Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty In Hàng Không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.75 KB, 19 trang )

Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty In Hàng Không
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG TRONG
THỜI GIAN TỚI
1. Chiến lược mặt hàng kinh doanh
Công ty In Hàng Không hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm chính
là in các loại sách báo, ấn phẩm, vé máy bay trong ngành Hàng không, in các
loại giấy tờ, biểu mẫu kinh tế và các biểu mẫu khác.
Công ty nghiên cứu thị trường sản phẩm in có chất lượng, chủng loại
phong phú hơn nhằm vào các tổ chức cá nhân, các công ty, xí nghiệp lớn trong
nước và quốc tế như bao bì, nhãn mác, tờ quảng cáo của Công ty được sản
xuất bởi nhiều chất lượng khác nhau (in trên giấy nilon, các-tông, nhựa cao
su...). Phải đi sâu vào thị trường trên thì Công ty sẽ phát triển mạnh.
2. Chiến lược thị trường Marketing
Đây là chiến lược rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế nói
chung và ngành in nói riêng, nhất là đối với một doanh nghiệp in vì hợp đồng
sản xuất ở doanh nghiệp chỉ cần lôi kéo khách hàng về với doanh nghiệp ở các
yếu tố chất lượng, kỹ thuật, thời gian giao hàng, đúng hợp đồng quy định, uy
tín trên thị trường in.
Công ty luôn nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để thoả mãn họ. Công
ty phải chú trọng thị trường Hà Nội vì doanh số chiếm 90%, phần lớn khách
hàng của Công ty đều ở Hà Nội, do đó Công ty phải nghiên cứu để mở rộng thị
trường khách hàng trong và ngoài ngành Hàng không, không những giữ uy tín
với khách hàng cũ mà còn phải nâng cao uy tín để lôi kéo khách hàng mới.
Phát triển thị trường là mục tiêu chính của Công ty, thị trường mở rộng,
Công ty tăng cường sản xuất kinh doanh, kèm theo việc mở rộng sản xuất thì
phải đầu tư đúng hướng, phát triển sản xuất theo nhu cầu của thị trường để
thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
3. Chiến lược cạnh tranh
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy để Công ty phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh do đó Công ty có các chiến lược chính sau:


+ Phòng kinh doanh phải luôn nghiên cứu khách hàng để tìm mọi cách
giữ và tìm đến khách hàng mới bằng các yếu tố chất lượng sản phẩm, thời
gian, giới thiệu sản phẩm.
+ Đội ngũ công nhân kỹ thuật phải được lựa chọn để cho sản phẩm có
chất lượng cao.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty phải có trình độ quản lý theo sát
các kế hoạch sản xuất.
+ Ban giám đốc phải có kế hoạch chiến lược không những giữ vững mối
quan hệ với khách hàng cũ mà còn phải tìm các lôi kéo khách hàng mới về với
Công ty bằng uy tín của mình.
4 Chiến lược phát triển sản xuất
Một yếu tố then chốt để đưa một doanh nghiệp in mở rộng thị trường là
vấn đề cải tiến và đầu tư công nghệ mới để cho ra những sản phẩm có kỹ thuật
cao phù hợp với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp sẽ từng bước đổi mới
thiết bị lạc hậu thay thế bằng những thiết bị công nghệ in hiện đại và sẽ đưa
năng suất, chất lượng sản phẩm in cao hơn để có thể phục vụ cho các ngành
kinh tế khác.
Nguyên liệu đầu vào phục cụ cho Công ty in cũng được coi trọng nhất là
các nguyên liệu trong nước, hoá chất, giấy mực và các phụ kiện khác phục vụ
cho công nghệ in.
Ngoài ra Công ty còn cần chú trọng những sản phẩm chất lượng cao mà
nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được thì Công ty sẵn sàng mua nguyên
liệu của nước ngoài để sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
5. Chiến lược phòng ngừa rủi ro
Đây là chiến lược quan trọng của doanh nghiệp vì nó quyết định một
phần lớn trong sự phát triển hay suy tàn của Công ty và đưa Công ty đến chỗ
phải trả các khoản nợ cho các tổ chức tín dụng nên sẽ khó khăn về vốn. Do vậy
Công ty phải giao cho phòng chức năng phân tích, nghiên cứu các khách hàng
đến với Công ty để có biện pháp phòng ngừa thích hợp đối với từng loại khách
hàng khác nhau, tránh những rủi ro cho Công ty.

6. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2004
+ Tổng doanh thu: 26.000.000.000 đồng, trong đó:
- Thu in sản phẩm: 20.000.000.000 đồng
- Sản xuất gia công giấy: 6.000.000.000 đồng.
+ Tổng chi phí: 24.725.000.000 đồng.
+ Nộp ngân sách Nhà nước: 1.725.450.000 đồng.
+ Nộp Tổng Công ty: 28.000.000 đồng
+ Số lao động: 251 người
+ Thu nhập bình quân đầu người bằng năm 2001.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG
1. Xác định chiến lược và mục tiêu của Công ty trong thời gian tới
Mọi doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì ngay từ đầu phải xác
định cho được một chiến lược kinh doanh dài hạn, từ đó đề ra các mục tiêu cụ
thể để xác định hướng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Xác định chiến
lược kinh doanh cho tương lai cũng chính là xác định các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong tương lai theo một trình tự nhất định, trình tự
này được sắp xếp một cách cân nhắc để doanh nghiệp có thể đạt kết quả tốt
nhất trong kinh doanh. Bởi vậy việc xác định chiến lược và mục tiêu của Công
ty trong thời gian tới là mọt yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh
nghiệp.
2. Tăng cường hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ
2.1. Hoạt động thu nhập thông tin
Xác định nhu cầu thông tin, lượng thông tin và tính chất của từng loại
thông tin cần thu nhập là do mục đích nghiên cứu thị trường của Công ty In
Hàng Không trong từng giai đoạn cụ thể để quyết định. Tuy nhiên trong thời
gian vừa qua Công ty đã thu thập được một số thông tin nhưng đầy đủ. Vì vậy
Công ty cần thu thập thêm về:
2.1.1. Khách hàng của Công ty
Khách hàng của Công ty là số khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm

năng của Công ty và khả năng đặt in của mỗi khách hàng ở cả thời kỳ hiện đại
và tương lai.
Công ty cần tìm hiểu ngoài sản phẩm của Công ty ra khách hàng còn mua
sản phẩm của những ai nữa? Vì sao khách hàng lại mua hàng của công ty
khác? Vì chất lượng, giá cả hay phương thức bán hàng? Công ty còn cần phải
nắm rõ khách hàng của mình là loại khách hàng nào? Họ là các doanh nghiệp
thương mại, các tổ chức chính phủ hay các tổ chức khác?
2.1.2. Tình hình giá cả
Giá cả chịu sự tác động của nhiều nhân tố trong đó luôn luôn biến động.
Để kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao phải luôn bám sát thị
trường, theo dõi tình hình biến động của giá cả trên thị trường về sản phẩm in
của từng khu vực, trong nước và ngoài nước.
2.1.3. Thông tin về đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là tất yếu của kinh tế thị trường nên việc nắm bắt thông tin
về cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện nay vì nó quyết định
sự thành bại của doanh nghiệp.
Công ty cần nắm bắt thông tin về số lượng đối thủ cạnh tranh và những
mặt hàng cạnh tranh, về tình hình tài chính, khối lượng sản phẩm hàng hoá
bán ra cùng với thông tin về chính sách giá cả, hoạt động bán hàng của đối thủ
cạnh tranh.
2.2. Xử lý thông tin
Sau khi thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết, Công ty tiến hành
phân tích xử lý các thông tin này một cách hợp lý và chính xác.
+ Xử lý thông tin về thị trường: Phân loại thị trường phải phân tích một
cách cặn kẽ tính chất của từng loại thị trường về:
- Đối tượng mua bán sản phẩm trên thị trường
- Phạm vi hoạt động của thị trường
- Mức độ cạnh tranh của thị trường
- Vai trò của từng loại thị trường đối với Công ty.
+ Dựa vào mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp thì có thị

trường hiện tại và thị trường tiềm năng. Việc phân loại thị trường như thế này
nhằm xác định rõ hơn thị trường của Công ty trong kinh doanh.
- Thị trường hiện tại: là những khách hàng đang mua và tiêu dùng nhãn
hiệu và sản phẩm của Công ty.
- Thị trường tiềm năng: là tổng số lượng một nhãn hiệu hàng hoá có thể
được yêu cầu.
+ Xử lý thông tin về cung cầu sản phẩm: xác định rõ được số lượng đối
thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, chiến lược tiêu thụ sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh, chính sách giá cả, phương thức bán hàng... Công ty phải thường
xuyên theo dõi xem liệu các đối thủ cạnh tranh có kịp thời có các biện pháp giá
cả, quảng cáo hay không, Công ty cần nghiên cứu các sản phẩm thay thế để
xem liệu các chính sách của Công ty có bị ảnh hưởng của sản phẩm thay thế
hay không. Mặt khác Công ty phải xử lý thông tin đối với yêu cầu về sản phẩm
của Công ty, những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm của Công ty để xem
liệu khách hàng còn chưa hài lòng về mặt nào của sản phẩm, từ đó nâng cao
chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
+ Xử lý thông tin về giá cả: Đề ra các biện pháp, các chính sách về giá cả
thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ cung cầu, giá cả thị trường. Giá cả sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung cầu trên thị trường, giá càng cao thì
lượng cung càng cao, lượng cầu sẽ thấp và ngược lại. Khi giá cả tăng lên thì
lượng cung sẽ tăng lên nhưng mức tăng sẽ có giới hạn và càng về sau càng
tăng chậm dần trong khi cầu của chúng lại giảm đáng kể. Khi lượng cung đúng
băng lượng cầu thì giá cả cân bằng, đó là giá cả thị trường.
+ Xử lý thông tin về đối thủ cạnh tranh: Công ty cần xác định rõ các hình
thức cạnh tranh: cạnh tranh giữa người sản xuất với người bán hàng, cạnh
tranh giữa những người mua với nhau, cạnh tranh giữa một bên là những
người bán liên kết với nhau để tăng giá với những người mua liên kết với
nhau để giảm giá. Để đạt được hiệu quả kinh doanh thì Công ty phải chấp
nhận cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng hoá, mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh.

2.3. Hoạt động Marketing trong tiêu thụ
Hoạt động Marketing là hoạt động mang tính sống còn cảu bất cứ một
doanh nghiệp nào. Công ty cần phải tích cực hơn nữa trong các công tác
Marketing vì Công ty có athể phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu then
chốt trong sản phẩm của Công ty mình thông qua việc đánh giá nhu cầu của
người tiêu thụ. Việc thành lập và tiến hành công tác nghiên cứu thị trường sẽ
giúp Công ty đưa ra quyết định chính xác hơn trong việc lập kế hoạch tiêu thụ
cũng như trong việc chuẩn bị đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh được
phần nào sự thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới.
Hiện nay Công ty chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu Marketing do vậy
cần thiết phải thành lập bộ phận này với những cán bộ có trình độ chuyên
môn, có khả năng phân tích và đưa ra những kết luận chính xác dựa trên cơ sở
thực tế, thiết lập mạng lưới cộng tác viên ở các cơ sở với nhiệm vụ cung cấp
thông tin cho phòng nghiên cứu thị trường, bằng cách tạo cho Công ty một thị
trường rộng lớn hơn nhiều.
3. Triệt để cắt giảm chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu
Muốn tăng hiệu quả doanh nghiệp kinh doanh thì một điều cực kỳ quan
trọng đối với Công ty là phải cắt giảm chi phí nhưng không phải loại chi phí
nào cũng có thể cắt giảm được, do đó Công ty phải xem xét có thể cắt giảm
được loại chi phí nào. Các chi phí có thể cắt giảm là: chi phí nguyên vật liệu và
chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong hai loại chi phí trên thì việc cắt giảm chi phí nguyên liệu là quan
trọng nhất. Trước hết Công ty phải tìm cách giảm định mức tiêu dùng nguyên
vật liệu để hạ giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố
cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm, nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong
giá thành sản phẩm vì vậy tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những biện
pháp quan trọng góp phần hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh cho Công ty.
Nguồn lực thì có hạn và ngày càng khan hiếm còn nhu cầu về nguyên vật
liệu thì ngày càng tăng. Nhất là đối với doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất

×