Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG NGHIỆP VỤ BH TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI BVHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.24 KB, 49 trang )

1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyến Hải Đường
THỰC TRẠNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG NGHIỆP VỤ BH
TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI
BVHN
2.1. Giới thiệu chung về BVHN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty BVHN
Công ty Bảo hiểm Hà Nội, gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội (BVHN), tiền thân
được gọi là chi nhánh Bảo hiểm Thành phố Hà Nội, được thành lập theo
quyết định số: 1125/QĐ-TCCB ngày 14 tháng 11 năm 1980 của Bộ Trưởng
Bộ Tài Chính, là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (BẢO
VIỆT).
Đến năm 1989 Chi nhánh Bảo hiểm TP Hà Nội được chuyển tên thành
Công ty Bảo hiểm Hà Nội ngày nay, theo Quyết định số: 27/TC-QĐ-TCCB
ngày 17/02/1989 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
Từ năm 1992, do yêu cầu phát triển của cơ chế thị trường, BVHN đã chú
trọng quan tâm đến việc mở rộng kênh phân phối và mạng lưới cung cấp dịch
vụ đối với khách hàng, ngoài trụ sở chính đóng tại 15C - Trần Khánh Dư -
Q.Hoàn Kiếm – TP Hà Nội, công ty đã mở rộng Văn phòng giao dịch ở hầu
khắp các quận, huyện trên địa bàn Thành phố và đã thành lập 15 phòng bảo
hiểm khu vực.
Trải qua hơn 27 năm, BVHN đã không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu. Từ lúc thành lập Chi nhánh chỉ có 7 người với một phòng nhỏ
làm trụ sở đến nay, BVHN đã có trụ sở khang trang với hơn 160 cán bộ và 14
văn phòng đại diện ở tất cả các quận, huyện, cùng mạng lưới đại lý, cộng tác
viên phủ kín các địa bàn dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, sẵn sàng phục
vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các cá nhân và tổ chức kinh tế, các nhà đầu
tư cũng như mọi thành phần kinh tế khác. Doanh thu hàng năm từ chỗ 30 triệu
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyến Hải Đường
đồng đến nay đã đạt hơn 200 tỷ đống, trở thành một đơn vị chủ lực của Tổng


Công ty bảo hiểm Việt Nam.
BVHN luôn xác định cho mình một mục tiêu rõ ràng trong hoạt động
kinh doanh. Công ty luôn xác định công tác nâng cao chất lượng toàn diện
trong quản lý và dịch vụ khách hàng là nền tảng cho sự phát triển doanh
nghiệp bền vững. BVHN đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình
theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 nhằm hướng toàn bộ hoạt động của mình trong
việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cải tiến sản phẩm, phân phối sản phẩm,
phục vụ yêu cầu trong giám định, giải quyết bồi thường, tái tục bảo hiểm, tạo
nên một động lực liên tục, sẵn sàng đổi mới và phát triển đối với mỗi cán bộ
trong toàn công ty.
Đến nay, sau hơn 27 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động kinh
doanh của công ty không ngừng phát triển, doanh thu năm sau luôn tăng
trưởng so với năm trước. Không những hoàn thành suất sắc nhiệm vụ Tổng
công ty giao, công ty còn là một trong những đơn vị hàng đầu của Bảo Việt
kinh doanh luôn đạt hiệu quả và tăng trưởng cao, nhiều năm đạt danh hiệu thi
đua là đơn vị xuất sắc, khá toàn ngành, góp phần nâng cao và không ngừng
cải thiện đời sống người lao động.
2.1.2. Hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty
Trải qua hơn 27 năm xây dựng và trưởng thành, BVHN đã liên tục kiện
toàn bộ máy tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu các phòng ban, đồng thời không
ngừng cải tiến, đào tạo và đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với quá trình phát
triển của công ty và xu thế phát triển chung của đất nước. Cơ cấu tổ chức của
BVHN hiện nay bao gồm:
1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc.
Bộ máy hoạt động của công ty bao gồm các phòng trực thuộc được chia
theo 4 nhóm chính:
+ Nhóm Phòng kinh doanh trực tiếp.
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyến Hải Đường
+ Nhóm Phòng quản lý và kinh doanh trực tiếp.

+ Phòng Giám định, bồi thường.
+ Nhóm Phòng phục vụ.
Hiện tại, cơ cấu các phòng ban của công ty gồm có 11 phòng trực thuộc
và 15 văn phòng chi nhánh ở các quận huyện. Trong 26 phòng trực thuộc sự
chỉ đạo và quản lý của công ty, có 5 phòng gián tiếp và 21 phòng trực tiếp
kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức BVHN

SV: Phạm Thị Liên Bảo hiểm 46A
Giám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốcPhó Giám đốc
PTổng hợpPTài chính kế toánPHành chính Q.TrịPTin họcPMar-ketingP Q.LýĐại lýPGiám định btPPhi hàng hảiPHàng hải
P Hoàn KiếmPBaĐình P Đống Đa P Hai BTPCầuGiấyP GiaLâmP TTrì PSócSơnP Đông AnhP TâyHồ PLong BiênPT Xuân P Từ Liêm
5
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
2.1.3. Các loại sản phẩm bảo hiểm của công ty
Công ty tiến hành triển khai được trên 50 nghiệp vụ bảo hiểm thuộc hầu
hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế và đời sống xã hội khác nhau, đáp ứng nhu
cầu tham gia bảo hiểm của mọi thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư và các nhà
đầu tư nước ngoài. Tất cả đều được công ty nghiên cứu đáp ứng bằng các hình
thức bảo hiểm thích hợp. Sản phẩm của BVHN được phân loại theo 3 nhóm bảo
hiểm chính là:
* Bảo hiểm Tài sản và Kỹ thuật. Bao gồm:
- Bảo hiểm Hàng hóa xuất-nhập khẩu và vận chuyển nội địa.
- Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt.


SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
6
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
- Bảo hiểm Vật chất thân xe ô tô và xe máy.
v.v….
* Bảo hiểm Trách nhiệm. Bao gồm:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng.
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
v.v….
* Bảo hiểm Con người. Bao gồm:
- Bảo hiểm học sinh.
- Bảo hiểm con người hỗn hợp.
- Bảo hiểm tai nạn hành khách.
v.v….
2.1.4. Thực trạng tình hình hoạt động của BVHN trong những năm gần
đây
2.1.4.1. Đặc điểm tình hình chung
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Trên địa bàn thành phố, năm qua nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển và đạt tỷ lệ
tăng trưởng cao trên 10%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước
đang tiếp tục có xu hướng tăng mạnh. Bên cạnh những thuận lợi đó, nền kinh tế
nước ta cũng gặp không ít những khó khăn do tình hình thiên tai liên tiếp xảy ra.
Năm 2007, tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm vẫn tiếp tục diễn ra
gay gắt.
2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Là một đơn vị trực thuộc, hoạt động theo sự phân công phân cấp của Tổng

Công ty Bảo hiểm Việt Nam, Công ty BVHN không trực tiếp tiến hành các dịch

SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
7
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
vụ đầu tư tài chính. Do vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của BVHN sẽ không
bao gồm hoạt động đầu tư tài chính.
Kết quả doanh thu các nghiệp vụ của BVHN giai đoạn 2003-2007 được thể
hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Doanh thu của BVHN giai đoạn 2003-2007

Năm
Doanh thu
2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu
(tỷ đồng)
131 165,7 178,92 201,42 238,6
Tốc độ tăng
trưởng ( % )
38,5 18,5 15 11,58 18,05
Nguồn: Báo cáo hàng năm của BVHN
Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của BVHN liên tục tăng qua các giai
đoạn. Từ năm 2003 cho đến năm 2007, doanh thu của BVHN tăng 107.6 tỷ
đồng ( từ 131 tỷ đến 238.6 tỷ đồng). Năm 2004, doanh thu của BVHN đạt tốc
độ tăng trưởng cao nhất là 18,5%. Doanh thu năm sau luôn hoàn thành vượt
mức kế hoạch và đạt tốc độ tăng trưởng cao so với năm trước.
Năm 2007, mặc dù thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, BVHN đã nỗ
lực không ngừng và đạt được nhiều kết quả khả quan. Đến 31 tháng 12 năm

2007, doanh thu chung toàn công ty là 238,6 tỷ đồng, đạt 104,65% kế hoạch
Bảo Việt Việt Nam giao, tăng trưởng 18,05% so với năm 2006 (tương ứng 36,5
tỷ đồng). Trong 22 đầu mối khai thác trực tiếp của công ty, đã có 15 phòng hoàn
thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Công ty giao.
Trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, có được kết
quả như trên trước hết phải kể đến sự giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo
Tổng Công ty, Bảo Việt Việt Nam; sự phối hợp giúp đỡ chặt chẽ của các Phòng

SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
8
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
ban thuộc Bảo Việt Việt Nam đối với BVHN trong công tác kinh doanh. Kết
quả này cũng thể hiện sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong
công ty trong việc quyết tâm thực hiện hoàn thành kế hoạch Tổng Công ty giao;
sự chỉ đạo tập trung triển khai, khai thác vào một số nghiệp vụ bảo hiểm lớn,
đầu tư có trọng điểm trong công tác khai thác mang lại hiệu quả cao.
Cụ thể, kết quả doanh thu đối với từng nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm như
sau:
Bảng 2.2: Doanh thu đối với từng nhóm nghiệp vụ bảo hiểm giai đoạn
2003-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007
1.Bảo hiểm xe cơ giới
52,850 53,126 59,215 59,824 79,196
a.Bảo hiểm vật chất xe ô tô
31,167 35,206 41,185 39,934 53,582

b.BH TNDS chủ xe ô tô đối với người thứ
ba
12,536 14,566 15,464 18,189 21,005
c.BH TNDS chủ xe mô tô đối với người
thứ ba
10,217 6,385 3,5 4,6 4,41
2.Bảo hiểm con người
39,219 50,134 57,198 64,135 62,881
3.BH hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt
38.870 49.710 38.785 12,503 12,472

SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
9
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
4.BH xây dựng lắp đặt
7,105 7.916 19.253 28,36 22,102
5.BH thiết bị điện tử
4,127 3.217 3.906 2,364 4,157
6.BH trách nhiệm
1.412 3.371 4.582 7,41 8,245
7.BH hàng hải
5,210 7.541 8,450 16,062 37,213
Nguồn: Báo cáo hàng năm – BVHN
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh thu đối với từng nhóm nghiệp vụ bảo
hiểm tăng dần qua các năm. Từ năm 2003 đến năm 2007, nhóm nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu của
BVHN. Doanh thu nhóm nghiệp vụ này tương ứng qua các năm là: 52,850 tỷ
đồng; 53,126 tỷ đồng; 59,215 tỷ đồng; 59,824 tỷ đồng và 79,196 tỷ đồng. Sau

nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người.
Nghiệp vụ này hàng năm cũng mang lại doanh thu lớn cho BVHN. Ngoài hai
nhóm nghiệp vụ này, các nhóm nghiệp vụ khác có doanh thu thấp hơn. Tuy
nhiên, đây đều là những nhóm nghiệp vụ bảo hiểm chính của BVHN nên đều
phải được chú trọng. Trong nhóm bảo hiểm xe cơ giới, doanh thu nghiệp vụ
BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chiếm 1/3 doanh thu của nhóm
nghiệp vụ này. Tuy tỷ trọng doanh thu đối với nghiệp vụ này chưa cao trong
nhóm nghiệp vụ nhưng BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng
đóng góp một phần quan trọng vào doanh thu của công ty. BVHN hiện nay
cũng đang chú trọng vào công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này vì đây là
nghiệp vụ có nhiều tiềm năng, nhất là trong điều kiện số xe cơ giới ngày càng
gia tăng trong thời gian gần đây. Nghiệp vụ bảo hiểm này trong tương lai sẽ là
một trong những nghiệp vụ giữ vị trí quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm tại
BVHN, nếu khai thác tốt sẽ mang lại doanh thu cao cho công ty.
Quán triệt định hướng kinh doanh: “Đổi mới - hiệu quả - tăng trưởng ”,
xác định được những thuận lợi và thách thức, công ty đề ra mục tiêu cơ bản cho
năm 2008 như sau:
+ Doanh thu phấn đấu: 265 tỷ đồng
+ Hiệu quả đạt: 45 tỷ đồng

SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
10
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng: 7%
2.2. Kết quả khai thác BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại
BVHN giai đoạn 2003 - 2007
Trong điều kiện thị trường có nhiều khó khăn và có tính cạnh tranh cao,
BVHN đã kịp thời phân tích và đánh giá những kết quả kinh doanh đã đạt được

của những năm cũ để phát huy, đồng thời chỉ ra được những khó khăn cần khắc
phục và tiềm năng khai thác cần được đầu tư một cách hợp lý, từ đó công ty đã
đề ra được những biện pháp để đứng vững và tăng trưởng trong cạnh tranh. Kết
quả khai thác nghiệp vụ BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại
BVHN trong giai đoạn 2003-2007 vừa qua, toàn công ty đã đạt được những kết
quả nhất định.
Bảng 2.3: Kết quả khai thác nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới tại
BVHN giai đoạn 2003-2007
Năm
Ô tô Xe máy
Số xe
lưu hành
tại HN
(chiếc)
Số xe
tham
gia BH
(chiếc)
Tỷ lệ
tham
gia
(%)
Doanh
thu phí
(tỷ
đồng)
Số xe
lưu hành
tại HN
(chiếc)

Số xe
tham
gia BH
(chiếc)
Tỷ lệ
tham
gia
(%)
Doanh
thu phí
(tỷ
đồng)
2003 145.000 25.130 17,33 12,536 1.379.500 220.105 15,96 10,217
2004 150.500 30.257 20,11 14,566 1.450.800 120.213 8,3 6,385
2005 158.300 32.189 20,34 15,464 1.517.300 75.354 5,1 3,5
2006 162.000 35.210 21,74 15,189 1.625.000 91.167 5,61 4,6
2007 197.500 37.924 19,21 21,005 1.813.000 70.452 4,0 4,41
Nguồn: Phòng CSGT HN và báo cáo hàng năm của BVHN
Qua bảng số liệu ta thấy, lượng xe ô tô và xe máy lưu hành trên địa bàn
thành phố Hà Nội liên tục tăng qua các năm. Từ 145.000 xe năm 2003 đến

SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
11
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
197.000 xe năm 2007 đối với ô tô và 1.379.500 xe năm 2003 đến 1.813.000 xe
năm 2007 đối với xe máy. Số xe cơ giới tăng dần qua các năm sẽ tạo điều kiện
cho BVHN triển khai nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba. Tuy nhiên, thực tế là chỉ có số xe ô tô tham gia BH TNDS qua các năm là

tăng nhưng số xe máy tham gia lại giảm. Từ năm 2003 đến năm 2007, số ô tô
tham gia BH TNDS tăng từ 25.130 xe năm 2003 lên đến 37.924 xe năm 2007,
nâng mức tỷ lệ tham gia từ 17,33% đến 19,21%. Nhìn chung, trong vòng 5 năm
trở lại đây, tỷ lệ ô tô tham gia bảo hiểm dao động trong khoảng 20%. Nghiệp vụ
BH TNDS chủ xe ô tô đối với người thứ ba bị cạnh tranh mạnh bởi các công ty
bảo hiểm khác như Bảo Minh, Pjico, tuy vậy nhờ công tác giải quyết tai nạn
chính xác hợp lý nên BVHN vẫn khẳng định và không ngừng mở rộng thị phần
của mình. Doanh thu phí đối với ô tô do vậy cũng tăng dần qua các năm, từ
12,536 tỷ đồng (2003) đến 21,005 tỷ đồng (2007). Đặc biệt năm 2007 là năm có
lượng xe ô tô tham gia BH cao và có số doanh thu phí cao nhất trong 5 năm trở
lại đây. Năm vừa qua, BVHN đã bảo hiểm trên 37.900 chiếc xe ô tô, tăng 25%
so với năm 2006. Doanh thu phí bảo hiểm đạt 21 tỷ đồng, tăng trưởng 38,37%
(tăng 5,8 tỷ đồng). Có được kết quả tăng trưởng cao đối với khai thác BH
TNDS chủ xe ô tô là do công ty đã thực hiện đồng bộ các chính sách, các biện
pháp một cách hiệu quả nhằm giữ khách hàng và giành các dịch vụ bên ngoài:
- Ngay từ đầu năm, Công ty đã tập trung duy trì bảo hiểm ở các đầu mối
trọng điểm là các tổ chức, ban ngành, các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng.
- Chất lượng dịch vụ của BVHN ngày càng được khẳng định trên thị
trường nên đã giành được dịch vụ từ một số công ty bảo hiểm khác.
- Đối với các Showroom, BVHN tiếp tục phối hợp cung cấp dịch vụ trọn
gói từ cấp bảo hiểm cho đến giám định, sửa chữa chính hãng cho các xe tham
gia bảo hiểm, do đó đã nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng.

SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
12
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
Tuy lượng xe máy lưu hành trên địa bàn thành phố là rất cao nhưng kết quả
triển khai nghiệp vụ BH TNDS chủ xe mô tô tại BVHN lại thấp. Số xe máy

tham gia bảo hiểm giảm dần, đồng nghĩa với việc doanh thu phí từ nghiệp vụ
này cũng giảm. Chỉ trong vòng từ năm 2003 đến năm 2007 mà số xe tham gia
bảo hiểm đã giảm hơn 3 lần, từ 220.105 xe xuống còn 70.452 xe, tỷ lệ xe máy
tham gia giảm từ 15,96% xuống còn 4,0%, doanh thu phí giảm hơn 2 lần, từ
10,217 tỷ xuống 4,41 tỷ đồng. Năm 2003, sở dĩ có sự tăng đột biến về số xe
máy tham gia là do đầu năm 2003, Nhà nước đã có quy định áp dụng chế tài xử
phạt đối với chủ xe máy không tham gia bảo hiểm bắt buộc. BVHN đã tận dụng
thời cơ chỉ đạo các phòng bảo hiểm tích cực triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này
và đã thu được kết quả cao. Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo, khi việc bắt
buộc đã tạm lắng xuống và với chủ trương hạn chế số lượng xe máy lưu hành
trên địa thành phố thì số xe tham gia cũng như tổng phí thu lại giảm xuống.
Năm 2005, số lượng xe máy được bảo hiểm trong năm giảm xuống còn khoảng
75.354 chiếc (bằng khoảng 65% so với năm 2004). Doanh thu phí bảo hiểm
giảm 2,8 tỷ đồng so với năm 2004. Năm 2006, số xe máy tham gia và doanh thu
phí có tăng hơn năm 2005 nhưng không đáng kể. Năm 2007, số lượng xe máy
được BVHN bảo hiểm là 70.452 chiếc. Doanh thu phí bảo hiểm là 4,41 tỷ đồng,
giảm 166 triệu đồng so với năm 2006. Phí bảo hiểm thu được của công ty năm
2007 không tăng so với năm 2006 chủ yếu là do chính sách của Nhà nước
không tập trung kiểm tra chủ phương tiện, hơn nữa BVHN đã không áp dụng
hình thức khuyến mãi đối với bảo hiểm bắt buộc trong khi nhiều đối thủ áp
dụng, các phòng chức năng trong công ty cũng chưa tập trung triển khai loại
hình này thông qua hệ thống đại lý mặc dù đây là nghiệp vụ đạt hiệu quả cao.
Nhưng suy cho cùng, nguyên nhân chính khiến kết quả triển khai nghiệp vụ BH
TNDS chủ xe mô tô đối với người thứ ba giảm là do tính bắt buộc tham gia BH
TNDS chủ xe mô tô đối với người thứ ba còn chưa thống nhất từ các ban ngành

SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
13
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
liên quan và ý thức của người dân trong việc tham gia BH TNDS chủ xe mô tô
còn hạn chế. Đây cũng là tình trạng chung đối với tất cả các công ty bảo hiểm
triển khai nghiệp vụ này.
Tuy chưa đạt kết quả khai thác cao đối với nghiệp vụ BH TNDS chủ xe mô
tô nhưng xét về toàn bộ nghiệp vụ BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba thì BVHN luôn đạt doanh thu cao so với các DNBH trên cùng địa bàn. Đó là
do công ty đã xác định được tiềm năng trên địa bàn trong lĩnh vực bảo hiểm xe
cơ giới với sức mua phương tiện không ngừng tăng của dân cư trong khu vực
nên đã tập trung chỉ đạo các phòng bảo hiểm khu vực khai thác nghiệp vụ này.
Đồng thời, công ty cũng đã duy trì và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với các
tổ chức như Cục thuế, Cục đăng kiểm, đặc biệt là việc triển khai bảo hiểm qua
hệ thống Ngân hàng thương mại và các Công ty cho thuê tài chính, đây có thể
coi như một kênh phân phối quan trọng mà BVHN đã chiếm lĩnh. Công ty đã áp
dụng linh hoạt phí bảo hiểm do Tổng Công ty quy định, đồng thời đã đưa ra một
số chính sách để phục vụ đối với những khách hàng lớn, nhờ đó doanh thu các
nghiệp vụ này đã có sự tăng trưởng đặc biệt cả về chiều rộng và chiều sâu.
2.3. Công tác giám định - bồi thường nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba tại BVHN
2.3.1. Quy chế quản lý và quy định chế độ trách nhiệm trong công tác giám
định tại công ty BVHN
Quy chế này được áp dụng cho tất cả các Phòng nghiệp vụ và các Phòng
bảo hiểm quận huyện trực thuộc Công ty BVHN.
* Tiếp nhận yêu cầu giám dịnh và thủ tục hành chính, văn thư:
Tất cả các tờ khai, thông báo tai nạn, giấy yêu cầu giám định, fax, các hồ
sơ, tài liệu bổ sung hồ sơ giám định đến Văn phòng Công ty hoặc các Phòng
bảo hiểm quận huyện đều phải qua văn thư vào sổ công văn, ghi số đến trên tài
liệu, trình Giám đốc Công ty (hoặc Trưởng phòng bảo hiểm các quận, huyện),

SV: Phạm Thị Liên

Bảo hiểm 46A
14
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
hoặc người được Giám đốc ủy quyền xem xét, ghi ý kiến và chuyển ngay cho
các bộ phận liên quan. Trường hợp nhận được thông báo tai nạn và yêu cầu
giám định bằng điện thoại, cán bộ nhận thông tin phải vào sổ theo dõi giám định
của Phòng và báo cáo ngay với lãnh đạo Phòng để giải quyết.
Những vụ tai nạn có thiệt hại ước tính nằm trong mức phân cấp bồi thường
của Phòng, Trưởng phòng phải chủ động tổ chức giám định, hoặc liên hệ, phối
hợp với các phòng khác (tùy theo tình hình cụ thể của từng vụ) tổ chức tốt việc
giám định theo yêu cầu của khách hàng theo nguyên tắc yêu cầu và dịch vụ
“một cửa”.
Những vụ tai nạn có thiệt hại ước tính trên mức phân cấp bồi thường của
Phòng, Trưởng phòng phải thông báo ngay cho Phòng giám định - bồi thường
Công ty để phối hợp giải quyết và quản lý rủi ro. Những nghiệp vụ giám định
không được phân cấp thực hiện, các Phòng phải báo cáo ngay với lãnh đạo
Công ty để chủ động giải quyết kịp thời. Những vụ tai nạn nghiêm trọng vượt
quá mức phân cấp của Phòng giám định - bồi thường, Trưởng phòng phải báo
cáo giám đốc xin ý kiến chỉ đạo.
Sau khi xem xét yêu cầu giám định, phân loại tai nạn và thực hiện chế độ
báo cáo theo phân cấp, Trưởng phòng giao nhiệm vụ cụ thể cho Giám định viên.
Giám định viên thống nhất thời gian, địa điểm, phương thức giám định với
khách hàng.
* Tiến hành giám định:
Khi được giao nhiệm vụ giám định, Giám định viên phải chuẩn bị đầy đủ
điều kiện để tiến hành giám định ngay. Trong mọi trường hợp, Giám định viên
phải yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh ngay giấy yêu cầu giám định hoặc tờ khai
tai nạn, chuyển qua văn thư (tại văn phòng công ty hoặc các phòng bảo hiểm
quận, huyện).


SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
15
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
Khi tiến hành giám định, Giám định viên phải chấp hành đúng quy trình
giám định của Tổng công ty quy định cho từng lơai nghiệp vụ. Giám định viên
phải luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất và có trách nhiệm chủ động phát hiện,
đấu tranh với những hành vi tiêu cực, man trá, trực lợi bảo hiểm. Những vụ
giám định có diễn biến phức tạp, tổn thất lớn về tài sản, chết người hoặc khách
hàng vi phạm nguyên tắc của quy tắc bảo hiểm, những hiện tượng man trá, trục
lợi, tiêu cực… phải kịp thời bảo cáo Trưởng phòng để Trưởng phòng báo cáo
lãnh đạo Công ty chỉ đạo ngay.
Tổn thất phải được minh họa bằng ảnh, Giám định viên phải lên bản ảnh,
ghi rõ lời thuyết minh trên ảnh.
Việc giám định của Giám định viên bảo hiểm phải được tiến hành độc lập
với các cơ quan chức năng khác. Giám định viên bảo hiểm chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Công ty và Pháp luật Nhà nước về tính khách quan và trung
thực khi kết luận nguyên nhân, mức độ tổn thất và đánh giá lỗi gây ra tai nạn
của từng bên liên quan.
* Lập biên bản giám định và thu thập hồ sơ giám định:
* Sau khi kết thúc công tác giám định tại hiện trường, trong ngày, Giám
định viên phải báo cáo với Trưởng phòng toàn bộ nội dung diễn biến, nguyên
nhân, mức độ tổn thất và hướng giải quyết vụ việc. Trưởng phòng có trách
nhiêm kiểm tra và thống nhất các nội dung trên đồng thời có ý kiến chỉ đạo để
tiếp tục thực hiện công việc. Nếu phát hiện có vấn đề gì bất hợp lý, Trưởng
phòng phải yêu cầu Giám định viên giải trình, xác minh bổ xung ngay đồng thời
báo cáo sơ bộ kết quả với lãnh đạo Công ty (nếu tổn thất ước tính trên mức phân
cấp của Phòng). Nếu phát hiện hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu man trá trục lợi, tiêu

cực, Trưởng phòng phải báo cáo ngay Giám đốc Công ty để kịp thời xử lý.
Một ngày sau khi kết thúc giám định đối với nghiệp vụ xe cơ giới, con
người và 3 ngày đối với các nghiệp vụ khác, Giám định viên phải lập xong biên

SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
16
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
bản giám định trình lãnh đạo phòng. Trưởng phòng có trách nhiệm tổ chức kiểm
tra lại đối tượng được giám định và đối chiếu biên bản giám định để đảm bảo
tính trung thực, khách quan và quản lý biên bản giám định.
Các vụ giám định thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại liên quan đến trách
nhiệm dân sự của các bên, Giám định viên phải lập ngay biên bản giám định đối
tịch tại hiện trường, ghi nhận chi tiết mức độ tổn thất, nguyên nhân tổn thất với
các bên liên quan.
Trong biên bản giám đinh tối thiểu, Giám định viên phải trả lời đầy đủ các
thông tin yêu cầu cung cấp theo mẫu biên bản. Biên bản giám định phải được
lập thành ba bản. Một bản cấp ngay cho khách hàng để kiểm tra lại và thực hiện
tiếp các yêu cầu của Giám định viên và có cơ sở đòi bồi thường. Một bản lưu hồ
sơ giám định và một bản gửi cho Trưởng phòng hoặc Trưởng phòng giám định -
bồi thường (nếu hồ sơ trên phân cấp của Phòng) để kiểm soát và quản lý.
* Trong khi tiến hành giám định, Giám định viên có trách nhiệm hướng
dẫn và phối hợp với khách hàng thu thập đầy đủ hồ sơ giám định phù hợp với
từng loại nghiệp vụ. Các bản sao chụp trong hồ sơ đều phải có công chứng của
cơ quan Công chứng Nhà nước hoặc xác nhận sao y bản chính của cơ quan phát
hành, Giám định viên có thể kiểm tra bản chính, ký xác nhận y bản chính và
chịu trách nhiệm về xác nhận của mình.
* Kết thúc vụ giám định, Giám định viên phải lập hồ sơ giám định chuyển
cho Trưởng phòng. Trưởng phòng có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ

giám định, ký xác nhận trên biên bản giám định theo ủy quyền của Giám đốc và
xử lý, chỉ đạo các công việc tiếp theo.
* Những vụ giám định tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của BVHN, sau
khi xem xét hồ sơ giám định, Trưởng phòng chỉ đạo cán bộ dưới quyền hướng
dẫn bằng văn bản cho người được bảo hiểm, cung cấp tiếp những giấy tờ cần có
trong hồ sơ yêu cầu bồi thường. Trường hợp khách hàng nộp hồ sơ hoặc bổ

SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
17
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
xung hồ sơ không đúng địa chỉ, trong vòng một ngày, các Phòng phải có trách
nhiệm kiểm tra, chuyển cho Phòng có trách nhiệm để giải quyết.
* Giám sát hạng mục và đơn giá sửa chữa tài sản bảo hiểm:
Tất cả các tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại phải sửa chữa, liên quan đến
trách nhiệm bồi thường của BVHN, các phòng phải giám sát các hạng mục, đơn
giá sửa chữa theo quy định sau:
Phân cấp giám sát giá:
Trưởng các phòng xem xét nếu giá trị tổn thất nằm trong mức phân cấp
cho Phòng thì chủ động tổ chức giám sát và chấp nhận hạng mục, đơn giá, nơi
sửa chữa. Nếu trên mức phân cấp thì chuyển cho Phòng giám định - bồi thường.
Nếu trên mức phân cấp của phòng bồi thường thì chuyển tiếp cho lãnh đạo
Công ty để giải quyết.
Trình tự giám sát:
Ngay sau khi giám định và trước khi tiến hành sửa chữa, các Phòng phải:
+ Thống nhất với khách hàng lựa chọn và quyết định nơi sửa chữa.
+ Yêu cầu khách hàng cung cấp dự toán chi tiết các hạng mục, đơn giá
sửa chữa. Kiểm tra, điều chỉnh đơn giá theo mặt bằng giá chung hợp lý tại thị
trường, phù hợp với quy tắc và tập quán bảo hiểm.

+ Tổ chức đấu thầu công khai và chọn thầu (nếu xét thấy cần thiết).
+ Trả lời khách hàng bằng văn bản ý kiến của Bảo Việt về việc sửa
chữa tài sản và hướng dẫn khách hàng các công việc cần làm như: ký hợp đồng
sửa chữa, hóa đơn chứng từ sửa chữa, thu hồi các tài sản hư hỏng đã thay thế…
* Sử dụng giám định chuyên ngành ngoài hệ thống BẢO VIỆT:
Đối với những vụ giám định đòi hỏi cao về kỹ thuật chuyên môn, chuyên
ngành hoặc phải phân tích trong phòng thí nghiệm…, vượt quá khả năng, trình
độ của mình, Giám định viên báo cáo và đề xuất với trưởng phòng để báo cáo
Giám đốc Công ty xem xét quyết định thuê sử dụng Giám định viên chuyên

SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
18
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
ngành phù hợp. Giám định viên có thể tham khảo ý kiển của Giám định viên
chuyên ngành trong biên bản giám định chính thức của họ, làm tư liệu để xem
xét kết luận về nguyên, mức độ tổn thất của đối tượng được bảo hiểm trong biên
bản giám định của mình.
Đối với những vụ giám định mà khách hàng không thống nhất với kết luận
về nguyên nhân và mức độ tổn thất của Giám định viên BVHN, Giám định viên
báo cáo ngay với Trưởng phòng để Trưởng phòng báo cáo lãnh đạo Công ty
giải quyết.
* Giám định đại lý và thu phí giám định đại lý:
Trường hợp giám định hộ các phòng khác trực thuộc Công ty BVHN:
Khi có yêu cầu của khách hàng, các phòng phải tổ chức giám định những
vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn mình, đồng thời thông báo cho phòng bảo hiểm
gốc biết để phối hợp giải quyết theo quy định và phân cấp này. Nếu vụ giám
định do phòng bảo hiểm gốc tiến hành thì phòng bảo hiểm sở tại có trách nhiêm
phối hợp và thu thập hồ sơ (nếu có yêu cầu).

Giữa các phòng có thể ủy nhiệm việc giám sát giá cả sửa chữa trong phân
cấp cho nhau bằng văn bản.
Sau khi giám định xong, trưởng phòng cho chuyển hồ sơ trong phân cấp
của phòng bảo hiểm gốc cho phòng đó. Hồ sơ trên phân cấp của phòng bảo
hiểm gốc, trưởng phòng cho chuyển về phòng Bồi thường Công ty giải quyết.
Trường hợp giám định hộ các công ty thuộc hệ thống Bảo Việt và giám
định theo các yêu cầu khác:
Toàn bộ các vụ giám định dù trên hoặc dưới mức phân cấp, các phòng thực
hiện đúng theo quy định và phân cấp này. Đồng thời, sau khi giám định xong,
thu thập toàn bộ hồ sơ, đánh số và lập bản thống kê tài liệu có trong hồ sơ
chuyển về phòng Giám định - Bồi thường công ty để kiểm tra, quản lý, phát thu
phí giám định và báo cáo lãnh đạo Công ty duyệt hồ sơ chuyển tỉnh.

SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A
19
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS.Nguyễn Hải Đường
Hồ sơ do phòng Giám định - Bồi thường niêm phong, chuyển cho văn thư
công ty gửi theo đường công văn bưu điện. Trường hợp giao hồ sơ trực tiếp cho
khách hàng phải niêm phong và ký giao nhận hồ sơ. Hồ sơ giám định đại lý nhất
thiết phải có một bản sao đầy đủ, lưu tại phòng Giám định - Bồi thường.
Thu phí giám định đại lý:
Phí giám định đại lý bao gồm phí “cố định” (phí chính, phí phụ) và các chi
phí thực tế hoặc phí thu theo định mức cố định, theo quy định của Tổng công ty.
Sau khi giám định, các phòng thông báo số nhân công, chi phí giám định đại lý
(nếu có) cho phòng Giám định - Bồi thường để phát hành thông báo thu phí
giám định kèm theo hồ sơ.
Phí giám định nộp trực tiếp, do thủ quỹ của Phòng, Quận, Huyện thu (nếu
khách hàng nộp phí tại phòng bảo hiểm Quận, Huyện) hoặc do phòng Kế toán

thu (nếu khách hàng nộp phí tại văn phòng công ty).
Phí giám định đại lý phải thu trước khi cấp Biên bản giám định. Các hồ sơ
chuyển tỉnh thuộc hệ thống Bảo Việt, Phòng Bồi thường phát hành và chuyển
cho phòng Kế toán một bản “thông báo thu phí giám định” để theo dõi thu phí.
Hàng tháng, phòng Kế toán chủ trì cùng phòng Giám định - bồi thường đối
chiếu phí giám định phát sinh và thực thu để truy đòi phí giám định.
Đặc biệt: Trường hợp các Công ty khác giám định hộ BVHN, phòng Giám
định - bồi thường có trách nhiệm kiểm tra lại thông báo thu phí giám định và hồ
sơ giám định đã nhận được. Nếu vụ giám định thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì
xác nhận và chuyển thông báo cho phòng Kế toán báo cáo giám đốc duyệt trả
phí giám định.
Nếu khách hàng yêu cầu phòng bảo hiểm gốc cùng tham gia phối hợp giám
định hoặc giải quyết tai nạn ở tỉnh ngoài, các phòng báo cáo lãnh đạo công ty
chi đạo giải quyết.
* Theo dõi giám định và lưu trữ hồ sơ:

SV: Phạm Thị Liên
Bảo hiểm 46A

×