Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY CPTV XÂY DỰNG VINACONEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.41 KB, 11 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC
HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
CỦA CÔNG TY CPTV XÂY DỰNG VINACONEX
III.1. Phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán tiền lương ở
công ty CPTV xây dựng Vinaconex.
Công ty CPTV xây dựng Vinaconex là thành viên thuộc Tổng công ty
Xuất nhập khẩu xây dựng VINACONEX, thành lập và phát triển trên sự đổi
mới của đất nước trong những năm gần đây. Với lợi thế về chính sách, ngoài ra
còn có sự tác động của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới đã tạo cho Công
ty có thêm sự sáng tạo trong sản phẩm của mình làm ra. Đối với mỗi doanh
nghiệp sản xuất, việc tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc và phát triển là một
điều khó khăn. Công ty CPTV xây dựng Vinaconex đã đứng vững và phát triển
chứng tỏ sự phấn đấu và sáng tạo của ban lãnh đạo và anh, chị em cán bộ nhân
viên trong toàn Công ty rất cao và nỗ lực. Công ty đã đạt những kết quả cao,
hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước và đơn vị chủ quản,
không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
Do đặc điểm của công ty là Tư vấn thiết kế đòi hỏi trình độ kỹ thuật và tay
nghề của cán bộ công nhân viên rất cao, cho nên việc quản lý của công ty rất
gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu của công việc. Từ đó dẫn đến việc tổ chức lao
động được chính xác và hiệu quả, làm cho năng suất lao động cao.
Qua quá trình thực tập tại Công ty CPTV xây dựng Vinaconex em xin phép
được đưa ra một số tồn tại trong công tác tính toán thanh toán và hạch toán tiền
lương.
a. Vấn đề thứ nhất.
Cần xác định hợp lý đơn giá tiền lương. Trong thực tế, công ty áp dụng
phương pháp tính đơn giá theo năng lực và sản phẩm tạo ra, theo hệ số như
hướng dẫn của Bộ Tài chính. Với hệ thống thang bậc lương mới, mức lương tối
thiểu kể cả tăng 28.6% mức lương tối thiểu từ tháng 10/2006 thì tiền lương trả
cho người lao động ở doanh nghiệp sản xuất trong hoàn cảnh mới cũng quá thấp
so với mặt bằng giá cả hàng hóa, mức sống của dân cư đô thị. Bên cạnh đó công
ty còn tính thêm hệ số bổ sung lương từ 1 – 1,5 trên cơ sở thực tiễn tăng năng


suất lao động và lợi nhuận. Điều này chứng tỏ rằng việc xây dựng đơn giá tiền
lương là quá thấp và chưa sát với thực tế.
Mặt khác, một số sản phẩm mới đưa vào sản xuất do chưa định mức được
người lao động, đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm. Vì vậy việc tính lương
của sản phẩm này lại theo lương thời gian. Điều này là không hợp lý và không
khuyến khích được người lao động nâng cao năng suất, chất lượng lao động.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất sản phẩm có
nhiều công đoạn quy trình công nghệ phức tạp. Bởi vậy việc xác định phương
pháp tính đơn giá tiền lương hiện tại của công ty là hoàn toàn phù hợp với tính
chất công việc của đơn vị. Tuy nhiên để tính đúng hợp lệ đơn giá tiền lương
phản ánh đúng giá trị sức lao động của công nhân bỏ ra làm cho tiền lương thực
sự là công cụ khuyến khích vật chất đối với người lao động thì cần phải:
+ Xác định lại định mức lao động hợp lý trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức lao
động, tổ chức lại sản xuất, bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý.
+ Ngoài công thức trên cần tham khảo thêm cách tính để có đơn giá tiền
lương phù hợp với mặt bằng giá cả hàng hóa, mức sống dân cư.
b. Vấn đề hai.
Do đơn giá tiền lương ở từng quy trình công nghệ thấp nên sau khi đã
thanh toán cho công nhân viên quỹ tiền lương vẫn còn dư rất nhiều.
Trong tháng 1/2007 tổng tiền lương thực tế phải trả cho CNV là
600.915.506 đồng (lấy số tổng cộng trong "Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương
toàn công ty"). Còn tiền lương tính vào chi phí trong tháng 1/2001 là
940.205.540 đồng. Bởi vậy số dư có trên tài khoản 334 là 339.290.034 đồng
bằng 56% tiền lương trả cho CNV. Vấn đề ở đây công ty đã sử dụng quỹ tiền
lương này như thế nào? Theo quy định của công ty.
- Chỉ số bổ sung cho quỹ lương thực hiện khi nó lớn hơn quỹ lương tạm tính.
- Chỉ số bổ sung cho quỹ lương trong điều kiện khách quan tác động (điều
kiện về khí hậu) mà năng suất không cao để khuyến khích tinh thần của công nhân
viên.
- Chi trả lương trong những giai đoạn thời kỳ không có việc làm. Thiết

nghĩ không nên để số dư có TK 334 quá lớn chỉ lên đổi lại 1 tỷ lệ vừa đủ (tỷ lệ
trích sẽ dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ, kế toán thống kê lại số % quỹ
lương thực chi vượt quỹ lương tháng tính toán của các năm trước tính ra tỷ lệ
bình quân).
Còn đối với việc bổ sung quỹ lương trong điều kiện khách quan tác động mà
năng suất không cao để khuyến khích tinh thần CNV e rằng sẽ có tác động ngược
lại.
Khi không có được việc làm do không tiêu thụ được sản phẩm, do máy
hỏng... thì là lỗi của công ty. Trả lương cho công nhân phải lấy từ quỹ của công
ty. Bởi vậy gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động, chưa khuyến
khích được người lao động do thu nhập về tiền lương chưa phản ánh được kết
quả lao động của họ.
Ngoài ra với số tiền còn dư thừa công ty quy định rằng sẽ phân chia cho
người lao động sản xuất dựa trên lương cấp bậc và hệ số lương. Như vậy mô
hình chung công ty đã biến phần quỹ lương này từ hình thức trả lương theo sản
phẩm sang hình thức chia lương theo cấp bậc. Do vậy hệ thống đơn giá tiền
lương và định mức lao động của công ty phải thiết lập lại.
c. Vấn đề thứ ba.
Tiền thưởng có ý nghĩa khuyến khích, vật chất rất lớn với cán bộ CNV. Là
động lực giúp công nhân tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và còn phát
minh nhiều sáng kiến giúp thúc đẩy nhanh tiến bộ công việc. Công ty chỉ có 2
loại thưởng: thưởng do hoàn thành vượt mức kế hoạch và thưởng chiến sĩ thi
đua. Công ty phải bổ sung thêm chế độ tiền thưởng để khen thưởng kịp thời cho
người lao động đủ ngày hoàn thành tốt các chỉ tiêu thưởng, chỉ tiêu tiết kiệm vật
tư, chỉ tiêu tiết kiệm sản phẩm và phải quy định tỷ lệ một cách rõ ràng, ổn định
phải phù hợp tránh tỷ lệ mà kỹ sư không thể đạt được hoặc quá thấp mà người
lao động không cần cố gắng cũng đạt được.
Công ty nên áp dụng các hình thức thưởng phổ biến sau:
Chế độ thưởng thường xuyên:
- Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm: Thưởng giảm tỷ lệ hàng hỏng

cho những người lao động hoàn thành hoặc giảm tỷ lệ hàng hỏng so với quy
định. Mức và nguồn tiền thưởng trích tối đa 50% sổ tiết kiệm được thưởng để
thưởng cho tổ và cá nhân có thành tích nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thưởng nâng cao tỷ lệ: Hàng có chất lượng cao (loại 1) chỉ tiêu xét thưởng
hoàn thành và hoàn thành vượt mức sản phẩm loại 1 và loại 2 trong một thời
gian nhất định. Mức và nguồn tiền thưởng dựa vào chênh lệch giá trị giữa sản
phẩm các loại đạt được với tỷ lệ sản phẩm từng loại mặt hàng đã quy định. Mức
lương tối đa 50% giữa giá trị chênh lệch đó.
- Thưởng tiết kiệm vật tư:
Chỉ tiêu xét thưởng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về tiết kiệm vật tư nhưng
phải đảm bảo những quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an
toàn lao động. Theo nguyên tắc trích từ 30% - 40% giá trị vật liệu tiết kiệm
được.
Chế độ thưởng đột xuất định kỳ.
- Thưởng thi đua: Phần tiền thưởng này nằm trong kế hoạch khen thưởng
của Công ty, nó áp dụng một cách linh hoạt trong các trường hợp như thưởng
cho phát minh sáng kiến, thưởng khi người lao động hoàn thành tốt công việc
được giao... Thưởng dưới hình thức này sẽ làm cho người lao động thấy rằng
mình được quan tâm và đó chính là động lực rất lớn để người lao động cố gắng
hơn. Theo chế độ kế toán quy định người lao động có phát minh sáng kiến được
thưởng 5% giá trị bằng sáng kiến đó.
Để phân chia quỹ khen thưởng này (được trích từ lợi nhuận và các khoản
tiết kiệm được của người lao động). Công ty đưa ra hệ số năng suất lao động.
Hệ số năng suất này dựa trên quỹ khen thưởng và quỹ lương của các bộ phận.
Cũng khen thưởng chỉ tối đa bằng 6 tháng lương của quỹ lương cả năm của cả
hệ số lương và các khoản phụ cấp theo lương ở từng bộ phận để phù hợp với
chế độ quy định.
d. Vấn đề thứ tư.
Trong công tác hạch toán chi tiết tiền lương, công ty đưa ra một hệ thống
chứng từ tương đối phù hợp với đặc điểm của công ty. Tuy nhiên, do chưa quán

triệt đầy đủ nguyên tắc ghi chép bảng biểu của Nhà nước nên chưa cung cấp
thông tin một cách toàn diện.
Bảng chấm công không được sử dụng đúng ở các bộ phận theo chức năng
và tính chất. Bảng này dùng để chấm ngày công, chấm ngày hưởng lương theo
chế độ và cuối cùng để tính ngày công thực tế của người lao động. Bảng này phải
do tổ trưởng hoặc người ủy quyền chấm hàng ngày. Nhưng trong thực tế ở một số
bộ phận, nó được ghi vào ngày cuối tháng trước khi chuyển lên kế toán.
Bên cạnh theo dõi năng suất lao động (khối lượng sản phẩm hoặc công
việc hoàn thành) của từng kỹ sư, từng văn phòng nên kết hợp xem xét chất
lượng bản vẽ của mình làm ra đã đạt hiệu quả cao nhất chưa, có nghiệm thu và
kiểm tra chất lượng xác nhận (không xác nhận đơn thuần về số lượng) nhất là
khi nhập kho thành phẩm trong ngày.
Hạch toán chi tiết rõ ràng, dễ hiểu là phương hướng hoàn thiện và đổi mới
chủ yếu đối với công tác kế toán trong bất cứ một doanh nghiệp nào. Bởi vì
ngoài các đối tượng phục vụ truyền thống trong giai đoạn hiện nay, người lao
động cũng đòi hỏi cung cấp đầy đủ minh bạch thông tin về các khoản thu nhập
của họ, đòi hỏi ngày lao động là chính đáng, họ có quyền biết và kiểm tra toàn
bộ quy trình ghi chép tính toán về thu nhập của họ. Công ty đáp ứng được nhu
cầu này sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ở công ty còn thiếu một số chứng từ kế toán như: "Bảng thanh toán tiền
lương", "Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc
cá nhân người lao động. Làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền
công cho người lao động. Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ xác nhận số
tiền thưởng cho từng người lao động làm cơ sở để tính thu nhập cho người lao

×