Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận môn đường lối đề tài xây dựng nền văn minh văn hóa học đường tại trường đại học ngoài thương theo đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.23 KB, 23 trang )

1

I. Cơ sở lý thyết
1. Khái niệm văn hóa văn minh học đường.

1.1. Văn hóa
Cùng với giáo dục, văn hóa cũng là một hiện tượng riêng có của xã hội
loài người. Văn hóa sẽ tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của xã hội loài
người.
Văn hóa là một khái niệm rất rộng và có nhiều định nghĩa. Theo thời
gian, số lượng các định nghĩa về văn hóa ngày càng tăng lên. Cho đến nay
chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hóa. Tuy nhiên chúng ta có thể nói
rằng văn hóa là cuộc sống hoặc văn hóa là toàn bộ đời sống tinh thần và vật
chất của con người. Rõ ràng hơn, ta có thể hiểu : Văn hóa là toàn bộ giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để làm cho cuộc sống ngày một đẹp
hơn, tốt hơn, đó là cách người ta sống, người ta suy nghĩ. Tuy nhiên, văn hóa
không phải là một vật thể, nhưng cũng không có một cái gì do con người tạo
ra mà không có mặt văn hóa của nó, tức là không có một cái gì chỉ là văn hóa
mà không đồng thời là một cái gì khác.
Ngày nay, trong các hoạt động của con người khái niệm văn hóa được
vận dụng vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau như “ văn hóa chính trị”, “ văn
hóa doanh nghiệp”, “ văn hóa ẩm thực”, “ văn hóa học đường”…
1.2. Văn hóa học đường
Văn hóa học đường là những giá trị, những kinh nghiệm lịch sử của xã
hội loài người đã tích lũy trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục và quá
trình hình thành nhân cách.
Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì: “Văn hóa học đường là hệ các
chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ
huynh và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm,
hành động tốt đẹp”.
2




2

2. Sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa văn minh học đường
Về bản chất, văn hóa học đường là môi trường. Môi trường văn hoá học
đường là nơi mà mỗi cá nhân hoạt động trong đó có đủ điều kiện thể hiện
mình một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêu chung của cộng đồng. Môi trường
văn hóa học đường phải bao gồm cả môi trường địa lý tự nhiên, môi trường
vật lý, môi trường tâm lý, ứng xử, giao tiếp… mà mỗi thành viên trong đó đều
có nhiều hoạt động thể hiện mình. Môi trường đó cũng là nơi chốn ( thời gian,
không gian) với các đối tượng mà mọi người trong xã hội khách quan đều
nhìn thấy, đánh giá và cảm nhận được.
Văn hóa học đường ở mỗi nhà trường tạo niềm tin cho xã hội trong việc
thực hiện chức năng giáo dục và sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài góp phần đào tạo, cung ứng cho xã hội những người công
dân tốt, một nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của xã
hội. Từ đó mỗi nhà trường sẽ là tấm gương cho các tổ chức, cá nhân trong xã
hội, cộng đồng noi theo.
Văn hóa học đường có vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động của
nhà trường cũng như thực thi nhiệm vụ của các cán bộ giáo viên, giảng viên
và học sinh, sinh viên trong trường học. Xây dựng văn hóa học đường tiến bộ,
văn minh, hiện đại sẽ góp phần tạo nên nề nếp làm việc học tập hiệu quả,
khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Môi trường văn hóa học đường tốt đẹp sẽ tạo
cho cảnh quan ngôi trường thêm đẹp, thể hiện tính trang nghiêm của sự học,
đạo lý truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “Tiên học lễ, hậu học văn” của người
Việt Nam ta. Nhà trường còn là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc; nơi đào tạo cho xã hội những công dân trong tương
lai “Vừa hồng, vừa chuyên”. Xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, văn
hóa nơi học đường một mặt nhằm đưa những hoạt động đó trở thành thường

trực trong nếp sống, nếp nghĩ và trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi sinh viên


3

chúng ta không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả về sau này khi đã
ra xã hội lao động và cống hiến, trước xu thế hội nhập quốc tế hóa trên mọi
lĩnh vực. Bên cạnh đó còn thể hiện sự quan tâm chăm lo cho sinh viên với
tinh thần “Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” của Nhà trường trong việc
thực hiện song song hai nhiệm vụ vừa truyền thụ tri thức khoa học và vừa
thực hiện chức năng trồng người. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng và
sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa văn minh học đường.

3. Nội dung của văn hóa văn minh học đường
Nội dung văn hóa học đường có thể được nhìn nhận dưới ba góc độ sau
đây:
- Văn hóa học đường là văn hóa môi trường:
Học đường là nơi để tiến hành dạy và học với sự tham gia của cơ sở vật
chất trường học, cán bộ quản lý giáo dục, thầy, trò, chương trình, nội dung
giáo dục… để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo của từng trường
học. Do vậy, nói đến văn hóa học đường trước hết phải nói đến môi trường,
cảnh quang sư phạm, cây xanh, hoa kiểng, nơi chỗ vui chơi, giải trí, sinh hoạt,
hội họp, học tập, thực hành thí nghiệm, vệ sinh an toàn…như thế nào. Tổng
quan toàn cảnh nhà trường từ cổng, hàng rào, bảng tên trường, bàn ghế học
sinh, nhà làm việc, nhà vệ sinh… đều toát lên nét văn hóa của trường học.
Nhưng điều đó không hẳn là cổng trường to hay nhỏ, hoa kiểng đẹp hay xấu,
cây xanh nhiều hay ít…mà quan trọng là cách sắp xếp, bố cục các vật thể ấy
trong nhà trường như thế nào? nói lên điều gì? Văn hóa học đường tuy không
phải là vật thể nhưng văn hóa học đường thể hiện qua các vật thể ấy.
Dĩ nhiên trong tình hình hiện nay nhiều trường học còn khó khăn về cơ

sở vật chất cũng là những cản ngại cho xây dựng văn hóa học đường, nhưng
tục ngữ Việt Nam có câu “Nghèo cho sạch, rách cho thơm” cho thấy rằng
không phải đợi đến khi nhà trường có cơ sở vật chất tươm tất, đầy đủ rồi mới
xây dựng văn hóa môi trường.


4

- Văn hóa học đường là văn hóa tổ chức:
Trường học là một tổ chức, văn hóa học đường là văn hóa tổ chức. Một
tổ chức sau khi được hình thành, tồn tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần
hình thành nên những nề nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin và giá trị. Đó là
sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau cùng phấn
đấu cho những giá trị chung của tổ chức. Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí
học tập trật tự, sinh hoạt nề nếp, đi học đúng giờ, hiểu biết, tôn trọng, đoàn
kết nhau, cùng nhau bảo vệ không làm thiệt hại danh dự uy tín chung của nhà
trường…
Có thể nói, văn hóa tổ chức là yếu tố cơ bản trong văn hóa học đường, nó
hiện diện trong khắp các hoạt động của nhà trường.
- Văn hóa học đường là văn hóa ứng xử:
Xét trên nhiều khía cạnh, văn hóa ứng xử tương đồng với văn hóa giao
tiếp, văn hóa hành vi (trong môi trường học đường). Văn hóa học đường là
hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà
trường, là lối sống văn minh trong trường học thể hiện như:
+ Ứng xử của thầy, cô giáo với học sinh, sinh viên: Được thể hiện
như sự quan tâm đến học sinh, sinh viên, biết tôn trọng người học, biết phát
hiện ra ưu điểm, nhược điểm người học để chỉ bảo…Thầy, cô luôn gương
mẫu trước học sinh, sinh viên.
+ Ứng xử của học sinh, sinh viên với thầy, cô giáo thể hiện bằng sự
kính trọng, yêu quí của người học với thầy, cô giáo. Hiểu được những chỉ bảo

giáo dục của thầy, cô và thực hiện điều đó tự giác, có trách nhiệm.
+ Ứng xử giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện người lãnh
đạo phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Người lãnh đạo có lòng
vị tha, độ lượng, tôn trọng giáo viên, nhân viên xây dựng được bầu không khí
lành mạnh trong tập thể nhà trường.
+ Ứng xử giữa các đồng nghiệp, học sinh, sinh viên với nhau phải thể
hiện qua cách đối xử mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau.


5

Tất cả các ứng xử trong nhà trường là nhằm xây dựng một môi trường
sống văn minh, lịch sự trong nhà trường.

4. Chủ trương của đảng về xây dựng văn hóa văn minh học đường trong
sinh viên
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội được Đại hội Đảng XI (năm 2011) thông qua, đã định hướng phát triển
văn hóa: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân
tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh
thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽvà thấm sâu
vào toàn bộđời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc,sức mạnh
nội sinh quan trọng của phát triển...”.
Văn hóa được coi là một yếu tố quan trọng đểthúc đẩy phát triển kinh
tế, làm hài hòa, lành mạnh các quan hệ xã hội. Từ các nền văn minh sớm nhất,
văn hóa luôn luôn gắn liền với giáo dục và giáo dục cũng song hành với
văn hóa. Ngày nay, đào luyện lực lượng sinh viên phát triển toàn diện cả đức,
trí, thể mỹ là vun bồi một nguồn lực quý báu của đất nước, là kiến tạo tiền đồ,
tương lai của dân tộc.
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến nhiệm vụ này, đã phải ra 2 nghị

quyết chuyên đề chỉ đạo trong một nhiệm kỳ. Đó là Nghị quyết hội nghị
Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số29-NQ/TW) “Về đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập”và Nghị quyết hội nghị Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33NQ/TW) “Về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
nhu cầu phát triển bền vững đất nước”. Hai nghị quyết này đã xác định
những nội dung và giải pháp xây dựng văn hóa con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Đây là một trong những nhiệm vụ


6

trọng tâm, trụ cột của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Trách nhiệm
đó trước hết thuộc về ngành giáo dục, nhất là giáo dục bậc đại học.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, một trong những biện pháp quan
trọng là xây dựng trường đại học thật sự trở thành môi trường văn hóa và
làm những giá trị, chuẩn mực hành vi văn hóa đó thấm sâu và chuyển hóa
thành những phẩm chất và năng lực tốt đẹp trong sinh viên, định hình nên
nhân cách sinh viên phù hợp với mục tiêu giáo dục và đào tạo và đáp ứng
được yêu cầu của xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn
hóa, con người Việt Nam theo Nghị quyết của Đảng.
Trên thực tế ở các trường đại học hiện nay, phần lớn sinh viên

vẫn

giữ được những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống như: tôn sư trọng đạo,
tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập; nêu cao ý thức trách nhiệm,
rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, dám đấu tranh chống
lại những tiêu cực; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai của
đất nước. Bên cạnh đó, trước sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường,

sự bùng nổ thông tin qua Internet, các mạng xã hội; sự du nhập ào ạt các
trào lưu văn hóa, quan niệm sống lai căng cùng với sự chống phá, lôi
kéotừhệtư tưởng thù địch với những sản phẩm mang danh văn hóa, một bộ
phận thanh niên, trong đó có sinh viên trong các trường đại học chạy theo lối
sống thực dụng, xa lạ với các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, vô tổ chức,
vô kỷ luật...không có ý chí vươn lên. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội
trong sinh viên có chiều hướng gia tăng về quy mô, phức tạp về tính chất,
gây nhức nhối cho gia đình, nhà trường và xã hội. Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII chỉ rõ: “Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào
tạo làm cho xã hội lo lắng như sựsuy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè
bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn
chơi, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội...ở một bộ phận học sinh, sinh viên; việc


7

coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và coi nhẹ các bộ môn chính trị, khoa học
xã hội và nhân văn” .
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đánh giá: “Chất lượng giáo dục và
đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình
độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã
hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao
chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp
dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh
vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp
ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà
nước về giáo dục còn bất cập . Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức
trong giáo dục đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội .
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong

trường học" giai đoạn 2018-2025 lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện trước khi
trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Dự thảo đề án hướng tới xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
nhằm hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa, tạo chuyển biến căn bản về ứng
xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên. Xây
dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường để nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo, góp phần xây dựng con người Việt Nam nhân ái, nghĩa tình,
trách nhiệm, trung thực và sáng tạo.
Ba mục tiêu cụ thể đề ra là: Đến năm 2020, 100% trường học xây dựng
và thực hiện bộ Quy tắc ứng xử trong trường học theo đúng chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc thù của lĩnh vực giáo dục , đào
tạo… Đến năm 2020, 100% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh,
sinh viên hằng năm được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan
đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa gia đình, nhà trường và cộng đồng,
liên tục duy trì, phát huy vào các năm sau.


8

Đến năm 2020 có ít nhất 90% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, cán bộ
Công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Đội Thiếu niên trong
nhà trường được bồi dưỡng nâng cao và có năng lực tốt, mẫu mực trong tổ
chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học và đạt 95% vào năm 2025.
Dự thảo Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học" đánh giá thực
trạng văn hóa ứng xử trong trường học hiện nay của học sinh, sinh viên, cán
bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên; thực trạng công tác xây dựng văn hóa ứng xử
trong cơ sở giáo dục, chỉ ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan, những
hạn chế tồn tại. Từ đó đưa ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu xây dựng văn hóa
ứng xử trong trường học.
Đề án đưa ra năm nhóm nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm:

+ Xây dựng môi trường văn hóa trong trường học
+ Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục văn hóa ứng xử
cho học sinh, sinh viên
+ Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa
ứng xử cho người học của đội ngũ nhà giáo
+ Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về việc xây dựng văn hóa ứng xử
trong trường học.
Về tổ chức thực hiện, Đề án đưa ra các chủ thể: Bộ GD&ĐT, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ
Tài chính, các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cùng đó đề nghị với
các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp phối hợp thực hiện
đề án.
Dự thảo được lấy ý kiến đóng góp đến ngày 23/4. Ban soạn thảo Đề án sẽ
tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến đóng góp để hoàn thiện nội dung Đề án tốt


9

hơn, hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện, xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục.
Văn hoá học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân
cách và giáo dục thế hệ trẻ những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt
đẹp, vấn đề xây dựng văn hoá học đường phải được coi là trọng tâm và quan
trọng nhất trong từng trường học. Nếu môi trường học đường thiếu văn hoá
thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn

cho thế hệ trẻ.
II. Thực trạng về xây dựng Văn hóa văn minh học đường tại Đại học
Ngoại Thương
1. Những thành quả đạt được:
1.1. Văn hoá xếp hàng thang máy:
Gần đây, hình ảnh sinh viên xếp hàng đợi thang máy ở trường ĐH Ngoại
Thương được chia sẻ thu hút khá đông sự chú ý của cư dân mạng. 1 cư dân
mạng chia sẻ:
"Lần đầu tiên sang trường ĐH Ngoại Thương và vô cùng ấn tượng với văn
hóa XẾP HÀNG khi đi thang máy của các bạn sinh viên trường này. Cảm
thấy rất văn minh và lịch sự. Mong sao các bạn sinh viên trường mình cũng sẽ
có những nét đẹp văn hóa như thế này. Khá đông sinh viên vẫn lên giảng
đường và vào khung giờ cao điểm 7h sáng, 12h trưa, văn hóa xếp hàng tuần
tự của các bạn trẻ quả thực khiến chúng tôi vừa bất ngờ vừa khâm phục”
Hàng trăm người, từ sinh viên đến giảng viên, tất cả đều tự giác xếp hàng
đợi thang máy. Nếu thang máy đã chật chỗ, họ lại tiếp tục xếp hàng đợi. Ai
muốn di chuyển nhanh hơn sẽ lặng lẽ rời hàng để đi thang bộ.
Đã từ lâu, cảnh chen lấn, xô đẩy trước cửa thang máy ở nơi đây gần như
biến mất. Thế nên, nếu có người vô ý chen ngang hàng ngũ để "ngoi" lên
trước là tất cả mọi người lại quay sang nhìn bằng ánh mắt khác lạ. Họ rất lịch


10

thiệp nên sẽ không bao giờ to tiếng với người chen ngang nhưng ánh mắt thể
hiện rõ sự khó chịu để người "vô nguyên tắc" kia tự hiểu.
Mỗi một khung giờ vào lớp hay tan trường, có hàng ngàn người cùng đổ
về một vị trí đứng chờ thang máy. Số lượng thang máy thì ít trong khi lượng
sinh viên quá lớn, muốn đợi chờ "cánh cửa thần kỳ" ấy mở ra, ít nhất cũng
mất 5 – 10 phút. Nếu là những nơi khác, rất có thể mọi người sẽ túm tụm,

tranh nhau chen vào thang máy, nhất là những người đang bận việc gấp. Thế
nhưng, với sinh viên ĐH Ngoại Thương , dù bận đến đâu, họ vẫn xếp hàng
tuần tự trước thang máy chờ đến lượt mình. iệc xếp hàng là một nét đẹp, thể
hiện "tầm" văn hóa của những người trẻ tuổi. Nó còn thể hiện sự công bằng
trong cách ứng xử với nhau, đơn giản là ai đến trước đi trước, ai đến sau đi
sau.

1.2. Văn hoá “học mọi lúc mọi nơi”
Có lẽ không ở trường đại học nào sự “ngồi” được coi trọng và đưa lên
như một nét văn hóa riêng biệt như tại FTU. Không khó để bắt gặp từng top
sinh viên ngồi kín các ghế đá, trên bậc lối vào hay tụ thành từng top ở sảnh
nhà A. Bên cạnh sự thoải mái về tư thế và rộng rãi về vị trí, nhu cầu làm việc
nhóm cao cũng chính là một trong những lí do khiến việc “ngồi” được ưa
chuộng. 1 sinh viên bày tỏ rõ sự hứng thú khi nói về vấn đề này: “Mỗi lần họp
ở câu lạc bộ hay làm bài tập nhóm là bọn mình chỉ thích tụ tập ngồi quây lại ở
sảnh nhà A. Ở đó vừa mát, lại dễ huy động lực lượng vì không phải đi xa..”
Sảnh nhà A từ lâu đã trở thành địa bàn “tụ họp” của nhiều nhóm sinh viên
FTU.
Tuy nhiên, vẫn có một số điểm mà sinh viên nên lưu ý về văn hóa
“ngồi” này. Đó là nên chọn vị trí phù hợp, tránh xâm lấn lối đi; nếu là gần các
lớp học thì nên chú ý giữ trật tự tránh ảnh hưởng. Ngoài ra, có một tình trạng
là khi các bạn sinh viên đi về thường không có ý thức dọn dẹp lại chỗ ngồi mà
bỏ lại nhiều rác bẩn, gây mất vệ sinh chung. Những hành động rất nhỏ này


11

cũng có thể làm xấu đi một nét văn hóa đặc sắc vốn có của sinh viên Ngoại
thương


2. Hạn chế và nguyên nhân:
2.1. Hạn chế
2.1.1. Tình yêu học đường
Hiện nay sinh viên yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã
để lại những hậu quả khó lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô
sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm
lý tổn thương….Đã có rất nhiều bậc phụ huynh khi đưa con gái vào bệnh viện
vì con đau bụng dữ dội mới tá hoả khi nhận được tin dữ con gái họ đã mang
thai. Không ít những cô cậu đã phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no lo
chưa tới” do quan niệm quá thoáng về tình yêu.
Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến
tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức
nhối nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm
cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột,
dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi
chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục.

2.1.2. Văn hoá ứng xử giữa giảng viên và sinh viên
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò (Đạo làm
thầy và đạo làm trò). Quan hệ thầy trò xưa kia là mối quan hệ đáng kính và
đáng chân trọng. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy
một chữ cũng là thầy mình mà dạy nửa chữ cũng là thầy và lấy ông thầy làm
trung tâm, học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy là tấm gương để học
theo.


12

Cách đây hơn hai nghìn năm Khổng Tử bàn đến mối quan hệ Quân - Sư Phụ (Vua - thầy - cha) tức là học trò kính thầy như kính vua, kính cha. Những
quan niệm coi thầy là cha còn ăn sâu tới nỗi khi thầy chết học trò để tang như

để tang cha mẹ. Mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi
lễ phép đàng hoàng. Đứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã nhặn, gặp thầy
phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực khi nào thầy trả lời mới được
ngửng lên. Nhưng ngày nay học trò của chúng ta đã không thể làm đủ lễ nghi
với thầy cô họ lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn
trọng với thầy cô, coi thường việc học.
Ví dụ như: Cách chào của học trò khi gặp thầy cô, họ vừa đi thậm chí là
chạy ù ù qua thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm từ và nói cho
nhanh hơn nữa học trò chào thầy cô (nếu là cô giáo) “Quạ! Quạ!”, (nếu là
thầy) “Thạ! Thạ!” rồi cười hô hố rất phản cảm làm cho giáo viên chẳng thể
hiểu học trò chào mình hay chào cái gì?. Sau lưng học trò gọi thầy cô mình là
ông nọ, bà kia tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi làm bài kiểm
tra không tốt bị thầy cô cho điểm kém không vừa ý mình học trò sẵn sàng lôi
bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy cô để tỏ thái độ. Có trường hợp trò vì mâu
thuẫn nhỏ, xung đột ý kiến hoặc bị giáo viên phạt mà quay ra có những thái
độ xử sự không tốt với thầy cô.
Ở đâu đó chúng ta còn thấy, những học trò bàng quan với việc học với
tương lai, cuộc đời, chúng ta có thể thấy rằng việc giáo dục giới trẻ hiện nay
đang là vấn đề cấp thiết được cả xã hội quan tâm. Việc xây dựng được môi
trường giáo dục mà ở đó thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng nghĩa là trò, trong
môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu thương, sự kính trọng, bao dung biết
ơn và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi người. Nhưng đáng buồn thay
thực trạng văn hoá ứng xử của thế hệ trẻ trong nhà trường đang xuống cấp
một cách nghiêm trọng cả về đạo đức lối sống và ý thức sống.
Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư
tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một thế hệ


13


trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo
đức cách mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các
chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong
cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.

2.1.3. Văn hoá ăn uống
Trong những năm gần đây, văn hoá ăn uống nơi học đường cũng là 1 yếu
tố quan trọng, là tiêu chuẩn để đánh giá ý thức của sinh viên. Do yếu tố thời
gian nên nhiều bạn sinh viên không có khả năng tự chuẩn bị bữa sáng tại nhà
mà bắt buộc phải mua đồ ăn sáng ở ngoài mang đến lớp. Vì vậy, quanh trường
chúng ta có thể bắt gặp tình trạng các bạn sinh viên thản nhiên ăn khi giảng
viên đã lên lớp. Đặc biệt, nhiều bạn mang những đồ ăn có mùi như xôi xéo,
bánh mì vào lớp học có điều hoà khiến giảng viên lẫn các bạn học khác cảm
thấy không thoải mái. Điều này không chỉ làm mất thiện cảm của bản thân
những bạn học sinh mang đồ ăn đến lớp mà còn làm giảm hiệu quả học tập,
giảng dạy của mọi người xung quanh. Bởi vậy, mỗi sinh viên đều phải tự ý
thức, không làm xấu mỹ quan trường học.

2.2. Nguyên nhân
Căn nguyên của bệnh thiếu văn hóa, thiếu ý thức trong ứng xử với thiên
nhiên, với con người bắt đầu từ những hạn chế trong giáo dục; giáo dục ở nhà
trường với những tiết học về đạo đức công dân chưa đủ để học trò nhận thức
những hành vi thiếu văn hóa. Giáo dục gia đình cũng là vấn đề bởi ở nhiều gia
đình, người lớn còn phải lo cơm áo gạo tiền, còn kênh giáo dục xã hội thì…
có lẽ không phải bàn thêm. Căn bệnh thiếu văn hóa không phải tất cả là do
thiếu học, thiếu tri thức mà do vô ý thức. Nhiều năm gần đây, người ta tôn
sùng cái tôi, coi cái tôi là cái làm nên sự khác biệt giữa người này và người
khác, làm nên thành công. Có thể là như vậy nhưng cái tôi quá lớn đã dẫn đến



14

ích kỷ coi thường "cái chúng ta" trong khi cái tôi phải hài hòa với "cái chúng
ta" thì cái tôi đó mới đáng được trân trọng. Ở một góc độ khác, bệnh thiếu văn
hóa, thiếu ý thức thuộc phạm trù đạo đức không vi phạm pháp luật nếu không
bị lên án, không bị tẩy chay sẽ càng có cơ hội phát triển. Căn bệnh này không
chỉ gây hại cho một nhóm người mà còn tác động xấu đến xã hội. Tại sao rau
để nhà mình ăn hay cho họ hàng không bơm thuốc trừ sâu còn bán cho người
khác thì… vẫn mang bán? Có thể dẫn ra rất nhiều câu chuyện như vậy.
Nhà trường không thể nói những câu thiếu trách nhiệm: “Chúng tôi chỉ
quản lý học sinh trong phạm vi nhà trường thôi, ra khỏi trường chúng tôi
không còn trách nhiệm dạy dỗ nữa” hay “Chúng tôi chỉ có trách nhiệm truyền
trao kiến thức, còn dạy dỗ cách giao tiếp, ứng xử là việc của cha mẹ các em”
v.v… Các bậc làm cha mẹ cũng không nên phó thác tất cả trách nhiệm dạy dỗ
con em mình cho thầy cô: “Chúng tôi đã gửi con vào trường cho thầy cô dạy
dỗ, con của chúng tôi hư hỏng là do thầy cô không giáo dục tốt”. Con em
chúng ta tiếp thu nền học vấn, giáo dục ở nhà trường đồng thời cũng tiếp thu
nền giáo dục của gia đình và xã hội. Người xưa đề cao tầm quan trọng nền
giáo dục gia giáo song song với nền giáo dục học đường. Vì ông bà cha mẹ là
những người gần gũi con cái, tiếp xúc nhiều với con cái nên dễ truyền trao
những kinh nghiệm, hiểu biết và nhất là tình cảm đạo đức.
Tuy nhiên, giáo dục trong gia đình thôi thì chưa đủ, cần có một hệ
thống giáo dục toàn diện, hoàn chỉnh từ cơ bản đến chuyên sâu, mở rộng, đó
là nền giáo dục phối hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội. Mục tiêu hướng
đến của nhà trường là giáo dục và đào tạo con em chúng ta trở thành những
con người có đầy đủ tri thức, đạo đức và hữu ích cho xã hội, đất nước. Do đó,
nếu thiếu sự giáo dục của gia đình hoặc sự giáo dục của nhà trường thì nền
giáo dục con em chúng ta bị khiếm khuyết. Giữa nhà trường và gia đình phải
có sự liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Tình trạng ngày càng
nhiều học sinh trốn học, cúp tiết, bỏ nhà đi hoang, nói tục chửi thề, thường

gây gổ đánh nhau, quậy phá, vô lễ với thầy cô giáo… đều do sự hời hợt thiếu


15

quan tâm dạy dỗ của gia đình và nhà trường, thiếu sự chú ý đến giáo dục văn
hóa, đạo đức ứng xử, xem nhẹ những giá trị truyền thống như tôn sư trọng
đạo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm…
Đã có một thời gian dài chúng ta không quan tâm đến việc giáo dục đạo
đức mà chỉ lo đối phó với cái nghèo, chỉ lo làm kinh tế, làm giàu. Chúng ta
không ngờ rằng những thành quả kinh tế có được không thể bù đắp cho tương
lai con em chúng ta. Những thành quả khiêm nhường ấy cũng sẽ bị phá hoại
bởi những hành vi tiêu cực mà con em chúng ta gây ra do sự băng hoại đạo
đức, tha hóa nhân cách. Tệ nạn ngày một gia tăng, xã hội ngày càng xuất hiện
nhiều hình thức tiêu cực, ngay cả trong ngành giáo dục, y tế và trong bộ máy
công quyền.

III. Một số giải pháp xây dựng Văn hóa – Văn minh học đường tại
trường Đại học Ngoại Thương
Tại trường Đại học Ngoại Thương sinh viên nhìn chung có điểm số
đầu vào cao so với mặt bằng trung các trường đại học trên cả nước, điều này
phản ánh rõ ràng nền tảng kiến thức vững vàng của sinh viên Ngoại Thương,
bên cạnh đó sinh viên Ngoại Thương còn năng động và kiến thức xã hội khá
đa dạng phong phú. Vì vậy, việc đưa ra giải pháp xây dựng văn hóa văn minh
học đường tại trường Đại học Ngoại Thương là điều kiện cần thiết để phát
huy các tiềm năng của sinh viên, bảo trì và phát triển giá trị cốt lõi của trường
Đại học Ngoại Thương.
* Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:
1. Tăng cường hiệu quả của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của nhà
trường về xây dựng môi trường văn hóa học đường.

a) Xây dựng hệ thống văn bản làm căn cứ chỉ đạo, thực hiện, đảm bảo tính
thống nhất, toàn diện.


16

Hàng năm Phòng Quản Lý và Đào tạo trường Đại học Ngoại Thương
(ĐHNT) đưa nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường vào kế
hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của các ngành học.
Căn cứ vào tiêu chí đó các phân ngành cần phát huy mặt mạnh đã đạt được để
xây dựng hệ giá trị riêng, mang nét đặc thù. Nhà trường xây dựng quy tắc ứng
xử thể hiện mối quan hệ trong nhà trường (mối quan hệ giữa thầy cô cán bộ
công nhân viên trong nhà trường và sinh viên; giữa sinh viên với sinh viên…).
b) Phát huy vai trò lãnh đạo của Đoàn TNCS trong công tác tuyên truyền,
vận động, tổ chức các hoạt động, công tác nắm bắt, định hướng tư tưởng,
cùng xây dựng môi trường văn hóa học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện,
tích cực, đoàn kết...
c) Tăng cường kỷ cương, kỷ luật học đường; nghiêm túc xử lý tình trạng tiêu
cực trong giáo dục(quay cóp bài…), những hiện tượng vi phạm đạo đức nhà
giáo, vi phạm pháp luật và những hiện tượng gây mất đoàn kết trong tập thể
và trong sinh hoạt tại cộng đồng. Áp dụng hiệu quả phương pháp “Kỷ luật
tích cực” với những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của nhà
trường, bạo lực học đường đối với sinh viên. Thực hiện nghiêm túc nguyên
tắc công khai, minh bạch, công bằng trong thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

2. Xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường học đường an toàn, lành
mạnh, đảm bảo các hệ điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của thầy và trò trường Đại học Ngoại Thương
a) Quy hoạch xây dựng tổng thể cảnh quan nhà trường và cơ sở vật chất gồm:
tường rào, cổng trường, biển hiệu, phòng làm việc của các tổ chức, cá nhân,

phòng truyền thống, phòng học, phòng bộ môn, thư viện, sân chơi, bãi tập, hệ
thống cây xanh, cây cảnh, khu vệ sinh, công cụ truyền thông... một cách khoa


17

học, đảm bảo đủ điều kiện và thuận lợi khi sử dụng. Xác định thứ tự ưu tiên
đầu tư xây dựng hay tu bổ từng hạng mục công trình theo lộ trình. Lưu ý cách
bài trí phù hợp nét đẹp văn hóa trong môi trường sư phạm và phù hợp với nét
đẹp văn hóa của địa phương; Xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch đẹp - an toàn - thân thiện.
b) Quan tâm đến những công trình mang nhiều ý nghĩa giáo dục đạo đức:
Phòng truyền thống phải được bài trí một cách trang trọng thể hiện được
truyền thống lịch sử của nhà trường từ khi bắt đầu thành lập, lịch sử của địa
phương, những thành tích về các mặt hoạt động của nhà trường…, tên tuổi
những thầy cô và những học sinh thành đạt xuất phát từ ngôi trường. Phòng
học phải được trang bị đầy đủ bàn ghế, điện sáng, quạt mát, nơi để mũ nón
của học sinh... luôn được vệ sinh sạch sẽ, thân thiện để học trò có cảm giác
thoải mái, vui vẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục.
c) Khai thác hiệu quả thư viện trường học: Thư viện trường học được bố trí
sắp xếp gọn gàng, thẩm mỹ, tiện tra cứu. Đầu tư cho cơ sở vật chất thư viện
theo hướng xây dựng thư viện điện tử. Phòng đọc đủ điều kiện, yên tĩnh tạo
điều kiện cho học sinh được mượn và trả sách một cách dễ dàng, thường
xuyên. Quan tâm đầu tư bổ sung các đầu sách mới đặc biệt là các loại sách
mang tính giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật....
Phát triển hình thức tủ sách lớp học, phòng đọc tại các lớp học; Xây dựng Nội
quy thư viện.
d) Tăng cường đầu tư thiết bị dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh
đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục đạo đức học sinh
theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.



18

e) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức
và ý thức thực thi pháp luật của cán bộ giáo viên và học sinh. Xây dựng khối
đoàn kết trong trường, trong lớp; thực hiện dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể
trong việc xây dựng trường học là khối đoàn kết, thống nhất, xây dựng bầu
không khí làm việc vui vẻ, thân thiện và hiệu quả.

3. Xây dựng văn hóa ứng xử; hình ảnh của cán bộ, giảng viên, sinh viên
trường Đại học Ngoại Thương.
Trường ĐHNT nghiên cứu các văn bản quy định về tiêu chuẩn đơn vị văn
hóa, đạo đức nghề nghiệp, quyền hạn, trách nhiệm của giáo viên và học sinh
xây dựng quy tắc ứng xử trong nhà trường đảm bảo một số yêu cầu:
- Ứng xử của giảng viên với sinh viên phải thể hiện cái tâm của người thầy;
sự nhiệt tình, tôn trọng học trò; biết phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm người
học để phát triển năng lực cá nhân cho sinh viên
- Ứng xử sinh viên với giảng viên phải thể hiện sự kính trọng, yêu quí của
người học với thầy, cô giáo. Hiểu được những chỉ bảo giáo dục của thầy, cô
và thực hiện điều đó tự giác, có trách nhiệm;
- Ứng xử giữa người cán bộ quản lý với giảng viên, nhân viên thể hiện người
lãnh đạo phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Người lãnh đạo,
quản lý nhà trường có tầm nhìn, biết quy tụ sức mạnh; có lòng vị tha, độ
lượng, tôn trọng giảng viên, nhân viên; xây dựng được bầu không khí lành
mạnh, dân chủ trong tập thể nhà trường;
- Ứng xử giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa sinh viên với nhau phải thể
hiện qua cách đối xử mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau, cùng
nhau tiến bộ; Trong nhà trường, đồng nghiệp phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp
luật và các quy định nghề nghiệp;

- Ứng xử giữa cán bộ, giảng viên, sinh viên đối với những truyền thống quý
báu của nhà trường, với những công trình, cơ sở vật chất, cảnh quan của nhà


19

trường; đối với tập thể hoặc cá nhân, các tổ chức, cơ quan khác ngoài nhà
trường... qua đó giúp cho mỗi cá nhân có thái độ, hành vi đúng đắn để gìn giữ,
phát huy những truyền thống, những giá trị đẹp đẽ của nhà trường.
Như vậy, thực hiện đúng các qui tắc ứng xử thì mỗi cá nhân đã và đang
xây dựng một môi trường sống văn minh, lịch sự trong nhà trường.
a) Tổ chức thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục
truyền thống, giáo dục pháp luật trong các môn học như giáo dục công dân,
lịch sử, địa lý, ngữ văn,.... Quan tâm đồng thời bồi dưỡng đức - trí - thể - mỹ
cho học sinh thông qua các bộ môn văn hóa; bố trí hợp lý số giờ dạy, tìm hiểu
lịch sử địa phương. Đổi mới nội dung, cách thức tổ chức tuần lễ đầu năm học
cho tất cả các cấp học đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Thông qua những bài học
đó tuyên truyền, bồi dưỡng tình yêu quê hương, tự hào dân tộc, từ đó có ý
thức, động cơ học tập đúng đắn xây dựng quê hương giầu đẹp
b) Tổ chức các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp. Tăng cường hoạt động trải
nghiệm thực tiễn, trải nghiệm nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên rèn luyện
kỹ năng sống, tăng cường ý thức tự giác, tự nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề của thực tiễn đặt ra trong
cuộc sống. Thông qua các hoạt động thực tiễn hay hình thức dạy học qua di
sản văn hóa trong và ngoài tỉnh, thông qua việc tham gia các cuộc thi, hội thi,
học sinh bồi dưỡng niềm đam mê học tập, tự hào về ngôi trường của mình và
tình yêu quê hương đất nước.
c) liền kiến thức bộ môn văn hóa với kiến thức chính trị - xã hội trong và
ngoài nước, bồi dưỡng sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng ứng biến với các
tình huống trong cuộc sống… cho sinh viên, đồng thời rèn luyện bản lĩnh cho

thế hệ thanh niên trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.


20

Tăng cường các hoạt động xã hội tình nguyện, mùa hè xanh, hiến máu
nhân đạo; hoạt động nhân đạo, từ thiện; thông qua đó giáo dục tình nhân ái,
yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng.

KẾT LUẬN
Văn hóa văn minh học đường là một khái niệm được đã được một phần
nhắc đến từ lâu đời qua các bài học của ông cha ta, nhưng sự phát triển của nó
vẫn phải đang được hoàn thiện. Hiện nay, văn hóa văn minh của sinh viên


21

Đại học Ngoại Thương đang dần được xây dựng, đã có rất nhiều hành vi trở
thành một thói quen trong mỗi sinh viên ở đây tạo nên hình ảnh thật đẹp và
đầy thanh lịch.
Tuy nhiên, bên cạnh những hình ảnh đó, sinh viên Đại học Ngoại
Thương vẫn còn có những hiện tượng không phù hợp với lối sống văn minh
đó, và đôi khi làm cho hình ảnh của ngôi trường trở nên không tốt. Việc tồn
tại những hiện tượng xấu như vậy đều có có nguyên nhân xuất phát từ trong
cách ứng xử của sinh viên cũng như việc quản lý, áp dụng chưa được hiểu quả
triệt để từ phía Nhà trường.
Được coi là một ngôi trường nổi tiếng với những khóa sinh viên ra
trường thành đạt và là những công dân gương mẫu cho xã hội, việc thay đổi
trong lối sống trong trường đại học của sinh viên cũng như cải thiện một cách
phù hợp hơn trong quy chế của Nhà trường là thật sự cần thiết. Với những

giải pháp được đề ra ở trên, chúng em mong rằng có thể đóng góp một phần
nào để có thể tạo nên một môi trường văn hóa văn minh học đường tại trường
Đại học Ngoại Thương, để có thể gìn giữ được hình ảnh tốt của ngôi trường
với dư luận nói chung và các trường đại học khác nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
/> />

22

/> /> />

23



×