Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bai 7 sinh 10 NC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.26 KB, 3 trang )

Trường THPT Cầu Quan GV : Lưu Quốc Đạt
Ngày soạn : 20/8/2010
Tiết : 07
Phần hai . SINH HỌC TẾ BÀO
Chương I . THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO .
Bài 7 : CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC CỦA TẾ BÀO
I – MỤC TIÊU .
Sau khi học xong bài này , HS cần :
- Kể được tên các nguyên tố cơ bản của thực vật sống . Trình bày sự tạo thành các hợp chất
hữu cơ trong tế bào .
- Phân biệt được các nguyên tố đại lượng với nguyên tố vi lượng và vai trò của chúng .
- Giải thích được tại sao nước lại là một dung môi tốt . nêu được các vai trò sinh học của nước
đối với tế bào và cơ thể .
II – PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .
1. Phương pháp .
Hỏi đáp gợi mở + giảng giải .
2. Đồ dùng dạy học
Hình 7.1 – 7.2 SGK , bảng 1 SGK trang 25
III – TRỌNG TÂM .
Vai trò của các nguyên tố hóa học và nước trong tế bào .
IV – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. Ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ :
GV có thể yêu cầu HS bào cáo bài thực hành của nhóm
3. Nội dung bài mới .
GV nêu câu hỏi : Em hãy cho biết thành phần hóa học của tế bào gồm có những chất nào ?
( nguyên tố đa lượng , vi lượng , nước , muối khoáng ,...) . Các nguyên tố này có vai trỏ như thế nào
trong cuộc sống ? Nước có vai trò như thế nào trong cuộc sống ?, ta sẽ nghiên cứu qua bài 7 : Các
nguyên tố hóa học và nước của tế bào .
HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ NỘI DUNG
(?) Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học


trong tự nhiên ?
HS : 92 nguyên tố hoặc có thể hơn
GV có thể nêu theo cập nhật hiện nay có thể hơn
92 nguyên tố ( SGK chỉ cập nhật theo thời điểm
viết sách )
(?) Trong các nguyên tố có trong tự nhiên , có
bao nhiêu nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể
sống ? Đó là các nguyên tố nào ?
HS : có khoảng 25 nguyên tố hóa học trong 92
nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống . Đó là
nguyên tố : C, H , O , N , Ca , P , S , …..
(?) Ta có thể rút ra kết luận gì khi biết tất cả
các cơ thể sống đều được cấu tạo từ khoảng 25
nguyên tố hóa học ?
HS : Ở cấp độ nguyên tử , giới hữu cơ và vô cơ là
thống nhất với nhau .
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và bảng
1 trang 25 trả lời câu hỏi
(?) Phân biệt nguyên tố đại lượng và nguyên tố
vi lượng về khái niệm , vai trò , lấy ví dụ .
HS : nghiên cứu thông tin SGK trả lời
I – CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC CẤU TẠO
NÊN TẾ BÀO .
1. Những nguyên tố hóa học của tế bào .
Trong số 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên
, có khoảng 25 nguyên tố ( O , C , H , N , Ca , P ,
K ,….) cấu tạo nên các cơ thể sống .
 Ở cấp độ nguyên tử , giới vô cơ và hữu cơ là
thống nhất .
2. Các nguyên tố đại lượng , vi lượng .

- Nguyên tố đại lượng là các nguyên tố mà lượng
chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể lớn
hơn 10
-4
( hay 0,01 % ) . ví dụ : C, H , O , N, K ,
S , ….
- Nguyên tố vi lượng là các nguyên tố mà lượng
Bài 7 : Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào 1
Trường THPT Cầu Quan GV : Lưu Quốc Đạt
GV nhận xét , bổ sung .
GV nêu câu hỏi mở rộng :
(?) Tại sao C, H , O , N là các nguyên tố chính
cấu trúc nên mọi tế bào và cơ thể sống ?
HS : vì 4 nguyên tố này chiếm 96 % khối lượng cơ
thể sống . Các nguyên tố này đã tương tác với nhau
tạo nên những chất hữu cơ đầu tiên .
GV nêu : trong 4 nguyên tố trên , cacbon là nguyên
tố đặc biệt quan trọng trong cấu trúc nên các đại
phân tử vì nguyên tử cacbon có lớp vỏ electron
vùng ngoài cùng có 4 điện tử nên có 4 liên kết
cộng hóa trị với các nguyên tó khác , nên đã tạo
được nhiều bộ khung cacbon của các đại phân tử
hữu cơ khác nhau
GV lưu ý HS về vai trò của các nguyên tố hóa học
đối với đời sống con người , đặc biệt là nguyên tố
vi lượng
Ví dụ : Thiếu nguyên tố Ca dẫn đến qúa trình động
máu bị cản trở làm máu không thể đông lại được
( vì Ca tham gia vào quá trình đông máu ) , hoặc
thiếu Ca có thể dẫn đến hạ Ca đường máu .

Nguyên tố K , Na tham gia vào quá trình dẫn
truyền xung thần kinh nên khi thiếu chúng sẽ ảnh
hưởng đến quá trình truyền các xung thần kinh
Thiếu nguyên tố Iot gây nên bệnh bướu cổ .
Thiếu Zn quá trình sinh sản của sinh vật bị ảnh
hưởng nghiêm trọng .
* Liên hệ : cần ăn uống đầy đủ chất , cả nguyên tố
đại lượng và vi lượng . Đặc biệt là nguyên tố vi
lượng , nguyên tố này có nhiều trong các loại trái
cây và rau , quả . Tùy từng giai đoạn phát triển
của cơ thể mà ta có thể cung cấp các chất dinh
dưỡng cho phù hợp
Trong tự nhiên nếu có hàm lượng nguyên tố
hóa học nào đó tăng cao quá mức cho phép gây ra
ô nhiễm môi trường , gây ảnh hưởng xấu đến cơ
thể sinh vật và con người . ( HS cần bảo vệ môi
trường )
GVsử dụng hình 7.1 SGK , hướng dẫn HS quan sát
tranh để thấy cấu trúc hóa học của phân tử nước .
(?) Nước có cấu trúc hóa học như thế nào ?
HS : nghiên cứu thông tin SGK trả lời
GV nhận xét , bổ sung
(?) Với cấu trúc hóa học như vậy làm cho phân
tử nước có đặc tính gì ?
HS : Phân tử nước có tính phân cực
(?) Tính phân cực của phân tử nước thể hiện
như thế nào ?
HS : Phân tử nước này hút phân tử nước kia và hút
các phân tử phân cực khác .
GV có thể ví tính phân cực của phân tử nước giống

như nam châm ( vừa hút nam châm , vừa hút kim
chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể nhỏ
hơn 10
-4
( hay 0,01 % ) . Ví dụ : Mn , Zn , Cu , Fe
,…..
- Sự tương tác giữa các nguyên tố đó tạo nên các
hợp chất vô cơ ( nước , muối khoáng ) và hợp
chất hữu cơ ( lipit , cacbohiđrat , protein , axit
nucleic )
3. Vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế
bào .
- Nguyên tố đại lượng : là thành phần cấu tạo nên
các đại phân tử , xây dựng nên cấu trúc tê bào .
- Nguyên tố vi lượng : là thành phần cấu trúc bắt
buộc của hàng trăm enzim và một số chất quan
trọng khác mà khi thiếu chúng có thể dẫn đến
bệnh tật hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
sống .
Ví dụ : thiếu Iot dẫn đến bệnh bướu cổ .
II – NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯƠC ĐỐI
VỚI TẾ BÀO
1. Cấu trúc và đặc tính hóa – lí của nước .
- Nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết
hợp với hai nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng
hóa trị .
- Phân tử nước có tính phân cực : phân tử nước
này hút phân tử nước kia và hút các phân tử phân
cực khác .
Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo

nên mối liên kết yếu ( liên kết hidro ) tạo ra mạng
lưới nước .
2. Vai trò của nước đối với tế bào .
Nhờ tính phân cực của phân tử nước đã tạo cho
nước có vai trò cực kì quan trọng :
- Là dung môi hòa tan các chất
- Là môi trường khuếch tán và phản ứng chủ yếu
của các thành phần hóa học trong tế bào
- Là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hóa trong
tế bào .
- Đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong
tế bào và cơ thể .
Bài 7 : Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào 2
Trường THPT Cầu Quan GV : Lưu Quốc Đạt
loại )
(?) Tại sao con gọng vó lại đi được trên mặt
nước ?
HS : có thể có nhiều cách giải thích khác nhau
GV nhận xét , bổ sung
Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo
nên mối liên kết yếu ( liên kết hidro ) tạo ra mạng
lưới nước . Chính điều này làm cho con gọng vó
có thể đi trên mặt nước .
GV nêu vấn đề :
(?) Em hãy thử hình dung nếu một ngày không
uống nước thì cơ thể sẽ cảm thấy như thế nào ?
HS : cơ thể sẽ thiếu nước , khô họng và tay chân
yếu ớt , nếu nhịn 3 ngày có thể chết .
(?) Nước có vai trò như thế nào đối với tế bào
và cơ thể ?

HS : HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời
GV nhận xét , bổ sung
GV yêu cầu HS thực hiện phần lệnh SGK
 Dựa vào hình 7.2 ,hãy giải thích tại sao nước là
một dung môi tốt ?
HS : Do phân tử nước có tính phân cực nên nước
có thể kết hợp với Na và cũng có thể kết hợp với
Cl nên phân tử NaCl dễ dàng tan trong nước .
GV nói thêm về các trạng thái tông tại của nước .
* Liên hệ :
- Nước là thành phần quan trọng trong môi
trường , là một nhân tố sinh thái . Ô nhiễm nguồn
nước ảnh hưởng đến sống của sinh vật . Hiện
tượng mưa axit , nguyên nhân và hậu quả là do đâu
?( HS tự trả lời , GV nhận xét )
- Thói quen sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ,
bảo vệ nguồn nước , giữ nguồn nước trong sạch .
- Nước liên kết có tác dụng bảo vệ cấu trúc tế
bào .
4. Củng cố
− HS đọc kết luận SGK trang 27
− Nước có vai trò như thế nào đối với tế bào và cơ thể ?
− Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ , các nhà khoa học trước hết lại tìm
xem ở đó có nước hay không ?
5. Dặn dò :
− HS về nhà học bài và trả lời các câu hỏi sau SGK trang 27
− Xem trước bài 8 : Cacbohiđrat và lipit
+ Đặc điểm chung của Cacbohiđrat và lipit
+ Tìm hiểu các loại lipit và cacbohiđrat .
Bài 7 : Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×