MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
CHUẨN BỊ NHÂN LỰC CHO DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM XUẤT KHẨU NHƯ THANH - DÂY CHUYỀN NƯỚC GIẢI KHÁT
1 Chiến lược của dự án nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu Như thanh
Nhà máy được thành lập nhằm mục đích mở rộng kinh doanh tăng thêm
thu nhập cho nhà máy. Chính vì vậy, nhà máy hiện đang rất cần một đội ngũ
cán bộ công nhân viên có chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm quản lý và sản
xuất. Trong tương lai khi nhà máy bước vào hoạt động nhu cầu trên là tất yếu.
Nhà máy rất quan tâm tới những người lao động giàu kinh nghiệm có tay
nghề, năng lực chuyên môn và đạo đức để nhằm là nòng cốt để thúc đẩy sản
xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, chiến lược trong thời gian
tới của nhà máy là nhằm phát triển một lực lượng lao động vững mạnh, toàn
diện về mọi mặt.
2. Một số khó khăn trong công tác chuẩn bị nhân lực cho nhà máy
Trong công tác chuẩn bị nhân lực cho nhà máy hiện công ty đang mắc
phải một số khó khăn sau đây:
2.1 Việc hoạch định chủ yếu dựa trên kinh doanh của các cấp quản trị nên rất
dễ rơi vào ý chí chủ quan khác xa so với thực tế sẽ xảy ra những khó khăn như
đã nêu ở phần trên.
2.2 Trong dự kiến các phương pháp phỏng vấn và trắc nghiệm (tests) hiện
công ty đang gặp những khó khăn rất lớn trong việc thiết kế các bảng câu hỏi
và mẫu phỏng vấn.
2.3 Trong chương trình hợp tác đào tạo thì có 200 công nhân kỹ thuật hiện
đang được đào tạo tại trường trung học dạy nghề công nghiệp II đã hết thời
gian đào tạo trong khi nhà máy lại chưa xây dựng xong cho nên công ty phải
phối hợp với nhà trường nhằm kéo dài thời gian đào tạo. Điều đó đã gây nên
một tâm lý ức chế cho các sinh viên và một số họ đã xin ra làm ở bên ngoài.
2.4 Việc tuyển dụng những người có chuyên môn năng lực có tâm huyết với
công việc và chịu về làm việc tại thanh hoá. Đây thật sự là một vấn đề hết sức
nan giải đối với công ty.
3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác công tác chuẩn bị nhân lực cho dự
án nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu như thanh - Dây chuyền nước giải khát.
3.1. Phương pháp xây dựng bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc và
bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.
Xuất phát từ dặc điểm công việc tại nhà máy chế biến thực phẩm xuất
khẩu Như Thanh - Dây chuyền nước giải khát, công việc chủ yếu là công nghệ
chế biến nước quả có chất lượng. Vì vậy đây là cả một quá trình tạp và khó
khăn bao gồm nhiều công đoạn. Chính vì thế, ngay từ bây giờ các cấp lãnh đạo
của Công ty phải có giải pháp cụ thể để xác định vai trò nhiệm vụ của từng
khâu, từng công đoạn đồng thời phải xác định các tiêu chuẩn chi tiết đòi hỏi
mỗi người phải có để thực hiện công việc. Để phân tích công việc nhằm xây
dựng bản mô tả công việc cần phải vận dụng phương pháp phỏng vấn và quan
sát từ đó thu thập được những thông tin về một công việc cần phân tích. Cùng
với những thông tin này ta kết hợp với các dữ liệu thu thập được từ việc đọc
tài liệu liên quan như: Bản phân công chức năng, quy trình công việc, quy chế
thực hiện công việc. Từ đó ta sẽ tổng hợp vào xây dựng được bản mô tả công
việc. Sau khi xây dựng được bản mô tả công việc ta sẽ dựa vào bản này và kết
hợp với với việc tham khảo ý kiến của các cán bộ dã từng thực hiện công việc,
cán bộ lãnh đạo và ý kiến của các chuyên gia. Rồi từ đó xây dựng bản yêu cầu
công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đây sẽ là căn cứ để cho Công
ty lập kế hoạch xác định nhu cầu nhân sự và là cơ sở để tuyển dụng nhân viên
cho thích hợp.
3.2. Trong công tác hoạch định nhân sự cho dự án.
Công ty cần phải kết hợp với Bộ Nông Nghiệp và PTNT, các doanh nghiệp
bạn có kinh nghiệm và các nhà trường mời các chuyên gia về thẩm định lại
nhu cầu nhân sự cho hợp lý.
Khi kéo dài chương trình đào tạo số 200 công nhân kỹ thuật tại trường
trung học dạy nghề Công nghiệp II thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn công ty cần phải trợ cấp một phần học phí cho các sinh viên trong thời
gian kéo dài thời gian đào tạo. Đồng thời, phải đảm bảo cho họ một công ăn
việc làm sau này tại nhà máy để có thể giữ chân được họ.
3.3.Trong công tác tuyển dụng nhân sự chuẩn bị cho dự án nhà máy.
Phối hợp với các chuyên gia trong việc thiết kế các bảng câu hỏi và các
mẫu phỏng vấn
Những đề nghị thực tiễn trong công tác phỏng vấn
Sau đây là một số đề nghị thực tiễn liên quan đến phương pháp phỏng
vấn thuộc tiến trình của nghiệp vụ tuyển chọn nhân viên. Những gợi ý này bao
gồm những việc nên làm và những việc nên tránh.
* Những điều nên làm
- Phỏng vấn viên nên cho ứng viên nên biết về chức vụ cũng như công việc mà
anh ta sẽ đảm nhiệm trong tương lai, và đồng thời cho phép anh ta bàn luận về
chức vụ này
- Phỏng vấn viên nên cho ứng viên tiếp xúc, bằng cách giới thiệu trực tiếp với
một nhân viên của công ty đang đảm trách một công việc thuộc lãnh vực mà
ứng viên đang xin tuyển để cho ứng viên có cơ hội kiểm điểm lại những dữ kiện
mà phỏng vấn viên đã cung cấp cho anh ta có chính xác hay khách quan không.
- Phỏng vấn viên nên hướng dẫn ứng viên tham quan công ty và yêu cầu ứng
viên nếu có thể lập một bảng phúc trình về nhận định của anh ta.
- Trong cuộc phỏng vấn phần chung kết này, phỏng vấn viên nên áp dụng
phương pháp phỏng vấn nhóm.
- Phỏng vấn viên nên trình bày cho ứng viên biết sơ qua về kế ước làm việc. Hoặc
nếu ứng viên xin được tuyển vào chức vụ đại diện thương mãi thì phỏng vấn
viên nên cho ứng viên xem những sản phẩm mà công ty đang sản xuất...
- Phỏng vấn viên nên trình bày thực trạng của công ty, những khó khăn đã và
đang xảy ra cho công ty để ứng viên có ý thức rõ rệt trong khi lựa chọn nơi làm
việc của mình trong tương lai
- Phỏng vấn viên nên đề cập một cách chân thật về những vấn đề phức tạp mà
ứng viên có thể gặp phải sau này trong khi làm việc để cho anh ta chuẩn bị tinh
thần khi thực sự làm việc sau này.
- Phỏng vấn viên nên trình bày sự kiện và phải dành cho ứng viên quyền giải
thích và phê bình sự kiện.
- Dù rằng trong tương lai phỏng vấn viên có thể là vị chỉ huy trực tiếp của ứng
viên, tuy nhiên trong khi phỏng vấn, phỏng vấn viên phải tạo cho ứng viên cảm
thấy có một tương quan bình đẳng giữa hai người, như vậy ứng viên mới có cơ
hội diễn tả những ý nghĩ, kiến thức cũng như trình bày những thắc mắc của
mình được tự nhiên và trung thực.
* Những điều nên tránh:
Bên cạnh những đặc điểm cần thiết mà phỏng vấn viên sẽ phải thực hiện
vừa đề cập ở trên, sau đây là những điều mà ông ta nên tránh để buổi phỏng
vấn có hiệu quả hơn.
- Không nên phán xét một ứng viên bằng cách so sánh họ với một người khác, vì
không khi nào có hai người giống nhau hoàn toàn.
- Phỏng vấn viên không nên tự cho mình là một nhân vật kỳ cựu của Công ty,
hay là một người hiểu rộng biết nhiều khi đánh giá các ứng viên, bởi vì với
quan niệm sai lầm này, ông ta có thể cho rằng không một ứng viên nào hội đủ
điều kiện mà ông ta mong muốn. Hay nói một cách khác phỏng vấn viên nên
quyết đoán ứng viên trong giới hạn hiểu biết tương đối của ứng viên hơn là
trong một chiều hướng chủ quan.
- Phỏng vấn viên không nên chỉ trích những câu hỏi trả lời hoặc những kiến
thức của ứng viên nếu anh ta không cung cấp đầy đủ các dữ kiện liên hệ cần
thiết cho ứng viên. Đó là một trong những nguyên nhân có thể đưa đến sự hiểu
lầm tai hại.
- Phỏng vấn viên không nên tạo cho ứng viên có cảm tưởng lạc quan quá đáng
về những quyền lợi mà ứng viên sẽ được hưởng. Phỏng vấn viên nên trình bày
cho ứng viên biết nếu muốn được thăng thưởng, tăng lượng hay chuyển ngành
v.v... thì phải hội đủ một số các điều kiện nào đó.
Đối với những lao động có chuyên môn và trình độ sau khi được tuyển
dụng về làm việc tại nhà máy phải đảm bảo cho họ một mức thu nhập cao, ổn
định và tạo mọi điều kiện thuận lợi có thể cho họ và gia đình họ để họ yên tâm
làm việc, nghiên cứu và cống hiến. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất lớn và
tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy. Chính vì vậy, ngay từ đầu nhà máy
cần có biện pháp để thúc đẩy tiến trình sản xuất kinh doanh và nân cao chất
lượng sản phẩm để tăng doanh thu cho nhà máy.
Những hướng dẫn trong vấn đề đặt câu hỏi.
Để cuộc phỏng vấn đạt được những kết quả chính xác, phỏng vấn viên cần
phải nắm vững những điểm sau đây trong việc đặt câu hỏi.
- Đặt những câu hỏi chính xác và ngắn gọn.
- Dù áp dụng bất cứ phương pháp nào, phỏng vấn viên phải tìn cách giúp
cho các ứng viên có cơ hội diễn tả đầy đủ những gì mà ứng viên muốn trình
bày.
- Nên điều hướng và khởi dẫn các câu hỏi sao cho ứng viên không thể từ
chối hoặc tìm cách né tránh câu trả lời được. Với những câu hỏi không thích
ứng, phỏng vấn viên sẽ biết rõ sự kiện đó là gì, tại sao nó lại xảy ra, nó xảy ra
như thế nào, ở đâu, và hậu quả ra sao...?
Xây dựng có quy định thống nhất hồ sơ tuyển dụng lao động. Nội dung hồ
sơ cần đơn giản, dễ hiểu, yêu cầu ghi rõ lý do, thời gian làm việc cụ thể và mức
tiền công từng công việc.
Tăng cường công tác thanh tra lao động. Nhất là thanh tra công tác tuyển
dụng.