.
Thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học lịch sử nói chung, lịch sử quân
sự nói riêng luôn luôn phát triển, đã và đang đặt ra những vấn đề khách quan,
đòi hỏi hoạt động nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự phải không ngừng cập
nhật tri thức mới, cả trên bình diện lý luận và thực tiễn, đặc biệt là về phương
pháp tiếp cận và giải quyết những vấn đề thuộc về Lịch sử quân sự. Nhằm đáp
ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn công tác Lịch sử quân sự trong tình hình mới.
Tài liệu trình bày gồm hai chương: Chương 1, những vấn đề chung;
Chương 2, hình thức và quy cách trình bày tổng kết lịch sử quân sự.
Căn cứ biên soạn: Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Giáo trình Lịch
sử quân sự, Tập 1,2, 3, Nxb QĐND, Hà Nội; Viện lịch sử Quân sự Việt Nam,
(2013), Phương pháp nghiên cứu lịch sử quân sự, Nxb QĐND.
Tài liệu dùng cho đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu Lục quân cấp phân
đội, các đối tượng khác có thể nghiên cứu, vận dụng.


6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Phương pháp sử học, phương pháp logic trong nghiên cứu lịch
sử quân sự
1.1.1. Phương pháp lịch sử, phương pháp logic và mối quan hệ biện
chứng giữa hai phương pháp này trong công tác lịch sử
a. Lịch sử và logic
Mỗi sự vật, hiện tượng diễn ra trong thế giới nói chung, trong lĩnh vực


quân sự nói riêng, đều có quá trình nảy sinh, phát triển và tiêu vong. Đó là lịch
sử của sự vật, hiện tượng với toàn bộ tính cụ thể, đa dạng và cũng không phát
hiện được bản chất, quy luật của thê giới, do đó, cũng không có hành động đúng
đế cải tạo thế giới.
Tuy nhiên, khi nêu lên tính thống nhất giữa "lịch sử" và "lôgíc", không có
nghĩa là giữa chúng không có sự khác nhau. Sự khác nhau đó là ở chỗ, "lịch sử"
mang tính cụ thể của sự hình thành, vận động, phát triển của sự vật, còn "lôgíc"
phản ánh "sự vật" dưới hình thức lý luận, khái quát.
Nhận thức khoa học đòi hỏi phải nắm được lịch sử quá trình hình thành,
vận động, phát triển, biến đổi (diễn tiến) của sự vật, hiện tượng; đồng thời, phát
hiện, phán ánh bản chất, quy luật của nó. Vì vậy, trong nghiên cứu khoa học cần
sử dụng và kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc.
b. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là sự vận dụng các phạm trù
"lịch sử” và "lôgíc" vào công tác nghiên cứu, coi đó là phương tiện để đạt mục
đích nghiên cứu và đây là những phương pháp quan trọng của sử học. Trong
nghiên cứu không thể vận dụng riêng rẽ từng phương pháp, nhưng để hiểu cơ sở
của nguyên tắc kết hợp hai phương pháp, cần nắm được đặc trưng và tính độc
lập tương đối của từng phương pháp.
- Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát
sinh, vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng theo một trình tự liên tục và
nhiều mặt, có lớp lang sau trước, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
Khi nghiên cứu bất cứ một hiện tượng xã hội nào như chế độ chính trị,
chiến tranh, nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh.... phương pháp lịch sử xem
xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra chúng: làm rõ quá trình ra
đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các hiện tượng xã
hội này. Đồng thời, đặt quá trình vận động, phát triển của hiện tượng trong môi
quan hệ, tác dộng qua lại của nhiều hiện tượng, thúc đấy hoặc hỗ trợ lẫn nhau
trong suốt quá trình vận động của chúng. Bằng phương pháp lịch sử, cho phép

chúng ta dựng lại bức tranh khoa học của các hiện tượng, các sự kiện lịch sử đã
diễn ra. Vì thế, phương pháp lịch sử trở thành một mặt không thể tách rời của
phương pháp biện chứng duy vật.


7
Yêu cầu đối với phương pháp lịch sử là bảo đảm tính liên tục về thời gian,
không gian của các sự vật, hiện tượng; làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh,
vận động, phát triển và biểu hiện của sự vật, hiện tượng, làm sáng tỏ các mối
liên hệ đa dạng của chúng với các sự vật. hiện tượng khác.
Những yêu cầu chủ yếu của phương pháp lịch sử:
Một là, tuân thủ nguyên tắc niên biểu, bảo đảm tính liên tục về thời gian
của các sự kiện.
Nguyên tắc niên biểu (thời gian) trình bày quá trình hình thành vận động
và phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo đúng trình tự vốn có của nó. Khi
tổng kết hay khái quát lý luận về một sự vật, hiện tượng, không nhất thiết phải
tuân thủ theo nguyên tắc này. Nhưng khi tái hiện lịch sử của sự vật, hiện tượng,
thì nhất thiết phải theo nguyên tắc thời gian.
Phương pháp lịch sử trình bày một sự vật, hiện tượng, có đầu có đuôi, tức
là có thời gian xuất hiện, hình thành và các bước vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng đó. Chỉ trên cơ sở tuân theo nguyên tắc niên biểu mới thấy được tính
liên tục trong vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu, từ
đó rút ra được tính chất, đặc điểm, xu hướng và quy luật vận động của chúng.
Hai là, làm rõ tính phong phú, muôn hình, muôn vẻ của sự vận động, phát
triển của lịch sử.
V.I.Lênin viết: "Lịch sử bao giờ cũng phong phú về nội dung, cũng đa dạng
nhiều mặt, cũng sinh động hơn điều mà chúng ta hình dung được"1. Vì vậy, nghiên
cứu lịch sử phải công phu, phai xem xét các mặt biêu hiện của nó, không được đơn
giản, càng không được cắt xén làm cho lịch sử trở nên đơn điệu, tẻ nhạt.
Ví dụ như: Quy luật phổ biến của chiến tranh nhân dân Việt Nam là toàn

dân vũ trang, cả nước đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
Những biểu hiện của quy luật này trong thực tiễn lịch sử hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược lại rất phong phú và hết
sức sinh động, không hoàn toàn giống nhau cả hình thức và nội dung. Tính rộng
khắp và sâu sắc của toàn dân đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954 - 1975) đã có bước phát triển mới, cao hơn, với hình thức phong phú
và sáng tạo hơn thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nếu không dày công thu thập
tài liệu thực tiễn sẽ không làm rõ được bước phát triển mới của quy luật này.
Tuv vậy, khi trình bày các biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng của lịch
sử, lại phải tránh sa vào liệt kê hiện tượng, sự kiện, dồn đông tài liệu mà không
chú ý đến sự vận động "logic" của các hiện tượng, sự kiện để tìm ra xu hướng
vận động có tính quy luật của chúng. Vì vậy. phản ánh tính phong phú, đa dạng
của lịch sử không có nghĩa là tập hợp thật nhiều sự kiện vụn vặt, lắp ghép lại
theo trình tự thời gian là có thể tạo được một bức tranh khoa học, phán ánh đúng
lịch sử và quy luật vận động của nó.
Tóm lại, phương pháp lịch sử phải đi sâu vào tính muôn màu, muôn vẻ của
lịch sử, tìm ra cái đặc thù, cái cá biệt trong cái chung, cái phổ biến; trên cơ sở nắm
được những đặc thù, cá biệt đó mà trình bày cái chung, cái phổ biến của lịch sử.
Ba là, cần bám sát và phản ánh đúng các bước phát triển quanh co, thậm
chí thụt lùi tạm thời của lịch sử.
Lịch sử phát triển muôn màu, muôn vẻ, có khi cái cũ chưa hoàn toàn mất


8
đi thì cái mới đã nảy sinh. Hoặc có khi cái mới tuy đã chiếm ưu thế nhưng cái cũ
vẫn còn có điều kiện và nhu cầu tồn tại trong một chừng mực nhất định. Phương
pháp lịch sử phải đi sâu vào những ẩn khuất đó.
Trong sự phát triển phong phú của xã hội loài người, không phải lịch sử
tiến lên theo con đường thẳng tắp, bàng phang, mà các bước phát triển của lịch
sử diễn ra có lúc nhanh, lúc chậm, lúc thuận, lúc nghịch, có khi quanh co hoặc

thụt lùi. Tái hiện lịch sử phải trung thực, phản ánh đúng tiến trình vận dộng, phát
triển của nó, không được tùy tiện lược bỏ những khuyết điểm, hạn chế và những
bước quanh co, thụt lùi. Chỉ có việc nghiên cứu lịch sử mới thực sự rút ra dược
những bài học bổ ích.
Lịch sử quân sự hàng ngàn năm qua của dân tộc Việt Nam cho thấy rõ
điều đó. Bằng những chiến công hiển hách đánh bại nhiều cuộc chiến tranh xâm
lược từ bên ngoài, dân tộc Việt Nam đã bảo vệ được độc lập dân tộc, xây dựng
đất nước hưng thịnh. Tuy nhiên, cũng có những thời kỳ đất nước ta bị kẻ thù
xâm lược chiếm đóng, đặt ách thống trị tàn bạo, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm
tệ. Chính các thời kỳ mà Tổ quốc bị mất độc lập tự do đó, lịch sử dân tộc đã bị
kìm giữ, thậm chí thụt lùi, để lại những hậu quả phải khắc phục lâu dài. Ngay
trong hai cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược đã kéo dài tới 3 thập kỷ (1945 - 1975) mà kết cục là toàn thắng về ta,
nhưng cũng có vấp váp, khó khăn, chứ không phải chỉ toàn thắng lợi và phát
triển thuận chiều.
Bốn là, phương pháp lịch sử giúp chúng ta đi sâu tái dựng được cả không
khí lịch sử, cả tâm lý và tình cảm của con người trong các sự kiện tiêu biểu.
Lịch sử diễn biến, phát triển thông qua các sự kiện lịch sử. Phương pháp
lịch sử không phải chỉ là trình bày nhiều sự kiện mà phải biết lựa chọn, trình bày
các sự vật, hiện tượng tiêu biểu, điển hình. Các sự vật hiện tượng đó là những
biểu hiện tập trung nhất phản ánh quy luật vận động của lịch sử. Ví như, trong
vô vàn cuộc nổi dậy của quần chúng ở miền Nam thời kỳ 1959 - 1960 thì khởi
nghĩa Trà Bồng (8/1959), đồng khởi Bến Tre (1/1960), Tua Hai - Tây Ninh
(1/1960)... là những sự kiện tiêu biểu, điển hình hơn cả của phong trào cách
mạng lúc đó. Vì vậy, khi nghiên cứu, tái dựng các sự kiện quan trọng này, không
những cần làm rõ điều kiện khi hình thành và diễn biến của sự kiện, phải cố
gắng tìm hiểu để làm rõ sắc thái riêng của mỗi sự kiện, diễn tả được tâm lý, tình
cảm của mọi người và cả không khí sôi động, hào hùng của cuộc đấu tranh cách
mạng lúc đó. Chẳng hạn, trong cuộc đồng khởi Bến Tre, việc dựng lại không khí
đấu tranh hừng hực của quần chúng nhân dân... là rất cần thiết, làm cho lịch sử

sống lại, mang sức truyền cảm lớn lao. Tái dựng sự kiện sơ sài, giản đơn, thiếu
con người và tình cảm của họ thì dễ sa vào những phản ánh chung chung, làm
giảm mất tính sinh động của bản thân lịch sử.
Năm là, vận dụng phương pháp lịch sử trong nghiên cứu cần chú ý nêu
rõ địa điểm, thời gian xảy ra sự kiện, con người và đơn vị đã tham gia sự
kiện, hiện tượng đó.
Địa điểm, thời gian, con người và đơn vị diễn ra sự kiện lịch sử là những
dấu ấn quan trọng bảo đảm tính xác thực và khách quan trong tái dựng lịch sử,


9
nhất là khi trình bày các sự kiện tiêu biểu như các cuộc nổi dậy điển hình, các
trận đánh có giá trị nghệ thuật quân sự cao, những chiến dịch, cuộc tiến công
chiến lược làm chuvển biến cục diện chiến tranh,...
Đối tượng nghiên cứu của lịch sử quân sự rất phong phú, đòi hỏi chúng ta
phải nắm chắc phương pháp lịch sử để khai thác nó một cách sâu sắc. Tuy nhiên,
phương pháp lịch sử không chỉ đơn thuần diễn lại tiến trình hình thành, phát
triển của lịch sử bằng cách sưu tầm và liệt kê nhiều sự kiện, mà quan trọng là
phải cố gắng tìm hiểu, vạch ra được cái "lôgíc" phát triển của các sự kiện, tức là
tìm quy luật phát triển của lịch sử. Phương pháp lịch sử có ưu thế trong việc tái
dựng lịch sử nhưng chỉ riêng phương pháp lịch sử chưa thể tạo nên một công
trình nghiên cứu có tính lý luận và khoa học. Bởi vậy, cần vận dụng có hiệu quả
phương pháp lôgíc và các phương pháp khác trong nghiên cứu lịch sử.
- Phương pháp lôgic
Phương pháp lôgíc là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch
sử dưới dạng tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật
vận động của lịch sử.
Phương pháp này khác với phương pháp lịch sử ở chỗ nó không nhằm
diễn lại toàn bộ tiến trình lịch sử, mà nhằm nghiên cứu quá trình phát triển lịch
sử, nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm vạch ra

bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng.
Khi bàn về vị trí của phương pháp lôgíc, Ph.Ãngghen viết: "Lịch sử thường
đi bằng những bước nhảy vọt, bằng những đường dích dắc; nếu như chỗ nào ta
cũng phải đi theo nó thì ta không chỉ phải thu lượm thêm nhiều tài liệu không
quan trọng mà còn phải luôn luôn cắt đường suy nghĩ". Phương pháp lôgic khắc
phục nhược điểm này. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic không
đi vào toàn bộ diễn biến, những bước quanh co, thụt lùi của lịch sử, nó bỏ qua
những cái ngẫu nhiên có thể xảy ra trong lịch sử mà nắm lấy bước phát triển tất
yếu, nắm lấy cái cốt lõi của sự phát triển, tức là nắm lấy quy luật lịch sử.
Như vậy, phương pháp lôgic củng phản ánh quá trình lịch sử nhưng phán
ánh dưới hình thức trừu tượng và khái quát bằng lý luận. Nói cách khác, phương
pháp lôgic trình bày các sự kiện lịch sử một cách khái quát, trong mối quan hệ
đúng quy luật, loại bỏ các chi tiết không cơ bản. Đó là hình thức đặc biệt phản
ánh quá trình lịch sử.
Phương pháp lôgic theo Ph.Angghen, không phải là cái gì khác mà là sự
diễn đạt lịch sử thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên pha trộn.
Lịch sử bắt đầu từ đâu, quá trình tư duy cũng phải bắt đầu từ đó. Sự vận động tiếp
tục thêm nữa của nó chẳng qua chỉ là sự phản ánh quá trình lịch sử dưới hình thức
trừu tượng và nhất quán về mặt lý luận. Nó là sự phản ánh được uốn nắn lại,
nhưng uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử thực tế đã cung
cấp, hơn nữa mỗi nhân tố đều có thể xem xét ở cái điểm phát triển mà ở đó quá
trình đạt tới chỗ hoàn toàn chín muồi, đạt tới cái hình thái cổ điển của nó.
Phương pháp lôgic sử dụng các luận điểm khoa học trong quá trình tư duv
nhằm lý giải, khái quát, đánh giá và rút ra những kết luận từ các sự kiện lịch sử.
Phương pháp lôgic có những đặc điếm khác với phương pháp lịch sử:
Phương pháp lôgic nhằm đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp


10
lại của các sự vật, hiện tượng. Muốn vậy, nó phải thông qua nhiều hiện tượng,

phân tích, so sánh, tổng hợp... để tìm ra bản chất của những sự vật, hiện tượng.
Nếu phương pháp lịch sử đi sâu vào cả những bước đường quanh co, thụt
lùi tạm thời của lịch sử, thì phương pháp lôgic lại có thể bỏ qua những bước
đường đó, mà chỉ nắm lấy bước phát triển tất yếu của nó, nắm lấy cái xương
sống phát triển của nó, nắm lấy quy luật của nó.
Nếu phương pháp lịch sử phải nắm lấy từng sự kiện cụ thể, nắm lấy
không gian, thời gian, tên người... cụ thể, thì phương pháp lôgic lại chỉ cần đi
sâu nắm lấy những nhân vật, sự kiện, giai đoạn điển hình và nắm qua những
phạm trù, quy luật nhất định. Trong thể hiện trình bày, phương pháp lôgic cần
vận dụng những khái niệm, phạm trù, quy luật hơn là trình bày những nhân vật,
sự kiện cụ thể.
Nhờ những đặc điếm đó, mà phương pháp lôgic có những khả năng riêng:
Nó giúp ta nhìn nhận ra cái mới. Bởi vì lôgic là sự phán ánh của thế giới
khách quan vào ý thức con người, mà thế giới khách quan thì không ngừng phát
triển, cái mới luôn nảy sinh. Do luôn luôn chú ý đến cái phổ biến, cái bản chất mà
tư duy lôgic dễ nhìn thấy những bước phát triển nhảy vọt và nhìn thấy cái mới
đang nảy sinh và phát triển như thế nào. Đặc điểm của cái mới là nó khác về chất
với cái cũ. Có thể hình thức cũ thì chưa hoàn toàn thay đổi, nhưng chất mới đã nảy
sinh.
Do thấy được mầm mống của cái mới mà phương pháp này giúp ta thấy
trước được hướng đi của lịch sử nhằm chỉ đạo thực tiễn, cải tạo thế giới.
Phương pháp lôgic giúp chúng ta tác động tích cực vào hiện thực, nhằm
tái sản sinh ra lịch sử ở một trình độ cao hơn, nghĩa là chủ động cải tạo, cải biến
lịch sử nhờ nắm được những quy luật khách quan của nó.
Những yêu cầu chủ yếu khi vận dụng phương pháp lôgic
Một là, tránh máy móc và định kiến.
Khi sử dụng các luận điểm khoa học phải coi đó chỉ là các phương tiện,
công cụ của tư duy lôgic trong nghiên cứu lịch sử, chứ không phải là cái có sẵn
để khuôn ép lịch sử theo ý muốn chủ quan của người nghiên cứu. Phải dùng các
luận điểm để phát hiện ra "lôgic phát triển của lịch sử" chứ không được định ra

một cái khung lôgic phát triển rồi gán cho lịch sử.
Trong các quy luật vận động của lịch sử có quy luật phổ biến và quy luật
đặc thù (riêng). Chúng ta nắm chắc quy luật chung, cũng gọi là quy luật phổ
biến, để xem xét các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhưng lại phải đi sâư vào các
sự kiện, hiện tượng lịch sử đó để tìm ra quy luật riêng của nó.
Ví dụ, đã nói đến chiến tranh nhân dân thì quy luật chung của nó là đấu
tranh toàn diện và bằng sức mạnh của đông đảo dân chúng tham gia. Nhưng
chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
vận động và phát triển trong điều kiện lịch sử và các điều kiện khác của đất
nước, con người Việt Nam nên nó có những biểu hiện riêng, phát triển với
những nét đặc thù không giống chiến tranh nhân dân ở các quốc gia, dân tộc
khác. Nếu không làm rõ được những nét riêng đó thì khái quát lôgic chỉ dừng lại


11
ở những biểu hiện của quy luật chung, không rút ra được điều gì bổ ích của
chiến tranh nhân dân vô cùng phong phú, sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
Làm rõ được tính phổ biến, cũng như tính đặc thù của lịch sử, tức là đã
khái quát đúng đắn được quy luật của lịch sử cụ thể, tránh được sự chủ quan và
định kiến trong nghiên cứu.
Hai là, phải bám chắc diễn biến của lịch sử thi khái quát lôgic mới có căn
cứ, đúng đắn.
Người nghiên cứu cần chú ý tránh sự hời hợt trong nghiên cứu, chỉ phân
tích qua loa các sự kiện, hiện tượng lịch sử rồi vội rút ra các kết luận nông cạn,
thậm chí sai lệch, đồng thời cũng cần tránh sự khái quát thiếu hẳn các sự kiện,
hiện tượng làm cơ sở cho những luận điểm kết luận. Do vậy, tách rời diễn biến
lịch sứ, chỉ dùng khái quát lôgic thay thế cho phương pháp lịch sử thì thường
dẫn đến những suy luận trừu tượng, chung chung và thậm chí sai lệch.
Như vậy, phương pháp lôgic là sự phân tích khoa học biện chứng của sự
phát triển thực tế của sự vật, hiện tượng chứ không phái rút ra khái niệm này từ

một khái niệm khác một cách tùy tiện, tư biện. Sự phù hợp giữa lôgic và lịch sử
là một nguyên tắc phương pháp luận của lôgic biện chứng mácxít. Bởi lẽ, muốn
hiểu được bản chất, quy luật của sự kiện thì phải hiểu sự phát sinh, phát triển của
nó. Ngược lại, chỉ có nắm được bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng thì
mới nhận thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn.
Hai phương pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vấn đề là ở chỗ sự
kết hợp giữa chúng một cách nhuần nhuyễn trong nghiên cứu sao cho đối tượng
được dựng lên với một diện mạo lịch sử trung thực, đúng như bản thân nó vốn
có và trong đó nổi bật lôgic về sự sinh thành, vận động, phát triển của nó. Giải
thích tính thống nhất giữa hai phương pháp, khi bàn về phương pháp lôgic.
Ph.Ángghen viết: "Về bản chất, phương pháp lôgic không phải là cái gì khác,
mà chính là phương pháp lịch sử đã được giải thoát khỏi hình thức lịch sử,
không bị phụ thuộc vào cái hoàn cảnh ngẫu nhiên, pha trộn...". Phương pháp
lôgic "hoàn toàn không nhất định đóng khung trong phạm vi trừu tượng thuần
túy. Trái lại nó đòi hỏi phải có sự minh họa lịch sử". Như vậy, có thể hiếu rằng,
trong phương pháp lịch sử đã chứa đựng tính lôgic của sự phát triển lịch sử; còn
trong phương pháp lôgic đã bao hàm cả phương pháp lịch sử. Hai phương pháp
này kết hợp chặt chẽ với nhau và trong bản thân phương pháp này đã có sự thâm
nhập của phương pháp kia, không thể vận dụng từng phương pháp tách rời nhau.
Tóm lại, xem xét từng phương pháp, ta thấy được các yêu cầu và tính độc
lập tương đối của mỗi phương pháp. Cả hai phương pháp lịch sử và lôgic đều
thống nhất ở mục tiêu là làm rõ quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử.
Trong nghiên cứu biên soạn lịch sử phải vận dụng kết hợp cả hai phương pháp
này, cũng tức là vận dụng được tính thống nhất trong sự khác biệt của chúng.
Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa phương pháp lịch sử và phương
pháp lôgic trong nghiên cứu - biên soạn lịch sử có một ý nghĩa phương pháp
luận rất quan trọng. Nó tránh cho quá trình nghiên cứu lịch sử mắc phải cách
xem xét một chiều, ngăn ngừa chủ quan, máy móc, tránh được tình trạng ôm
đồm, chỉ liệt kê tài liệu và ngăn ngừa cả kiểu lý luận suông không cần thiết.



12
1.1.2. Kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic trong nghiên cứu và biên soạn lịch sử quân sự
a. Nắm vững đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, mục đích
và tính chất từng loại công trình, từng loại vấn đề nghiên cứu để
sử dụng phương pháp nào là chủ yếu
Nghiên cứu lịch sử, trước hết, phải nắm vững đối tượng nghiên cứu, đề tài
định viết và thê loại công trình.
Về đối tượng cụ thể trong lịch sử quân sự có: lịch sử chiến tranh, lịch sử
nghệ thuật quân sự, lịch sử tổ chức quân sự, lịch sử tư tưởng quân sự, lịch sử
hậu cần, lịch sử kỹ thuật quân sự... Với các đối tượng này có thể dùng các thể
loại công trình để diễn tả nội dung nghiên cứu và trình bày lịch sử theo:
Hệ thống lịch sử (tuần tự theo trình tự lịch sử).
Hệ thống vấn đề (theo lôgic các mối quan hệ giữa các vấn đề dẫn đến kiến
giải cuối cùng).
Sự phối hợp giữa hai hệ thống.
Nghiên cứu theo hệ thống lịch sử là trình bày toàn bộ tiến trình lịch sử của
đối tượng nghiên cứu tuần tự theo thời gian hình thành, vận động, phát triển của
nó. Chẳng hạn, khi viết "Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước", cần
miêu tả các sự kiện lịch sử tuần tự theo thời gian các giai đoạn diễn ra cuộc
kháng chiến. Các sự kiện điển hình được thể hiện theo trình tự hình thành và vận
động, phát triển với các điều kiện xuất hiện và mối liên hệ hữu cơ giữa nó với
các sự kiện lịch sử khác.
Nhưng nếu cần khái quát lý luận trong các công trình chuyên khảo lịch sử
nhằm rút ra những kết luận, quy luật phát triển và bài học lịch sử thì lại trình bày
theo hệ thống vấn đề. Phương pháp này không nhất thiết phải tuân thủ theo
nguyên tắc thời gian (biên niên) của lịch sử mà có thể đi thẳng vào các sự kiện
điển hình có chọn lọc, các thời kỳ phát triển cao nhất của lịch sử để rút ra bản
chất, quy luật vận động và tiến lên của lịch sử. Các sự kiện chọn lọc được minh

họa một cách khái quát nhằm chứng minh cho kết luận và khi trình bày các sự
kiện cũng không phải miêu tả quá chi tiết.
Trong công trình lịch sử khi vận dụng phương pháp lịch sử là chính,
không phải lúc nào cũng gắn chặt với tính biên niên. Có khi do yêu cầu cần làm
nổi bật một nhân vật hay sự kiện lịch sử nào đó, vẫn có thể tạm thời tách khỏi
yếu tố thời gian mà tập trung làm nổi rõ những sự việc cùng loại về sụ kiện hoặc
con người lịch sử ấy trong vài tháng, vài năm hoặc vài chục năm sau đó. Ngoài
ra ở cuối mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử (tức cuối các chương, mục...) vẫn phải
dùng phương pháp lôgic để nhận xét, kết luận quá trình lịch sử, diễn biến đã
trình bày, nêu lên bản chất của quá trình lịch sử đó.
Trong các chuyên khảo lịch sử, dù lấy phương pháp lôgic là chính vẫn
phải nêu các sự kiện chọn lọc đủ làm cơ sở minh chứng cho các khái quát lý
luận. Các sự kiện chọn lọc không chỉ dùng để minh họa cho các nội dung khái
quát mà còn phải làm căn cứ đáng tin cậy cho kết luận được rút ra. Tuy nhiên, để
các chuyên khảo lịch sử thật sự là các công trình có giá trị khoa học thì vẫn cần
trình bày các sự kiện chọn lọc đủ làm cơ sơ chứng minh cho các khái quát, kết


13
luận. Các sự kiện không chỉ để minh họa cho các nội dung khái quát mà còn làm
căn cứ tin cậy cho lý luận được rút ra.
Tóm lại, việc vận dụng phương pháp lịch sử có kết quả là khi công trình
nghiên cứu không phải chỉ phong phú về tư liệu và sự kiện, mà là trình bày diễn
biến lịch sử trong đó các sự kiện xuất hiện tuần tự, kết gắn với nhau một cách hợp
lý, phản ánh tính "lôgic" của vận động lịch sử một cách có quy luật. Ngược lại, một
công trình nghiên cứu lý luận về lịch sử có chất lượng phải gồm những phân tích,
nhận định, kết luận có tính khái quát cao dựa trên các sự kiện lịch sử được chọn lọc
kỹ càng làm luận cứ chắc chắn, sinh động, không thể bác bỏ được.
b. Kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic trong việc chọn
lọc và viết các sự kiện, nhân vật lịch sử

Sự kiện là ngôn ngữ của lịch sử. Muốn nghiên cứu lịch sử thì phải bắt đầu
từ việc tìm hiểu và sắp xếp các sự kiện đã xảy ra trong lịch sử. Việc tìm hiểu lịch
sử sẽ đúng đắn khi người nghiên cứu được trang bị kỹ lưỡng phương pháp lịch
sử và phương pháp lôgic, vì các phương pháp này giúp ta biết phân loại và hệ
thống các sự kiện một cách khoa học, đồng thời biết rút ra từ các sự kiện những
kết luận đúng đắn, bổ ích.
Trong lịch sử diễn ra nhiều loại sự kiện: Sự kiện xuất phát là những sự
kiện khới đầu; từ sự kiện này đẻ ra các sự kiện khác. Ví dụ: Khi tìm hiểu sự kiện
nào làm xuất hiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945. cũng tức là từ đâu mà có
cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam. Về lý luận thì nguyên nhân sâu xa là
do nhân dân ta không chịu được sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phát xít
Nhật nên phải đứng lên đấu tranh, làm Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Còn nguyên
nhân trực tiếp và cũng là thời cơ để cuộc Tổng khới nghĩa bùng nổ là sự bại trận
của quân đội phát xít Nhật trước cuộc tiến công mạnh mẽ của quân Đồng minh
mà quan trọng nhất là sức mạnh của Hồng quân Liên Xô sau khi tuyên chiến với
Nhật đã mở cuộc tiến công vào Triều Tiên và Đông Bắc Trung Quốc.
Việc thể hiện các nguyên nhân này trong công trình lịch sử không phải
bằng lý luận mà chính phải bằng các sự kiện. Trong số các sự kiện được đưa ra
trình bày, có sự kiện xảy ra ở trong nước và có sự kiện xảy ra ở nước ngoài. Tuy
nhiên, những sự kiện đó có mối liên quan và tác động lẫn nhau, như phong trào
cách mạng ở trong nước đang dâng cao, các tổ chức cách mạng phát triển rộng,
hành động thống nhất mạnh mẽ, trong khi đó kẻ thù cùa cách mạng đang hoang
mang, tan rã. Cùng vào thời kỳ đó thì quân đội phát xít thất bại nặng nề trên
chiến trường, buộc chúng phải đầu hàng Đồng minh. Dựa vào sức mạnh đã
chuẩn bị sẵn sàng ở trong nước lại xuất hiện thời cơ nước Nhật đầu hàng, Đảng
ta tranh thủ các điều kiện lịch sử thuận lợi phát động Tổng khởi nghĩa tháng
Tám trên toàn quốc. Đó chính là các sự kiện xuất phát chủ yếu: tất nhiên cũng
còn các sự kiện khác xuất hiện cùng thời gian nên cần phải chọn lựa và hệ thống
lại trong trình bày, làm nổi bật bối cảnh và tình hình trong nước, quốc tế đang
diễn ra khẩn trương khi Đảng phát động toàn quốc tổng khởi nghĩa.

Sự kiện điển hình là sự kiện có giá trị quan trọng trong nghiên cứu lịch sử.
Sự kiện điển hình thường vừa thể hiện được bản chất, quy luật của sự phát triển


14
lịch sử, lại vừa bao gồm nhiều nét đặc thù có trong các sự kiện, hiện tượng khác.
Ví như, khi diễn tả phong trào đồng khởi ơ miền Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, chúng ta không cần liệt kê tất cả các cuộc khởi nghĩa từng
phần ở tất cả mọi nơi thì mới lột tả được cao trào, khí thế sục sôi cách mạng và
tính chất quần chúng sâu rộng của đồng khởi. Có thể chọn một số cuộc khởi
nghĩa điển hình ở Trà Bồng - Quảng Ngãi, Bến Tre... để trình bày chi tiết vì
trong đó có nhiều nét điển hình mà trong các cuộc khởi nghĩa khác ở đồng bằng
Nam Bộ hoặc ven biển miền Trung đều có. Từ đó, người đọc vẫn có thể "nhìn
cây đổ thấy rừng", có thể hình dung được tính chất của cao trào đồng khởi toàn
miền Nam. Chính vì những biểu hiện đó, sự kiện điển hình là cái biểu hiện tập
trung tính thống nhất giữa lịch sử và lôgic. Một công trình lịch sử phong phú
không chỉ là công trình dồi dào sự kiện mà cái chính là tìm được những sự kiện
điểm hình tiêu biểu cho hàng loạt sự kiện và hiện tượng tương tự. Chọn lựa
được sự kiện diên hình thì giảm bớt được tình trạng kể lể dài dòng, chất đống tài
liệu một cách rời rạc.
Sự kiện lịch sử lớn là những sự kiện có tầm vóc lịch sử của thời đại, thời
kỳ. Thường có nhiều sự kiện điển hình đồng thời là những sự kiện lịch sử,
nhưng cũng có sự kiện lịch sử không nhất thiết là sự kiện điển hình.
Chiến dịch Hồ Chí Minh Xuân 1975 là chiến dịch quyết chiến chiến lược
cuối cùng đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ,
giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc trọn vẹn toàn thắng cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiêu biểu cho đỉnh
cao của khoa học và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam
trong thời đại ngày nay. Đó là một sự kiện lịch sử có tầm vóc lớn.
Khi nghiên cứu lựa chọn các sự kiện lịch sử, sự kiện điển hình, cần tìm

hiểu kỹ những điều kiện lịch sử nào (chủ quan, khách quan, trong nước, quốc tế)
mà sự kiện xuất hiện: động lực nào thúc đẩy hoặc kìm hãm; trạng thái và nhịp
độ phát triển của chúng, tác dụng của chúng đối với tiến trình lịch sử: chiều vận
động ngẫu nhiên hoặc tất yếu, tính chất chung và riêng của các sự kiện. Chúng
ta có thể bổ sung vào bức tranh đó những sự kiện hỗ trợ, làm rõ thêm những tình
tiết cụ thể và đậm đà không khí sử thi của lịch sử. Mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử
đều có thể chọn những sự kiện như vậy. Sự kiện lịch sử hay, điểnn hình chọn lựa
đúng với sự thật lịch sử hay không còn tùy thuộc vào thái độ nghiên cứu khách
quan, khoa học và cả khả năng vận dụng phương pháp nghiên cứu. Chúng ta còn
kết hợp vận dụng phương pháp lịch đại (so sánh sự vật cùng loại theo chiều dài
thời gian) và đồng đại (sự vật cùng loại trong cùng khoảng thời gian) để hiểu sâu
đặc trưng của sự vật.
Khi nghiên cứu lịch sử nhất thiết phải dựa vào sự kiện có thật, hết sức
tránh giả dụ "nếu" thế này, thế khác. Tất nhiên, trong các chuyên luận lịch sử,
khi cần lập luận để đưa ra các dự báo khoa học trong tương lai có thể xảy ra thì
vẫn có thể phân tích các khả năng.
Về nhân vật điển hình và nhân vật kiệt xuất trong lịch sử. Ngoài yếu tố
thời gian và không gian, sự kiện bao giờ cũng gồm hai yếu tố chính là sự việc và
con người. Nếu tách sự việc và con người thì khó hiểu rõ được sự kiện. Trong


15
một công trình lịch sử, không thể nói hết tất cả các sự kiện, do đó cũng không
thể nói hết những con người. Vì vậy, người nghiên cứu phải chọn ra những nhân
vật điển hình hoặc nhân vật kiệt xuất khi trình bày các sự kiện điển hình hay sự
kiện lịch sử.
Nhân vật điển hình là những con người tiêu biểu cho thái độ, hành động,
tâm trạng... của quần chúng trong thời kỳ (giai đoạn) lịch sử. Còn nhân vật kiệt
xuất là những người có đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy lịch sử phát triển
mạnh mẽ, mà chúng ta thường gọi là con người "khổng lồ" trong lịch sử. Theo

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì quần chúng là người làm nên lịch sử,
nhưng vai trò của các cá nhân lỗi lạc cũng rất quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy
lịch sử phát triển. Có những con người làm nên lịch sử. Khi chọn lựa và trình
bày về các nhân vật điển hình hay kiệt xuất cần làm rõ:
Trong điều kiện nào thì hoạt động của các cá nhân đó thành công?
Mối quan hệ giữa các cá nhân tiêu biểu đó với quần chúng (với phong
trào xã hội)?
Bằng cách nào mà hoạt động của các cá nhân đó lại lôi kéo, phát động
được đông đảo quần chúng hành động và giành thắng lợi?
Chọn lựa và giới thiệu các cá nhân tiêu biểu, các anh hùng, lãnh tụ kiệt
xuất không bao giờ tách rời khỏi quần chúng đông đảo. Đây là một vấn đề
không dễ dàng mà phải có sự phân tích, đánh giá khoa học theo quan điểm lịch
sử. Phân tích, đánh giá những công hiến và khuyết điểm cho đúng là để lại bài
học về sau, là để giáo dục và nêu gương. Chính đó là mục đích của việc lựa chọn
và giới thiệu các nhân vật điển hình hay nhân vật lịch sử.
V.I.Lênin đã nêu lên một nguyên tắc cách mạng và khoa học cho việc
đánh giá đúng đắn các nhân vật tiêu biểu lịch sử; Người nói: "Không phải dựa
vào chỗ các nhà hoạt động lịch sử tạo ra đưực cái gì so với yêu cầu hiện tại, mà
phải dựa vào chỗ họ đã tạo ra cái gì mới so với những người trước họ".
Như vậy, công lao quan trọng của lãnh tụ là họ đã giải quyết được yêu cầu
của lịch sử đã đặt ra mà người trước chưa giải quyết, để đưa lịch sử tiến lên. Còn
những vấn đề do hiện tại đặt ra thì không thể yêu cầu họ phải giải quyết trọn vẹn
tất cả, thậm chí còn có thể có vấn đề phạm sai lầm, thiếu sót; bởi vì đó là những
yêu cầu rất mới đặt ra, không thể nhất thời mà có thể nhận thức được nó một
cách đầy đủ. V.I.Lênin cũng yêu cầu không che giấu quần chúng những sai lầm
và thất bại của những cá nhân lỗi lạc, vì không một con người nào dù cho tài
giỏi đến đâu mà không phạm phải lỗi lầm trong cả quá trình hoạt động của họ.
c. Các biểu hiện lệch lạc khi vận dụng phương pháp lịch sử và phương
pháp lôgic
Như chúng ta đã biết, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là biểu

hiện của phương pháp biện chứng mácxít. Những nhà nghiên cứu sử học quân
sự đứng trên lập trường, quan điểm mácxít để nghiên cứu, biên soạn lịch sử đã
cố gắng vận dụng hai phương pháp này. Trong những năm qua đã có nhiều công
trình nghiên cứu về lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới được xuất bản. Các
công trình đó không chỉ thể hiện được nội dung đứng đắn và phong phú của đối
tượng nghiên cứu mà còn chứng tỏ đã vận dụng phương pháp nghiên cứu đúng


16
đắn. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là hai phương pháp chủ yếu đã
được vận dụng và kết hợp ngày càng nhuần nhuyễn trong một số công trình lịch
sử, tạo nên chất lượng ngày càng cao của công trình. Tuy nhiên, trong việc vận
dụng hai phương pháp này cũng bộc lộ những nhược điểm hoặc lệch lạc làm cho
kết quả nghiên cứu, biên soạn lịch sử quân sự bị hạn chế và chất lượng của một
số công trình nghiên cứu thấp. Những thiếu sót, lệch lạc trong việc vận dụng và
kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic thường tập trung trên hai
khuynh hướng sau:
Thứ nhất, là vận dụng phương pháp lịch sử một cách đơn thuần, thường
tách rời phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic.
Biểu hiện dễ thấy của lệch lạc này là quá tham tư liệu, dẫn đến việc "chất
đống" sự kiện, lạm dụng việc trích dẫn các văn kiện. Việc trích dẫn quá nhiều chưa
hẳn đã phản ánh lịch sử đầy đủ và đúng quy luật vận động, phát triển của nó. Việc
vận dụng phương pháp chưa khoa học và lối trình bày lịch sử một cách tự nhiên
chủ nghĩa đã làm cho diễn biến lịch sử hỗn độn, rời rạc, tản mạn vì sử dụng nhiều
văn kiện mà không có chọn lọc, không phân biệt được sự kiện chính hay phụ và sự
kiện nào là điển hình hay thông thường. Khi trình bày các sự kiện lại bị chìm ngập
bởi sử dụng quá nhiều tài liệu, lan man không theo biên niên khoa học nên khó tìm
ra được lôgic đúng đắn của quá trình vận động, phát triển của lịch sử.
Trong miêu tả lịch sử, nên chú trọng tìm và sử dụng các sự kiện điển hình,
vì nó là biểu hiện tập trung của tính thống nhất giữa lịch sử và lôgic, giúp nâng

cao giá trị của tư liệu sử dụng và làm cho chất lượng nghiên cứu được tăng lên.
Một công trình sử học quân sự có giá trị không phải là sử dụng nhiều tài liệu về
các trận đánh, các cuộc nổi dậy vũ trang, các chiến dịch quân sự... mà phải là
công trình nghiên cứu được trình bàv bằng những sự kiện (tư liệu) chọn lọc, điển
hình. Những sự kiện này vận động, phát triển và quan hệ tác động với nhau thật
lôgic, vừa thể hiện được bản chất, quy luật vận động của các hoạt động quân sự,
lại vừa làm rõ nhiều nét đặc thù, cá biệt có trong các hiện tượng quân sự khác.
Bằng những sự kiện điển hình được liên kết theo dòng thời gian mà dựng thành
bức tranh lịch sử vừa chân thật, sinh động, vừa tránh được rườm rà mà vẫn làm
nổi rõ "sợi dây" lôgic của quá trình vận động của các sự kiện. Diễn tả một thời kỳ,
một giai đoạn chiến tranh ác liệt không phải là nêu hết các trận đánh, các mặt đấu
tranh giữa ta và địch; cũng không phải là trích dẫn các tài liệu, các nghị quyết, các
thống kê mà điều quan trọng là làm rõ được bản chất vận động của cuộc chiến,
tìm ra những sự kiện điển hình. Đó là những quan điểm chủ trương, phương châm
chỉ đạo chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; những trận đánh, chiến dịch điển
hình, những cuộc đấu tranh tiêu biểu; đặc biệt là những sự kiện có ý nghĩa đánh
dấu bước ngoặt của cục diện, được liên kết với nhau cùng vận động và phát triển
phản ánh đúng bản chất của từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử.
Một biểu hiện lệch lạc khác trong vận dụng phương pháp lịch sử là sa vào
dạng kể chuyện vụn vặt, lan man; đề cập đến nhiều việc xảy ra nhưng ít có liên
quan đến bước phát triển của lịch sử. Kể chuyện vụn vặt khác với phát hiện các
khía cạnh phong phú, sinh động của sự kiện. Dẫn dắt kể chuyện theo lối dật sử
là xu hướng của phương pháp chép sử của các sử gia phong kiến, cũng là


17
phương pháp của một số nhà sử học tư sản. Các sử gia phong kiến, tư sản
thường coi các cá nhân kiệt xuất như vua chúa, tướng soái là những thiên tài tạo
nên lịch sử. Họ thần thánh hóa và dồn sức tả hành động của các nhân vật đó, sưu
tầm những chi tiết ly kỳ, hấp dẫn của các nhân vật này. Quan điểm sử học

mácxít coi các câu chuyện vụn vặt không giúp nhiều cho việc nghiên cứu hoặc
vạch ra bản chất, quy luật lịch sử mà khi sa vào những điều chi tiết, vụn vặt đó
sẽ dẫn đến tầm thường hóa lịch sử, giảm thấp yêu cầu khái quát, làm cho công
trình lịch sử thiếu lôgic, không có tính lý luận.
Tóm lại, nếu không có tư duy lôgic để nghiên cứu lịch sử và sử dụng
không tốt phương pháp thì sẽ sa vào bệnh ôm đồm, chất đống tài liệu hoặc kể lể
vụn vặt, không lựa chọn được những sự kiện tiêu biểu để phản ánh đúng nội
dung phong phú và sinh động của lịch sử.
Thứ hai, là vận dụng phương pháp lôgic một cách máy móc hoặc lấy
phương pháp lôgic thay cho phương pháp lịch sử.
Lệch lạc này hạn chế khả năng khôi phục bức tranh chân thực của lịch sử,
làm cho lịch sử trở nên nghèo nàn, khô khan, gò ép. Bệnh lôgic máy móc biểu
hiện ở chỗ, đáng lẽ phải vận dụng lý luận để nghiên cứu kỹ đối tượng, phát hiện
ra lôgic vận động phát triển của nó thì ngược lại, dựa vào cái "khung" lôgic có sẵn
trong ý tưởng để gán ghép cho lịch sử. Và kết quả là khi nghiên cứu đã cô tình
"lái" hoặc "gò" lịch sử. Vận dụng lôgic máy móc thay cho phương pháp lôgic còn
làm nghèo nàn lịch sử, do "gò" lịch sử theo quy luật chung mà bỏ qua những nét
đặc thù (riêng) vốn phong phú và sinh động. Ví dụ: Khi nghiên cứu, biên soạn
lịch sử địa phương nếu quá lệ thuộc vào lịch sử cả nước, từ cách phân kỳ lịch sử,
chọn các mốc lịch sử tiêu biểu cho đến cách đánh giá, phân tích,... sẽ làm cho lịch
sử địa phương mờ nhạt, không có sắc thái riêng dẫn đến làm sai lệch cả lịch sử.
Một biểu hiện khác của vận dụng phương pháp lôgic máy móc là khi
nghiên cứu chỉ xuất phát từ những khái niệm, phạm trù, luận điểm hoặc những
nhận định tổng quát để gán ghép vào, nhằm tạo nên bức tranh lịch sử theo ý
muốn chủ quan. Điều này dẫn đến những lệch lạc, làm cho lịch sử trở nên khô
cứng. Khi viết lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam, nếu chúng ta bị lệ thuộc vào
những khái niệm quân sự nước ngoài một cách máy móc mà không đi sâu tìm
tòi những nét đặc sắc từ thực tiễn Việt Nam thì không thể tìm ra được những
phát triển sáng tạo và đặc thù của nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân
Việt Nam. Tất nhiên, vận dụng phương pháp lôgic để nghiên cứu lịch sử thì phải

dựa vào các khái niệm, phạm trù nhưng đó chỉ là "sợi chỉ đo" dẫn đường, là
công cụ để giúp cho việc nghiên cửu lịch sử được sâu và đúng đắn chứ không
phải là cái khung định sẵn cho lịch sử. Sự sao chụp, minh họa lịch sử một cách
thô thiển sẽ không dựng được bức tranh lịch sử toàn cảnh đúng đắn.
Vận dụng phương pháp lôgic trong nghiên cứu lịch sử một cách máy móc
còn biểu hiện ở dạng khái quát vội vã, thiếu căn cứ, không phản ánh được
"lôgic" phát triển lịch sử đúng đắn. Do coi nhẹ phương pháp lịch sử, không nắm
chắc diễn biến lịch sử, không khôi phục được tiến trình vận động phát triển của
các sự kiện, lại nóng vội trong suy xét, đi đến khái quát "non", rút ra kết luận
quá sớm, chưa có đủ sự kiện thực tiễn để làm căn cứ. Trong nghiên cứu, đây là


18
điều tối kỵ, vi nó thường dẫn đến những võ đoán, chủ quan trong nhận định,
đánh giá các sự kiện lịch sử quân sự.
Những biểu hiện của việc vận dụng máy móc phương pháp lôgic thể hiện
cụ thể sự sai lầm về phương pháp luận, chỉ chú ý cái chung không chú ý đến cái
riêng, chi chú ý cái khái quát không chú ý cái cụ thể, chỉ muốn dùng lịch sử
minh họa cho lý luận có sẵn, chứ không dựa vào thực tiễn cụ thể để khám phá ra
chân lý lịch sử. Các sai lệch của vận dụng phương pháp làm cho lịch sử khô
cứng, nghèo nàn, trong khi bản thân lịch sử cực kỳ phong phú, muôn màu, muôn
vẻ lại không được tái dựng một cách chân thật, đầy đủ.
Hậu quả tai hại của cả hai khuynh hướng lệch lạc trong vận dụng phướng
pháp lịch sử và phương pháp lôgic tập trung ở các điểm sau:
Làm mất khả năng phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề của công tác sử học
quân sự.
Tách rời và cô lập quá khứ, hiện tại và tương lai; làm mất khả năng dự
đoán tương lai của sử học, vốn có môí liên hệ biện chứng giữa xưa và nay, cũ và
mới, quá khứ với hiện tại và tương lai.
Hạn chế hoặc làm yếu chức năng tổng kết kinh nghiệm, phát hiện và vận

dụng quy luật, chỉ đạo thực tiễn và phát triển lý luận của sử học quân sự.
Không phối hợp được chặt chẽ giữa miêu tả và khái quát, giữa nội dung
và hình thức trong trình bày, biên soạn các công trình sử học, làm giảm sức hấp
dẫn của công trình lịch sử quân sự.
Hạn chế chức năng giáo dục thế giới quan khoa học và nhân sinh quan
cách mạng, hạn chế việc trau dồi tư duy quân sự của lịch sử quân sự, hợp hợp
lý hai phương pháp lịch sử và logic trong sử học.
d. Kết hợp chặt chẽ miêu tả và khái quát trong trình bày, biên soạn công
trình lịch sử quân sự
Miêu tả và khái qát là hai phương pháp chính được sử dụng để trình bày
-biên soạn một công trình lịch sử. Kết hợp giữa miêu tả và khái quát cũng tức là
sự kết hợp hợp lý hai phương pháp lịch sử và lôgic trong sử học.
Khi trình bày diễn biến lịch sử theo trình tự thời gian với đầy đủ tính
phong phú, muôn hình, muôn vẻ của nó thì dùng phương pháp miêu tả là chính.
Trình bày theo phương pháp miêu tả tức là dùng ngôn ngử làm cho người dọc có
thể hình dung cụ thể hiện tượng, sự kiện lịch sứ từ khi xuất hiện, hình thành, vận
động và phát triển. Còn khi cần tóm tắt, kết luận, đánh giá kết quả của quá trình
vận động phát triển của lịch sử thì lấy phương pháp khái quát là chính. Ngôn
ngữ đặc trưng của phương pháp khái quát là những nhận xét mang tính lý luận,
phân tích sâu vê bản chất của hiện tượng hoặc sự kiện lịch sử, những bài học thể
hiện ở những khái niệm, phạm trù. quy luật...
Khi miêu tả, trước hết cần xác định miêu tả cái gì và miêu tả như thế nào.
Trong mỗi công trình lịch sử quân sự nói chung cần miêu tả diễn biến các sự
kiện quân sự (và các sự kiện khác có liên quan trực tiếp đến quân sự) nhằm tái
hiện lịch sử với cả con người, mưu lược, vũ khí và hoạt động của hai bên (ta và


19
địch), hoạt động của quân dội và nhân dân, không gian và thời gian cụ thể, cùng
với không khí lịch sử lúc đó.

Miêu tả một hiện tượng, sự kiện lịch sử phải toàn diện, cụ thể, tỷ mỷ nhưng
phải có chọn lọc, có định hướng, tránh miêu tả lan man. Do đó, trong miêu tả đã
bao hàm nội dung cho khái quát. Một công trình lịch sử quân sự phải bao hàm
có nội dung tư tưởng, nội dung khoa học và nội dung giáo dục. Phải lựa chọn
các sự kiện, con người tiêu biểu sao cho khi miêu tả chúng có thể đạt được yêu
cầu của các nội dung trên (tư tưởng, khoa học, giáo dục).
Nói miêu tả phải toàn diện không nên hiểu là phải trình bày tất cả các sự
kiện, hiện tượng xảy ra trong lịch sử. Chiến tranh có muôn vàn sự kiện với vô
vàn tình tiết, người viết sử phải chọn lọc trong số sự kiện và tình tiết đó những
cái chính, tiêu biểu, sao cho vừa đủ để tái hiện lịch sử một cách chân thật nhất.
Quá ít sự kiện là không nên, nhưng quá nhiều mà không có sự kiện điển hình
cũng không được. Để tránh tình trạng đó, cần phải vận dụng tính khái quát trong
lựa chọn và viết sự kiện. Chú ý trong chọn lựa không để sót sự kiện quan trọng
cần thiết, không dược tùy tiện lược bỏ sự kiện hoặc láng tránh các sự kiện tiêu
biểu nhưng phức tạp. Khi miêu tả các hiện tượng, sự kiện lịch sử phải rất khách
quan khoa học, dùng các sử liệu chính xác để tự nó chứng minh cho điều này
hoặc phủ định điều kia.
Miêu tả trong tác phẩm sử học khác với miêu tả của tác phẩm văn học. Phải
đứng ở góc độ quân sự mà miêu tả địa hình, thời tiết, nhân vật... Nghĩa là miêu tả
những gì có tác động thuận lợi hay trở ngại cho các hoạt động quân sự. (Ví dụ: Tả
trận tập kích vào đêm sáng trăng thì cần nói ánh trăng có thuận lợi hay khó khăn
gì cho hành quân, tiếp cận địch...). Việc miêu tả có tính mục đích và chân thực sẽ
làm cho sự việc và con người sinh động lên. Miêu tả những biểu hiện bên ngoài
nhưng có hướng gợi mở để hiểu cái bản chất bên trong sẽ phải khái quát làm cho
sự kiện lịch sử có sức thu hút và có tính giáo dục, thuyết phục hơn.
Trong tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê nhất thống chí, hồi thứ 14, nhà sử học
Ngô Thời Sĩ đã mượn lời của một cung nữ triều Lê để tả về nhân vật Quang
Trung như sau: "Nguyễn Huệ là tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài
cầm quân, xem hắn ta vào Nam ra Bắc ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể
lường hết được, bắt Nguyễn Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như

giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn, hấn trở tay đưa
mắt là ai nấy phách lạc, hồn kinh hơn sấm sét". Mặc dù sử gia là bề tôi của nhà
Lê, phải dùng lời lẽ mà triều Lê có thể chấp nhận và phải ẩn náu sau người cung
nữ, nhưng bằng bút pháp miêu tả vừa chi tiết, cụ thể, vừa có tính khái quát cao
để nói lên tầm vóc anh hùng kiệt xuất của lãnh tụ khỏi nghĩa Tây Sơn với lòng
khâm phục cua mình.
C.Mác đã miêu tả bọn tư bản tài chính như sau: "Ở tang lớp trên của xã
hội tư sản thi những dục vọng xấu xa nhất và bỉ ổi nhất được tha hồ phóng túng
và luôn luôn xung đột với chính ngay luật lệ tư sản và của cải do đầu cơ mà có,
tự nhiên đòi hỏi được thoa mãn những dục vọng ấy. Ở đây sự hưởng lạc biến
thành dâm ô, ở đây vàng thau lẫn lộn với bùn và máu. Căn cứ vào cách làm giàu
và cách hướng lạc mà xét thì bọn quý tộc tài chính chẳng qua chỉ là một loại vô


20
sản lưu manh được tái sinh trong các tầng lớp trên của xã hội tư sản mà thôi".
Đoạn văn trên vừa có tính chất miêu tả, vừa có tính chất khái quát, nêu bật bản
chất của tầng lớp trên trong xã hội tư sản thời Mác.
Những trích dẫn làm ví dụ trên cho thấy, trong quá trình miêu tả đã di theo
hướng khái quát. Vậy, "khái quát" cần phải được hiểu như sau:
Khái quát là nhằm nói lên bản chất và quy luật vận động của lịch sử, nêu
lên kinh nghiệm, bài học lịch sử, chỉ rõ khuynh hướng phát triển của lịch sử
trong tương lai. Trong một công trình lịch sử quân sự, việc khái quát phải dựa
vào các sự kiện quân sự có thật đã xảy ra để từ đó rút ra những kết luận mang
tính khái quát về bản chất và quy luật vận động phát triển tất yếu của sự kiện.
Tùv theo đôi tượng và tính chất của từng công trình lịch sử và vấn đề
nghiên cứu mà có các loại khái quát sau:
Kết luận có tính khái quát: sau khi miêu tả đầy đủ về một hiện tượng, sự
kiện lịch sử, có thể rút ra những kết luận phù hợp, vừa gọn, vừa đủ. Muốn thế
phải kết hợp tốt giữa miêu tả và khái quát, làm cho người đọc dễ nắm. Tránh

tình trạng khái quát đi, khái quát lại mà vẫn không ra kết luận.
Khái quát rút ra những đặc điểm lịch sử, phân kỳ lịch sử (phân chia giai
đoạn, thời kỳ lịch sử), nêu được nội dung chủ yếu nhất của giai đoạn, thời kỳ
lịch sử ấy.
Khái quát từ quá trình hình thành, vận động, phát triển lịch sử thành
những bài học, kinh nghiệm lịch sử. Đây là loại khái quát cao hơn so với kết
luận. Ví dụ, như rút ra các kinh nghiệm, kháng định nguyên nhân, yêu tố của
tháng lợi hoặc không thắng lợi.
Khái quát rút ra bản chất, quy luật vận động của lịch sử. Đây là loại khái
quát ở trình độ cao nhất và cũng khó nhất. Phải dựa vào một khối lượng sự kiện
tương đối nhiều, thông qua việc miêu tả đầy đủ mới tìm ra được bản chất và quy
luật vận dộng chung của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đây cũng là nhiệm vụ
quan trọng của khoa học lịch sử nói chung và khoa học lịch sử quân sự nói riêng.
Dù ở dạng khái quát nào cũng phải bám sát nội dung miêu tả. Chính vì vậy
mà khái quát và miêu tả phải kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình nghiên
cứu - biên soạn công trình lịch sử quân sự. Khi miêu tả đến cuối sự kiện, muốn
cho người đọc có thể sơ bộ đánh giá thì cần có khái quát ngắn gọn. Trong các
công trình lịch sử thường ở cuối mỗi mục và chương, phải có đánh giá khái quát.
Mục đích của miêu tả và khái quát là vạch ra khuynh hướng phát triển của
lịch sử. Trong công trình lịch sử, người viết có thể không trực tiếp vạch rõ xu
hướng vận dộng của sự kiện lịch sử mà bằng thuật miêu tả và khái quát có dụng
ý có thể gợi cho người đọc tự suy nghĩ, tìm ra xu hướng vận động của lịch sử.
Cách vận dụng thuật miêu tả và khái quát như vậy tạo cho người đọc sự suy nghĩ
độc lập và gây hào hứng đối với việc nghiên cứu lịch sử, đồng thời vẫn đạt được
mục đích của người viết sử.
Đối với những sự kiện chỉ mới xuất hiện lần đầu, dù đã miêu tả cẩn thận,
nhưng chưa đủ các yếu tố để khái quát hoặc chưa đủ tư liệu để trình bàv các giai
đoạn vận động, phát triển của nó trong khi cần phải rút ra nhận định về tính chất
và xu hướng vận động của sự kiện thì người viết sử phải thận trọng. Có thể dựa



21
vào các sự kiện lịch sử tương tự trước đây (ở trong nước và trên thế giới) là tiền
đề để đốì chiếu, đánh giá, chọn lựa rồi đưa ra dự kiến về xu hướng vận động của
sự kiện. Tránh vội vàng đưa ra một khái quát lý luận cứng nhắc, thiếu khách
quan, khoa học.
Tóm lại, vận dụng tốt sự kết hợp miêu tả và khái quát, khái quát và miêu
tả tức là đã vận dụng được nguyên tắc kết hợp phương pháp lịch sử và phương
pháp lôgic trong nghiên cứu - biên soạn lịch sử.
1.2. Đối tượng nội dung, chức năng và nhiệm vụ của Khoa học lịch sử
quân sự
1.2.1. Đối tượng và nội dung của khoa học lịch sử quân sự
a) Đối tượng
Sự phân biệt giữa khoa học này với khoa học khác trước hết là vì đối tượng
nghiên cứu. Xác định đúng đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử quân sự là
vấn đề rất quan trọng, vì nó vạch ra cái đích mà khoa học lịch sử quân sự cần đạt
tới làm cơ sở để xác định đối tượng cụ thể và nội dung nghiên cứu của các chuyên
ngành lịch sử quân sự, cũng như định hướng, định hình cho các công trình khoa
học lịch sử quân sự. Trong tác phẩm Phép biện chứng tự nhiên Ph.Angghen viết:
"Sự phân loại khoa học, mỗi khoa học phân tích một hình thức vận động liên hệ
với nhau, chuyển hoá lẫn nhau. Đồng thời, là sự phân loại, sự phân chia những
hình thức ấy phù hợp với tính chất quen thuộc về bản chất bên trong của chúng và
chính ý nghĩa của sự phân loại ấy là ở chỗ đó". Trên cơ sở những quan điểm đó
chúng ta tìm hiểu đối tượng của khoa học lịch sử quân sự.
Mỗi khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng. Lịch sử quân sự là một bộ
phận của lịch sử xã hội. Khoa học lịch sử quân sự có quan hệ chặt chẽ với khoa
học lịch sử nói chung, do đó đối tượng của khoa học lịch sử quân sự cũng có
quan hệ với đối tượng của sử học nói chung.
Đối tượng nghiên cứu của sử học nói chung là sự hình thành, vận động,
phát triển của xã hội loài người, trong đó có hoạt động chính trị, quân sự, kinh

tế, văn hoá... Đó là quá trình vận động, phát triển thực tế của xã hội loài người,
cũng như của từng quốc gia, từng dân tộc, từng địa phương, đơn vị trong tính
thống nhất, phức tạp, muôn màu, muôn vẻ trên tất cả các lĩnh vực đời sống; là sự
chuyển biến của các phương thức sản xuất, những hiểu biết cụ thể, phong phú về
cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong lịch sử và sự thể hiện sinh động
vai trò sáng tạo, quyết định của nhân dân lao động đối với sự phát triển lịch sử...
Cùng với sự vận động, phát triển của xã hội thì nhận thức về đối tượng của
sử học cũng ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Với các sử gia phong kiến thì đó
là đời sống và hoạt động quân sự của vua chúa, tướng lĩnh; các cuộc khởi nghĩa
của nông dân bị coi là bạo loạn, phản nghịch. Giới sử học tư sản có quan niệm
tiến bộ hơn, song đối tượng sử học của họ vẫn là hoạt động của giai Cấp tư sản,
chứ không phải là nhân dân lao động. Chủ nghĩa Mác - Lênin xác định một quan
điểm đúng đắn về đối tượng nghiên cứu của sử học, coi quần chúng nhân dân là
người làm nên lịch sử, diễn ra trên tất cả lĩnh vực hoạt động của con người theo
những quy luật, vấn đề có tính quy luật từ khi loài người xuất hiện đến nay. Theo


22
quan điểm mácxít, đối tượng của khoa học lịch sử không phải là những hiện
tượng riêng lẻ về hoạt động của một cá nhân nào dù đó là những con người lỗi
lạc; không phải là các sự kiện tách rời khỏi sự phát triển chung hợp với quy luật
của lịch sử. Nó là quá trình hình thành, vận động phát triển của thực tế xã hội loài
người trong toàn bộ tính thống nhất, tính phức tạp và đa dạng; khẳng định vai trò
quyết định của quần chúng nhân dân lao động đối với sự phát triển của lịch sử.
Đối tượng của khoa học lịch sử quân sự là toàn bộ lý luận và tổ chức thực
tiễn hoạt động quân sự, bao gồm các quy luật về sự ra đời, vận động, phát triển
của khởi nghĩa, chiến tranh, đấu tranh vũ trang, quân đội và lực lượng vũ trang,
củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc trong các thời kỳ lịch sử của xã hội nói
chung, của một giai cấp, một nhà nước, một dân tộc, một địa phương, hay một tổ
chức, đơn vị nói riêng.

Khoa học lịch sử quân sự một mặt vừa là một bộ phận của khoa học lịch
sử chung nghiên cứu hoạt động quân sự là một hiện tượng của xã hội, mặt khác
nó trực tiếp đi sâu nghiên cứu lĩnh vực quân sự, quốc phòng trong lịch sử xã hội
để xác định tính xác thực, toàn diện của các sự kiện và quá trình lịch sử quân sự
trong tính thống nhất, đa dạng nhưng rất phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều
quy luật. Đó là quy luật về sự tác động của thể chế chính trị của kinh tế - xã hội
đối với nguồn gốc phát sinh, diễn biến và kết quả của hoạt động quân sự, tác
động của hoạt động quân sự đối với sự phát triển của xã hội; quy luật tổ chức,
xây dựng, trang bị và chiến đấu của lực lượng vũ trang; quy luật về sự hình
thành và phát triển của các hình thức, phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang;
quy luật về sự phát triển của các quan điểm, tư tưởng quân sự, quá trình xây
dựng và đảm bảo hậu cần - kỹ thuật quân sự… trong mối quan hệ thống nhất
biện chứng, với toàn bộ tính phức tạp muôn hình, muôn vẻ, những biểu hiện
sinh động của chúng.
Việc xác định đối tượng của khoa học lịch sử quân sự như trên đòi hỏi
trong quá trình nghiên cứu, biên soạn phải miêu tả giải thích bản chất các sự
kiện và trong cả quá trình lịch sử quân sự. Đồng thời, khám phá tìm ra các mối
liên hệ quy luật của hoạt động quân sự của công cuộc xây dựng quốc phòng,
quân đội và của nghệ thuật quân sự cũng như kết cấu kinh tế - xã hội của toàn xã
hội có liên quan. Trong đó, lịch sử quân sự đi sâu nghiên cứu các quy luật của
bản thân cuộc đấu tranh vũ trang, đặc trưng cơ bản của mọi hoạt dộng quân sự,
nghiên cứu các điều kiện khách quan quyết định sự ra đời và phát triển của các
phương thức tiến hành hoạt động quân sự, các hình thức đấu tranh vũ trang, chỉ
rõ phạm vi và vai trò, hoạt động sáng tạo của lực lượng vũ trang nói chung, của
quân đội nói riêng, của quần chúng nhân dân và các tập thể, những người lãnh
đạo, chỉ huy trong hoạt động quân sự - cả trong thời bình và thời chiến.
b) Nội dung
Lịch sử quân sự là một ngành khoa học độc lập, gồm nhiều bộ phận hợp
thành tạo nên một chỉnh thể thống nhất của lịch sử quân sự bao gồm: lịch sử tư
tưởng quân sự; lịch sử khởi nghĩa vũ trang; lịch sử chiến tranh; lịch sử quốc phòng;

lịch sử nghệ thuật quân sự; lịch sử tổ chức quân sự; lịch sử hậu cần quân sự; lịch sử


23
kỹ thuật quân sự; lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội … Đó là
cơ cấu nội dung của khoa học lịch sử quân sự. Các bộ phận hợp thành đó cũng là
những chuyên ngành nghiên cứu riêng, có đối tượng nghiên cứu chuyên sâu.
Ngoài ra, khoa học lịch sử quân sự còn có thêm một số chuyên ngành
như: sử liệu học quân sự; văn bản học quân sự; thống kê học quân sự; lịch sử
của khoa học lịch sử quân sự… Những chuyên ngành này không trực tiếp
nghiên cứu những nội dung của lịch sử quân sự mà chỉ nghiên cứu những lĩnh
vực bổ trợ, phục vụ cho các nội dung chính của lịch sử quân sự.
Việc phân chia các chuyên ngành như trên phù hợp với cơ cấu của đối
tượng và nội dung nghiên cứu của lịch sử quân sự, là cơ sở để từng chuyên
ngành hợp thành có thể đi sâu nghiên cứu nội dung từng mặt biểu hiện cụ thể
của hoạt động quân sự trên các lĩnh vực khác nhau như: khởi nghĩa, chiến tranh,
quốc phòng - quân sự, nghệ thuật quân sự, tổ chức quân sự, tư tưởng quân sự,
hậu cần quân sự, kỹ thuật quân sự... Qua đó, dựng lại quá trình lịch sử quân sự.
tìm ra những quy luật phát sinh, phát triển và bài học lịch sử trên từng mặt hoạt
động, góp phần thiết thực vào việc xem xét và giải quvết những vấn đề lý luận
và thực tiễn quân sự hiện nay.
Dưới đây là những nét tổng quát về đối tượng và nội dung cụ thể của từng
bộ phận (chuyên ngành) của lịch sử quân sự:
- Lịch sử tư tưởng quân sự nghiên cứu sự hình thành, phát triển của các
quan điểm, tư tưởng và học thuyết quân sự trong lịch sử. Nội dung của nó có thể
là tư tưởng quân sự một giai cấp, đáng phái, một nhà nước hoặc của một lãnh tụ,
một danh nhân quân sự trong lịch sử thế giới và trong nước. Ở Việt Nam, khi
nghiên cứu lịch sử tư tưởng quân sự phải quán triệt sâu sắc quan điểm quân sự
Mác - Lênin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Đây là một yêu cầu mang tính
nguyên tắc. Yêu cầu này đòi hỏi khoa học lịch sử quân sự phải tìm hiểu để xác

định nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển và những nội dung cơ bản (tức tìm
hiểu quy luật) của quan điểm tư tưởng quân sự đó. Đặc biệt, phải đi sâu tìm hiểu
tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là trung tâm và là hạt nhân, nền tảng của tư tưởng,
đường lối quân sự của Đảng ta, đỉnh cao tư tưởng quân sự của dân tộc Việt Nam
trong thời đại mới. Tư tưởng quân sự đó kết hợp nhuần nhuyễn việc kế thừa và
tiếp thu tinh hoa quân sự của dân tộc và thế giới, với việc vận dụng sáng tạo học
thuyết cách mạng, học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ
thể của nước ta. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là ngọn cờ bách chiến bách thắng
của sức mạnh quân sự Việt Nam trong thời đại mới, là ánh sáng soi đường cho
chúng ta trong công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh
nhân dân trong điều kiện hiện đại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh là lịch sử về nguồn gốc nảy sinh, quá
trình diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh.
Nghiên cứu lịch sử khỏi nghĩa và chiến tranh là nghiên cứu nguyên nhân và điều
kiện kinh tế - xã hội làm nảy sinh các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh cụ thể (bối
cảnh lịch sử và nguyên nhân); tìm hiểu tính chất, đặc điểm; xác định cụ thể
những giai cấp nào, lực lượng nào lãnh đạo tham gia các cuộc khởi nghĩa và


24
chiến tranh đó. Nghiên cứu làm sáng tỏ các kế hoạch, các hình thức tiến hành
khỏi nghĩa và chiến tranh, tương quan lực lượng các bên trong quá trình diễn
biến của các hoạt động quân sự trong mối liên hệ khăng khít với các mặt đấu
tranh khác như chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá - tư tưởng; nghiên cứu diễn
tiến và kết quá chính trị, quân sự của các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh và cuối
cùng, đánh giá ảnh hưởng của nó đối với lịch sử của xã hội. Qua đó, tạo nên hệ
thống các tri thức về sự nảy sinh, phát triển và kết quả của cuộc khởi nghĩa và
chiến tranh trong những điều kiện lịch sử nhất định.
- Lịch sử nghệ thuật quân sự nghiên cứu về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo,

tổ chức và tiến hành các hoạt động quân sự, cả trong khởi nghĩa, chiến tranh và
trong hoạt động quân sự - quốc phòng, bao gồm các quy mô từ chiến thuật,
chiến dịch đến chiến lược quân sự trong lịch sử. Lịch sử nghệ thuật quân sự còn
góp phần xem xét và giải quyết những vấn đề phát triển của nghệ thuật quân sự
hiện tại và tương lai. Lịch sử nghệ thuật quân sự cần làm sáng tỏ sự phụ thuộc
của các phương thức, hình thức tiến hành hoạt động quân sự vào trình độ sản
xuất, kết cấu kinh tế xã hội và chính trị của xã hội, vào điều kiện địa lý... Nghiên
cứu lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, cần nêu rõ
những vấn đề về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong lãnh
đạo đấu tranh vũ trang, chiến lược và sự chỉ đạo chiến lược của Đảng, Nhà nước
là những yếu tố tác động quyết định đối với tính chất và kết cục hoạt động vũ
trang, các chiến dịch và những trận chiến đấu lớn. Khi nghiên cứu quy luật phát
triển của nghệ thuật quân sự phải nắm vững những mối quan hệ trên, vì chính trị
của chúng ta là chính trị quân sự và quân sự của chúng ta là quân sự chính trị.
Mối quan hệ giữa chính trị và quân sự, giữa cách mạng và đấu tranh vũ trang là
gắn bó khăng khít. Hết sức tránh quan điểm quân sự đơn thuần khi nghiên cứu
lịch sử nghệ thuật quân sự.
- Lịch sử tổ chức quân sự
Nghiên cứu sự hình thành, quá trình hoạt động và phát triển của lực lượng
vũ trang, của quân đội (các quân chủng, binh chủng, đơn vị, chiến trường, nhà
trường và cơ quan chỉ huy, ngành nghiệp vụ,...) trong các thời kỳ lịch sử khác
nhau. Nó đề cập những quy luật hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang,
của quân đội và các đơn vị trong quân đội, những quy luật biểu hiện mối liên hệ
giữa các hình thức tổ chức lực lượng trực tiếp, gián tiếp, tham gia chiến đấu và
bảo đảm; giữa các lực lượng vũ trang và các quân chủng, binh chủng. Lịch sử tổ
chức quân sự vạch rõ vai trò của lực lượng vũ trang, nêu lên những đặc điểm, cơ
cấu tổ chức, hệ thống giáo dục, huấn luyện và hoạt động của nó trong khởi
nghĩa, trong thời kỳ có chiến tranh và trong thời bình. Trên cơ sở nhũng nội
dung trên mà tìm ra những quv luật tổ chức, xây dựng lực lượng cả về chính trị,
quân sự, hậu cần, kỹ thuật, rút ra những bài học thiết thực cho việc nghiên cứu

tổ chức quân sự hiện nay và trong tương lai. Đồng thời, nó nghiên cứu lịch sử tổ
chức các cơ quan quân sự của cả nước và từng địa phương, đơn vị, xây dựng các
chiến trường, địa bàn quân sự, hậu phương, căn cứ địa...
- Lịch sử hậu cần quân sự, lịch sử kỹ thuật quân sự nghiên cứu sự ra đời


25
và phát triển của hậu cần, vũ khí, kỹ thuật quân sự gắn liền với trình độ sản xuất
xã hội, làm cơ sở cho việc hình thành tổ chức, biên chế, trang bị và công tác bảo
đảm cho các lực lượng vũ trang, trong mối quan hệ giữa con người với vũ khí và
các phương tiện quân sự, giữa kỹ thuật và chiến thuật, giữa cơ sở vật chất hậu
cần, kỹ thuật với sự phát triển của nghệ thuật quân sự của một quân đội, một
quốc gia. Quá trình nghiên cứu lịch sử hậu cần, lịch sử kỹ thuật quân sự phải
thấm nhuần sâu sắc tư tưởng khoa học thiên tài của Ph.Angghen là "vũ trang,
biên chê tổ chức, chiến lược, chiến thuật phụ thuộc trước hết vào trình độ mà sản
xuất đạt được trong từng trường hợp và cũng phụ thuộc cả vào đường sá giao
thông nữa. Trong lĩnh vực này, không phải những sáng tạo tự do trí tuệ của
những viên chỉ huy tài giỏi là những cái đã có một tác dụng có tính chất cách
mạng đầu, mà chính là do việc phát minh những vũ khí tốt hơn và việc thay đổi
trong nhân lực tức là người lính", "nhiêu lắm thì ảnh hưởng của những viên chỉ
huy tài giỏi chỉ là làm cho phương pháp chiến đấu thích hợp với vũ khí mới và
chiến sĩ mới mà thôi"'. Đối với lịch sử hậu cần, lịch sử kỹ thuật quân sự hiện đại
ở nước ta, nhất là trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược, còn phải chú ý một đặc điểm lớn là ta đã được các nước xã hội
chủ nghĩa anh em viện trợ hậu cần và vũ khí trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại
và hiện đại để chiến đấu chống xâm lược, trong khi nền kinh tế và trình độ sản
xuất của ta còn rất lạc hậu; đồng thời, chú ý đến tài năng sáng tạo, trí tuệ của con
người Việt Nam trong khai thác, sử dụng cơ sở vật chất và vũ khí, trang bị đó.
Ngày nay, trình độ khoa học và khả năng sản xuất, điều kiện kinh tế và vũ
khí công nghệ cao phát triển, vai trò của vũ khí kỹ thuật hết sức to lớn. Tuy

nhiên, nghiên cứu lịch sử hậu cần, lịch sứ kỹ thuật quân sự luôn phái đặt ti'0ng
mối quan hệ giữa vũ khí, phương tiện, trang bị kỹ thuật với con người, trong sự
tác động qua lại chặt chẽ, thống nhất với nhau, trong đó con người bao giờ cũng
giữ vai trò quyết định.
- Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị nghiên cứu quá trình hình
thành và phát triển công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân
Việt Nam trên tất cả các mặt ở các giai đoạn, thời kỳ lịch sử từ khi thành lập
quân dội đến nay. Nó nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển lý luận, tổ
chức và hoạt dộng thực tiễn của công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội
trên các phương diện, ở các giai đoạn lịch sử, làm sáng tỏ nội dung, quan điểm
tư tưởng, nguyên tắc tổ chức, hoạt động và quy luật vận động của nó. Từ đó, tái
hiện lịch sử quá trình hình thành, phát triển về lý luận và thực tiễn; tìm ra quy
luật phát triển, rút ra bài học lịch sử, kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực công tác
đảng, công tác chính trị trong quá trình tổ chức, xây dựng quân đội ta.
- Lịch sử quốc phòng, Quốc phòng có nội hàm rộng lớn hơn quân sự. Lịch
sử quốc phòng nghiên cứu về toàn bộ nhận thức và tổ chức thực tiễn quốc phòng
của đất nước trong các thời kỳ lịch sử, dưới góc nhìn quân sự, ở những hoàn
cảnh cụ thể, cả thời bình và thời chiến. Quốc phòng của một nhà nước là toàn bộ
hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, quân sự, đối ngoại... nhằm bảo
vệ chủ quyền, an ninh, lợi ích đất nước và sinh mệnh, tài sản của nhân dân. Đặc
trưng nối bật của quốc phòng là hoạt động quân sự, với quân đội làm nòng cốt;


26
được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần của đất nước, mang tính
toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Nội dung lĩnh vực quốc
phòng bao quát toàn bộ nhận thức và tổ chức thực tiễn đấu tranh vũ trang, chiến
tranh, quân đội, lực lượng vũ trang, củng cố sức mạnh quân sự, bảo vệ Tổ quốc;
tiến hành cả trong thời bình và thời chiến.
Cùng với việc nghiên cứu lịch sử quốc phòng, các bộ phận chuyên ngành

hợp thành của khoa học lịch sử quân sự trên đây thể hiện nội dung cơ bản của
khoa học lịch sử quân sự Việt Nam. Chúng có quan hệ rất mật thiết với nhau
trong một thể thống nhất của hoạt động quân sự. Việc nắm vững đối tượng
chung của lịch sử quân sự giúp chúng ta định rõ phạm vi nghiên cứu của khoa
học lịch sử quân sự trong hệ thống các khoa học lịch sử. Nắm chắc đối tượng cụ
thể của mỗi bộ phận hợp thành của lịch sử quân sự sẽ giúp cho công tác nghiên
cứu lịch sử quân sự xác định hướng đi đúng đắn khi nghiên cứu các đề tài, tránh
được sự lẫn lộn hoặc đi chệch hướng nghiên cứu...
Nội dung, cơ cấu của lịch sử quân sự không phải là bất biến. Sự thav dổi
của nó phản ánh sự phát triển trong nhận thức con người về ngành khoa học này
cũng như về sự phát triển của xã hội nói chung và của bản thân ngành khoa học
lịch sử quân sự nói riêng.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của khoa học lịch sử quân sự
a) Chức năng
Khoa học ra đời vì yêu cầu của cuộc sống. Mỗi khoa học đều có chức
năng riêng. Việc nhận thức chức năng của sử học nói chung, của sử học quân sự
nói riêng, là cần thiết cho việc định hướng nghiên cứu. Những nhà sử học tiến
bộ, cách mạng trong các thời kỳ lịch sử đã nhận thức đúng đắn giá trị và tác
động to lớn của việc nghiên cứu lịch sử.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã xác định đúng chức năng
và nhiệm vụ của sử học. Trong cuốn Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Angghen
khẳng định rằng: "Chúng tôi chỉ thừa nhận một khoa học duy nhất là khoa học
lịch sử". Nói như vậy, hai ông muôn nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò quan trọng của
sử học, đặc biệt là quan điểm duy vật lịch sử trong việc xem xét mọi sự kiện tự
nhiên và xã hội. C.Mác cũng cho rằng: "Lịch sử quá khứ thuộc về những kẻ xây
dựng tương lai", nghĩa là khi xây dựng một xã hội tương lai hợp với quy luật
phát triển của lịch sử thì phải hiểu sâu sắc quá khứ, bởi vì những hiểu biết về
quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và tương lai... Qua cuộc Cách mạng 1848
- 1849 ơ Pháp và châu Âu, Công xã Pari năm 1871, Cách mạng 1905 - 1907 ở
Nga, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, C.Mác, Ph.Angghen và V.I.Lênin

đã rút ra nhiều bài học quý giá, phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.
Nhận rõ chức năng, nhiệm vụ của lịch sử, khi chuẩn bị cho việc thành lập
Đảng. Nguyễn Ái Quốc viết cuốn Đường Kách mệnh đã phân tích ngắn gọn mà
sâu sắc về lịch sử những cuộc cách mạng trước đó trên thế giới, nhất là cách


27
mạng Nga, từ đó Người vạch ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
Khi mới về nước (1941), Hồ Chí Minh đã viết cuốn Lịch sử nước ta và khẳng
định: "Dân ta phải biết sử ta". Người đã sử dụng tri thức lịch sử để góp phần vào
việc xác định con đường giải phóng dân tộc và trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo
cách mạng của mình.
Cũng như các bộ môn khoa học xã hội khác, khoa học lịch sử quân sự có
các chức năng:
Chức năng nhận thức. Đây là chức năng có đóng góp tích cực vào công
cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới và con người mới.
Nhận thức lịch sử tức là hiểu biết đúng quá khứ như nó đã diễn ra. Chức
năng nhận thức của khoa học lịch sử quân sự là miêu tả quá khứ một cách khách
quan khoa học. Trên cơ sở đó, phân tích, giải thích tính phong phú và đa dạng
của các nội dung hình thức cụ thể của quá trình hoạt động quân sự đã diễn ra, để
rồi phát hiện những quy luật vận dộng của lịch sử quân sự.
Theo quan điểm mácxít, nghiên cứu phục dựng lại cái đã qua không phải
và không bao giờ là mục đích cuối cùng của khoa học lịch sử. Bởi vì, nếu chỉ
ghi chép một cách đơn giản những gì đã xảy ra trong xã hội loài người trước
đây, thì sẽ làm cho con người mất hứng thú và không đem lại lợi ích thiết thực
gì. Các nhà sử học tư sản dựa vào quan điểm "lịch sử chỉ là những câu chuvện
về quá khứ" để phủ nhận sự tồn tại của khoa học lịch sử, vì theo họ, sử học
không có ý nghĩa thực tiễn, không có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội. Luận
điểm này không có căn cứ khoa học và phủ nhận chức năng của khoa học lịch sử

mácxít. Thực chất sự phủ nhận đó là muốn tách nhân dân ra khỏi những truyền
thống bền vững của sự nghiệp đấu tranh chống áp bức bóc lột, vì độc lập, tự do
thực sự của các dân tộc.
Chức năng nhận thức của khoa học lịch sử quân sự gồm hai mặt: Một là,
dựng lại lịch sử quân sự như nó đã diễn ra; Hai là, phát hiện quy luật, đúc kết lý
luận từ thực tiễn lịch sử quân sự. Hai mặt này có quan hệ biện chứng với nhau:
Có dựng lại lịch sử đúng hoặc gần đúng như nó đã diễn ra mới có cơ sở để phát
hiện quy luật của nó và có nghiên cứu phát hiện được bản chất của sự kiện lịch
sử, quy luật vận động khách quan của nó thì mới dựng lại gần dũng như nó diễn
ra. Đây là nét đặc trưng của khoa học lịch sử. Quá trình nhận thức nói trên được
lặp đi lặp lại, từ nông đến sâu, từ đơn giản đến phức tạp, phát triển không ngừng.
Không thể một lần đã có thể dựng lại được đúng, cũng không phải nhận thức
một lần đã phát hiện được đầy đủ bản chất và quy luật lịch sử. Lịch sử chỉ diễn
ra một lần, nhưng để nhận thức đúng nó phải là một quá trình.
Chức năng giáo dục hay chức năng nêu gương của sử học quân sự có vai
trò rất quan trọng. Đây là chức năng mang tính xã hội, tức là xây dựng những
tấm gương lịch sử, rút ra những bài học kinh nghiệm, phục vụ cho hoạt động
thực tiễn. Dân tộc Việt Nam có truyền thống coi trọng và đề cao những gương
sáng của quá khứ cho hiện tại, đặc biệt là những người có công trong sự nghiệp
đánh giặc giữ nước. Muốn làm tốt việc này phải có tri thức lịch sử đầy đủ, chính
xác. Lịch sử là tấm gương soi cho các thế hệ sau, nó phản ánh sự cần thiết "ôn
cố tri tân" (biết quá khứ để hiểu hiện tại), đáp ứng những nhu cầu của xã hội và


28
con người ngày nay. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Chúng ta nên nhìn lại những đoạn
đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu và ấn định đúng đắn những
nhiệm vụ cách mạng hiện nay và sắp tới để giành lấy những thắng lợi to lớn hơn
nữa, vẻ vang hơn nữa".
Từ chức năng giáo dục, sử học quân sự có tác dụng rất lớn trong giáo dục

đạo đức, tư tưởng, tình cảm và rèn luyện phẩm chất toàn diện của người chiến sĩ
quân đội. Với tính chất là một bộ môn khoa học xã hội nhân văn, lịch sử quân sự
đã tích cực tham gia vào đời sống xã hội khi thực hiện chức năng giáo dục. Nó
làm cho mỗi người suy nghĩ, tự hào về quá khứ anh hùng của dân tộc, tin tưởng
và tích cực đấu tranh cho sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chức năng dự báo của khoa học lịch sử quân sự là chức năng dựa trên cơ
sở tìm hiểu và phát hiện quy luật vận động của lịch sử từ quá khứ tới tương lai.
Nghiên cứu lịch sử là nghiên cứu về những gì đã diễn ra, tìm ra lôgic phát triển
của các hiện tượng xã hội, vì vậy nó còn chỉ ra chiều hướng phát triển tất yếu
của các sự vật, hiện tượng.
Khoa học lịch sử quân sự không phục vụ một cách trực tiếp quá trình
chiến đấu, xây dựng và sẵn sàng chiến đấu trước mắt như khoa học quân sự,
nhưng nó có tác dụng rất quan trọng đối vối sự phát triển lĩnh vực quân sự của
đất nước hiện nav và mai sau. Tri thức lịch sử quân sự rất cần thiết để hiểu sâu
quân sự hiện đại. Với nội dung tìm hiểu những quy luật phát triển của hoạt động
quân sự đã qua và những bài học kinh nghiệm, lịch sử quân sự giúp con người
nhìn thấy khuynh hướng phát triển của lĩnh vực quản sự hiện tại và tương lai.
Trên cơ sơ miêu tả và phân tích hiện thực lịch sử khách quan, khoa học lịch sử
quân sự rút ra những quy luật hoạt dộng quân sự; trong đó, có những quy luật
chung của sự phát triển, có những quy luật cá biệt và quy luật đặc thù...
b) Nhiệm vụ
Từ đối tượng, chức năng của lịch sử quân sự, từ tình hình nhiệm vụ chính
trị cụ thể của đất nước ở mỗi giai đoạn lịch sử mà khoa học lịch sử quân sự có
những nhiệm vụ cụ thể trong việc phục vụ lợi ích của con người.
Khoa học lịch sử quân sự không thể và không bao giờ đứng ngoài đời sông
chính trị của đất nước mà luôn phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
phục vụ lợi ích của nhân dân. Nghiên cứu lịch sử quân sự không phải chỉ giản đơn
ôn lại quá khứ, mà chủ yếu là nhằm hiểu đúng, hiểu sâu cái đã qua để tìm hiểu cái
đang và sắp diễn ra, phục vụ cho việc xem xét và giải quyết những vấn để quân sự

của đất nước hiện tại và tương lai. Nói nhiệm vụ cơ bản của sử học quân sự phải
phục vụ nhiệm vụ chính trị và quân sự hiện nay cũng là với ý nghĩa đó.
Khoa học lịch sử quân sự có một số nhiệm vụ chủ vếu sau đây:
Thứ nhất, khoa học lịch sử quân sự phải quán triệt và góp phần tích cực
thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ cách mạng, đường lối, nhiệm vụ quân
sự, quốc phòng của Đảng.
Đây cũng chính là mục đích của khoa học lịch sử quân sự. Nghiên cứu
lịch sử quân sự phải cung cấp tri thức về quy luật và kinh nghiệm quân sự đã
qua để góp phần trả lời cho những vấn đề quân sự hiện nay. Trong cuốn Đường
kách mệnh, Hồ Chí Minh nêu rõ là phải "đem lịch sử cách mạng các nước làm


29
gương cho chúng ta soi, đem phong trào cách mạng thế giới nói cho đồng bào ta
rõ". Người cho rằng: "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt
Nam" và đã rút ra nhiều bài học lịch sử, đề ra những đường lối chủ trương,
chính sách phù hợp cho cách mạng Việt Nam. V.I.Lênin xem lịch sử là một công
trình nghiên cứu kinh nghiệm về những sai lầm của ngày hôm qua để ngày hôm
nay và ngày mai không lặp lại những sai lầm đó nữa.
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng
đã luôn coi trọng việc xem xét và giải quyết nhiều vấn đề mới rất lớn như: chống
lại mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng nền quốc phòng toàn dân;
phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân: phương hướng xây dựng,
cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang, của quân đội nhân dân theo hướng cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong mối quan hệ kinh tế với
quốc phòng; an ninh với quốc phòng... và phát huy nghệ thuật quân sự trong thời
kỳ mới. Do vậy, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của khoa học lịch sử quân
sự Việt Nam cũng phải nhằm vào giải quyết việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở
thực tiễn và lý luận về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong điều kiện
mới. Thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên là phát huy được vai trò của khoa học lịch

sử quân sự, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa khoa học lịch sử quân sự với
khoa học quân sự bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ chính trị và quân sự của Đảng ta.
Thứ hai, khoa học lịch sử quân sự là một phương tiện giáo
dục tư tưởng, truyền thông quân sự, truyền thụ kinh nghiệm, bồi
dưỡng và nâng cao phẩm chất, năng lực tư duy quân sự cho lực
lượng vũ trang và các thế hệ của đất nước.
Phải coi lịch sử quân sự là một trong những tài liệu giáo khoa quan trọng
bậc nhất trong các nhà trường, đặc biệt là các học viện, nhà trường quân đội, là
một bộ môn hàng đầu trong chương trình giáo dục quân sự, quốc phòng. Lịch sử
đấu tranh giành và giữ độc lập trong hàng nghìn năm của dân tộc ta là kho báu
được đổi bằng mồ hôi, xương máu và trí tuệ của bao thế hệ người Việt Nam để
lại cho đời sau... cần sưu tầm, ghi chép lại một cách đầy đủ; trên cơ sở đó, các
thế hệ ngày nay và mai sau rút ra được những bài học bổ ích để không ngừng
tăng cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, tri thức lịch sử quân sự góp phần tích cực giáo dục cho các thế
hệ lòng yêu nước, ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc, tinh thần quốc tế vô sản, tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa
xã hội, vào khả năng vô địch của quần chúng nhân dân. Người xưa đã từng coi
lịch sử là bó đuốc soi đường đi đến tương lai. Trong thời đại chúng ta, khoa học
lịch sử quân sự đã được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tương Hồ Chí Minh, thì nội dung và ý nghĩa giáo dục của nó càng có giá trị.
Lịch sử quân sự Việt Nam là một trong những nền lịch sử quân sự đặc sắc
có chiều dài về thời gian, chiều sâu về nội dung, phong phú, sáng tạo và đầy
chính nghĩa, nhân văn, nhằm mục đích cao cả là bảo vệ và giành lại độc lập, cho
dân tộc, chống sự xâm lược của những kẻ thù lớn mạnh hơn mình. Nên sử học
quân sự đó chứa đựng hệ tư tưởng quân sự, nền nghệ thuật quân sự, tổ chức
quân sự mang bản sắc Việt Nam, phản ánh những điều kiện xã hội, chính trị,



×