Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

ĐỀ TÀI: KINH TẾ VỈA HÈ QUẬN HẢI CHÂU - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.95 KB, 50 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO KHOA HỌC TÓM TẮT
ĐỀ TÀI: KINH TẾ VỈA HÈ QUẬN
HẢI CHÂU - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Ngọc Nhƣ Nguyệt

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2018


VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO KHOA HỌC TÓM TẮT
Tên đề tài: Kinh tế vỉa hè quận Hải Châu - Thực trạng và giải pháp
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Ngọc Như Nguyệt
Thư ký đề tài: CN. Võ Lương Bình Nguyên
Thời gian thực hiện: 10 tháng (từ tháng 6/2017 đến tháng 03/2018)
Kinh phí đầu tư: 93.029.500 đồng (Chín mươi ba triệu không trăm
hai mươi chín ngàn năm trăm đồng)
Cá nhân phối hợp nghiên cứu:
TS. Huỳnh Huy Hòa
TS. Quách Thị Xuân
CN. Lê Đỗ Cường
CN. Lê Anh Đức

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2018



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VỈA
HÈ ...................................................................................................... 4
I. Cơ sở lý luận về kinh tế vỉa hè....................................................... 4
1. Khái niệm kinh tế vỉa hè ................................................................ 4
2. Vỉa hè và các quan điểm về sử dụng vỉa hè................................... 5
II. Cơ sở pháp lý về kinh tế vỉa hè (trung ương và địa phương) ... 10
1. Văn bản pháp lý ........................................................................... 10
2. Một số nội dung cơ bản về quản lý vỉa hè trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng ........................................................................................... 12
III. Bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về kinh tế vỉa hè 15
CHƢƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ VỈA HÈ
TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................. 18
I. Tổng quan về quận Hải Châu ...................................................... 18
II. Đánh giá thực trạng kinh tế vỉa hè ở quận Hải Châu ............... 18
1. Loại hình, quy mô hoạt động, thời gian diễn ra hoạt động, địa
điểm diễn ra hoạt động .................................................................... 18
2. Số lượng lao động, đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện lao động,
động cơ lao động, các vấn đề và thách thức gặp phải trong quá trình
lao động ........................................................................................... 22
3. Mức độ tuân thủ quy định về quản lý vỉa hè, an toàn vệ sinh thực
phẩm, trật tự đô thị .......................................................................... 24
4. Hành vi của người mua trong hoạt động kinh tế vỉa hè trên địa
bàn quận Hải Châu .......................................................................... 25
III. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế vỉa hè
trên địa bàn quận Hải Châu ............................................................. 26
IV. Đánh giá chung........................................................................ 30
1. Các tác động (tích cực và tiêu cực) của kinh tế vỉa hè trên địa bàn
quận Hải Châu ................................................................................. 30

2. Phân tích các tồn tại và nguyên nhân của kinh tế vỉa hè trên địa
bàn quận Hải Châu .......................................................................... 31
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI KINH TẾ VỈA
HÈ TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........... 34
I. uan điểm, định hướng đối với kinh tế vỉa hè trên địa bàn quận
Hải Châu .......................................................................................... 34


1. uan điểm chung về phát triển và quản lý kinh tế vỉa hè ........... 34
2. Định hướng đối với kinh tế vỉa hè trên địa bàn quận Hải Châu .. 34
2.1. Nhóm kinh doanh mặt tiền có sử dụng vỉa hè ........................ 34
2.2. Nhóm kinh doanh nhỏ lẻ trên vỉa hè ....................................... 35
2.3. Đối với nhóm hàng rong/bán dạo ........................................... 35
II. Các giải pháp đối với kinh tế vỉa hè quận Hải Châu ................ 36
1. Giải pháp đối với nhóm kinh doanh mặt tiền có sử dụng vỉa hè .....
................................................................................................... 36
2. Giải pháp đối với nhóm nhỏ lẻ trên vỉa hè và nhóm hàng rong/bán
dạo ................................................................................................... 37
3. Giải pháp chung ........................................................................... 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 43


MỞ ĐẦU
Kinh tế vỉa hè là một bộ phận của khu vực kinh tế phi chính
thức, tập trung phần lớn trong hai hình thức hoạt động: buôn bán và
dịch vụ trên phạm vi của vỉa hè. Hoạt động kinh tế vỉa hè từ lâu đã
gắn liền với phương thức buôn bán thương mại nhỏ lẻ và quần cư
đô thị. Dù không được chính thức thừa nhận trên các văn bản pháp
lý nhưng nó vẫn tồn tại do nhu cầu thực tế của người dân đô thị là:
dịch vụ hàng hóa giá rẻ, tiện lợi và tiết kiệm thời gian (Lê, 2016). Ở

Việt Nam, kinh tế vỉa hè đã có lịch sử hơn 150 năm (Kim, 2012).
Nhiều du khách nước ngoài cũng như người dân Việt xem hàng
rong là một phần hồn phố của các đô thị Việt Nam. Đối với nhiều
gia đình sống bám vào vỉa hè thì những gánh hàng rong chính là
"nồi cơm" của gia đình họ (Lê, 2016).
Mặc dù hoạt động kinh tế vỉa hè đóng góp quan trọng vào ổn
định thu nhập và đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân,
kinh tế vỉa hè thiếu quản lý cũng làm cho các thành phố nhếch nhác,
mất trật tự, thiếu không gian đi bộ, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm,
đánh mất dáng dấp của một đô thị văn minh, hiện đại. Năm 2014,
Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã ban hành uyết định số
55/2014/ Đ-UBND ngày 31/ 12/2014 quy định về “quản lí tạm
thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc
địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Trong đó, quận Hải Châu có 14/252
tuyến đường cấm sử dụng vỉa hè để kinh doanh, buôn bán và cá
nhân hoạt động thương mại, và 9/252 tuyến đường cấm sử dụng vỉa
hè để cá nhân hoạt động thương mại. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng
các tuyến đường bị lấn chiếm để để xe, buôn bán hàng rong, hàng
vỉa hè từ nhiều năm qua, làm mất lối đi của người đi bộ và gây ảnh
hưởng lớn đến mỹ quan đô thị thành phố Đà Nẵng… Ở một góc độ
khác, người lao động hoạt động trong khu vực kinh tế vỉa hè phải
đối mặt với điều kiện lao động hạn chế, thu nhập thấp và bấp bênh,
một số quyền cơ bản không được đảm bảo.
1


Việc tìm ra giải pháp, mô hình cho phép duy trì hoạt động
kinh tế vỉa hè trong điều kiện vẫn đảm bảo sinh kế cho người dân và
các yêu cầu về an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh
thực phẩm và an sinh xã hội cũng như văn hóa, văn minh đô thị là

bài toán vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ trong điều kiện thực tế ở
Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng. Trong bối cảnh đó,
phân tích, đánh giá thực trạng và tìm giải pháp đối với kinh tế vỉa hè
ở thành phố Đà Nẵng, thí điểm cụ thể ở quận Hải Châu, quận trung
tâm và tập trung nhiều hoạt động kinh tế vỉa hè nhất, là vô cùng cần
thiết.
Đề tài hướng đến giải quyết hai mục tiêu: (1) Đánh giá được
thực trạng hoạt động kinh tế vỉa hè ở quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng và (2) Đề xuất các giải pháp, mô hình cho phép duy trì hoạt
động kinh tế vỉa hè tại quận Hải Châu trong điều kiện vẫn đảm bảo
sinh kế cho người dân và đảm bảo các yêu cầu về an ninh trật tự, an
toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, an sinh xã hội cũng như
văn hóa, văn minh đô thị.
Để giải quyết hai mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài
tập trung vào 03 nội dung tương ứng với 03 chương trong báo cáo
này:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về kinh tế vỉa hè, trong đó
làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý (trung ương và địa phương) và
bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về kinh tế vỉa hè.
Chương 2: Đánh giá thực trạng kinh tế vỉa hè tại quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng; trong đó làm rõ các nội dung : (1) Tổng
quan về quận Hải Châu; (2) Đánh giá thực trạng kinh tế vỉa hè ở
quận Hải Châu; (3) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với
kinh tế vỉa hè trên địa bàn quận Hải Châu; và (4) Đánh giá chung
các tác động (tích cực và tiêu cực) và phân tích các tồn tại và
nguyên nhân của kinh tế vỉa hè trên địa bàn quận Hải Châu.
2


Chương 3: Đề xuất giải pháp đối với kinh tế vỉa hè tại quận

Hải Châu, trong đó làm rõ các nội dung: Định hướng đối với kinh tế
vỉa hè quận Hải Châu, các giải pháp đối với kinh tế vỉa hè quận Hải
Châu và kiến nghị, đề xuất (đối với quận, thành phố, và đối với
trung ương).

3


CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VỈA HÈ
I. Cơ sở lý luận về kinh tế vỉa hè
1. Khái niệm kinh tế vỉa hè
"Kinh tế vỉa hè" thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam
nhưng chưa phải là đối tượng của nhiều nghiên cứu khoa học. Thay
vào đó, các nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào khái niệm "bán
hàng trên đường phố" (tiếng Anh: street vending).
Dựa theo cách hiểu của Lê Hồng Giang, nhóm nghiên cứu đưa
ra khái niệm kinh tế vỉa hè như sau: "kinh tế vỉa hè là các hoạt động
buôn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ quy mô nhỏ hoặc vừa, chủ
yếu diễn ra trên vỉa hè, đường phố đô thị, có thể cố định tại một địa
điểm hoặc di động".
Trong phạm vi đề tài, kinh tế vỉa hè được phân làm ba nhóm
đối tượng vừa phù hợp với cách phân loại hiện nay về bán hàng trên
đường phố, về kinh tế mặt tiền và dưới góc độ quản lý nhà nước1:
- Nhóm kinh doanh mặt tiền có sử dụng vỉa hè: Nhóm này đa
phần có đăng ký kinh doanh (có thể là doanh nghiệp hoặc hộ kinh
doanh) và đăng ký sử dụng vỉa hè tạm thời để sản xuất, kinh doanh
(kinh doanh ở các nhà mặt phố sử dụng vỉa hè làm không gian đệm
để làm lối ra vào, chỗ để xe tạm hoặc mở rộng không gian kinh
doanh hay các bãi để xe) (Nhóm 1);
- Nhóm buôn bán hàng hóa nhỏ lẻ trên vỉa hè: nhóm này đa

phần không đăng ký kinh doanh nhưng có thể có đăng ký sử dụng
vỉa hè tạm thời để cá nhân hoạt động thương mại (gồm các phương
thức kinh doanh ngay trên vỉa hè như mua bán tạp hóa, vật dụng
nhỏ lẻ, đồ ăn, thức uống …) (Nhóm 2);
- Nhóm lưu động/hàng rong/bán dạo: bao gồm những người
buôn bán gánh hàng rong, xe đẩy hàng rong, bán dạo hoặc thực hiện
1

Bao gồm quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh, cá nhân hoạt động thương mại và quản lý vỉa
hè. Theo đó, căn cứ vào việc có hay không có đăng ký kinh doanh và đăng ký sử dụng tạm thời vỉa hè để
phân loại.

4


các dịch đánh giày, bán vé số, chữa khóa, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh
và các dịch vụ khác không có địa điểm cố định… Nhóm này thì
không đăng ký kinh doanh và không đăng ký sử dụng vỉa hè (Nhóm
3).
Mối quan hệ giữa các khái niệm kinh tế vỉa hè và các thuật ngữ
có liên quan trong đề tài được tóm gọn trong Hình 1 bên dưới.

Hình 1: Mô hình hóa mối quan hệ giữa các thuật ngữ
Kinh tế mặt tiền

Nhóm 1
Nhóm hộ kinh doanh tại
chỗ /mặt tiền (cố định)
có sử dụng vỉa hè


Kinh tế hàng rong

Nhóm 2
Nhóm buôn bán hàng hóa
nhỏ lẻ trên vỉa hè (cố định)

Nhóm 3
Nhóm hàng rong
(di động)

Bán hàng trên đƣờng phố
Kinh tế vỉa hè

2. Vỉa hè và các quan điểm về sử dụng vỉa hè
Theo pháp luật Việt Nam, căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Mục II
Phần 1 Thông tư 04/2008/TT-BXD được sửa đổi, bổ sung
bởi Thông tư 16/2009/TT-BXD thì hè (hay vỉa hè, hè phố) là bộ
phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp
là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến. Như vậy,
theo pháp luật Việt Nam, vỉa hè có 4 chức năng : (1) là lối đi riêng
cho người đi bộ (tối thiểu là 1,5 m); (2) chứa đựng hạ tầng và tiện
ích đô thị (hệ thống cấp điện, đường cáp quang, đường ống cấp
5


nước, cống thoát nước, đặt cột điện, cột chiếu sáng công cộng, các
biển quảng cáo và cây xanh); (3) kết nối hạ tầng (làm lối ra vào các
công trình ở dọc phố và phải bảo đảm bố trí được vào các điểm tiếp
cận các công trình giao thông khác như cầu vượt và hầm dành cho
người đi bộ ; và (4) chức năng không gian công cộng đô thị (là nơi

để mọi người có thể lui tới, nhìn ngắm người qua lại hoặc đi lại tản
bộ trò chuyện).
Trên thực tế, tại một số nơi, và rất phổ biến ở Việt Nam, hè
phố còn có thêm một chức năng phụ là làm không gian hoạt động
của nền kinh tế không chính thức. Thật vậy, vỉa hè không chỉ dành
riêng cho người đi bộ, vỉa hè từ hàng trăm năm nay đã là nơi mưu
sinh của hàng triệu cư dân ở các đô thị Việt Nam và trên thế giới.
vỉa hè không chỉ để đi bộ mà còn là không gian giao lưu nơi phố thị,
bản thân nó tạo nên các giá trị văn hoá đặc thù của từng đô thị. Theo
nghiên cứu của GS. Annette Kim2, mặc dù vẫn có những khúc mắc,
mâu thuẫn xã hội, vỉa hè Sài Gòn là không gian nhân bản và hợp
tác, là một trong những yếu tố chính làm nên sự hấp dẫn của thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Theo Lê An Giang (2016), « vỉa hè nên được xem là một phần
không thể thiếu của các đô thị, và là phần hồn đặc trưng gi p các đô
thị của Việt Nam khác biệt với các đô thị trên thế giới. Dưới góc độ
quản lý nhà nước cần xem xét c c ếu tố
hội, văn h a, thương
mại hơn đơn thu n à ếu tố không gian. Việc duy trì được tính đặc
trưng của vỉa hè ở Việt Nam sẽ gi p cân b ng và hài hòa được nhiều
nhu cầu thực tế ».
Theo Lê Hồng Giang (2017), « để người nghèo Việt Nam
không phải bám vào vỉa hè kiếm sống thì cần phải giúp họ có công
ăn việc làm ổn định. Điều này muốn thực hiện cần phải có thời kỳ
quá độ để kinh tế có thời gian phát triển, để nhà nước có thể xây
2

Bài toán cho sinh kế vỉa hè ở Việt Nam. GS Annette Kim. Trường Chính sách công Price, Đại học Nam
California, Mỹ.


6


dựng một hệ thống an sinh xã hội tốt mà trước hết đội ngũ công
chức phải trong sạch và có năng lực quản lý xã hội. Ở thời điểm
hiện tại thì theo ông, vỉa hè vẫn cần phải được sử dụng một cách
hợp lý và công bằng chứ ch ng ta chưa thể chỉ dành vỉa hè cho
người đi bộ ».
Cũng theo Lê Hồng Giang, hàng rong là một phần tất yếu
trong quá trình phát triển kinh tế ở các nước nghèo: « Kinh tế hàng
rong có từ bao đời nay và rất thực, tạo ra công ăn việc làm, không
trực tiếp thì cũng gián tiếp đóng góp vào GDP, góp phần xoá đói
giảm nghèo cho những tầng lớp dưới cùng trong xã hội. Đô thị hóa
kéo làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị, do đó hoạt động kinh
tế hàng rong sẽ có xu hướng tiếp tục gia tăng. Vỉa hè và các hạ tầng
đô thị khác sẽ phải gánh thêm các hoạt động này cho đến khi nào cơ
hội việc làm trong khu vực kinh tế chính thức đủ lớn hút bớt nhân
lực khỏi khu vực kinh tế hàng rong của người dân nhập cư và dân
nghèo thành thị. Với một xã hội công b ng thì ít nhất những tài sản
chung như vỉa hè phải được quy hoạch, chia sẻ hợp lý cho mọi đối
tượng, mà t ng lớp thiệt thòi nhất phải được ưu tiên ». Một điểm
nữa mà Lê Hồng Giang nhấn mạnh là vỉa hè không chỉ dành cho
những người có hộ khẩu thành phố. Đối với kinh tế mặt tiền, đây là
khía cạnh mà ông cho r ng không có lợi cho sự phát triển của đất
nước: « Khác với các hoạt động hàng rong, kinh tế mặt tiền thường
đi đôi với chiếm dụng một phần vỉa hè một cách trái phép và không
công b ng. Vỉa hè không còn chỗ cho người đi bộ chủ yếu vì bị các
quán nhậu, cửa hàng thời trang, tiệm tạp hóa... lấn chiếm kinh
doanh và giữ xe máy cho khách. Về khía cạnh kinh tế học, sự tiện
lợi cho khách hàng (đi xe máy) và một phần lợi nhuận cho những

chủ kinh doanh ở mặt tiền các tuyến phố tạo ra trạng thái tiêu cực
(negative externality) cho xã hội. Văn hóa xe máy và kinh tế mặt
tiền tạo ra một sự cân b ng kém hiệu quả (bad equilibrium), theo đó,
người dân chuộng xe máy một phần vì nó thuận tiện cho việc mua
bán trên vỉa hè, ngược lại khách hàng đi xe máy khuyến khích hàng
7


quán n m dọc theo các tuyến phố chứ không tập trung vào các khu
mua sắm. Chấn chỉnh vỉa hè sẽ giúp giảm nền kinh tế mặt tiền đồng
thời khuyến khích người dân giảm lệ thuộc vào xe máy ».
Tác giả Lê Minh Tiến (2017) nhìn hàng rong dưới góc nhìn
chức năng luận3 (tiếng Pháp là fonctionnalisme) và cho r ng « hàng
rong có những chức năng quan trọng trong một tổng thể hữu cơ, đó
là cấu trúc kinh tế - xã hội của Việt Nam, do đó tồn tại của hàng
rong là tất yếu. Tuy nhiên, do số lượng hàng rong vượt quá sự cho
phép dẫn đến những rối loạn cho sự vận hành của xã hội tổng thể.
Hình thức rối loạn này được các nhà chức năng luận gọi là “rối loạn
chức năng” (dysfonctions) của các thành tố xã hội ». Theo Lê Minh
Tiến, các rối loạn chức năng của hàng rong liên quan đến các tác
động tiêu cực của hàng rong như làm xấu đi mỹ quan đô thị, gây ùn
tắc giao thông trong đô thị, làm cho nguồn thu thuế của Nhà nước bị
giảm vì không thể đánh thuế trên những gánh hàng rong và cuối
cùng, hàng rong có thể là kẻ tiếp tay cho sự tồn tại của của những
loại thực phẩm, sản phẩm không đạt yêu cầu về vệ sinh, chất lượng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác chính thống (trích bởi
Bromley, 2000), người bán hàng rong được xem là hình ảnh thu nhỏ
của lao động thặng dư và thiếu việc làm, được bổ sung vào chuỗi
phân phối, th c đẩy tiêu thụ không cần thiết. Sự gia tăng của những
người bán hàng trên đường phố được coi là bất hợp pháp đối với

nền kinh tế nói chung, kéo lao động xa các địa điểm và các hoạt
động kinh tế cần phát triển, và dành nó cho các hoạt động vô ích.
Việc lập kế hoạch nguồn nhân lực và đào tạo nên chuyển hướng
người bán hàng rong đến việc làm trong các lĩnh vực như xây dựng,
sản xuất, nông nghiệp, giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
Cuối cùng là quan điểm của Bromley (2000), ông cho r ng,
đối phó với người bán hàng trên đường phố phải là sự cùng tồn tại
3

Lê Minh Tiến, Hàng rong dưới góc nhìn chức năng luận. 2017. />
8


một cách phức tạp của sự khó chịu, các quy định (điều chỉnh), sự
khoan hồng và cả sự khuyến khích. Theo tác giả này, bán hàng trên
đường phố là một hình thức hoạt động thương mại liên tục, bền
vững, nhưng rất đa dạng và linh hoạt. Chỉ có chế độ độc tài nhất đ
cố gắng loại bỏ nó và họ thường thất bại. Các phản ứng chính thức
từ chính quyền rất đa dạng và thường mâu thuẫn, và hiệu quả của
chúng bị hạn chế bởi số lượng lớn và liên tục biến động của những
người bán hàng trên đường phố và những hạn chế của một bộ máy
chính quyền quan liêu đường phố. Can thiệp chính sách thường có
những hậu quả không lường trước và hiếm khi được thực hiện một
cách nhất quán. Các tầm nhìn lớn và các mô hình nhân quả tuyến
tính là không phù hợp, và thay vào đó, sự hiểu biết của chúng ta có
thể được làm phong phú thông qua việc xem xét các mối liên kết,
xung đột, lý thuyết phức tạp và các ảnh hưởng hệ thống (Jervis
1997).
Các nhóm lợi ích khác nhau thường ủng hộ các chính sách
hoàn toàn khác nhau. Tồn tại rất nhiều ý kiến khác nhau liên quan

đến các hình thức bán hàng và vị trí bán hàng nào nên được khuyến
khích? Số lượng những người bán hàng trên đường phố bao nhiêu là
đủ? Và liệu làm thế nào để giảm nhẹ các tác động tiêu cực của bán
hàng trên đường phố? Kết quả là, trong cùng một thành phố, một số
khu vực có thể được kiểm soát chặt chẽ trong khi những khu vực
khác lại bị bỏ qua. Các quy định pháp lý và điều khoản khuyến
khích là khác nhau đối với những người bán hàng trên đường phố để
có thể chấp nhận việc bắt bớ, điều chỉnh, khoan dung và khuyến
khích. Sự phối hợp các chính sách và mức độ được thực hiện
thường xuyên được điều chỉnh, với sự thay đổi lớn về nhận thức vai
trò của các nhà cung cấp đường phố liên quan đến các vấn đề an
sinh – y tế, giao thông, trật tự và cảnh quan đô thị hay tiềm năng
cung cấp dịch vụ, phục hồi thương mại và tạo việc làm.

9


Tóm lại, trong bối cảnh kinh tế xã hội, văn hóa của Việt Nam,
quy hoạch, lập lại trật vỉa hè ở các đô thị Việt nam là việc cần làm,
tuy nhiên cần có phương án đưa vào khai thác, kinh doanh vỉa hè
một cách khoa học và công b ng. Xoá bỏ ngay các hoạt động kinh
tế vỉa hè tồn tại từ hàng trăm năm là một quan điểm vừa phi thực tế
vừa phi khoa học. Đó phải là một quá trình lâu dài, khi mà nhà nước
phải thực hiện tốt vai trò của mình là tạo ra công ăn việc làm cho
hàng ngàn người lao động nghèo khó đô thị và những người dân di
cư vào đô thị, phải đảm bảo an sinh xã hội và điều kiện sống tốt
nhất cho họ. Khi chưa làm được điều đó, hãy để kinh tế vỉa hè thực
hiện chức năng của mình. Các giải pháp từ phía chính quyền nên tập
trung vào quản lý và khắc phục các rối loại chức năng của bán hàng
trên vỉa hè hơn là tìm cách để triệt tiêu nó.

II. Cơ sở pháp lý về kinh tế vỉa hè (trung ƣơng và địa phƣơng)
1. Văn bản pháp lý
1.1.

Trung ương ban hành

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng
11 năm 2008.
- Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm
2015.
- Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015.
- Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ
về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh.
- Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của
Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

10


- Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và đường sắt.
- Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của
Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Phí và lệ phí.
- Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016
của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền

quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
1.2.

Thành phố Đà Nẵng ban hành

- Nghị quyết số 54/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội
đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng Khóa IX, kỳ họp thứ ba về quy
định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng tạm
thời lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Quyết định số 2526- Đ/TU ngày 30 tháng 11 năm 2016 của
Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về ban hành Đề án thực hiện
chương trình “Thành phố 4 an” trên địa bàn đến năm 2020.
- Quyết định số 53/2006/ Đ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2006
của UBND thành phố uy định một số biện pháp xử lý đối với
người có hành vi đánh giày, bán sách, báo, bán vé số dạo và bán
hàng rong không đ ng quy định trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Quyết định số 55/2014/ Đ-UBND ngày 31 tháng 12 năm
2014 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành uy định về quản lý
và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến
đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Thành
ủy Đà Nẵng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện “Năm văn
hóa, văn minh đô thị 2015”.
- Nghị quyết số 03-NQ/QU của Quận ủy Hải Châu ban hành về
nội dung “bảo đảm trật tự đô thị - môi trường quận”.
11


- Thông báo số 194-TB/QU ngày 10/4/2017 của Quận ủy Hải

Châu về Kết luận của Thường trực Quận ủy tại Hội nghị ban chấp
hành Đảng bộ quận lần thứ IX (mở rộng).
- Đề án “ uản lý trật tự vỉa hè quận Hải Châu đến năm 2020 và
những năm tiếp theo”.
2. Một số nội dung cơ bản về quản lý vỉa hè trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
Nh m tạo điều kiện cho người dân sử dụng vỉa hè hợp lý, bảo
đảm giao thông, trên cơ sở đề xuất của Sở Giao thông vận tải,
UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định quản lý và sử
dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến
đường thuộc địa bàn thành phố với một số nội dung cơ bản sau:
2.1.
Nguyên tắc quản lý, sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục
đích giao thông
- Việc quản lý, sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao
thông không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông, vệ
sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
- Khi sử dụng vỉa hè vào mục đích khác ngoài mục đích giao
thông phải có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy
định.
- Việc sử dụng vỉa hè ngoài m c đích giao thông không lấn
chiếm lối đi dành cho người đi bộ được quy định.
- Tổ chức cá nhân được sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục
đích giao thông trên các tuyến đường phải chấp hành nghiêm các
quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng tạm thời vĩa hè; tuyệt
đối không lấn chiếm ngoài phạm vi đã được cấp giấy phép sử dụng
tạm thời, thực hiện đ ng nội dung ghi trong giấy phép và nộp các
phí có liên quan đến việc sử dụng tạm thời vĩa hè ngoài mục đích
giao thông theo quy định.
2.2.


Phạm vi sử dụng tạm thời vỉa hè
12


- uy định sử dụng tạm thời vỉa hè theo bề rộng của vỉa hè
+ Vỉa hè có bề rộng dưới 3,00 mét: Không cho phép sử dụng
tạm thời ngoài mục đích giao thông, trừ trường hợp để xe môtô, xe
gắn máy, xe đạp, tập kết vật liệu xây dựng nhưng phải đảm bảo lối
cho người đi bộ tối thiểu là 1,50 mét;
+ Vỉa hè có bề rộng từ 3,00 mét đến dưới 4,00 mét: Lối cho
người đi bộ tối thiểu là 1,50 mét; phần còn lại cho phép sử dụng tạm
thời ngoài mục đích giao thông;
+ Vỉa hè có bề rộng từ 4,00 mét đến dưới 6,00 mét: lối cho
người đi bộ tối thiểu 2,00 mét; phần còn lại cho phép sử dụng tạm
thời ngoài mục đích giao thông.
- Tùy theo điều kiện cụ thể của từng tuyến đường cơ quan có
thẩm quyền cấp phép được quyền phân định phần vỉa hè sử dụng để
làm lối cho người đi bộ theo quy định nêu trên nh m đảm bảo vỉa hè
thông thoáng, mỹ quan đô thị.
2.3.
Các trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục
đích giao thông
- Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để xe môtô, xe
gắn máy, xe dạp thì yêu cầu xe phải được sắp xếp thành từng hàng,
dọc theo vỉa hè và theo một trật tự nhất định. Tùy theo điều kiện cụ
thể từng tuyến đường, cơ quan có thẩm quyền cho phép sắp xếp một
hàng hay nhiều hàng xe.
- Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để tập kết vật
liệu xây dựng thì tùy theo điều kiện cụ thể, cơ quan có thẩm quyền

cấp giấy phép xem xét giải quyết trên nguyên tắc đảm bảo lối cho
người đi bộ theo quy định và phải được che chắn cẩn thận, đảm bảo
không rơi vãi xuống lòng đường và hệ thống thoát nước đô thị, đảm
bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
- Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để lắp đặc các
công trình phục vụ công cộng, làm mặt b ng thi công các công trình
13


xây dựng, lắp đặt trạm chờ xe buýt theo tuyến xe buýt được duyệt
thì tùy theo điệu kiện cụ thể, cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép
xem xét giải quyết trên nguyên tắc đảm bảo lối đi cho người đi bộ
theo quy định, đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
- Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè cho việc cưới,
việc tang: Hộ gia đình, cá nhân phải thông báo với UBND phường,
xã nơi cư tr ; phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và bố
trí lối đi dành cho người đi bộ có chiều rộng tối thiểu 1,50 mét; thời
gian sự dụng tạm thời vỉa hè không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt
không quá 72 giờ.
2.4.
Trường hợp cấm sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục
đích giao thông
- Các tuyến đường cấm sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh
buôn bán và cá nhân hoạt động thương mại được quy định tại Phụ
lục I kèm theo uy định của UBND thành phố Đà Nẵng.
- Các tuyến đường cấm sử dụng tạm thời vỉa hè để cá nhân
hoạt động thương mại được quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy
định của UBND thành phố Đà Nẵng.
- Trong trường hợp sử dụng vỉa hè vào mục đích khác theo
chủ trương của thành phố trên một số tuyến đường đã được thành

phố quy hoạch không cho phép sử dụng tạm thời vào mục đích kinh
doanh buôn bán và cá nhân hoạt động thương mại thì cơ quan có
thẩm quyền phải trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết
định.
- Nghiêm cấm việc thực hiện các hoạt động kinh doanh buôn
bán vào bất cứ thời gian nào tại vỉa hè thuộc khu vực các trường học,
công sở, bệnh viện, nhà thờ, đình, chùa, miếu, thánh thất, công viên
công cộng và khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp
hạng, các danh lam thắng cảnh.

14


2.5.
Về nhu cầu kinh doanh, buôn bán, hoạt động thương
mại trên vỉa hè
Như đã phân tích, các cá nhân có nhu cầu hoạt động kinh
doanh buôn bán; hoạt động thương mại trên vỉa hè thì phải tuân thủ
các quy định nêu trên về phạm vi và tuyến đường của UBND thành
phố Đà Nẵng và phải làm hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền để
đề nghị được cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích
giao thông để sử dụng tạm thời vỉa hè thực hiện các hoạt động kinh
doanh buôn bán và hoạt động thương mại.
* Về thẩm quyền cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè
ngoài mục đích giao thông: theo quy định thì UBND các quận,
huyện cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời vỉa hè
ngoài mục đích giao thông để thực hiện các hoạt động kinh doanh
buôn bán; cá nhân hoạt động thương mại; để xe mô tô, xe gắn máy,
xe đạp; tập kết vật liệu xây dựng trên các tuyến đường cho phép sử
dụng tạm thời vỉa hè được phân cấp cho Sở Giao thông vận tải quản

lý.
* Về việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để
sản xuất, kinh doanh: theo quy định thì tổ chức, cá nhân được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là sở Giao thông vận tải thành
phố Đà Nẵng và ủy ban nhân dân các quận, huyện) cho phép sử
dụng tạm thời lòng đường, hè phố phù hợp với quy hoạch của thành
phố để sản xuất, kinh doanh thì chịu áp dụng thống nhất mức thu
phí theo quy định tại Phụ lục đính kèm Nghị quyết số 54/2016/NQHĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà
Nẵng về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
III. Bài học kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về kinh tế vỉa hè
Xem xét kinh nghiệm quản lý kinh tế vỉa hè của các quốc gia
như Singapore, Malaysia, Ấn độ, … và hai tỉnh thành phố Hồ Chí
15


Minh và Hà Nội, có thể thấy r ng mỗi quốc gia, địa phương đều có
thái độ, phương pháp và chính sách khác nhau đối với vấn đề quản
lý kinh tế vỉa hè. Khi so sánh Việt Nam với các quốc gia châu Á
khác về vấn đề quản lý kinh tế vỉa hè, Sharit K Bhowmik (2005)
nhận định r ng mặc dù khu vực kinh tế chính thức ở Việt Nam
không lớn, nhưng luật pháp Việt Nam vẫn chưa công nhân tính
pháp lí hay hợp pháp hóa các hình thức kinh tế vỉa hè, một bộ phận
chiếm một phần không nhỏ trong khu vực kinh tế phi chính thức và
đóng góp quan trọng đến đời sống xã hội. Chính điều này đã gây
cản trở trong việc quản lý kinh tế vỉa hè một cách hiệu quả. Đặt
trong bối cảnh thành phố Đà Nẵng và đặc biệt là quận trung tâm Hải
Châu, nơi có mật độ buôn bán trên vỉa hè và hàng rong khá dày đặc,
các kinh nghiệm của các quốc gia và địa phương trên đều là các bài

học quý giá trong công tác quản lý kinh tế vỉa hè và đảm bảo đời
sống an sinh xã hội cho những người bán hàng rong. Một số kinh
nghiệm r t ra đối với thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải
Châu nói riêng bao gồm:
Thứ nhất, thừa nhận về tính pháp lý của kinh tế vỉa hè, đặc
biệt là những người bán hàng rong. Khi nền kinh tế vỉa hè được
pháp luật thừa nhận như một bộ phận chính thức và hợp pháp, có
đóng góp đến nền kinh tế địa phương, các chính sách đi kèm về đảm
bảo an sinh xã hội và kinh tế của những người bán hàng rong mới
được phát huy hiệu quả.
Thứ hai, quyền sở hữu đất vỉa hè cũng cần phải được nhận
thức rõ ràng. Có thể thấy, tại Đức, chính nhờ chính sách vỉa hè là
đất công, thuộc sự quản lý của nhà nước đã tạo nền tảng cho các
quy định quản lý khác như cấp giấy phép kinh doanh, quy hoạch vỉa
hè. Ở Việt Nam nói chung, nhận thức cũng như thói quen về sử
dụng vỉa hè của các chủ sở hữu, chủ sử dụng đất bên trong vỉa hè –
coi vỉa hè là của mình – đã gây cản trở cho nhà nước trong quản lý
kinh tế vỉa hè, nhất là “kinh tế mặt tiền”.
Thứ ba, việc cấp giấy phép cá nhân hoạt động thương mại cho
những người buôn bán hàng rong lưu động và cố định có thể giúp
nhà nước quản lý một cách có khoa học, nâng cao chất lượng dịch
16


vụ cũng như hỗ trợ an sinh xã hội cho những người bán hàng một
cách hiệu quả.
Thứ tư, với một số tuyến đường có nhu cầu cao về sử dụng vỉa
hè để đặt bàn, ghế kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà nước nên cho
phép họ sử dụng có trả phí đối với một số vỉa hè các tuyến đường
đủ điều kiện, vừa tạo nguồn cho ngân sách nhà nước, vừa nên nên

một nét văn hóa ẩm thực thu hút khách du lịch. Mức phí phải đảm
bảo tuân thủ nguyên tắc thị trường.
Cuối cùng, có thể thấy qua bài học của thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội, các chiến dịch dọn dẹp vỉa hè phát huy tính hiệu
quả không cao do không giải quyết được vấn đề cối lõi là sinh kế
của người dân, tập quán tiêu dùng, thói quen sử dụng vỉa hè vô trật
tự. Chính vì vậy, việc tiến hành sắp xếp lại vỉa hè và quản lý kinh tế
vỉa hè tại Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng cần có lộ
trình hợp lí, chính sách rõ ràng đảm bảo sinh kế cho người lao động,
và đáp ứng bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương cũng như linh
hoạt thay đổi để phù hợp với các biến chuyển kinh tế - xã hội trong
tương lai.

17


CHƢƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ VỈA HÈ
TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. Tổng quan về quận Hải Châu
Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng. Phía Bắc
giáp Vịnh Đà Nẵng, phía Tây giáp quận Thanh Khê và quận Cẩm
Lệ, phía Đông giáp quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn và phía
Nam giáp quận Cẩm Lệ. N m sát trục giao thông Bắc Nam và là
trung tâm chính trị-hành chính-kinh tế-văn hoá và là địa bàn trọng
điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Đà Nẵng, quận Hải
Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của TP Đà
Nẵng về tất cả mọi mặt.
Diện tích quận tính đến 31/12/2016 là 23,29 km2, chiếm tỷ lệ
rất nhỏ (1,81 %) trong tổng diện tích đất của thành phố Đà Nẵng.
Với dân số là 212.030 người, mật độ dân số năm 2016 là 9.103,91

người/km2. Quận Hải Châu bao gồm 13 phường : Thanh Bình,
Thuận Phước, Thạch Thang, hải Châu 1, Hải Châu 2, Phước Ninh,
Hòa Thuận Tây, Hòa Thuận Đông, Nam Dương, Bình Hiên, Bình
Thuận, Hòa Cường Bắc, Hòa Cường Nam.
II. Đánh giá thực trạng kinh tế vỉa hè ở quận Hải Châu
1. Loại hình, quy mô hoạt động, thời gian diễn ra hoạt động, địa
điểm diễn ra hoạt động
Quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng do
đó đây là nơi tập trung đông nhất, với mật độ cao nhất các đối
tượng của nghiên cứu của Đề tài, bao gồm : nhóm kinh doanh mặt
tiền có sử dụng vỉa hè, người buôn bán nhỏ lẻ trên vỉa hè và người
bán hàng rong/bán dạo. Phần này sẽ đánh giá quy mô hoạt động,
thời gian diễn ra hoạt động, địa điểm diễn ra hoạt động của từng
nhóm đối tượng.
1.1.

Nhóm kinh doanh mặt tiền có sử dụng vỉa hè

18


Với vị thế là đô thị trung tâm của thành phố, có thể khẳng định
mật độ của nhóm kinh doanh mặt tiền có sử dụng vỉa hè là cao nhất
ở quận Hải Châu so với các quận, huyện khác trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng với hơn 7000 hộ có đăng ký kinh doanh. Hàng năm,
đóng góp vào ngân sách của các hộ kinh doanh này là khá cao, từ
130-140 tỷ/năm.
Theo kết quả khảo sát trên 100 cơ sở kinh doanh mặt tiền có
sử dụng vỉa hè trên địa bàn quận Hải Châu thì các thấy r ng mặt tiền
của các căn hộ được sử dụng hết công suất để kinh doanh, mua bán

và giao dịch.4 Trong đó, chỉ có 55% cửa hàng được hỏi là chính chủ
(sở hữu đất ), 41% thuê và 4 % là ở nhờ.
Về đăng ký kinh doanh, có 89% cửa hàng được hỏi có giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó đăng ký loại hình doanh
nghiệp là 12%, hộ kinh doanh cá thể là 79%.
Ngoài ra, theo kết quả khảo sát, hơn một nữa số các cửa hàng
được hỏi cho r ng mình không sử dụng vỉa hè cho mục đích sản
xuất và kinh doanh, chiếm 56%; Trong số 43% cửa hàng kinh doanh
có sử dụng vỉa hè cho mục đích kinh doanh buôn bán, chỉ có 23%
cửa hàng có sở hữu giấy phép sử dụng vỉa hè tạm thời.
1.2.

Nhóm kinh doanh nhỏ lẻ trên vỉa hè

Theo thống kê chi tiết từ đề án « Quản lý trật tự vỉa hè trên địa
bàn quận hải Châu đến năm 2020 và những năm tiếp theo » (số liệu
khảo sát trong năm 2017), trên địa bàn quận Hải Châu có 687 hộ
kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ trên vỉa hè, phân bổ trên 55 tuyến
đường trong phạm vi quận. Trong đó, trên 13 tuyến đường trọng
điểm5 có 151 hộ (chi tiết tại Bảng 2). Trong 151 hộ thì 16 hộ kinh
doanh không có hộ khẩu thường trú tại quận Hải Châu và 135 hộ
4

Các tuyến đường được khảo sát nhiều nhất là Trưng Nữ Vương, Hải Phòng, Trần Ph , Hùng Vương và
Bạch Đ ng
5
Gồm Lê Duẩn, Bạch Đ ng, Trần Ph , Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Tất Thành, Lê Lợi, 3/2, Hùng Vương,
Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành Điện Hải và uang Trung, Lý Tự Trọng (đoạn từ Bạch
Đ ng đến Nguyễn Chí Thanh)


19


kinh doanh có hộ khẩu tại quận Hải châu, chiếm tỷ lệ lần lượt là
10,6% và 89,4%. Đối với 42 tuyến đường còn lại6 có 536 hộ kinh
doanh trên vỉa hè (chi tiết tại Bảng 3). Trong đó có 52 hộ kinh
doanh không có hộ khẩu thường trú tại quận Hải Châu và 484 hộ
kinh doanh có hộ khẩu thuộc quận Hải châu, chiếm tỷ lệ lần lượt là
9,7% và 90,3% .
Khảo sát 100 người bán hàng nhỏ lẻ tập trung trên vỉa hè tại
các phường Hòa Thuận Đông, Thạch Thang, Hải Châu 2 và Hòa
Thuận Tây (tỷ lệ lần lượt là 19%, 16%, 14% và 12 %) cho thấy, đa
số người được hỏi buôn bán thực phẩm trên vỉa hè, chiếm 81%.
Ngoài ra có 16% người được hỏi bán những vật dụng nhỏ lẻ, tạp
hóa và 6% thực hiện các dịch vụ.
Về thời gian hoạt động, theo kết quả khảo sát, có 14% người
được hỏi hoạt động dưới 4 tiếng một ngày, 45% hoạt động từ 4 đến
8 tiếng trong một ngày. Đặc biệt, có 41% người bán hàng nhỏ lẻ
trên vỉa hè hoạt động hơn 8 tiếng mỗi ngày.
Đa số nhưng người bán hàng nhỏ lẻ trên vỉa hè đã hoạt động
buôn bán trên 10 năm, chiếm 43%. Số người hoạt động từ 5 đến 10
năm chiếm 17%, từ 1 đến 5 năm chiếm 30%. Người mới bắt đầu
tham gia vào hoạt động buôn bán trên vỉa hè dưới một năm là 10%.
Đa số người bán hàng nhỏ lẻ trên vỉa hè nhận được sự đồng ý
của chủ chủ sở hữu nhà, chủ sử dụng đất bên trong vỉa hè mà họ
hoạt động, chiếm tỷ lệ 81%. Vẫn có những những người bán hàng
trước mặt tiền nhà người khác khi chưa nhận được sự đồng ý của
chủ sở hữu nhà, chủ sử dụng đất bên trong vỉa hè. Trong 81% người
nhận đước sự đồng ý, có 19% người có trả phí hàng tháng cho chủ
6


Gồm Phan Châu Trinh, Lê Hồng Phong, Yên Báy, Trần uốc Toản, Thái Phiên, Lê Đình Dương, Hoàng
Văn Thụ, Hoàng Diệu, Ông Ích Khiêm, Ngô Gia Tự, Triệu Nữ Vương, Cô Giang, Trần Bình Trọng, Hải
Phòng, Lê Thánh Tôn, Pasteur, Phan Đình Phùng, Tăng Bạt Hổ, Đoàn Thị Điểm, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn
Hoàng, Nguyễn Trãi, Trần Kế Xương, Chi Lăng, Cô Bắc, Đống Đa, Thanh Hải, Bắc Đẩu, Đinh Tiên Hoàng,
Thanh Sơn, Thanh Long, Thanh Thủy, Hải Hồ, Cao Thắng, Hải Sơn, Lương Ngọc uyến, Nguyễn Đôn Tiết,
Võ Thị Sáu, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Đức Cảnh, Như Nguyệt và uang Trung, Lý Tự Trọng (đoạn còn
lại)

20


sở hữu nhà, chủ sử dụng đất bên trong vỉa hè. Tiền phí bình quân
tháng là 2.280.555,56 đồng /tháng.
1.3.

Nhóm hàng rong/bán dạo

Với đặc trưng là quận đô thị trung tâm, là nơi tập trung nhiều
cơ quan hành chính nên tại một số khu vực/ tuyến đường, các nhà
người bán hàng rong/bán dạo bị cấm quyết liệt. Tuy nhiên, quận Hải
Châu cũng đồng thời là nơi h t các đối tương hàng rong nhiều nhất
do tập trung nhiều nhất các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải
trí.
Nhìn chung, tình trạng bán dạo trên các tuyến đường cấm cá
nhân hoạt động thương mại (trong đó có 13 tuyến đường trọng
điểm7) vẫn thường xuyên diễn ra. Quan sát các tuyến đường này có
thể thể thấy xe đẩy bán hàng rong khá phổ biến trên cầu Rồng, dọc
đường Bạch Đ ng, đường Nguyễn Văn Linh đoạn gần cầu Rồng, có
hôm xếp dài dưới lòng đường cả 5, 6 xe gây cản trở giao thông và

mất mỹ quan đô thị.
Theo kết quả khảo sát b ng bảng hỏi, các tuyến đường Lê
Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hải Phòng cũng là các tuyến đường
thường xuyên xuất hiện người bán dạo nhất. Hàng hóa, dịch vụ
buôn bán dạo thường bao gồm: thực phẩm (62%), vật dụng nhỏ lẻ
(3)% các dịch vụ (26%).
Về thời gian hoạt động bán hàng, theo kết quả khảo sát, có 9%
người được hỏi hoạt động dưới 4 tiếng một ngày, 43% hoạt động từ
4 đến 8 tiếng trong một ngày. Đặc biệt, có 48% người bán hàng nhỏ
lẻ trên vỉa hè hoạt động hơn 8 tiếng mỗi ngày. Như vậy, theo kết
quả khảo sát, thời gian hoạt động của nhóm hàng rong cao hơn thời
gian hoạt động của nhóm kinh doanh nhỏ lẻ trên vỉa hè. Với thời

7

Gồm Lê Duẩn, Bạch Đ ng, Trần Phú, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Tất Thành, Lê Lợi, 3/2, Hùng Vương,
Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành Điện Hải và Quang Trung, Lý Tự Trọng (đoạn Bạch
Đ ng đến Nguyễn Chí Thanh

21


×