Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CÁC HÌNH THỨC độc QUYỀN của CHỦ NGHĨA tư bản độc QUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.43 KB, 12 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội phát triển cao của xã hội loài
người, xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu, phát triển từ lòng xã hội phong kiến. Sau
Cách mạng Pháp thế kỷ XVIII hình thái chính trị của nhà nước tư bản chủ nghĩa
dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của
chế độ phong kiến, quý tộc và sau này lan ra khắp châu Âu và thế giới.
Như vậy, tư bản ra đời đó là một tất yếu lịch sử. Nhà nước tư bản đã trải qua
nhiều hình thái khác nhau. Theo V.I.Lênin: “Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản
xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn
tới độc quyền”. Do đó, tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát
triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước là một biến đổi quan trọng trong hệ thống quản lý và là đặc điểm
nổi bật của chủ nghĩa tư bản đương đại.
Để hiểu rõ hơn về phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền, em đã thực hiện
tiểu luận: “Các hình thức độc quyền của chủ nghĩa tư bản độc quyền”. Trên cơ sở
làm rõ những quan điểm của Mác Lenin về các hình thức độc quyền, từ đó nhận
dạng được các sự liên kết giữa các nhà tư bản độc quyền trong tình hình hiện nay.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã như trên thì đề tài phải thực hiện những nhiệm
vụ cơ bản sau đây:
1. Làm rõ quan điểm chủ nghĩa Mac Lenin về chủ nghĩa tư bản độc quyền.
2. Tìm hiểu các hình thức độc quyền và ví dụ minh họa của chúng.
Bài tiểu luận đã được hoàn thành, tuy nhiên do tầm hiểu biết còn hạn chế, nên
còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự bổ sung và góp ý của cô để bài tiểu
luận thêm hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn!

2


B. NỘI DUNG
I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền


1.Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn canh tranh tự do, Mác đã dự
báo: tích tụ và tập trung sản xuất sẽ dẫn đến sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
Đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Lê-nin đã nhận định về sự hình thành chủ
nghĩa tư bản độc quyền là do:
Một là, tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho lực lượng sản xuất của
chủ nghĩa tư bản phát triển cao, dẫn đến quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, từ đó
hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
Hai là, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã dẫn đến nâng cao năng suất lao
động, tăng tích lũy, hình thành những xí nghiệp có quy mô lớn, tạo điều kiện hình
thành các tổ chức độc quyền.
Ba là, do sự tác động bởi các quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản như:
quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, quy luật cạnh tranh…
làm thay đổi cơ cấu kinh tế của nền sản xuất tư bản theo hướng tập trung quy mô
lớn.
Bốn là, cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi tích tụ và tập trung sản xuất, đồng thời làm
phá sản những nhà sản xuất nhỏ, hoặc gia nhập những tổ chức kinh tế lớn, từ đó tạo
điều kiện cho các tổ chức độc quyền ra đời.
Năm là, những cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra thường xuyên, làm phá sản các
xí nghiệp nhỏ, thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung.
Sáu là, sự phát triển hệ thống tín dụng và thị trường chứng khoán, trở thành đòn
bẩy mạnh mẽ thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp lớn và các công ty cổ phần, có
khả năng chi phối nền kinh tế.
2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
3


a.Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Vào đầu thế kỷ XX, ở các nước tư bản phát triển như: Anh, Pháp, Mỹ, xuất
hiện những tổ chức kinh tế lớn, chi phối một số ngành như điện lực, khai khoáng,

chế tạo máy, dầu lửa, sắt thép…các tổ chức kinh tế này có quy mô lớn, nên khó bị
đánh bại trong cạnh tranh, từ đó dẫn đến sự thỏa hiệp, liên kết, để nắm giữ độc
quyền một số ngành. Như vậy, tổ chức độc quyền kinh tế là những doanh nghiệp
lớn, hoặc liên minh của các nhà tư bản lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và
tiêu thụ một hoặc một số loại sản phẩm, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.Để liên
kết giữa các nhà tư bản nhằm tạo thể độc quyền. họ có thể thực hiện dưới các hình
thức như:
- Liên kết dọc, tức liên kết giữa các nhà tư bản trong cùng ngành sản xuất,
kinh doanh.
- Liên kết ngang là liên kết giữa các nhà tư bản ở các ngành sản xuất, kinh
doanh khác nhau.
b. Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính
Khi hình thành các tổ chức độc quyền trong công nghiệp, thì đồng thời trong
ngân hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ và tập trung tư bản với quy mô lớn, dẫn đến
hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Cạnh tranh làm cho các ngân
hàng nhỏ bị phá sản, hoặc phải sát nhập vào những ngân hàng lớn, ngoài ra các tổ
chức độc quyền trong công nghiệp đòi hỏi phải có những ngân hàng lớn để đáp ứng
vốn cho nó, từ đó các tổ chức độc quyền trong ngân hàng ra đời.
Sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền lớn về ngân hàng, làm thay đổi vai trò
của ngân hàng, từ chỗ chỉ là trung gian trong thanh toán và tín dụng, đến nay đã
nắm giữ và chi phối một lựơng lớn tư bản tiền tệ, từ đó có thể chi phối, khống chế
các tổ chức độc quyền công nghiệp và các hoạt động của nền kinh tế. Trước sự chi
phối ngày càng lớn của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng, các tổ chức độc
quyền trong công nghiệp tìm cách xâm nhập vào hoạt động của ngân hàng, hoặc
4


thành lập ngân hàng riêng để huy động vốn. Quá trình liên kết giữa các tổ chức độc
quyền trong công nghiệp với các tổ chức độc quyền trong ngân hàng, đã hình thành
các tập đoàn tư bản tài chính. Lênin gọi là bọn đầu sỏ tài chính.

Các tập đoàn đầu sỏ tài chính chi phối hoạt động kinh tế thông qua chế độ tham
dự, bằng cách mua và nắm giữ cổ phiếu khống chế trong các “công ty mẹ”, tiếp
theo các công ty này lại chi phối các “công ty con”…từ đó giúp cho các tập đoàn
đầu sỏ tài chính có thể chi phối một lượng tư bản lớn hơn nhiều lần so với số vốn
của nó. Ngoài ra, tư bản tài chính còn phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, đầu cơ
bất động sản…để tăng quy mô vốn và thu lợi nhuận cao.
Các tập đoàn đầu sỏ tài chính chi phối hoạt động chính trị thông qua việc đưa
người vào bộ máy nhà nước, hoặc mua chuộc hối lộ các viên chức nhà nước, để chi
phối đường lối, chính sách của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích cho các tập đoàn tư
bản tài chính.
c. Xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản là đầu tư tư bản ra nước ngoài, nhằm thu được lợi nhuận cao
từ các nước nhập khẩu. Nguyên nhân xuất khẩu tư bản trong giai đoạn CNTB độc
quyền là do:
- Các nước tư bản phát triển và các tập đoàn tư bản tài chính lớn đã tích lũy được
một lượng lớn tư bản và có một lượng tư bản “thừa” cần đầu tư ra nước ngoài nhằm
thu lợi nhuận cao hơn so với đầu tư ở trong nước.
- Các nước còn kém phát triển thường thiếu vốn đầu tư trong khi lại có nguồn
nguyên liệu dồi dào, giá nhân công rẻ, từ đó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Xuất khẩu tư bản có thể nhà nước hoặc tư nhân thực hiện, dưới hai hình thức
chủ yếu là:
- Xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp) được thực hiện dưới hình thức tư
bản nước ngoài mua lại các doanh nghiệp của nước sở tại, đầu tư mới 100% vốn,
hoặc góp vốn cổ phần với nhà nước hoặc tư nhân của nước sở tại.
5


- Xuất khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp) là hình thức mà các tập đoàn tư bản tài
chính cho chính phủ, doanh nghiệp nước ngoài vay vốn, hoặc đầu tư vào thị trường
chứng khoán ở nước ngoài.

d. Sự phân chia thị trường thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
Khi các tập đoàn tư bản tài chính mở rộng xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, sẽ
dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các tập đoàn tư bản, từ đó đòi hỏi phải có sự phân
chia thị trường thế giới giữa các tập đoàn tư bản tài chính lớn. Thị trường của các
nước đang phát triển là nơi có nhiều tiềm năng và nguồn lực to lớn, có thể đem lại
lợi nhuận cao cho các tập đoàn tư bản tài chính, từ đó dẫn đến sự cạnh tranh quyết
liệt và phân chia lại thị trường thế giới giữa các tập đoàn tư bản tài chính lớn. Sự
phân chia thị trường thế giới giúp cho các tập đoàn tư bản tài chính củng cố vị trí
độc quyền, đảm bảo lại ích cho các tổ chức độc quyền, hạn chế thiệt hại.
e.Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
Sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền lớn, vẫn không
giải quyết được những mâu thuẫn, đồng thời do sự phát triển không đều về kinh tế,
quân sự dẫn đến thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc.
Sự phân chia lãnh thổ ngày nay, không phải bằng xâm chiếm thuộc địa như
trước đây, mà thông qua chiêu bài viện trợ kinh tế, quân sự, dẫn đến các nước kém
phát triển phải lệ thuộc vào các nước tư bản phát triển cả về kinh tế, quân sự, chính
trị, ngoại giao.
II. Các hình thức độc quyền
1 . Khái niệm tổ chức độc quyền
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung
vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm
mục đích thu được lợi nhuận độc quyền.
2. Các hình thức độc quyền

6


a. Cartel ( Các - ten )
Các - ten là hình thức tổ chức độc quyền mà các thành viên tự nguyện liên kết
theo phương thức cam kết đồng thuận. Các - ten thường sinh ra do một mục tiêu

chung là tập hợp các tổ chức và đối tượng cùng ngành nghề để có thể khống chế thị
trường bằng quyền lực kinh tế do các thành viên các - ten mang lại. Phát triển nhất
ở Đức.
Nguyên tắc của các-ten là đồng thuận và phân chia hợp lý lợi ích kinh tế. Hai
yếu tố chính của thị trường mà các-ten thường xuyên tìm cách tác động lên là giá và
số lượng. Ngoài ra còn có: thị trường tiêu thụ, thời hạn thanh toán… còn việc sản
xuất và tiêu thụ vẫn do bản thân mỗi thành viên thực hiện.
Một trong những các - ten rất nổi tiếng có thể lấy làm ví dụ là:
- OPEC, Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ. Các - ten này thường họp lại
mỗi khi có biến động giá cả dầu mỏ lớn trên các thị trường thế giới để quyết định
các nước thành viên OPEC liệu sẽ tăng hay giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu
để điều chỉnh giá trên thị trường toàn cầu. Để làm được việc này, tổng trữ lượng có
thể khai thác và xuất khẩu của các-ten OPEC chiếm tới trên 60% sản lượng toàn
cầu, tạo ra một sức mạnh mặc cả và đàm phán đáng kể với các quốc gia tiêu thụ
nhiều dầu mỏ, thường là các nước công nghiệp phát triển giàu có.
- Ý tưởng của Thái Lan về việc thành lập một hiệp hội lúa gạo các quốc gia
Đông Nam Á, một các - ten lúa gạo. Tháng 8/2012, thư ký thường trực Bộ Thương
mại Thái lan, Yanyong Phuangrach, đã thông báo rằng 5 nước sản xuất khẩu trong
khu vực đông nam Á (ASEAN) đã bắt tay thành lập Liên minh Lúa gạo vào cuối
năm. Trong số những nước nhất trí đề xuất có Thái Lan, Việt Nam, Campuchia,
Myanamar và Lào, với tổng sản lượng lúa gạo khoảng 63 triệu tấn, và xuất khẩu
khoảng 19 triệu tấn mỗi năm, chiếm khoảng 56% tổng mậu dịch toàn cầu (khoảng
34 triệu tấn).

7


Tuy nhiên, triển vọng các - ten lúa gạo trở nên ngày càng khó khăn vì vấp phải
sự nghi ngờ và chỉ trích. Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan cho biết giá
tăng 10% mỗi năm sẽ không thể được chấp nhận bởi các nước nhập khẩu trong khu

vực như Philippine và Indonesia, bởi họ sẽ nỗ lực tăng đầu tư vào sản xuất trong
nước hơn là phụ thuộc vào nhập khẩu. Chuyên gia thực phẩm của ADB, Lourdes
Adriano, thì cho rằng các - ten gạo sẽ không hoạt động lâu dài bởi mỗi nước xuất
khẩu gạo sẽ phải cạnh tranh với những nước khác để bán thêm gạo, không giống
mối quan hệ giữa những nước sản xuất dầu. Ngoài ra, một các - ten gạo có thể là trở
ngại lớn hơn trong Hiệp hội Thương mại Thế giới (WTO), bởi việc tạo ra một các ten độc quyền của các nước xuất khẩu gạo là không được phép.
b. Syndicate ( Xanh – đi - ca )
Xanh – đi - ca là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc lưu thông, tiêu
thụ sản phẩm do một ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công
việc độc lập của mỗi thành viên. Hình thức này phát triển nhất ở Pháp.
Mục đích của họ là thống nhất đầu mối bán, mua để bán hàng hóa với giá đắt
và mua nguyên liệu với giá rẻ.
c. Trust ( Tơ - rớt )
Tờ - rớt là một hình thức độc quyền cao hơn các - ten và xanh – đi - ca, nhằm
thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài chính đều do một ban quản trị quản lý,
điều hành. Các nhà tư bản tham gia Tờ - rớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận
theo giá trị cổ phần đóng góp và hiệu quả kinh doanh.
Tờ - rớt đánh dấu bước ngoại về hình thức vận động của quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Mĩ là sự hình thành các Tờ - rớt khổng lồ với những tập đoàn tài
chính giàu sụ.
d. Consortium ( Công – xooc – xi - om )
Công - xooc - xi - om có nghĩa gần giống như hiệp hội hay liên đoàn, có nguồn
gốc ở từ consors có nghĩa là người sở hữu của các phương tiện hay đồng đội. Công
8


– xóoc – xi – om là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các
hình thức độc quyền trên. Nó có khả năng chi phối và ảnh hưởng đến nền kinh tế
của một nước.
Một công - xooc - xi - om là sự liên kết của hai hay nhiều các cá nhân (thuật

ngữ pháp lý là thể nhân), công ty, trường đại học, hoặc chính quyền (hoặc bất kỳ tổ
hợp nào của các thực thể pháp lý này) với mục đích tham dự vào các hoạt động
chung hoặc đóng góp các tài nguyên của mình để đạt được mục tiêu chung. Mỗi bên
tham gia vẫn duy trì tư cách pháp nhân riêng biệt của mình và nhờ thế, việc kiểm
soát của công - xooc - xi - om đối với mỗi bên tham gia nói chung bị giới hạn trong
các hoạt động tham dự vào các nỗ lực chung, cụ thể là phân chia lợi nhuận.
Một công - xooc - xi - om được tạo lập ra bởi hợp đồng, trong đó miêu tả quyền
lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên. Ví dụ:
- Các công - xooc - xi - om nói chung là phổ biến trong các lĩnh vực phi lợi nhuận.
Five Colleges, Inc. (Massachusetts) là một trong những công - xooc - xi - om lâu
đời và thành đạt nhất tại Mỹ. Các bên tham gia vào Five Colleges, Inc. là: Đại học
Amherst, Đại học Hampshire, Đại học Mount Holyoke, Đại học Smith, và Đại học
tổng hợp Massachusetts Amherst. Một ví dụ khác về công - xooc - xi - om thành đạt
là năm trường đại học ở Ohio: Đại học Oberlin, Đại học tổng hợp Ohio Wesleyan,
Đại học Kenyon, Đại học Wooster và Đại học tổng hợp Denison. Các công - xooc xi - om này sử dụng các tài nguyên của các thành viên như trong việc chia sẻ các tài
sản vật chất và nguồn nhân lực cũng như liên kết các tài nguyên kinh điển và quản
lý hành chính.
- Công - xooc - xi - om để thu lợi nhuận là Airbus Industrie ("Airbus"). Được lập ra
năm 1970, Airbus là một trong những nhà sản xuất máy bay dân dụng hàng đầu thế
giới. Airbus do Công ty vũ trụ và phòng thủ hàng không châu Âu (EADS) (sở hữu
80%) và British Aerospace (sở hữu 20%) lập ra. EADS tự bản thân nó là sự hợp thành
củaAérospatiale - Matra của Pháp, Daimler - Chrysler Aerospace của Đức, và
Construcciones Aeronáuticas của Tây Ban Nha, mà nguyên thủy là các đối tác
9


riêng biệt trong công - xooc - xi - om, sở hữu tương ứng 37,9%, 37,9% và 4,2% cổ
phần trong Airbus. Địa vị pháp lý của Airbus như là một công – xooc – xi - om có
nghĩa là lợi nhuận (hay khoản thua lỗ) được tích lũy cho các công ty đối tác thể
hiện cho các lợi ích của họ. Công việc cũng được phân bổ trên cùng nguyên lý như

lợi nhuận (hay thua lỗ).
Một ví dụ khác của công – xooc – xi - om thu lợi nhuận là khi các nhóm ngân
hàng hợp tác với nhau để cho vay tiền (các khoản vay mà một ngân hàng sẽ rất
khó để thực hiện do lượng tiền lớn cũng như thời hạn kéo dài và rủi ro cao).
e. Conglomerate (Công – gô – lô – mê - rát )
Công - gô-lô-mê-rát (tiếng Việt gọi tổng quát là Tập đoàn) là một hệ thống liên
kết của hai hay nhiều công ty có lĩnh vực kinh doanh khác nhau tạo thành một cấu
trúc công ty có quy mô quản lý lớn và phức tạp. Công – gô – lô – mê - rát là liên
minh độc quyền mang tính quốc tế, nó hoạt động và chi phối ở nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực khác nhau và ảnh hưởng đến nhiều nước. Ý nghĩa tập đoàn có thể hình
dung như một công ty mẹ và một số (hay nhiều) công ty con không cạnh tranh lẫn
nhau. Công – gô – lô – mê - rát là một công ty đa ngành, có quy mô rất lớn và
thường kinh doanh đa quốc gia, chẳng hạn như General Electric.
Tại Nhật Bản, thuật ngữ keiretsu là một mô hình quản lý của các tập đoàn phát
triển. Trong khi mô hình phương Tây của tập đoàn bao gồm một công ty lớn với
nhiều công ty con bị kiểm soát bởi công ty chính thì keiretsu của Nhật đặt phần
liên kết qua các cổ phần lồng do một ngân hàng đứng trung gian. Về mặt quản
lý, keiretsu ở Nhật khá giống tập đoàn (conglomerate) ở Mỹ, chỉ khác là Công – gô
- lô – mê - rát được giao cho đội chuyên môn quản lý, nhưng về mặt sở hữu chúng
là công ty có tư cách pháp nhân độc lập, nhưng hoạt động ăn khớp và hỗ trợ lẫn
nhau, dựa vào chữ tín. Mỗi đơn vị được cung cấp hàng hóa sản xuất và cho vay dài
hạn mà không cần phải trả ngay. Mitsubishi là một trong những keiretsu của Nhật
Bản được biết đến nhất, bao gồm nhiều ngành như sản xuất ô tô, lắp ráp thiết bị
điện tử, kinh doanh bán lẻ, và quản lý khách sạn...
10


Tại Hàn Quốc, các Chaebol là một mô hình khác của tập đoàn thuộc sở hữu và
điều hành bởi một gia đình. Các Chaebol của Hàn Quốc thường mang hình thức của
một công ty mẹ, và có nhiều công ty con hoạt động để đáp ứng yêu cầu vật tư và

dịch vụ của công ty mẹ. Chaebol cũng thường thuộc sở hữu và do đó đặt dưới
quyền quản lý của một gia đình. Do đó hầu hết các giám đốc chaebol hiện hữu là
cha truyền con nối.Cả hai loại chaebol hay keiretsu đều bị cấm sở hữu ngân hàng. Ở
Hàn Quốc, chính phủ muốn kiểm soát những công ty này qua việc kiểm soát tín
dụng. Còn ở Nhật, keiretsu không được làm chủ ngân hàng nhưng thường hoạt động
rất chặt chẽ với ngân hàng và thường được ngân hàng đáp ứng tín dụng dễ dàng.
f. Concern (Conson)
Conson là tổ chức độc quyền đa ngành, bao gồm hàng trăm công ty, xí nghiệp
thuộc những ngành rất khác nhau và phân bố ở nhiều nước. Conson là hình thức tổ
chức tập đoàn phổ biến nhất hiện nay. Conson không có tư cách pháp nhân, các
thành viên trong conson vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý. Mối quan hệ
giữa các công ty thành viên trong conson dựa trên cơ sở những thỏa thuận về lợi ích
chung. Đó là những thỏa thuận về phát minh sáng chế nghiên cứu khoa học - công
nghệ, hợp tác sản xuất kinh doanh chặt chẽ và có hệ thống tài chính chung. Mục
tiêu thành lập conson là tạo thế mạnh để phát triển kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro,
đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới,
phương pháp quản lý hiện đại. Trong conson thường thành lập các công ty đóng vai
trò là “công ty mẹ” điều hành hoạt động của conson. Các công ty thành viên thường
hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và chúng có mối quan hệ gần
gũi với nhau về công nghệ sản xuất.
Ví dụ: Điển hình về tính đa ngành là conson GMC (General Motor
Corporation), ngoài ngành sản xuất ô tô chiếm 80 - 90 % tổng giá trị sản phẩm,
GMC còn thâu tóm những xí nghiệp sản xuất đồ điện thông dụng như: môtơ, tuabin,
đầu máy điêzen, máy giặt, máy hút bụi và một số mặt hàng khác.

11


C. KẾT LUẬN
Như vậy, độc quyền là một tình trạng trong đó một công ty hoặc một tập đoàn,

một nhóm các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng
hoá hoặc dịch vụ nào đó. Khái niệm độc quyền hiểu theo nghĩa hẹp là việc chiếm
lĩnh thị trường của một công ty. Thị trường độc quyền là thị trường không có sự
cạnh tranh do đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là mức giá cao hơn và lợi nhuận thu
được bao gồm giá trị thặng dư do bóc lột người làm thuê cộng với giá độc quyền do
các nhà tư bản quy định.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như
một sự tất yếu, phù hợp với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, điều kiện
hoàn cảnh thế giới mới, quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đối sự phát triển của nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa.
Từ những năm giữa thế kỉ XX trở lại đây, sự thống trị của các tổ chức độc
quyền có biểu hiện mới: sự xuất hiện của các công ty độc quyền xuyên quốc gia.
Công – xooc – xi - om và Công – gơ – mô – lê – rát dần phát triển vượt ra ngoài
phạm vi quốc gia trở thành các công ty độc quyền quốc tế và có quy mô hết sức to
lớn, có chi nhánh ở nhiều nước, có vốn hàng trăm tỷ USD, sử dụng hàng vạn công
nhân...
Trên đây là những tìm hiểu của em về các hình thức độc quyền của chủ nghĩa
tư bản độc quyền.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Giáo trình: Những nguyên lí cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lenin, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
2. C.Mác và Ph.Angghen (1995), C.Mác và Ph.Angghen: Toàn tập, tập 3, NXB
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
4. Karl Marx (2011), Luận cương về Feuerbach, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Bằng Tường (2004), Biện chứng của tự nhiên của Ph.Angghen, NXB
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
6. V.I. Lenin (1980), V.I Lenin : Toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcova.
7. Vinanet–Oryza(07/11/2017),

Cartel

gạo

liệu



bền

vững?,

/>:cartel-go-liu-co-bn-vng&catid=346:nong-nghip-nc-ngoai&Itemid=602

8. Loigiaihay.com(07/11/2017), Phân tích những đặc điểm kinh tế chủ yếu của chủ
nghĩa tư bản độc quyền?, />
13



×