Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quy luật giá trị và sự biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.1 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Bất kì một quốc gia nào trên thế giới đều muốn tạo dựng được những
chính sách cũng như những chủ trương đúng đắn để phát triển nền kinh tế
ngày một toàn diện và hiệu quả hơn, từ đó đời sống vật chất và đời sống
tinh thần của người dân ngày càng ổn định, phong phú hơn. Tuy nhiên, rõ
ràng là, những chính sách ấy không phải một sớm một chiều mà có được.
Thực tế đã cho thấy những khó khăn rất lớn trong việc phát triển kinh tế.
Bởi vậy, muốn thực hiện được điều đó, đòi hỏi nhất quyết trong chính sách
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là phải được dựa trên một nền tảng cơ
sở lý thuyết vững chắc về các quy luật kinh tế, trong đó quan trọng nhất là
quy luật giá trị. Quy luật giá trị gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế
quốc dân, thông qua sự điều tiết của nó đối với nền sản xuất hàng hóa, rồi
từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển nền kinh tế của đất nước.
Hơn thế nữa, đối với một đất nước đang trước những khó khăn lớn về mọi
mặt nhất là trong phát triển kinh tế như Việt Nam thì việc áp dụng quy luật
giá trị vào phát triển kinh tế lại càng quan trọng. Vì vậy với vai trò là một
thành viên tương lai của nền kinh tế Việt Nam, em xin chọn đề tài “Quy
luật giá trị và sự biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường” để
nghiên cứu và mong rằng có thể áp dụng nó một cách khoa học và hiệu quả
để tối ưu nhất ưu điểm của nó trong tương lai.
Vì em còn nhiều hạn chế về kiến thức nên bài tiểu luận của em không
tránh khỏi những sai sót về cả nội dung và hình thức. Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô để bài tiểu luận thêm phần hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 1


NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ


1. Khái niệm và nội dung của quy luật giá trị
1.1. Quy luật giá trị là gì?
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản nhất của sản xuất và trao
đổi hàng hoá. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có quy luật
giá trị hoạt động khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn của con người.
Mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
đều chịu sự tác động và chi phối của quy luật này.
1.2. Nội dung của quy luật giá trị
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp,
những người sản xuất hàng hoá tư nhân sản xuất ra. Các chủ thể kinh tế
cạnh tranh với nhau nhằm giữ vững và mở rộng thêm địa vị của mình trên
thị trường. Kinh tế thị trường càng phát triển thì quyền lực của thị trường
đối với người sản xuất càng mạnh. Như vậy, nền kinh tế thị trường có
những quy luật kinh tế ràng buộc và chi phối hoạt động của những chủ thể
kinh tế.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất, liên quan trực tiếp
đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Quy luật giá trị quy định việc sản xuất
và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết.
Quy luật ấy là khách quan, đảm bảo sự công bằng hợp lý, bình đẳng
giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quy luật giá trị thể hiện sự
vận động thông qua sự vận động của giá cả thị trường. Giá cả thị trường lên
xuống một cách tự phát xoay quanh giá trị hàng hoá và biểu hiện sự tác
động của quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hoá.

Trang 2


2. Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường
2.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường
Trong sản xuất, quy luật giá trị điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất

và sức lao động giữa các ngành sản xuất thông qua sự biến động của giá cả
hàng hoá. Để hiểu rõ vấn đề này, cần xem xét những trường hợp thường
xảy ra trên thị trường hàng hoá:
- Trường hợp thứ nhất: Giá cả nhất trí với giá trị (cung và cầu trên thị
trường nhất trí với nhau, sản xuất vừa khớp với nhu cầu của xã hội). Do
dựa trên chế độ tư hữu, sản xuất hàng hoá tiến hành một cách tự phát, vô
chính phủ, nên trường hợp này hết sức hiếm và ngẫu nhiên.
- Trường hợp thứ hai: Giá cả cao hơn giá trị (cung ít hơn cầu, sản xuất
không thoả mãn được nhu cầu của xã hội nên hàng hoá bán chạy và lãi
cao). Do đó, những người sản xuất loại hàng hoá đó sẽ mở rộng sản xuất;
nhiều người trước kia sản xuất loại hàng hoá khác cũng chuyển sang sản
xuất loại này. Tình hình đó làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động được
chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác.
Trường hợp thứ ba: Giá cả thấp hơn giá trị (cung cao hơn cầu, sản
phẩm làm ra quá nhiều so với nhu cầu xã hội, hàng hoá bán không chạy và
bị lỗ vốn). Tình hình đó buộc một số người sản xuất ở ngành này phải rút
bớt vốn chuyển sang ngành khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động
giảm đi ở ngành này.
Như vậy, tư liệu sản xuất và sức lao động được phân phối qua lại một
cách tự phát vào các ngành sản xuất khác nhau. Ở đây ta thấy rằng sự biến
động của giá cả xung quanh giá trị không những chỉ rõ sự biến động về
kinh tế mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế. Việc điều tiết tư liệu sản
xuất và sức lao động trong từng lúc có xu hướng phù hợp với yêu cầu của

Trang 3


xã hội, tạo nên những tỷ lệ cân đối nhất định giữa các ngành sản xuất. Đó
là biểu hiện vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị không chỉ điều tiết sản xuất mà điều tiết cả lưu thông hàng

hoá. Giá cả của hàng hoá hình thành một cách tự phát theo quan hệ cung
cầu. Cung và cầu có ảnh hưởng đến giá cả, nhưng giá cả cũng có tác dụng
khơi thêm luồng hàng, thu hút luồng hàng từ nơi giá thấp đến nơi giá cao.
Đây là tác dụng của quy luật ở khâu trao đổi , trong quá trình tái sản xuất
thì sự điều tiết này có lợi, bởi vì đó là sự điều tiết từ nơi có nhu cầu thấp
đến nơi có nhu cầu cao, giúp phân phối hợp lý các nguồn hàng giữa các
vùng kinh tế, giúp cân đối giữa cung và cầu các loại hàng hoá trong nền
kinh tế . Vì thế, lưu thông hàng hoá cũng do quy luật giá trị điều tiết thông
qua sự lên xuống của giá cả xoay quanh giá trị.
2.2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng
suất lao động.
Nếu thời gian lao động cá biệt ít hơn hoặc bằng thời gian lao động xã
hội cần thiết thì người sản xuất hang hóa sẽ thu được lãi, và ngược lại, nếu
thời gian lao động cá biệt nhiều hơn thời gian lao động xã hội cần thiết thì
người sản xuất hàng hóa sẽ bị lỗ không thu về được toàn bộ lao động đã
hao phí. Do đó, để tránh bị phá sản và giành ưu thế trong cạnh tranh, mỗi
người sản xuất hàng hoá đều tìm cách giảm thời gian lao động cá biệt
xuống dưới mức thời gian lao động xã hội bằng cách cải tiến kỹ thuật, hợp
lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động. Kết quả là, theo thời gian, kỹ
thuật của toàn xã hội được cải tiến. Như vậy, quy luật giá trị đã thúc đẩy
lực lượng sản xuất và sản xuất phát triển.
2.3. Phân hoá những người sản xuất hàng hoá nhỏ và nảy sinh quan
hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt
thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết nhưng lại bán hàng hoá
Trang 4


theo mức hao phí xã hội cần thiết nên họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận và
mua sắm thêm được nhiều tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh

thuê nhiều lao động làm việc và họ trở thành người giàu. Ngược lại, những
người sản xuất ra hàng hoá có mức hao phí lao động cá biệt hơn hao phí
mức lao động xã hội cần thiết thì khi bán hàng sẽ bị thua lỗ, dẫn đến phá
sản, trở thành người làm thuê và trở thành người nghèo. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ,
là cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản trong lịch sử .
II. THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀO
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA NƯỚC TA THỜI GIAN QUA VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG TỐT HƠN QUY LUẬT Ở
NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Thực trạng việc vận dụng quy luật giá trị và biểu hiện của quy luật
giá trị trong nền kinh tế ở nước ta thời gian qua
Nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá. Mô hình kinh tế của nước ta được
xác định là: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN.
1.1. Thực trạng việc vận dụng quy luật giá trị ở nước ta thời gian qua
Mác từng khẳng định ở đâu có kinh tế sản xuất thì ở đó có quy luật giá
trị. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hình thành và phát
triển cơ chế thị trường cho nên việc vận dụng quy luật giá trị là một điều tất
yếu không tránh khỏi. Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn
khác nhau, quy luật giá trị lại được phát hiện và áp dụng theo nhiều cách rất
phong phú và đa dạng phù hợp với đặc điểm của từng thời kì.
Trước khi đổi mới, cơ chế kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế tập
trung bao cấp. Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế một cách có kết hoạch mang
nhiều yếu tố chủ quan. Điều này đã phủ nhận tính khách quan của quy luật
Trang 5


giá trị làm triệt tiêu những nhân tố tích cực, năng động của xã hội. Nền
kinh tế rơi vào tình trạng kém phát triển.

Sau khi đổi mới quy luật giá trị được nhà nước vận dụng vào kế hoạch
hoá mang tính định hướng. Nhà nước phải dựa trên tình hình định hướng
giá cả thị trường để tính toán vận dụng quy luật giá trị vào việc xây dựng
kế hoạch. Do giá cả hàng hoá là hình thức biểu hiện riêng của giá trị, nhưng
nó còn chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khác như quy luật cung
cầu. Tình hình kinh tế nước ta trong thời gian qua:
a) Tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào tăng trưởng GDP
Nhờ thực hiện đổi mới kinh tế, vận dụng đúng các quy luật kinh tế. Từ
năm 1991 nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng với tốc độ khá cao. Từ năm
1998, tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân trong
đó chủ yếu là yếu kém về cơ cấu và thể chế cũng như tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á.
Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế đã có chuyển dịch tích cực theo hướng
giảm tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỷ trọng của khu vực
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6
tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong
đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Trong mức tăng 6,28% của toàn
nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, đóng góp
0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, đóng
góp 2,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%, đóng góp 2,22 điểm
phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt
mức tăng cao nhất với 8,07% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 0,05
điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp tăng thấp ở mức
1,90%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,30%, đóng
góp 0,10 điểm phần trăm.
Trang 6


Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng

9,53% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một
số năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao với
9,95%, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung (đóng góp 1,57
điểm phần trăm); ngành khai khoáng tăng cao ở mức 8,18% (cùng kỳ năm
trước giảm 1,13%). Ngành xây dựng tăng 6,60%, cao hơn mức tăng 6,11%
của cùng kỳ năm 2014.
Trong khu vực dịch vụ, mức tăng của một số ngành có tỷ trọng lớn như
sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,35% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu
trú và ăn uống tăng 2,90%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng
5,85%; hoạt động kinh doanh bất động sản có cải thiện hơn, đạt mức tăng
2,72%, cao hơn mức tăng 2,51% của cùng kỳ năm trước với những tín hiệu
khả quan: Thị trường bất động sản ấm lên, tỷ lệ giao dịch bất động sản
thành công tăng, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, các điều kiện cho vay
mua nhà được nới lỏng.
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế, cũng có những chuyển dịch đáng
lưu ý là:
Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế có hai hình thức
sở hữu, hai loại hình kinh tế chủ yếu là xí nghiệp quốc doanh và tập thể, chỉ
có một ít là loại hình kinh tế cá thể, chưa có kinh tế tư nhân và kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đổi mới, mở cửa hội nhập (bắt đầu từ năm
1986), cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch khá rõ.
Cơ cấu thành phần kinh tế về lao động đang làm việc, nếu năm 1986,
lao động khu vực Nhà nước là 15,5%, khu vực ngoài Nhà nước chiếm
84,5% thì đến năm 2013, khu vực Nhà nước chỉ còn chiếm 10,3%, khu vực
ngoài Nhà nước chiếm 86,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm
3,3%.
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
Trang 7



Trong nửa đầu của năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
hóa của Việt Nam đạt hơn 158,6 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 77,77 tỷ USD, tăng 9,3% và nhập khẩu đạt
80,84 tỷ USD, tăng 16,7% dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa
trong 6 tháng đầu năm 2015 ở mức 3,07 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính là: các loại điện thoại và linh kiện (14,6
tỷ USD), hàng dệt may (10,26 tỷ USD), dầu thô (4,7 triệu tấn).v.v.
Các mặt hàng nhập khẩu chính: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
(11,19 tỷ USD), sắt thép (3,82 tỷ USD), xăng dầu (5.04 triệu tấn).v.v.
c) Lạm phát
Từ năm 2004 đến 2011, lạm phát ở nước ta có xu hướng gia tăng, cao
điểm đã lên mức 2 con số, do đó, chống lạm phát là một nhiệm vụ quan
trọng cấp bách trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Song, từ năm
2012 đến năm 2013, lạm phát có xu hướng ổn định dưới mức 7%.
Ngay từ đầu năm 2014, Chính phủ đã tiếp tục kiên định mục tiêu ổn
định kinh tế vĩ mô, trong đó, kiểm soát lạm phát là một trong những trụ cột
quan trọng. Kết quả này lại tiếp tục được thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) năm 2014, chỉ tăng 1,84% so với tháng 12/2013, chỉ bằng 26,2% chỉ
tiêu mức lạm phát của Quốc hội đặt ra (7%) và bằng 37% mức dự kiến lạm
phát của Chính phủ (5%).
Nếu xét mức lạm phát bình quân, thì cả năm 2014 so với năm 2013
tăng 4,09%, dù xét theo chỉ tiêu nào, thì kết quả này cũng là điều đáng ghi
nhận. Đây là mức lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại đây và khá bất
ngờ đối với các dự báo của nhiều cơ quan chức năng, các tổ chức và
chuyên gia kinh tế.
d) Đầu tư
Trang 8


Vốn đầu tư năm 2013 có sự chuyển dịch theo hướng khai thác các

nguồn lực của các thành phần kinh tế ở trong nước và thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tỷ trọng vốn đầu
tư của khu vực Nhà nước đã giảm từ 54,3% (thời kỳ 1996-2000) xuống còn
39,3% (thời kỳ 2011-2013); của khu vực ngoài Nhà nước tương ứng tăng từ
24,1% lên 38,1%; của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 15,7%
(thời kỳ 2001-2005) lên 22,6% (thời kỳ 2011-2013).
e) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Một trong những tác động quan trọng nhất của chuyển đối nói chung và
của tăng trưởng kinh tế nói riêng là cải thiện chỉ số GDP bình quân đầu
người. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD,
tương đương 169 USD/tháng, tăng trưởng 5,98% so với năm 2013, cao hơn
so với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là 5,8%.
Thu nhập của nhóm dân cư tăng đã làm thay đổi chất lượng đời sống
của họ: Ngoài chi tiêu cho đời sống hàng ngày, nhiều hộ gia đình còn tích
lũy xây dựng nhà ở, mua sắm đồ dùng lâu bền và các tiện nghi sinh hoạt
đắt tiền khác nên chất lượng cuộc sống đã được cải thiện rõ rệt. Cũng theo
kết quả của các cuộc Khảo sát mức sống hộ gia đình nêu trên thì tỷ lệ hộ có
nhà kiên cố tăng từ 17,2% năm 2002 lên 27,8% năm 2008 và 49,2% năm
2010. Tỷ lệ hộ sinh sống trong nhà tạm giảm từ 24,6% năm 2002 xuống
còn 13,1% năm 2010. Tỷ lệ hộ có xe máy tăng từ 32,3% năm 2002 lên
64,8% năm 2008; tỷ lệ hộ có tủ lạnh tăng từ 10,9% lên 31,5%; tỷ lệ hộ có ti
vi màu tăng từ 52,7% lên 86,6%; tỷ lệ hộ có máy vi tính tăng từ 2,4% lên
10,9%; tỷ lệ hộ có máy giặt tăng từ 3,8% lên 13,1%; tỷ lệ hộ có máy điều
hòa nhiệt độ tăng từ 1,1% lên 4,4%; tỷ lệ hộ có ô tô tăng từ 0,1% lên 0,4%;
tỷ lệ hộ có điện thắp sáng tăng từ 86,5% lên 97,6%; tỷ lệ hộ dùng nước hợp
vệ sinh cho ăn uống tăng từ 78,1% lên 92,1%.

Trang 9



So sánh mức thu nhập giữa thành thị nông thôn và các vùng có sự
chênh lệch đáng kể, nếu năm 2002 thu nhập bình quân đầu người
(TNBQĐN) một tháng ở nông thôn là 275,1 nghìn đồng thì đến năm 2012
là 1579,4 nghìn đồng (gấp 5,74 lần so với năm 2002); còn ở khu vực thành
thị TNBQĐN một tháng năm 2012 là 2989,1 nghìn đồng gấp 4,80 lần so
với năm 2002 (622,1 nghìn đồng). Mặc dù thu nhập của thành thị vẫn cao
hơn ở nông thôn nhưng tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người
qua các năm ở giai đoạn này của khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực
thành thị.Hệ số chênh lệch thu nhập giữa thành thị với nông thôn giảm
17,4%; từ 2,3 lần năm 2002 giảm xuống còn 1,9 lần năm 2012. Riêng thời
kỳ từ 2006 đến 2008 hệ số này dường như chững lại, không có sự biến đổi
là do tốc độ tăng thu nhập của 2 khu vực tương đương nhau. Tuy nhiên,
mức chệnh lệch tuyệt đối về thu nhập bình quân đầu người hàng tháng giữa
hai khu vực lại đang ngày càng tăng lên. Nếu như năm 2002, chênh lệch
này chỉ là 347 nghìn đồng, thì đến năm 2012, nó đã lên đến 1.409,7 nghìn
đồng.
Năm 2014, dân số Việt Nam là 90,7 triệu người đứng thứ 13 trên thế
giới.
Lao động nông nghiệp trong các giai đoạn tăng giảm không đều. So với
năm 2000, lao động nông nghiệp năm 2009 giảm 5.752 người, bình quân
hàng năm giảm 12,2%. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đã có sự
dịch chuyển theo hướng tích cực: tỷ trọng lao động trong ngành nông
nghiệp giảm từ 62,82% năm 2000 xuống 52,27% năm 2005 và xuống
49,2% năm 2009; tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ
26,12% năm 2000 lên 32,1% năm 2005, sau đó giảm xuống 28,0% năm
2009; tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng liên tục trong cả giai đoạn từ
11,06% năm 2000 lên 22,8% năm 2009.

Trang 10



Trong giai đoạn vừa qua, việc làm được tạo ra trong khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh là chính. Tỷ lệ lao động trong khu vực nhà nước tăng lên
chủ yếu trong ngành giáo dục, y tế.
Tính đến thời điểm 1/7/2011, có 50.380 nghìn người có việc làm, trong
đó, lao động nam chiếm 52%. Tỷ lệ này giữa nam - nữ ở hai khu vực và các
vùng là khá cân bằng, trừ Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long có
sự chênh lệch giữa nam và nữ tới 10 điểm phần trăm. Lao động có việc làm
ở khu vực nông thôn chiếm 71,8%. Lao động ba vùng là Đồng Bằng Sông
Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung, Đồng Bằng Sông Cửu
Long chiếm 63,8% số lao động đang có việc làm; trong khi vùng Tây
Nguyên chỉ chiếm 6,0%.
1.2. Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta
Quy luật giá trị, cùng với sự tác động của cung, cầu quyết định giá cả
có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó điều tiết sản xuất và
lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật. Như vậy nó đã góp phần
giúp nền kinh tế phát triển mạnh.
Quy luật giá trị tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Nếu không
có cạnh tranh thì không có kinh tế thị trường nên nó dần hoàn thiện cơ chế
thị trường đang được xây dựng ở nước ta.
Tuy nhiên quy luật giá trị có tác dụng phân hoá những người sản xuất
nhỏ, phân hoá giàu nghèo, dẫn dến bất công bằng trong xã hội. Từ đó hình
thành nên mâu thuẫn giữa hiệu quả và công bằng trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta.
2. Những giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn quy luật giá trị ở nước ta
trong thời gian tới
2.1. Điều tiết khống chế quản lý vĩ mô
Trang 11



Điều tiết khống chế quản lý vĩ mô đồng thời có sự giám sát của xã hội,
nhằm khắc phục nhược điểm và mặt tiêu cực của thị trường. Muốn thế nhà
nước cần có những giải pháp như: Hoạch định chính sách ngành nghề dài
hạn cho nền kinh tế quốc dân. Thực hiện quản lý, giám sát và bảo vệ trật tự
thị trường. Hoạch định chính sách thu nhập, điều tiết phân phối thu nhập
v.v..
2.2. Giảm bất bình đẳng xã hội, giải quyết mâu thuẫn giữa hiệu quả
và công bằng
Về mặt khách quan bộ phận dân cư cần được hỗ trợ của các chính sách
xã hội được chia thành hai phần. Phần dân cư chịu sự thiệt thòi tự nhiên so
với phần còn lại do họ bị khiếm khuyết mặt nào đó trong năng lực cá nhân
và do đó thường xuyên có thu nhập thấp. Đó chủ yếu là người tàn tật,
thương binh, gia đình chính sách, các dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá
thấp. Phần còn lại bao gồm những cá nhân gặp khó khăn về thu nhập không
thường xuyên do biến động của kinh tế, chính trị, chiến tranh và thiên tai.
Bộ phận này luôn thay đổi theo tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
Nhìn chung gánh nặng phúc lợi xã hội của nước ta khá lớn do hậu quả
chiến tranh kéo dài do điều kiện kinh tế xã hội quá thấp và do tốc độ tăng
dân số quá nhanh trong khi đất đai, tài nguyên của nước ta không giàu có
lắm. Chính phủ không thể không gánh vác vấn đề này. Để giải quyết nó
chính phủ cần xây dựng phát huy các chính sách như: tạo ra cơ hội có việc
làm, mở các trường dạy nghề, giúp đỡ gia đình neo đơn khó khăn. Đóng
thuế thu nhập cá nhân, gây dựng quỹ phúc lợi xã hội.
Hiện nay việc giải quyết chế độ cho người thất nghiệp ở Việt Nam còn
khá tự phát và lộn xộn tuỳ thuộc chủ yếu vào năng lực taì chính của doanh
nghiệp, vào chế độ lương và việc làm của nhà nước trong từng thời kỳ, vào
chính sách đào tạo của nhà nước cũng như nhiều yếu tố khác. Chính vì
chưa có đường hướng rõ ràng về vấn đề này, nên công tác xử lý lao động
Trang 12



dôi dư ở các doanh nghiệp cổ phần hoá gặp không ít khó khăn. Về lâu dài,
nhà nước cần phải có chính sách rõ ràng, nhằm vừa tạo điều kiện vận hành
kinh tế một cách có hiệu quả, vừa ổn định xã hội.
Tóm lại, kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến phân hoá giàu nghèo. Song
sự phân hoá đó không đáng sợ đến mức phải gạt bỏ kinh tế thị trường trong
chủ nghĩa xã hội. Ngày nay nhân loại đã tìm ra cơ chế khắc phục và kiểm
soát sự phân hoá giàu nghèo của kinh tế thị trường. Trung tâm của cơ chế
đó là các giải pháp thực thi công bằng trong thu nhập của nhà nước cùng
với các phong trào xã hội dưới ảnh hưởng của các tổ chức khác nhau.
Thành công và hiệu quả của cơ chế thực thi công bằng phụ thuộc vào
đường lối, chủ trương, thực lực kinh tế và tài năng của giới lãnh đạo xã hội.
2.3. Quan tâm, đầu tư hơn nữa vào nền giáo dục
Giáo dục để nâng cao trình độ, kiến thức cho toàn dân nói chung, cho
lực lượng lao động nói riêng. Khi đó người sản xuất sẽ dễ dàng hơn trong
việc giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội, có khả năng
giành ưu thế trong cạnh tranh. Giáo dục tạo điều kiện cho giáo dục sẽ giúp
cho năng lực lao động của toàn xã hội tăng vọt. Muốn thế cần phải đưa ra
các giải pháp như: Tạo ra 1 sự tiếp cận công bằng hơn đến dịch vụ giáo
dục, nâng cao chất lượng và tính thiết thực của dịch vụ giáo dục, nâng cao
hiệu quả trong chi tiêu cho giáo dục đồng thời ngăn chặn nạn "chảy máu
chất xám".

Trang 13


KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế tiến lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh
tế Việt Nam đã đạt được những tháng lợi bước đầu hết sức to lớn không chỉ

biểu hiện ở những con số phản ánh quá trình tăng trưởng mà còn thể hiện ở
sự khắc phục được sự tách rời người lao động khỏi tư liệu sản xuất nên
đảm bảo được tính tập thể của việc tổ chức nền sản xuất xã hội. Đó là biết
vận dụng chức năng tổ chức xã hội của quy luật giá trị. Bên cạnh đó do biết
kết hợp giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích kinh tế của tập thể và toàn xã
hội nên việc thực hiện công bằng xã hội, kích thích nỗ lực nâng cao hiệu
quả kinh tế và chất lượng công tác, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải
thiện và nâng cao.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công còn tồn tại những mặt hạn
chế: đó là sự vận dụng rập khuôn những quy luật kinh tế, đôi khi cách nhìn
nhận vấn đề còn lúng túng, quẩn quanh. Nền kinh tế nước ta vẫn còn mang
nặng dấu ấn của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và chưa thực hiện tốt cần
kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng.
Tóm lại, sự vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế Việt Nam tuy
còn có nhiều sơ suất nhưng cũng đạt được những hiệu quả nhất định. Bài
tiểu luận tuy đã nêu ra được một vài phương án khắc phục xong cũng chỉ là
một phần hiểu biết rất hạn hẹp. Mong rằng trong một tương lai không xa,
bằng việc vận dụng những hiểu biết về quy luật giá trị, chúng ta sẽ có một
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng phát triển và thịnh
vượng.

Trang 14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C. Mác - Tư bản quyển III tập 2, NXB Sự thật Hà Nội - 1988
2. C. Mác - Tư bản quyển I tập 3, NXB Sự thật Hà Nội - 1988
3. Phạm Quang Phan – Giáo trình kinh tế chính trị - NXB Giáo Dục
Việt Nam – 2010.
4. Học viện chính trị quốc giá Hồ Chí Minh - Giáo trình Kinh tế chính

trị Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (tập 1) NXB Chính trị quốc gia – 2002.
5. Báo chính phủ.
6. Số liệu nguồn báo cáo phát triển kinh tế, con người của Tổng cục
thống kê.

Trang 15



×