Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NGỮ VĂN L9 CHẲN .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.24 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Đề chẵn Thời gian: 90’ (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh: .................................................................
Lớp: ....................Trường: .....................................................
Số báo danh: ...........................
Giám thị 1: ....................................
Giám thị 2: ....................................
Số phách: .....................................
Đề chẵn Điểm Chữ ký giám khảo Số phách
PHẦN I: Trắc nghiệm (3 điểm): Khoanh tròn câu trả lời đúng trong phiếu trắc nghiệm.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là gì?
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận
Câu 2: Câu thơ sau tác giả đa sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ
Câu 3: Bài thơ “Sang thu” được làm theo thể thơ gì?
A. Năm chữ B. Tám chữ C. Lục bát D. Tự do
Câu 4: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được kể bằng lời của ai?
A. Nhân vật Phương Định B. Nhân vật Nho C. Nhân vật chị Thao D. Tác giả
Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào có chứa thành phần phụ chú:
A. Này, hãy đến đây nhanh lên! B. Chao ôi, Đêm trăng đẹp quá!
C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn. D.Tôi đoán chắc là thế nào mai anh cũng đến.
Câu 6: Biên bản viết nhằm mục đích gì?
A. Làm chứng cứ chứng minh cho các sự kiện diễn ra trong thực tế
B. Đề bạt lên cấp trên để thi hành, giải quyết
C. Thoả thuận các điều khoản giữa các bên liên quan
D. Thông báo cho nhiều người biết về một sự kiện vừa diễn ra
Câu 7: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp giữa tên tác giả và tác phẩm:
A B
1) Sang thu a) Ta-go


2) Mây và sóng b) Hữu Thỉnh
3) Viếng lăng Bác c) Y Phương
4) Nói với con d) Viễn Phương
Câu 8: Điền tiếp khái niệm sau: Khởi ngữ là………………………………………………………
PHẦN II: Tự luận (7 điểm)
Phân tích hai khổ thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:
“… Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ
Ta làm một cành hoa Lặng lẽ dâng cho đời
Ta nhập vào hoà ca Dù là tuổi hai mươi
Một nốt trầm xao xuyến. Dù là khi tóc bạc …”
…………………………………………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN
LỚP 9- Đề chẵn
-----------------------
PHẦN I: Trắc nghiệm (3 điểm)
- Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6: Mỗi câu đúng 0, 25 điểm:
- Câu 7: Ghép đúng tên mỗi tác giả với tác phẩm 0, 25 điểm:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
D B A A C A
Đề chính thức
- Câu 8: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong
câu. (0.5 điểm)
PHẦN II: Tự luận (7 điểm)
+ Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu đoạn thơ cần phân tích từ xuất xứ và đại ý của nó.
+ Thân bài: (4,5 điểm)
Cần phân tích, làm rõ tâm sự, ước nguyện cuả nhà thơ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh và nêu
được các ý:
- Sự tự nguyện cống hiến khiêm tốn cho đất nước.
- Đó cũng là ước nguyện cống hiến suốt cả cuộc đời.

- Ý nghĩa cách sử dụng điệp từ “Ta”, “Dù là”; Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: con chim, cành
hoa, nốt nhạc, tóc bạc nhấn mạnh, thể hiện sự khiêm tốn khi nói về ước nguyện của mình.
- Đoạn thơ là tiếng nói chân thành của nhà thơ với mọi người với lời thơ bình dị, chắt lọc, tinh tế
+ Kết bài: (1 điểm)
Đây là đoạn thơ đặc sắc trong một bài thơ đặc sắc.
+ Hình thức: (0,5 điểm)
Trình bày chữ viết cẩn thận, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
---------------------------
1 2 3 4
b a d c

×