Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề kiểm tra giữa kỳ I_ Ngữ Văn 7 _Lẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.19 KB, 2 trang )

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I(2010-2011)
MÔN: NGỮ VĂN 7
ĐỀ LẺ Thời gian: 90 phút(không kể giao đề)
A. MA TRẬN
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Tổng
TN TL TN TL TN TL
Văn bản
Mẹ tôi
1
0,25
1
0,25
Ca dao – dân ca
1
0,25
1
0,5
2
0,75
Bài ca Côn sơn
1
0,25
1
0,25
Qua Đèo Ngang
1
0,25
1
0,25


Tiếng
Việt
Từ ghép
1
0,25
1
0,25
Từ Đại từ
1
0,25
1
0,5
2
0,75
Quan hệ từ
1
0,25
1
0,25
Tập làm văn
1
0,25
1
7
1
7,25
Tổng
8
2
2

1
1
7
11
10
B. NỘI DUNG ĐỀ
I. Trắc nghiệm(3 điểm)
1. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất(2 điểm)
1.1 Văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô- đơ A-mi-xi thuộc kiểu văn bản nào?
a. Nhật dụng. b.Miêu tả. c. Tự sự. d. Biểu cảm.
1.2 Câu ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà. Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” thuộc chủ
đề nào?
a. Than thân b.Tình yêu quê hương, đất nước, con người.
c. Châm biếm. d. Tình cảm gia gia đình.
1.3 Ai là tác giả của bài thơ “Qua Đèo Ngang ” l?
a. Đoàn Thị Điểm. b. Bà Huyện Thanh Quan. c.Nguyễn Tuân. d.Trần Quang Khải.
1.4 Bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi cho thấy điều gì?
a.Cảnh trí Côn Sơn thật nên thơ.
b.Hình ảnh con người với tâm hồn cao đẹp.
c. Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên.
d. Cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.
1.5 Từ ghép có mấy loại?
a.Một loại. b.Hai loại. c.Ba loại. d.Bốn loại.
1.6 Đại từ “cô” trong câu “Số cô chẳng giàu thì nghèo” thuộc loại nào?
a.Trỏ về người. b.Trỏ về sự vật. c.Hỏi về người. d.Hỏi về vật.
1.7 Người ta dùng từ Hán Việt để làm gì?
a.Tạo sắc thái trang trọng thể hiện thái độ tôn kính.
b.Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
c. Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa.
d.Cả a, b, c

1.8 Thứ tự đúng của các bước tạo lập văn bản là gì?
a. Tìm ý và tạo bố cục -> kiểm tra lại-> định hướng-> diễn đạt thành văn.
b. Định hướng-> diễn đạt thành văn -> tìm ý và tạo bố cục -> kiểm tra lại.
c. Định hướng->tìm ý và tạo bố cục ->diễn đạt thành văn ->kiểm tra lại.
d. Tìm ý và tạo bố cục -> định hướng-> kiểm tra lại-> diễn đạt thành văn.
2. Điền từ (cụm từ) còn thiếu vào chỗ trống (…)(1 điểm):
2.1 Ca dao châm biếm ghi lại một số hiện tượng thực tế trong đời sống xã hội như: ……..…
……………………………………………………………………….
2.2 Giải nghĩa các từ ghép Hán Việt: - ái quốc nghĩa là (1)……………………….
- thi nhân nghĩa là (2) ……………………….
II. Tự luận(7 điểm):
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một loại cây mà em yêu thích.
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm(3 điểm).
1. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất(2 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25đ
Câu 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8
Đáp án a d b c b a d c
2. Điền từ(cụm từ) còn thiếu vào chỗ trống (…)(1 điểm):
2.1 lười nhác, khoe khoang, dốt nát, mê tín. (0,5 điểm).
2.2 (1) yêu nước (0,25 điểm); (2) nhà thơ (0,25 điểm)
II. Tự luận(7 điểm):
*Yêu cầu:
1.Hình thức: (1 điểm).Chữ viết đẹp, trình bày rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp, mạch
lạc..., xác định đúng dạng đề, bố cục ba phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài.
2.Nội dung:(5 điểm)
a.Mở bài:(1 điểm) Giới thiệu loại cây và hoàn cảnh tiếp xúc với loại cây đó.
b.Thân bài:(3 điểm) Nêu cảm nghĩ về:
-Hình dáng bên ngoài: thân, cành, lá,…
-Nguồn gốc….

-Giá trị của cây đó …
c.Kết bài:(1 điểm) Tình cảm của học sinh đối với loại cây đó.

×