Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Luận văn thạc sỹ - Giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn tỉnh Luông Pha Bang đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.07 KB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

SOMSY HERJERKHOU

GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở KHU
VỰC NÔNG THÔN, TỈNH LUÔNG PHA
BANG ĐẾN NĂM 2020
CHUYÊN NGÀNH: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những thông
tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn dẫn rõ ràng.

Tác giả

Somsy HERJERKHOU


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân em đã nhận được
sự giúp đỡ rất nhiều của tập thể, cá nhân trong và ngoài trường
Trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
hướng dẫn PSG.TS Nguyễn Tiến Dũng, người đã luôn tận tình hướng dẫn, động


viên và giúp đỡ em thực hiện nghiêu cứu luận văn này.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn tới các quý thầy cô trong khoa, Viện Đào tạo
Sau đại học đac tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Phát triển nông thôn và
Xóa đói giảm nghèo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Luông Pha Bang
và các Ban, phòng có liên quan đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn
Tác giả

Somsy HERJERKHOU


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI..............................6
1.1. Quan niệm về nghèo đói và tiêu chí xác định chuẩn nghèo.....................6
1.1.1. Quan niệm về nghèo đói.........................................................................6
1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo................................................................9
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo.....................................................14
1.2.1. Nhân tố khách quan...............................................................................14
1.2.2. Nhân tố chủ quan..................................................................................16
1.3. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước trong khu vực và
một số tỉnh ở Lào..............................................................................................19
1.3.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước trong khu vực.......19

1.3.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của tỉnh Sayaboury..........................22
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo rút ra đối với khu vực
nông thôn tỉnh Luông Pha Bang......................................................................23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở KHU VỰC NÔNG THÔN LUÔNG PHA BANG TRONG
NHỮNG NĂM QUA.............................................................................................26
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn
tỉnh Luông Pha Bang........................................................................................26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................26
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội........................................................................28
2.1.3.Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
khu vực nông thôn Luông Pha Bang ảnh hưởng đến công tác XĐGN............34
2.2. Thực trạng nghèo đói ở khu vực nông thôn tỉnh Luông Pha Bang giai
đoạn 2011 - 2015................................................................................................35
2.2.1. Tổng quan về nghèo đói chung của tỉnh Luông Pha Bang....................35
2.2.2. Thực trạng nghèo đói ở khu vực nông thôn tỉnh Luông Pha Bang........37


2.2.3. Nguyên nhân gây đói nghèo ở khu vực nông thôn Luông Pha Bang.....45
2.2.4. Ảnh hưởng của đói nghèo đến nền kinh tế xã hội Luông Pha Bang trong
thời gian qua...................................................................................................49
2.3. Đánh giá công cuộc XĐGN ở khu vực nông thôn tỉnh Luông Pha Bang
giai đoạn 2011-2015...........................................................................................50
2.3.1. Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách XĐGN ở khu vực
nông thôn Luông Pha Bang.............................................................................50
2.3.2. Những thành tựu đã đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo........61
2.3.3. Những hạn chế, yếu kém trong công tác xoá đói giảm nghèo ở khu vực
nông thôn tỉnh Luông Pha Bang thời gian qua................................................61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở KHU
VỰC NÔNG THÔNG TỈNH LUÔNG PHA BANG GIAI ĐOẠN 2016-2020. .65

3.1. Quan điểm, định hướng xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn tỉnh
Luông Pha Bang đến năm 2020.......................................................................65
3.1.1. Các quan điểm cơ bản xề XĐGN..........................................................65
3.1.2. Phương hướng xoá đói giảm nghèo.......................................................66
3.1.3. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo................................................................67
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông
thôn tỉnh Luông Pha Bang...............................................................................69
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững............................69
3.2.2. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn
theo hướng sản xuất hàng hoá.........................................................................69
3.2.3. Nhóm giải pháp hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nghèo
phát triển sản xuất...........................................................................................70
3.2.4. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội.........................81
3.2.5. Nâng cao vai trò tổ chức, quản lý, thực hiện các chương trình xóa đói
giảm nghèo của các cấp chính quyền..............................................................84
3.2.6. Đấu tranh chống các tệ nạn xã hội........................................................86
3.2.7. Các giải pháp khác................................................................................87
3.3. Một số kiến nghị.........................................................................................87
KẾT LUẬN............................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT
CHDCND
CNH
CTMTQG-GN
DS-KHHGĐ

DTTS
ĐBKK
ESCAP
GDP
GINI
HĐH
HPI
IMF
KHKT
KTXH
NN
NSNN
QĐ-TTg
TW
UBND
UN
USD
XĐGN
WB
WHO

: Bảo hiểm y tế
: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
: Công nghiệp hóa
: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
: Dân số và kế hoạch hóa gia đình
: Dân tộc thiểu số
: Đặc biệt khó khăn
: Uỷ ban Kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương
: Tổng sản phẩm quốc nội

: Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập
: Hiện đại hóa
: Chỉ số nghèo khổ tổng hợp
: Qũy tiền tệ Quốc tế
: Khoa học kỹ thuật
: Kinh tế xã hội
: Nông nghiệp
: Ngân sách Nhà nước
: Quyết định Thủ tướng Chính phủ
: Trung ương
: Uỷ ban Nhân dân
: Liên hiệp quốc
: Đồng đô la Mỹ
: Xóa đói giảm nghèo
: Ngân hàng Thế giới
: Tổ chức Y tế Thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1.

Xếp hạng GDP bình quân tính theo đầu người năm 2014 của các quốc
gia giàu nhất và nghèo nhất.................................................................10

Bảng 2.1:

GDP và tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011-2015................................28

Bảng 2.2:


Cơ cấu GDP phân theo ngành..............................................................29

Bảng 2.3:

Thu nhập bình quân đầu người/năm theo vùng( năm 2011-2015).......31

Bảng 2.4:

Tình hình biến động dân số và lao động khu vực nông thôn...............32


Bảng 2.5:

Tình hình nghèo đói theo khu vực (đầu năm 2015).............................37

Bảng 2.6:

Tình hình nghèo đói theo dân tộc (2011 – đầu 2015)..........................39

Bảng 2.7:

Số huyện, xã, làng nghèo của Luông Pha Bang...................................41

Bảng 2.8:

Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng giữa 5 nhóm người................42

Bảng 2.9:

Tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên..............................................44


Bảng 2.10: Cơ cấu hộ đói nghèo chia theo nguyên nhân chủ quan trực tiếp (kết quả
điều tra đói nghèo năm 2015)..............................................................47
BIỂU
Biểu 1.1:

Các yếu tố góp phần XĐGN ở Campucia 2004-2011..........................20

Biểu 2.1:

Tỷ lệ hộ nghèo đói qua từng thời kỳ của tỉnh Luông Pha Bang............36

Biểu 2.2:

Thu nhập và chi tiêu cho đời sống người/tháng (2014 đầu năm 2015)
của 5 nhóm dân cư..............................................................................43


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

Somsy herjerkhou

Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở khu vực
nông thôn, tỉnh luông pha bang đến
năm 2020
Chuyên ngành: kế hoạch phát triển

Ngời hớng dẫn khoa học:
Pgs.ts. nguyễn tiến dũng


Hà nội - 2015


i

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đói nghèo
Trong chương này, tác giả trình bày khái niệm về đói nghèo, các tiêu chí xác
định chuẩn nghèo dưới hai cách tiếp cận; cách tiếp cận của thế giới và cách tiếp cận
của Lào. Kết quả của những nghiên cứu này đã có rất nhiều những quan niệm, cách
tiếp cận nghèo khổ khác nhau. Nhìn chung; cách tiếp cận của thế giới với vấn đề đói
nghèo là nghèo khổ đa chiều còn cách tiếp cận của Lào chủ yếu là nghèo khổ về
hiện vật chẳng hạn như thiếu ăn, ở, thu nhập…và chỉ tiêu đánh giá chuẩn nghèo chủ
yếu là chỉ tiêu về thu nhập. Trong thời gian tới Lào cần phải đổi mới cách tiếp cận
đói nghèo theo cách tiếp cận đa chiều để thấy rõ hơn mức độ nghèo khổ của người
dân.
Nêu ra được các nhân tố tác động đến đói nghèo chủ yếu từ ba nhóm nhân tố
như: nhân tố từ Nhà nước, nhân tố từ chính người nghèo và nhân tố từ điều kiện
thiên nhiên. Đồng thời trình bày được các lý thuyết và kinh nghiệm xóa đói giảm
nghèo của một số nước trong khu vực và một số tỉnh trong nước và rút ra được bài
học chung cho tỉnh Luông Pha Bang trong thời gian tới.
Chương 2: Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực
nông thôn Luông Pha Bang trong những năm qua
Trong chương này, tác giả tổng quát các đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh
Luông Pha Bang và đưa ra các mặt khó khăn và thuận lợi. Phân tích hiện trạng,
nguyên nhân đói nghèo của các hộ dân và công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực
nông thôn trong thời gian qua.
Qua nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân nghèo và công tác XĐGN ở

nông thôn Luông Pha Bang có thể rút ra kết luận như sau:
Về đặc trưng:
Đối tượng nghèo đói chính ở nông thôn Luông Pha Bang là đồng bào DTTS
tại chỗ, tập trung chính ở các huyện biên giới, huyện vùng cao dọc theo sông Nậm


ii

Xeng. Mức độ nghèo so với chuẩn nghèo quốc gia là khá lớn. Vì vậy cần phải tập
trung giải quyết dứt điểm nghèo lương thực, đồng thời tìm cách nâng cao mức
hưởng thụ các dịch vụ công cộng.
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến nghèo đói ở nông thôn Luông Pha Bang
là người nghèo còn thiếu vốn để sản xuất, thiếu rất nhiều phương tiện sản xuất,
trong đó quan trọng nhất là phương pháp và kinh nghiệm phát triển kinh tế. Đồng
thời; vấn đề lười biếng, nghiện ma túy….cũng được coi là một trong những nguyên
nhân khó nan giải nhất.
Về xu hướng:
Xu hướng rõ rệt nhất, thành công nhất chính là đã giảm nhanh tỷ lệ hộ đói
nghèo. Trong 5 năm đã giảm hộ nghèo từ 13.237 năm 2011 xuống còn 5.393 hộ đầu
năm 2015, chiếm 7,08% tổng số hộ năm 2015 trên toàn tỉnh còn ở khu vực nông
thôn đã giảm từ 10.285 hộ năm 2011 xuống còn 4.745 hộ đầu năm 2015, chiếm
12,74% tổng số hộ trong khu vực. Do khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, số
dân di cư tự do ngày càng nhiều và một số chính sách, động lực XĐGN đã tỏ ra ít
hiệu quả hơn so với thời gian ban đầu. Đáng chú ý là tốc độ giảm nghèo của các hộ
đồng bào DTTS chỉ bằng một nửa tốc độ giảm nghèo của các hộ Lào Lum và còn
có rất nhiều các hộ không thuộc diện nghèo đang có nguy cơ trở thành hộ nghèo vì
thực chất họ cũng phải sống trong các khu vực ĐBKK và thu nhập của các họ trên
thực tế cũng rất sát với chuẩn nghèo. Như vậy, Tỉnh phải có các biện pháp XĐGN
hữu hiệu để khắc phục những thực trạng trên.
Chương 3: Giải pháp tăng cường xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn tỉnh

Luông Pha Bang đến năm 2020.
Trong chương này, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở
khu vực nông thôn Luông Pha Bang đến năm 2020. Trên thực tế có rất nhiều giải
pháp XĐGN, mỗi địa phương cần phải chọn ra những giải pháp phù hợp nhất với
điều kiện, mục đích của địa phương mình. Qua phân tích thực trạng, nguyên nhân
nghèo đói và công tác XĐGN ở Luông Pha Bang trong những năm qua, tác giả đưa


iii

một số giải pháp cơ bản nhằm XĐGN ở khu vực nông thôn Luông Pha Bang như
sau:
Nhóm giải pháp hướng dẫn hỗ trợ người nghèo:
Đây là giải pháp đầu tư trực tiếp vào người nghèo thông qua 2 cách, hướng
dẫn và hỗ trợ:
Hướng dẫn người nghèo cách thức làm ăn mới với những kỹ thuật canh tác
hiện đại hơn, phù hợp với thực tế hiện nay và đem lại hiệu quả cao hơn. Hướng dẫn
người nghèo chuyển đổi những ngành nghề mới.
Hỗ trợ người nghèo những tư liệu sản xuất thiết yếu như đất đai, vốn, khoa
học kỹ thuật và những nhu cầu thiết yếu khi họ gặp những biến cố rủi ro trong cuộc
sống.
Ưu điểm của giải pháp: Đây là cách đầu tư trực tiếp nên hiệu quả của đầu tư
là rất nhanh và ít bị lãng phí. Giải pháp này rất phù hợp với những người nghèo
thường xuyên bị đói, những người gặp biến cố rủi ro và đồng bào DTTS ở vùng sâu,
vùng xa.
Hạn chế của giải pháp: Đây là giải pháp ngắn hạn, mang tính cá thể, khó
thực hiện trên diện rộng, ít tính bền vững. Nếu không cẩn thận giải pháp sẽ có tác
dụng phụ, làm cho người nghèo có tính trông chờ, ỷ lại, tư tưởng thích nghèo để
Nhà nước hỗ trợ.
Nhóm giải pháp tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo

Giải pháp này tạo môi trường thuận lợi về cơ sở hạ tầng, về các dịch vụ công
cộng để họ có thể hòa nhập với cộng đồng. Đây được coi là giải pháp xóa đói giảm
nghèo bền vững và lâu dài.
Nhóm giải pháp thứ hai này có ưu điểm và nhược điểm ngược lại với nhóm
giải pháp thứ nhất, cho nên hai nhóm giải pháp này không thể tách rời nhau. Nếu
chỉ có nhóm thứ nhất mà không có nhóm thứ hai thì XĐGN không triệt để, không
bền vững. Nếu chỉ có nhóm thứ hai mà không có nhóm thứ nhất thì người nghèo
không thể nắm bắt được những thuận lợi mà Chính phủ tạo ra cho họ. Thậm chí họ
ngày càng tụt hậu hơn so với cộng đồng bởi vì cùng sống trong một môi trường


iv

thuận lợi thì người giàu và khá giả sẽ có khả năng nắm bắt những cơ hội này tốt hơn
rất nhiều so với người nghèo. Tất nhiên tùy từng địa phương, tùy từng thời điểm mà
phải cân nhắc sử dụng hai nhóm giải pháp này sao cho linh hoạt.
Ngoài hai giải pháp trên, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp khác như:
Tăng trưởng kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững; Đẩy mạnh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá; Nâng
cao vai trò tổ chức, quản lý, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo của các
cấp chính quyền; Đấu tranh chống các tệ nạn xã hội.


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

Somsy herjerkhou

Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở khu vực
nông thôn, tỉnh luông pha bang đến

năm 2020
Chuyên ngành: kế hoạch phát triển

Ngời hớng dẫn khoa học:
Pgs.ts. nguyễn tiến dũng

Hà nội - 2015


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Xoá đói, giảm nghèo trở thành vấn đề toàn cầu, nghèo đói đã và đang diễn ra
trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt là ở các nước lạc hậu,
chậm phát triển, kể cả các nước đang phát triển và nước giàu có; nghèo đói đang là
vấn đề nhức nhối, thách thức đối với sự phát triển hay tụt hậu của một quốc gia.
Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước Lào hết
sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ (2006-2011) đã khẳng định: “Việc
tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo ngay trong từng bước đi và
trong suốt quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”. Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ (2011-2015) tiếp tục nhấn mạnh quan điểm đó.
Đất nước Lào đã thực hiện công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội toàn
diện được hơn 20 năm. Sự nghiệp đổi mới đã đem lại nhiều thay đổi mọi mặt đời
sống kinh tế xã hội của đất nước trong đó đáng chú ý nhất là tỷ lệ đói nghèo ngày
càng giảm nhanh. Lào đã giành nhiều chương trình ưu tiên cho thúc đẩy phát triển
kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với xoá đói giảm nghèo tích cực
và bền vững đáp ứng mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và

văn minh". Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách xoá đói giảm nghèo như xây dựng chính sách phát triển toàn diện kinh tế xã
hội nông thôn; thực hiện chiến lược phát triển cho từng vùng, miền; đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; ưu tiên tín dụng các nguồn vốn cho xoá đói giảm
nghèo, thiết lập nguồn vốn vay cho người nghèo. Nhờ có sự quan tâm đầu tư trên, tỷ
lệ đói nghèo của Lào đã giảm qua các năm, bình quân mỗi năm giảm từ 2 đến 3%.
Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo của khu vực nông thôn Lào, đặc biệt là ở miền núi vùng
cao, vùng sâu vùng xa còn khá cao. Sự bất cập và phân hoá giàu nghèo đang có xu
hướng diễn ra và tăng nhanh trong cộng đồng dân cư. Đời sống nhân dân miền núi,
đặc biệt là miền núi vùng cao đang còn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất và


2

điều kiện phát triển đều thiếu thốn, người dân chưa được tiếp cận nhiều với sự đổi
mới của đất nước, cơ chế chính sách áp dụng và tạo điều kiện cho sự phát triển xoá
đói giảm nghèo ở đây còn hạn chế.
Quán triệt quan điểm của Đảng, trong những năm qua Luông Pha Bang đã
luôn quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo trong suốt quá trình phát triển, thực
hiện nhiều chính sách và nhiều dự án xoá đói, giảm nghèo mang lại hiệu quả thiết
thực, với sự nỗ lực của các ngành, các cấp và bản thân của các hộ nghèo đã phấn
đấu góp phần hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 15,8%, năm 2010 giảm xuống còn
7,08%, vào năm 2014 (theo tiêu chí mới), và dự kiến tỷ lệ trên sẽ chỉ còn 3,85% vào
cuối năm 2015. Tuy nhiên, hộ thoát nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái đói
nghèo còn cao, số lượng hộ nghèo còn lớn đặc biệt là 8 huyện ở miền núi chẳng
hạn như huyện Phonethong tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tới 34,51%, huyện
Phonexay tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tới 18,87%,......Vấn đề xóa đói giảm nghèo bền
vững để đạt được mục tiêu của tỉnh đề ra (đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo xuống còn
3,32%, xã đặc biệt khó khăn có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu, 100% hộ nghèo được
tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ xã hội cơ bản) là cực kỳ khó khăn. Vì vậy việc phân

tích, đánh giá đồng thời nghiên cứu đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm xóa đói
giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các huyện miền núi trong
những năm tới là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề xóa đói
giảm nghèo của cả nước, tỉnh Luông Pha Bang nói chung và miền núi Luông Pha
Bang nói riêng trong quá trình hội nhập và phát triển, tác giả chọn vấn đề “Giải
pháp Xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn tỉnh Luông Pha Bang đến năm
2020” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về các hoạt động trong quá trình
xóa đói giảm nghèo, luận văn hướng tới những mục đích cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa được các cơ sở lý luận về đói nghèo.
- Đánh giá được thực trạng đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo hiện tại của
khu vực nông thôn tỉnh Luông Pha Bang.


3

- Từ đó luận văn sẽ đề xuất được định hướng giải pháp phù hợp tấn công đói
nghèo của khu vực nông thôntỉnh Luông Pha Bang trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đói nghèo ở khu vực nông thôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Luông
Pha Bang trong đó tập trung chủ yếu 8 huyện nghèo ở khu vực nông thôn.
+ Về thời gian nghiên cứu: các nguồn dữ liệu liên quan đến đề tài được thu

thập từ năm 2011-2015. Số liệu điều tra hộ, các cá nhân được thu thập trong năm
2015. Các giải pháp đề xuất có thể áp dụng cho các năm từ 2016-2020.
+ Về nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng đói
nghèo, nguyên nhân đói nghèo ở khu vực nông thôn tỉnh Luông Pha Bang đồng thời
đề xuất các giải pháp kiến nghị trong giai đoạn 2016-2020.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích thực trạng đói nghèo của các huyện ở khu vực nông thôn Luông
Pha Bang chúng tôi sử dụng các phương pháp: thống kê mô tả để mô tả thực trạng;
phương pháp so sánh để thấy những tác động của các chính sách trong phạm vi thời
gian nghiên cứu, so sánh được hiệu quả của công cuộc XĐGN ở các thời kỳ khác
nhau và so sánh được mức độ đói nghèo của từng khuv vực khác nhau từ đó đưa ra
được các giải pháp phù hợp với điều kiện của các vùng. Ngoài ra, chúng ta còn sử
dụng các phương pháp dự báo để có thể đưa ra một phương án có tính khả thi trong
tương lai gần.
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ:
Phòng Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo tỉnh Luông Pha Bang; nguồn dữ
liệu thu thập từ bên ngoài: Cục thống kê, phòng thống kê tỉnh Luông Pha Bang và
các dữ liệu khác như: các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá
nhân và tổ chức, IMF, WTO…..và nguồn dữ liệu từ các trang mạng.


4

+ Nguồn dữ liệu sơ cấp
Luận văn tiến hành lấy ý kiến từ các cá nhân thông qua bảng câu hỏi điều tra.
Đối tượng được điều tra là các hộ trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang đặc biệt là ở 8
huyện miền núi có tỷ lệ nghèo đói cao. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành thăm dò lấy ý

kiến từ phía các cá nhân là những chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, đặc biệt
là các cán bộ trong văn phòng phòng Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo
tỉnh Luông Pha Bang, các chính quyền ở các xã nông thôn.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Các dữ liệu định tính sẽ được thu thập từ các cuộc phỏng vấn cá nhân, nội
dung được ghi lại thông qua phần mềm Microsoft Office Word.
+ Các dữ liệu định lượng sẽ được thu thập từ các phiếu điều tra. Sau khi
được kiểm tra và làm sạch, các dữ liệu sẽ được thực hiện trên chương trình phần
mềm Excel để thống kê và phân tích làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục
tiêu nghiên cứu.
5. Tình hình nghiên cứu đề tài

Xoá đói giảm nghèo là một hiện tượng rất phổ biến, nó đã được Đảng và
Nhà nước Lào, các nhà khoa học, các nhà quản lý… quan tâm nghiên cứu ở
nhiều góc độ khác nhau.
Cho đến nay ở Lào đã có một số công trình nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp
đề cập đến vấn đề xoá đói giảm nghèo, trong đó có các công trình như:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm
nghèo ở Lào.
- Mr. Oivin, Mr. Leonell, Mr. Ifcudino (Nhóm tác giả ở Liên Hiệp Quốc)
(1995) Phát triển vùng miền núi dân tộc ít người (gồm 8 tỉnh trong đó có tỉnh
Luông Pha Bang). Các tác giả đã đề cập đến vấn đề đầu tư về cơ sở hạ tầng, về
giáo dục và y tế ở các vùng dân tộc miền núi; nêu lên mối quan hệ phân cấp tài
chính địa phương trong công tác xoá đói giảm nghèo qua hệ thống phân phối
ngân sách.
- Luận văn thạc sĩ của Sổm Phết Khăm Ma Ni: Thực trạng và giải pháp


5


xoá đói giảm nghèo ở tỉnh BOLIKHĂMXAY nước CHDCND Lào, Học viện
Chính trị quốc gia HCM, 2002.
- Luận văn thạc sĩ của Kẹo Đa La Kon Sou Ri Vông: Xoá đói giảm nghèo
ở tỉnh Sê Kông CHDCND Lào, thực trạng và giải pháp; Học viện Chính trị quốc
gia HCM, 2005.
- Ngân hàng Thế giới (2004), Đói nghèo và bất bình đẳng ở Lào.
Các công trình nghiên cứu và bài viết trên đây đã đề cập đến xoá đói giảm
nghèo dưới các góc độ và khía cạnh khác nhau cả về lý luận và thực tiễn, nhưng
chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề đói nghèo ở khu vực nông
thôn tỉnh Luông Pha Bang. Chính vì vậy, đây là vấn đề cần được nghiên cứu.
6. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu luận văn gồm có 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH LUÔNG PHA BANG TRONG NHỮNG NĂM
QUA
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở
KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH LUÔNG PHA BANG GIAI ĐOẠN 2016-2020


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI

1.1. Quan niệm về nghèo đói và tiêu chí xác định chuẩn nghèo
1.1.1. Quan niệm về nghèo đói
Theo cách tiếp cận của thế giới
Cho đến nay, khái niệm về đói nghèo chưa hề có sự thay đổi, mặc dù chưa có

định nghĩa chính thức, tuy nhiên nhiều quan niệm về đói nghèo hiện đang được các
quốc gia thừa nhận:
Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia
hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không đủ ăn, đủ mặc, không
được đi học, không được đi khám, không có đất đai để tròng trọt hoặc không có
nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có
nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị lioaj trừ của các cá nhân, hộ gia đình
và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc
trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an
toàn” (Tuyên bố Liên hiệp quốc, 6/2008, được các lãnh đạo của các tổ chức UN
thông qua).
Tại Hội nghị về chống đói nghèo do Uỷ ban Kinh tế Xã hội khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các
quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: “Nghèo khổ là tình trạng một bộ
phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà
những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập
quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”.
Ở khái niệm về nghèo khổ trên, cần xem xét ba vấn đề sau:
(i) Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn ở, mặc, y tế, giáo dục, văn
hoá, đi lại và giao tiếp xã hội.
(ii) Nghèo khổ thay đổi theo thời gian: Thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi theo


7

thời gian, kinh tế càng phát triển, thì nhu cầu cơ bản của con người cũng sẽ thay đổi
theo và có xu hướng ngày một cao hơn.
(iii) Nghèo khổ thay đổi theo không gian: Thông qua định nghĩa này đã chỉ
cho chúng ta thấy rằng hiện tại thì chưa nhưng trong tương lai sẽ có chuẩn nghèo
chung cho tất cả các nước, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các

quốc gia, từng vùng. Xu hướng chung là các nước đang phát triển ngưỡng đo nghèo
đói ngày càng cao.
Theo Amarta Kumar Sen, nhà kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel Kinh tế):
để tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; dưới mức
tối thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn.
Các khía niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà
chính trị và các học giả cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng
nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản của con người.
Vì vậy, Những quan niệm về đói nghèo nêu trên có thể cho chúng ta thấy
rằng quan niệm của thế giới về đói nghèo là nghèo đa chiều và phản ánh dưới ba
khía cạnh chủ yếu sau:
+ Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
+ Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho
con người.
+ Thiếu cơ hội lựa chọn, năng lực và sự tham gia vào quá trình phát triển
của cộng đồng.
Theo cách tiếp cận của Lào
Dựa vào những khái niệm chung do các tổ chức quốc tế đưa ra và căn cứ vào
thực trạng kinh tế - xã hội ở Lào, trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá
đói, giảm nghèo đến năm 2020, Lào thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do
Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức
tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993 và khái niệm của Liên hiệp quốc đưa ra.
Đồng thời, cũng đưa ra khái niệm đói nghèo như sau: Nghèo được hiểu là vấn đề


8

không đảm bảo được nhu cầu thiết yếu cơ bản về sinh hoạt hàng ngày như: thiếu
lương


thực

(chất

lượng

khẩu

phần

thức

ăn

thấp

dưới

2100

kg/ca/oly/ngày/người); thiếu mặc; lối sống không ổn định, không có khả năng
tiếp cận về giáo dục, y tế và điều kiện đi lại gặp khó khăn.
Vấn đề đói nghèo ở Lào còn được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như hộ
gia đình, xã, huyện, vùng... do đó bên cạnh các khái niệm nghèo đói ở trên, Lào còn
có một số khái niệm sau:
Đói: là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Hay
có thể nói đói là một nấc thấp nhất của nghèo. Đó là những hộ dân cư hàng năm
thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộng đồng và không

có khả năng chi trả cộng đồng.
Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần
của nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung
bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
(i) Nhu cầu thiết yếu gồm 3 yếu tố: ăn, mặc, ở.
(ii) Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm 5 yếu tố: văn hoá, giáo dục, y tế, đi lại,
giao tiếp.
Hộ nghèo: Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn
nghèo. Trong hộ nghèo, lại có hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, đây là các hộ
gia đình dân tộc sống vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa có mức thu nhập
thấp hơn chuẩn nghèo. Các hộ này còn tồn tại "phong tục tập quán sản xuất mang
nặng tính tự nhiên hái lượm" chủ yếu phát lương làm rẫy và không có điều kiện tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở
hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, nước sạch... trình độ dân trí thấp, tỷ
lệ mù chữ cao.
Xã đặc biệt khó khăn: Xã đặc biệt khó khăn là xã đáp ứng 5 tiêu chí sau. Vị
trí địa lý của xã ở xa trung tâm KT - XH, xa đường quốc lộ, giao thông đi lại khó


9

khăn. Môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân chí thấp, còn nhiều tập tục lạc
hậu. Trình độ sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, công cụ thô
sơ. Hạ tầng cơ sở chưa phát triển, chưa đủ các công trình thiết yếu như: điện, đường
giao thông, trường học, trạm xá, nước sạch, chợ xã. Đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn, thiếu thốn, mức sống thấp.
Vùng nghèo: Là địa bàn tương đối rộng nằm ở những khu vực khó khăn hiểm
trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao và mức sống dân
cư thấp hơn so với mức sống chung của cả nước, trong cùng một thời điểm.

Như vậy, Theo quan điểm này thì chúng ta có thể thấy rằng Lào chưa tiếp
cận vấn đề đói nghèo theo chiều sâu, nó tập trung chủ yếu về nghèo đói về vật chất
chẳng hạn như: thu nhập và chi tiêu.

1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo
Theo quan điểm của thế giới
* Chỉ tiêu thu nhập
Thu nhập bình quân theo đầu người là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh được
quy mô, trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân trong một nước.
Hiện nay trên thế giới tồn tại hai phương pháp tính toán chủ yếu của WB.
- Phương pháp Atlas (phương pháp theo tỉ giá hối đoái): WB phân ra làm 6
loại nước (là mức thu nhập năm 1990) như sau:
+ Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu.
+ Từ 20.000 đến dưới 25.000 USD/người/năm là nước giàu.
+ Từ 10.000 đến dưới 20.000 USD/người/năm là khá giàu.
+ Từ 2.500 đến dưới 10.000 USD/người/năm là nước trung bình.
+ Từ 500 đến 2.500 USD/người/năm là nước nghèo.
+ Dưới 500USD/người/năm là nước cực nghèo.
Theo phương pháp trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nước nào là
nước giàu nhất và nước nào là nước nghèo nhất. Sau đây là bảng xếp hạng GDP
bình quân tính theo đầu người năm 2014 theo nguồn của IMF (tính theo thời giá
hiện tại):


10

Bảng 1.1. Xếp hạng GDP bình quân tính theo đầu người năm 2014 của các

quốc gia giàu nhất và nghèo nhất
TT


Quốc gia

GDP/người năm 2014 (USD)

1

Luxembourg

116.752

2

Nauy

99.295

3

Qatar

94.744

4

Thụy sĩ

84.344

5


Úc

62.822

6

Danemark

61.885

7

Thụy điển

57.557

8

Singapor

56.113

9

Hoa Kỳ

54.678

10


Ailen

50.006

150

Lào

1.645

197

Malavi

250,4
Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế của IMF năm 2014

Từ bảng 1.1. trên chúng ta thấy rằng Luxembourg là nước giàu nhất với
GDP/người là 116.752 USD; Malavi là nước nghèo nhất (cực nghèo) với
GDP/người/năm là 250,4 USD năm 2014. Lào nằm trong nhóm các nước nghèo với
GDP/người/năm là 1.645 USD năm 2014.
Trên bảng xếp hạng những nước có GDP/người cao thường là những nước
nhỏ, không nằm trong số các quốc gia có GDP cao. Trung Quốc tuy đứng thứ nhì
bảng xếp hạng các nước có GDP “khủng” nhất với 11.285 tỷ USD, nhưng lại không
suất hiện trên bảng xếp hạng 10 nước có GDP/đầu người cao nhất. Vì vậy, có thể
nói nền kinh tế nước này vẫn còn lâu mới thực sự giàu có.
Tuy nhiên theo phương pháp trên, việc chuyển đổi thường bị sai lệch không
phản ánh được tính ngang giá của sức mua. Do đó từ đầu thập niên 90 của thế kỷ
XX, Liên hợp quốc (UN) đã đề ra phương pháp tính bình quân thu nhập mỗi nước

theo sức mua tương đương (PPP).


11

- Phương pháp sức mua tương đương (PPP): Đây là phương pháp được sử
dụng rộng rãi so sánh chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người giữa các nước, nhằm đưa
ra chỉ tiêu định lượng so sánh giữa các nước bằng cách đưa đồng tiền của mỗi nước
về một đơn vị đo lường thống nhất đồng USD. WB sau nhiều cuộc điều tra trên toàn
cầu đã đưa ra ngưỡng nghèo chung (theo PPP). Đối với các nước thu nhập thấp: < 1
USD/ngày. Đối với các nước thu nhập trung bình thấp: <2 USD/người/ngày.
Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế như: Liên Hiệp quốc, Ngân
hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), thì số người có mức
thu nhập dưới 1 USD/1 ngày ở khu vực Châu á giảm nhanh (từ năm 1990 đến
năm 2002 đã giảm 223 triệu người) dẫn đầu các khu vực trên thế giới về xoá đói
giảm nghèo, dự kiến vào năm 2015 số người nghèo ở đây sẽ giảm 690 triệu
người còn 150 triệu người.
* Chỉ tiêu dinh dưỡng
Nhu cầu về dinh dưỡng là nhu cầu cơ bản và tối thiểu của con người để tồn
tại, hoạt động và tái tạo sức lao động. Chỉ tiêu cơ bản nhất về lượng dinh dưỡng đưa
vào cơ thể là lượng calo tiêu dùng hàng ngày. Để xây dựng một ngưỡng nghèo cần
phải xác định nhu cầu tiêu dùng của toàn bộ dân số. Lượng dinh dưỡng 2.100 kcalo
mà tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra dựa trên nhiều lần đánh giá, kiểm nghiệm.
Ngưỡng nghèo hay mức nghèo, là mức chi dùng tối thiểu, được xác định
như tổng số tiền chi cho giỏ tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng
tối thiểu lương thực, thực phẩm và đồ dùng cá nhân cần thiết bảo đảm cuộc sống và
sức khỏe một người ở tuổi trưởng thành và các khoản chi bắt buộc khác. WB xây
dựng ngưỡng nghèo trên cơ sở xác định nhu cầu tiêu dùng về lương thực của con
người. Cụ thể:
- Ngưỡng nghèo thứ nhất: Là số tiền cần thiết để mua số lượng lương thực.

Lượng lương thực này phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đủ 2100 kcalo cho mỗi
người mỗi ngày, được gọi là ngưỡng nghèo lương thực.
- Ngưỡng nghèo thứ hai: Bao gồm chi tiêu cho sản phẩm lương thực và phi
lương thực gọi là ngưỡng nghèo chung.


12

Nghèo đói chịu tác động của nhiều nhân tố nên chưa thể coi hai chỉ tiêu
trên là căn cứ để đánh giá mức độ giàu nghèo của một quốc gia. Vì vậy Liên hiệp
quốc (UN) đã sử dụng chỉ số nghèo khổ tổng hợp Human Poverty Index (HPI).
Các tính HPI dành cho các nước đang phát triển HPI -1 dựa vào chỉ số phát triển
con người HDI. Giá trị HPI càng cao thì mức độ nghèo khổ càng lớn và ngược lại.
Hệ số GINI là thước đo được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu bất bình đẳng về
phân phối thu nhập, hệ số này lượng hoá được mức độ bất bình đẳng về phân phối
thu nhập, hệ số nhận giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Chỉ số này càng lớn mức độ bất
bình đẳng càng cao.
Theo quan điểm của Lào
* Chỉ tiêu thu nhập
Chỉ tiêu này được xây dựng dưới sự chủ trì của Văn phòng Chính phủ, với tư
cách là cơ quan chủ yếu của Chính phủ chịu trách nhiệm về các chương trình và
chính sách giảm nghèo. Văn phòng Chính phủ được giao nhiệm vụ đề xuất chuẩn
nghèo đô thị và chuẩn nghèo nông thôn chính thức vào đầu mỗi kỳ Kế hoạch Phát
triển Kinh tế - xã hội 5 năm và xác định tỉ lệ nghèo vào đầu kỳ. Trên cơ sở sử dụng
các chuẩn nghèo chính thức và tỉ lệ nghèo đầu kỳ kế hoạch, Văn phòng Chính phủ
và Tổng cụ thống kê chịu trách nhiệm đánh giá những thay đổi về tình hình nghèo
đói và cập nhật danh sách hộ nghèo hàng năm, sử dụng kết hợp các phương pháp từ
dưới lên gồm điều tra tại địa phương nhằm đếm số người nghèo ở cấp địa phương
(cấp xã, làng), sau đó tổng hợp và tính toán ra tỉ lệ nghèo của tỉnh và của toàn quốc.
Các chuẩn nghèo của Văn phòng Chính phủ ban đầu được tính trên cơ sở quy đổi ra

gạo, nhưng kể từ năm 2005 thì đã được tính toán theo phương pháp Chi phí cho
Nhu cầu Cơ bản. Các chuẩn nghèo chính thức không được điều chỉnh theo lạm phát
mà chỉ được chỉnh sửa theo con số thực tế với tần suất 5 năm một lần. Mục tiêu
chính của Văn phòng Chính phủ trong việc sử dụng chỉ tiêu này là nhằm xác định
các khoản phân bổ ngân sách và xác định điều kiện hưởng lợi cho các chương trình
giảm nghèo theo mục tiêu (ví dụ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo CTMTQG-GN, các dự án trợ cấp của các Tổ chức Quốc tế ).


×