PHẦN THỨ HAI
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ
LỚP 9
A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Sau khi học chương trình Địa lí 9, học sinh đạt được:
1. Về kiến thức:
Hiểu và trình bày được:
- Những kiến thức cơ bản về, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế của
nước ta.
- Một số kiến thức cần thiết về địa lí địa phương của tỉnh, thành phố nơi các em đang sống.
2. Về kĩ năng
Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng cần thiết trong học tập địa lí, đó là:
- Kĩ năng phân tích văn bản.
- Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ.
- Kĩ năng xử lý số liệu thống kê theo yêu cầu cho trước.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ.
- Kĩ năng sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau (báo chí, bài viết, tranh,...) bao gồm các
tài liệu in trên giấy và tài liệu điện tử (từ các trang WEB, đĩa tra cứu).
- Kĩ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và sơ đồ thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên,
kinh tế - xã hội..
- Kĩ năng viết và trình bày các báo cáo ngắn.
- Kĩ năng liên hệ thực tiễn địa phương, đất nước.
3. Về thái độ, hành vi
- Có tình yêu quê hương đất nước, ý thức công dân và sự định hướng nghề nghiệp để sau này phục vụ
Tổ quốc.
B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Các kiến thức, kĩ năng cần đạt của chương trình Địa lí lớp 9 được cụ thể thành những yêu cầu chi tiết
sau:
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
(tiếp theo)
Chủ đề 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Nội dung 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
1. Kiến thức
1.1. Nêu được một số đặc điểm về dân tộc
Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số. Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá, thể hiện
trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán…
1.2. Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
3
- Người Việt là dân tộc có nhiều kinh nghiêm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ
tinh xảo. Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học – kĩ thuật.
- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản
xuất, đời sống.
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
1.3.Trình bày đặc sự phân bố các dân tộc ở nước ta
- Người Việt phân bố rộng khắp trong cả nước, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
- Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Sự khác nhau về các dân tộc và phân bố dân tộc giữa:
+ Trung du và miền núi phía Bắc;
+ Trường Sơn – Tây Nguyên;
+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
2. Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân
rất khác nhau, dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 số sân cả nước.
- Thu thập thông tin về một dân tộc (số sân, đặc điểm về phong tục, tập quán, trang phục, nhà ở, kinh
nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu,…).
Nội dung 2: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
1. Kiến thức
1.1. Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả
- Một số đặc điểm của dân số:
+ Số dân (dân số đông, nhớ được số dân của nước ta ở thời điểm gần nhất).
+ Gia tăng dân số: gia tăng dân số nhanh (dẫn chứng).
+ Cơ cấu dân số: theo tuổi (cơ cấu dân số trẻ), giới tính; cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi.
- Nguyên nhân và hậu quả:
+ Nguyên nhân: (kinh tế - xã hội)
+ Hậu quả (sức ép đối với tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội).
2. Kĩ năng
- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam.
- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ cấu, thay đổi của
cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989 – 1999.
Nội dung 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
1. Kiến thức
1.1. Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta
- Mật độ dân số nước ta cao (dẫn chứng bằng số liệu ở thời điểm gần nhất).
- Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ:
+ Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi, dân cư thưa thớt. Đồng bằng sông
Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
4
+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (dẫn chứng).
1.2.Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư
- Quần cư nông thôn: đặc điểm về mật độ, kiến trúc nhà ở, chức năng.
- Quần cư thành thị: đặc điểm về mật độ, kiến trúc nhà ở, chức năng.
1.3. Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta
- Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
- Trình đô thị hoá thấp. Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân
cư, đô thị ở nước ta.
- Phân tích các bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệt dân thành thị ở nước ta.
Nội dung 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
1. Kiến thức
1.1. Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động
- Nguồn lao động:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.
+ Mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động.
- Sử dụng lao động: cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
1.2. Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm
Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phất triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn
đề giải quyết việc làm.
- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm (dẫn chứng). Nguyên nhân.
- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao (dẫn chứng).
1.3. Trình bày được hiện trang chất lượng cuộc sống ở nước ta
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
- Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện (dẫn chứng).
2. Kĩ năng
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo; cơ cấu sử
dụng lao động theo ngành; cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta.
Chủ đề 2: ĐỊA LÍ KINH TẾ
Nội dung 1: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Kiến thức
1.1. Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam
- Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước.
- Đặc điểm chính về phát triển kinh tế của các giai đoạn :
+ Từ cách mạng tháng 8 (1945) đến 1954.
+ Từ năm 1954 đến 1975.
+Từ 1975 đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
5
+ Từ năm 1986 đến nay.
1.2. Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
- Những thành tựu và thách thức:
+ Thành tựu: tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
+ Thách thức: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiếu việc làm, xóa đói giảm nghèo,…
2. Kĩ năng
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
- Đọc bản đồ, lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
Nội dung 2: NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1. Kiến thức
1.1. Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
nông nghiệp
- Nhân tố tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản.
+ Tài nguyên đất: đa dạng; đặc điểm và phân bố của hai nhóm đất chính (đất phù sa và đất feralit).
+ Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng, nhiều thiên tai (dẫn chứng).
+ Tài nguyên nước: phong phú, phân bố không đều trong năm (dẫn chứng).
+ Tài nguyên sinh vật: phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.
- Nhân tồ kinh tế – xã hội: Điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định đến sự phát triển.
+ Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện .
+ Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng.
1.2. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp
- Đặc điểm chung: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính.
- Trồng trọt:
+ Tình hình phát triển: Cơ cấu đa dạng. Lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình
quân đầu đầu người không ngừng tăng. Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Có nhiều sản
phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây.
+ Phân bố: các vùng trọng điểm lúa, các vùng phân bố cây công nghiệp chủ yếu.
- Chăn nuôi:
+ Tình hình phát triển: chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong nông nghiệp; đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh.
+ Phân bố: các vùng phân bố chủ yếu của trâu, bò, lợn, gia cầm.
2. Kĩ năng
- Phân tích bản đồ, lược đồ nông nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và bảng phân bố cây công nghiệp để
thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở nước ta.
6
- Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cấu ngành trồng trọt, tình hình tăng
trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta.
Nội dung 3: NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
1. Kiến thức
1.1. Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng
- Thực trạng và phân bố:
+ Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp.
+ Khai thác gỗ: khai thác và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở niền núi, trung du.
+ Trồng rừng: Tăng tốc độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông lâm kết hợp.
- Vai trò của các loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và mô hình nông lâm kết hợp.
1.2. Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
- Nguồn lợi thủy sản (thuận lợi, khó khăn).
- Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản:
+ Khai thác thủy sản: sản lượng tăng nhanh, tên các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác.
+ Nuôi trồng thủy sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. Tên các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi
trồng lớn nhất.
- Xuất khẩu thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc.
2. Kĩ năng
- Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của các
loại rừng, bãi tôm cá; vị trí các ngư trường trọng điểm.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản.
Nội dung 4: NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1. Kiến thức
1.1. Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp
- Các nhân tố tự nhiên:
+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triểncơ cấu công nghiệp đa ngành (dẫn chứng).
+ Sự phân bố tài nguyên tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.
- Các nhân tố kinh tế- xã hội:
+ Dân cư và lao động: nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn, có khả năng tiếp thu khoa học - kĩ thuật.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: đang được cải thiện, song còn nhiều hạn chế
(dẫn chứng).
+ Chính sách phát triển công nghiệp: có nhiều chính sách phát triển công nghiệp (dẫn chứng).
+ Thị trường: ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt (dẫn chứng).
1.2. Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp
- Phát triển nhanh.
- Cơ cấu ngành đa dạng (dẫn chứng)
7
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành (khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm,
tên các ngành công nghiệp trọng điểm).
- Phân bố: tập trung ở một số vùng (dẫn chứng)
1.3. Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Công nghiệp khai thác nhiên liệu: nơi phân bố chủ yếu của công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai
thác dầu khí.
- Công nghiệp điện: tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn.
- Một số ngành công nghiệp nặng khác:
+ Công nghiệp cơ khí điện tử (tên các trung tâm lớn nhất).
+ Công nghiệp hóa chất (tên các trung tâm lớn nhất).
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tên các vùng tập trung các nhà máy xi măng lớn, hiện đại; nơi tập
trung các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp.
+ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: tên các thành phố tập trung công nghiệp chế biến lương thực
thực phẩm.
+ Công nghiệp dệt may: tên các trung tâm dệt may lớn.
2. Kĩ năng
- Phân tích biểu đồ để thấy rõ nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
- Phân tích các bản đồ, lược đồ công nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của một số
ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp ở nước ta.
- Xác định trên bản đồ (lược đồ) Công nghiệp Việt Nam hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là Đông
Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng; hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Nội dung 5: NGÀNH DỊCH VỤ
1. Kiến thức
1.1. Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ
- Cơ cấu: đa dạng, gồm ba nhóm ngành: dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng (tên một số
ngành trong từng nhóm)
- Vai trò:
+ Cung cấp nguyên, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.
+ Tạo ra các mối quan hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
+ Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho
nền kinh tế.
1.2. Biết được đặc điểm phân bố của các ngành dịch vụ nói chung
- Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển của sản xuất.
- Các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều (dẫn chứng)
- Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta : TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
1.3. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ
* Giao thông vận tải:
- Có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang được nâng cao.
8