Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Cải cách hệ thống ngân hàng ở việt nam và trung quốc nghiên cứu so sánh và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.45 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
T RƯ Ờ NG Đ Ạ I HỌC KINH TÉ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở
VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: NGHIÊN c ứ u
SO SÁNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM
Mã số: QG. 06. 29
ĐẠI HO C Q U Ố C G IA HÀ NQt f
TRUNG TẨM THÕNG TIN THƯ

'Ũ T Ị

U Q

Chủ nhiệm đê tài:
PGS. TS Trịnh Thị H oa Mai
Cán bộ phối hợp nghiên cứu:
1. PGS. TS N guyễn Hồng Sơn
2. TS. Phạm A nh Tuấn
3. TS. Lê X uân Hiếu
4. TS. N guyễn Đức Độ
5. ThS. Đinh Thị Thanh Vân

Hà Nội, 2008


MỤC LỤC
A. Danh mục các chữ viết tắt


B. Danh mục bảng, đồ thị, hình vẽ
c . Nội dung
1.Phần mở đầu...............................................................................................................1
Ị .ỉ. Tính cấp thiết của đề tài:....................................................................................... 1
1.2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.5. Những đóng góp của đề tài.......................................................................................3
1.6. Kết cấu của đ ề tài......................................................................................................4
2.

Nội dung chính

Lời mở đầu.......................................................................................................................... 7
P h ầ n th ứ n h ấ t

CẢI CÁCH HỆ THỐNGNGÂN HÀNG VIỆTNAM........ 9
Chương 1
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VỆT NAM TRONG Bối CẢNH HỘI NHẬP............................. 9
1.1. Vị trí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hệ thống hành chính
nhà nước............................... ........................................................................................ 9
1.2. Mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng nhà nướcViệt Nam.....................12
1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy hiện nay của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam...................................................................................................................12
1.2.2. Một số tồn tại và bất cập của mô hình tổ chức bộ máy của ngân hàng
Nhà n ư ớ c...............................................................................................................

13


1.3. Thực trạng cải cách hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ......14
1.3.1. Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ ............................................... 14


1.3.2. Điều hành lãi suất......................................................................................20
1.3.3. Điều hành tỷ giá hối

đoái...................................................................... 22

1.3.4. Quản lý ngoại h ố i..................................................................................... 23
1.3.5. Quản lý và điều hành hệ thống thanh toán...........................................24
1.3.6. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng............................................. 25
1.4. Đánh giá chung về quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam........................................................................................27
1.4.1. Những kết quả chủ yếu...........................................................................27
1.4.2.Những bất cập trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam..... 29
1.4.3.

Nguyên nhân của những bất cập..................................................31
Chương 2:
CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI VIỆT N AM ............. 34

2.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam .................................................

34

2.2. Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam........ 37
2.2.1. Năng lực tài c h ín h .................................................................................. 37
2.2.2. Tình trạng nợ xấu nghiêm trọ n g .......................................................... 38
2.2.3. Lĩnh vực kinh doanh nghèo n à n ..........................................................


38

2.2.4. Quản trị tài sản y ế u ................................................................................ 39
2.2.5. Tính liên kết hợp tác giữa các ngân hàng lỏng lẻ o ..............................39
2.2.6. Năng lực công nghệ thông tin bất c ậ p ..............................................

40

2.3. Cải cách ngãn hàng thương mại Việt N a m ................................................ 40
2.3.1. Lành mạnh hóa vẳ nâng cao năng lực tài c h ín h ...............................

40

2.3.2. Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà n ư ớ c ................................

42

2.4 Đánh giá c h u n g .................................................................................................
P h ầ n th ứ h a i

49

CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ỞTRUNG QUỐC 52
Chương 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG Q u ố c

52


3.1 Cấu trúc hệ thống Ngân hàng Trung Q u ố c ................................................. 52


3.2. Đặc điểm chung của hệ thống ngân hàng thương mại Trung Quốc ... 56
Chương 4
CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC

63

4.1 Bối cảnh thực h iệ n ................................................................................................. 63
4.2. Tiến trình cải c á c h ................................................................................................64
4.2.1 Khái quát ch u n g ........................................................................................... 64
4.2.2.. Cải cách ngân hàng nhà nước (PB C )......................................................65
4.2.3. Cải cách ngân hàng thương m ại................................................................ 70
4.3. Đánh giá ch u n g ................................................................................................

76

4.3.1. Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng................................................... 76
4.3.2. Năng lực cạnh tranh của N H T M ............................................................. 78
4.3.3. Năng lực điều hành chung của PBC và C B R C ...................................... 79
Phần thứ ba
NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ NHỮNG ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP

80

CHO VIỆT NAM
Chương 5
SO SÁNH TIÉN TRÌNH CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CỦA


80

VIỆT NAM VÀ TRƯNG QUỐC
5.1 Hai mô hình hệ thống Ngân h à n g ..................................................................80
5.2. Nhũng bất cập chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam và Trung
Quốc.............................................................................................................................. 84
5.3. Lựa chọn chiến lược cải cách Ngân hàng......................................................91
5.4. Cải cách ngân hàng trong quá trình hội n h ậ p ........................................ 97
5.5. Đánh giá so sánh cải cách Ngân hàng Trung Quốc và Việt N a m ..........101
5.5.1 -Mức độ tự do hoá lãi suất và cải cách thể chế và luật lệ ngân hàng 101
5.5.2.Chuyển đổi sở hữu trong hệ thống ngân hàng thông qua thành lập các
ngân hàng tư nhân mới và tư nhân hoá ngân hàng quốc d o a n h ....................... 102
5.5.3.MỨC

độ mở cửa cạnh tranh với bên ngoài thông qua cho phép các


ngân hàng nước ngoài thành lập mới hoặc mua lại các ngân hàng đã có trong
nước kể cả các ngân hàng quốc d o an h ................................................................ 102
5.5.4.Tỷ lệ phần trăm của nguồn vốn ngân hàng cho khu vực kinh tể tư
nhân vay so với G D P ................................................................................................. 103
5.5.5.

Tỷ lệ nợ xấu trong tổng số nợ.............................................................103

Chương 6
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐAY

cải cách h ệ


T H ốN G

ngân hàng

VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP NGÀY N A Y .....

106

6.1. Một số gọi ỷ chính sách cho cảì cách hệ thống ngân hàng
ỏ’ Việt N a m ............................................................................................................ 106
6.2. Một sỗ giải pháp thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kỉnh tẽ quốc t ế .................................................................

111

6.2.1. Mục tiêu và định hướng đổi mới Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam....................................................................................................................... 111
6.2.2. Nguyên tắc đổi mới ngành ngân hàng Việt Nam.......................................112
6.2.3. Giải pháp đổi mới Ngân hàng nhà nước Việt N am ...................................113
6.2.3.1. Nâng cao tính độc lập, tự chủ về hoạt động của
Ngân hàng Nhà nưóe Việt N am ..................................................................................... 113
6.2.3.2. Cơ cấu lại tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước
Việt N a m ............................ !..................................................................................... 116
6.2.3.3. Đổi mới cơ chế quản lý và phát triển
nguồn nhân lự c ........................................................................................................... 119
6.2.3.4. Đổi mới cơ chế điều hành CSTT của Ngân hàng
Nhà nước Việt N a m ..................................................................................................... 119
Ó.2.3.5. Nhóm giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa Chính sách Tiền tệ
và Chính sách Tài k h o á ..................................................................................................... 121



Ó.2.3.6. Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát
ngân hàng...................................................................................................................... 122
6.2.3.7. Hiện đại hoá công nghệ và hệ thống thanh to á n ...........................124
6.3. Giải pháp thúc đẩy cảicách ngân hàng thương mại Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế........................................................................ 125
6.3.1. Nhóm giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của
hệ thống NHTM Việt N a m ................................................................................... 125
6.3.2. Nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể c h ế ............................. 126
6.3.3. Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lự c .......129
6.4. Đối vói Ngân hàng chính sách xã h ộ i........................................................ 129
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 132

I


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACM

Công ty quản lý tài sản

CBRC

ủ y ban điều hành ngân hàng Trung Quốc

CM E

Doanh nghiệp vừa & nhỏ


CPH

Cổ phần hóa

CSTT

Chính sách tiền tệ

CSTK

Chính sách tài khóa

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DTBB

Dự trữ bắt buộc

IPO

Phát hành chứng khóan lần đầu ra công chúng

KHH TT


K ế hoạch hóa tập trung

OMO

N ghiệp vụ thị trường m ở

JSCB

N gân hàng thương mại cổ phần Trung Quốc

N HTW

N gân hàng trung ương

N HN N V N

N gân hàng nhà nước V iệt nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

N HTM N N

Ngân hàng thương mại nhà nước

NHTM Q D

N gân hàng thương mại quốc doanh


NH

N gân hàng

NSNN

N gân sách nhà nước

FDI

Đ ầu tư trực tiếp nước ngoài

SAFE

Cơ quan quản lý trao đổi ngoại hối Trung Quốc

SOCB

N gân hàng thương mại Trung Q uốc

TTCK

Thị trường chứng khóan

TCTD

Tổ chức tín dụng

TDH


Tự do hóa

TSN

Tài sản Nợ

TSC

rr-iv



7



Tài sản Có

T ĨN H

Thanh tra ngân hàng

W TO

Tổ chức thương mại th ế giới


DANH MỤC BẢNG, Đ ổ THỊ, HÌNH VẼ

Bảng 1.1: Diễn biến các chỉ số tiền tệ 1996-2007.............................................. 21

Bảng 2.2. N ợ xấu của các N H TM V N đến năm 2 0 0 0 ..........................................32
Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống NHTM V N .........................................35
Bảng 3.1. Tăng trưởng vốn điều lệ và tín dụng
của 4 N H TM Q D V iệt N a m ....................................................................................... 81
Bảng 3.2. Đ ánh giá và kiến nghị của kiểm tóan quốc tế .................................... 88
Bảng 3.3. Các bước m ở cửa dịch vụ ngân h àn g .................................................... 92
Bảng 3.4. lộ trình mở cửa ngành NH
trong Hiệp định thương mại với Hoa K ì................................................................ 94
Đổ thị 1. Cấu trúc hệ thống ngân hàng Trung Q uốc............................................50
Đồ thị 2. Mức độ tập trung của hệ thống ngân hàng T Q .................................... 51
Đồ thị 3. Cơ cấu TSN, TSC của các NH Trung Q u ố c ........................................ 52
Đồ thị 4. Các chỉ tiêu về vốn hóa của các N H T Q ................................................ 54
Đổ thị 5. Các chỉ tiêu về lợi nhuân của các N H T Q .............................................. 55
Đồ thị 6.Quá trìnhTD H lãi suất ở Trung Q u ố c..................................................... 63
Đồ thị 7. Tinh trạng nợ xấu của N H TM N N Trung Q u ố c...................................70
Đồ thị 8. Tỉ lệ nợ xấu của cac'N H T M Trung q u ố c...............................................71
Hình 1. So sánh cải tổ hệ thống ngân hàng
của V iệt N am và Trung Q u ố c........................................................................ 98
Hình 2. Lộ trình cải cách hệ thông ngân hàng V iệt N am ................................. 101


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

Kết quả ứng dụng của đề tài
Những kết quả phân tích so sách có thể dùng tham khảo trong quá trình
cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay. Đề tài Cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc Nghiên cứu so sánh và bài học cho Việt Nam có giá trị lý luận và thực tiễn tốt.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo trong việc giảng dạy các
chuyên đề, gợi ý lựa chọn đề tài NCKH, Khoá luận, luận văn cho sinh viên, học
viên cao học ngành Tài chính - Ngân hàng.

Kết quả đào tạo của đề tài:
- Số cử nhân, thạc sĩ, được đào tạo trong khuôn khổ của đề tài: 3
- Bổ sung cho các bài giảng khinh tế chính trị, thị trường chứng khoán,
tiền tệ - ngân hàng, kinh tế đối ngoại và các chuyên đề cho cao học ngành kinh
tế chính trị.


1. PHÂN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đ ể tài:
- Cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã được triển khai từ 1990,
tính từ khi hoạt động ngân hàngV iệt N am chuyển sang hệ thống ngân hàng
hai cấp. Tiến trình cải cách trong thời gian qua đã m ang lại nhiều bài học
quý báu. Để có nhũng giải pháp hợp lý cho những bước đi liếp theo của tiến
trình cải cách, cần thiết phải đánh giá m ột cách nghiêm túc, khách quan
những mặt đã đạt được và và chưa được của giai đoạn này.
- Sự cẩn thiết của việc nghiên cứu cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam
còn xuất phát từ thực trạng hiện có của hệ thống N HV N. Tiến trình cải cách
ngân hàng thời gian qua tuy đã đạt được nhiều thành tựu, song về cơ bản còn
rất nhiều vấn đề bất cập trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Nhìn chung hệ thống N H V N vẫn còn nhiều yếu kém về vốn, năng lực điều
hành, độ an toàn trong hoạt động, sự minh bạch trong hoạt động, đội ngũ,
những thể chế cơ ch ế tác động... Những bất cập thể hiện cả trong hoạt động
của N H N N và của các ngân hàng thương mại, yếu kém mang tính hệ thống
chính là những thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng V iệt N am trước
thềm hội nhập.
- N ghiên cún kinh nghiệm cải cách ngân hàng của các quốc gia trong khu
vực và th ế giới là hết sức có ý nghĩa. Đặc biệt nghiên cứu cải cách ngân hàng
ở Trung Quốc. T rung Q uốc là một quốc gia có nhiều đặc điểm KT-XH tương
đổng với VN và quá trình cải cách N H cũng diễn ra với những thành tựu và
vướng m ắc rất đáng cho V iệt N am nghiên cứu và học tập. N hững thành công

và thất bại nếu được nghiên cứu có hệ thống, trong sự so sánh sẽ giúp tìm ra
giải pháp m ang tính khả thi hơn, hiệu quả hơn cho tiến trình cải cách tiếp
theo.

1


1.2. Tình hình nghiên cứu
Đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này. Song, đó là nhũng bài
nghiên cứu riêng lẻ của các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung quốc, được
đãng trên các tạp chí chuyên ngành ở Việt nam và Trung Quốc. Một số tài
liệu minh hoạ:
A/Nghiên cứu cải cách ngân hàng ở Việt Nam:
1. N guyễn Tiến Huy. Cơ cấu lại N HTM nâng cao năng lực cạnh tranh
trước xu th ế hội nhập.Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ. Tháng 9/2002
2. N guyễn Thu Thuỷ. Hệ thống NHTM Việt Nam -T h ự c trạng và giải
pháp. Tạp chí N CK T số 290 năm 2002.
3. Hữu Thái. Một số ý kiến về cải tổ hệ thống ngân hàng Việt
Nam.Tạp chí Ngân hàng số 3 năm 2002
4. K aziM atin, Phạm Minh Đức. Cải cách hệ thống ngân hàng Việt
Nam-Thách íhức và giải pháp.Tạp chí NCKH số 270 năm 2000.
5. G ia nhập W TO và cải cách ngân hàng ở Việt Nam . Báo cáo của
Ngân hàng nhà nước. 2002
6. N gân hàng nhà nước Việt Nam. Báo cáo hoạt động các năm từ
1995-2003.
B/Nghiên cứu cải cách ngân hàng ở Trung Quốc:
1. Hải Bình. Trung QÚỐC -Cải cách ngân hàng và thị trường chứng
khoán nhằm nỗ lực tăng trưởng kinh tế. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tộ
tháng 6/2003.
2. Đ ào M inh Phúc, c ả i tổ hoạt động ngân hàng ở Trung Q uốc.Tạp chí

Kinh tế Châu á-TBD Tháng 6/2002
3. Sayuri Shirai, Banking Sector R eform s in the P eo p le’s R epublic of
China -Progress and Constraints, A sian D evelopm ent Bank Institute.

2


4. Jam es R. Barth, Rob Koepp, Zhongfei Zhou (.2004), Banking
Reform in China: Catalyzing the N ation’s Financial Future, Social Science
Research Network.
5. Li Zi (2004), Banks in China L acking M oney, Bejing Review 2004.
Có thể nhận thấy rằng, cho đến nay vẫn chưa có những công trình
nghiên cứu m ang lính hệ Ihống, nghiên cứu trong sự so sánh quá ninh cải
cách ngân hàng của V iệt Nam và Trung Q uốc, nhằm tìm tới những bài học
thực sự có ý nghĩa cho chặng đường cải cách tiếp iheo của Việt Nam.
1.3. M ục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá m ột cách hệ thống, toàn diện, khách quan về tiến
trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt N am và Trung Q uốc, từ đó rút ra
những bài học Ihiết Ihực cả về lý luận và thực tiễn điều hành, nhằm thúc đẩy
tiến trình cải cách tiếp theo có chiều sâu hơn, hiệu quả hơn, thực sự m ang lại
sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam , đáp
ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế hiện nay
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích, tổng hợp tình hình
- Sử dụng bằng chứng nghiên cún thực nghiệm
- Dự báo và so sánh
- N ghiên cún lịch sử
1.5. Những đóng góp của đ ề tài
- Sản phẩm khoa học:
*Những đóng góp của đề tài:

- Đ ánh giá hệ thống, toàn diện tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng
của Việt N am và Trung Quốc
- Phân tích so sánh, đề xuất những bài học kinh nghiệm về cải cách
ngân hàng cho V iệt N am
-

*) Số bài báo đăng tạp chí: 5
3


K hả năng ứng dụng thực tiễn:
Những kết quả phân tích so sánh có thể dùng tham khảo trong quá
trình cải cách hệ thông ngân hàng V iệt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
hiện nay
Sẩn phẩm đào tạo:
- Số cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo trong khuôn khổ của đề tài: 2
- Bổ sung cho các bài giảng kinh tế chính trị, thị trường tài chính, tiền
tệ-ngân hàng, kinh tế đối ngoại...
1.6. K ết cấu của đ ề tài
Công trình gồm 131 trang, sử dụng 60 tài liệu tham khảo, được bố cục thành
3 phần:
Phần thứ nhất: Cải cách hệ thống ngàn hàng V iệt N am
Phần này nghiên cứu m ột cách tòan diện, hệ thống tiến trình cải cách
hệ thống ngân hàng ở V iệt N am bao gồm quá trình đổi mới tổ chức hoạt
động của N H N N V N và tiến trình cải cách các N HTM .
Phần này gồm 2 chương:
Chương 1 Đ ổi mới tổ chức hoạt động của N H N N V N trong bối cảnh
hội nhập
Chương 2 c ả i cách ngân hàng thương m ại V iệt N am
Phần thứ hai: Cải cách hệ thống ngân hàng ở T rung Q uốc. G ồm 2

chương. Sau phần trình bày lchái quát chung về hệ thống ngân hàng Trung
Quốc trên các khía cạnh cấu trúc và những đặc điểm chung của hệ thống
ngân hàng TQ ở chương 4, chương 5 đi sâu phân tích tiến trình cải cách hệ
thống ngân hàng TQ gồm cải cách N H N N TQ (PBC) và các N H TM . N hững
đánh giá nhận xét tiến trình cải cách hộ thống ngân hàng của T rung Q uốc được tập trung vào 3 vấn đề chính. Đó là V ấn đề xóa nợ xấu trong các NHTM ,
vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các N H T M và N ăng lực điều hành

4


quản lý của PBC và CBRC. Những Ihành công và nhũng điều còn bất cập của
Trung Q uốc trên các mặt này thực sự là những bài học bổ ích cho Việt Nam.
Phần thứ ba: Nghiên cứu so sách và nhũng đề xuất giải pháp cho Việt
Nam.
Phần này gồm 2 chương:
Chương 6: So sánh tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng của Việl Nam và
Trung Quốc.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế có được từ phần 1 và phần 2, chương này tập
trung nghiên cứu đối chiếu so sánh tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng
của Việt Nam và Trung Quốc.
Những vấn đề ược xem xét trong sự so sánh ở đây gồm:
- Mô hình hệ thống ngân hàng
- Những bất cập chung mà tiến trình cải cách hệ thống NH đều gặp
phải ở cả 2 quốc gia
- Đánh giá về lựa chọn chiến lược cải cách hệ thống ngân hàng của
VN và TQ. Chiến lược cải cách đóng vai trò quan trọng cho sự thành công
của cải cách.
- Tác động của bối cảnh hội nhập đến tiến trình cải cách ở cả 2 quốc

- So sánh kết quả cải cách hệ thống ngân hàng trên 1 số tiêu chí mang

tính định ượng: M ức độ tự dổ hóa lãi suất, cải cách thể chế, Mức độ chuyển
đổi sở hữu trong ngành ngân hàng, Mức độ m ở cửa cạnh tranh với bên ngoài,
Thay đổi quan hệ của ngân hàng với khu vực kinh tế tư nhân, mức độ cải
thiện tính trạng nợ xấu..
Chương 7: Một số giải pháp thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng trong bối
cảnh hội nhập của V iệt Nam
Kết quả nghiên cứu của chương 6 là m ột trong những căn cứ đề xuất
giải pháp thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng của V iệt N am có chiều sâu
5


hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tê ngày càng sâu rộng
hiện nay.
Các giải pháp đề xuất ở đây cho cả N HN N và cho các NHTM .
Đối với N HNN, các giải pháp nhấn m ạnh đến vấn đề nâng cao tính độc lập
tự chủ trong hoạt động, vấn đề cơ cấu tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế quản
lý, nâng cao năng lực đội ngũ, đổi mới cơ chế điều hành CSTT, tăng cường
phối hợp CSTT và CSTK trong điều hành...của NHNN.
Đối với các NHTM , các giải pháp tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh,
xây dựng và hòan thiện thể chế, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong các NHTM .

6


LỜI MỞ Đ Ẩ lT
Trong 20 năm đổi mới, cùng với nền kinh tế của đất nước, ngành Ngân hàng
Việt Nam đã có những chuyển đổi quan trọng, từ hệ thống ngân hàng mộl cấp sang
hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ihực hiện chức nãng
quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng và là Ngân hàng Trung ương của các ngân

hàng. Ngân hàng thương mại (NHTM) trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và
dịch vụ ngân hàng với sự có mặt của hàng chục ngân hàng quốc doanh, cổ phần,
liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hệ thống ngân hàng Việt Nam
ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới toàn
diện của đất nước.
Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi
ngày càng cao của yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững, thúc đẩy
công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), cũng như những ihách thức to lớn của
quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã
chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Những tồn tại cần được khắc
phục trong tiến trình đổi mới căn bản hệ thống ngân hàng là rất lớn: Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam với mô hình tổ chức nặng về quản lý hành chính đã cản trở
việc phát triển và điều hành các công cụ hiện đại của chính sách tiền tệ và thị
trường tiền tệ. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần đổi mới hệ thống thanh
tra giám sát hoạt động ngân hàng; phát huy vai trò độc lập tương đối của chính
sách tiền tệ và tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng
thương mại.Trong khi đó, hệ thống các NHTM với tiềm lực tài chính yếu kém,
chất lượng tín dụng thấp, trình' độ quản lý và công nghệ ngân hàng lạc hậu, dịch vụ
ngân hàng nghèo nàn, chất lượng nguồn nhân lực chưa ngang tầm với các ngân
hàng khu vực và thế giới. Do vậy, cần cải cách toàn diện hệ thống ngân hàng thông
qua hệ thống giải pháp đồng bộ, hợp lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh
tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Để thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa, đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc nghiên cứu học hỏi kinh
nghiệm các quốc gia như Trung Quốc có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn.
Những bối cảnh tương đồng, những thành công và những bất cập chung của tiến

7



trình cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam và Trung Quốc là những vân đổ
đang rất cần nghiên cứu có tính hệ thống khách quan, từ đó rút ra nhũng so sánh
đánh đánh giá, những bài học kinh nghiệm có giá trị thúc đẩy cải cách hệ thống
ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới là hết sức cần thiết.

8


P h á n tlìứ n h ấ t

CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Chương 1
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM TRONG BỒÌ CẢNH HỘI NHẬP
1.1. Vị trí của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong hệ thống hàng chính nhà nước
Trong mọi thời kỳ phát triển, dù cho phạm vi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ,
thậm chí ngay cả khung pháp lý của NHNN có những thay đổi nhất định, song
NHNN luôn là cơ quan của Chính phủ Việt Nam và làm nhiệm vụ của NHTW. Theo
Luật NHNN (1997), NHNN được xác định "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ
quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộnq hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam". Theo Luật Tổ chức Chính phủ và Nghị định của Chính phủ số
86/2002/NĐ-CP, NHNN là cơ quan ngang bộ. NHNN là một pháp nhân, có vốn pháp
định thuộc sở hữu nhà nước. Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền,
góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD, thúc đẩy phát
triển KT-XH. NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tộ và hoạt động
ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD và ngân hàng làm
dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. NHNN có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau:
Trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
a. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà

nước;

'
b. Xây dựng dự án chính sách tiền tộ (CSTT) quốc gia để Chính phủ xem

xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến
lược phát triển hệ thống ngân hàng và các TCTD Việt Nam;
c. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tộ và hoạt
động ngân hàng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động
ngân hàng;
d. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động các TCTD, trừ trường hợp
do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

9


của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhát, sáp nhập
các TCTD theo quy định của pháp luật;
e. Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của
pháp luật;
f. Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định
cỉia Chính phủ;
g. Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế;
h. Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
i. Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tộ và hoạt động ngân hàng Iheo
quy định của pháp luật;
j. Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại tổ chức tiền tệ và
ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước,Chính phủ uỷ
quyền;

k. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng
khoa học và công nghệ ngân hàng.
Trong việc thực hiện chức năng NH TW :
a. Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát
hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;
b. Thực hiện tái cấp vốn;
c. Điều hành tiền tộ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (OMO);
d. Kiểm soát dự trữ quốc tế; quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;
e. Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch

vụ thanh toán,

quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;
f. Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước;
g. Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin khác.
Do NHNN là một bộ phận (cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực) trong hệ
thống cơ quan hành chính của Nhà nước, vì vậy NHNN có một số đặc điểm chung
như các Bộ, cơ quan ngang Bộ trên các phương diện sau:
Thống đốc NHNN là thành viên Chính phủ, do Chính phủ bổ nhiệm sau khi
được Quốc hội phê duyệt. Bên cạnh trách nhiệm quản lý, điều hành NHNN, Thống

10


đốc NHNN có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của lliành viên Chính phu. Đổng
thời, Thống đốc NHNN có trách nhiệm báo cáo và giải trình trước Chính phủ về
việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình; hoặc theo sự uỷ quyền của
Chính phủ báo cáo và giải trình trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
NHNN có trách nhiệm tham gia vào quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Chính sách quản lý lao động của NHNN thực hiện theo qui định chune của
Chính phủ, đặc biệt là việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt
của NHNN. Cán bộ làm việc trong NHNN là công chức, có quyền và nghĩa vụ theo
qui định của Pháp lệnh Công chức và qui định của Chính phủ.
Cơ chế tài chính, lương và chính sách đãi ngộ cán bộ của NHNN do Chính
phủ qui định.
Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN. Việc thay đổi cơ cấu
tổ chức bộ máy của NHNN phải được Chính phủ chấp thuận.
NHNN là đại diện chủ sở hữu tại các NHTM Nhà nước.
NHNN chịu sự giám sát của Quốc hội (Kiểm toán Nhà nước) và cơ quan
chức năng của Chính phủ (Thanh tra Chính phủ).
NHNN chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ
công; không có chức năng kinh doanh và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Với vị thế trên, NHNN chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự giám
sát của Quốc hội về việc thực hiện CSTT. Thống đốc NHNN là thành viên Chính
phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội về lĩnh vực tiền tệ
và hoạt động ngân hàng.
So với trước khi có Pháp lệnh, vị thế của NHNN trong hệ thống cơ quan
hành chính đã được cải thiện đáng kể, NHNN không còn đóng vai trò chủ yếu
phục vụ cho các hoạt động ngân sách nhà nước và tài trợ chi tiêu của Chính phủ,
đáp ứng nhu cầu vốn cho các đoanh nghiệp nhà nước. Cùng với chức năng, nhiệm
vụ và vai trò của NHNN được khẳng định về mặt luật pháp cũng như trong thực
tiễn điều hành, thì mục tiêu hoạt động của NHNN cũng được thể chế hoá chính
thức. Nhờ đó, NHNN thực sự có tác dụng thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản

11


lý trên lĩnh vực tiền tệ, hoại động ngân hàng và CSTT có cơ sớ đê định hình riêng

biệl và trở thành công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước nhầm mục ticu bao
irùm ổn định và phớt triển kinh tế. Việc xác định địa vị pháp lý của NHNN như
trên là phù hợp với nền tảng kinh tế - chính trị - xã hội hiện nay của Việt Nam
nhằm bảo đảm sự thống nhất về quản lý thực hiện các nhiệm vụ chính trị. kinh tẽ xã hội của Nhà nước và bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đẽn
cơ sở.
1.2. Mỏ hình tổ chức bộ máy của ngân hàng nhà nước Việt Nam
1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo Nghị định số 52/2002/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ, NHNN
được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung ương tới địa phương và bao gồm:
- 17 Vụ, Cục giúp Thống đốc NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước
và chức năng NHTW:
- 64 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.
- Các Ban Quản lý do Thống đốc NHNN thành lập để triển khai một số
nhiệm vụ cụ thể: Ban Quản lý các dự án quốc tế, Ban Thanh toán, Ban Quản lý
Đầu tư.
- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các đơn vị sự nghiệp: Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, Học viện
Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông
tin tín dụng.
Thống đốc NHNN là đại diện pháp nhân NHNN và chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách, v ề cơ bản, mô hình tổ
chức của NHNN là mô hình tổ chức của các cơ quan Bộ, được trải trên một phạm
vi địa lý rộng và tương đối cồng kềnh. Hiện nay, giúp việc Thống đốc có 6 Phó
Thống đốc. Mỗi Phó Thống đốc được phân công phụ trách một mảng công việc,
bao gồm một hoặc một số đơn vị có liên quan của NHNN.
Mảng công việc liên quan đến nghiên cứu chiến lược, xây dựng và điều hành
CSTT, ngoại hối có các đơn vị: Vụ Chính sách Tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ
Tín dụng, Sở Giao dịch, Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng.
Mảng công việc liên quan đến thanh tra, kiểm soát có các đơn vị: Thanh tra
12



Ngân hàng, Vụ Các ngân hàng, Vụ Quản lý các TCTD hợp tác và Vụ Tổng Kiểm
soái.
Mảng công việc liên quan đến hoạt động thanh tóan có các đơn vị: Vụ Kế
toán - Tài chính, Ban Thanh toán và Cục Công nghệ tin học ngân hàng.
Mảng công việc liên quan đến hoạt động đối ngoại: Vụ Hợp tác quốc tế.
Mảng công việc liên quan đến hành chính, hậu cần và hoạt động hỗ trợ: Văn
phòng NHNN, Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Vụ Pháp chế, Cục Phát hành - kho
quỹ, Cục Quản trị và Trung tâm Tin học Ngân hàng.
Các chi nhánh NHNN được lập lên theo địa giới hành chính (tỉnh, thành phổ
trực thuộc trung ương) với chức năng, nhiệm vụ đổng nhất, không phụ thuộc yêu
cầu quản lý tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
1.2.2. M ột sô tồn tại và bất cập của mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng
Nhà nước
- Vị th ế tương đối trong hệ thống bộ máy tổ chức Nhà nước: Với vị thế hiện nay
của NHNN ràng buộc bởi tính đặc thù hệ thống hành chính và khuôn khổ pháp lý
cho hoạt động của NHNN, vì vậy, tính độc lập của NHNN chưa thể hiện được sự
độc lập về tài chính, nhân ỉực và hoạt động/điều hành, chịu sự can thiệp toàn diện
của Chính phủ.
- Vê chức năng, nhiệm vụ: Sự phân định không rõ ràng giữa chức năng NHTW và
chức năng quản lý nhà nước mà được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ như được quy
định tại Luật NHNN dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa các chức năng khi triển
khai thực hiện. Trên thực tế, chức năng quản lý nhà nước được nhấn mạnh quá mức
làm hạn chế hiệu quả thực thi các nhiệm vụ theo chức năng. Hoạt động của NHNN
và CSTT chịu nhiều sự can thiệp của các cơ quan trong hộ thống hành chính.
- Vê' hệ thông quản trị, điều hành: Chưa tách bạch chức năng quản trị và chức năng
điểu hành. Mô hình quản trị, điều hành hiện nay của NHNN chưa phù hợp với thông
lệ quốc tế và không bảo đảm sự cân bằng lợi ích và phối hợp chính sách một cách có
hiệu quả theo yêu cầu thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng


13


- Vê cấu trúc 10 chức bộ máy của NHNN:
+ Số lượng chi nhánh quá nhiều (64 chi nhánh, chiếm tói 709í lực lượng, lao
động của toàn bộ hệ thống NHNN) và được phân bô' chủ yếu theo địa giới hành chính
(cấp tỉnh, thành phố) mà không phụ thuộc vào yêu cầu quản lý tiền tệ và hoạt động
ngân hàng ở từng địa phương. Cấu trúc hiện tại của NHNN rất khó cho việc phối họp
xử lý công việc và ứng dụng các công nghệ ngân hàng tiên tiến.
+ Cơ cấu tổ chức của NHNN ở Trung ương khá cồng kềnh, nhiều đầu mối
quản lý dẫn đến nhiều đơn vị làm cùng một số công việc có tính chãt giống
nhau hoặc có quan hệ chật chẽ với nhau tạo ra sự chổng chéo về chức nãng, nhiệm
vụ. Điều đáng quan tâm nhất đó là hậu quả của sự chia cắt như trên dẫn đẽn sự
không gắn kết giữa chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất; giữa điều hành thị
trường nội tệ và điều hành Ihị trường ngoại tệ; giữa điều hành công cụ CSTT và
kiểm soát các chỉ tiêu tiền tệ.
+Thiếu những đơn vị quan trọng, hoạt động một cách chuyên nghiệp để hỗ trợ
triển khai hoạt động của NHNN theo nguyên tắc thị trường và hiện đại hoá như: Thống
kê, phân tích, dự báo; cơ quan nghiên cứu, hoạch định chiến lược; phát triển hệ thống
thanh toán và thị trường tiền tộ. NHNN chưa có cơ sở đào tạo để tiến hành các hoạt
động đào tạo, bổi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, cổng chức của NHNN.
1.3. Thực trạng cải cách hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam
ỉ . 3.1. Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ
Theo Luật NHNN (năm 1997), mục tiêu của CSTT là nhằm Ổn định giá trị
đồng tiền, kiềm ch ế lạm phất, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm quốc
phỏng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Như vậy, mục tiêu của CSTT
cửa NHNN là rất rộng, bao gồm các mục tiêu định lượng và phi định lượng, thậm
chí cả mục tiêu phi kinh tế và trong ngắn hạn hầu hết các mục tiêu khác đều xung
đột với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát.

Điểu hành c s r i ' thể hiện qua các thời kỳ sau:
-

Thời kỳ 1997-Ì998'. NHNN theo đuổi CSTT hạn chế nới lỏng hơn để ổn

định tiền tộ, tăng dự trữ ngoại tộ, ổn định lãi suất, kiểm soát tỷ giá và cải thiện vị
thế cán cân thanh toán, khuyến khích xuất khẩu nhằm hạn chế tác động bất lợi của

14


cuộc khủng hoảne tài chính, tiền tệ Châu Á.
-

Tìùri kỳ 1999-2005: Năm 1999. nền kinh lê bắt đầu rơi vào lình trạnc suy

ihoái, nên những tháng đầu năm NHNN định hướng thực hiện CSTT thắt chặt để
kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, từ tháng 6/1999, sau 3 tháng giảm phát liên tục ò'
mức - 0,7%, NHNN chuyển sang điều hành CSTT nới lỏng thận trọng nhằm hỗ trợ
cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giảm phát. Năm 2000, MB và M2 tăng lần lượt
]à 25,1% và 38,97%, nhò' đó nền kinh tế có bước khởi sắc, đạt tốc độ lăng trưởng
GDP 6,79%, nhưng nền kinh tế tiếp tục rơi vào trạng thái thiểu phát. Trong giai đoạn
này, NHNN đề ra quan điểm điều hành CSTT nới lỏng, thận trọng để đảm bảo mục
tiêu ổn định giá trị đổng tiền, kiểm soát lạm phát, đổng thời góp phần tăng trưởng
kinh tế thông qua kích cầu nền kinh tế. Trong các năm này tăng trưởng tín dụng của
hệ thống ngân hàng đạt mức khá cao, bình quân trên 25%. Cả năm 2004. chỉ số CPI
tăng 9,5%, gần gấp đôi so với mục tiêu đề ra đầu năm, CSTT vẫn phải bảo đảm đáp
ứng nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng để bảo đảm góp phần thực hiện
mục tiêu tăng Irưởng kinh tế 7,5-8%. Thực tế, tăng Irưởng tín dụng của hệ thống
ngân hàng trong bối cảnh lạm phát cao năm 2004 vẫn tăng cao (27%), gần tương

đương với mức năm 2003. Năm 2005, NHNN đã cung ứng khối lượng tiền lớn để
mua ngoại tệ cho dự trữ ngoại tộ của Nhà nước (tăng trên 50% so năm 2004), đồng
thời ổn định tỷ giá (chỉ tăng 0,86% so năm 2004), cung, cầu ngoại tộ trên thị trường
ngoại hối.
Trong năm 2006 mức giá cả chung đạt 6,7% so với kế hoạch đặt ra là 8%,.
Tuy n hiên, nếu nhìn cả thời kỳ dài từ 2004 thì vấn đề chỉ số giá cả đã có những sự
leo thang. Mặc dù vấn đề lạm'phát lúc này chưa bị cảnh báo bởi vì chỉ số này còn
được coi là an tòan khi nó được so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng điểm cần
chú ý ở đây là tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao kéo dài từ 2000. Để đảm bảo
phát triển bền vững, tốc độ tăng trưởng tín dụng phải cân đối với tăng trưởng kinh tế,
theo đó tỉ lệ tăng trưởng tín dụng chỉ nên gấp 2 hoặc 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
ở các nước trong khu vực tỉ lệ này <2,5 còn ở Việt Nam luôn khỏang 5 lần. Năm
2007 là năm lượng ngoại tệ ( gồm cả đầu tư và kiều hối) đổ vào Việt Nam tãng đột
biến, NHNN đã phải thực hiện vai trò người mua ngoại tộ cuối cùng ( NHNN đã
mua 9 tỉ USD) để có nguồn dự trữ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và thu hút

15


luồng vốn nước ngoài vào nền kinh tế. Có thể nói đây là íiiai đoạn CSTTnới lỏriỉi
được ihực thi nhằm theo đuổi mục tiêu tăng Irưởng cao.
Năm 2007 là năm đánh dấu sự đảo chiều trong điều hành CSTT. Ti lệ lạm
phát cao 12,67% của năm và mức độ tăng chỉ số giá cả 3% trong 3 tháng đầu năm
2008 là những thách thức lớn của nền kinh tế đối với năng lực điều hành CSTT của
NHNN. Các biên pháp thắt chặt tiền tệ liên tiếp đưa ra cùng với việc xác định lại vị
trí ưu tiên giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng, theo đó mục ticu lạm
phát được đặt lên hàng đầu cùng với sự điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng cho phù
hợp. Các công cụ của CSTT trong khỏang thời gian này là tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
từ 10%/năm lên 11%/ năm từ tháng 1 năm 2008. Yêu cầu các NHTM mua tín phiếu
bắt buộc trị giá 20.300 tỉ đến ngày 17/3/2008, tãng lãi suất cơ bản, chiết khâu, tái

cấp vốn, hạn chế cho vay chứng khóan với các Chỉ thị 03 rồi Quyết định 03

V .V ..

Những biện pháp quyết liệt đã tác động đến nền kinh té, mặc dù kéo theo những cái
giá phải trả.
Các công cụ chính sách tiền tệ
Hiện nay, NHNN sử dụng các công cụ CSTT chủ yếu là DTBB, tái cấp vốn (cho
vay cầm cố và chiết khấu), thị trường mở, ngoài ra NHNN sử dụng các hợp đồng
hoán đổi ngoại tệ như công cụ hỗ trợ để điều hành các khối tiền, lãi suất và tỷ giá
theo tín hiệu thị trường. Nguyên tắc điều hành CSTT của NHNN là dựa trên cơ sở thị
trường và phương pháp điều hành CSTT dựa trên cơ sở điều tiết khối lượng tiền cung
ứng.
Dự trữ bắt buộc
Trong quá trình điều hănh CSTT, công cụ DTBB chiếm vị trí là công cụ chủ
yếu để giúp NHNN kiểm soát có hiệu quả khả năng tạo tiền, tăng trưởng tín dụng,
khối lượng tiền cung ứng và điều tiết thị trường. Cơ chế điều hành DTBB hiện nay
của NHNN tương đối ổn định và thông thoáng để hạn chê' hiệu ứng tiêu cực lên
hoạt động kinh doanh của các TCTD, đồng thời điều tiết có hiệu quả khả năng tạo
tiền và sự gia tăng khối lượng tiền cung ứng nhằm thực hiện mục tiêu CSTT trong
từng thời kỳ.

16


×