Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ ĐIỆN BIÊN.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.62 KB, 35 trang )

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ ĐIỆN BIÊN.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
- Tên Công ty: Công ty cổ phần Vận tải ô tô Điện Biên.
- Trụ sở chính đặt tại: Số 103, Tổ dân phố 13, phường Thanh Bình, thành
phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6203000001 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Điện Biên cấp lần đầu ngày 01 tháng 01 năm 2003 và thay đổi
đăng ký lần thứ sáu ngày 21 tháng 7 năm 2008
- Tài khoản mở tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên
Công ty cổ phần Vận Tải ô tô Điện Biên (Tiền thân là Công ty vận tải ô tô
Tây bắc) Được tách ra từ 1964 và lấy tên là Công ty Vận Tải ô tô Lai châu.
Đến năm 1978 đổi tên thành Công ty Vận Tải hành khách Lai Châu.
Trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân pháp. Toàn bộ khu Tây bắc được
gọi là khu tự trị Thái Mèo. Công ty vận tải ô tô lúc bấy giờ thực hiện nhiệm
vụ chủ yếu là phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau mười năm kể từ khi
Điện biên Phủ được giải phóng, do yêu cầu phát triển kinh tế nên khu tự trị
Tây Bắc được tách ra làm ba phần. Một phần lập lên tỉnh Sơn La, một phần
cắt sang tỉnh Lào Cai còn một phần lập Lên tỉnh Lai Châu bây giờ. Kể từ khi
thành lập tỉnh. Công ty Vận Tải ô tô Tây Bắc cũng được tách ra làm hai.
Một phần thuộc về tỉnh Sơn La, Một phần thuộc về tỉnh Lai Châu. Cũng kể
từ đó Công ty Vận Tải ô tô Lai Châu chuyển sang thực hiện hai nhiệm vụ là.
Vận chuyển hành khách và hàng hoá nội, ngoại tỉnh bằng ô tô và cho đến
nay vẫn không có gì thay đổi.
1
Trong thời kỳ bao cấp, mọi nhiệm vụ sản xuất của Công ty đều được thực
hiện theo kế hoạch của Tỉnh giao. Do hoạt động mang tính chất phục vụ là
chủ yếu nên việc hạch toán cũng đơn giản và hầu như không tính đến hiệu
quả của sản xuất, miễn là hoàn thành kế hoạch được giao. Tiền lương của
người lao động cũng chỉ được hưởng theo cấp bậc và chỉ áp dụng một hình


thức trả lương đó là lương thời gian. Ngoài tiền lương ra, nếu sau mỗi chu
kỳ kinh doanh (Thường là một năm) nếu hoàn thành vượt mức kế hoạch thì
được thưởng tháng lương thứ mười ba.
Do hoạt động theo cơ chế như vậy nên kéo dài hàng chục năm. Sản xuất của
công ty không mấy phát triển vì thế mà đời sống của người lao động gặp
nhiều khó khăn. Đó cũng là đều tất yếu của mối quan hệ giữ lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất và nó cũng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của
đất nước vẫn còn chiến tranh, hai miền nam bắc còn bị chia cắt. Trình độ
dân chí còn thấp, kinh tế của đất nước còn nghèo nàn và lạc hậu.
Sau khi giải phóng miền nam. Đảng và Nhà nước có chủ trương cải tạo các
thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tiểu tư sản ở miền nam với mục
đích là tiêu diệt mần mống của chủ nghĩa đế quốc còn âm mưu chống phản
cách mạng Việt Nam.
Mãi đến năm 1986 khi mà hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bắt đầu
khủng hoảng về chính trị. Đất nước ta càng lâm vào hoàn cảnh khó khăn do
trước đó chúng ta sống chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ của các nước XHCN
thì đến thời điểm đó các nước đã cắt viện trợ cho chúng ta. Đứng trước nguy
cơ đó. Đảng ta sáng suốt lựa chọn cho mình một hướng đi mới dựa trên cơ
sở tự lực cánh sinh là chủ yếu và mở rộng quan hệ các nước trên thế giới để
tranh thủ tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến. Với đường lối đó. Để đẩy
mạnh tốc độ phát triển kinh tế, nhà nước đã thực hiện chủ trương xóa bỏ bao
cấp chuyển sang cơ chế tự hạch toán nhằm phát huy cao độ sức lao động
sáng tạo của toàn dân.
2
Kể từ khi xoá bỏ bao cấp, chuyển sang cơ chế tự hạch toán. Công ty cổ phần
Vận Tải ô tô Điện Biên cũng phải trải qua nhiều bước thăng trầm; Do một
tỉnh miền núi đều kiện đi lại khó khăn, cơ sở vật chất quá nghèo nàn lạc hậu
lại không được nhà nước hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi. Với hơn 30 đầu xe
rão nát nên sức cạnh tranh bị hạn chế rất nhiều. Vì vậy năng suất lao động
thấp. Liên tục từ 1986 đến 1996 tổng sản lượng qui ra hành khách km chỉ

đạt 17 - 18 triệu hành khách km và năm nào Công ty cũng bị thua lỗ. Đã
thế, tháng sáu 1990 do bị lũ ống làm mất đi phần lớn tài sản của doanh
nghiệp, đơn vị phải chuyển đến nơi ở mới gặp đầy rẫy khó khăn. Đến năm
1994 nhà nước cho phép tỉnh Lai châu chuyển thị xã về Điện Biên Phủ. Vì
vậy một lần nữa Công ty lại phải di chuyển vào nơi ở mới tại thị xã Điện
Biên Phủ nay trụ sở đóng tại Tổ dân phố 13, phường Thanh Bình, thành phố
Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Tuy nhiên trong cái khó khăn, cũng có cái thuận lợi là từ khi chuyển trụ sở
Công ty vào thành phố Điện Biên Phủ thì có nhiều đều kiện thông thương
với các tỉnh miền xuôi do đó đều kiện tiếp cận với tiến bộ khoa học và công
nghệ được thuận lợi. Thêm vào đó, từ khi có nghị quyết Trung ương II khoá
8 về đổi mới doanh nghiệp theo hướng đổi mới về công nghệ nên cũng đã
mở ra cho công ty một hướng đi mới đó là, đầu tư để đổi mới phương tiện
vận chuyển hành khách.
Do vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp nên sản xuất
kinh doanh của công ty bước đầu đã đạt hiệu quả nhất định đó là. Khối
lượng luân chuyển hành khách ngày một tăng. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
với nhà nước, sản xuất kinh doanh bắt đầu có lãi và đời sống Người lao
động được ổn định.
* Mục tiêu thành lập Công ty cổ phần nhằm huy động vốn và sử dụng vốn
có hiệu quả hơn trong kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo
3
công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông
đóng góp cho NSNN và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh hơn.
Công ty là doanh nghiệp cổ phần có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
hạch toán kinh tế độc lập, có mở tài khoản tại Ngân hàng để hoạt động theo
quy định của nhà nước.
.1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Với chức năng và
nhiệm vụ cơ bản là: Kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định; Kinh
doanh vận tải khách bằng xe buýt; Kinh doanh vận tải khách bằng taxi; Kinh
doanh vận tải khách theo hợp đồng; Kinh doanh vận tải hàng; Kinh doanh
khai thác bến xe và các dịch vụ phục vụ hành khách khi cần thiết; Đào tạo
lái xe cơ giới hạng A1, A2 (Mô tô 2 bánh); Dịch vụ Bảo dưỡng và sửa chữa
xe có động cơ; Kinh doanh xăng, dầu, mỡ và khí đốt hoá lỏng; Kinh doanh
khách sạn; Kinh doanh lữ hành nội địa; Dịch vụ bãi đỗ xe; Xây dựng dân
dụng - Công nghiệp; Xây dựng giao thông, thuỷ lợi vừa và nhỏ; Xây lắp
đường dây và trạm biến áp dưới 35KV.
Với nhiệm vụ chính là kinh doanh vận tải hành khách, hành hóa (đặc
biệt là vận tải liên tỉnh), công ty đã góp phần lưu thông hàng hóa giữa các
tỉnh miền vùng tây bắc với các tỉnh đồng bằng, giúp viêc đi lại giữa các tỉnh
được thuân tiện. Góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng
miền. Đặc biệt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Điện Biên, vì đây là
một tỉnh miền núi, giao thông chủ yếu là đường bộ.
Ngoài gia công ty cũng tham gia vào các phong trào giúp xóa đói,
giảm nghèo cho các gia đình ở vùng sâu, vùng xa do tỉnh phát động. Bằng
4
những hành động thiết thực như, thành lập quỹ ủng hộ người nghèo, tham
gia đóng góp các quỹ từ thiện, các quỹ ủng hộ nhân dân các vùng bi thiên tai
tàn phá.
Kết quả KD của Công ty không những là thước đo chất lượng phản ánh
trình độ quản lý hoạt động kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của mỗi
DN. Trong điều kiện kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển đòi hỏi hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là
nền móng để mở rộng qui mô SXKD, phát triển kinh tế, hoàn thành nghĩa vụ
với NSNN, cải thiện và nâng cao đời sống người lao động.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Trong hoạt động kinh doanh, kinh doanh vận tải hành khách là hoạt

động chính của Công ty, để thích hợp đặc điểm kinh doanh của ngành vận
tải và để kinh doanh có hiệu qủa nhất Công ty thực hiện phương thức khoán
doanh thu. Căn cứ vào những đánh giá về luồng tuyến từ tổ tiếp thị thuộc tổ
kinh doanh. Trên cơ sở phân loại xe hoạt động theo chất lượng, phòng Kế
hoạch xây dựng mức khoán cụ thể tới từng đầu xe.
Với phương thức khoán này, ngoài những khoản mà công ty phải chi,
lái xe chi hộ công ty bốn khoản là: lượng lái xe, dầu nhờn, xăng dầu, sửa
chữa thường xuyên.
Căn cứ vào doanh số phải thu trừ đi khoản lái xe đã chi còn lại là
khoản lái xe phải nộp công ty. Phương thức khoán này đã là động lực tốt để
tăng năng suất lao động, thái độ phục vụ và tinh thần tự bảo quản xe.
5
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT -
KINH DOANH CỦA CÔNG TY
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ ĐIỆN BIÊN
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo sản xuất
Quan hệ nghiệp vụ
Sơ đồ 1
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
* Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan cao nhất của công ty gồm tất cả
cổ đông có quyền biểu quyết:
- Đại hội đồng cổ đông thành lập có nhiệm vụ:
6
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG
TCHC
PHÒNG

TÀI VỤ
PHÒNG
KH-KTTH
ĐỘI XE -
XƯỞNG
CHI NHÁNH TẠI
TX MƯỜNG LAY
CHI NHÁNH TẠI
TỈNH LAI CHÂU
CHI NHÁNH
TẠI TP HÀ NỘI
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
+ Thảo luận thông qua điều lệ;
+ Bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
+ Thông qua phương án sản xuất của công ty cổ phần.
Đại hội đồng cổ đông thường niên do HĐQT triệu tập sau khi kết thúc
năm tài chính trong vòng 60 ngày.
- Quyền hạn và nhiện vụ của Đại hội đồng cổ đông thường niên:
+ Thông qua báo cáo của HĐQT về KQSXKD và báo cáo của BKS.
+ Thông qua đề nghị của HĐQT về quyết toán tài chính, phân phối,
sử dụng lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
+ Quyết định phương án, nhiệm vụ sản xuất cho năm tới.
+ Quyết định tăng giảm vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần và phát hành cổ
phiếu.
+ Xem xét sai phạm và quyết định hình thức xử lý đối với thành viên
trong HĐQT, BKS, giám đốc và các cổ đông không chấp hành điều lệ gây
thiệt hại cho công ty.
+ Bầu HĐQT, BKS (nếu hết nhiệm kỳ) hoặc bầu bổ sung thay thế
thành viên HĐQT, BKS theo quy định của điều lệ.
+ Quyết định mức thù lao của HĐQT, BKS.

+ Thông qua về bổ sung, sửa đổi điều lệ (nếu cần).
+ Quyết định thành lập hay giải tán các đơn vị trực thuộc Công ty.
+ Quyết định các vấn đề liên quan khác do người lao động hoặc các tổ
chức đoàn thể đề nghị.
* Đại hội cổ đông bất thường: Trường hợp khi phát sinh những vấn
đề bất thườn ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động của công ty. HĐQT phải
7
triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường theo yêu cầu của một số nhóm
người sau:
- Chủ tịch HĐQT.
- Ít nhất 2/3 thành viên HĐQT.
- Kiểm soát viên trưởng hoặc 2/3 thành viên trong BKS.
+ Nhóm cổ đông sở hữu 1/4 vốn điều lệ.
- Quyền hạn và nhiện vụ của Đại hội đồng cổ đông bất thường:
+ Nghị quyết xử lý các vấn đề bất thường.
+ Bãi nhiệm, bầu bổ sung các thành viên HĐQT, BKS do vị phạm
điều lệ gây thiệt hại đến công ty.
+ Biểu quyết sử đổi bổ sung điều lệ.
+ Thông qua báo cáo tài chính năm, báo cáo của HĐQT, báo cáo của
BKS.
+ Quy định loại cổ phần, tỷ số cổ phần được chào bán từng loại, quy
định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
+ Bầu miễn nhiệm, bài nhiệm thành viên HĐQT, BKS, giám đốc và
xem xét sử lý các vi phạm gây thiệt hại cho công ty và các cổ động.
+ Thông qua phương hướng phát triển công ty. Quy định bán số tài
sản có giá trị > 50% tổng giá trị tài sản ghi trong sổ kế toán công ty.
+ Quy định mua lại > 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.
+ Quy định sửa dổi bổ sung điều lệ công ty, Quy định tổ chức lại hoặc
giải thể công ty.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ này và luật

doanh nghiệp.
8
* Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty giữa 2
kỳ đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị gồm có 5 người, nhiệm kỳ là 5 năm.
Quyền hạn của HĐQT là có quyền nhân danh Công ty quyết định đến các
vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với pháp
luật trừ những quyền thuộc Đại hội cổ đông...
* Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành: Chịu trách
nhiệm phụ trách chung, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của công việc sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
và Đại hội cổ đông về trách nhiệm quản lý và điều hành công ty.
* Phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm phó giám đốc điều hành:
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành
về những công việc được giao, tham mưu cho giám đốc về hoạt động SXKD
của đơn vị, chỉ đạo các phòng, ban, đội xe, xưởng sửa chữa theo nhiệm vụ
được giao.
* Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát có 3 người do
Đại hội cổ đông bầu và bãi nhiệm. và trong đó có ít nhất 1 thành viên có
chuyên môn kế toán và không phải là người liên quan đến thành viên
HĐQT.
* Phòng kế toán - Tài vụ: Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác
quản lý tài chính, quản lý tài sản, hạch toán giá thành. Lập các kế hoạch tài
chính từng kỳ, kịp thời lập báo cáo tài chính cho cấp trên phục vụ công tác
lãnh đạo công ty.
* Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật tổng hợp : Tham mưu cho Ban lãnh
đạo về công tác tổ chức SX KD, công tác khoán trong vận tải, lập kế hoạch
và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng kỳ. Nắm bắt thông tin về thị trường để
đưa ra phương án sản xuất tối ưu có hiệu quả. Tham mưu cho Ban lãnh đạo
9

về công tác quản lý phụ tùng, phương tiện, thiết bị, đảm bảo cung cấp vật tư
thiết bị đầy đủ với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời tuyên chuyền
ứng dụng các tiến bộ khoa học mới vào SX, đưa ra các biện pháp quản lý
mới phù hợp, tham gia chỉ đạo đưa xe vào xưởng sủa chữa đúng tiến độ,
khám và nghiệm thu chất lượng xe ra vào xưởng.
* Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức xây dựng phương
án và lịch đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề cho công nhân trong xí
nghiệp theo dõi tiền lương cho cán bộ công nhân viên, theo dõi tiền lương,
thi đua khen thưởng, an toàn vệ sinh lao đông, phòng chống cháy nổ cho
toàn công ty phải thường xuyên quan hệ với các bộ phận trong công ty có
trách nhiệm về mặt đương sự cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên
trong toàn công ty.
* Đội xe - Xưởng: Là đơn vị trực tiếp sản xuất và quan hệ với thị
trường hoạt động theo kế hoạch, nhiệm vụ được giao. Trực tiếp quản lý xe,
điều phối xe ra vào các tuyến. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về sản
lượng vận tải, luồng tuyến hoạt động doanh thu tài sản được giao và quan hệ
xã hội của đội. Chịu trách nhiệm cho xe ra vào xưởng đúng tiến độ, chất
lượng tốt. áp dụng các thành tựu mới vào sản xuất, luôn cải tiến công cụ lao
động, nâng cao chất lượng sữa chữa trực tiếp quản lý điểu hành sản xuất
quản lý tài sản máy móc thiết bị, khi xe vào xưởng sữa chữa nhanh, đẹp,
xuất xưởng đúng với kế hoạch hợp đồng để kịp thời ra hoạt động phục vụ
cho sản xuất.
* Các chi nhánh trực thuộc: Trực tiếp quản lý xe, điều phối xe ra
vào các tuyến theo kế hoạch hiệp thương. Chịu trách nhiệm trước giám đốc
về sản lượng vận tải, luồng tuyến hoạt động doanh thu tài sản được giao và
quan hệ xã hội của đội. Chịu trách nhiệm cho xe ra vào xưởng đúng tiến độ,
chất lượng tốt. áp dụng các thành tựu mới vào sản xuất, hàng tháng có trách
10
nhiệm báo cáo doanh thu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Chi
nhánh.

Mối quan hệ giữa phòng kế toán với phòng chức năng khác là mối
quan hệ hỗ trợ phục vụ lẫn nhau thúc đẩy hoạt động SXKD được tiến hành
tốt và làm chức năng tham mưu cho lãnh đạo và toàn bộ hoạt động của công
ty.
4. Tình hình tổ chức lao động của công ty.
Lao động là một trong những yếu tố quyết định năng suất và hiệu quả
sản xuất của quá trình kinh doanh. Lao động là hoạt động có ích của cong
người, bất kỳ một doanh nghiệp nào đều đòi hỏi số lượng và chất lượng lao
động cao đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp mình. Trong mỗi
một kỳ nhất định sốlượng lao động ít hay nhiều, chất lượng thấp hay cao đều
ảnh hưởng đếnkết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét tình
hình lao động một mặt hiểu rõ sự bieens động về số lươnngj lao động cho
phù hợp với ngành nghề kinh doanh, mặt khác xem xét sự ảnh hưởng của lao
động đến quá trình sản xuất.
Quy mô và cơ cấu lao động được thể hiện qua bảng sau:
CHỈ TIÊU
Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch
(2008/2009)
SLượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
SLượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
SLượng
(Người)
Cơ cấu

(%)
I- Tổng số lao động 137 100 140 100 3 3,19
1, Lao động trực tiếp 109 79,6 111 79,3 1 1,83
2, Lao động gián tiếp 28 21,4 29 20,7 2 3,57
II- Trình độ lao động
1, Đại học 7 5,1 7 5,0 0
2, Cao đẳng và trung cấp 12 8,8 12 8,6 0
3, Công nhân kỹ thuật 118 86,1 121 86,4 3 2,54
III- Giới tính
1, Nam 125 91,2 128 91,4 3 2,4
2, Nữ 12 8,8 12 8,6 0
11
Bảng 1
Quyền lợi của cán bộ công nhân viên được đảm bảo, ốm đau thai sản
có bảo hiểm và được hưởng mọi quyền lợi như điều 14 của Bảo hộ lao động
đã ban hành, ngoài ra Công ty còn tham gia bảo hiểm con người kết hợp cho
ng ười lao động và liên kết cùng người lao động tham gia Bảo hiểm nhân thọ
tạo thêm nguồn thu nhập cho người lao động trong lúc khó khăn hoạn nạn.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
1.4.1 Cơ cấu cổ đông tại thời điểm 30/12/2009.
STT Cổ đông Số cổ phần nắm
giữ (CP)
Giá trị cổ phần
(Đồng)
Tỷ trong
(%)
1 Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh vốn Nhà Nước
(SCIC)

21.068 2.106.800.000 32%
2 Cổ đông trong công ty 34.620 3.462.000.000 53%
Tổ chức - - 0%
Cá Nhân 34.620 3.462.000.000 53%
3 Cổ Đông ngoài công ty 10.228 1.022.800.000 16%
Tổ chức - - 0%
Cá Nhân 10.228 1.022.800.000 16%
Tổng Cộng 65.916 6.519.600.000 100%
Bảng 2
1.4.2. Tình hình tài chính của công ty trong một số năm gần đây.
Đơn vị
tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 năm 2009
Vốn CSH 6.798.668.230 6.971.748.230 7.055.297.230
Tổng tài
sản
TSNH 4.715.514.530 4.700.084.180 10.449.842.188
TSDN 18.827.075.074 16.182.283.049 49.178.233.811
Tổng doanh thu 18.318.009.191 21.812.542.280 15.185.549.017
Lợi nhuận trước
thuế
650.800.500 787.292.945 977.600.000
Các khoản phải nộp
nhà nước
184.453.459 244.536.250 172.473.046
Lợi nhuận sau thuế 601.990.500 746.163.650 943.384.000
12
Bảng 3
Công ty là doanh nghiệp kinh doanh vận tải, có lợi nhuận sau thuế tăng khá
ổn định qua các năm. Từ 601 triệu đồng năm 2007 lên đến 746 triệu đồng

năm 2008, và đạt hơn 943 triệu đồng trong năm 2009.
Trong năm 2009, công ty có lợi nhuận lớn nhu vậy là do công ty đã dầu tư
vào tài sản dài hạn ( năm 2008 TSDH 16 tỉ đồng, trong năm 2009 là 49 tỉ
đồng). Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư TSDN này không phải do Vốn CSH
góp thêm vào, mà la do công ty đi vay dài hạn. Công ty cần có phương án
thu hồi vốn để thanh toán các khoản nợ dài hạn khi đến hạn.
1.4.3. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây
* Doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
Doanh thu của công ty qua các năm
Đơn vị tính:đồng
STT
Dịch
vụ
Năm 2007 Năm 2008 năm 2009
Doanh thu
Tỷ
trong
(%)
Doanh thu
Tỷ
trong
(%)
Doanh thu
Tỷ trong
(%)
I
Hoạt
động
SXKD
17.322.793.329 94.2

%
21.239.078.306 97,4% 25.045.764.290 82,5%
1
Vận tải,
đào tạo
lái xe
hạng
A1
17.322.793.329 94.2 % 21.239.078.306 97,4% 25.045.764.290 82, 5%
II
Hoạt
động
tài
chính
120.414.939 0,7% 49.032.183 0,2% 98.064.366 0.3%
III
Thu
nhập
khác
937.854.923 5.1% 524.431.791 2,4% 5.227.269.378 17,2%
Tổng
18.381.009.191 100% 21.812.542.280 100% 30.371.098.034 100%
Bảng 4
13
Doanh thu chính của công ty là từ hoạt động SXKD vận tải và đào tạo
lái xe. Trong đó chủ yếu từ hoạt động vận tải hành khách. Doanh thu từ hoạt
động vận tải hành khách luôn chiếm khoảng trên 95% doanh thu từ hoạt
động SXKD.
Doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm một tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu
kinh doanh của Công ty cổ phần Vận tải ô tô Điện Biên. Trong 3 năm liên

tiếp, doanh thu từ hoạt động tài chính không đủ để trang trải các chi phí tài
chính là các khoản chi phí lãi vay của công ty. Dẫn đến trong 3 năm liên tiếp
và năm 2009, công ty phát sinh lỗ từ các hoạt động tài chính. Các khoản chi
phí lãi vay lớn là do công ty phải thực hiện vay Ngân hàng để bổ xung vốn
lưu động, mua sắm tài sản mới để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cụ thể la trang bị mới cho các đội xe là các tài sản có giá tri lớn. Thu nhập
trong năm 2009 tăng đột biến la do công ty tiến hành thanh lý một số tài sản
là các ô tô không còn đủ tiêu chuẩn để sử dụng trong hoạt động SXKD.
* Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua các năm
Lợi nhuận của công ty qua các năm
Đơn vị tính:đồng
STT
DỊCH
VỤ
Năm 2007 Năm 2008 năm 2009
Doanh thu Tỷ
trong
(%)
Doanh thu Tỷ trong
(%)
Doanh thu Tỷ trong
(%)
I Hoạt
động
SXKD
808.389.142 124% 1.177.119.866 149.5% 2.624.054.602 268,4%
II Hoạt
đông
tài
chính

(119.583.737) -18% (432.563.773) -54.9% (703.070.602) -71,9%
III Thu
nhập
khác
(38.004.950) -6% (42.736.852) 5.4% (943.384.000) -96.5%
Tổng 650.880.500 100% 787.292.945 100% 977.600.000 100%

14

×