Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Pháp luật môi trường trong sản xuất nông nghiệp với vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG
TRONG SẢN SUẤT NÔNG NGHIỆP VỚI VẤN ĐỀ
BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

VŨ MINH ĐỨC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG
TRONG SẢN SUẤT NÔNG NGHIỆP VỚI VẤN ĐỀ
BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

VŨ MINH ĐỨC

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liêụ
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Minh Đức


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Phương, người
đã trực tiếp động viên, hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tác giả trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tác giả cũng xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới các thầy cô giảng
viên, các thầy cô Khoa Sau đại học, trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất để tác giả có thể hoàn thành luận văn thạc sỹ luật học của
mình.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin được gửi lời cám ơn chân thành tới gia
đình, bạn bè và những đồng nghiệp đã giúp đỡ, ủng hộ tác giả có thể hoàn
thành luận văn của mình một cách tốt nhất.
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện luận văn

Vũ Minh Đức



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT MÔI
TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỚI VẤN ĐỀ BẢO
ĐẢM AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

5

1.1. Khái quát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và sản xuất nông nghiệp

5

1.1.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ
sinh an toàn đối với sức khỏe con người
1.1.2. Sản xuất nông nghiệp và sự tác động đến chất lượng thực phẩm

5
7

1.1.3. Yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn đối với thực phẩm trong sản

xuất nông nghiệp

14

1.2. Khái quát về pháp luật môi trường trong sản xuất nông nghiệp với vấn
đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

18

1.2.1. Định nghĩa

18

1.2.2. Nội dung của pháp luật môi trường trong sản xuất nông nghiệp
với vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Kết luận chương 1

19
26

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỚI VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN VỆ
SINH THỰC PHẨM

27

2.1. Các quy định của pháp luật môi trường trong lĩnh vực trồng trọt với vấn
đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

27


2.1.1. Quy định về giống cây trồng

27

2.1.2. Quy định về việc sử dụng phân bón

31

2.1.3. Quy định về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

35

2.2. Các quy định của pháp luật môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi với

39


vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
2.2.1. Quy định về giống vật nuôi

39

2.2.2. Quy định về việc sử dụng thức ăn chăn nuôi

43

2.2.3. Quy định về việc sử dụng các loại thuốc thú y

47


2.3. Quy định liên quan đến vấn đề quản lí nguồn nước, đất, chất thải trong
sản xuất nông nghiệp với vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

50

2.3.1. Quản lí nguồn nước và bảo đảm chất lượng nguồn nước

50

2.3.2. Quản lí môi trường đất

53

2.3.3. Quản lí chất thải

55

Kết luận chương 2

60

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NHẰM BẢO ĐẢM AN
TOÀN THỰC PHẨM

61

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật môi trường trong hoạt động sản xuất nông

nghiệp với vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam

61

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật môi trường trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp với vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam

65

3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật môi trường trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp với vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm
ở Việt Nam

70

Kết luận chương 3

74

KẾT LUẬN

76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

78


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP


An toàn thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật

EU

Liên minh châu Âu

FAO

Tổ chức nông lương

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thực phẩm và vấn đề an toàn thực phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng
trong cuộc sống của con người. Thực phẩm bảo đảm cuộc sống của con
người và chất lượng thực phẩm duy trì sức khỏe con người. Trong khi đó,
tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang diễn ra rất phổ biến,

trở thành vấn đề rất nóng, được cả xã hội quan tâm và được bàn bạc, thảo
luận rất sôi nổi tại Quốc hội. Chưa bao giờ cụm từ “mất về sinh an toàn thực
phẩm” lại được nhắc đến nhiều như vậy trên các phương tiện thông tin đại
chúng và cả trên diễn đàn của Quốc hội. Các loại thực phẩm bẩn, rau nhiễm
hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, thịt, cá, tôm nhiễm chất tạo nạc, hoa quả
“tắm” chất kích thích, chất bảo quản được bày bán tràn lan trên thị trường mà
không có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng. Thực trạng đó, đã dẫn
đến tình hình ngộ độc thực phẩm đặc biệt là những trường hợp ngộ độc tập
thể trong thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng về số vụ cũng như tính
chất nguy hiểm, nghiêm trọng của mỗi vụ, ngoài ra tỉ lệ mắc các bệnh như:
ung thư, viêm gan, suy thận…đang có chiều hướng gia tăng đáng kể do sử
dụng thực phẩm mất an toàn vệ sinh.
Nhiều trường hợp dẫn tới tình trạng mất an toàn vệ cinh thực phẩm là do
những người sản xuất, buôn bán thực phẩm cố tình đưa những hóa chất độc hại
nhằm bảo quản thực phẩm hoặc tạo ra độ hấp dẫn của thực phẩm với người tiêu
dùng. Đây là những hành vi vố tình làm ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm.
Mặt khác, cần phải khẳng định rằng, hoạt động sản xuất nông nghiệp đã
có tác động rất mạnh mẽ và trực tiếp đến năng xuất, chất lượng lương thực,
thực phẩm. Trong lĩnh vực trồng trọt với việc sử dụng giống cây trồng, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật sẽ quyết định trực tiếp đến sản lượng, chất lượng
của các loại nông sản như: lúa, các loại rau, củ, quả…. Trong lĩnh vực chăn
nuôi, với việc sử dụng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và các loại thuốc thú
y sẽ quyết định trực tiếp đến tỉ lệ nạc, cân nặng, chất lượng thịt của vật
1


nuôi…Do đó, nếu quá trình sản xuất nông nghiệp không được chú trọng một
cách nghiêm túc tới việc bảo đảm các yêu cầu của pháp luật ở các khâu sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng các loại nông sản, đặc biệt là sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới an toàn thực phẩm, ảnh hướng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Xuất phát từ những lý do ttrên, người viết nhận thấy rằng việc nghiên cứu đề
tài “Pháp luật môi trường trong sản xuất nông nghiệp với vấn đề đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm” là thực sự cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều sách, báo, các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài như: Luận án tiến sĩ nông nghiệp của Đặng Thị Phương Lan,
Nghiên cứu ứng dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trong sản
xuất rau an toàn, ảnh hưởng của chúng đến thiên địch sâu hại và chất lượng
sản phẩm vùng Hà Nội và Phụ cận, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, Hà
Nội, năm 2012. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp chuyên ngành thú y của Nguyễn
Văn Điệp, Nghiên cứu đánh giá chất lượng một số loại thuốc thú y đang lưu
hành trên thị trường hiện nay,, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm
2008. Đề tài nghiên cứu khoa học củaTrần Thanh Sơn, Nghiên cứu ảnh hưởng
của phân đạm, phân kali, phân lân đến tỉ lệ hạt gạo trong ở huyện Thoại Sơn
tỉnh An Giang, Trường Đại học An Giang, năm 2008...Bài viết của Đỗ Mai
Thành, kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của EU và bài học đối
với Việt Nam, tạp chí Cộng sản điện tử, số 12 (204) năm 2010
Dưới góc độ pháp lý mới chỉ có một số công trình nghiên cứu với phạm vi là
một trong những nội dung của tài liệu học tập là tập bài giảng Pháp luật môi
trường trong hoạt động kinh doanh của Trường đại học luật Hà nội, NXB Tư
pháp, Hà nội năm 2013.
Có thể thấy cho đến thời điểm hiện nay các nghiên cứu chủ yếu chỉ đi
sâu phân tích khía cạnh về chuyên môn, kĩ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi
cũng như tìm hiểu, phân tích thực trạng của tình hình vệ sinh an toàn thực
2


phẩm hiện nay mà chưa chú trọng đến khía cạnh pháp lí mà đặc biệt là pháp
luật môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu của luận văn là là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận
và thực tiễn pháp luật trong sản xuất nông nghiệp trong mối quan hệ với mục
đích là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đề xuất phương hướng và giải
pháp hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe con
người, bảo đảm phát triển bền vững đất nước.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định là:
Một là: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về, pháp luật môi trường
trong sản xuất nông nghiệp với việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để
xác định mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với vấn đề bảo đảm an toàn
thực phẩm, nhu cầu điều pháp luật và nội dung của pháp luật môi trường
trong sản xuất nông nghiệp với việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hai là: Phân tích các quy định của pháp luật môi trường trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp hiện hành, mà cụ thể là hoạt động trồng trọt và
chăn nuôi đảm bảo việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức
khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, chỉ ra những điểm bất cập, khó khăn về
các quy định của pháp luật, và vướng mắc trong quá trình thực thi để đề xuất
phương hướng khắc phục đảm bảo cho việc thực thi pháp luật được hiệu quả
hơn. Thông qua đó nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận pháp luật,
hệ thống các quy định pháp luật môi trường trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp và thực tiễn thi hành ở Việt Nam.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận pháp luật, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật môi
trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích bảo vệ môi trường
và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và từ đó xác định phương
hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
3



5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe con
người thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm, chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên
cứu truyền thống, có độ tin cậy để nghiên cứu đề tài như: Phân tích, thống
kê, tổng hợp, so sánh, lịch sử… Trong đó phương pháp tổng hợp, phân tích
là những phương pháp được sử dụng chủ yếu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm phong phú và
sâu sắc hơn các vấn đề lý luận pháp luật môi trường trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp với mục đích bảo đảm an toàn thực phẩm, đóng góp một vào việc xây dựng
các luận cứ khoa học để hoàn thiện pháp luật môi trường trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp với mục đích bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn thực phẩm.
Về mặt thực tiễn, thông qua việc đánh giá thực trạng pháp luật, luận
văn chỉ ra các ưu điểm, hạn chế, bất cập là cơ sở thực tiễn để hoàn thiện pháp
luật môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và với mục
đích bảo đảm an toàn thực phẩm nói riêng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu
của luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy tại các cơ sở đào tạo pháp luật môi trường.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục tham
khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về pháp luật trong sản xuất nông nghiệp với vấn đề
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chương 2: Thực trạng pháp luật trong sản xuất nông nghiệp với vấn đề
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật môi trường trong sản xuất nông nghiệp với vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm.

4


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỚI VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM AN
TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
1.1.

Khái quát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và sản xuất nông nghiệp.

1.1.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
an toàn đối với sức khỏe con người.
Theo quy định tại Khoản 20 Điều 2 Luật ATTP năm 2010 thì “Thực
phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ
chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và
các chất sử dụng như dược phẩm”. Theo định nghĩa này, thực phẩm là bất cứ
sản phẩm nào mà con người ăn, uống vào cơ thể mình, trừ những loại như mỹ
phẩm, dược phẩm và thuốc lá.
Chúng ta đều biết, thực phẩm có tác dụng vô cùng quan trọng là cung
cấp dinh dưỡng duy trì sự sống cho con người. Dinh dưỡng trong thực phẩm
gồm: đạm, đường, mỡ có chức năng chính là cung cấp năng lượng hoạt
động cho cơ thể và các Vitamin, nguyên tố vi lượng (khoáng chất), hoạt chất
sinh học có chức năng chính là duy trì chức năng hoạt động của các cơ quan
trong cơ thể như tim, gan, phổi, thận…
Việc sử dụng các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP có ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Việc sử dụng thực phẩm
không an toàn, không bảo đảm chất lượng vệ sinh được coi là một trong
những nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh nguy hiểm như: suy gan, suy
thận… và đặc biệt là ung thư. Hiện nay phần lớn các sản phẩm rau, củ quả

thiết yếu, được sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày của hầu hết các gia đình
đều chứa các chất độc như hóa chất độc hại, các kim loại nặng với hàm
lượng, nồng độ rất lớn, vượt quá mức cho phép. Nguyên nhân là do trong quá
trình sản xuất, lưu thông trên thị trường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn
bán đã sử dụng rất nhiều các chất kích thích, chất tạo nạc giúp cho rau, củ,
5


quả tăng trưởng nhanh, các sản phẩm chăn nuôi có nhiều nạc, cho năng suất cao,
các chất bảo quản bị cấm, các chất tạo mầu nhằm thu hút người tiêu dùng.
Khi ăn các thực phẩm nhiễm chất độc hại này thì ảnh hưởng đầu tiên
phải kể đến là ngộ độc thực phẩm. Sau đó, nếu cơ thể con người dung nạp
các chất trên trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh về tiêu hóa, các bệnh viêm
gan, suy thận và khả năng mắc các bệnh ung thư là rất cao mà điển hình là
ung thư dạ dày, ung thư vòm họng và ung thư đại trực tràng, trong đó ung thư
dạ dày và ung thư đại trực tràng là hai căn bệnh phổ biến, tỉ lệ tử vong cao,
chỉ đứng sau ung thư phổi và ung thư gan.
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 150 nghìn
người mới mắc ung thư và 100 nghìn người tử vong vì ung thư. Còn Bệnh
viện K thống kê: Nếu 5 năm trước, mỗi ngày phòng khám Bệnh viện K tiếp
nhận khoảng 700-800 bệnh nhân thì ngày nay con số ngày tăng vọt lên đến
hơn 1.000 bệnh nhân. Như vậy, tính số lượng bệnh nhân ung thư vào Bệnh
viện K mỗi năm tăng 10-20%. Điều đó cho thấy chưa bao giờ con người phải
đối mặt với tình trạng gia tăng bệnh ung thư nghiêm trọng như bây giờ.
Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế về
ung thư, nguyên nhân dẫn đến gia tăng tình trạng này trước hết là do tuổi thọ
của dân số trên thế giới tăng, làm cho con người ở vào giai đoạn cuối của
cuộc đời có sức đề kháng kém nhất dễ mắc ung thư. Nguyên nhân thứ 2 là do
lối sống công nghiệp, sinh hoạt bừa bãi, tác động đến cơ quan nội tạng gây
ung thư và nguyên nhân thứ 3 là do môi trường, chế độ cũng như chất lượng

vệ sinh ATTP… trở thành “cơ chế” gây bệnh ung thư ở con người [19].
Trong lĩnh vực trồng trọt hiện nay, theo PGS. TS Ngô Thị Xuyên
chuyên gia nông nghiệp, cho biết: việc sử dụng dầu nhớt và nước rửa chén để
tưới rau hoàn toàn không có tác dụng giúp cho cây sinh trưởng và phát triển
mạnh nhưng tạo ra một lớp màng giúp cho rau tươi lâu. Với các loại dầu nhớt
đã qua sử dụng thường có chứa rất nhiều chì, kẽm và các kim loại nặng. Do
đó trong rau cũng sẽ chứa các chất nêu trên và khi con người sử dụng những
6


sản phẩm này, một lượng lớn các chất trên sẽ được đưa vào và tích tụ trong
cơ thể và đây là nguyên nhân gây bệnh ung thư [25].
Ngoài ra, trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện nay, Salbutamol và
Clenbutarol là hai chất cấm sử dụng trong chăn nuôi nhưng thực tế các cơ sở
chăn nuôi vẫn sử dụng tràn lan và thường xuyên trộn cùng với thức ăn cho
gia súc, gia cầm. Theo nhận định của PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ
Viện công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà
Nội cho biết: hai chất nêu trên rất dễ dàng hấp thụ qua đường tiêu hóa, các
chất này tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ hấp thu trong cơ thể người bấy nhiêu,.
Sau một thời gian dài tích lũy trong cơ thể, người tiêu dùng sẽ bị nhiễm độc,
gây nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ
huyết áp, rối loạn tiêu hóa, trong trường hợp nếu ngộ độc nặng có thể nguy
hiểm đến sức khỏe [25].
Từ những phân tích nêu trên cho thấy tình hình mất vệ sinh ATTP
đang đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của toàn xã hội, sự phát triển của đất
nước. Có thể thấy rằng chưa bao giờ bữa cơm hằng ngày của người Việt lại
chứa nhiều chất độc đến như vậy và “con đường đi từ dạ dày đến nghĩa địa
chưa bao giờ ngắn thế”, như Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh phát biểu
chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về vấn đề ATTP tại kỳ họp thứ X
Quốc hội khóa 13 [39].

1.1.2. Sản xuất nông nghiệp và sự tác động đến chất lượng thực phẩm.
1.1.2.1. Khái niệm nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp hiểu một cách đơn giản nhất là là việc sử dụng
các nguồn lực bao gồm: đất đai, giống cây trồng vật nuôi, nguồn lao động và
các tư liệu sản xuất cần thiết khác nhằm tạo ra các sản phẩm là lương thực,
thực phẩm phục vụ cho đời sống của con người.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp
hay còn gọi là nông sản.
Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO, nông sản được xác định trong
7


Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV
(trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong hệ
thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế).
Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại
hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: Các sản phẩm nông
nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ
tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi… các sản phẩm phát sinh như bánh mỳ, bơ,
dầu ăn, thịt…các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh
kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da
động vật thô… Như vậy, sản phẩm nông nghiệp hay nông sản này bao gồm
cả những sản phẩm đã quy quá trình chế biến (có thể là chế biến công nghiệp)
mà nguyên liệu của chúng từ sản xuất nông nghiệp.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Nông nghiệp là ngành sản xuất
vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai
thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo
ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
Theo cách hiểu này, sản xuất nông nghiệp chỉ bao gồm hoạt động trồng
trọt và chăn nuôi.

Tập bài giảng Pháp luật môi trường trong kinh doanh của Trường Đại
học Luật Hà Nội có đưa ra khái niệm: Kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp (các loại lương thực, thực phẩm) và
sau đó tổ chức phân phối các sản phẩm này trên thị trường [45, tr.144].
Từ cách hiểu khác nhau về khái niệm nông sản, sản xuất nông nghiệp thì
pháp luật của pháp luật môi trường trong sản xuất nông nghiệp với vấn đề
đảm bảo vệ sinh ATTP có thể có những nhóm quy định khác nhau.
Trong luận văn này, tác giả hiểu khái niệm nông nghiệp như cách hiểu của các
tác giả Tập bài giảng Pháp luật môi trường trong kinh doanh của Trường Đại học
Luật Hà Nội và sản xuất nông nghiệp bao gồm hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
8


1.1.2.2. Tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp tới chất lượng của thực phẩm.
Trong sản xuất nông nghiệp, sự kết hợp của các yếu tố giống cây trồng,
thuốc BVTV và phân bón trong trồng trọt, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
và thuốc thú y trong chăn nuôi cùng với các yếu tố khác là: đất, nước, ảnh
hưởng của chất thải trong môi trường canh tác có tác động trực tiếp và quyết
định đến chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, là nguồn cung cấp thực
phẩm cho con người. Các yếu tố này tác động đến năng xuất cây trồng và
chất lượng thực phẩm, cụ thể như sau:
+) Các loại giống cây trồng, giống vật nuôi:
Các loại giống cây trồng, giống vật nuôi được coi là yếu tố trung tâm
quyết định đến chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. Nếu sử dụng giống
tốt, năng xuất cao sẽ góp phần quan trọng trong việc đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho người nông dân và chất lượngnông sản cũng được bảo đảm và từ đó
góp phần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Trong thời gian vừa qua, giống lúa ĐS1 có nguồn gốc từ Nhật Bản đã
được Bộ NN&PTNT công nhận giống quốc gia năm 2010. Loại giống lúa này đã

được ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai trồng khảo nghiệm tại các xã Sơn Hải
(Huyện Bảo Thắng) và xã Mường Hum (Huyện Bát Xát) đã cho năng suất cao
hơn các giống lúa đang sử dụng và được đánh giá có chất lượng rất tốt, cơm dẻo,
chứa nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu của thị trường [44].
Xu hướng trên đây đối với cây trồng cũng là xu hướng đối với giống
vật nuôi. Theo Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT Nguyễn Thanh
Sơn, trong ngành chăn nuôi, công tác giống đóng vai trò quan trọng bậc nhất,
bởi đó là yếu tố quyết định năng xuất và chất lượng sản phẩm. Giống vật nuôi
tốt có thể làm tăng năng xuất sản xuất của vật nuôi từ 10-50%. Khi áp dụng
các biện pháp chọn lọc và lai tạo giống thì chất lượng sản phẩm sẽ thay đổi
đáng kể. Giống vật nuôi tốt sẽ đem lại hiệu quả và thương hiệu cho các cơ sở
giống, theo đó lợi nhuận và thu nhập cho người nông dân sẽ tăng lên và từ đó
góp phần bảo đảm sức khỏe con người [37].
9


+) Việc sử dụng phân bón:
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
hoặc có tác dụng cải tạo đất, trong thành phần chứa một hoặc nhiều yếu tố
dinh dưỡng vô cơ đa lượng, trung lượng, vi lượng, đất hiếm, hữu cơ, axit
amin, vitamin, axit humic, axit fulvic, vi sinh vật có ích, có một hoặc nhiều
chất giữ ẩm, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất điều hoà sinh
trưởng thực vật, chất phụ gia, yếu tố hạn chế sử dụng… [26].
Vai trò của phân bón thể hiện ở các điểm chủ yếu như sau:
Thứ nhất, đối với cây trồng
Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh
trưởng phát triển. Nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hoàn toàn không đủ chất
dinh dưỡng mà phải lấy thêm phần lớn từ phân bón. Phân bón chính là thức
ăn nuôi sống cây trồng. Điều tra tổng kết ở khắp nơi trên thế giới đều cho
thấy trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, bón phân luôn là biện pháp có

ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng.
Theo tổ chức FAO, trong thập niên 70-80 của thế kỷ XX, trên phạm vi
trên toàn thế giới trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông
sản tăng thêm. Ở nước ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm tăng
35% tổng sản lượng, bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn
hạt ngũ cốc. Bón phân cân đối và hợp lý còn làm tăng chất lượng nông sản,
cụ thể là làm tăng hàm lượng chất khoáng, protein, đường và vitamin cho sản
phẩm. Tuy nhiên, nếu thiếu chất dinh dưỡng, hoặc bón quá nhiều và không
cân đối cũng có thể làm giảm năng xuất và chất lượng nông sản [24].
Thứ hai, đối với đất và môi trường.
Bón phân làm tăng độ phì nhiêu cho đất, đất tốt hơn, cân đối hơn, đặc
biệt phân hữu cơ và vôi là biện pháp cải tạo đất rất hữu hiệu. Ở những đất có
độ phì nhiêu tự nhiên ban đầu thấp, tức là đất xấu thì việc bón phân càng có
tác dụng rõ. Việc sử dụng các chất phế thải trong các hoạt động đời sống của
người và động vật, chất phế thải của công nghiệp để làm phân bón góp phần
10


hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy bón phân không hợp
lý, không đúng kỹ thuật có thể làm cho đất xấu đi hoặc gây ô nhiễm môi
trường, phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều các chất CH4, CO2, NH3, NO3, phân
vô cơ tạo ra nhiều đạm ở thể khí làm đất trở nên độc với cây trồng và ô nhiễm
không khí, nguồn nước [24].
Thứ ba, đối với thu nhập của người sản xuất:
Do làm tăng năng suất và chất lượng nông sản nên sử dụng phân bón
hợp lý làm tăng thu nhập cho người trồng trọt [24].
Như vậy, việc sử dụng phân bón có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực
tới môi trường và chất lượng lương thực, thực phẩm.
+) Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
Khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 thì :

“Thuốc BVTV là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có
tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát
sinh vật gây hại thực vật, điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng, bảo
quản thực vật làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc”.
Như vậy, việc sử dụng các loại thuốc BVTV có tác dụng ngăn ngừa
sâu bệnh, côn trùng hại cây trồng, nông sản, giúp cây sinh trưởng và phát
triển bình thường, đảm bảo cho sự hình thành và phát triển bình thường của
các chất dinh dưỡng có trong nông sản.
Tuy nhiên, cách thức mức độ sử dụng thuốc BVTV, loại thuốc BVTV
sử dụng không chỉ ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng mà còn ảnh hưởng tới
chất lượng lương thực, thực phẩm. Sử đụng đúng thuốc BVTV có tác dụng
tích cực tới năng xuất và chất lượng của nông sản, thực phẩm và trường hợp
ngược lại, nếu không sử dụng đúng sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông
sản, thực phẩm, làm cho nông sản, thực phẩm bị nhiễm độc và từ đó ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
Theo kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV sinh học đến
một số chỉ tiêu chất lượng trong rau đối với cây su hào cho thấy: Công thức
11


chỉ sử dụng thuốc sinh học và hóa học có hàm lượng đường tổng số có tác
dụng cao hơn rõ rệt so với các công thức phun thuốc khác (3.83 % so với
3.57 % và 3.18%) và công thức đối chứng là 3.40%. Ảnh hưởng của việc sử
dụng thuốc đối với hàm lượng Vitamin C là không rõ rệt, chỉ tiêu hàm lượng
Vitamin C biến động từ 36.29 % đến 39.99% [21, tr.14].
Thuốc BVTV hiện nay thường được chế xuất từ các hợp chất hóa học,
là một loại thuốc độc dùng để tiêu diệt những loài sâu bệnh, sinh vật có hại
với cây trồng. Do đó, nếu không sử dụng đúng liều lượng, nồng độ, những
chất độc trong thuốc BVTV hoàn toàn có thể giết hại những sinh vật khác
không phải là sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, môi trường mà thuốc BVTV lan

truyền ra ngoài thường là môi trường mở, ở những cánh đồng hay ruộng cây
ăn trái nên vì thế nó dễ dàng xâm nhập vào môi trường khác như nước, đất,
không khí… gây hại cho môi trường xung quanh. Từ đây sẽ ảnh hưởng tiêu
cực tới chất lượng nông sản thực phẩm và sức khỏe của những người dân sử
dụng những thực phẩm này.
+) Việc sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi:
Trong chăn nuôi, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi sẽ cung cấp năng
lượng cần thiết và các chất dinh dưỡng cho vật nuôi sinh trưởng, phát triển
tốt, có ảnh hưởng và quyết định trực tiếp đến tỉ lệ nạc, tỉ lệ dinh dưỡng cũng
như cân nặng của vật nuôi khi cho thu hoạch. Ví dụ như thức ăn cho lợn cung
cấp đầy đủ các chất đạm đặc biệt là các axit Amin không thay thế như
Lyzine….sẽ cho tỷ lệ nạc cao hơn, trong khi đó nếu thức ăn dư thừa quá
nhiều về năng lượng cũng sẽ làm giảm việc sản xuất thịt nạc. Do đó, để đảm
bảo chất lượng thịt của lợn đạt yêu cầu đòi hỏi lượng thức ăn phải cung cấp
đủ chất đạm và không dư thừa năng lượng [4].
Chất lượng của thức ăn chăn nuôi cũng ảnh hưởng tới chất lượng của
thực phẩm từ hoạt động chăn nuôi. Nếu việc sử dụng thức ăn chăn nuôi có dư
lượng hóa chất, nấm mốc sẽ ảnh hưởng, làm nhiễm độc các sản phẩm thịt và
từ đó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
12


+) Việc sử dụng các loại thuốc thú y:
Trong chăn nuôi việc sử dụng thuốc thú y có tác dụng phòng, chống
dịch bệnh cho động vật nuôi, tăng cường sức đề kháng của vật động nuôi
đồng thời cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thịt của đọng vật nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu về vai trò của thuốc thú y đối với năng suất,
chất lượng vật nuôi cho thấy: đối với các nhóm chất Vitamin A và khoáng
chất khi được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi hoặc tiêm trực tiếp cho vật nuôi
sẽ góp phần bổ sung những thiếu hụt so với nhu cầu sinh trưởng của vật nuôi,

đồng thời tăng chất lượng nông sản, đối với gia cầm khi đẻ thiếu khoáng sẽ
tạo ra trứng mỏng vỏ, vỏ sần sùi, không đều, thiếu Vitamin A làm cho màu
lòng đỏ trứng nhợt nhạt…. [15, tr.12].
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi không đúng
hoặc vượt quá yêu cầu không chỉ có thể ảnh hướng đến năng xuất của hoạt
động chăn nuôi mà còn ảnh hưởng tới chất lượng thịt từ hoạt động chăn nuôi.
Các loại gia súc, gia cầm mà ngưởi chăn nuôi lạm dụng việc sử dụng thuốc
thú y có thể bị nhiễm các hóa chất độc hại và từ đó có thể gây ảnh hưởng xấu
tới sức khỏe con người.
+) Của các yếu tố về chất lượng nước, đất:
Đất và nước là hai yếu tố không thể thiếu và không thể tách rời trong
sản xuất nông nghiệp. Chất lượng của môi trường đất, nước dùng trong canh
tác, chăn nuôi cũng quyết định rất lớn đến chất lượng nông sản, động vật
nuôi. Đối với những vùng đất màu mỡ, nguồn nước sử dụng an toàn, không
bị ô nhiễm sẽ giúp cho cây trồng, động vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt
và các sản phẩm được tạo ra không bị nhiễm các chất độc hại. Ngược lại, khi
đất đai, nguồn nước bị ô nhiễm, nồng độ chất độc hại cao không chỉ ảnh
hưởng tiêu cực tới năng xuất của hoạt động trồng trọt và chăn nuôi mà còn
tạo ra những sản phẩm bị nhiễm độc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Hiện trạng cá chết do ô nhiễm môi trường biển miền trung trong thời
gian qua không chỉ cho thấy tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
13


gây thiệt hại cho ngư dân mà còn cho thấy khi các chất độc hại xâm nhập vào
động vật có ảnh hưởng như thế nào khi con người, nếu không biết mà vẫn sử
dụng làm thực phẩm.
ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương cho biết không có cách gì để loại bỏ
độc tố trong những con cá chết do nhiễm hóa chất độc hại, kim loại nặng
hoặc chất tẩy rửa mạnh…Theo các bác sĩ, các phương pháp chế biến hải sản

chết thành dạng khô hay đem làm mắm, nước mắm thì không đào thải được
độc chất, nên vẫn còn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Bác sĩ CK1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, cho
biết người ăn phải các loại cá chết tại vùng biển miền Trung (hiện đang nghi
ngờ do bị nhiễm độc hóa chất) có thể bị nhiễm độc hóa chất, gây ngộ độc cấp
(nôn ói, tiêu chảy, sốt, đau bụng,...), tăng nguy cơ dị ứng (mề đai da, phản
ứng phản vệ như sưng phù đỏ da, hen suyển, tiêu phân máu)....hoặc cũng có
thể xuất hiện hiện tượng tích lũy trong cơ thể do không thải ra ngoài được,
lâu dài sẽ gây rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn hoạt động chức năng các cơ
quan bộ phận trong cơ thể.
“Những hóa chất độc hại dùng trong công nghiệp nếu tích tụ trong cơ
thể người sẽ gây rất nhiều tác hại lên gan, thận…, không thải ra ngoài được” BS Trần Ngọc Lưu Phương khuyến cáo. “Vì vậy người dân ta không nên sử
dụng hải sản chết theo kiểu này để chế biến thực phẩm” - BS Yến Thủy nói
thêm [20].
1.1.3. Yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn đối với thực phẩm trong sản xuất nông
nghiệp.
Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm trong quá trình sản xuất
nông nghiệp xuất phát từ yêu cầu chung của an toàn thực phẩm. Xu hướng quy
định và mức độ bảo đảm vệ sinh ATTP ở các quốc gia khác nhau thì khác nhau.
Ví dụ, theo Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm Mỹ (năm 2011, có
hiệu lực từ tháng 9 năm 2016) với tinh thần cốt lõi là chuyển trọng tâm từ đối
phó nhiễm bẩn thực phẩm sang phòng chống nhiễm bẩn thực phẩm. Luật này
14


không chỉ quan tâm đến kiểm tra chất lượng đầu cuối mà quy định chi tiết và
chặt chẽ cả chuỗi sản xuất thực phẩm, từ trang trại đến bàn ăn. Bên cạnh các quy
định về thủ tục kiểm soát và các vấn đề khác thì luận này cũng quy định chất
lượng thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu ATTP liên quan đến
thực tiễn sản xuất tốt (GMP) hoặc thực hành nông nghiệp tốt (GAP) [1].

Pháp luật EU yêu cầu tất cả các khâu liên quan đến ATTP từ cấp phép
cho lưu hành thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, sản phẩm phục vụ nuôi, trồng,
sử dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình nuôi trồng… tới
việc đảm bảo ATTP trong quá trình chế biến… [1]
Hệ thống quy định và tiêu chuẩn đối với sản phẩm của EU rất phức tạp và
nghiêm ngặt, đặc biệt đối với thực phẩm như thịt, cá, hoa quả. Có thể nói hiện
nay hệ thống tiêu chuẩn và quy định của EU so với nhiều nước trên thế giới là
hoàn chỉnh hơn cả, điều này thể hiện trong thực tế là nhu cầu của người tiêu
dùng ở EU về những sản phẩm sạch và an toàn rất cao. Một số tiêu chuẩn bảo
đảm an toàn thực phẩm liên quan đến sản xuất nông nghiệp gồm [38]:
i) Hệ thống quy định HACCP (viết tắt của chữ Hazard Analysis and
Critical Control Point System), nghĩa là “Hệ thống phân tích mối nguy và
kiểm soát điểm tới hạn” hay “ Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm
soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”.
ii) Phụ gia thực phẩm: EU đã ban hành các chỉ thị quy định những yêu
cầu đối với các chất làm ngọt (chỉ thị số 94/35/EC), phẩm màu (chỉ thị số
94/36/EC) và các phụ gia thực phẩm khác để sử dụng cho thực phẩm.
iii) Quy trình thực hành canh tác nông nghiệp tốt GAP (viết tắt của chữ
Good Agricultural Practices). Đây là những nguyên tắc được thiết lập nhằm
bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải bảo đảm
không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm,
virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm
lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải bảo đảm an toàn từ ngoài đồng đến
khi sử dụng.
15


Tại một số quốc gia thành viên của EU, bên cạnh việc tuân thủ các quy
định, luật lệ chung của EU, còn phải đáp ứng một số yêu cầu riêng của các
quốc gia này và thường khắt khe hơn so với yêu cầu chung của EU [1].

Như vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm thì pháp luật ATTP cũng đề
cập tới vấn đề sản xuất nông nghiệp an toàn.
Ở Việt nam, các quy định về an toàn thực phẩm trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp hầu như không được đề cập tới trong pháp luật về ATTP
như ở Mỹ hoặc EU mà hai hệ thống pháp luật này là độc lập gồm hai lĩnh vực
tách biệt: Pháp luật về an toàn vệ sinh thức phẩm và Pháp luật môi trường
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp cần đáp ứng những điều kiện
đảm bảo an toàn thực phẩm sau:
+) Điều kiện chung về đảm bảo an toàn đối với thực phẩm:
Theo quy định tại Điều 7 khoản 2 điểm I Luật ATTP năm 2010, nghĩa
vụ của người sản xuất thực phẩm, trong đó có những người sản xuất nông
nghiệp phải tuân thủ quy định pháp luật.
Các loại lương thực, thực phẩm là các sản phẩm của hoạt động sản
xuất nông nghiệp khi được đưa vào sử dụng trên thị trường, trước hết phải
đáp ứng điều kiện chung được quy định tại Điều 10 Luật ATTP năm 2010:
Các sản phẩm nông nghiệp cần phải đáp ứng các quy chuẩn kĩ thuật tương
ứng đối với từng loại sản phẩm, đồng thời tuân thủ các quy định về giới hạn
vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc BVTV, dư lượng thuốc thú y, kim loại
nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại
đến sức khỏe, tính mạng con người.
Theo đó, sản phẩm nông nghiệp nếu được sử dụng ngay làm thực
phẩm mà không qua chế biến, khử độc, khử trùng, thì phải tuân thủ các quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn tối đa kim loại, vi sinh vật, độc tố vi
nấm, cụ thể là các quy chuẩn: QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, QCVN 816


3:2012/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong
thực phẩm, QCVN 8-1:2011/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới

hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm do Bộ Y tế ban hành.
+) Điều kiện chung đối với thực phẩm tươi sống: ngoài việc đáp ứng
các điều kiện được quy định nói trên, đối với thực phẩm tươi sống là sản
phẩm được sản xuất từ các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản cần
phải đảm bảo truy xuất rõ nguồn gốc, xuất xứ được quy định tại Điều 54 Luật
ATTP năm 2010. Theo đó: Đối với các loại thực phẩm không đảm bảo an
toàn thực phẩm, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm sẽ được tiến hành khi có
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi phát hiện thực phẩm
do mình sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn. Trong quá trình thực
hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, tổ chức cá nhân sản xuất, kinh
doanh phải có trách nhiệm xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không
đảm bảo an toàn, yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng
sản phẩm của lô sản phẩm, thực phẩm không đảm bảo an toàn, tồn kho thực
tế và đang lưu thông trên thị trường đồng thời tổng hợp báo cáo gửi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp xử lí. Bên cạnh đó,
đối với thực phẩm tươi sống phải có giấy chứng nhận vệ sinh thú y của cơ
quan thú y có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm tươi sống có nguồn
gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y (Điều 11 Luật ATTP).
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2013 TT- BYT quy định
về giới hạn tối đa thuốc thú y trong thực phẩm có thể kể đến một số trường
hợp như: đối với loại thuốc Abamectin (thuốc tẩy giun sán) mức ăn vào hằng
ngày có thể chấp nhận được là 0.2 µg/kg, mức giới hạn tối đa dư lượng cho
phép đối với hoạt chất chính của thuốc Avermectin B1a có trong gan, mỡ
trâu, bò là 100µg/kg, trong thận trâu, bò là 50 µg/kg....
+) Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen:
Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen được quy
định tại điều 15 Luật ATTP: Đối với thực phẩm được sản xuất từ các loại
17



giống cây trồng, vật nuôi biến đổi gen, bên cạnh việc tuân thủ các điều kiện
chung về đảm bảo an toàn đối với thực phẩm được quy định tại Điều 10 Luật
này, cần phải tuân thủ các quy định về việc đảm bảo sức khỏe của con người
và môi trường. Theo đó: Đối với sinh vật biến đổi gen được sử dụng làm thực
phẩm phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm
của cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại điều 27 Nghị định
69/2010 NĐ - CP quy định về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen,
mẫu vật di chuyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, để được cấp giấy
chứng nhận cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây: được Hội đồng biến đổi
gen thẩm định hồ sơ và đưa ra kết luận sinh vật biến đổi gen đó không có các
rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe con người, đồng thời phải được
ít nhất 5 nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm và chưa xảy ra rủi
ro ở các nước đó.
1.2.

Khái quát về pháp luật môi trường trong sản xuất nông nghiệp với

vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.2.1. Định nghĩa:
Hoạt động động sản xuất nông nghiệp là một hoạt động kinh doanh
và do đó pháp luật môi trường trong sản xuất nông nghiệp là một bộ phận
của pháp luật môi trường, thuộc một trong các chế định cụ thể của pháp
luật môi trường trong kinh doanh.
Theo giáo trình Luật môi trường của Trường Đại học luật Hà nội, Luật
môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp
luật, các nguyên tắc pháp lí điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể
trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố
của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau
nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người [46, tr.40].
“Pháp luật môi trường trong kinh doanh là tổng hợp các quy phạm

pháp luật, các nguyên tắc pháp lí điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan
trực tiếp đến quá trình bảo vệ có hiệu quả môi trường sống của con người khi
18


×