Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tutuong_HCM_ve_vai_tro_cua_van_hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.85 KB, 4 trang )

BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI – SỐ 02 (Q.I/2008)
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ
XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN HIỆN NAY

Nguyễn Văn Đức
Bộ môn Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
T rong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư
tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Nó
là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị
văn hóa của Việt Nam, của Phương Đông và
Phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân
tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa
Mác – Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc.
1/ Văn hóa, theo Hồ Chí Minh có vai trò to lớn
trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc. Trước
hết: văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng.
Văn hóa là kiến trúc thượng tầng của xã hội, vì vậy
việc lật đổ chế độ xã hội cũ, xã hội thực dân phong
kiến và xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ
nghĩa (XHCN) tốt đẹp là mục tiêu của văn hóa.
Cách mạng XHCN ở nước ta, theo Hồ Chí Minh là
phải “thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý
nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn
năm… Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực
khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi
vui hạnh phúc”
(1)
. Khi chỉ rõ “văn hóa phải soi
đường cho quốc dân đi”
(2)
, Hồ Chí Minh đã nhấn


mạnh vai trò động lực của văn hóa. Theo Người:
tiến lên CNXH phải có cả vật chất lẫn tinh thần,
song con người là quyết định; để đưa đất nước đi
lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế,
nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là
con người và thước đo trình độ con người lại chính
là văn hóa.
Với một cảm quan văn hóa trên bình diện rộng,
Hồ Chí Minh coi Văn hóa là một mặt hợp thành
toàn bộ đời sống xã hội. Người nhấn mạnh: “trong
công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý
đến; cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội”
(3)
. Vì thế, văn hóa không
thể đứng ngoài “mà phải ở trong kinh tế và chính
trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong
văn hóa”. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát
triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội;
nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy
nhất thì chẳng những môi trường văn hóa – xã hội
bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt
được.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh văn hóa là linh
hồn, bản sắc dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, văn
hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa
trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm
hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc
của văn hóa. Rất nhiều lần Người thường nhắc nhở
phải “chăm lo đặc tính dân tộc”, “phát huy cốt cách

dân tộc”, “lột cho hết tinh thần dân tộc” trong xây
dựng văn hóa, trong sáng tác nghệ thuật. Với văn
hóa Việt Nam, Người tự hào: “nghệ thuật của cha
ông ta hay lắm”
(4)
, “âm nhạc dân tộc của ta rất độc
đáo”
(5)
và “tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời
và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ
gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng
rộng khắp”
(6)
. Từ đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lấy
kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay trau
dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy
Việt Nam”
(7)
, “cần phải mở rộng kiến thức của mình
về văn hóa thế giới”
(8)
, “Phương Đông hay Phương
Tây có cái gì hay, cái gì tốt ta phải học lấy”
(9)
; song
điều cốt yếu là “đừng biến ta thành kẻ bắt chước”
(10)
,
và “đừng chịu vay mà không trả”
(11)

– “cái gốc của
văn hóa mới là dân tộc”
(12)
. Học tập văn hóa hiện đại
của các nước phải phù hợp với điều kiện Việt Nam,
kết hợp với văn hóa Việt Nam tạo ra những giá trị
mới đóng góp vào việc phát triển văn hóa nhân loại.
2/ Ngày nay, toàn cầu hóa không còn là hiện
tượng mới mẽ; nó là một xu thế khách quan mà mọi
dân tộc, dù muốn hay không cũng đều chịu sự tác
động của nó. Toàn cầu hóa đang đưa lối sống
Phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy, một mặt, tác
động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép
kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có của người
Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự
lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời
đại.
Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống đó
một cách thiếu định hướng mà dẫn đến việc xa rời
lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc. Các công
nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới
1
BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI – SỐ 02 (Q.I/2008)
lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực
dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống trụy
lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực… Lối sống đó đang
tác động mạnh mẽ đến một bộ phận nhân dân,
thanh thiếu niên mà đặc biệt là sinh viên. Nhiều
sinh viên bỏ học, ký nợ để “sống chung” với
games, net; 30,9% sinh viên đã vào các trang

websex, và hiện tượng “sống thử” cũng đang tồn
tại khá phổ biến trong đời sống sinh viên. Đáng lo
ngại hơn, nhiều sinh viên cho rằng đó là chuyện
bình thường, họ tự nguyện đến với nhau như một
kiểu “góp gạo thổi cơm chung”, trong khi hậu quả
là nhiều sự việc đáng tiếc, thậm chí là những kết
cục bi thảm đã xảy ra. Đó chính là biểu hiện của sự
xuống cấp về lối sống của một bộ phận sinh viên,
thanh niên Việt Nam, là biểu hiện của quan niệm
“lệch chuẩn”, đối lập với quan niệm văn hóa
truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
3/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa từ lâu
đã trở thành kim chỉ nam của Đảng trong sự nghiệp
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Trong tình trạng “báo động đỏ” về lối
sống của thanh niên, sinh viên hiện nay; toàn xã
hội mà đặc biệt là nhà trường, Đoàn thanh niên,
Hội sinh viên cấp thiết cần phải trở về với tư tưởng
Hồ Chí Minh; để vận dụng và đưa ra các giải pháp
nhằm xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đưa
ra một số giải pháp cụ thể sau:
- Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư
tưởng trong sinh viên. Thông qua việc tổ chức các
đợt sinh hoạt chính trị đầu khóa, với các nội dung:
quán triệt các Nghị quyết của Trung ương Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, quy chế của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, giới thiệu
về tổ chức và các hoạt động của Đoàn, hội. Nhằm
nâng cao nhận thức chính trị, hiểu biết xã hội của

sinh viên; giúp họ tin tưởng vào công cuộc đổi mới
hiện nay, vào con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam; tránh được âm mưu lôi kéo của kẻ thù; hình
thành nhân cách, hoài bão tốt đẹp.
Muốn làm tốt công tác giáo dục chính trị tư
tưởng trong sinh viên, phải có sự phối hợp chặt chẽ
đồng bộ giữa các cấp ủy Đảng, đoàn thể và các
phòng ban liên quan. Phải nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng và
Bác Hồ, đồng thời phải có hình thức tuyên truyền
sâu rộng làm cho sinh viên hiểu rõ việc sinh hoạt
chính trị vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của bản
thân.
Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống. Các
loại hình tổ chức giáo dục truyền thống cho sinh
viên phải đa dạng, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ như:
sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đêm thơ, các buổi tọa
đàm, gặp mặt giữa các thế hệ… vào các dịp lễ lớn
của dân tộc, ngày truyền thống học sinh sinh viên,
ngày thành lập Đoàn thanh niên, ngày thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đẩy mạnh các hoạt động
hướng về cội nguồn bằng hình thức cho sinh viên
tham quan các di tích lịch sử, nhà bảo tàng, đặc biệt
là những địa danh gắn liền với quá trình hoạt động
cứu nước của Hồ Chí Minh; để sinh viên hiểu thêm
về truyền thống vẻ vang của dân tộc, phát huy truyền
thống đó trong điều kiện mới; để sống, chiến đấu,
lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
- Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên thông

qua việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong
phú lành mạnh. Trước hết, phải bài trừ các tệ nạn xã
hội, làm trong sạch học đường. Tổ chức các buổi hội
thảo, tuyên truyền về phòng chống các tệ nạn xã hội.
Tổ chức cho sinh viên đăng ký, cam kết không mua
bán, tàng trữ sử dụng chất ma túy và sa vào các tệ
nạn xã hội.
Tích cực đấu tranh chống các hình thức mê tín dị
đoan, sử dụng văn hóa phẩm độc hại trong sinh viên.
Bằng cách tổ chức, cổ vũ sinh viên tham gia thực
hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ sống đẹp”, “Sống và
làm việc theo pháp luật”; xây dựng chế độ tự quản
trong sinh viên, đăng ký thực hiện các quy chế về
nếp sống văn hóa trong nhà trường, trong ký túc xá,
trên địa bàn mà sinh viên đang cư trú.
Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu thể thao, văn
hóa văn nghệ, kết nghĩa với các đơn vị bên ngoài
như bộ đội, đoàn thanh niên địa phương và các
trường bạn. Mở rộng các loại hình văn hóa văn nghệ
mang tính quần chúng, thành lập các câu lạc bộ theo
sở thích: câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ âm nhạc…
Do đặc điểm lứa tuổi sinh viên có nhu cầu về
sinh hoạt văn hóa tinh thần cao, trình độ nhận thức
thẩm mỹ tốt, nên cần phải tăng thêm số đầu báo, tạp
chí để làm tăng hiệu quả giáo dục văn hóa. Các chi
đoàn cần tiến hành sinh hoạt đọc báo, sinh hoạt lớp
thường xuyên, báo của chi đoàn cần được đóng
thành tập lưu trữ năm này sang năm khác.
2
BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI – SỐ 02 (Q.I/2008)

- Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên
thông qua việc đẩy mạnh chương trình học tập,
nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng trẻ.
Quá trình học tập, nghiên cứu khoa học nghiêm túc
đòi hỏi nhiều mặt ở sinh viên như: trí tuệ, phương
pháp tư duy sáng tạo, ý chí, nghị lực vượt khó,
trung thực khiêm tốn, ý thức trách nhiệm cá nhân,
hoài bão, ước mơ, bản lĩnh cá nhân. Qua đó, rèn
luyện cho sinh viên một tác phong làm việc khoa
học, một phong cách hiện đại và một lối sống lành
mạnh.
Nhà trường phải tạo môi trường và điều kiện
cho sinh viên học tập: phát huy các phong trào
vượt khó học tốt, phát triển mạnh mẽ các loại hình
hoạt động hỗ trợ học tập; câu lạc bộ ngành học,
môn học. Tổ chức các kỳ thi Olimpic môn học để
chọn các tài năng trẻ trong nghiên cứu khoa học.
Kêu gọi, vận động các tổ chức kinh tế - xã hội,
các nhà tài trợ hỗ trợ cho sinh viên học tập thông
qua việc xây dựng “Quỹ học bổng vì bạn nghèo”.
Tổ chức, vận động sinh viên tham gia các hội nghị
khoa học mang tính chất chuyên ngành; tạo môi
trường thuận lợi cho sinh viên bộc lộ tài năng
thông qua hình thức nội san, đặc san, chuyên san,
câu lạc bộ nghiên cứu trẻ.
- Xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên
thông qua các hoạt động xã hội từ thiện. Hoạt
động từ thiện xã hội của sinh viên cần tập trung
vào việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ,
những người tàn tật khó khăn, ủng hộ đồng bào lũ

lụt và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội góp
phần phát triển kinh tế văn hóa vùng sâu, vùng xa,
qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng
nhân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, ý thức
chung sống trong cộng đồng của người sinh viên.
Để hoạt động này trở thành phong trào sâu
rộng, có hiệu quả cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, tổ chức vào thời điểm phù hợp. Hình thức
tổ chức là phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu
quan để tổ chức chiến dịch “Ánh sáng văn hóa”,
“Xóa nạn mù chữ”, “Mùa hè xanh”, các đợt lao
động tình nguyện làm đường, cầu, cống, nhà trẻ…
ở các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, nơi
căn cứ cách mạng.
Tóm lại: Lối sống là tiêu chí đầu tiên, tiêu chí
tổng hợp nhất, thể hiện chất lượng văn hoá và trí
tuệ của một con người. Thực hiện tốt hệ giải pháp
trên, chắc chắn sẽ tạo được cho sinh viên một lối
sống lành mạnh, xây dựng được môi trường văn hóa
tiến bộ; góp phần vào sự phát triển chung của đất
nước. Trong xu thế đối thoại giữa các nền văn hóa
trên thế giới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa mãi mãi là ánh sáng soi đường cho dân tộc ta
trong quá trình xây dựng “nền tảng tinh thần của xã
hội”.
3
-----------------------
(1), (6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000, t8 - 493, t10 - 615
(2) Hồ Chí Minh: Về công tác văn hóa văn nghệ, Nxb Sự thật, H.1997, tr64
(3), (8), (10) Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn học. 1981, tr34, 517, 516

(4), (5) Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, Nxb Tác phẩm mới, H.1985, tr176
(7), (9) Hồ Chí Minh về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, H.1997, tr350
(11), (12) Có một nền văn hóa Việt Nam, Hội văn hóa cứu quốc 1946, tr25

×