Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KHẢ NĂNG
CHỐNG CHỊU CỦA HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI TẠI MỘT XÃ MIỀN NÚI
THUỘC HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KHẢ NĂNG
CHỐNG CHỊU CỦA HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI TẠI MỘT XÃ MIỀN NÚI
THUỘC HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu
Mã số: 8900201.01.QTD

Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Trương Quang Học

HÀ NỘI – 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TSKH. Trương Quang Học, không sao chép các
công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được
công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Học viên

Nguyễn Thị Bích Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ làm cám ơn sâu sắc đến Giáo viên hướng dẫn khoa học,
Thầy giáo GS. TSKH. Trương Quang Học, là người đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý,
rà soát, chỉnh sửa, đốc thúc và động viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn của
tôi.
Tôi xin được cám ơn GS. TSKH. Rajib Shaw, tác giả của bộ công cụ Chỉ số
chống chịu thiên tai khí hậu (CDRI), là người đã có những định hướng và góp ý đối
với hướng nghiên cứu, cụ thể ở nội dung đánh giá khả năng chống chịu khí hậu.
Tôi xin được chân thành cám ơn các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên Khoa Các
khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo
điều kiện và hướng dẫn hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn.

Tôi xin được cám ơn Quỹ Môi trường Thiên nhiên Nagao, Nhật Bản đã trao học
bổng để tôi thực hiện các điều tra, khảo sát phục vụ cho luận văn.
Tôi xin được cám ơn Dự án Trường Sơn Xanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã hỗ trợ, cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho tôi được
tham gia các hoạt động của Dự án tại xã Tà Bhing và huyện Nam Giang để nắm thêm
các thông tin trên địa bàn mà luận văn nghiên cứu.
Tôi xin cám ơn sự giúp đỡ của cán bộ và người dân xã Tà Bhing, huyện Nam
Giang, tỉnh Quảng Nam, cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh,
Trạm Thủy văn Thạnh Mỹ, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, Dự án Tương
tác giữa biến đổi khí hậu và sử dụng đất ở miền Trung Việt Nam (LUCCi) - những
người đã cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những
người luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 4
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 4

6. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................................... 4
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................ 7
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 7
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... 7
1.1.2. Xây dựng khung phân tích vấn đề nghiên cứu ....................................................... 9
1.2. Tổng quan tài liệu ..................................................................................................... 12
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới..................................................................................... 12
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................................... 18
1.2.3. Nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu .................................................................... 20
CHƯƠNG 2 . ĐỊA ĐIỂM, CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, SỐ LIỆU22
2.1 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................. 22
2.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.................................................................. 22
2.2.1

Cách tiếp cận .................................................................................................. 22

2.2.2

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 23

2.3 Số liệu........................................................................................................................ 25
CHƯƠNG 3 . KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 27
3.1 Các đặc trưng của hệ sinh thái – xã hội xã Tà Bhing................................................... 27
3.1.1 Đặc trưng hệ sinh thái - điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường
và khí hậu .................................................................................................................... 27
3.1.2

Đặc trưng hệ xã hội - điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa .................................. 39


3.1.3. Kết quả điều tra ................................................................................................. 47
3.2 Phân vùng sinh thái – xã hội xã Tà Bhing ................................................................ 53
iii


3.2.1

Cơ sở phân chia tiểu vùng sinh thái – xã hội ................................................... 53

3.2.2

Các tiểu vùng sinh thái – xã hội xã Tà Bhing................................................... 55

3.3 Diễn biến của các yếu tố khí hậu xã Tà Bhing.......................................................... 61
3.3.1 Diễn biến của các yếu tố khí hậu trong quá khứ .................................................. 61
3.3.2 Kịch bản BĐKH .................................................................................................. 66
3.4 Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội xã Tà Bhing ..................................... 70
3.4.1 Tác động của BĐKH đến Tiểu vùng I .................................................................. 70
3.4.2 Tác động đến Tiểu vùng II ................................................................................... 74
3.5 Khả năng chống chịu của các tiểu vùng sinh thái – xã hội xã Tà Bhing .................... 74
3.5.1 Bộ công cụ Chỉ số chống chịu thiên tai khí hậu (CDRI) và phương pháp đánh giá
.................................................................................................................................... 74
3.5.2 Kết quả đánh giá ................................................................................................. 76
3.6 Đề xuất định hướng giải pháp ứng phó BĐKH ........................................................ 92
3.6.1 Định hướng giải pháp cho Tiểu vùng sinh thái – xã hội I – Thích ứng dựa vào hệ
sinh thái....................................................................................................................... 93
3.6.2 Định hướng giải pháp cho tiểu vùng sinh thái – xã hội II – Giảm nhẹ dựa vào hệ
sinh thái....................................................................................................................... 95
3.6.3 Các giải pháp đan xen, chung cho cả hai tiểu vùng ............................................. 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 100

Kết luận ......................................................................................................................... 100
Khuyến nghị .................................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 102
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 106

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBD

Công ước Đa dạng sinh học
(Convention on Biological Diversity)

CCRN

Mạng lưới nghiên cứu bảo tồn cộng đồng
(Community Conservation Research Network - CCRN)


CDRI

Chỉ số chống chịu thiên tai khí hậu
(Climate Disaster Resilience Index)

CHLB

Cộng hòa liên bang

ĐDSH

Đa dạng sinh học

DFID

Cục Phát triển Quốc tế của Anh
(Department for International Development)

DLSTCĐ

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

EbA

Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái
(Ecological-based Approaches)

ECODE


Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái

FSC

Hội đồng quản lý rừng
(Forest Stewardship Council)

GIZ

Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức

HTX

Hợp tác xã

ICM

Quản lý cây trồng tổng hợp

IPCC

Ban Liên Chính phủ về BĐKH
(Intergovernmental Panel on Climate Change)

ISPONRE

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

IUCN


Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
( International Union for Conservation of Nature)

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

LUCCi

Dự án Tương tác giữa BĐKH và sử dụng đất ở miền Trung Việt Nam

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

RCP

Đường phân bố nồng độ khí nhà kính đại diện
(Representative Concentration Pathways)
v


REDD+

Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, đồng thời bảo tồn đa dạng
sinh học, quản lý bảo vệ rừng, và tăng trữ lượng các-bon của rừng

(Reduce Emissions from Deforestation and Forest Degradation, and
Foster Conservation, Sustainable Management Of Forests, and
Enhancement Of Forest Carbon Stocks)

THCS

Trung học cơ sở

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

UN

Liên hiệp quốc
(United Nations)

UNDP

Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
(United Nations Development Programme )

USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
(United States Agency for International Development)


USDA

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(United States Department of Agriculture)

WB

Ngân hàng Thế giới
(World Bank)

WCED

Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới
( World Commission on Environment and Development)

WV

Tổ chức Tầm nhìn thế giới
(World Vision)

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bộ công cụ CDRI – 5 thông số và 5 tiêu chí thành phần của mỗi thông số ............ 17
Bảng 3.1. Một số thông số chất lượng nước.......................................................................... 34
Bảng 3.2. Dữ liệu khí hậu trạm Trà My giai đoạn 1976-2004 ............................................... 36
Bảng 3.3. Một số đặc điểm dân số và dân tộc của xã Tà Bhing ............................................. 40
Bảng 3.4. Diện tích và sản lượng các loại cây trồng chính năm 2018.................................... 41

Bảng 3.5. Cơ cấu sử dụng đất xã Tà Bhing ........................................................................... 41
Bảng 3.6. Đặc điểm các hộ tham gia điều tra khảo sát .......................................................... 47
Bảng 3.7. Điều kiện kinh tế của hộ ....................................................................................... 48
Bảng 3.8. Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình từ canh tác nông lâm nghiệp ..................... 49
Bảng 3.9. Hệ thống canh tác................................................................................................. 49
Bảng 3.10. Nguồn lương thực và tình trạng thiếu hụt lương thực .......................................... 50
Bảng 3.11. Các vấn đề chính ảnh hưởng đến sản xuất .......................................................... 52
Bảng 3.12. Nhận thức của người dân về BĐKH ................................................................... 52
Bảng 3.13. Phân chia tiểu vùng sinh thái - xã hội xã Tà Bhing ............................................. 56
Bảng 3.14. Ghi nhận 05 loại hình thiên tai chính ở xã Tà Bhing ........................................... 65
Bảng 3.15. Biến đổi của nhiệt độ so với thời kỳ cơ sở tại tỉnh Quảng Nam ........................... 67
Bảng 3.16. Biến đổi của lượng mưa (%) so với thời kỳ cơ sở tại tỉnh Quảng Nam ................ 69
Bảng 3.17. Tình trạng thiếu nước của các hộ tham gia điều tra ............................................. 71
Bảng 3.18. Mức độ ảnh hưởng của sạt lở đất đến canh tác .................................................... 71
Bảng 3.19. Lịch thiên tai và lịch mùa vụ .............................................................................. 72
Bảng 3.20. Thống kê các cơn bão lớn giai đoạn 2010-2017 .................................................. 73
Bảng 3.21. Thống kê thiệt hại do thiên tai giai đoạn 2010-2017 xã Tà Bhing ....................... 73
Bảng 3.22. Khả năng chống chịu của hai tiểu vùng sinh thái – xã hội theo 5 thông số .......... 89
Bảng 3.23. Xếp hạng khả năng chống chịu theo 25 tiêu chí - Tiểu vùng I ............................. 90
Bảng 3.24. Xếp hạng khả năng chống chịu theo 25 tiêu chí - Tiểu vùng II............................ 91
Bảng 3.25. Hiệu quả của mô hình ICM trên cây lúa giảm phát thải ở Quảng Nam ................ 94

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ khung phân tích vấn đề nghiên cứu ............................................................. 11
Hình 1.2. Số lượng các nghiên cứu về hệ sinh thái – xã hội giai đoạn 1985-2010 ................. 12
Hình 3.1. Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam, chia theo vùng sinh thái .................... 28

Hình 3.2. Bản đồ vị trí xã Tà Bhing trong sơ đồ phân vùng lãnh thổ huyện Nam Giang........ 29
Hình 3.3. Sơ đồ địa hình xã Tà Bhing................................................................................... 30
Hình 3.4. Sơ đồ ba loại rừng xã Tà Bhing ............................................................................ 33
Hình 3.5. Các trạm khí tượng thủy văn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn .............................. 35
Hình 3.6. Nhiệt độ không khí theo tháng (trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất) tại trạm Thạnh Mỹ,
năm 2017 ............................................................................................................................. 38
Hình 3.7. Lượng mưa trung bình theo tháng tại trạm Thạnh Mỹ và trạm Trà My, năm 2017 . 38
Hình 3.8. Độ ẩm không khí trung bình năm giai đoạn 1978-2017 tại trạm Trà My ............... 39
Hình 3.9. Sơ đồ sử dụng đất xã Tà Bhing ............................................................................. 43
Hình 3.10. Các bước phân vùng sinh thái – xã hội ................................................................ 54
Hình 3.11. Sơ đồ phân chia tiểu vùng sinh thái – xã hội xã Tà Bhing ................................... 60
Hình 3.12. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tháng giai đoạn 1978-2017 xã Tà Bhing ............... 61
Hình 3.13. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1978-2017 xã Tà Bhing ........ 62
Hình 3.14. Biên độ nhiệt năm trung bình giai đọan 1978 – 2017 xã Tà Bhing ...................... 62
Hình 3.15. Đặc trưng mưa tháng giai đoạn 1978-2017 xã Tà Bhing...................................... 63
Hình 3.16. Chênh lệch lượng mưa mùa khô và mùa mưa giai đoạn 1978 – 2017 xã Tà Bhing
............................................................................................................................................ 64
Hình 3.17. Xu thế biến đổi lượng mưa năm giai đoạn 1986 - 2017 xã Tà Bhing ................... 64
Hình 3.18. Kịch bản nhiệt độ trung bình năm (oC) xã Tà Bhing ........................................... 68
Hình 3.19. Kịch bản lượng mưa năm (mm) xã Tà Bhing ...................................................... 69
Hình 3.20. Chỉ số CDRI về Hạ tầng / Cơ sở vật chất – Tiểu vùng I ...................................... 77
Hình 3.21. Chỉ số CDRI về Xã hội – Tiểu vùng I ................................................................. 78
Hình 3.22. Chỉ số CDRI về Kinh tế – Tiểu vùng I ................................................................ 80
Hình 3.23. Chỉ số CDRI về Thể chế - Tiểu vùng I ................................................................ 81
Hình 3.24. Chỉ số CDRI về Tự nhiên – Tiểu vùng I.............................................................. 82
Hình 3.25. Chỉ số CDRI Tiểu vùng sinh thái - xã hội I ......................................................... 82
Hình 3.26. Chỉ số CDRI về Hạ tầng / Cơ sở vật chất – Tiểu vùng II ..................................... 84
Hình 3.27. Chỉ số CDRI về Xã hội – Tiểu vùng II ................................................................ 85
Hình 3.28. Chỉ số CDRI về Kinh tế – Tiểu vùng II ............................................................... 86
Hình 3.29. Chỉ số CDRI về Thể chế - Tiểu vùng II............................................................... 87

Hình 3.30. Chỉ số CDRI về Tự nhiên – Tiểu vùng II ............................................................ 88
viii


Hình 3.31. Chỉ số CDRI Tiểu vùng sinh thái - xã hội II ........................................................ 88
Hình 3.32. So sánh khả năng chống chịu của hai tiểu vùng sinh thái - xã hội ........................ 90

ix


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho cả
con người lẫn hệ sinh thái, ở tất cả các quy mô từ toàn cầu đến khu vực, quốc gia và
địa phương. Có thể xem BĐKH là một cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến an ninh
lương thực, an ninh quốc gia, các tài nguyên đất, nước, không khí, quyền được sinh
sống tại nơi mình lựa chọn và các nhu cầu cơ bản khác của con người. Các biểu hiện
chính của BĐKH hiện nay bao gồm sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia
tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2016). Các thay đổi này dẫn đến nhiều tác động trực tiếp cũng như gián tiếp về kinh tế,
xã hội và môi trường. BĐKH được xem là một trong những thách thức nghiêm trọng
nhất trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (PTBV).
PTBV là sự phát triển đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không gây ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (WCED,
1987). PTBV là một quá trình bao gồm 3 trụ cột: sinh thái, xã hội và kinh tế, trong đó
hệ sinh thái phải duy trì được năng lực hỗ trợ đối với hệ xã hội và kinh tế. Để duy trì
được năng lực này cần phải phân tích và am hiểu các cơ chế hồi tiếp và tác động qua
lại lẫn nhau giữa hệ sinh thái và hệ xã hội (Berkes, Colding and Folke, 2003).
Dãy Trường Sơn trải dài từ phía Đông sông Mê Kông, từ miền Trung của Lào

đến miền Nam Việt Nam và miền Đông Campuchia, tạo nên dãy núi của khu vực
Đông Dương và được coi là một trong những khu vực có giá trị đa dạng sinh học
(ĐDSH) cao nhất trên thế giới với hàng ngàn loài thực vật và động vật, trong đó có
nhiều loài quý hiếm và đặc hữu. Chiều dài dãy Trường Sơn từ sông Cả đến giáp miền
Đông Nam bộ là 1.100km, chia làm 2 phân vùng địa sinh thái là Trường Sơn Bắc và
Trường Sơn Nam, với tiểu vùng chuyển tiếp từ sống núi Bạch Mã đến sống núi Ngọc
Linh, gần trùng với khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng (Nguyễn Ngọc Sinh và nnk.,
2012).
Nằm giữa 2 phân vùng địa sinh thái, nên giới động thực vật tại tiểu vùng chuyển
tiếp này mang tính chuyển tiếp giữa Nam và Bắc Trường Sơn. Các huyện miền núi
1


nằm dọc dải Trường Sơn khu vực tỉnh Quảng Nam như Đông Giang, Nam Giang,
Phước Sơn, Nông Sơn, Nam và Bắc Trà My còn bảo tồn được nhiều loài quý hiếm như
voi, gà lôi, sao la, mang lớn, thỏ vằn, trĩ sao, voọc chà vá chân xám, v.v… Cư dân
Trường Sơn chủ yếu là các nhóm dân tộc thiểu số có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên
rừng, có kho tàng kiến thức bản địa rất phong phú. Tiểu vùng chuyển tiếp của dãy
Trường Sơn giáp với miền Nam Lào và miền Trung Việt Nam, nên nhạy cảm về địa
chính trị và địa văn hóa.
Trước tác động của BĐKH đang ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất, dãy
Trường Sơn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu các tác động đó. Thảm
thực vật rừng trên Trường Sơn làm chậm và giảm nhẹ các tác động tiêu cực của
BĐKH, như bão, lũ lụt, điều tiết nguồn nước, làm chậm quá trình khô hạn hóa. Ngoài
ra, độ che phủ rừng giúp hấp thụ và lưu giữ các-bon. Với diện tích tạm tính 11 triệu
héc-ta (ha), nếu chỉ 50% diện tích rừng có cây thân gỗ thì dãy Trường Sơn có thể lưu
giữ từ 22 đến 25 triệu tấn CO2, góp phần đáng kể vào việc giảm nhẹ BĐKH. Hơn nữa,
ĐDSH của dãy Trường Sơn với các nguồn dược liệu tự nhiên quý giá, dự trữ nguồn
gen và các loài thiên địch góp phần giảm nhẹ dịch bệnh do BĐKH gây ra cho con
người, cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt

Nam năm 2016, nếu áp dụng theo kịch bản RCP8.5 thì đến năm 2100, mực nước biển
dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam là 73cm (49cm ÷ 103cm). Nếu mực
nước biển dâng 100cm, thì khoảng 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ
Thanh Hóa đến Bình Thuận có nguy cơ ngập, làm mất nơi cư trú của khoảng 327 triệu
cư dân (học viên tính toán theo y/vietnam/, 2018), và có khả năng
tạo luồng di cư ngược lên phía Trường Sơn, là nơi có địa hình cao hơn.
Chính từ việc nhận thức được tầm quan trọng của dãy Trường Sơn, cụ thể là tiểu
vùng chuyển tiếp giữa hai phân vùng địa sinh thái Bắc Trường Sơn và Nam Trường
Sơn đối với sinh kế người dân địa phương, ĐDSH tự nhiên và công cuộc ứng phó với
BĐKH, chính quyền địa phương đã thành lập các hành lang bảo tồn ĐDSH kết nối khu
vực Trung Trường Sơn nhằm kết nối sinh cảnh, tăng cường chất lượng các hệ sinh thái
trong hành lang bảo tồn ĐDSH, qua đó góp phần ứng phó với tác động tiêu cực của
BĐKH. Xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam là một xã vùng đệm của
một trong các hành lang bảo tồn ĐDSH kết nối nêu trên. Hiểu rõ các tác động của
BĐKH và tìm ra được giải pháp ứng phó phù hợp cho địa phương này có ý nghĩa hết
2


sức quan trọng đến việc quản lý hiệu quả hành lang bảo tồn ĐDSH nói riêng và công
cuộc ứng phó với BĐKH cho cả khu vực nói chung.
Từ thực tiễn đó, học viên lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của BĐKH và khả
năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện Nam
Giang, tỉnh Quảng Nam”, chọn nghiên cứu điển hình tại xã Tà Bhing, huyện Nam
Giang, tỉnh Quảng Nam. Người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (Cơ
Tu), với nền văn hóa bản địa đặc sắc mà nhờ đó giúp bảo lưu được nhiều giá trị ĐDSH
qua hàng ngàn năm lịch sử. Vì vậy, xã Tà Bhing có vai trò quan trọng trong việc bảo
tồn ĐDSH của khu vực, góp phần giảm thiểu tác động của BĐKH. Thế nhưng, người
dân nơi đây có đời sống sinh kế chủ yếu là nông lâm nghiệp, hoàn toàn phụ thuộc vào
các nguồn tài nguyên thiên nhiên của rừng và của trời. Nơi đây cũng thường xuyên đối
mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, giông sét, lũ sông, lũ quét, sạt

lở đất, là biểu hiện của BĐKH.
Mục đích của đề tài nhằm đánh giá tác động của BĐKH tới hệ sinh thái – xã hội
khu vực này nói chung, cũng như các tiểu vùng sinh thái – xã hội nói riêng, hy vọng
đóng góp cơ sở khoa học để định hướng giải pháp ứng phó dựa vào hệ sinh thái, giúp
tăng khả năng chống chịu và giảm tính dễ bị tổn thương cho khu vực, từ đó góp phần
bảo tồn ĐDSH, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân chia được hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên cứu thành các tiểu vùng;
- Đánh giá được tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên
cứu theo từng tiểu vùng;
- Đánh giá được khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên
cứu theo từng tiểu vùng;
- Đề xuất định hướng giải pháp ứng phó dựa trên hệ sinh thái cho từng tiểu vùng
sinh thái – xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là tác động của BĐKH và khả năng chống chịu của hệ
sinh thái – xã hội theo từng tiểu vùng tại xã miền núi Tà Bhing, huyện Nam Giang,
tỉnh Quảng Nam.
3


4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được tiến hành liên tục từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018. Các số
liệu về nhiệt độ và lượng mưa được hồi cứu trong giai đoạn 40 năm từ 1978 đến 2017.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
- Có thể phân chia hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên cứu thành các tiểu vùng

nào?
- Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội theo từng tiểu vùng là gì?
- Khả năng chống chịu trước tác động của BĐKH của hệ sinh thái – xã hội theo
từng tiểu vùng như thế nào?
- Có thể áp dụng cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái để đề xuất các giải pháp ứng
phó cho từng tiểu vùng sinh thái – xã hội?
Giả thuyết nghiên cứu
- Hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên cứu có thể phân chia thành các tiểu vùng;
- Hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên cứu nói chung và từng tiểu vùng sinh thái
– xã hội nói riêng bị tác động bởi BĐKH ở những mức độ khác nhau;
- Khả năng chống chịu khí hậu của hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên cứu theo
từng tiểu vùng chưa cao;
- Nếu áp dụng cách tiếp cận hệ thống, liên ngành thì có thể đề xuất các can thiệp
dựa vào hệ sinh thái nhằm tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên đồng thời phát
triển kinh tế - xã hội bền vững cho địa phương.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tác động của BĐKH và khả năng chống chịu của
hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam” là
đề tài nghiên cứu đầu tiên đánh giá tổng quan tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội trong
4


bối cảnh BĐKH theo cách tiếp cận phân vùng sinh thái – xã hội trên địa bàn xã Tà
Bhing.
Đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra những dẫn liệu khoa học nhằm đánh giá tác động
của BĐKH và khả năng chống chịu của từng tiểu vùng sinh thái – xã hội xã Tà Bhing,
từ đó đề xuất cơ sở khoa học cho các cấp quản lý, có định hướng chính sách phù hợp
với từng tiểu vùng, tăng cường công tác bảo tồn đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững cho địa phương.
Đề tài nghiên cứu cũng hoàn toàn phù hợp với Quyết định 14/5 – ĐDSH và
BĐKH của Hội nghị các Bên của Công ước ĐDSH tại kỳ họp lần thứ 14 tổ chức tại Ai

Cập, ngày 17-29/11/2018, trong đó yêu cầu rà soát các thông tin khoa học kỹ thuật,
xem xét kiến thức truyền thống và các phát hiện của Báo cáo Global Warming of
1.5oC, có tính đến tác động của BĐKH đến ĐDSH và các cộng đồng sống phụ thuộc
vào tài nguyên và hệ sinh thái, đặc biệt là các cộng đồng địa phương và đồng bào dân
tộc thiểu số (CBD, 2018).
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được cấu trúc theo quy định chung, bao gồm:
Mở đầu: Phần này nêu tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài này, mục tiêu
của việc nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là gì, xác định phạm vi nghiên cứu, đưa ra
các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, nêu ý nghĩa của đề tài, và tóm lược cấu trúc của
luận văn để người đọc dễ theo dõi.
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu: Chương này xác định cụ thể nội
hàm của các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận văn và mối quan hệ hệ thống
giữa các hợp phần của đề tài theo thời gian và không gian, từ đó đề xuất khung phân
tích vấn đề nghiên cứu. Tiếp theo, Luận văn trình bày tổng quan các nghiên cứu tương
tự đã thực hiện trên thế giới, ở Việt Nam và ở địa bàn nghiên cứu nhằm mục đích kế
thừa các kết quả, tránh trùng lắp các nghiên cứu đã thực hiện ở địa phương.
Chương 2. Địa điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: Chương này
nêu địa điểm thực hiện nghiên cứu, cách tiếp cận và mô tả chi tiết các phương pháp
nghiên cứu.

5


Chương 3. Kết quả và thảo luận: Trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu, các phát
hiện trong quá trình nghiên cứu và thảo luận, đánh giá cũng như so sánh với các kết
quả của các tác giả khác.
Kết luận và khuyến nghị

6



CHƯƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
BĐKH (Climate Change): Là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian
dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. BĐKH hiện
nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện
tượng khí tượng thủy văn cực đoan (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).
Đánh giá tác động của BĐKH (Climate Change Impact Assessment): Là nghiên
cứu xác định các ảnh hưởng của BĐKH lên môi trường và các hoạt động kinh tế xã
hội của địa phương. Ngoài các ảnh hưởng bất lợi còn có thể có các ảnh hưởng có lợi.
Đánh giá tác động của BĐKH cũng bao gồm việc xác định và đánh giá các giải pháp
thích ứng với BĐKH (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011).
Hệ sinh thái (Ecosystem): Là một tổ hợp hoạt động của quần xã thực vật, động
vật, vi sinh vật, và các điều kiện môi trường vô sinh xung quanh trong sự tương tác lẫn
nhau như một đơn vị chức năng thông qua các dòng năng lượng và các chu trình vật
chất (Trương Quang Học và nnk, 2015).
Hệ sinh thái – xã hội (Social-Ecological System): Là một biến thể của hệ sinh
thái nhân văn, nhấn mạnh yếu tố xã hội của loài người và được định nghĩa khái quát là
một hệ gồm cả con người và tự nhiên, một đơn vị Sinh-Vật-Địa và các yếu tố xã hội,
thể chế kèm theo. Hệ sinh thái – xã hội là hệ thống phức tạp nhất, trong đó, tùy theo
góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các đặc trưng khác nhau được nhấn mạnh (Ostrom,
2009).
Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái (Ecosystem-based Approach - EbA): Được
phát triển từ những năm 90 của thế kỷ XX, là chiến lược do Công ước ĐDSH đề xuất,
ban đầu nhằm mục đích phục vụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo tồn ĐDSH, sau
đó được áp dụng rộng rãi cho PTBV và hiện nay cho ứng phó với BĐKH, theo nguyên
tắc xây dựng/tăng cường tính chống chịu – thích ứng của các hệ sinh thái – xã hội
(Trương Quang Học và nnk, 2015).

ĐDSH (Biodiversity): Là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi,
bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ
7


vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó
(United Nations, 1992). Thuật ngữ ĐDSH này bao hàm sự khác nhau trong một loài,
giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau. Theo Luật ĐDSH số 20/2008/QH12
ngày 13/11/2008 của Quốc hội Việt Nam thì ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh
vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Khả năng chống chịu (Resilience): Là khả năng của một hệ thống (ví dụ, một hệ
sinh thái – xã hội) có thể chịu được các tác động, các nhiễu loạn mà không bị phá vỡ
và chuyển sang một trạng thái chuyển biến về chất khác. Một hệ thống có khả năng
chống chịu có thể hấp thu các nhiễu loạn, thay đổi hoặc điều chỉnh, sau đó tái tổ chức
và vẫn giữ được các cấu trúc cơ bản và cách vận hành của nó 1 (Trương Quang Học,
2012; Hoàng Thị Ngọc Hà và Trương Quang Học, 2015).
Năng lực thích ứng (Adaptative Capacity): Là khả năng tự điều chỉnh của một hệ
thống trước sự biến đổi của khí hậu để làm giảm nhẹ các thiệt hại tiềm tàng, tận dụng
các cơ hội, hoặc đương đầu với các hậu quả (Parry et al, 2007); hoặc là sự điều chỉnh
của hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi
nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương và tận dụng các cơ hội (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2008).
Thiên tai (Natural Hazards): Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt
hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao
gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ
hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn,
nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên
tai khác (Quốc hội, 2013).
Vùng đệm (Buffer Zone): Là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng
ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn (Quốc hội,

2008).
Chỉ số chống chịu thiên tai khí hậu (Climate Disaster Resilience Index – CDRI):
Là bộ công cụ gồm các chỉ số dùng để đánh giá khả năng chống chịu thiên tai khí hậu.
CDRI gồm 5 thông số: tự nhiên, vật chất, xã hội, kinh tế và thể chế. Mỗi thông số bao

1

/>
8


gồm 5 tiêu chí mô tả chi tiết thông số đó. Mỗi tiêu chí lại bao gồm 5 chỉ số. Tổng cộng
bộ công cụ này có 125 chỉ số (Shaw, 2009).
1.1.2. Xây dựng khung phân tích vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu này đánh giá tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội, với quy
mô thời gian hồi cứu số liệu là 40 năm, từ 1978 đến 2017, và quy mô không gian tại xã
Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Theo Trương Quang Học (2012), hệ
sinh thái – xã hội là một biến thể của hệ sinh thái nhân văn, nhấn mạnh yếu tố xã hội
của loài người và được định nghĩa khái quát là một hệ gồm cả con người và tự nhiên.
Yếu tố xã hội phải được xem xét trong bối cảnh và môi trường sinh thái, con người
nằm trong tự nhiên chứ không tách rời con người khỏi tự nhiên. Giữa hệ sinh thái và
hệ xã hội có sự tương tác lẫn nhau. Con người khai thác các chức năng và dịch vụ do
hệ sinh thái cung cấp, đồng thời lựa chọn thiết lập xã hội, xây dựng thể chế, chính
sách, quản trị phù hợp để bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái đó. Ngược lại, hệ sinh thái
quy định cách thức tồn tại và phát triển của hệ xã hội, làm nền tảng cho cuộc sống của
con người. Nếu con người sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái trên nền tảng bảo tồn, thì
mối quan hệ tương tác giữa hệ sinh thái và hệ xã hội ngày càng bền vững. Đây cũng là
quan điểm của cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái. Vì vậy hệ sinh thái – xã hội được
phân tích dựa trên các đặc trưng của hệ sinh thái (đặc trưng tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, môi trường, khí hậu) và của hệ xã hội (đặc trưng về kinh tế, xã hội, văn hóa,

sinh kế) đặt trong bối cảnh sinh thái đó. Hệ sinh thái – xã hội này được phân chia
thành các tiểu vùng sinh thái – xã hội có quy mô nhỏ hơn, nhằm đảm bảo nghiên cứu
được chi tiết, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp hơn theo kiểu “đo ni đóng giày”.
Tác động của BĐKH được xem xét đánh giá đối với môi trường và các hoạt động
kinh tế xã hội của địa phương, ở thời điểm hiện tại và trong tương lai theo kịch bản
BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Tác động của BĐKH được xem
xét ở các yếu tố bất lợi cũng như có lợi.
Sau khi đánh giá được tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội, học viên
tiếp tục đánh giá khả năng chống chịu khí hậu của hệ sinh thái – xã hội, hay tình trạng
sức khỏe của hệ sinh thái – xã hội thông qua năm nguồn lực bằng bộ công cụ CDRI:
vật chất/cơ sở hạ tầng, xã hội, kinh tế, thể chế và tự nhiên. Căn cứ mức độ tác động
của BĐKH và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội, tìm hiểu các điểm mạnh,
9


điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa, học viên đề xuất định hướng giải pháp ứng phó dựa
trên hệ sinh thái. Các giải pháp này sẽ tập trung vào giảm thiểu các áp lực lên hệ sinh
thái, sử dụng khôn khéo hệ sinh thái và ĐDSH để giảm phát thải khí nhà kính, khuyến
khích sự tham gia của cộng đồng và các bên có liên quan, tăng cường công tác quản
trị, cũng như xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức. Các giải pháp nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế địa phương, đảm bảo an sinh xã hội đồng thời góp phần bảo tồn
ĐDSH, tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng chính là ba trụ cột của PTBV, từ đó góp
phần giảm nhẹ BĐKH, giảm thiểu các tác động bất lợi và tận dụng các tác động có lợi
của BĐKH, đồng thời tăng cường khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội khu
vực nghiên cứu.
Tất cả các phân tích trên được tổng hợp và sơ đồ hóa theo Hình 1.1.

10



Hình 1.1. Sơ đồ khung phân tích vấn đề nghiên cứu
Người thực hiện: Học viên Nguyễn Thị Bích Ngọc, BĐKH K6
11


1.2. Tổng quan tài liệu
Tổng quan tài liệu tập trung vào năm nội dung chính: i) Hệ sinh thái – xã hội, ii)
Phân vùng sinh thái – xã hội, iii) Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái, iv) Đánh giá tác
động của BĐKH, và v) Đánh giá khả năng chống chịu khí hậu. Các nội dung này sẽ
được tổng quan theo các nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam và tại khu vực nghiên
cứu.
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Hệ sinh thái – xã hội
Khái niệm hệ sinh thái – xã hội (social-ecological system) được tổng hợp tương
đối đầy đủ lần đầu tiên bởi Fikret Berkes, Carl Folke và Johan Colding năm 1998,
trong cuốn sách “Linking Social and Ecological Systems”. Theo đó, hệ sinh thái – xã
hội được định nghĩa là hệ thống liên kết giữa con người và tự nhiên, nhấn mạnh con
người phải được xem là một phần của tự nhiên (People-in-nature), chứ không phải
đứng ngoài tự nhiên (People-with-nature) (Berkes and Folke, 1998). Đến năm 2003,
Berkes, Colding và Folke cho ra đời sách “Navigating social – ecological systems”,
kéo theo sự tăng trưởng nhảy vọt trong các nghiên cứu về hệ sinh thái – xã hội. Số
lượng các nghiên cứu giai đoạn 1985 – 2010 được thể hiện trong Hình 1.2.

Hình 1.2. Số lượng các nghiên cứu về hệ sinh thái – xã hội giai đoạn 1985-2010
Nguồn: Perez-Soba and Dwyer, 2016
Khái niệm này sau đó đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác nhau, với
nhiều phiên bản định nghĩa, được Redman, C. (2004) tổng hợp lại như sau:
12



- Là hệ thống gắn kết các yếu tố sinh thái và xã hội thường tương tác với nhau
một cách chống chịu và bền vững;
- Được định nghĩa theo nhiều quy mô thời gian, không gian và tổ chức khác
nhau, có thể liên kết với nhau theo thứ bậc;
- Là một tập hợp bao gồm các nguồn lực quan trọng (tự nhiên, kinh tế xã hội và
văn hóa), mà việc sử dụng các nguồn lực này được quy định bởi một phức hệ sinh thái
và xã hội;
- Là một hệ thống phức tạp và năng động không ngừng, có năng lực thích ứng
liên tục (Redman, Grove and Kuby, 2004).
Hệ sinh thái – xã hội trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế. Tổ
chức Resilience Alliance có tuyên ngôn xem tính chống chịu của hệ sinh thái – xã hội
là nền tảng của PTBV2. Trung tâm Stockholm Resilience thuộc Đại học Stockholm thì
cho rằng con người và thiên nhiên gắn kết chặt chẽ với nhau để hình thành nên hệ sinh
thái – xã hội, không có hệ sinh thái nào mà không do con người định hình, cũng như
không có con người nào không có nhu cầu đối với hệ sinh thái và các dịch vụ mà hệ
sinh thái cung cấp3.

Mạng lưới nghiên cứu bảo tồn cộng đồng (Community

Conservation Research Network - CCRN) cũng đã tổng hợp và soạn thảo Sổ tay
hướng dẫn Phân tích hệ sinh thái – xã hội phục vụ công tác bảo tồn cộng đồng4, trong
đó nêu rõ các nội dung, khái niệm, ý tưởng liên quan đến nghiên cứu về hệ sinh thái –
xã hội.
Để nghiên cứu về hệ sinh thái – xã hội, Elinor Ostrom đã xây dựng khung phân
tích sinh thái – xã hội bao gồm các yếu tố quyết định tính bền vững của hệ sinh thái –
xã hội, phân chia hệ thống thành các phân hệ Nguồn lực (Resource System - RS), Đơn
vị nguồn lực (Resource Unit – RU), Quản trị (Governance - G), và Bên liên quan
(Actor – A) (Ostrom, 2009). Các phân hệ này có sự khác biệt khi đặt trong tương tác
với môi trường sinh thái và các điều kiện kinh tế - xã hội - chính sách khác nhau
(McGinnis và Ostrom, 2014).


2

/> />4
/>3

13


Phân vùng sinh thái - xã hội
Phân vùng sinh thái đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới, nhưng phân vùng
sinh thái – xã hội là xu hướng nghiên cứu mới trên thế giới trong khoảng 10 năm trở
lại đây. Việc phân chia hệ sinh thái – xã hội thành các tiểu vùng có ranh giới rõ ràng là
khá phức tạp do sự phức hợp trong quan hệ tương tác giữa các yếu tố sinh thái và yếu
tố xã hội ở các quy mô khác nhau (Cilliers, 2001).
Hamann và nnk (2017) nghiên cứu phân vùng sinh thái – xã hội dựa trên mức độ
sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái ở quy mô hộ gia đình. Nghiên cứu này cho rằng việc
sử dụng dịch vụ hệ sinh thái thể hiện các đặc trưng của hệ sinh thái – xã hội. Có 3 mức
sử dụng dịch vụ hệ sinh thái của hộ gia đình: thấp, trung bình, cao, tương ứng với 3
tiểu vùng sinh thái – xã hội khác nhau (vùng xanh, vùng chuyển tiếp và vùng đỏ).
Nhóm nghiên cứu của Hamann cho rằng các đặc trưng xã hội có tác động rất lớn đến
hệ thống. Nắm rõ vị trí và đặc trưng sử dụng dịch vụ hệ sinh thái giúp đề ra chính sách
phù hợp đáp ứng được các thách thức cho phát triển bền vững của từng tiểu vùng
(Hamann, Biggs và Reyers, 2015).
Martin-Lopez và nnk (2017) đã xây dựng phương pháp phân vùng sinh thái – xã
hội phục vụ cho quy hoạch cảnh quan với nghiên cứu trường hợp ở khu vực Địa Trung
Hải. Phương pháp phân vùng này gồm 4 giai đoạn: (1) phân vùng sinh thái: xác định
và phân chia các đơn vị sinh thái dựa trên các biến sinh thái; (2) phân vùng kinh tế - xã
hội: xác định và phân chia các nhóm dân cư đồng nhất dựa trên các biến kinh tế - xã
hội; (3) xác định ranh giới các tiểu vùng sinh thái – xã hội và đặc trưng của từng tiểu

vùng; (4) tham vấn các bên liên quan về ranh giới các tiểu vùng sinh thái – xã hội theo
phương pháp có sự tham gia (Martín-López et al., 2017).
Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái
Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái (Ecosystem-based Approaches) theo định
nghĩa của Công ước ĐDSH (CBD) là “quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên đất,
nước và sinh vật nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững theo cách công bằng”. Cách tiếp
cận dựa vào hệ sinh thái trong ứng phó với BĐKH được Ngân hàng Thế giới khuyến
cáo phải là cách tiếp cận chính, bao trùm, gồm cả thích ứng và giảm nhẹ BĐKH
(World Bank, 2009).

14


×