ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN:PHÒNG GD&ĐT GIÁ RAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƠN VỊ :THCS HỘ PHÒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số :……../BC……. Hộ phòng ,ngày 05 tháng 09 năm 2009
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2008 -2009
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009 – 2010
MÔN : HÓA HỌC
I.Đánh giá tìh hình hoạt động bộ môn hóa học ,năm học 2008 -2009.
1.Đặc diểm môn học:
óa học là môn khoa học tự nhiên. Việc dạy và học bộ môn hóa học ở bậc THCS
nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức hóa học cơ bản về cấu tạo chất, định
luật hóa học, các khái niệm hóa học, hóa trị, nguyên tố, viết đúng công thức hóa
học, lập phương trình phản ứng, nắm vững tính chất vật lý và hóa học của các
chất, vận dụng có chọn lọc, nhuần nhuyễn lý thuyết để giải bài tập. Ngày nay
cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển như vũ bảo dẫn tới sự bùng nổ thông tin trong nhiều
lĩnh vực, trong đó có những thông tin mới về Hóa học. Vậy làm thế nào để học sinh tiếp thu kiến
thức theo hướng tích cực, sáng tạo? Điều đó đòi hỏi mỗi thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Hóa học
cần đầu tư suy nghĩ tìm biện pháp tốt nhất giúp học sinh hiểu được bài nhanh, vận dụng tốt kiến
thức để làm bài tập cũng như biết vận dụng kiến thức đó vào trong thực tế cuộc sống, giải thích
được một số hiện tượng.
H
Trong những năm học qua và năm học này tôi đã vận dụng một số phương pháp để giảng
dạy học sinh thấy đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ, những phương pháp đó là :
- Sử dụng sơ đồ hóa.
- Dạng câu hỏi trắc nghiệm.
- Tác động đến giác quan học sinh.
- Hoạt động nhóm.
- Hướng dẫn các bước để học sinh giải một bài toán Hóa.
Chúng tôi thử đề nghị một số giải pháp giúp giải quyết các vấn đề nêu trên như sau:
Giải pháp 1: Dùng sơ đồ hóa ở một số bài học trong chương trình
Nhằm trình bày kiến thức ngắn gọn, trọng tâm, phát huy tính tích cực của học sinh; học sinh vừa
nhớ kiến thức cũ, vừa làm bài tập nhanh, không mất nhiều thời gian. Để sử dụng sơ đồ vào việc
giảng dạy giáo viên phải phân tích các phần của bài, nội dung của từng bài để sử dụng cho phù
hợp. Từ đó các em tư duy tốt, tích cực tìm ra những kiến thức cần ghi nhớ. Để đạt được những
yêu cầu trên giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài, nắm vững nội dung để tự tin lên lớp chọn
hình thức sơ đồ phù hợp với yêu cầu nội dung của bài, trình bày đúng trọng tâm, từ ngữ chính
xác; hệ thống câu hỏi cần ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, phát huy tính tích cực của nhiều đối
tượng học sinh; giáo viên cần tìm hiểu để mở rộng kiến thức liên hệ thực tế; khi sử dụng sơ đồ
cần khéo léo, linh hoạt làm nổi bật trọng tâm, đồng thời giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng
trình bày sơ đồ bằng lời nói cho lưu loát, rõ ràng, cũng như rèn cho học sinh kỹ năng viết PTPƯ.
Đối với học sinh cần chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáoviên như xem trước nội dung bài, trả
Axít (H
X
A)
Hóa đỏ
Muối + H
2
? + ?
Muối + Nước
+ ?
+ ?
+ oxit bazơ
+ ?
lời theo câu hỏi gợi ý, sưu tầm tài liệu, thông tin thực tế ở trường cần tập trung chú ý, tích cực
tham gia ý kiến xây dựng bài.
Ví dụ 1 :
Trong bài axít, nhằm củng cố tính chất hóa học của axít bằng cách treo một sơ đồ vẽ sẵn
trên giấy croky trên bảng, để các em quan sát nhanh, điền từ thích hợp.
Học sinh sẽ phát huy khả năng nhận biết, tìm ra chất phản ứng tạo thành để có khả năng
viết đúng phương trình hóa học.
Tóm lại, việc dùng sơ đồ hóa trong giờ dạy hay củng cố, luyện tập để học sinh nắm bài
vững hơn, nhớ lâu hơn, thấy được mối liên quan giữa các chất từ đó vận dụng vào viết chuỗi
biến hóa, nhận biết, viết đúng PTPƯ.
Giải pháp 2: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
Kiểu câu hỏi này thường phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh tạo sự hứng
thú học tập, dạng câu hỏi này huy động được nhiều học sinh tham gia kể cả học sinh yếu, ngại
phát biểu. Đồng thời tiết kiệm được thời gian bởi chỉ cần trả lời đúng, sai, có, không, a, b … nó
giúp học sinh tránh nhầm lẫn trong quá trình nhớ kiến thức vì trước khi trả lời học sinh phải so
sánh, lựa chọn. Nếu chúng ta muốn phát triển khả năng diễn đạt của học sinh ở mức cao hơn thì
đặt cầu hỏi “Vì sao?”. Những lúc lớp quá trầm, giờ học căng thẳng hay bài học quá khô khan
phần củng cố, luyện tập thì Tóm lại, việc dùng sơ đồ hóa trong giờ dạy hay củng cố, luyện tập để
học sinh nắm bài vững hơn, nhớ lâu hơn, thấy được mối liên quan giữa các chất từ đó vận dụng
vào viết chuỗi biến hóa, nhận biết, viết đúng PTPƯ.
Giải pháp 3: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
Kiểu câu hỏi này thường phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh tạo sự hứng
thú học tập, dạng câu hỏi này huy động được nhiều học sinh tham gia kể cả học sinh yếu, ngại
phát biểu. Đồng thời tiết kiệm được thời gian bởi chỉ cần trả lời đúng, sai, có, không, a, b …
nó giúp học sinh tránh nhầm lẫn trong quá trình nhớ kiến thức vì trước khi trả lời học sinh
phải so sánh, lựa chọn. Nếu chúng ta muốn phát triển khả năng diễn đạt của học sinh ở mức
cao hơn thì đặt câu hỏi “Vì sao?”. Những lức lớp quá trầm, giờ học căng thẳng hay bài học
quá khô khan phần củng cố, luyện tập thì câu hỏi trắc nhiệm là một giải pháp hữu hiệu.
Ví dụ :
Sau khi học bài Bazơ giáo viên đưa ra câu hỏi trắc nghiệm :
1. Các phương trình phản ứng sau, phản ứng nào đúng, phản ứng nào sai :
a./ Zn(OH)
2
+ 2HCl ZnCl
2
+ 2 H
2
O
b./ Fe(OH)
2
+ SO
3
FeSO
4
+ H
2
O
c./ NaOH + CO
2
NaHCO
3
2. Những Bazơ nào sau đây được nhiệt phân ở nhiệt độ cao :
a./ Zn(OH)
2
; NaOH ; Al(OH)
3
; Fe(OH)
2
b./ Zn(OH)
2
; Cu(OH)
2
; NaOH ; Ba(OH)
2
c./ Ba(OH)
2
; KOH ; Cu(OH)
2
; Al(OH)
3
d./ Cu(OH)
2
; Al(OH)
3
; Fe(OH)
2
; Zn(OH)
2
3. Dung dịch NaOH có thể phản ứng với những chất nào sau đây :
C
2
H
4
Rượu etylic
C
2
H
5
OH
+ ?
?
C
2
H
5
COONa + ?
CO
2
+ ?
CH
3
COOC
2
H
5
Men rượu
+ ?
+ ?
+ ?
a./ CO
2
; SO
3
; quỳ tím ; H
2
SO
4
b./ CuO ; quỳ tím ; HCl ; P
2
O
5
c./ Ca(OH)
2
; H
2
SO
4
; SO
3
; Ba(OH)
2
d./ HCl ; quỳ tím ; Cu(OH)
2
; P
2
O
5
Giáo viên chọn 10 bài của học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập và sự mạnh dạn cho học
sinh, số học sinh giơ tay phát biểu sẽ tăng hơn. Nhằm kiểm tra sự tiếp thu bài của học sinh sau
câu trả lời đúng – sai giáo viên có thể đặt câu hỏi tại sao em lại trả lời như vậy? Lúc này đòi hỏi
học sinh phải vận dụng kiến thức để trả lời, rèn khả năng diễn đạt của học sinh.
Với câu hỏi như vậy giáo viên đánh giá được sự tiếp thu kiến thức của học sinh tới đâu,
nhưng quan trọng hơn là huy động được nhiều người tham gia, tạo cơ hội cho học sinh được trả
lời phát biểu ý kiến của riêng mình. Câu hỏi trắc nghiệm còn được sử dụng trong giờ luyện tập,
ôn tập, làm bài tập hóa học. Trong giờ bài tập đòi hỏi người học sinh phải củng cố kiến thức toàn
chương và cả những kiến thức cũ để giải quyết vấn đề. Đây cũng là lúc mà học sinh nâng cao
khả năng thông hiểu kiến thức môn học. Dạng câu hỏi trắc nghiệm đưa ra có thể là đúng, sai,
điền khuyết điểm, chọn a, b, …
Tóm lại, việc dùng câu hỏi trắc nghiệm trong giờ giảng bài hay trong giờ luyện tập, làm bài
tập đều làm cho học sinh phát triển những kỹ năng mới, quen dần với cách giải quyết vấn đề mà
yêu cầu do giáo viên đặt ra để từ đó học sinh tự rút ra được là mình cần phải học như thế nào để
làm được các bài tập dạng này. Phương pháp này không những gây hứng thú học tập cho học
sinh mà còn phát triển kỹ năng mới của học sinh phù hợp với yêu cầu xu hướng chung của sự
phát triển giáo dục.
Giải pháp 4 : Tác động đến các giác quan để gây ấn tượng khó quên nơi học sinh
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm do vậy phương pháp cơ bản nhất để nghiên cứu
giảng dạy hóa học là thí nghiệm. Thí nghiệm là phương tiện hết sức quan trọng có tác dụng nhiều
mặt, nhưng trong giảng dạy cần sử dụng nó như thế nào để phát huy hết tác dụng của nó. Vì vậy
trong giảng dạy cần lưu ý : xác định đúng mục đích yêu cầu của thí nghiệm, khai thác hiện tượng
quan sát trong thí nghiệm để khắc sâu kiến thức cho học sinh, thí nghiệm bao giờ cũng phải kết
hợp chặt chẽ với bài giảng, phục vụ đắc lực cho việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Ví dụ 1 : Dạy bài “Nước”
Giáo viên làm thí nghiệm cho Na vào H
2
O. Từ hiện tượng quan sát được : Vì sao Na nổi
trên mặt nước? Na là kim loại nhẹ? Khí thoát ra là khí gì?
Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào, dung dịch chuyển sang hồng. Tại sao? Tạo ra
kiềm (NaOH) -> học sinh tự viết PTPƯ.
Ví dụ 2 : Dạy bài “Dãy họat động hóa học của kim loại”
Học sinh được làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng và đưa ra kết luận về kim
lọai mạnh, yếu; biết được ý nghĩa của dãy họat động hóa học của kim lọai.
Học sinh biết kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dich muối. Vậy Natri
có đẩy được Đồng ra khỏi dung dịch CuSO
4
không? Học sinh dự đoán và làm thí nghiệm minh
họa (giáo viên làm thí nghiệm thả kim loại Na vào dung dịch CuSO
4
). Học sinh quan sát, thấy khí
thoát ra, có tiếng nổ nhẹ và tóe lửa, một kết tủa xanh xuất hiện … không khí lớp học sẽ sôi động
hẳn lên tạo sự thích thú cho học sinh. Để khắc sâu giáo viên có thể đặt câu hỏi tại sao khi cho
Natri vào dung dịch CuSO
4
lại có khí thoát ra? Na + H
2
O
Tại sao có kết tủa xanh? NaOH + CuSO
4
Nếu ở thí nghiệm nào ta cũng khai thác một cách triệt để như thế có nghĩa là ta đã ôn tập,
củng cố, khắc sâu và dạy cho học sinh biết vận dụng kiến thức. Đồng thời đó cũng là cách huy
động kiến thức cũ để tiếp thu vốn kiến thức mới, đó là cách học tự giác, tự lực, nó tích cực hóa
hoạt động nhận thức hoạt động của học sinh. Quan trọng hơn chính là thí nghiệm do tự tay các
em làm được chủ yếu làm trong giờ thực hành. Học sinh sẽ thích thú hơn khi tự tay mình lấy hóa
chất, lắp ráp thiết bị, tiến hành thí nghiệm thành công.
Tóm lại, với phương pháp này sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, kết hợp
với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan
sát, óc tò mò khoa học của các em.
Giải pháp 5 : Hoạt động nhóm
Hình thức học tập theo nhóm tại lớp là hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính
cá nhân, mà trong đó học sinh trong nhóm dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng,
nguồn kiến thức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ
năng, kỹ xảo. Từng thành viên của nhóm không những có trách nhiệm với việc học tập của mình
mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các bạn khác trong nhóm.
Đặc trưng của hình thức học tập thảo luận theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh
với nhau, cùng phối hợp hoạt động.
Cách chia nhóm : Tùy thuộc vào nội dung bài học và thời lượng của tiết học giáo viên có
thể sử dụng các cách tổ chức nhóm như sau :
- Làm việc theo cặp 2 học sinh:
- Làm việc theo nhóm 5 – 6 học sinh:
*Bài tập cho hoạt động trao đổi : Mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau (nhưng
cùng một chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và cách giải quyết vấn đề của nhóm mình với các nhóm
khác. Hoạt động này thường được sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần giải quyết
trong một thời gian ngắn.
*Bài tập cho hoạt động so sánh : Tất cả các nhóm cùng giải quyết vấn đề, sau đó so sánh
cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. Hoạt động so sánh thường dùng cho những bài học có
dung lượng không lớn. Đây là những dạng phổ biến áp dụng cho học sinh lớp 8.
Ví dụ : Khi dạy bài “Chuyển đổi giữa lượng chất, thể tích và khối lượng”, giáo viên ra đề
bài tập, các nhóm thảo luận, làm bài, tìm ra cách giải, so sánh đối chiếu kết quả.
Giáo viên cần lưu ý : Để đảm bảo thời gian của tiết học, giáo viên phải xác định rõ thời
lượng cho mỗi lần thảo luận, giáo viên cần khuyến khích hoạt động của các nhóm bằng cách cho
điểm, nhận xét, khen ngợi. Khi các nhóm báo cáo công việc, học sinh thường để cho những em
khá, giỏi đảm nhận. Nên hạn chế tình trạng này bằng cách giáo viên yêu cầu bất kỳ thành viên
nào trong nhóm phát biểu hoặc mỗi thành viên trình bày một vấn đề. Vì vậy khi các nhóm làm
việc :
+ Giáo viên nên đi khắp các nhóm theo dõi công việc nhằm xem các nhóm có tìm ra cách
giải quyết vấn đề hợp lý nhất không.
+ Những sai lầm nào mà các thành viên trong nhóm nào đó mắc phải.
+ Trong số sai lầm đó thì sai lầm nào là điển hình.
+ Những sai lầm nò chưa được sửa chữa.
Trên cơ sở những quan sát đó giáo viên lập kế hoạch hoạt động của mình : Những sai lầm
nào cần được đem ra thảo luận chung trước lớp, cần đề nghị nhóm nào đó giới thiệu cách giải
quyết nhiệm vụ được giao cho toàn lớp.
Nếu nhóm nào đó gặp khó khăn thì giáo viên tham gia vào với tư cách chỉ đạo thảo luận
nhằm giải quyết khó khăn đó. Vì vậy giáo viên dành được sự chú ý nhiều hơn đến những học
sinh yếu hơn là trong điều kiện dạy toàn lớp.
ý nghĩa : Hình thức học tập thảo luận nhóm có ý nghĩa sau :
+ Tạo nên môi trường học tập mà trong đó có sự hợp tác, trao đổi giúp đỡ tương trợ giữa
các thành viên trong nhóm với nhau.
+ Tạo nên không khí cởi mở, cảm thông tự do trao đổi những vấn đề học tập một bầu
không khí hòa hợp cộng đồng.
+ Hình thành tinh thần trách nhiệm đối với tập thể cho từng thành viên của nhóm, nhờ vậy
mà tránh được tính lười biếng, sao nhãng nhiệm vụ được giao, tránh được sự ghen tỵ.
+ Hình thành thói quen làm việc tự giác, không cần kiểm soát.
+ Giúp hình thành kỹ năng tổ chức, giao tiếp, thói quen tự đánh giá vì có điều kiện so sánh
thường xuyên kết quả của cá nhân.
+ Giúp hình thành tính tích cực nhận thức và sự thích ứng nhanh chóng với nhịp điệu làm
việc cùng nhau.
+ Tạo điều kiện cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia vào các hoạt động hoạc tập trong
lớp.
+ Học sinh có khả năng rèn luyện được năng lực diễn đạt, tăng cường sự tự tin và phát
huy tính chủ động, sáng tạo.
+ Phương pháp này phát huy cao độ tính tích cực, độc lập sáng tạo của người học dưới tác
động chủ đạo của giáo viên tạo nên sự cộng hưởng cho hoạt động dạy và học.
Giải pháp 6: Phương pháp giải một số dạng toán hóa học.
Để hướng dẫn học sinh giải được một số dạng toán hóa trong chương trình THCS theo
hướng tích cực, sáng tạo, để hình thành kỹ năng giải các dạng toán Hóa áp dụng cho tất cả học
sinh với trình độ khác nhau. Trong giờ luyện tập giáo viên cần đưa ra các dạng bài tập từ dễ đến
khó dần -> hướng dẫn học sinh cách giải, tùy theo kiến thức của từng chương từng khối lớp sẽ có
những dạng toán khác nhau, nhưng tất cả đều tiến hành theo một trình tự nhất định.
- Bước 1: Đọc đề bài toán.
Đọc kỹ đề bài, gạch chân dưới các phần cơ bản của đề bài, xác định được phương trình của
đề bài.
- Bước 2: Tóm tắt đề.
Xác định đúng dữ kiện của bài, đâu là dữ kiện đề bài cho, đâu là dữ kiện đề bài hỏi từ đó
ghi vắn tắt thành hai phần riêng biệt; đổi đơn vị của các đại lương cùng một hệ thống nhất.
a./ Những điều đã biết.
b./ Những điều cần tìm.
Lưu ý : phần tóm tắt đề cần sử dụng các ký hiệu, công thức, phương trình hóa học để dễ
dàng theo dõi tìm mối quan hệ cần thiết cho việc tìm kiếm lời giải.
- Bước 3: Phân tích đề.
+ Tìm mối liên hệ giữa các yêu cầu của bài và dữ kiện bài cho.
+ Phân tích bài toán thuộc dạng nào.
+ Tìm phương pháp phân tích ngược để phân tích dữ kiện của đề bài cho. Nên đi
từ câu hỏi cho học sinh thấy được ngay vấn đề cần tìm.
- Bước 4: Giải bài toán.
Theo các bước đã phân tích đề nhưng làm ngược lại.
- Bước 5: Kiểm tra kết quả.
Đã đúng với yêu cầu của bài chưa, đã sử dụng hết yêu cầu của bài chưa, biểu thức sử dụng,
kết quả tính toán.
2.Tình hình hoạt động bộ môn hóa học năm học 2008 – 2009