Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH LUẬT AN NINH MẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.34 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP NHÓM: QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH LUẬT AN NINH
MẠNG

Hà Nội, 2020


2


I, Xác định vấn đề chính sách.
1, Sơ lược về luật:
- Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc
gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.
- An ninh mạng được định nghĩa là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng
không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
- Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm
phạm trong lĩnh vực này.
- Từ trước đến nay chưa từng có Luật được ban hành mà tập trung hoàn toàn vào
việc bảo vệ, chú trọng vào an ninh mạng như Luật An ninh mạng được thông qua ngày 12
tháng 6 năm 2018.
2, Thực trạng của nước ta trước khi xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng.
- Nguy cơ bị tấn công mạng, khủng bố mạng, nhằm vào hệ thống thông tin nước ta
ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
hoạt động gián điệp mạng, sử dụng không gian mạng để chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí
mật nhà nước đăng lên internet.
Khả năng rò rỉ các thông tin riêng tư, cá nhân của các công dân ngày một tăng cao


do các vụ tấn công hệ thống thông tin, cài mã độc, rao bán thông tin người dùng… ngày
càng diễn biến phức tạp khiến yêu cầu bảo mật thông tin cá nhân trở nên cấp thiết.
=> Vậy tại sao lại cần ban hành Luật an ninh mạng: Để đáp ứng yêu cầu của công
tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội song song
với quá trình hội nhập quốc tế, phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là cuộc cách mạng
công nghệ 4.0, khi mà thực trạng, tình hình diễn ra trên không gian mạng đã đặt ra yêu
3


cầu cấp thiết đối với công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật
tự an toàn xã hội.


Một số vụ tấn công mạng ở VN:

- Trong thời gian gần đây, lợi dụng những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19,
nhiều cá nhân đã đưa ra những thông tin sai sự thật, giật gân, câu like trên các trang mạng
xã hội. Hành vi này không chỉ làm nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoang mang mà còn
gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch..
- Đã và đang có rất nhiều các vụ việc liên quan đến lộ thông tin cá nhân, phát tán
clip nhạy cảm,.... xảy ra với công dân Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung, . Vô vàn
những việc như vậy có thể xảy ra với tất cả mọi người, mà tiêu biểu thường được quan
tâm hơn cả là những người nổi tiếng. Tất cả đều có thể xảy ra với chỉ một nút bấm.
- Năm 2017, đã có tổng số 9.344 vụ tấn công mạng, trong đó có 2.499 vụ phishing,
5.018 vụ tấn công giao diện trang web (defacing), và 1.764 vụ tấn công bằng phần mềm
độc hại (malware).
Nổi bật nhất trong năm 2017 có lẽ là cuộc tấn công của mã độc có tên Wannacry
vào hồi tháng 5/2017. Cuộc tấn công quy mô lớn này đã ảnh hưởng đến 74 quốc gia trong
đó có Việt Nam. Chỉ vài giờ lây lan Việt Nam đã có đến hơn 200 Doanh nghiệp bị nhiễm
loại mã độc này. Theo Kaspersky thì Việt Nam là một trong 20 nước có thiệt hại nặng nề

nhất do cuộc tấn công Wannacry gây ra.


Tại sao lại giao Luật An ninh mạng cho Bộ Công an mà không phải Bộ
Thông tin Truyền thông?

Đầu tiên phải nói đến việc nước ta đang phải đối phó với hàng chục nghìn cuộc
tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao mỗi năm, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc
gia và trật tự an toàn xã hội, gây tổn thất nặng nề về kinh tế. Không gian mạng và một số
loại hình dịch vụ, ứng dụng trên không gian mạng còn bị các thế lực thù địch, phản động
sử dụng để phát tán thông tin kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép phá rối an ninh trật tự,..
4


Đây là một vấn đề liên quan đến trật tự và an ninh của tổ quốc và xã hội cần được xử lý,
điều tra và có các biện pháp giải quyết với một chế tài liên quan đến hình sự và trách
nhiệm trước luật pháp như Bộ Công an. Bộ TTTT có tác dụng giúp hỗ trợ Bộ Công an và
Bộ Quốc phòng phát triển, hoàn thiện và thực thi Luật An ninh mạng. Việc ban hành Luật
mà liên quan mật thiết với vấn đề an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội là công việc,
trách nhiệm và nghĩa vụ của Bộ Công an trong công cuộc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
II, Nghiên cứu sơ bộ, đưa vào nghị trình.
Thực hiện Nghị quyết số 22/2016/QH14 ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Quốc hội
khóa XIV về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2016 và năm 2017.
Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 23/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phân công
cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án Luật, Pháp lệnh đã được Quốc hội
thông qua, trong đó giao cho Bộ Công An chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây
dựng dự án Luật An ninh mạng để trình lên Quốc hội cho ý kiến vào năm 2018 và thông
qua vào năm 2019
1, Nghiên cứu sơ bộ.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình

bày Tờ trình dự án Luật An ninh mạng trước Quốc hội chiều ngày 25/10/2017 về sự cần
thiết phải ban hành dự án luật này.
Mục tiêu của Luật an ninh mạng:
- Bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng môi trường không gian mạng
lành mạnh.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định, tạo hành lang pháp lý về an ninh mạng theo
hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi, đảm bảo trình tự, thủ
tục trong thực tiễn thi hành.

5


- Phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an ninh mạng, phát triển lĩnh
vực an ninh mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Nâng cao khả năng bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng
về an ninh quốc gia trước những nguy cơ đến từ không gian mạng; đảm bảo hiệu quả
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
- Nâng cao tự chủ về an ninh mạng, hoàn thiện chính sách nghiên cứu, phát triển
chiến lược, chia sẻ thông tin về an ninh mạng.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia ký kết.

2, Đưa vào nghị trình.
Trước những vấn đề đặt ra về an ninh mạng trong tờ trình dự án Luật An ninh
mạng trước Quốc hội chiều ngày 25/10/2017. Quốc hội đã đưa vào nghị trình sàng lọc
xem xét vấn đề về về an ninh mạng và quyết định xây dựng đầy đủ,chặt chẽ về bộ luật
này.

Trong phiên họp sáng, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật anh ninh
mạng . Dự luật từng được cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2017.
Nội dung chính của Tờ trình của Bộ Công an về Dự án Luật An ninh mạng.


Dự thảo đã chỉnh lý Luật An ninh mạng năm 2018 gồm 7 chương với 47 điều, cụ
thể:



> Chương I: những quy định chung gồm 8 điều (Phạm vi điều chỉnh; Giải thích từ
ngữ; Chính sách của Nhà nước về an ninh mạng; Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng;
Biện pháp bảo vệ an ninh mạng; Xác lập và bảo vệ không gian mạng quốc gia;
Hợp tác quốc tế về an ninh mạng; Các hành vi bị nghiêm cấm).
6




> Chương II: bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia gồm 6 điều (Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
Thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc
gia; Đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia; Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia; Giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia; Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia).




> Chương III: Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng gồm 7 điều
(Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn,
phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế; Phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước,
bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng; Phòng ngừa, xử lý hành
vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm
pháp luật về an ninh, trật tự; Phòng, chống tấn công mạng; Phòng, chống chiến
tranh mạng; Phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng; Đấu tranh
bảo vệ an ninh mạng).



> Chương IV: Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng gồm 8 điều (Triển khai
hoạt động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung
ương và địa phương; Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của các cơ
quan, tổ chức; Bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc
gia, cổng kết nối mạng quốc tế; Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng;
Nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; Nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm,
dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; Nâng cao năng lực tự chủ về an
ninh mạng; Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng)



> Chương V: bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng gồm 7 điều (Lực lượng bảo
vệ an ninh mạng; Bảo đảm nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng; Đào tạo, phát
triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng; Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về an ninh
7



mạng; Phổ biến kiến thức về an ninh mạng; Bảo đảm trang thiết bị, cơ sở vật chất
phục vụ triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng; Kinh phí bảo đảm hoạt động
bảo vệ an ninh mạng).


> Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm 9 điều (Trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng; Trách nhiệm của
chủ thể cung cấp thiết bị số, dịch vụ mạng, ứng dụng mạng; Trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet; Trách nhiệm
của chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; Trách nhiệm của
Bộ Công an; Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; Trách nhiệm của Bộ Thông tin và
Truyền thông; Trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ; Trách nhiệm của bộ,
ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).



> Chương VII: Điều khoản thi hành gồm 1 điều (Hiệu lực thi hành

Ban soạn thảo gồm có: Bộ Công an Việt Nam, Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Thông
tin và Truyền thông Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Bộ Công thương Việt
Nam
Đối tượng áp dụng tại dự thảo luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá
nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoạt động hoặc có liên quan tới hoạt động quản lý,
cung cấp, sử dụng không gian mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
III, Nghiên cứu chọn giải pháp, dự thảo chính sách.
1. Các ý kiến của chuyên gia và Đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

1.1 . Về sự cần thiết ban hành Luật, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất
của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật
- Nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật; nhiều ý kiến đề nghị làm

rõ tính hợp hiến, tính thống nhất của dự thảo Luật; Một số ý kiến không tán thành ban
hành Luật và đề nghị sửa đổi Luật ANQG, Luật ATTTM hoặc ban hành văn bản hướng
dẫn thi hành 2 luật này; ý kiến khác đề nghị hợp nhất dự thảo Luật này với Luật ATTTM.
8


=> Việc sửa đổi, bổ sung Luật ANQG không thể quy định chi tiết, cụ thể đối với
luật này. Còn đối với Luật ATTTM tuy có một số quy định liên quan đến ANQG,
TTATXH, nhưng chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ ANQG, TTATXH. Hoạt
động bảo vệ an ninh mạng có liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công
dân, nên việc ban hành văn bản dưới luật để điều chỉnh là không phù hợp với quy định
của Hiến pháp. Còn ý kiến đề nghị hợp nhất dự thảo Luật này với Luật ATTTM là không
khả thi trong tình hình hiện nay.
1.2 . Về bố cục của dự thảo Luật
- Một số ý kiến đề nghị bổ sung một số chương, điều quy định về lực lượng bảo vệ
an ninh mạng, công tác xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia,
bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và đề nghị bổ sung một số quy định cụ thể.
=> ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo, bổ sung các điều 6,30,31… như dự thảo Luật đã
chỉnh lý.
- Có ý kiến để nghị bổ sung quy định về trách nhiệm giám sát thi hành Luật; quản
lý các chương trình quảng cáo, phim ảnh có tính chất bạo lực.
=> UBTVQH cho rằng, hoạt động giám sát thi hành Luật đã được quy định cụ thể
trong hệ thống pháp luật. Còn việc quản lý các chương trình quảng cáo, phim ảnh không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này và trong trường hợp có nội dung xâm phạm
ANQG, TTATXH thì đã bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 dự thảo Luật đã chỉnh
lý. Do đó, UBTVQH đề nghị không bổ sung những nội dung này trong dự thảo Luật.
1.3 Về tên gọi của Luật
- Đa số ý kiến nhất trí tên gọi như Chính phủ trình.
- Một số ý kiến đề nghị đổi tên là “Luật Bảo vệ ANQG trên không gian mạng”; “
Luật An ninh, an toàn mạng”; “Luật An ninh thông tin mạng”.

=> UBTVQH cho rằng, với tên gọi của luật là “Luật An ninh mạng” như Chính
phủ trình là ngắn gọn, bao quát và thống nhất với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật;
9


đồng thời, tên gọi này đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 22/2016/QH14 và
Nghị quyết số 64/2017/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Tiếp thu ý kiến
của đa số ĐBQH, UBTVQH đề nghị giữ nguyên tên gọi của Luật như dự thảo do Chính
phủ trình.
1.4 Về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng đối với doanh nghiệp nước
ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam.
- Nhiều ý kiến nhất trí với quy định bắt buộc các doanh nghiệp nước ngoài khi
cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ
quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam tại Việt Nam; Một số ý kiến không nhất trí với
quy định này vì cho rằng khó bảo đảm tính khả thi, không đúng với thực tiễn, gia tăng
chi phí của doanh nghiệp nước ngoài, gây khó khăn cho các hoạt động tiếp cận thông tin
và trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
=> Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ
Trọng Việt cho biết: Sau khi cân nhắc nhiều mặt, đồng thời tham khảo các quy định
tương tự của pháp luật một số nước là thành viên của WTO, về yêu cầu đặt máy chủ quản
lý dữ liệu trên lãnh thổ Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo không quy
định nội dung này trong dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi và thuận lợi cho hoạt động
của các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.
Về yêu cầu đặt cơ quan đại diện và lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên
lãnh thổ Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ lại nội dung này trong dự
thảo Luật và ghép với quy định tương tự đối với doanh nghiệp trong nước để chỉnh lý
thành khoản 2 Điều 26 dự thảo Luật đã chỉnh lý.
Việc quy định như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia đối
với dữ liệu điện tử và xử lý các tình huống, hành vi trên không gian mạng xâm phạm an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó phù hợp với các điều ước quốc tế mà

Việt Nam là thành viên, phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và đáp ứng yêu cầu của tình
hình thực tiễn hiện nay.
10


Quy định như vậy còn tạo hành lang pháp lý cho các bộ, ngành chức năng quản lý
chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt
Nam; đảm bảo chủ quyền thanh toán, chống thất thu thuế; bảo đảm sự công bằng giữa
các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước
3. Các phương án chính sách.
Để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân, Luật An ninh mạng đã quy định 4 nhóm biện pháp bảo vệ an
ninh mạng, gồm nhóm biện pháp an ninh mạng; nhóm biện pháp hành chính; nhóm biện
pháp điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự; và nhóm các biện pháp
khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể là:
Thứ nhất, nhóm biện pháp an ninh mạng, gồm 7 biện pháp:
- Thẩm định an ninh mạng là hoạt động xem xét, đánh giá những nội dung về an
ninh mạng để làm cơ sở cho việc quyết định xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin.
- Đánh giá điều kiện an ninh mạng là hoạt động xem xét sự đáp ứng về an ninh
mạng của hệ thống thông tin trước khi đưa vào vận hành, sử dụng.
- Kiểm tra an ninh mạng là hoạt động xác định thực trạng an ninh mạng của hệ
thống thông tin, kết cấu hạ tầng hệ thống thông tin hoặc thông tin được lưu trữ, xử lý,
truyền đưa trong hệ thống thông tin nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý nguy cơ đe dọa an
ninh mạng và đưa ra các phương án, biện pháp bảo đảm hoạt động bình thường của hệ
thống thông tin.
- Giám sát an ninh mạng là hoạt động thu thập, phân tích tình hình nhằm xác định
nguy cơ đe dọa an ninh mạng, sự cố an ninh mạng, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc,
phần cứng độc hại để cảnh báo, khắc phục, xử lý.
- Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin là hoạt động
phát hiện, xác định sự cố an ninh mạng; bảo vệ hiện trường, thu thập chứng cứ; phong

tỏa, giới hạn phạm vi xảy ra sự cố an ninh mạng, hạn chế thiệt hại do sự cố an ninh mạng
11


gây ra; xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi cần ứng cứu; xác minh, phân tích, đánh
giá, phân loại sự cố an ninh mạng; triển khai phương án ứng phó, khắc phục sự cố an
ninh mạng; xác minh nguyên nhân và truy tìm nguồn gốc; điều tra, xử lý theo quy định
của pháp luật.
- Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng là hoạt động có tổ chức do lực lượng chuyên
trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia
và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng là các biện pháp mã hóa bằng mật mã
để bảo vệ thông tin mạng khi truyền đưa thông tin, tài liệu có nội dung thuộc bí mật nhà
nước trên không gian mạng.
Thứ hai, nhóm biện pháp hành chính, gồm 5 biện pháp:
- Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng;
- Đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn
thông, in-tơ-nét, thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến;
- Yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật;
- Phong tỏa, hạn chế hoạt động, đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt
động hệ thống thông tin;
- Thu hồi tên miền.
Thứ ba, nhóm biện pháp điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình
sự, gồm:
- Hoạt động thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hành vi vi phạm;
- Các quy trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự.

12



Thứ tư, nhóm các biện pháp khác, gồm các biện pháp theo quy định của Luật An
ninh quốc gia, như vận động nhân dân, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp
vụ, vũ trang; các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, như xử phạt hành
chính (cảnh cáo, phạt tiền), các hình phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, tịch
thu tang vật vi phạm), các biện pháp khác (buộc ngừng hoạt động, đình chỉ, tạm đình chỉ,
buộc khôi phục tình trạng cũ, buộc xóa bỏ, tháo gỡ, tiêu hủy thông tin, nội dung thông
tin).
2. Ý kiến trái chiều bên ngoài
- PGS. TS. Phạm Đức Bảo chuyên gia về luật từ Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam cho rằng: “Luật này ảnh hưởng tới các quyền tự do, nhân quyền của
người dân, trong đó có tự do thông tin, tự do về Internet và vì đã có một luật ban hành từ
tháng 11/2015 về An toàn thông tin mạng, chỉ cần bổ sung thêm vào luật có sẵn những
nội dung thỏa đáng, mà không cần thông qua luật mới.”
- Ngoài ra còn một số ý kiến trái chiều từ những công dân Việt Nam đang sống
trong và ngoài nước, kiến nghị hoãn thi hành luật vì lí do:
+
+

Vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Đi ngược lại các chuẩn mực nhân quyền quốc tế: cũng chính vì lí do này, 17 nhà
lập pháp Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi lãnh đạo Công ty FB và Google “ chống lại

những thay đổi được quy định tại Luật An ninh mạng của Việt Nam”.
+ Tạo rào cản thương mại: Nói về vấn đề này, ông Jeff Paine, Giám đốc điều hành
Liên minh Internet Châu Á (AIC) bao gồm Facebook, Google, LinkedIn, Apple,
Twitter, LINE và Rakuten khẳng định rằng Luật An ninh mạng sẽ “làm giảm đầu
+

tư nước ngoài và làm tổn thương cơ hội phát triển kinh tế” của Việt Nam.

Đe dọa đến khả năng ký kết hiệp định EVFTA: Vào ngày 17/9 , 32 Nghị sỹ đến từ
các đảng lớn của Liên minh Châu u đã gửi thư đến Cao ủy Mogherini và Ủy viên
Malmstrom nhằm đặt ra các điều kiện trước khi phê chuẩn hiệp định EVFTA,
trong đó yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sửa đổi Luật An ninh mạng theo hướng
tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

13


- Trong bản kết luận, công bố ngày 28/03/2019, về Báo cáo quốc gia về tình hình
nhân quyền của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ ba, Ủy ban
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã xem Luật An ninh mạng của Việt Nam là một luật xâm
phạm quyền tự do ngôn luận trên mạng, vì luật này cấm việc sử dụng Internet để phổ biến
những thông tin chống hoặc chỉ trích nhà nước.
4. Nội dung cơ bản của dự thảo cuối cùng.
- Gồm 7 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh
mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành
vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
IV, Thông qua và ban hành.
Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua và ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2018 với 423 trong
tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại
biểu không biểu quyết. Luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019.
• Lĩnh vực: Quốc phòng & An ninh
• Cơ quan trình dự thảo: Chính phủ
• Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Công an
• Ủy ban thẩm tra: Ủy ban Quốc phòng & An ninh
• Thảo luận tại: Kỳ họp thứ 4 - Khóa XIV
• Thông qua tại: Kỳ họp thứ 5 - Khóa XIV

• Trạng thái: Đã thông qua

14


1. Kết quả ban đầu.
- Nhìn chung, việc Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực sẽ tạo nên sự bình đẳng
giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên Internet. Khi tuân
thủ đầy đủ các quy định giống như doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước
ngoài hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ bình thường.
- Thực tế Luật an ninh mạng đã cho thấy, mọi người không chỉ được bày tỏ chính
kiến trên không gian mạng, tự do ngôn luận hoàn toàn trong khuôn khổ của pháp luật mà
còn được đọc những thông tin hữu ích, chính xác và lành mạnh hơn. Nhiều thông tin, bài
viết, video có xu hướng kích động, ảnh hưởng tiêu cực tới chuẩn mực, đạo đức xã hội đã
được ngăn chặn, xử lý.
- Luật khi đi vào cuộc sống cũng đã bảo vệ tốt hơn đời tư và lợi ích của người dân
trên không gian mạng.
- Còn đối với hoạt động kinh doanh, trao đổi, buôn bán trên không gian mạng, vẫn
diễn ra thuận lợi. Luật An ninh mạng không hề có tác động cản trở nào, miễn là những
hoạt động đó không vi phạm pháp luật của Việt Nam. Nếu người dân biết chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật, thì Luật an ninh mạng thực sự mang lại nhiều lợi ích quý giá và
thiết thực.
15


- Đến nay, đã có tới gần 140 quốc gia đã ban hành luật an ninh mạng, nhằm đảm
bảo tốt hơn an ninh của mỗi một quốc gia trên môi trường Internet. Tuy nhiên, ngoài nỗ
lực xây dựng thể chế pháp luật, mỗi người dùng mạng xã hội cũng phải luôn tỉnh táo,
sáng suốt trước mỗi thông tin đăng tải, quan trọng hơn nữa là phải thượng tôn pháp luật
vì sự bình yên và phát triển của đất nước.

2. Nhóm lợi ích và tác động của nhóm tới Luật.
2.1 Nhóm lợi ích
Tại thời điểm QH bàn luận lấy ý kiến về Luật An ninh mạng đã có không ít kẻ lợi
dụng môi trường mạng để kích động, kêu gọi người dân biểu tình.Nhiều hãng thông tấn
phương Tây cũng "hỗ trợ" bằng những bài viết, những cuộc "tọa đàm" online (trên mạng)
để tán phát thông tin xuyên tạc, phủ nhận Luật An ninh mạng. Trong quan hệ quốc tế, họ
cho rằng Luật An ninh mạng sẽ vi phạm hiệp định Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), vi phạm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP). Có người còn lo lắng các trang mạng lớn như Google, Facebook sẽ "rời
Việt Nam".

Trên một số trang mạng như RFA, VOA tiếng Việt, BBC tiếng Việt, một số blog,
facebook của các cá nhân hải ngoại có quan điểm, tư tưởng chống đối đã đăng, chia sẻ
các bài viết chỉ trích, miệt thị như: “CSVN sắp thi hành Luật An ninh mạng để gia tăng
kiểm soát người dân”; “Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng: Doanh nghiệp
chết đứng”; “Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng: Điều luật của
độc tài trị”; “Bộ Công an soạn dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng, dân lo
lắng bị kiểm soát thông tin cá nhân”.

16


Họ quy chụp việc thi hành Luật An ninh mạng sẽ biến Bộ Công an, trực tiếp là
Cục An ninh mạng thành cơ quan “siêu quyền lực”, có khả năng theo dõi cuộc sống riêng
tư, đời sống chính trị và các giao dịch kinh tế – tài chính của mọi cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân.
2.2 Tác động của nhóm tới Luật
Với Luật An ninh mạng của Việt Nam, không quy định việc bắt buộc tất cả các cơ
quan, tổ chức đều phải thực hiện quy định này và cũng không bắt buộc lưu trữ tất cả dữ
liệu. Chỉ một số cơ quan, tổ chức và loại dữ liệu phải tuân thủ, trên cơ sở các yêu cầu về

bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Theo Trung tướng Hoàng Phước Thuận, nguyên Cục trưởng Cục An ninh mạng,
khi xây dựng quy định này, Ban soạn thảo đã rà soát rất kỹ các cam kết và điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp
định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Do đó, các quy định về lưu trữ dữ liệu trên không trái, không vi phạm các cam kết
và cũng không cản trở việc Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế. Bởi các cam kết
song phương hoặc đa phương đều có những nguyên tắc về an ninh, trật tự công cộng, văn
hóa và sức khỏe cộng đồng. Lợi ích của quốc gia tham gia các cam kết luôn được đề cao
và tôn trọng, không có bất cứ cam kết nào buộc chúng ta phải hi sinh các lợi ích này.

4. Đánh giá tác động của Luật An ninh mạng.
4.1. Tác động tích cực
4.1.1. Về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội
- Bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng.
Công tác đấu tranh với các hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc

17


gia có hiệu quả hơn khi có những quy định rõ ràng, đồng bộ, thống nhất trong lĩnh vực an
ninh mạng.
- Tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh với các hoạt động tội phạm sử dụng
không gian mạng xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
4.1.2. Tác động về hiệu quả quản lý nhà nước
- Tăng cường bảo vệ thông tin nội bộ, bí mật nhà nước không bị chiếm đoạt, lộ, lọt
trên mạng Internet; bảo đảm an ninh thông tin cho các Cổng thông tin điện tử, báo điện
tử, trang thông tin điện tử của cơ trọng yếu, các hệ thống cơ sở dữ liệu trọng yếu của
quốc gia; bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng liên quan đến an ninh quốc
gia.

- Quy định rõ ràng, thống nhất việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật
được pháp luật quy định để phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động sử dụng
dịch vụ internet và thông tin trên mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hữu quan thực hiện quản lý nhà nước về
viễn thông, Internet đối với hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
trên mạng.
- Tạo được sự bình đẳng và cân bằng về mặt pháp lý trong việc điều chỉnh tổ chức
và hoạt động của các tổ chức hoạt động trên lĩnh vực an ninh mạng phù hợp với tình hình
phát triển nền kinh tế thị trường, yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay.
- Tạo cơ chế, chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển các hoạt động đảm bảo an
ninh mạng thông thoáng, phù hợp với tình hình mới.
- Tổ chức quản lý có hiệu quả hơn khi phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành,
địa phương; quy định rõ trách nhiệm của chủ thể trong công tác quản lý nhà nước.
4.1.3. Tác động về kinh tế

18


Theo kết quả nghiên cứu của các hãng bảo mật Việt Nam và thế giới, trên 40%
website của Việt Nam hiện nay đang tồn tại lỗ hổng bảo mật, mỗi năm Việt Nam thiệt hại
hơn 8.000 tỷ đồng từ các cuộc tấn công mạng. Việc ban hành Luật An ninh mạng sẽ tăng
cường bảo đảm an ninh mạng cho hệ thống mạng thông tin Việt Nam, tạo cơ sở vững
chắc cho các thành phần kinh tế có hoạt động trên không gian mạng phát triển, hạn chế
thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra. Trong dự thảo Luật An ninh mạng có quy định về đầu tư
cho an ninh mạng, chi phí đầu tư là chi phí cho phát triển, mang lại những lợi ích lâu dài
cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Về cấp phép cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia, hoạt động này tuy có làm phát sinh thêm thủ tục hành
chính nhưng là một chính sách phù hợp với hệ thống pháp luật về bảo vệ mục tiêu, công
trình quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia. Sự vận hành bình thường của những hệ

thống thông tin này mang lại lợi ích to lớn, nếu bị tấn công, phá hoại hoặc xảy ra sự cố có
thể gây ra những hậu quả, thiệt hại vô cùng nghiêm trọng (không chỉ về kinh tế), mà chi
phí cấp phép hoặc phát sinh do thủ tục cấp phép (rất nhỏ) không thể so sánh được.
4.1.4. Cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân
- Nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về công tác bảo đảm an ninh
mạng cho người sử dụng.
- Phân định rõ các hành vi cần sự điều chỉnh và tuân thủ của pháp luật về an ninh
mạng, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, đáp
ứng xu thế hội tụ công nghệ và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Xác định rõ các hành vi
vi phạm an ninh mạng có thể dẫn đến vi phạm an ninh thông tin cấu thành tội phạm.
- Làm rõ quyền hạn, trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,
nhà nước trong việc áp dụng, thực thi các biện pháp, chương trình bảo vệ thông tin và
đảm bảo an ninh mạng; đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các đối tượng trong hoạt động
đảm bảo an ninh mạng.

19


- Làm rõ các quy định về đầu tư vào an ninh mạng và kinh doanh trong lĩnh vực an
ninh mạng. Xác định rõ yêu cầu đảm bảo an ninh mạng trong công tác đầu tư, phát triển
mạng và các dịch vụ. Xác lập cơ chế, chính sách trong các hoạt động công ích về an ninh
mạng, phát huy mọi nguồn lực xã hội vào các hoạt động công ích đảm bảo an ninh mạng.
4.1.5. Tác động về hệ thống pháp luật
Việc ban hành các quy định của luật mới kết hợp với việc ban hành các văn bản
dưới luật sẽ tạo ra khuôn khổ pháp luật thống nhất, tổng thể và hiệu quả cho việc phân
định rõ phạm vi, nội dung và các vấn đề cần điều chỉnh và tuân thủ của pháp luật về an
ninh mạng.
4.1.6. Tác động về nhận thức
Các quy định của Luật An ninh mạng giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc
biệt là những chủ thể liên quan tới công tác an ninh mạng, cơ quan chủ quản hệ thống

thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhận thúc đúng về vị trí, vai trò của công tác
này. Việc tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành chức năng và nhân dân là phương thức hữu
hiệu để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về an ninh mạng, từ đó nâng cao
hiểu biết và nhận thức pháp luật về an ninh mạng.
4.2. Tác động tiêu cực
Việc xây dựng, ban hành và thực thi Luật An ninh mạng sẽ làm tăng chi phí ngân
sách nhà nước. Các chi phí này gồm:
- Chi phí nghiên cứu, soạn thảo và thực hiện các văn bản quy định chi tiết thi hành
Luật;
- Chi phí tuyên truyền nâng cao nhận thức của công chúng về quyền của tổ chức,
cá nhân;
- Chi phí nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức nhà nước.

20


Tài liệu tham khảo:

Báo cáo về kết quả tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ theo Nghị quyết phiên
họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2017:
/>ItemID=1382&TabIndex=2&TaiLieuID=2776
Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Dự án Luật An ninh
mạng:
/>ItemID=1382&TabIndex=2&TaiLieuID=2784
Các ý kiến trái chiều:
/>ItemID=1382&TabIndex=2&TaiLieuID=2970
/>
Luật An ninh mạng - tài liệu giới thiệu:
/>
Các thắc mắc về Luật an ninh mạng:

/>
21


Các vụ tấn công mạng ở VN:


/>


/>


/>


/>


/>
Các ý kiến tham khảo:


/>


/>%91c-h%E1%BB%99i-ho%C3%A3n-thi-h%C3%A0nh-lu%E1%BA%ADt-anninh-m%E1%BA%A1ng-%C4%91%E1%BB%83-s%E1%BB%ADa%C4%91%E1%BB%95i-ee43d4b0-ed98-464f-824f-0f2ee997f973




/>
22


Các nhóm bị thiệt hại:
/>
23



×