Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Nghị định 102020NĐCP về quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.28 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN

Nghị định 10/2020/NĐ-CP về quy định kinh doanh và điều
kiện kinh doanh vận tải ô tô

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


MỤC LỤC
1.
Xác định vấn đề thực tế:................................................................................................3
Chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quản lý vận tải đường bộ:.................3
Tổ chức bộ máy và công tác quản lý của các đối tượng, kinh doanh vận tải:...................4
Quy mô Doanh nghiệp:....................................................................................................4
Công tác quản lý và tổ chức kinh doanh vận tải:..............................................................4
2.

Hoạch định chính sách..................................................................................................6
2.1. Nghiên cứu sơ bộ, đưa vào nghị trình...........................................................................6
Ý kiến các bên liên quan:.................................................................................................9
2.2: Nghiên cứu chọn giải pháp, dự thảo chính sách..........................................................11

3.

Đánh giá tác động:......................................................................................................13
3.1: Tác động đén kinh tế, xã hội, pháp luật:.....................................................................13
-

Tác động kinh tế..................................................................................................13



-

Tác động xã hội...................................................................................................13

-

Tác động đên hệ thống pháp luật.........................................................................14

3.2

Phân tích nhóm lợi ích và nhóm phản đối:..............................................................14

Nhóm lợi ích:.................................................................................................................. 14
Nhóm phản đối:..............................................................................................................15
4.

Thông qua và ban hành:..............................................................................................16
4.1.

Thông qua ban hành.................................................................................................16

4.2 Văn bản hướng dẫn:....................................................................................................18
4.3.

Các bài học kinh nghiệm:........................................................................................19

Châu Âu:........................................................................................................................ 19
Hàn Quốc:...................................................................................................................... 19
Singapore........................................................................................................................ 19

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 20


1.

Xác định vấn đề thực tế:

Trong những năm qua, sản lượng vận tải hàng hoá vận chuyển luôn chiếm 60 - 65 %
và hàng hoá luân chuyển chiếm 12 - 15% tổng sản lượng vận tải. Sản lượng vận tải hành
khách vận chuyển chiếm 75 - 82% và hành khách luân chuyển chiếm 60 - 65% so với
tổng sản lượng vận tải trong cả nước. Tuy vậy, vận tải ôtô cũng có nhược điểm là đầu tư
lớn, giá thành cao.
Trong những năm vừa qua lực lượng vận tải ôtô phát triển nhanh chóng cả về số
lượng và chất lượng. Số xe tăng hàng năm từ 8 - 15 % tuỳ theo từng chủng loại xe, theo
số liệu thống kê chưa đầy đủ hiện nay cả nước có trên 400.000 xe hoạt động vận tải,
trong đó : xe chở khách loại từ 9 ghế ngồi trở lên có khoảng 100.000 xe với gần
1.800.000 ghế xe, xe taxi loại xe từ 8 chỗ ngồi trở xuống gần 30.000 xe và gần 300.000
xe tải với gần 2.000.000 tấn phương tiện. Chất lượng phương tiện đã được cải thiện,
nhiều xe chất lượng tốt được đưa vào khai thác, dịch vụ vận tải được nâng lên rõ rệt. Về
mặt tích cực, việc phát triển nhanh chóng của lực lượng vận tải ôtô đã đáp ứng nhu cầu đi
lại của nhân dân, đồng thời thoả mãn nhu cầu vận chuyển hàng hoá phục vụ đời sống và
phát triển kinh tế.
Nhưng tốc độ phát triển nhanh chóng phương tiện cũng dẫn đến việc cạnh tranh gay
gắt giữa các lực lượng vận tải, cùng với sự thiếu chặt chẽ, đồng bộ trong công tác quản lý
của các cơ quan nhà nước đã khiến những mặt tiêu cực trong lĩnh vực vận tải đường bộ
vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo an
toàn giao thông.

Chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quản lý vận tải đường bộ:
Trước năm 2001 công tác quản lý vận tải chỉ được thực hiện bằng các văn bản quản

lý của Bộ Giao thông vận tải thông qua thể lệ vận tải và các quy định quản lý trong từng
loại hình vận tải. Các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải được cấp phép để quản lý,
nhưng việc cấp phép cũng được bãi bỏ theo quyết định 19/2001/QĐTTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc “Bãi bỏ một số loại giấy phép trong đó có giấy phép kinh doanh vận
tải bằng ôtô “. Ngày 26/6/2001 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua Luật Giao thông đường bộ, trong đó có chương Vận tải đường bộ : Điều 59


Chương 6 Luật Giao thông đường bộ quy định “ Hoạt động vận tải hành khách, vận tải
hàng hoá bằng đường bộ là hoạt động có điều kiện theo quy định của pháp luật và phải
được quản lý chặt chẽ để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ “. Từ khi Luật
Giao thông đường bộ được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định, quy định về điều
kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô (Nghị định 92/2001/NĐ-CP nay là Nghị định
110/2006/NĐ-CP), Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Nghị định 152/2005/NĐ-CP nay là Nghị định
146/2007/NĐ-CP) và các Nghị định khác có liên quan. Tiếp đó Bộ Giao thông vận tải
ban hành các văn bản về quản lý vận tải áp dụng cho một số loại hình kinh doanh vận tải
quy định về quản lý hoạt động vận tải khách bằng ôtô theo tuyến cố định, theo hợp đồng
và vận tải khách du lịch; quy định về quản lý vận tải khách bằng xe buýt, bằng taxi và
quy định về quản lý bến xe. Hệ thống văn bản này bước đầu đã tạo hành lang pháp lý và
cải thiện công tác tổ chức, quản lý vận tải đường bộ, giúp cho hoạt động của các Doanh
nghiệp, hộ kinh doanh có hiệu quả hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải hành khách. Tuy
vậy, thực tế đã cho thấy hệ thống văn bản trên cũng chưa thật chặt chẽ dẫn đến nhiều tiêu
cực trong lĩnh vực vận tải vẫn chưa được khắc phục mà lại có dấu hiệu gia tăng, nhất là
trong vận tải hàng hoá. Hy vọng rằng Luật Giao thông đường bộ sửa đổi được Quốc hội
thông qua tới đây, cùng với các văn bản khác sẽ được điều chỉnh chặt chẽ hơn để nâng
cao công tác tổ chức quản lý, tạo môi trường thuận lợi cho các đối tượng kinh doanh vận
tải, góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững của vận tải ôtô Việt Nam đúng với vai
trò là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.


Tổ chức bộ máy và công tác quản lý của các đối tượng, kinh doanh vận tải:
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản quản lý vận tải, chỉ
quy định 3 loại hình kinh doanh vận tải khách là : kinh doanh vận tải khách bằng ôtô theo
tuyến cố định, vận tải khách bằng xe buýt, vận tải khách bằng taxi, bắt buộc phải là xe
thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp mới được kinh doanh. Đối với các loại
hình vận tải hành khách khác và vận tải hàng, các đối tượng tham gia được mở rộng đến
các hộ kinh doanh. Việc quản lý các doanh nghiệp tham gia với tư cách “taxi công nghệ”
cũng còn nhiều bất cập, khó khăn Hơn nữa trong quy định với các Doanh nghiệp kinh
doanh, các hình thức trong vận tải khách cũng chưa chặt chẽ, chưa có quy định về số
lượng phương tiện, số vốn tối thiểu, bộ máy điều hành của Doanh nghiệp..v.v. Vì vậy,


nhìn chung công tác tổ chức quản lý hoạt động vận tải ôtô của các Doanh nghiệp hiện
nay kém hiệu quả.

Quy mô Doanh nghiệp:
Ngoài 3 doanh nghiệp là Tập đoàn Mai Linh, Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Tổng
công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn có số lượng xe lớn. Các doanh nghiệp, hợp tác
xã khác đều có số lượng phương tiện nhỏ từ dưới 200 xe đến những Doanh nghiệp chỉ có
một vài xe. Với lượng phương tiện không lớn, thêm vào công tác tổ chức bộ máy quản lý
thiếu chặt chẽ dẫn đến hiệu lực điều hành các doanh nghiệp, Hợp tác xã không cao.
Nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã tổ chức rất hình thức, không có bộ máy quản lý, không
tổ chức hạch toán.

Công tác quản lý và tổ chức kinh doanh vận tải:
Hai loại hình vận tải khách bằng xe buýt và taxi về cơ bản được tổ chức và quản lý
và điều hành tập trung, các Doanh nghiệp có quy mô hợp lý, bộ máy quản lý chặt chẽ.
Đối với vận tải khách theo tuyến cố định, ngoài 85 Doanh nghiệp nhà nước trước đây nay
đã cổ phần hoá quản lý khoảng 4.000 xe với khoảng 150.000 ghế, 200 Doanh nghiệp mới
được thành lập quản lý gần 10.000 xe với khoảng 250.000 ghế, số xe còn lại được quản

lý bởi các hợp tác xã vận tải. Có thể nói quy mô các doanh nghiệp vận tải hiện nay là quá
nhỏ. Chính vì vậy số doanh nghiệp có bộ máy quản lý đầy đủ, tổ chức quản lý và điều
hành tập trung là rất ít. Đa số các doanh nghiệp thực hiện cơ chế khoán cho lái xe, một số
doanh nghiệp được thành lập chỉ để đối phó với những văn bản quản lý vận tải còn thực
tế các phương tiện là sở hữu của từng cá nhân, họ tự quản lý, tự kinh doanh. Còn lại là
các hợp tác xã chủ yếu hoạt động theo mô hình dịch vụ hỗ trợ, các hợp tác xã này hầu
như không tham gia quản lý, không trực tiếp kinh doanh vận tải, việc quản lý và kinh
doanh vận tải do xã viên, người sở hữu chính thức của phương tiện đảm nhiệm.
Hình thức kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch cũng là
loại hình khá phổ biến, ngoài các doanh nghiệp, các hợp tác xã thực hiện thì hiện tại có
gần 50 ngàn xe từ 10 ghế trở lên. Số xe này gần gấp đôi số tham gia tuyến cố định và do
các hộ kinh doanh quản lý và tổ chức khai thác. Trên thực tế, một bộ phận không nhỏ các
phương tiện vận tải khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch đã kinh doanh không


đúng theo đăng ký mà đưa phương tiện ra hoạt động “dù” trên một số tuyến gây lộn xộn
thị trường vận tải, ảnh hưởng rất lớn đến an toàn giao thông.
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP được ban hành ngày 10/9/2014 của Chính phủ về
kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các Bộ, ngành địa phương đã
triển khai nghiêm túc và có hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô. Việc thực hiện các quy định của Nghị định cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về
nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, kiểm soát tải trọng phương tiện,
góp phần lập lại trật tự trong hoạt động vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo
an toàn giao thông. Đồng thời, Nghị định cũng góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị vận tải nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần
kéo giảm chi phí Logistics, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện Nghị định 86 cùng với những thay đổi về quy
định pháp luật, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ cũng như một số nội
dung còn bất cập: Luật Quy hoạch 2017 không cho phép giới hạn quy mô đơn vị kinh
doanh vận tải và Lập quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải; quy định về kinh doanh vận tải

hợp đồng, du lịch còn bất cập cũng như việc chậm trễ trong ứng dụng công nghệ trong
quản lý dẫn đến tình trạng một số đơn vị sử dụng xe vận chuyển hợp đồng tổ chức dịch
vụ theo hình thức tuyến cố định, cạnh tranh không bình đẳng với các đơn vị kinh doanh
vận tải hành khách theo tuyến cố định; hiện tượng “xe dù, bến cóc” ăn theo loại hình vận
chuyển hợp đồng theo hình thức tuyến cố định bùng phát phức tạp ở hầu hết các địa
phương; việc thí điểm ứng dụng phần mềm kết nối để kinh doanh vận tải hành khách theo
hợp đồng điện tử đối với xe ô tô dưới 9 chỗ tại 5 tỉnh, thành phố qua Quyết định số
24/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2016 đã chứng minh hiệu quả kinh tế, xã hội của việc ứng
dụng công nghệ mới vào kinh doanh vận tải, được người dân đón nhận, kết quả thí điểm
cũng khẳng định sự cần thiết cũng như điều kiện để xây dựng khuôn khổ pháp lý chính
thức để quản lý.
Nghị định số 10/2020/NĐ-CP được ban hành phù hợp với những quy định mới của
pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phát huy những kết quả đã đạt được đồng thời khắc
phục những hạn chế, bất cập của Nghị định 86 cũng như tiếp thu những bài học từ Quyết
định 24 để tạo lập khuôn khổ pháp lý chính thức cho việc ứng dụng các phần mềm kết


nối trong kinh doanh vận tải. Đặc biệt, Nghị định 10 đã thể hiện rõ quyết tâm của Chính
phủ trong việc thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhà
nước về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cắt giảm các thủ tục hành chính và những điều
kiện kinh doanh không còn phù hợp; tạo lập môi trường kinh doanh vận tải minh bạch,
công bằng, thuận lợi, hiện đại tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh hoạt động ổn định,
phát triển; thuận tiện cho nhu cầu đi lại của nhân dân; đồng thời vẫn duy trì siết chặt
những yêu cầu về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải.

2.

Hoạch định chính sách

2.1. Nghiên cứu sơ bộ, đưa vào nghị trình

-

Cơ quan trình dự thảo: Chính phủ

-

Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ giao thông vận tải

-

Ủy ban thẩm tra: Thanh tra Bộ
Thảo luận tại: Thông báo số 429/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng

Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi họp Thường trực Chính phủ rà soát dự thảo Nghị định
quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ngày 17/12/2019Tại
phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020
Tiếp theo, ông Trần Văn Trường, Phó Chánh Thanh tra Bộ cho biết, Thanh tra Bộ đã
sớm báo cáo Bộ trưởng, trình kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng thanh
tra đường bộ của trung ương và địa phương trong tháng 4/2020. Trong đó ông nhấn
mạnh, tinh thần chỉ đạo của Thanh tra Bộ là công tác thanh tra phải có trọng tâm, trọng
điểm, đúng quy trình, quy phạm, do đó, việc cần làm ngay lúc này là phải khẩn trương
xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định, tiếp đến là phải có một kế hoạch rất chi tiết,
khả thi để triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, quản lý, khai thức dữ
liệu. Ông Trường cho rằng, công tác thanh tra rất cần hệ thống công nghệ thông tin để
phục vụ công tác thanh tra, chấn chỉnh, xử lý, coi đây là công cụ rất quan trọng để nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra; đồng thời có đề nghị, trong lúc ngân sách
hạn hẹp, đầu tư công thắt chặt, Bộ GTVT cần có chủ trương thúc đẩy xã hội hoá cho các


doanh nghiệp CNTT có cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này, đồng thời xây dựng chính sách để

khai thác có hiệu quả kho dữ liệu của ngành, phải coi đây là tài nguyên, tài sản...
Tiếp theo, ông Bùi Hồng Trung phó Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng, ông Hà Huy
Quang, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội có ý kiến, rất đồng tình với việc cần đẩy mạnh
ứng dụng CNTT vào quản lý…;
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng yêu cầu, Vụ Vận tải chủ trì phối hợp với Tổng cục
ĐBVN lập kế hoạch chi tiết, trong đó đề nghị các Bộ, Ngành báo cáo tình hình, kết quả
thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao; Trung tâm Công nghệ Thông tin phải tham
mưu, lập kế hoạch chi tiết về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ vận tải, đồng thời hỗ trợ cho quản lý nhà nước. Thanh tra Bộ sớm triển
khai tập huấn về nghiệp vụ thanh tra về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải;
“đồng thời phải tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng thanh tra thực hiện đúng có
trọng tậm, trọng điểm, đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, tránh chồng chéo, trùng lặp
với công an, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa trung ương và địa phương” Thứ trưởng
nhấn mạnh”. Thứ trưởng cho biết sẽ sắp xếp, giao ban để kiểm điểm tiến độ, tình hình
triển khai Nghị định này 2 lần/tháng.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã có đề cập tới quy định mới liên quan
đến Nghị định 10/2020/NĐ-CP, về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô
tô.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay, ngày 11/2 vừa
qua, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-BGTVT về việc dừng kế hoạch thí
điểm nêu trên kể từ ngày 1/4/2020. Do đó, 14 đơn vị đang hoạt động theo Quyết định 24
sẽ phải dừng hoạt động từ ngày 1/4/2020 và chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù
hợp với đơn vị mình đúng theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
Theo Bộ GTVT, Nghị định số 10 được xây dựng và ban hành trong bối cảnh Luật
Giao thông đường bộ năm 2008 chưa được sửa đổi, có nhiều nội dung đã cho thấy sự bất
cập giữa quy định của Luật này với thực tiễn và sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Quá trình xây dựng dự thảo Nghị định đã được thực hiện với thời
gian trên 03 năm và được họp lấy ý kiến rất nhiều lần.



Trong đó, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về vận
tải, phải khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định (Thay thế Thông tư
63/2014/TT-BGTVT; Thông tư 60/2015/TT-BGTVT và Thông tư 92/2015/TT-BGTVT);
tổ chức xây dựng và công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên
tỉnh; danh mục các trạm dừng nghỉ trên quốc lộ; xây dựng phần mềm quản lý tuyến vận
tải khách cố định; hướng dẫn về tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách
tuyến cố định, mẫu Lệnh vận chuyển; việc kiểm tra thực hiện điều kiện đối với xe ô tô,
lái xe và xác nhận vào Lệnh vận chuyển.; Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Xây dựng hạ tầng
công nghệ và quy định việc kết nối, chia sẻ, liên thông toàn bộ dữ liệu giám sát hành
trình, hình ảnh, ghi, lưu trữ lâu dài từ camera trên xe, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch cấp,
thu hồi giấy phép lái xe giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
Trong đó, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về vận
tải, phải khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định (Thay thế Thông tư
63/2014/TT-BGTVT; Thông tư 60/2015/TT-BGTVT và Thông tư 92/2015/TT-BGTVT);
tổ chức xây dựng và công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên
tỉnh; danh mục các trạm dừng nghỉ trên quốc lộ; xây dựng phần mềm quản lý tuyến vận
tải khách cố định; hướng dẫn về tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách
tuyến cố định, mẫu Lệnh vận chuyển; việc kiểm tra thực hiện điều kiện đối với xe ô tô,
lái xe và xác nhận vào Lệnh vận chuyển.; Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Xây dựng hạ tầng
công nghệ và quy định việc kết nối, chia sẻ, liên thông toàn bộ dữ liệu giám sát hành
trình, hình ảnh, ghi, lưu trữ lâu dài từ camera trên xe, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch cấp,
thu hồi giấy phép lái xe giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về: Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;
xe buýt; bến xe, trạm dừng nghỉ đường bộ; Quy định màu sắc Tem kiểm định phân biệt
xe ô tô kinh doanh vận tải.
Quy định và hướng dẫn: Phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô
tô (bao gồm cả quản lý phương tiện và người lái xe) và dịch vụ công trực tuyến; Cung
cấp, quản lý và sử dụng thông tin của hợp đồng vận chuyển, Giấy vận tải (Giấy vận



chuyển), Lệnh vận chuyển; Cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát
hành trình của xe ô tô; cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên
xe ô tô kinh doanh vận tải; cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu của tuyến cố định từ
phần mềm quản lý bến xe khách; phần mềm quản lý tuyến vận tải hành khách cố định
toàn quốc;
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan đảm bảo nguồn
kinh phí xây dựng và duy trì hệ thống xử lý dữ liệu phục vụ việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có
hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xác định điểm dừng, đỗ cho xe du lịch.
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì thẩm định quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; chủ trì thực hiện hoạt
động kiểm định taxi mét. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ
chức kiểm định và sử dụng taxi mét theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám
sát hành trình; Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông quy
định và hướng dẫn về phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và
dịch vụ công trực tuyến.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng
dẫn quản lý về sử dụng tần số vô tuyến điện, hạ tầng thông tin và cước dịch vụ dữ liệu
cho thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô và các thiết bị thông tin, liên lạc khác sử dụng
trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải quy định và hướng dẫn về phần mềm quản lý hoạt động kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ công trực tuyến. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công
Thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải quản lý và hướng dẫn đơn vị cung cấp phần
mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải quy định.
Bộ Y tế Quy định và hướng dẫn về tiêu chuẩn sức khỏe và cơ sở y tế khám sức khỏe

của người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận


tải thực hiện các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người lao động
trong các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Quy định và hướng dẫn về dụng cụ y tế
sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng trên các phương tiện kinh doanh vận tải.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng
dẫn thực hiện pháp luật lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, nghỉ
ngơi của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Phối hợp với
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ, chính
sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng chính sách khi sử dụng các
dịch vụ vận tải bằng xe ô tô.
Bộ Tài chính hướng dẫn đơn vị cung cấp phần mềm, đơn vị kinh doanh vận tải để
thực hiện hợp đồng điện tử đối với việc cung cấp thông tin điện tử đảm bảo quản lý chặt
chẽ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Quy định và hướng dẫn việc thực hiện kết nối dữ
liệu hóa đơn điện tử, vé điện tử của các loại hình kinh doanh vận tải hành khách và hàng
hoá bằng xe ô tô, chia sẻ thông tin cho Bộ Giao thông vận tải để phối hợp quản lý. Chủ
trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan đảm bảo nguồn
kinh phí duy trì hệ thống xử lý dữ liệu phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có hệ thống xử lý
dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
Bộ Công Thương quy định và hướng dẫn về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại
điện tử trong lĩnh vực vận tải. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính,
Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư xây
dựng hạ tầng công nghệ để phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có hệ thống xử lý dữ liệu từ
thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

Ý kiến các bên liên quan:
Bộ Giao thông vận tải đánh giá, Nghị định 10 được ban hành phù hợp với những quy

định mới của pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phát huy những kết quả đã đạt được
đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định 86 cũng như tiếp thu những


bài học từ Quyết định 24/QĐ-BGTVT (thí điểm ứng dụng phần mềm kết nối để kinh
doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử đối với xe ô tô dưới 9 chỗ tại 5 tỉnh,
thành phố) để tạo lập khuôn khổ pháp lý chính thức cho việc ứng dụng các phần mềm kết
nối trong kinh doanh vận tải.
Chuyên gia giao thông Nguyễn Văn Thanh – nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô
Việt Nam đánh giá, Nghị định 10/2020 đã cơ bản đáp ứng yêu cầu về quy định pháp lý
trong kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô hiện nay. “Nói chung, với
những yêu của một nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, Nghị định
10/2020 đã cơ bản đáp ứng được dù vẫn còn nhiều điểm chưa thật sự hài lòng. Tuy
nhiên, việc ban hành nghị định vào lúc này là cần thiết bởi công tác soạn thảo cũng đã
kéo dài tới hơn 2 năm nay rồi trong khi bối cảnh hiện nay rất cần có một nghị định mới
thay thế Nghị định 86/2014 đã không còn phù hợp”
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ trên báo Diễn đàn doanh nghiệp :“Nghị
định 10/2020 ra đời và chính thức có hiệu lực sẽ phù hợp với nhu cầu giao thông, tạo sự
cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình vận tải. Từ đó sẽ tạo ra một thị trường taxi phát
triển lành mạnh, bình đẳng. Nhiều người khẳng định quy định dán tem lên kính xe công
nghệ vẫn là một tư duy cũ kỹ, lỗi thời và lạc hậu nhưng cá nhân tôi cho rằng quy định
này phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Đây là cách nhận biết giữa xe tư nhân
với xe công nghệ để các cơ quan chức năng thuận tiện trong công tác quản lý”,
Chuyên gia kinh tế Vũ Mạnh Thức cho biết: “Lượng phương tiện mới gia tăng, chủ
yếu là dòng xe phân khúc giá rẻ, với giá thành khoảng từ 300 đến 600 triệu là phổ biến.
Trên mặt đường phố tại các đô thị lớn hiện nay hầu như cũng là xe chạy taxi công nghệ,
vì vậy rất dễ nhận biết được. Trong khi đó diện tích mặt đường gia tăng không đáng kể
so với sự phát triển trên, dẫn tới tình trạng kẹt xe là đều có thể hình dung.
Thêm vào đó, nếu tình trạng người dân tiếp tục đầu tư xe để tham gia vào lĩnh vực
này thì hậu quả chưa rõ sẽ như thế nào. Nếu lượng khách không như kỳ vọng, không có

lợi nhuận đủ để duy trì hoạt động kinh doanh thì sẽ giải quyết lượng phương tiện này
như thế nào? Số lao động tham gia trong lĩnh vực này sẽ đi đâu, về đâu, làm gì?...”
Đánh giá về các quy định trong nghị định mới, trong đó có các quy định về hãng
Grab, ông Nguyễn Sinh Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng “Nghị định 10


ban hành đã giúp cho các cơ quan quản lý có hành lang, pháp lý để quản lý nhiều loại
hình vận tải mới, phức tạp. Theo ông Quyền, thời gian qua, nhiều loại hình mới vào Việt
Nam đã tạo nên những chuyển biến nhưng cũng làm đảo lộn cả thị trường vận tải.”
“Đồng tình với việc quy định Grab là đơn vị cung cấp dịch vụ, phầm mềm và không
được tham gia điều hành vận tải, nhưng ông Quyền cũng lưu ý, Sở GTVT cần quan tâm
đến hàng vạn lao động, lái xe của Grab sẽ chuyển đổi thế nào, đi đâu sau 1/4.”
Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội nêu một số băn khoăn khi
thực hiện Nghị định 10. Ông Hùng cho biết, việc cho phép các cá nhân được tham gia
kinh doanh vận tải là điều chưa có tiền lệ và cần phải xem xét thấu đáo.
Đưa ra lưu ý này, ông Hùng cho rằng, DN vận tải hoạt động theo giấy phép, pháp
luật và có hợp đồng giàng buộc với từng lái xe, ngoài ra còn tập huấn, đào tào về nghiệp
vụ, kỹ năng cho lái xe…với hình thức kinh doanh cá nhân liệu có được các nội dung này.
Nhiều tài xế đang là đối tác của các hãng xe công nghệ tỏ ra băn khoăn. Anh Nguyễn
Công Minh - một tài xế xe công nghệ - nói: "Ngày nghị định 10 có hiệu lực rất gần,
chúng tôi vẫn chưa biết số phận mình sẽ ra sao. Mong các hãng nên sớm thông báo cho
tài xế kịp thời làm các thủ tục như xin cấp lại phù hiệu xe cho phù hợp".

2.2: Nghiên cứu chọn giải pháp, dự thảo chính sách
Nghiên cứu sơ bộ: Taxi công nghệ nói riêng và xe công nghệ nói chung có lẽ là đối
tượng được nhắc đến nhiều nhất trong suốt 12 lần dự thảo Nghị định vừa qua. Với sự ra
đời của Nghị định 10/2020, cuộc tranh cãi về quy định quản lý taxi truyền thống và taxi
công nghệ đã đi đến hồi kết.
Dự thảo đã 2 lần lấy ý kiến thành viên Chính phủ, lấy ý kiến 6 Bộ trưởng; Thủ
tướng và các Phó thủ tướng đã có nhiều cuộc họp, chỉ đạo hoàn thiện, đến nay cơ bản đã

đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, dự thảo vẫn còn một số nội dung cần xem xét kỹ lưỡng hơn.


Tiền thân của nghị định 10 là nghị định 86/2014 phải trải qua tới 12 lần dự thảo sửa
đổi trong hơn 3 năm, có thời điểm được 25/26 thành viên Chính phủ đồng ý nhưng vẫn
chưa được thông qua.
Lý giải cho điều này, theo Bộ GTVT, việc xây dựng dự thảo Nghị định thay thế
Nghị định 86/2014 được bắt đầu thực hiện từ năm 2016 và được Bộ GTVT thực hiện
đảm bảo đúng trình tự. Trong dự thảo trình lần thứ 10, Bộ GTVT đã tổng hợp, tiếp thu,
giải trình ý kiến thành viên Chính phủ, trong đó 25/26 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính
phủ đã thống nhất biểu quyết thông qua.
Tuy nhiên, sau thời điểm dự thảo thứ 10 (bỏ quy định xe hợp đồng điện tử phải gắn
hộp đèn trên nóc), Bộ GTVT cũng như Văn phòng Chính phủ tiếp tục nhận được các ý
kiến kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Taxi Hà Nội, Hiệp hội Taxi
Đà Nẵng, Hiệp hội Taxi TP.HCM và một số doanh nghiệp taxi lớn, một số Sở GTVT góp
ý về việc quản lý xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền truyền thống, xe taxi sử dụng phần
mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (xe công nghệ) và xe ô tô dưới 9 chỗ
ngồi sử dụng hợp đồng điện tử.
Trên thực tế, việc dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 chậm được ban hành
mấu chốt lớn nhất là việc chưa tạo được sự bình đẳng trong quản lý xe taxi công nghệ và
taxi truyền thống hiện nay, gây phản ứng từ đại diện cả doanh nghiệp hai phía.
Các hiệp hội vận tải, taxi Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đã cùng ký văn bản gửi tới
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục mong muốn quy định mới về kinh doanh vận tải cần bình
đẳng giữa taxi truyền thống và công nghệ.
“Điểm mấu chốt Bộ GTVT trình 11 lần không ban hành được nghị định thay thế
Nghị định 86 nguyên nhân nằm ở nhóm lợi ích. Khi đã có nhóm lợi ích thì không thể có
được khung pháp lý công bằng trong kinh doanh vận tải”, văn bản nêu.
Theo các hiệp hội, trong suốt 5 năm không có nghị định mới ban hành khiến công
tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải không được đảm bảo. Bản chất các đơn vị
như Grab thu tiền từ hoạt động kinh doanh vận tải, vì vậy, phải đưa về đúng với bản chất

kinh doanh vận tải, có sự tương đồng trong quản lý với loại hình taxi.





­

­

­


­

­








×