Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH NGHỊ QUYẾT 41 VỀ GIA HẠN NỘP THUẾ VÀ TIỀN THUÊ ĐẤT CHO DOANH NGHIỆP THỜI COVID 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.19 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Đề Tài:
“QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH NGHỊ QUYẾT 41 VỀ
GIA HẠN NỘP THUẾ VÀ TIỀN THUÊ ĐẤT CHO DOANH
NGHIỆP THỜI COVID 19 ”
Môn: Hoạch định chính sách phát triển
Hà Nội,2020

MỤC LỤC
1


2


I.

Xác định vấn đề chính sách
1.1. Thực trạng thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới ,cho nên nội dung cụ
thể của cải cách thuế hướng đến việc sửa đổi các sắc thuế hiện hành như thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên và ban hành
những loại thuế mới phù hợp với giai đoạn hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế như
thuế thu nhập cá nhân, theo xu hướng tăng dần tỷ trọng thuế trực thu, tương ứng giảm dần
tỷ trọng thuế gián thu
Trong giai đoạn vừa qua, tỉ trọng giữa thuế trực thu và thuế gián thu về cơ bản là
cân bằng. Thuế trực thu bao gồm thuế trên thu nhập và thuế tài sản là 52%, trong khi đó,
thuế gián thu là các loại thuế trên hàng hóa và dịch vụ chiếm 48%. Chính phủ hiện nay


phải tăng thuế suất để đảm bảo nguồn thu ngân sách, hoặc mở rộng đối tượng chịu thuế
của các loại thuế gián thu.
1.2. Ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến các doanh nghiệp Việt Nam

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại lớn, gặp khó khăn
trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, không có khả năng nộp thuế đúng hạn. Các
doanh nghiệp đã phải làm việc với các nhà cung ứng, đối tác trong chuỗi sản xuất để nhận
sự hỗ trợ, giúp cắt giảm chi phí như giãn, hoãn thời gian thanh toán, giảm giá…Dịch bệnh
lây lan khiến người tiêu dùng lánh xa các cửa hàng, nhà hàng, hạn chế đi du lịch, các liên
kết vận chuyển do đó bị gián đoạn. Dịch COVID-19 như một “liều thuốc thử” để biết
được sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang thế nào? Thay vì cố gắng tìm
phương kế kinh doanh hiện tại, các doanh nghiêp này tìm cách ngủ đông sao cho hiệu quả
nhất, để có nhiều năng lượng nhất khi thức dậy.
Hàng không là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19.
Với diễn biến phức tạp của dịch có thể tác động làm ảnh hưởng doanh thu của các hãng
hàng không Việt Nam khoảng 25.000 tỷ đồng năm 2020. Cùng với hàng không, du lịch
nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid-19. Nhiều doanh nghiệp du lịch
rơi vào tình trạng “kiệt sức” do khách du lịch giảm kỷ lục.
3


Dệt may và da giày được đánh giá là hai lĩnh vực chịu tác động trực tiếp trước diễn
biến phức tạp của dịch bệnh do thiếu hụt nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu bị đình trệ.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động dựa trên các hợp đồng ngắn hạn gặp rắc rối lớn.
Covid-19 còn khiến hoạt động sản xuất có thể trì trệ, thương mại bị hạn chế, nông nghiệp,
bán lẻ

4



II.

Nghiên cứu sơ bộ, đưa vào nghị trình
II.1 Quá trình nghiên cứu sơ bộ
Gần đây, phần lớn các doanh nghiệp gửi công văn lên cơ quan thuế xin được gia

hạn nộp các loại thuế do bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Theo đó, để hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh bị
ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, Chính phủ đã quyết định gia hạn thời gian nộp thuế
giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất qua Nghị
định 41.Trước đó theo dự thảo lần 1, Bộ Tài chính dự kiến khoảng 30 ngàn tỉ đồng và khá
ít đối tượng được thụ hưởng. Sau đó đã mở rộng quy mô về đối tượng doanh nghiệp, tổ
chức được hưởng ưu để đưa vào Nghị định.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, sẽ có khoảng 98% doanh nghiệp của cả nước
được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất trong 5 tháng. Tổng số tiền được gia hạn ước tính
180.000 tỉ đồng. Nếu doanh nghiệp đã nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn
thì sẽ được bù trừ vào các khoản thuế phải nộp khác.

II.2 Quá trình đưa vào nghị trình
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trước tác động của tình hình
dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất các giải pháp về chính sách tài khoá để
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020NĐ-CP về việc
gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo
đó, sẽ thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế 5 tháng đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT) và
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của doanh nghiệp; thuế GTGT và thuế thu nhập cá
nhân (TNCN) của các hộ kinh doanh; và tiền thuê đất của các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân.
Trong quá trình xây dựng Nghị định, Bộ Tài chính đã tiếp thu ý kiến của các bộ,
ngành, các doanh nghiệp và hiệp hội các doanh nghiệp để bổ sung, mở rộng phạm vi thực

hiện chính sách. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo cơ quan Thuế tạo điều kiện về
5


mặt thủ tục cho các hộ và cá nhân kinh doanh khi kê khai tiền thuế khoán được miễn giảm
do ngừng/nghỉ được tính trọn tháng kể cả trong trường hợp ngừng nghỉ không trọn tháng.
Thực hiện miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí, gồm: Thuế nhập khẩu đối với các
mặt hàng vật tư và thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch Covid-19; Điều chỉnh biểu thuế
xuất nhập khẩu để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực da
giày, dệt may, chế biến nông, lâm, sản, thủy sản, cơ khí, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp
ô tô.
Dự kiến việc điều chỉnh này sẽ giúp giảm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
(NSNN) của các doanh nghiệp năm 2020 trên 6 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ để trình Quốc hội tại kỳ họp tới để
quyết định thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ngay từ 1/7/2020. Theo đó, dự kiến áp dụng thuế suất 15-17% tùy
thuộc vào quy mô doanh thu và số lượng lao động của doanh nghiệp, đồng thời cho phép
miễn thuế TNDN trong 02 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với doanh
nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh.
Nếu thực hiện từ tháng 7/2020 thì dự kiến sẽ có khoảng 700 nghìn doanh nghiệp
(chiếm khoảng 93% tổng số doanh nghiệp trong cả nước) được hưởng lợi, qua đó giảm
nghĩa vụ nộp NSNN năm 2020 khoảng 7,8 nghìn tỷ đồng (cả năm là 15,6 nghìn tỷ đồng).
Bộ Tài chính cũng đã đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá
nhân; trong đó dự kiến điều chỉnh tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 09
triệu đồng/tháng lên mức 11 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu
đồng/tháng lên mức 4,4 triệu đồng/tháng. Việc điều chỉnh sẽ có khoảng 6,8 triệu người
được hưởng lợi, trong đó có khoảng 1 triệu đối tượng sẽ không phát sinh thuế thu nhập cá
nhân phải nộp năm 2020. Tổng số thu nhập người lao động được giữ lại để chi tiêu thêm
nhờ việc điều chỉnh này trong năm nay khoảng 10,3 nghìn tỷ đồng.
Đồng thời với các đề xuất trên, Bộ Tài chính cũng chủ động rà soát, phối hợp với các

Bộ, cơ quan liên quan rà soát để thực hiện cắt giảm nhiều loại phí, lệ phí cho doanh
6


nghiệp và người dân. Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư điều chỉnh giảm giá 10-50%
đối với 9 nhóm dịch vụ và miễn hoàn toàn giá đối với 6 nhóm dịch vụ thuộc lĩnh vực
chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán
Việt Nam.
Tuy nhiên, Ông Nguyễn Văn Được, tổng giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn
thuế Trọng Tín, cho rằng ngoài 98% số DN đang hoạt động được gia hạn nộp thuế và tiền
thuê đất, vẫn còn 2% số DN đang hoạt động (khoảng 16.000 DN) không được hưởng lợi từ
chính sách này, trong khi gần như tất cả DN đều bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Do đó,
cần rà soát mức độ khó khăn để có chính sách hỗ trợ phù hợp cho các DN còn lại.
Đặc biệt, theo ông Được, cần có "liều thuốc" mạnh hơn, đó là miễn giảm thuế để hỗ
trợ. "Nhiều DN rất khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản nếu dịch không sớm được dập tắt.
Do đó, theo tôi, Bộ Tài chính và Chính phủ cần xem xét trình Quốc hội bổ sung các chính
sách miễn, giảm thuế để DN có đề kháng tài chính vượt qua khó khăn", ông Được kiến nghị.
Theo chuyên gia thuế Nguyễn Thái Sơn, nhiều quốc gia trên thế giới đã có các chính
sách miễn, giảm thuế cho cá nhân và DN, thậm chí là phát tiền để hỗ trợ DN và người dân.
Do đó, Bộ Tài chính và Chính phủ cần xem xét trình Quốc hội bổ sung các chính sách miễn,
giảm thuế để giúp người dân và DN vượt qua khó khăn. "Vào năm 2009, VN cũng đã từng
miễn giảm thuế cho cá nhân và DN, dù tình hình khi đó không khó khăn bằng năm nay",
ông Sơn nói.

7


III.

Nghiên cứu ,chọn giải pháp, dự thảo chính sách

III.1
Dự Thảo chính sách

Dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất ngày 11/3/2020

III.1.1

Về đối tượng, phạm vi áp dụng :
a. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất trong
các ngành kinh tế sau:
 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản;
 Sản xuất, chế biến thực phẩm; Dệt; Sản xuất trang phục; Sản xuất giày, dép; Sản
xuất sản phẩm từ cao su; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; Sản xuất, lắp
ráp ô tô (trừ sản xuất, lắp ráp ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống).
b. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh
trong các ngành kinh tế sau:
 Vận tải đường sắt; Vận tải đường bộ; Vận tải đường thủy; Vận tải hàng không;



Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải;
Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống;
Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ,

liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.
c. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

III.1.2


Thời gian gia hạn

5 tháng là khoảng thời gian gia hạn được nêu ra trong Nghị định này. Doanh nghiệp
cần chú ý đến các mốc thời gian nộp thuế cụ thể.

a. Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT)



Đối với kỳ tính thuế tháng 3/2020, thời hạn nộp thuế GTGT chậm nhất là ngày
20/9/2020; với kỳ tính thuế tháng 4/2020 thì chậm nhất là ngày 20/10/2020. Đối với
kỳ tính thuế tháng 5/2020 chậm nhất là ngày 20/11/2020; còn kỳ tính thuế tháng
6/2020 thì chậm nhất là ngày 20/12/2020.
8




Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế quý I/2020 chậm nhất là ngày 30/9/2020.
Thời hạn này là ngày 30/12/2020 đối với kỳ tính thuế quý II/2020.

b. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Khi nộp gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế TNDN, doanh nghiệp/ tổ chức
phải nộp kèm theo: quyết toán của kỳ tính thuế năm 2019; số thuế thu nhập doanh
nghiệp tạm nộp quý I, quý II năm 2020. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết
thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định về quản lý thuế.
c. Đối với tiền thuê đất


Gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm
2020 của doanh nghiệp/ tổ chức/ hộ gia đình/ cá nhân thuộc đối tượng gia hạn đang
trực tiếp thuê đất của nhà nước theo quyết định, hợp đồng của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm. Thời hạn là 5 tháng, kể từ ngày
31/5/2020.

III.1.3

Trình tự, thủ tục

Nghị định quy định người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn chỉ cần gửi Giấy
đề nghị gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo mẫu qua phương thức điện tử hoặc phương
thức khác. Giấy đề nghị này được gửi đến cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần cho
toàn bộ các kỳ của các sắc thuế và tiền thuê đất được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ
sơ khai thuế theo tháng (hoặc theo quý) theo quy định về quản lý thuế.
Nếu Giấy đề nghị không nộp cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế thì chậm nhất
là ngày 30/7/2020 phải nộp lại. Đối với các kỳ phát sinh được gia hạn trước thời điểm nộp
Giấy đề nghị gia hạn, cơ quan quản lý thuế vẫn thực hiện gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất.
Nếu người nộp thuế thuê đất của nhà nước ở nhiều địa bàn khác nhau thì cơ quan
thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm sao gửi Giấy đề nghị này cho cơ
quan thuế nơi có đất thuê.
Người nộp thuế tự xác định doanh nghiệp/ tổ chức có thuộc đối tượng của Nghị
định 41/2020/NĐ-CP. Đồng thời, người nộp thuế chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo
đúng đối tượng được gia hạn theo Nghị định. Nếu gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và
tiền thuê đất cho cơ quan thuế sau ngày 30/7/2020 thì không được gia hạn.

9


3.2 Các ý kiến đóng góp

* Về đối tượng phạm vi áp dụng
-Trong quá trình tiếp nhận đóng góp, thì theo bà Đặng Thị Thu Huyền- Công ty cổ
phần BETA Media có ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung nhóm đối
tượng hưởng bao gồm nghành nghề kinh doanh “Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải
trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động
thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim.”Đây đều là các dịch vụ chịu tác động rất
lớn của dịch Covid-19 và rất cần có sự gia hạn thuế của Nhà nước nhằm tránh cho doanh
nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền trong giai đoạn này.
- Ngoài ra, có ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định trường hợp
doanh nghiệp không thuộc các ngành kinh tế trên, nhưng cũng phải chịu thiệt hại do các
quyết định cách ly, phong toả, buộc dừng hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
gồm:
Các doanh nghiệp có trụ sở, địa điểm, cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong khu
vực cách ly theo quyết định của cơ quan nhà nước
• Các doanh nghiệp có từ 20% số lao động trở lên thuộc diện cách ly bắt buộc theo
quyết định của CQNN có thẩm quyền. Ví dụ trường hợp các doanh nghiệp tại
khu công nghiệp Bình Xuyên bị thiếu lao động trong 21 ngày cách ly xã Sơn
Lôi.
• Các trường hợp cách ly, phong toả, buộc đóng cửa, dừng hoạt động khác theo
quyết định của CQNN có thẩm quyền.


* Về tiền thuê đất: Dự thảo quy định chỉ hỗ trợ giãn thời điểm nộp tiền thuê đất đối với
trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm, mà không áp dụng đối với trường hợp thuê đất trả
tiền một lần. Một số doanh nghiệp đề nghị mở rộng thêm trường hợp thuê đất trả tiền một
lần mà thông báo nộp tiền thuê đất của cơ quan thuế trùng vào khoảng thời gian được
giãn thuế.
*Về thủ tục: Dự thảo có quy định cơ quan thuế thực hiện kiểm tra hồ sơ kê khai thuế của
doanh nghiệp và thông báo nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng được hỗ trợ. Trường
hợp đó, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế và cả phần tiền chậm nộp. Tuy nhiên, dự thảo chưa

có quy định giới hạn thời gian mà cơ quan thế phải ra thông báo này. Điều này có thể dẫn
đến việc cơ quan thuế thông báo muộn, và doanh nghiệp sẽ phải chịu tiền chậm nộp lớn.
Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về thời gian tối đa cơ quan thuế được
phép ra thông báo về việc doanh nghiệp không thuộc diện được hỗ trợ. Nếu quá thời gian
10


đó mà không có thông báo thì coi như cơ quan thuế đồng ý rằng doanh nghiệp thuộc diện
hỗ trợ.
*Về biểu mẫu: Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với dự thảo Nghị
định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19:
Mục I của biểu mẫu Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất đang chia thành 2 phần,
phần a dành cho doanh nghiệp nhỏ và phần b dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Tuy nhiên,
chính sách thuế trong Nghị định này không có sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc chia thành 2 phần như thế này có thể khiến một số người
khai gặp nhầm lẫn không đáng có. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi biểu mẫu
theo hướng nhập chung vào một phần gồm tất cả các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
3.3 Đánh giá tác động đến kinh tế, xã hội
a. Đánh giá tác động đến kinh tế

Trong nền kinh tế, các bộ phận của nền kinh tế có tác động lẫn nhau, nghĩa là khó khăn
của khu vực này sẽ kéo theo khó khăn của khu vực khác. Khi dịch kéo dài, không chỉ
những doanh nghiệp bị tác động trực tiếp mà còn tác động gián tiếp đến các ngành nghề
lĩnh vực khác.
Chính vì vậy, không ít ngành nghề chịu tác động gián tiếp từ dịch bệnh Covid-19 có
thể có cơ hội phát triển nếu như được giảm bớt gánh nặng, áp lực tài chính, từ đó tác động
ngược lại đến các đối tượng bị tác động trực tiếp và giúp các đối tượng này phát triển.
Gói hỗ trợ này là Nhà nước không chỉ hỗ trợ các ngành nghề gặp khó khăn trong tiêu
thụ, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu mà còn hướng tới hỗ trợ phát triển thị trường
trong nước cho cân bằng cũng như giúp khu vực sản xuất, kinh doanh chuyển hướng kinh

doanh đồng thời với duy trì, tái cơ cấu lại doanh nghiệp.
Có thể nói, Nghị định được ban hành kịp thời là một giải pháp quan trọng, thiết thực
giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn trước tác động bất lợi của đại dịch
Covid-19.
Bên cạnh đó, phạm vi đối tượng hỗ trợ lần này có tác động bao trùm, xử lý được cả
vấn đề mối liên quan giữa các bộ phận khác nhau trong nền kinh tế. Đây chính là điểm
11


mấu chốt của một chính sách tài khóa được sử dụng đồng bộ để đạt được đa mục tiêu như
vừa hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn đặc
biệt khó khăn này, vừa đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị quốc gia.
b. Đánh giá tác động đến xã hội:

Ở Việt Nam, công tác phòng, chống dịch đã bước sang giai đoạn mới với nhiều thách
thức lớn. Một loạt lao động trong khu vực kinh tế tư nhân đang chịu cảnh nghỉ không
lương hoặc phải giãn, giảm thời gian làm việc, thu nhập giảm sút, không được đóng bảo
hiểm xã hội trong tháng cao điểm dịch Covid-19 vì hầu như doanh nghiệp không có việc
làm.
Nếu như hàng loạt doanh nghiệp của Việt Nam phá sản sẽ làm gia tăng nạn thất nghiệp,
gấy áp lực mạnh đến công tác bảo đảm an sinh, thu nhập, việc làm.
Nghị định 41 sẽ giúp các doanh nghiệp giảm áp lực về tài chính, vượt qua giai đoạn
khó khăn, có thể tái phục hồi sau dịch, để người lao động có thể đi làm lại bình
thường.Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính để hỗ trợ nhân viên,
người lao động phải nghỉ việc trong thời gian dịch bệnh, giúp họ duy trì ổn định cuộc
sống.

12



IV.

Thông qua và thực hiện chính sách
IV.1
Cơ quan ban hành
Vào ngày 8/4/2020, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-

CP về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất.

IV.2

Cơ quan thực hiện

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai và xử lý vướng mắc
phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các doanh
nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này.

IV.3

Tác động của nghị định 41 đến doanh nghiệp

Việc Chính phủ ban hành Nghị định về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuế đất
là giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Đặc biệt, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết phần nào bài toán về dòng tiền,
dành nguồn lực tập trung duy trì và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
So với dự thảo ban đầu, Nghị định này mở rộng diện gia hạn thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và tiền thuê đất cho 98% các doanh

nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, sản xuất trên toàn quốc, với gói hỗ trợ lên tới 180.000 tỷ
đồng.
Dự kiến, hàng triệu doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể sẽ được thụ hưởng
Nghị định 41. Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng nên ngay trong 9/4, nhiều Cục Thuế đã nhanh
chóng triển khai thực hiện Nghị định.
Nhằm hỗ trợ nhanh nhất cho người nộp thuế, Nghị định đã giản lược thủ tục bằng
cách người nộp thuế thuộc nhóm đối tượng được gia hạn chỉ cần gửi Giấy đề nghị gia hạn
13


nộp thuế và tiền thuê đất cho cơ quan thuế một lần cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế và
tiền thuê đất được gia hạn. Ngay trong chiều nay (9/5), nhiều doanh nghiệp đã nhận được
thông báo và hướng dẫn của cơ quan thuế để làm thủ tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền
thuê đất. Nghị định 41 có hiệu lực ngay lập tức đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá
cao, không chỉ cho thấy nỗ lực của Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn
khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19 mà còn động viên doanh nghiệp nhanh
chóng phục hồi sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh kết thúc.

14


V.

Đánh giá chính sách:
V.1 Ưu điểm:
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại lớn, gặp khó khăn

trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, không có khả năng nộp thuế đúng hạn. Để
kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế bị thiệt hại bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra,
góp phần giúp cho người nộp thuế ổn định sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn; Ngày

8/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế
và tiền thuê đất nhằm kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn
trước tác động bất lợi của đại dịch Covid-19.
Đánh giá về chính sách hỗ trợ này, PGS.TS. Ngô Trí Long- chuyên gia kinh tế
cho rằng: Chỉ thị đã được ban hành kịp thời, song cần khẩn trương xây dựng các tiêu chí
thực thi và tính toán cách thức thực hiện thật hiệu quả, đặc biệt là khâu giám sát để tránh
các rủi ro với nền kinh tế. Theo đó đã giải quyết tạm thời được các vấn đề, tháo dỡ khó
khăn cho doanh nghiệp:


Gia hạn thuế Giá Trị Gia Tăng có giá trị 5 tháng.



Gia hạn nộp Thu Nhập Doanh Nghiệp có giá trị 5 tháng.



Gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu 2020 (trong trường hợp thuê
của Nhà Nước)



Riêng với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì được gia hạn toàn bộ tiền thuê đất phải
nộp kỳ đầu năm 2020 của doanh nghiệp. Thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày
31 tháng 5 năm 2020. Thời hạn nộp tiền thuê đất được gia hạn chậm nhất là ngày
31 tháng 10 năm 2020.

V.2 Nhược điểm:
TS. Nguyễn Trí Hiếu- chuyên gia tài chính - ngân hàng cho hay: Về dài hạn, nếu

việc thực thi chính sách hỗ trợ kém hiệu quả, nguồn tiền không đổ vào những lĩnh vực sản
xuất tạo giá trị bền vững cho tăng trưởng kinh tế thì lạm phát có thể trở thành mối lo ở
giai đoạn sau.


Bản thân các ngân hàng thương mại cho biết việc rà soát các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng bởi COVID-19 là không dễ dàng. Theo đại diện VPBank, có những doanh
15


nghiệp dễ xác minh thiệt hại thông qua lịch sử kinh doanh (như du lịch, lưu trú,
vận tải, hoặc doanh nghiệp sản xuất có đầu vào nguyên vật liệu đến từ những nước
bị ảnh hưởng lớn của dịch), nhưng cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp chịu
ảnh hưởng gián tiếp thì rất khó định lượng.


Tương tự, đại diện Vietinbank cũng cho biết tình trạng mỗi doanh nghiệp rất khác
nhau, có doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu, có doanh nghiệp gặp khó về thị
trường nên cần giải pháp hỗ trợ, đồng hành phù hợp.



Các chính sách hỗ trợ giãn, miễn tiền chậm nộp mà Tổng cục Thuế đưa ra tại công
văn 897 chỉ có thể áp dụng với điều kiện vùng có dịch. Như vậy tại 1 số địa
phương dù có ca dương tính với COVID-19 nhưng chưa được công bố dịch bệnh
nên doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh không đủ điều kiện hưởng hỗ trợ.



Vướng mắc trong việc xác định các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do dịch Covid19. Doanh nghiệp cần phải có biên bản kiểm kê, đánh giá giá trị vật chất bị thiệt

hại, phải có xác nhận của chính quyền địa phương.



TS Vũ Đình Ánh- Chuyên Gia Kinh Tế cũng đánh giá: chắc chắn tình hình ngân
sách nhà nước năm 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh các khoản thu ngân
sách đều chịu tác động rất lớn của dịch bệnh và sự giảm sút nguồn thu ngân sách
thông qua sản xuất, dịch vụ, xuất nhập khẩu, giá dầu… Trong khi đó, các khoản
chi ngân sách lại tăng lên rất nhiều, bao gồm cả các khoản chi bất thường trực tiếp
liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng như các khoản chi gián tiếp
là gói hỗ trợ có quy mô lớn, ví dụ như gói hỗ trợ tài khóa 180 nghìn tỷ đồng khi
đưa vào triển khai.

16


Tài liệu tham khảo


Chính sách và thực trạng thu thuế tại Việt Nam- TS. Đặng Thị Việt Đức- Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông



Kinh tế Việt Nam và thế giới dưới bóng ma Covid-19- trung tâm WTO và hội nhập



Nghị định số 41 ngày 8/4 của TTCP- Thư Viện Pháp Luật.




Chính sách tài khóa đồng bộ giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khănTạp Chí Tài Chính ngày 10/4/2020. Link: />


Nên mở rộng các chính sách hỗ trợ về thuế cho DN bị ảnh hưởng bởi Covid-19Báo Đầu Tư. Link: />


/>
thue-va-tien-thue-dat--182323-d1.html
 />dDocName=MOFUCM175254&_afrLoop=96591828012505327#!
%40%40%3F_afrLoop%3D96591828012505327%26dDocName
%3DMOFUCM175254%26_adf.ctrl-state%3Dsxdsttca5_30
 />
17


18



×