Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng của huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.63 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

LƯƠNG THỊ BÔNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG
CỦA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

LƯƠNG THỊ BÔNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG
CỦA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tâm

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài: "Thực
trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên" được thu thập, điều tra, khảo sát thực tế một cách
trung thực, đánh giá đúng thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu. Các
thông tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Học viên

Lương Thị Bông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người trực tiếp
hướng dẫn tôi là TS. Nguyễn Văn Tâm đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã tận tâm và nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học cao học
tại trường và xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo
điều kiện về thời gian, động viên tinh thần và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban, ngành tỉnh Thái
Nguyên, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh nếp cái hoa vàng đã cung cấp
thông tin và số liệu để tôi hoàn thiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Học viên

Lương Thị Bông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ..........................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................. 3
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ...............................
4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Các khái niệm và lý luận cơ bàn ............................................................. 5
1.1.2. Phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng................................................. 9
1.1.3.Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng .............
17
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng ...
21
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 23
1.2.1.Kinh nghiệm phát triển sản xuất một số loại lúa chất lượng cao trên
thế giới và ở Việt Nam.................................................................................... 23
1.2.2. Kinh nghiệm sản xuất Nếp cái hoa vàng của một số địa phương......... 29
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng của
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 31
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4


2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................... 33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ....................................................................... 36
2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ................................................. 39
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 41
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................... 41
2.3.2.Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 42
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 45
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 46
2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất ........................................ 46
2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh ..................... 46
2.4.3. Những chỉ tiêu phản ánh HQKT sản xuất cây lúa nếp cái hoa vàng....... 47
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 49
3.1. Thực trạng phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại huyện Định Hóa .....
49
3.1.1. Diện tích sản xuất lúa nếp cái hoa vàng................................................ 49
3.1.2. Năng suất lúa nếp cái hoa vàng............................................................. 51
3.1.3. Công tác quy hoạch vùng sản xuất........................................................ 52
3.1.4. Công tác phát triển giống sản xuất........................................................ 52
3.1.5. Công tác xây dựng thương hiệu sản xuất.............................................. 53

3.1.6. Công tác phát triển thị trường tiêu thụ .................................................. 55
3.2. Thực trạng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại các hộ điều tra .................. 57
3.2.1. Thông tin các hộ điều tra....................................................................... 57
3.2.2. Chi phí sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại các hộ điều tra ..................... 59
3.2.3. Hiệu quả sản xuất .................................................................................. 60
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng ....... 64
3.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 64
3.3.2. Nguồn lực sản xuất của các hộ.............................................................. 65
3.3.3. Yếu tố xã hội ......................................................................................... 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

3.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

3.5. Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên............................................................................................. 73
3.5.1. Quy hoạch vùng sản xuất tập trung....................................................... 73
3.5.2. Tăng cường tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân ................ 73
3.5.3.Tăng cường công tác khuyến nông ........................................................ 75

3.5.4.Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất .............................. 75
3.5.5. Hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm Nếp cái Hoa vàng......... 76
3.5.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất........................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTNT

: Giao thông nông thôn

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

HTX

: Hợp tác xã

KHKT

: Khoa học kỹ thuật


LTBL

: Lương thực Bạc Liêu

MBĐ

: Một bụi đỏ

PTSX

: Phát triển sản xuất

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình sử dụng đất đai huyện Định Hóa năm 2018............... 35


Bảng 2.2.

Tình hình phân bổ mẫu phỏng vấn ............................................. 43

Bảng 2.3.

Quy mô mẫu điều tra hộ sản xuất ............................................... 44

Bảng 3.1.

Diện tích trồng lúa nếp cái hoa vàng các xã trong huyện
năm 2018..................................................................................... 50

Bảng 3.2.

Kết quả đánh giá chất lượng gạo nếp cái hoa vàng tại Hội nghị
thử nếm Huyện Định Hóa năm 2017 .......................................... 57

Bảng 3.3.

Thông tin cơ bản về các hộ điều tra............................................ 57

Bảng 3.4.

Tổng hợp chi phí cho sản xuất lúa NCHV của các nhóm hộ
điều tra tính trung bình cho 1sào ................................................ 60

Bảng 3.5.


Hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra theo vùng sản xuất tính
bình quân cho 1sào ..................................................................... 62

Bảng 3.6.

Tổng hợp chi phí cho sản xuất lúa Nếp cái Hoa vàng và sản xuất
lúa của các nhóm hộ điều tra tính trung bình cho một sào..............
63

Bảng 3.7.

Giá lúa nếp cái hoa vàng năm 2018............................................ 61

Bảng 3.8.

Năng suất cao nhất, thấp nhất, trung bình của Lúa Nếp cái hoa
vàng năm 2018............................................................................ 61

Bảng 3.9.
64

Kết quả và hiệu quả sản xuất Nếp cái Hoa Vàng 2018 trên 1 sào...

Bảng 3.10. Các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên quyết định đến chất
lượng gạo nếp cái hoa vàng huyện Định Hóa............................. 65
Bảng 3.11. Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của yếu tố thuộc về hộ
sản xuất ....................................................................................... 66
Bảng 3.12. Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của yếu tố xã hội................. 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Diện tích lúa nếp cái hoa vàng so với diện tích lúa của huyện
Định Hóa giai đoạn 2016-2018 ..................................................... 49
Hình 3.2. Năng suất lúa, lúa nếp cái hoa vàng huyện Định Hóa giai đoạn
2016-2018...................................................................................... 51
Sơ đồ 3.1. Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xây dựng thương
hiệu Nếp cái hoa vàng ở huyện Định Hóa .................................... 54
Sơ đồ 3.2. Đầu ra nếp cái hoa vàng Định Hóa................................................ 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Sản phẩm
chính thu được từ lúa là gạo, nguồn lương thực chủ yếu của hơn nửa dân số
thế giới (chủ yếu ở Châu Á và châu Mỹ La Tinh), trở thành loại lương thực
được con người tiêu thụ nhiều nhất.
Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời và có nền văn minh lúa
nước mà hiếm có quốc gia nào trên thế giới có được. Cùng với sự đa dạng về
văn hóa, tài nguyên khí hậu và tập quán canh tác, Việt Nam có sự đa dạng về

cơ cấu giống cây trồng địa phương, đặc biệt là giống lúa địa phương cổ truyền.
Trong danh mục giống lúa truyền thống đang sử dụng của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn có giống lúa nếp cái hoa vàng. Nếp cái hoa
vàng là một trong những giống lúa đặc sản cổ truyền của các tỉnh phía Bắc
Việt Nam. Gạo nếp cái hoa vàng từ ngàn xưa đã được nhân dân Việt Nam sử
dụng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn đặc biệt trong những ngày lễ
hội và tết cổ truyền (xôi, bánh trưng và các loại bánh khác, rượu...) mà ít có
loại gạo nào thay thế được.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách
nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất lương thực thông qua các chương trình, đề
án, dự án nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tại Định
Hóa, sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện đã có nhiều bước chuyển biến rõ
rệt, năng suất, sản lượng ngày càng cao, các giống lúa chất lượng cao đã được
đưa vào sản xuất là lúa Bao Thai, Hương Thơm số 1, Nếp cái hoa vàng, Nếp
Vải… đặc biệt là giống lúa Bao Thai cho chất lượng gạo ngon, năng suất ổn
định và đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học – Công nghệ cấp văn
bằng nhãn hiệu tập thể “Gạo Bao Thai Định Hóa” năm 2007.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII nhiệm kỳ 2011-2015 đã xác định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

cơ cấu kinh tế của huyện là "Nông lâm nghiệp - dịch vụ, du lịch - công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng”. Trong đó sản xuất lương thực vẫn
giữ vai trò chủ yếu. Vấn đề đặt ra, muốn tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn có
chất lượng cao thì việc quy hoạch chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa có
chất lượng thấp sang sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao và tạo nguyên liệu

gạo chất lượng cao để chế biến đáp ứng yêu cầu của thị trường là cần thiết.
Tại huyện Định Hóa cây lúa nếp cái hoa vàng đã được trồng từ lâu đời
và là cây đặc sản của huyện. Đây là sản phẩm của sự tích tụ tổng hợp trên cơ
sở điều kiện tự nhiên ưu đãi, kiến thức và kinh nghiệm canh tác qua nhiều thế
hệ nông dân ở một miền quê giàu truyền thống văn hóa và lịch sử. Chất
lượng gạo nếp cái hoa vàng Định Hóa ngon, khi nấu lên lên hạt trong và ráo,
mềm nhưng không nát, ăn vừa thơm vừa đậm đà; hạt gạo đầy tròn nên nhiều
người dân quen gọi “nếp hoa vàng” hay là “nếp cái hoa vàng”. Gạo có mùi
thơm, đặc biệt khi nấu chín còn có mùi thơm nhẹ,

hấp dẫn, cơm dẻo,

hạt cơm bóng. Nhu cầu sử dụng nếp cái hoa vàng rất lớn, không chỉ ở địa
phương mà còn ở ngoài tỉnh, nhất là trong những dịp tết cổ truyền, các lễ
hội truyền thống.
Những qua nhiều năm không được chọn lọc và bảo tồn nên hạn chế về
năng suất và hiệu quả sản xuất, diện tích trồng nếp cái hoa vàng giảm mạnh.
Nguy cơ một giống lúa quý bị mất đi đang dần hiện hữu do thay đổi cơ cấu
giống và quá trình công nghiệp hóa phát triển, gạo có phần giảm về chất
lượng, năng suất. Đó là do lúa nếp cái hoa vàng có năng suất thấp hơn so với
các giống lúa nếp khác (135 kg/sào so với 200kg/sào nếp khác) (Chi cục
Thống kê huyện Định Hóa); Chi phí đầu tư sản xuất nếp cái hoa vàng khá cao;
Thời gian sinh trưởng của nếp cái hoa vàng dài hơn đến 40 ngày so với các
giống lúa nếp khác; Chất lượng gạo nếp cái hoa vàng phụ thuộc rất lớn vào
thổ nhưỡng và khí hậu nên khó khăn trong việc mở rộng qui mô diện tích….
Trước những thách thức trên và nhu cầu tiêu dùng của người dân, hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3

loạt câu hỏi đặt ra như thực trạng phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng của
huyện đang diễn ra như thế nào? Đâu là tiềm năng và hạn chế trong phát
triển? Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa
vàng của huyện? Và làm thế nào để lúa nếp cái hoa vàng của huyện thực sự
phát triển góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư để nâng cao
thu nhập cho các hộ? Nhằm góp phần trả lời những câu hỏi trên chúng tôi
thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp cái
hoa vàng tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Đánh giá đúng thực trạng phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng; xác
định các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất lúa
nếp cái hoa vàng của huyện Định Hóa trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lúa nếp cái

hoa vàng
- Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển

sản xuất lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa nếp cái

hoa vàng của huyện Định Hóa trong giai đoạn 2020-2025.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát
triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu thứ cấp qua 3 năm từ năm 2016,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

2017, 2018 và định hướng phát triển đến 2025.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Phân tích đánh giá hiện trạng và hiệu quả
kinh tế về phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng trên dịa bàn huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Cung cấp một số luận cứ khoa học về phát triển sản
xuất lúa nếp cái hoa vàng, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận của vấn đề nghiên
cứu.
Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được thực trạng sản xuất lúa Nếp cái hoa
vàng của huyện Định Hóa, tạo cơ sở khoa học giúp người dân, chính quyền
địa phương đưa ra những giải pháp cụ thể và có những kế hoạch phát huy
những tiềm năng, thế mạnh sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng trên địa bàn huyện
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện mức sống cho người dân địa
phương.
Là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương và hộ nông dân trên
địa bàn huyện nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển sản xuất lúa bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





5

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm và lý luận cơ bàn
1.1.1.1. Khái niệm sản xuất
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng Thế giới (1992): “Phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự do về chính trị và các quyền tự do của
con người”.
Theo MalcomGills (2010): “Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay
đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do
ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một
quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên”.
Theo tác giả Raaman Weitz (1995): “Phát triển là quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội”.
Tuy nhiên các ý kiến đều cho rằng: Phát triển được hiểu là một phạm
trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình
đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế
cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi
chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.
1.1.1.2.Khái niệm phát triển

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

Theo Ngân hàng thế giới (WB): Phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của
con người (World Bank, 1992).
Theo tác giả Raaman Wietz - Revot (1995): “Phát triển là một quá trình
thay ñổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công
bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”. Tuy có nhiều quan niệm
khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho rằng đó là phạm trù vật
chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con
người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.
Theo Vũ Thị Ngọc Phùng và cộng sự (2007) đã đưa ra các quan điểm
về phát triển kinh tế dưới đây: Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng
tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình
biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình
hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của
quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
lên về quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ
về mặt cơ cấu các mặt hàng.
Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát

triển sản xuất theo chiều sâu.
+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Tức là huy động mọi nguồn lực
vào sản xuất như diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và khoa học
công nghệ mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm xí nghiệp
tạo ra những mặt hàng mới.
+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư,
cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng các thành
tựu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

khoa học công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất, phân công lại lao
động, sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn lực.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của
bất kỳ nền kinh tế hay một doanh nghiệp nào. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh
nghiệp, mỗi thời kỳ, sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của
các nước cũng như các doanh nghiệp là thời kỳ đầu của sự phát triển thường
tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau đó tích lũy thì chủ yếu phát triển
theo chiều sâu.
Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng.
Sự khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do
nhu cầu của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại
hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội của doanh nghiệp. Muốn
vậy, phải phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích lũy vốn.
Như vậy, bất kỳ một doanh nghiệp, một quốc gia nào muốn phát triển
thì đòi hỏi phải phát triển toàn diện cả về chiều sâu và chiều rộng nhưng chú

trọng phát triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.
1.1.1.3.Khái niệm hiệu quả kinh tế
Về HQKT, kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, hiện đang tồn tại hai
quan điểm khác nhau về vấn đề này, cụ thể là:
* Quan điểm truyền thống
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến HQKT là nói đến phần còn
lại của kết quả SXKD sau khi đã trừ chi phí. Nhiều tác giả theo quan điểm này
cho rằng, HQKT được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ
ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.
Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời
của đồng vốn được tính toán khi kết thúc một quá trình SXKD.
Quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến
HQKT. Sự thiếu toàn diện được thể hiện qua những khía cạnh sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình SXKD trong trạng thái
tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó, HQKT lại là một
vấn đề rất quan trọng, không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu
tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu
tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện
này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ.
Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính yếu tố thời gian khi tính
toán thu và chi cho một hoạt động SXKD. Do đó, thu và chi trong tính toán
HQKT là chưa đầy đủ và chính xác.
Thứ ba, HQKT chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai

phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về
vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư
và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn
trên cả các phương diện khác nữa. Bên cạnh đó, có những phần thu lợi hoặc
những khoản chi phí mà lúc đầu khó hoặc không lượng hoá được nhưng lại
đáng kể thì lại không được phản ánh ở cách tính theo quan điểm truyền thống
này.
* Quan điểm hiện đại
Các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm hiện đại về HQKT nhằm khắc
phục những hạn chế của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm hiện đại,
khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan
hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các
nguồn lực và HQKT. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một
đơn vị đầu vào (I) đầu tư thêm. Tỷ số ∂O/∂I được gọi là sản phẩm biên. Hiệu
quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí
đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá đầu
vào và giá sản phẩm. Hiệu quả phân bổ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Chỉ
đạt được HQKT khi cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





10

hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
- Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế đương đại đã coi thời gian là một yếu
tố trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có
tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau trong những
thời điểm khác nhau.
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: các quan điểm hiện đại cho
rằng hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến
lược tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay.
1.1.2. Phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng
1.1.2.1.Khái quát chung về cây lúa nếp cái hoa vàng
Nếp cái hoa vàng, có khi còn gọi là nếp ả hay nếp hoa vàng, là giống
lúa nếp truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Việt
Nam, có hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt nên thường dùng đồ xôi, làm cốm,
làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp, làm tương hoặc ủ rượu.
Nếp cái hoa vàng chỉ được trồng vào vụ mùa, khoảng từ tháng 5 đến
tháng 10 âm lịch. Nếp được gọi là “nếp cái hoa vàng” do khi lúa trổ đòng,
phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác.
Nếp cái hoa vàng là giống cây phản ứng với ánh sáng ngắn, chỉ cấy ở vụ
mùa muộn ở miền Bắc Việt Nam và có thời gian trổ tương đối ổn định trong
khoảng từ ngày 7-10 tháng 10. Thời gian sinh trưởng của cây khoảng 145-160
ngày.
Cây nếp cái hoa vàng có chiều cao khoảng 120 - 125 cm/cây, gốc thân
to, có khả năng chống đổ tương đối tốt. Khả năng đẻ nhánh của cây chỉ đạt
mức trung bình yếu, tỷ lệ bông hữu hiệu 50-55%. Tuy nhiên, cây có khả năng
chống chịu với một số điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên: khả năng chịu

phèn, chịu chua và trũng khá, chịu hạn cuối vụ tương đối tốt. Khả năng kháng
sâu bệnh của nếp cái hoa vàng tốt với bệnh đạo ôn hay khô vằn, nhưng kháng
bệnh bạc lá ở mức trung bình và có thể bị nhiễm sâu đục thân nặng.
Bông lúa dài 20 - 22 cm, số hạt chắc trên một bông lúa trung bình khoảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

105 - 107 hạt. Hạt nếp cái hoa vàng tròn, dẹt và nhỏ hơn hạt nếp thường một
chút, có màu vàng nâu sẫm, nhấm thử thấy ngọt mát lan tỏa đầu lưỡi như sữa;
tỷ lệ chiều rộng và chiều dài hạt khoảng 1,82 và khối lượng 1000 hạt khoảng
25 - 26gram. Năng suất trung bình của nếp cái hoa vàng khoảng 35-40 tạ/ha,
năng suất cao có thể đạt 40-45 tạ/ha.
* Đặc điểm kỹ thuật cây lúa nếp cái hoa vàng
Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện
Định Hóa (2015) kỹ thuật trồng Nếp cái hoa vàng gồm:
1. Thời vụ
Gieo mạ từ ngày 15/6 đến ngày 20/6 dương lịch; cấy: từ ngày 20/6 đến
ngày 25/7 dương lịch.
2. Gieo và chăm sóc mạ
- Giống:
Sử dụng nguồn giống do hiệp hội, công ty giống sản xuất với chất lượng
hạt giống: Hạt khô, sạch, chắc mẩy, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn hạt
giống khác, không bị lẫn cỏ và tạp chất, không có hạt đen, lép, dị dạng, không
bị côn trùng làm hư hại (sâu, mọt), không mang mầm bệnh, tỷ lệ nảy mầm đạt
từ 85% trở lên; Số lượng giống tính trên 1sào Bắc bộ: từ 1 đến 1,2 kg.
- Ngâm, ủ hạt giống:

+ Kỹ thuật ngâm hạt giống: Ngâm lần đầu khoảng 20 giờ. Sau đó thay
nước, đãi sạch nước chua và đem ngâm tiếp lần 2. Sau 20 giờ lại thay nước và
đãi chua lần 2. Hạt giống đã được đãi sạch nước chua cho vào bao tải hoặc
dành đảm bảo thông thoáng, thoát nước và tiến hành ủ ở nơi thoáng mát.
Trong quá trình ủ phải buộc chặt miệng bao hoặc phủ bao tải trên miệng
dành. Sau khi ủ được 12 đến 14 giờ, tiến hành ngâm tiếp lần 3 khoảng 10 đến
12 giờ rồi lại đãi sạch đem ủ.
+ Kỹ thuật ủ thúc mầm: Đem hạt giống đã hút đủ nước, ủ để hạt nảy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

mầm. Trong quá trình ủ, định kỳ vảy nước và trộn đảo hạt để hạt nảy mầm
đều. Khi hạt đã nhú mầm thực hiện xen kẽ "ngày ngâm, đêm ủ" để phát triển
cân đối mầm và rễ.
- Kỹ thuật làm mạ:
+ Đảm bảo nước cho mạ: Ở thời kỳ mạ non (từ lúc gieo hạt đến khi có
3 lá), mặt luống phải được giữ ẩm để rễ mạ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4
lá đến khi nhổ cấy luôn đảm bảo mực nước trong ruộng 2 - 3 cm.
- Phân bón/sào:
+ Bón thúc lần 1 khi mạ 2- 3 lá với định lượng 1,8kg urê và 1,8kg
kali clorua.
+ Bón thúc lần 2 khi mạ 3 - 4 lá với định lượng như lần 1.
+ Bón thúc lần 3 trước thời điểm nhổ cấy 7 với định lượng như lần 2.
- Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại:
+ Phun thuốc trừ cỏ cho ruộng mạ sau khi gieo mạ từ 24 - 50 giờ.
+ Tiến hành theo dõi và phòng trừ sâu bệnh phát sinh trên ruộng mạ.

3. Cấy và Chăm sóc cây Nếp cái hoa Vàng
- Làm đất; Ruộng cấy phải cày bừa kỹ, mặt ruộng bằng phẳng
- Cấy lúa: Cấy thẳng hàng với mật độ từ 35 - 40 khóm/m2; số dảnh lúa
trên một khóm: từ 3-4 dảnh.
- Phân ô phục vụ chăm sóc: Trong quá trình cấy, cứ cấy được 10 hàng
lúa phải bỏ cách một đoạn rộng 30 cm để tạo các ô rộng 2,5m phục vụ cho
quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và khử lẫn.
- Mực nước khi cấy: phải đảm bảo mực nước từ 4 - 5 cm để mạ nhanh
bén rễ.
- Làm cỏ, sục bùn: Khi cây lúa bén rễ hồi xanh tiến hành làm cỏ kết
hợp với sục bùn và bón thúc. Mục đích để diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất
đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới. Trong
trường hợp không làm cỏ, sục bùn thì phải tiến hành phun thuốc trừ cỏ.
- Bón phân cho lúa (tính trên 1 sào Bắc bộ):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

+ Bón lót: 300 - 350 kg phân chuồng (hoặc 20 -25 kg phân vi sinh) + 18
kg phân superlân + 1,8kgurê.
+ Thời kỳ đẻ nhánh (10 - 15 ngày sau khi cấy): bón thúc lần 1 với định
lượng 3kg urê; 2,7kg Kali clorua kết hợp với sục bùn kỹ.
+ Thời kỳ đón đòng (40 ngày sau khi cấy): bón thúc lần cuối với định
lượng 2,7kg kali clorua và 1kg urê.
- Tưới tiêu:
+ Thời kỳ sau cấy đến thời kỳ đẻ nhãnh hữu hiệu: đảm bảo mực nước
trong ruộng từ 4 - 5cm.

+ Thời kỳ cuối đẻ nhánh (giai đoạn cổ lá trùng nhau): tháo nước để lộ
mặt ruộng trong 3 - 5 ngày để hạn chế các nhánh vô hiệu.
+ Thời kỳ làm đòng đến chín sữa: Duy trì mực nước trong ruộng từ 5 10 cm.
+ Thời kỳ lúa đỏ đuôi: Tháo kiệt nước cho lúa cứng cây.
- Phòng trừ sâu bệnh
Việc phòng trừ sâu bệnh phải được thực hiện thường xuyên và theo
nguyên tắc sau: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện sâu
bệnh. Thực hiện phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc đúng thuốc, đúng thời
điểm và đúng liều lượng.
- Thu hoạch
Khi thấy 85 - 90% số hạt trên bông chín (thông thường sau trổ khoảng
28- 30 ngày) là thời gian tốt nhất để thu hoạch lúa. Để giữ cho lúa đượm
hương, khi bông lúa ngả mầu, nhà nông rút nước chân ruộng cho khô đến khi
lúa uốn lưỡi câu, chín rũ mới gặt hái.
Về kỹ thuật phơi thóc: Phơi lúa thường phải chọn sân gạch, nắng hanh.
Lúa khô rồi được đổ vào chum và đậy thật kín. Phơi theo kỹ thuật sáng phơi,
chiều ủ (phơi từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều, sau đó ủ thóc từ 2 - 4 giờ bằng
cách cào gọn thành đống), trong quá trình phơi thường xuyên đảo thóc. Phơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×