Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

tiểu luận môn đường lối đề tài vấn đề PHÁT TRIỂN bền VỮNG KINH tế BIỂN ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.99 KB, 29 trang )

I. Một số vấn đề về biển đảo Việt Nam và đặc điểm của
nền kinh tế biển:
1. Khái quát về tình hình biển, đảo Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị
và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có.
Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện
tích biển khoảng trên 1 triệu km², gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích
Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km²), bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc
xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ
trên thế giới. Dọc bờ biển có hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông,
cửa lạch đổ ra biển. Vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần
đất nổi khoảng 1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam
với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú quốc,
Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa... Ở Việt Nam
trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân
số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.
2. Đặc điểm của nền kinh tế biển Việt Nam:
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, giai đoạn 2007 - 2017,
đóng góp của 28 tỉnh, thành phố ven biển trong tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) luôn đạt trên 60%, trong đó đặc biệt nổi bật là vai trò của
các khu kinh tế, khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp quan trọng
ven biển. và cho thấy sự đa dạng của nền kinh tế biển Việt Nam
Tiềm năng nổi bật của kinh tế biển Việt Nam là nguồn tài
nguyên dầu khí, trữ lượng ước tính khoảng 3,0-4,5 tỷ m3 quy dầu quy
đổi, chủ yếu là khí (chiếm trên 50%) và tập trung chủ yếu ở thềm lục
địa.
Không chỉ sở hữu trữ lượng dầu phong phú, Việt Nam còn có
tiềm năng lớn về giao thông thủy.
1



Về nguồn lợi hải sản, Việt Nam có mặt trong danh sách 10 trung
tâm đa dạng sinh học biển và danh sách 20 vùng biển có lợi ích kinh
tế lớn nhất toàn cầu do hải sản đem lại.
Về du lịch và kinh tế hải đảo, với bờ biển dài 3260 km Việt Nam
có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch biển, đảo, trong
đó có những bãi, biển, vịnh đẹp nổi tiếng thế giới như Hạ Long, Nha
Trang, Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm
quyến rũ nhất hành tinh… Ngoài ra, còn nhiều khu vực biển có tiềm
năng lớn đã và đang được đầu tư ở trên khắp cả nước. Đặc biệt, Việt
Nam sở hữu nhiều khu vực ven biển có rừng ngập mặn (rừng ngập
mặn Cà Mau, rừng ngập mặn cần Giờ…) cùng nhiều làng nghề, lễ hội
độc đáo nên tạo điều kiện rất tốt cho phát triển du lịch.
Hệ thống đảo Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát
triển kinh tế – xã hội cả nước nói chung và phát triển kinh tế biển nói
riêng. Với vị trí phân bố đặc thù, hệ thống đảo có lợi thế rất lớn về
phát triển kinh tế biển, đảo. Đây được coi là ưu thế nổi bật, đặc thù
của hệ thống đảo mà các vùng khác không có.

II. Thực trạng
1. Thực trạng các ngành nghề kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay
1.1. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
* Đánh bắt thủy sản:
Bàn về vấn đề khai thác hải sản, có thể thấy rằng việc khai thác
của nước ta còn có nhiều hạn chế, chưa xứng đáng với tiềm năng
thuỷ sản dồi dào mà thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên cũng đã có được
những thành tựu đáng kể. Toàn ngành đã có 93500 tàu thuyền gồm
tàu thuyền lắp máy: 62000 chiếc với tổng công suất 1.250.000 mã
lực và 2700 chiếc đóng mới trong năm 1994 ,tàu đánh bắt xa bờ 100
chiếc với tổng công suất 50000 mã lực, 31500 tàu đánh bắt thủ công.
2



Từ năm 1994 đến nay đội ngũ tàu thuyền đánh bắt đã có những điều
chỉnh và cải biến rõ rệt, chủ yếu tập trung đẩy mạnh phát triển đội
tàu có khả năng đánh bắt xa bờ, hạn chế việc đóng tàu có công suất
nhỏ nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ven biển, tổ chức
lại hệ thống khai thác hải sản trong cả nước. Đánh bắt xa bờ là xu thế
phát triển của thuỷ sản để tăng nhanh sản lượng ,đây cũng là chiến
lược của ngành nhằm nâng cao khả năng tận dụng triệt để ưu thế về
chủng loại .....
* Đặc điểm nguồn lợi hải sản:
Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài
cá có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển
trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép
khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn
tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.
Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600
loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có
giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng
2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất
là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm);
hằng năm có thể khai thác từ 45 - 50 nghìn tấn rong biển có giá trị
kinh tế như rong câu, rong mơ, ... Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc
sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá,
bóng cá, ngọc trai, ... Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới,
nguồn lợi thuỷ sản nước ta có thành phần loài đa dạng, kích thước cá
thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Chế độ gió mùa tạo nên sự thay
đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự phân bố của cá cũng
thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Tỷ lệ đàn cá nhỏ
có kích thước dưới 5 x 20m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn vừa (10

3


x 20m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và
các đàn rất lớn (20 x 500m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Số đàn
cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn mang
tính đại dương chỉ chiếm 32%. Phân bố trữ lượng và khả năng khai
thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển có độ sâu dưới 50m
(56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 - 100m (23,4%). Theo số liệu
thống kê, khả năng cho phép khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả
cá nổi và cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn.
Nếu kể cả các hải sản khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở
mức 700.000 tấn/năm, thấp hơn so với sản lượng đã khai thác ở khu
vực này hằng năm trong một số năm qua. Trong khi đó, nguồn lợi
vùng xa bờ còn lớn, chưa khai thác hết. Theo vùng và theo độ sâu,
nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam Bộ cho khả năng
khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả
nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây
Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%), hơn
nữa bờ biển nước ta còn có hệ sinh thái nhiệt đới đa dạng , giàu tài
nguyên thiên nhiên như hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ
biển, các vùng cửa sông châu thổ . Có thể nói đây là những ưu thế to
lớn để phát triển nghề cá không thua kém bất kì 1 quốc gia nào trên
thế giới...
* Số lượng hải sản khai thác:
Cá biển chiếm khoảng 65% tổng số sản phẩm cá của Việt Nam,
35% còn lại là cá nuôi và cá nước ngọt. Các nguồn lợi hải sản ở các
vùng biển ven bờ với mức nước sâu dưới 50m đã được xem là khai
thác cạn kiệt. Năm 2000, sản lượng đánh bắt xa bờ chiếm 35% tổng
sản lượng đánh bắt. Theo tính toán, tiềm năng về nguồn lợi thuỷ sản

ước tính khoảng trên 4,2 triệu tấn. Sản lượng khai thác bền vững ước
4


tính là 1,7 triệu tấn/năm. Nguồn lợi hải sản chủ yếu là các loại cá có
khả năng di chuyển nhanh, lưu trú ở vùng biển Việt Nam trong
khoảng thời gian ngắn.
Theo số liệu thống kê, tổng sản lượng hải sản đánh bắt năm
2001 là 1,2 triệu tấn. Trong đó, 82% sản lượng hải sản đánh bắt được
là các loại cá, số còn lại là cua, mực, tôm các loại và một số loại hải
sản khác. Khoảng 60% sản lượng khai thác được phục vụ cho nhu cầu
tiêu thụ trong nước, 18% cho xuất khẩu và khoảng 20% cho các mục
đích khác.
* Tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản trên biển:
Theo Tổng cục Thủy sản, nước ta có tiềm năng lớn về nuôi biển.
Diện tích có khả năng sử dụng phát triển nuôi biển bao gồm các vùng
vịnh kín, bãi triều ven biển và một phần ở các hải đảo, vùng biển hở.
Tổng diện tích tiềm năng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo của
nước ta khoảng 244.190ha. Trong đó, diện tích nuôi vùng bãi triều
ven biển 153.300ha (chiếm 62% diện tích có khả năng nuôi biển);
diện tích nuôi vùng vũng, vịnh, eo ngách và ven đảo là 79.790ha
(33%); nuôi vùng biển hở 11.100ha (5%).
Mặc dù nuôi biển liên tục phát triển trong những năm qua,
nhưng diện tích đã nuôi còn khiêm tốn. Đến năm 2015, diện tích nuôi
biển cả nước mới đạt 40.102ha, sản lượng 308.587 tấn (nhuyễn thể
269.161 tấn; cá biển khoảng 30.000 tấn; tôm hùm 1.500 tấn…). Như
vậy, tiềm năng để đẩy mạnh, phát triển nuôi biển còn lớn.
5 đối tượng nuôi biển chính hiện nay là cá biển, nhuyễn thể,
tôm hùm, cua ghẹ và rong biển. Năm 2016, diện tích cá biển nuôi
ao/đầm đạt 6.300ha và 1.164.643m3 lồng, sản lượng 28.293 tấn. Các


5


loài cá nuôi phổ biến nhất là cá song (chiếm xấp xỉ 50%), cá giò
(30%) và cá vược (7 - 8%).
Nhuyễn thể đang được nuôi trên diện tích 47.129ha (năm
2016), chủ yếu là nuôi bãi, sản lượng 294.472 tấn. Các đối tượng nuôi
chủ yếu là nghêu Bến Tre, ngao đầu, ngao vân, vẹm xanh, ốc hương,
sò huyết, sò lông, tu hài, hàu cửa sông, hàu Thái Bình Dương…
Ngao/nghêu chủ yếu nuôi ở các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ và Nam
bộ; sò lông, sò huyết nuôi ở hầu hết các tỉnh ven biển, nhưng tập
trung nhiều ở Kiên Giang và Vịnh Bắc Bộ; hàu được nuôi nhiều ở vùng
cửa sông các tỉnh, TP như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Thừa
Thiên - Huế, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu… Đến năm 2016, đã có
58.990 lồng nuôi tôm hùm, với sản lượng đạt hơn 1.300 tấn. Còn cua,
ghẹ được nuôi ghép với các loài khác nên diện tích tính chung khá
lớn, lên tới hơn 220 ngàn ha, sản lượng khoảng 40.000 tấn/năm.
Rong biển được trồng chủ yếu ở khu vực biển Nam Trung bộ, với diện
tích 10.150 ha, sản lượng 101.000 tấn.
* Xu hướng của thế giới:
Nuôi hải sản trên biển đang là xu hướng phát triển chung trên
thế giới. So với chăn nuôi động vật trên cạn, nuôi thủy sản nói chung
được đánh giá cao hơn nhiều về hiệu quả kinh tế, môi trường… Về
kinh tế, nuôi thủy sản có năng suất cao hơn so với nuôi gia súc, gia
cầm, nhờ hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp hơn. Về môi trường,
nuôi thủy sản không gây tác hại nhiều tới môi trường như gia súc, gia
cầm…
Chính vì vậy, phát triển nuôi trồng thủy sản đang là xu hướng
chung trên toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong bối

cảnh dân số thế giới đang tăng lên và có thể đạt 9 tỷ người vào năm
6


2050. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt và đất đai canh tác đang có xu
hướng thu hẹp lại. Do đó, nuôi hải sản trên biển đang được nhiều
quốc gia đẩy mạnh. Việc phát triển nuôi hải sản trên biển còn góp
phần quan trọng làm giảm tình trạng khai thác quá mức nhiều loài
hải sản trong tự nhiên.
Theo các chuyên gia thủy sản, hiện nay, trên thế giới, đã có
nhiều công nghệ lồng, bè có khả năng chịu sóng gió, giúp cho nuôi
giảm thiểu rủi ro bởi thiên tai để nuôi biển đạt hiệu quả cao. Thậm
chí đã có cả công nghệ để nuôi cá biển trên đất liền. Công nghệ sản
xuất thức ăn phù hợp với nuôi biển cũng đã có. Những công nghệ này
có thể nhập khẩu và áp dụng vào sản xuất ở Việt Nam.
* Lợi thế:
- Tự nhiên: Việt Nam là đất nước nằm trong bán đảo Trung Ấn,
được thiên nhiên phú cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
nghành thuỷ sản. Với bờ biển dài hơn 3200 km trải dài suốt 13 vĩ độ
Bắc Nam tạo nên sự khác nhau rõ rệt về các vùng khí hậu, thời tiết,
chế độ thuỷ học… Ven bờ có nhiều đảo, vùng vịnh và hàng vạn ha
đầm phá, ao hồ sông ngòi nội địa, thêm vào đó lại có ưu thế về vị trí
nằm ở nơi giao lưu của các ngư trường chính, đây là khu vực được
đánh giá là có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại và
nhiều đặc sản quí. Việt nam có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản trên cả 3 vùng nước mặn, ngọt, lợ. Khu vực đặc quyền kinh
tế biển khoảng 1 triệu km2 thuộc 4 khu vực được phân chia rõ ràng
về mặt thuỷ văn đó là: Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, khu vực biển miền
Trung, khu vực biển Đông Nam và vùng Vịnh Tây Nam, hàng năm có
thể khai thác 1,2 –1,4 triệu tấn hải sản ,có độ sâu cho phép khai thác

ở nhiều tầng nước khác nhau. ở vùng vịnh Bắc bộ và Tây nam bộ có
độ sâu phân bố giống nhau với 50% diện tích sâu dưới 50m nước và
7


độ sâu lớn nhất không quá 100m . Biển Đông nam bộ ,độ sâu từ 3060m chiếm tới ¾ diện tích, độ sâu tối đa ở khu vực này là 300m. Biển
miền Trung có độ sâu lớn nhất, mực nuớc 30-50m, 100m chỉ cách bờ
biển có 3-10 hải lý, độ sâu từ 200-500m chỉ cách bờ 20-40 hải lý,
vùng sâu nhất đạt tới 4000-5000m.
- Lợi thế về tiềm năng lao động và giá cả sức lao động: Lao
động nghề cá Việt nam có số lượng dồi dào, thông minh ,khéo tay
,chăm chỉ ,có thể tiếp thu nhanh chóng và áp dụng sáng tạo công
nghệ tiên tiến .... Ngoài ra nước ta còn có lợi thế của người đi sau :
suất đầu tư và mức độ lệ thuộc vào công nghệ chưa cao nên có khả
năng đầu tư những công nghệ hiện đại tiên tiến nhờ các tiến bộ
nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ ,đặc biệt trong
công nghệ khai thác biển xa,công nghệ sinh học phục vụ nuôi thuỷ
sản nhất là nuôi cá biển và nuôi giáp xác …
- Thuận lợi về thị trường: Việt Nam nằm cạnh Trung quốc một
nước đông dân nhất trên thế giới : hơn 1,3 tỉ người ,đây là 1 thị
trường đầy tiềm năng và tiêu thụ hải sản rất mạnh , hầu như từ trước
đến nay Việt nam chưa từng thoả mãn được nhu cầu về hải sản của
Trung quốc. Ngoài trung quốc ra còn có thị trường Nhật Bản và Hàn
Quốc cũng là 2 thị trường tiêu thụ rất mạnh các sản phẩm thuỷ sản
của nước ta,vì vậy trong tương lai thuỷ sản Việt Nam còn có tiềm
năng mở rộng thị trường, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, vươn lên 1
tầm cao mới.
- Chính sách: Nhờ nhận thức được vai trò của ngành thuỷ sản,
đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản, phát triển kinh tế chung của đất
nước, Nhà nước ta đã và đang có những chính sách hỗ trợ cho ngành.

Tại hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch năm 2003 của bộ thuỷ sản,
Thủ tướng Phan Văn Khải cho rằng để thực hiện được mục tiêu phát
8


triển, ngành thuỷ sản cần nhanh chóng rút kinh nghiệm và đổi mới,
những vấn đề gì bức bách các địa phương, các doanh nghiệp nên gửi
ngay về bộ thuỷ sản. Vấn đề nào vượt quá thẩm quyền của bộ thì gửi
lên chính phủ, chính phủ sẽ giải quyết ngay… Trong công tác qui
hoạch bộ cũng có những đề án phù hợp. Đây cũng là một thuận lợi
lớn cho ngành thuỷ sản trong quá trình phát triển…
* Hạn chế
- Nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được quy hoạch, do không có kế
hoạch tổng thể lâu dài và chỉ chú trọng mở rộng diện tích nên hiệu
quả kinh tế không cao, có nơi còn gây hậu quả xấu về môi trường
sinh thái cũng như bảo vệ nguồn lợi. Việc nuôi trồng nhiều lúc còn
tràn lan, thiếu tính khoa học nên chất lượng không cao, hiện nay vẫn
chưa tìm được hướng thích hợp để huy động vốn đầu tư cho phát
triển ,đặc biệt là đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Các chương
trình nuôi trồng và khai thác nhiều khi chồng chéo nhau, không nhất
quán trong việc sử dụng đất, mặt nước và tàu thuyền, đặc biệt là
trong sử dụng vốn đầu tư.
Đối với nghề khai thác hải sản, ngư dân thiếu các thông tin về
nguồn lợi, trữ lượng hải sản, còn trong nuôi trồng, ngư dân cũng
không biết chắc là mình có làm đúng với qui hoạch sau này hay
không, cho dù có nơi họ “làm bừa” phá tan cả dự kiến trong qui
hoạch đang được xây dựng (điển hình nhất là phong trào chuyển đổi
đất từ trồng lúa sang nuôi tôm).
Ngoài ra không thể không kể đến một nhân tố quan trọng còn
tồn tại ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị thủy sản Việt nam đó là năng

lực chế biến. Vấn đề đa dạng hóa ,nâng cao chất lượng sản phẩm, cải
tiến mẫu mã, ... đang trở thành đòi hỏi tất yếu của kinh tế thị trường,
9


đặc biệt là chất lượng chế biến. Có thể sản lượng đánh bắt khai thác
rất lớn, song nếu trình độ chế biến và bảo quản không cao thì điều đó
cũng chẳng có ý nghĩa gì cả, bởi thủy là mặt hàng tươi sống, phải qua
sơ chế nhiều khâu mới có thể xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế cao.
Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề chất lượng lại được đặt lên
hàng đầu, chẳng riêng gì hải sản, với mặt hàng nào cũng vậy, các thị
trường khó tính như EU, Hoa kì , Nhật bản đối với chất lượng sản
phẩm đều có yêu cầu rất cao. Qua đó có thể thấy chất lượng thủy
sản cũng như lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề sống
còn ...
1.2. Khai thác dầu khí ngoài biển
* Trữ lượng: Tiềm năng nổi bật của kinh tế biển Việt Nam là
nguồn tài nguyên dầu khí, trữ lượng ước tính khoảng 3,0-4,5 tỷ m3
quy dầu quy đổi, chủ yếu là khí (chiếm trên 50%) và tập trung chủ
yếu ở thềm lục địa. Trữ lượng tài nguyên dầu khí đã phát hiện vào
khoảng 1,365 tỷ m3 quy dầu, chiếm 30-35% tổng trữ lượng và tiềm
năng dầu khí dự báo của Việt Nam, trong đó khí thiên nhiên chiếm
trên một nửa. Các mỏ phát hiện dầu khí phân bố chủ yếu ở bốn bể là
Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay – Thổ Chu;
các bể còn lại là bể Tư Chính Vũng Mây và cụm bể Trường Sa và cụm
bể Hoàng Sa chưa đủ số liệu để xác định chính xác diện tích bể cũng
như các điểm khai thác. Trong số các mỏ đã phát hiện, mỏ Bạch Hổ ở
bể Cửu Long được coi là lớn nhất với trữ lượng khoảng 340 triệu m3
quy dầu, tương đương khoảng 2,1 tỷ thùng, đóng góp vào 80% trữ
lượng dầu khai thác hàng năm của Việt Nam.

* Thực trạng khai thác:
Kể từ khi tấn dầu đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ (thuộc
bể trầm tích Cửu Long năm 1986) đến nay, PVN đã khai thác được
10


tổng cộng khoảng 506,3 triệu tấn dầu quy đổi từ các mỏ ở trong và
ngoài nước, trong đó sản lượng khai thác dầu đạt 380,9 triệu tấn, sản
lượng khai thác khí đạt 125,4 tỷ m3, sản lượng khai thác hàng năm
luôn được duy trì ổn định và gia tăng theo từng năm.
Hiện nay, PVN đang quản lý điều hành khai thác dầu khí từ các
mỏ, cụm mỏ ở trong và ngoài nước. Trong đó, các mỏ: Hàm Rồng,
Thái Bình ở bể trầm tích Sông Hồng; các mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Thỏ
Trắng, Gấu Trắng, Phương Đông, Rạng Đông, Cụm mỏ Sư Tử Đen - Sư
Tử Vàng - Sư Tử Trắng - Sư Tử Nâu, Tê Giác Trắng, Cá Ngừ Vàng,
Thăng Long - Đông Đô,… ở bể trầm tích Cửu Long; các mỏ: Đại Hùng,
Chim Sáo, Rồng Đôi/Rồng Đôi Tây, Lan Tây - Lan Đỏ, Hải Thạch - Mộc
Tinh… ở bể trầm tích Nam Côn Sơn; Lô PM3-CAA và 46-Cái Nước,
Sông Đốc… ở bể Malay - Thổ Chu và các mỏ ở nước ngoài: mỏ Bir
Seba ở Algeria, cụm mỏ Nhenhetxky ở Liên bang Nga, mỏ D30-Lô
SK305 ngoài khơi Malaysia.
Trong giai đoạn 2011-2015, sản lượng khai thác dầu khí của
PVN đạt 133,52 triệu tấn dầu quy đổi (so với kế hoạch Chính phủ giao
là 128,77 triệu tấn dầu quy đổi), trong đó khai thác dầu thô đạt 84,75
triệu tấn (77,65 triệu tấn trong nước và 7,10 triệu tấn ở nước ngoài)
và 48,76 tỷ m3 khí về bờ.
Trong giai đoạn này, sản lượng dầu và khí không ngừng gia tăng theo
từng năm và đạt đỉnh vào năm 2015 với sản lượng cả năm đạt 18,76
triệu tấn dầu và 10,67 tỷ m3 khí về bờ.
Cũng trong giai đoạn này, PVN đã đưa được 24 mỏ dầu và khí

mới vào khai thác, trong đó có 18 mỏ trong nước và 6 mỏ ở nước
ngoài.
Đã có 21 hợp đồng dầu khí mới được ký kết trong giai đoạn
2011-2015. Hiện tại có 66 hợp đồng dầu khí đang có hiệu lực, trong
11


đó 46 hợp đồng đang ở giai đoạn thăm dò, thẩm lượng và 20 hợp
đồng dầu khí đang ở giai đoạn phát triển và khai thác.
Giai đoạn 2016-2020, PVN dự kiến sẽ khai thác khoảng 115-135 triệu
tấn dầu quy đổi, trong đó 65-80 triệu tấn dầu thô và 50-55 tỷ m3 khí.
Dự kiến sẽ phát triển, đưa 15 mỏ, công trình mới vào hoạt động.
Các mỏ mới dự kiến sẽ được đưa vào khai thác và phát triển
phải kể tới mỏ Cá Tầm, Sao Vàng - Đại Nguyệt, mỏ khí Cá Voi Xanh,
dự án khí Tây Nam Bộ (Lô B) và mỏ dầu - khí Condensate Cá Rồng
Đỏ.
* Làm chủ công nghệ khai thác dầu khí:
Khai thác dầu khí là lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên sâu và
khó, đòi hỏi các kiến thức tổng hợp của nhiều chuyên ngành khoa
học như: máy tính, công nghệ thông tin, toán, địa chất, tự động hóa,
vật lý, vv…
Hiện nay, PVN đang điều hành khai thác các mỏ dầu khí có điều kiện
địa chất phức tạp, chế độ vỉa không ổn định ở các tầng đá chứa khác
nhau như tầng móng granite phong hóa nứt nẻ, các tầng chứa trầm
tích hạt vụn (clastic reservoir).
Đặc biệt, hoạt động khai thác dầu khí từ đá móng granite ở mỏ
Bạch Hổ (thuộc bể trầm tích Cửu Long) là loại đá chứa hai độ rỗng,
hai độ thấm, đã được các nhà khoa học của PVN nghiên cứu và phát
triển thành công nghệ khai thác dầu trong đá móng, góp phần nâng
cao hiệu quả khai thác dầu từ đá móng. Công trình này có ý nghĩa

khoa học và thực tiễn rất lớn mang tầm cỡ khu vực, cũng như thế giới
trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí - đã được Nhà nước trao
tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2011.
Để khai thác có hiệu quả và đảm bảo an toàn cho mỏ, cụm mỏ,
PVN đã sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, kể cả các ứng dụng mới
nhất của công nghệ tin học, từ các phần mềm mô hình địa chất, thiết
12


kế giếng khoan, thiết kế xây dựng công trình biển… đến các mô hình
mô phỏng khai thác mỏ, thiết kế khai thác, công nghệ khai thác dầu
trong đá móng.
Điển hình là các công nghệ mới của các hãng nổi tiếng trên thế
giới đã được PVN áp dụng như: phần mềm minh giải thử giếng
Pansystem của Weatherford, ENCRIN (Kappa). Phần mềm PIPESIM
của hãng Schlumberger: mô phỏng giếng, phân tích khai thác, thiết
kế khai thác (gaslift, Well flow), tính toán thuỷ động lực học đường
ống vận chuyển dầu khí (trạng thái ổn định). Phần mềm OLGA của
hãng Schlumberger: mô phỏng đường ống vận chuyển dầu, khí, nước;
Mô phỏng trạng thái ổn định và trạng thái chuyển tiếp như khởi động
đường ống, đóng đường ống, khởi động lại, tăng giảm lưu lượng; Mô
phỏng sa lắng Wax, đánh giá khả năng tạo hydrate và xử lý, mô
phỏng phóng thoi… Phần mềm GAP của Petex: mô phỏng mạng lưới
giếng khai thác và tối ưu bơm gaslift cho mạng lưới giếng…
Hàng năm, PVN đã đầu tư triển khai nhiều nghiên cứu khoa học
mang tính ứng dụng phục vụ cho hoạt động khai thác và quản lý mỏ
ở cả trong và ngoài nước. Kết quả của những công trình nghiên cứu là
những giải pháp khoa học ứng dụng vào hoạt động khai thác, nhằm
đảm bảo duy trì và gia tăng sản lượng của giếng cũng như bảo đảm
an toàn cho giếng khai thác.

Đến nay, PVN đã làm chủ được các công nghệ trong lĩnh vực
khai thác dầu khí, từ xây dựng thiết kế mô hình khai thác đến vận
hành khai thác, thiết lập hệ thống tự động hóa kiểm soát an toàn mỏ,
đã đưa ra được chế độ khai thác phù hợp đối với các mỏ, cụm mỏ đặc
trưng nhằm đạt hiệu quả kinh tế và hệ số thu hồi dầu cao nhất. Công
nghệ xử lý khí (đặc biệt là xử lý khí có hàm lượng CO2 cao) cũng đã
được áp dụng thành công tại Việt Nam góp phần đưa các mỏ khí vào
khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
13


* Thách thức:
Trong các khó khăn thách thức trong lĩnh vực khai thác dầu khí
giai đoạn 2016-2020, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới việc thực
hiện các chỉ tiêu kế hoạch của PVN nêu trên chính là giá dầu thấp,
sản lượng khai thác của một số mỏ đã bước vào giai đoạn suy giảm.
Ngoài ra, phần lớn các mỏ và cấu tạo đưa vào vận hành khai thác
trong giai đoạn này có trữ lượng nhỏ, chi phí đầu tư cao.
1.3. Du lịch biển:
Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển khi sở hữu đường
bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát
trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi
tốt…Và có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm đẹp, trong đó
bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi
tắm quyến rũ nhất hành tinh.
Bên cạnh đó, lãnh thổ vùng đất ven biển, vùng biển và hệ
thống các đảo, nơi diễn ra du lịch biển đảo và vùng ven biển tập
trung tới 7/13 di sản thế giới ở Việt Nam; 6/8 các khu dự trữ sinh
quyển; nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…
Nắm bắt thế mạnh trên, thời gian qua, nhiều khu du lịch biển tiềm

năng đã được quy hoạch và đầu tư phát triển như: bãi biển Sầm Sơn
(Thanh Hóa); bãi biển Non Nước, Mỹ Khê (Đà Nẵng); vịnh Nha Trang,
vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa); bãi biển Mũi Né (Bình Thuận); bãi biển
Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)...
Việt Nam đã hình thành 3 trung tâm du lịch biển có sức hút với
khách quốc tế, gồm vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng, Nha Trang
(Khánh Hòa) với những cơ sở lưu trú hiện đại 4-5 sao, có thể đón
14


những đoàn khách đến nghỉ dưỡng và phát triển du lịch MICE (du lịch
hội nghị, hội thảo).
Cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, nhiều dịch vụ
giải trí, thể thao biển đã được đưa vào hoạt động như: chèo thuyền
du lịch, kéo dù bằng ca nô, lướt ván, đua thuyền, bóng đá, bóng
chuyền bãi biển… Đặc biệt, loại hình ngắm biển bằng dù lượn, khinh
khí cầu, máy bay mô hình (ở biển Nha Trang, Đà Nẵng) hay bằng máy
bay trực thăng (ở vịnh Hạ Long) đang được rất nhiều khách du lịch
yêu thích.
Với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng cùng các dịch vụ giải
trí, du lịch biển đã thu hút hàng triệu lượt khách đến thăm quan và
nghỉ dưỡng mỗi năm. Hoạt động du lịch biển đảo hiện chiếm khoảng
70% hoạt động của ngành du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên, tình hình khai thác, sử dụng biển và đảo vẫn còn
chưa hiệu quả, thiếu bền vững do khai thác tự phát, thiếu/không tuân
thủ quy hoạch biển, đảo. Hơn nữa, môi trường biển tiếp tục biến đổi
theo chiều hướng xấu và tiếp tục bị ‘đầu độc’ liên quan tới các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội. Ngày càng có nhiều chất thải không
qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển. Việt Nam
đứng thứ 4 trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là rác thải

nhựa.
2. Chủ trương của Đảng về chiến lược phát triển bền vững kinh
tế biển
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về kinh tế biển
* Đến nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế biển.
Tùy theo cách tiếp cận của mỗi tác giả hay mục tiêu phát triển của
mỗi nước mà có cách hiểu khác nhau.
15


- Theo Douglas-Westwood Limited (2005), kinh tế biển là
tổng hợp các ngành kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động có liên
quan đến khai thác, sử dụng biển như: vận tải biển, du lịch biển,
thương mại biển, công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo gắn với
tài nguyên biển và các ngành hỗ trợ như giáo dục, đào tạo và nghiên
cứu khoa học và công nghệ biển. Các ngành quản lý và quốc phòng
hải quân tuy không trực tiếp hoạt động kinh tế biển nhưng là ngành
hỗ trợ đắc lực cho kinh tế biển.
- Các tác giả Australia Sarah Gardner, Matthew Tonts and
Carmen Elrick (2006), cho rằng: kinh tế biển là một cấu trúc phức tạp
với những ngành công nghiệp biển điển hình như: dịch vụ cảng biển,
vận tải biển, đóng tàu, dầu khí, du lịch biển và dịch vụ du thuyền,
cáp ngầm, quốc phòng, nghề cá thương mại, nghề cá giải trí, nuôi
trồng hải sản, và các ngành công nghiệp biển mới nổi như hóa dầu và
công nghệ sinh học biển.
- Các tác giả Trung Quốc gồm Dương Kim Thâm, Lương Hải
Tân và Hoàng Minh Lỗ (1990) cho rằng: kinh tế biển là lĩnh vực đa
ngành bao gồm các ngành nghề biển truyền thống như đánh bắt hải
sản, làm muối và vận tải biển; nghề biển mới phát triển như khai thác

dầu khí, nghề nuôi thả hải sản và du lịch biển; nghề biển tương lai
như khai thác các nguồn năng lượng biển, khai thác khoáng sản dưới
biển sâu và các ngành nghề lợi dụng nước biển; và các ngành kinh tế
ở dải đất liền ven biển như nông nghiệp, công nghiệp ven biển, hệ
thống hải cảng, đặc khu kinh tế cho phát triển vận tải biển và nuôi
trồng thuỷ sản ven biển.
- 24 Các tác giả Rui Zhao, Stephen Hynes and Guang Shun
He (2015) quan niệm: kinh tế biển là tổng thể các ngành công nghiệp
biển và các hoạt động có liên quan bao gồm các ngành trực tiếp sử
16


dụng tài nguyên biển hoặc cung cấp hàng hóa dịch vụ sử dụng trực
tiếp trong môi trường biển và tất cả các hoạt động kinh tế liên quan
nhằm đạt được các mục tiêu khai thác và sử dụng biển hiệu quả
* Ở Việt Nam, khái niệm về kinh tế biển cũng đã được một số
tác giả quan tâm.
- Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kinh tế biển là những hoạt
động kinh tế diễn ra ở vùng ven biển, trên các đảo và thềm lục địa
bao gồm các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây
dựng, thông tin liên lạc, dịch vụ, du lịch, thương mại…Đó là một nền
kinh tế tương đối toàn diện, có cơ cấu phức hợp đa ngành.
- Nguyễn Chu Hồi (2007) thì cho rằng, kinh tế biển là kéo dài
của kinh tế đất liền. Cư dân biển phải khác hẳn với cư dân nông
nghiệp lúa nước. Kinh tế biển phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc
tế và đảm bảo quốc phòng an ninh để hình thành một yếu tố an ninh
tổng hợp.
- Tác giả Nguyễn Thiết Hùng cho rằng: “Kinh tế biển ở Việt
Nam, là một ngành kinh tế tổng hợp gồm 6 nền kinh tế thành phần:
(1) Kinh tế cảng;

(2) Kinh tế đóng tàu;
(3) Kinh tế du lịch biển đảo;
(4) Kinh tế thuỷ sản;
(5) Kinh tế khai thác mỏ;
(6) Kinh tế lấn biển.
- Bùi Tất Thắng (2007) cho rằng, kinh tế biển là toàn bộ các
hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu là
17


(1) Kinh tế hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển);
(2) Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản);
(3) Khai thác dầu khí;
(4) Du lịch biển;
(5) Làm muối;
(6) Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn
(7) Kinh tế hải đảo.
- Kế thừa tính hợp lý của các quan niệm nêu trên, kết
hợp với cách tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính
trị, theo tác giả, có thể hiểu: Kinh tế biển là tổng thể các quan hệ
kinh tế đặc thù với không gian biển thông qua hoạt động của các chủ
thể trực tiếp diễn ra trên biển, các ngành nghề ở đất liền nhưng nhờ
vào yếu tố biển, hoặc có liên quan đến khai thác, sử dụng biển và
phần đóng góp của các hoạt động liên kết, hỗ trợ nhằm đạt được sự
phát triển bền vững, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên biển,
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Với khái niệm này, kinh tế biển không chỉ đơn thuần là các hoạt
động kinh tế diễn ra trên biển, mà còn phải kể đến tất cả các hoạt
động kinh tế gắn với biển diễn ra ở các hải đảo và dải đất liền ven
biển.

Kinh tế biển là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, bao gồm
các hoạt động kinh tế diễn ra trong một vùng có biển. Khái niệm kinh
tế biển nói trên cũng bao hàm các quá trình vận hành và phát triển
bền vững kinh tế biển nhằm đạt được nhiều lợi ích nhất, với chi phí

18


thấp nhất, phát triển từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, vừa có tính phổ
biến vừa mang tính đặc thù.
Phát triển kinh tế biển phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm
tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, bảo vệ môi trường
sinh thái và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2.1.2. Đặc trưng của kinh tế biển
Kinh tế biển là phạm trù phân biệt với kinh tế trên vùng đất liền
với 3 đặc trưng chủ yếu như sau:
- Thứ nhất, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn với khai
thác tài nguyên biển. Các điều kiện tự nhiên của vùng có biển hay
còn gọi là tài nguyên biển là đặc trưng nổi bật làm cho kinh tế biển
khác biệt so với các vùng kinh tế khác.
- Thứ hai, việc tổ chức sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện tự nhiên, chu kỳ sinh vật và vị trí không gian của vùng biển.
Trong hầu hết các hoạt động kinh tế biển, việc sản xuất thường được
thực hiện ngoài trời với không gian rộng lớn, lao động và tư liệu sản
xuất luôn di động, thay đổi theo thời gian và không gian.
- Thứ ba, thị trường của kinh tế biển cũng có những đặc
trưng riêng. Ngoài những nét chung của thị trường, so với kinh tế trên
đất liền, thị trường của kinh tế biển có những đặc trưng riêng do đặc
trưng của hoạt động sản xuất kinh doanh trên không gian biển quy
định. Thị trường “đầu vào” của kinh tế biển được đặc trưng bởi nguồn

tài nguyên, công nghệ và nhân lực.
2.1.3. Cấu trúc của kinh tế biển:
Kinh tế biển là tổng thể các quan hệ kinh tế đặc thù diễn ra tại
một vùng không gian biển (còn gọi là vùng kinh tế biển), gắn với điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể và 28 nằm trong quy hoạch phân
19


bố không gian phát triển chung của quốc gia. Với tiếp cận này, theo
mục đích nghiên cứu và hoạch định chính sách mà có nhiều cách xác
định cấu trúc của kinh tế biển. Dưới đây là 2 cách xác định chủ yếu:
- Theo hoạt động kinh tế tạo ra công dụng sản phẩm, cấu
trúc của kinh tế biển bao gồm các ngành sản xuất kinh doanh chuyên
môn hóa theo lợi thế tự nhiên do nguồn tài nguyên của vùng không
gian biển quyết định. Các ngành chuyên môn hóa nói lên chức năng
sản xuất của vùng kinh tế biển trong một giai đoạn phát triển nhất
định có quan hệ với nhau và quan hệ với các vùng còn lại của đất
nước. Cũng như các vùng kinh tế khác, kinh tế biển có kết cấu với 3
phân đoạn chủ yếu là các ngành sản xuất chuyên môn hóa, các
ngành sản xuất bổ trợ và các ngành sản xuất phụ.
+ Các ngành sản xuất chuyên môn hóa hay còn gọi là
các ngành kinh tế thuần biển là ngành đóng vai trò chủ yếu, quyết
định phương hướng sản xuất chủ yếu và quyết định vị trí của vùng
kinh tế biển trong sự phân công theo lãnh thổ giữa các vùng trong
nước, quyết định hình thành tổng hợp kinh tế vùng.
+ Các ngành sản xuất bổ trợ là ngành chủ yếu phát
triển để trực tiếp phục vụ cho các ngành sản xuất chuyên môn hóa
kinh tế biển. Đó là những ngành cung cấp thiết bị, vật liệu, nhiên
liệu, năng lượng cho các ngành kinh tế thuần biển.
+ Các ngành sản xuất phụ bao gồm những ngành không

có liên quan trực tiếp với các ngành kinh tế thuần biển, nhưng rất
cần cho hoạt động kinh tế biển như giao thông, liên lạc, dịch vụ tài
chính, tiền tệ... Ở nước ta hiện nay, hoạt động kinh tế biển được kết
cấu bởi các ngành: nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp khai
thác tài nguyên biển và chế biến sản phẩm được khai thác; và dịch
vụ trong kinh tế biển. Riêng dịch vụ trong kinh tế biển đã có rất nhiều
loại như: dịch vụ hàng hải (vận chuyển, kho bãi, lai dắt tàu biển, môi
giới hàng hải, cảng biển...), dịch vụ du lịch, dịch vụ thông tin, dịch vụ
20


thương mại, dịch vụ tài chính, tín dụng, dịch vụ phòng chống thiên
tai, tìm kiếm, cứu nạn trên biển… phục vụ cho kinh tế biển. Vùng
kinh tế biển ở nước ta là một không gian lãnh thổ, một khu vực địa lý
xác định bao gồm một số đơn vị hành chính ven biển và hải đảo, tồn
tại sự trao đổi nội vùng và với vùng khác về các mặt kinh tế, xã hội
và môi trường sinh thái. Trong đó, vùng ven biển được xác định là
vùng biển và đất liền tương tác với nhau, ranh giới về đất liền được
xác định bởi giới hạn của ảnh hưởng biển đến đất, và điều kiện kinh
tế xã hội gắn bó mật thiết với khai thác biển. Ranh giới xác định vùng
kinh tế biển có thể là không gian lãnh thổ của một số tỉnh ven biển
hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã ven biển và hải đảo, t y
theo yêu cầu quy hoạch vùng kinh tế biển, thuận tiện cho việc triển
khai cơ chế chính sách và tổ chức quản lý kinh tế biển.
- Theo quan hệ kinh tế - xã hội, cấu trúc của kinh tế biển
gồm các thành phần, lực lượng kinh tế được hình thành và hoạt động
trên địa bàn vùng không gian biển và dân cư từ nơi khác đến sinh
sống, làm việc. Do trình độ phát triển lực lượng sản xuất còn thấp và
không đồng đều, do lịch sử để lại và định hướng phát triển của đất
nước, kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay có cấu trúc bao gồm các

thành phần kinh tế, trong đó có cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần
kinh tế tuân theo pháp luật đều là những bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong
đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng của nền kinh tế. Trong nhận thức mới, vai trò chủ đạo
của kinh tế nhà nước được xác định là nhân tố mở đường cho sự phát
triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước
định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường. Kinh tế tư nhân
có vai trò phát huy hiệu quả vốn nhanh, năng động và là một động
21


lực quan trọng của nền kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động
trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn vói nhau, tạo nên
một cấu trúc nền kinh tế nhiều thành phần. Mọi thành phần kinh tế
đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo
pháp luật. Với các cấu trúc trên, động lực trực tiếp quyết định phát
triển kinh tế biển là lợi ích kinh tế của các chủ thể hoạt động tại
chính không gian v ng biển đó. Bên cạnh động lực lợi ích kinh tế, các
chủ thể và nhất là cư dân còn có động lực lợi ích về chủ quyền lãnh
thổ của mình. Nếu nhà nước xây dựng và duy trì được một môi
trường kinh tế vĩ mô để các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế biển thực
hiện một cơ chế phân 30 phối lợi ích công bằng, hợp lý thì sẽ tập
trung được nguồn lực, kích thích được tính tích cực, năng động và
sáng tạo của các chủ thể cho phát triển kinh tế biển.
2.2. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế biển từ 2001 –
2016:
2.2.1. Mục tiêu đến năm 2030
* Mục tiêu tổng quát:

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các
tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh
thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt
lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái
biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại
trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.
* Tầm nhìn đến năm 2045
Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững,
thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào
nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công
nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động
22


và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về
biển và đại dương.
2.2.2. Một số chủ trương lớn và khâu đột phá
* Một số chủ trương lớn:
- Phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển
- Phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự
nhiên, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển
- Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng
sinh học biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng
và phòng, chống thiên tai
- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hoá biển, xã
hội gắn bó, thân thiện với biển
* Một số khâu đột phá:
- Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, ưu
tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng

trưởng xanh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức
cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển, các vùng biển, ven
biển; hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển. Rà
soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch liên quan đến
biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa các ngành, địa phương.
- Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực
biển chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu
khoa học, công nghệ tiên tiến, khoa học, công nghệ mới, thu hút
chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, nhân lực chất lượng cao.
- Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới
giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu
công nghiệp, khu đô thị, các vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ
sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây
giữa các vùng trong nước và với quốc tế.

23


III. Giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển
1. Định hướng của Đảng về phát triển kinh tế biển:
Trước tình hình mới và yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, để khắc phục những hạn chế, yếu kém, cần có những định
hướng chính sách phát triển kinh tế biển; khai thác tối đa lợi ích của
biển, mở rộng giao thương quốc tế, tự do hóa thương mại; các lợi thế
trong quá trình liên kết kinh tế của từng vùng trong cả nước nhằm tối
ưu hóa giá trị gia tăng cho từng vùng, khắc phục những giới hạn về
nguồn lực mà nội vùng gặp phải.
- Phát triển kinh tế biển và ven biển
+ Năng lượng tái tạo
+ Phát triển du lịch biển

+ Khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản
+ Phát triển các khu công nghiệp, đô thị ven biển, trung tâm
kinh tế…
+ Phát triển thương mại dịch vụ
- Phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên,
hài hòa giữa bảo tồn và phát triển
- Phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng: sự gia tăng về quy
mô, cơ cấu, số lượng, chất lượng của các phân ngành kinh tế biển
trên cơ sở kết nối chặt chẽ với các ngành kinh tế khác của vùng để
thiết lập các quan hệ liên kết kinh tế, tổ chức sản xuất theo hướng
hiện đại, tận dụng tối đa các nguồn lực, phát huy hết tiềm năng lợi
thế của vùng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
và quốc gia.
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế

24


- Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh
học biển; bảo vệ bờ biển, quy hoạch biển; chủ động ứng phó và thích
ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai
2. Các giải pháp
2.1. Đề ra các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội biển, đảo bền vững và đưa kinh tế nước
ta tăng trưởng tới năm 2020 và những năm tiếp theo và tập
trung các giải pháp sau:
Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với
bảo đảm quốc phòng – an ninh, hợp tác quốc tế.
Thứ hai, cần chú trọng quy hoạch và tiếp tục hoàn thiện hệ
thống cơ chế chính sách và luật pháp về lĩnh vực biển, đảo và có cơ

chế phù hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế biển, đảo.
Thứ ba, hình thành và phát triển một số ngành mũi nhọn phù
hợp với lợi thế của vùng đảo như: du lịch, dịch vụ biển, khai thác và
nuôi trồng hải sản. Chuyển hướng mạnh mẽ cơ cấu sản xuất từ nghề
cá gần bờ, ven đảo sang nghề cá xa bờ, gắn với bảo vệ và tái tạo
nguồn lợi.
Thứ tư, cần tổ chức phát triển hợp lý không gian kinh tế – xã hội
vùng biển và ven biển.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ
về quản lý và phát triển kinh tế biển, đảo nhằm khai thác, sử dụng
bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo.
Thứ sáu, xây dựng và mạnh dạn cho tiến hành tái cơ cấu ngành
kinh tế biển, đảo, các cơ chế, chính sách nhằm phát huy quyền chủ
động của các ngành, các cấp, các địa phương, có sự quản lý, tập
trung của Trung ương.
Thứ bảy, cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền về biển, đảo,
nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia, công tác quản lý khai
thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các quy định của quốc tế về bảo vệ
25


×