Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khai thác giá trị di sản văn hóa cồng chiêng để phát triển du lịch ở Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.55 KB, 6 trang )

Khai thác giá trị di sản văn hóa cồng chiêng để

phát triển du lịch ở Gia Lai
ThS. HOÀNG THANH HƯƠNG
Trung tâm Thông tin công tác Tuyên giáo Gia Lai
Đặt vấn đề
Gia Lai là một địa phương
có vị thế quan trọng trong
chiến lược phát triển của khu
vực Tây Nguyên và đang sở
hữu nguồn tài nguyên du
lịch phong phú, đa dạng với
nhiều danh lam thắng cảnh
đẹp hùng vĩ, nhiều di tích văn
hóa-lịch sử tiêu biểu, nhiều
giá trị văn hóa phi vật thể độc
đáo trong đời sống đương đại.
Những giá trị văn hóa truyền
thống của 2 dân tộc thiểu số
Bahnar, Jrai ở Gia Lai như: kiến
trúc, trang phục, lễ hội, ẩm
thực, múa, âm nhạc, điêu khắc,
văn học dân gian... rất độc
đáo và là nguồn tài nguyên
quý giá để có thể khai thác
phát triển du lịch địa phương.
Hai dân tộc thiểu số Bahnar,
Jrai hiện đang sở hữu một hệ
thống các lễ hội gồm: bỏ mả,
lễ mừng chiến thắng, lễ khánh
thành nhà rông, lễ cầu an, lễ


mừng lúa mới, lễ mừng sức
khỏe, lễ cúng giọt nước... Các
lễ hội này có sức thu hút đặc
biệt với khách du lịch và một
yếu tố không thể thiếu trong
các lễ hội của người DTTS tại

chỗ ở Gia Lai đó là nghệ thuật
trình diễn cồng chiêng. Cồng
chiêng, nghệ nhân, trang
phục, các sắc thái biểu cảm,
các bài chiêng buồn bã tiễn
đưa trong lễ bỏ mả hay vui vẻ,
hân hoan, sôi động trong các
lễ mừng lúa mới, cúng giọt
nước, cúng nhà rông, mừng
chiến thắng... cùng nhiều
yếu tố khác của lễ hội đã làm
nên một Không gian văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên
đặc sắc được  UNESCO  công
nhận là  kiệt tác truyền khẩu
và phi vật thể nhân loại cách
đây 13 năm (ngày  15 tháng
11  năm  2005). Với giá trị to
lớn của nó trong đời sống tinh

thần và vật chất của đồng bào
DTTS tại chỗ Bahnar, Jrai ở Gia
Lai, cồng chiêng có tiềm năng

trở thành một sản phẩm du
lịch đặc trưng nếu chủ thể
trình diễn nó cùng cấp ủy,
chính quyền địa phương biết
cách khai thác trong đời sống
hôm nay của cộng đồng các
dân tộc Tây Nguyên nói chung
và Gia Lai nói riêng.
1. Di sản văn hóa cồng
chiêng Gia Lai - Tiềm năng
để phát triển du lịch
Gia Lai là một tỉnh miền
núi biên giới, nằm trong vùng
tam giác phát triển của khu
vực Đông Dương là Việt Nam-

43
SỐ 05 NĂM 2018

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ


TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

44

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ
Lào-Campuchia, có vị trí rất
quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội nói

chung và phát triển du lịch nói
riêng của vùng Tây Nguyên.
Gia Lai có diện tích tự nhiên
trên 15.536 km2; dân số toàn
tỉnh trên 1,4 triệu người với
34 dân tộc anh em sinh sống,
trong đó dân tộc thiểu số
chiếm 44,5%, chủ yếu là dân
tộc Jrai và Bahnar có quá trình
lịch sử-văn hóa lâu đời.
Ở Gia Lai, tại 17 huyện, thị
xã, thành phố nhiều buôn làng
DTTS đồng bào Bahnar, Jrai
hiện vẫn còn giữ được không
gian làng truyền thống với
kiến trúc nhà sàn, nhà rông,
nhà mồ, còn giữ được các lễ
hội dân gian cùng những nét
sinh hoạt cộng đồng, còn giữ
được những bộ cồng chiêng
quý cùng các đội nghệ nhân
cồng chiêng trẻ/già... Điều này
là những điều kiện bước đầu
để cấp ủy, chính quyền địa
phương, các nhà đầu tư có thể
chú ý đến việc chọn địa điểm,
chọn loại hình di sản, chọn
sản phẩm du lịch đặc trưng
để đầu tư khai thác du lịch lâu
dài cho địa phương. Có thể kể

tên một số làng như: làng Ốp,
thành phố Pleiku có không
gian đẹp, ngay tại trung tâm
thành phố. Làng có nghề làm
rượu cần ngon, có nhà rông
đẹp, đặc biệt có hai đội cồng
chiêng trẻ/già một do bí thư
đoàn thanh niên của làng phụ
trách, một do già làng Ksor Núi
làm đội trưởng. Chỉ cần có sự
kiện gì, Phòng Văn hóa- Thông

tin thành phố gọi điện thông
báo, lãnh đạo phường Hoa Lư
thông báo là đội cồng chiêng
của làng có mặt đầy đủ phục
vụ các sự kiện chính trị, văn
hóa, văn nghệ một cách nhiệt
tình, chuyên nghiệp. Hay xa
hơn là tại ngôi làng kháng
chiến Stơr, thuộc xã Tơ Tung,
huyện Kbang, cách thành phố
Pleiku hơn 80km, cách đường
quốc lộ 19 khoảng 10km, cách
thị trấn Kbang 16km. Làng
Stơr được công nhận là Di tích
lịch sử-văn hóa quốc gia năm
1993. Tại khu di tích hiện có
nhà lưu niệm Anh hùng Núp,
nhà rông của đồng bào dân

tộc Bahnar, có các đội cồng
chiêng và nghệ hát dân ca giỏi,
làm tượng gỗ, đan lát đẹp...
Làng được đầu tư tôn tạo và
nằm cách không xa các điểm
di tích, điểm du lịch khác như:
thác Hang Dơi, hồ thủy điện
Ka Nak, di tích Vườn mít-Cánh
đồng Cô Hầu... nên làng Stơr
có khả năng thu hút du khách
đến tham quan du lịch và giao
lưu cồng chiêng. Và còn nhiều
những đội cồng chiêng với các
các nghệ nhân giỏi, tâm huyết
đang tích cực truyền nghề lại
cho thế hệ trẻ trong làng mình
và các làng lân cận như thế
ở Gia Lai hôm nay như ở các
làng “Làng Phung (Plei Phun),
làng Kép (huyện Chư Păh),
Làng Blôm ( huyện Ia Pa), làng
Chiêng (huyện Kbang), làng
Đê Ktu (huyện Mang Yang),
làng Ốp (TP. Pleiku), làng Tờ
Nùng (huyện Kông Chro), làng
Hway (huyện Đak Pơ)”... [3].

Trong một báo về tình
hình kinh tế - xã hội, chính
sách dân tộc, văn hóa truyền

thống hai xã biên giới Ia Chía
và Ia O của huyện Ia Grai,
chúng tôi tổng hợp được vào
năm 2016, xã Ia O có 517 bộ
cồng chiêng, được coi như
một hiện tượng điển hình về
bảo tồn cồng chiêng; trong
đó có 202 bộ chiêng quý. Rất
nhiều làng có số lượng cồng
chiêng lên tới 70 - 80 bộ như:
làng Dăng có 86 bộ; làng Cúc
có 80 bộ; làng Mít Jép có 78
bộ; làng Bi có 71 bộ; các làng
Lân, O mỗi làng có 52 bộ cồng
chiêng. Làng có ít cồng chiêng
nhất của xã này là làng Mít
Kom cũng có số lượng cồng
chiêng lên tới 27 bộ. Riêng
xã Ia Chiă chỉ còn 09 bộ cồng
chiêng [1]. Đây mới chỉ là
những số liệu về hai xã biên
giới của một huyện trên địa
bàn của tỉnh. Cách đây khá
lâu, vào năm 2003, Sở Văn hóa
- Thông tin (nay là Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch) tiến hành
điều tra di sản văn hóa phi
vật thể trong khu vực người
Jrai, thống kê được 421 nghệ
nhân thuộc lĩnh vực âm nhạc

dân gian. Năm 2005, điều tra
trong khu vực người Bahnar,
thống kê được 1.748 nghệ
nhân âm nhạc dân gian, chủ
yếu là sử dụng cồng chiêng.
Theo thống kê năm 2008, toàn
tỉnh có 5.655 bộ cồng chiêng,
phần lớn là những bộ cồng
chiêng có giá trị cao, trong
đó, huyện Ia Grai có số lượng
cồng chiêng lớn nhất (1.116
bộ/92 làng). Toàn tỉnh lúc đó


có khoảng 900 nghệ nhân
đánh chiêng giỏi và hơn 60
nghệ nhân biết chỉnh chiêng
[1]. Những con số đã cho thấy
tiềm năng lớn từ di sản văn
hóa cồng chiêng của hai DTTS
tại chỗ Bahnar, Jrai trong khai
thác phát triển loại hình du
lịch văn hóa ở địa phương. Mới
đây nhất, tháng 11/2018 tại
Kbang - một huyện phía đông
của tỉnh, nơi có người Bahnar
Bơnâm sinh sống lâu đời, nơi
đang còn bảo tồn được nhiều
giá trị văn hóa truyền thống
của đồng bào DTTS tại chỗ

như nghề dệt, tạc tượng, kiến
trúc, lễ hội, cồng chiêng...
Chúng tôi có cuộc trao đổi với
Phó phòng Văn hóa-Thông tin
huyện, anh A Ngưi, anh cho
biết huyện hiện còn 631 bộ
cồng chiêng, 103 đội cồng
chiêng với gần 2.000 nghệ
nhân trẻ/già. Nhiều xã, thị trấn
của huyện như: xã Đông, Kông
Lơng Khơng, Tơ Tung, Lơ Ku,
thị trấn Kbang trong các làng
có từ 1-3 đội cồng chiêng.
Người già truyền nghề cho
lớp trẻ, các đội chiêng đánh
rất hay, tham gia các cuộc sinh
hoạt văn hóa văn nghệ cộng
đồng rất đông đủ, khi tham
gia những cuộc thi các đội
cồng chiêng của huyện Kbang
thường đạt giải cao trong tỉnh,
khu vực.
Trong truyền thống của
cư dân bản địa Tây Nguyên,
cồng chiêng không tồn tại
là một loại nhạc cụ hay một
phương tiện giải trí đơn thuần
mà có vị trí vô cùng quan
trọng trong đời sống tinh thần


của con người. Cồng chiêng
có mặt sớm trong hầu hết các
tộc người đã cư trú lâu đời ở
Tây Nguyên. Cồng chiêng là
một phần máu thịt của văn
hóa Tây Nguyên. Ở Gia Lai, hai
DTTS tại chỗ Bahnar, Jrai đang
sở hữu di sản văn hóa phi vật
thể độc đáo này, họ là chủ
nhân của không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên và
với họ cồng chiêng là thứ âm
nhạc không thể thiếu trong
các nghi lễ vòng đời. Từ khi
sinh ra đến khi chết đi, tiếng
cồng chiêng thấm đẫm trong
tâm thức của mỗi người. Vui
thì có điệu chiêng hân hoan
chào đón ngày ra đời, ngày
làm lễ thổi tai khi 3 tháng tuổi,
ngày đầy 1 tuổi, ngày thành
niên 13-14 tuổi, ngày cưới,
ngày mừng sức khỏe, ngày kết
nghĩa anh em, ngày có khách
đến chơi thăm và buồn thì có
tiếng chiêng khi ngày qua đời
về với làng ma (atâu), trong lễ
bỏ mả. Âm thanh cồng chiêng
trong các nghi lễ cúng tế theo
tín ngưỡng đa thần của người

Jrai mang ý nghĩa kết nối với
các đấng thần linh (Yang).
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim
Vân - Giám đốc Bảo tàng tỉnh
Gia Lai nó có vai trò giống như
khói nhang của người Việt,
tiếng chiêng vang lên, ngân xa
là phương tiện để kết nối giữa
con người với thần linh, mong
cầu các Yang chứng giám và
che chở, hỗ trợ, giúp đỡ mọi
người trong làng, plei, bon,
buôn mạnh khỏe, no đủ. Cồng
chiêng còn kết nối mọi người
trong cộng đồng với nhau khi

vui lúc buồn, cứ nghe nhà nào,
làng nào có tiếng cồng chiêng
là đồng bào trong làng, bà con
làng gần, làng xa sẽ tìm đến
hoặc để chia sẻ hoặc để chung
vui. Cồng chiêng là tài sản của
những gia đình khá giả trong
các buôn làng từ xưa đến nay.
Một bộ cồng chiêng hiện tại rẻ
giá cũng 40 -50 triệu đồng, đắt
cũng đến 70 - 80 triệu đồng/
bộ. Đây là tài sản vô cùng quí
báu của cộng đồng các dân
tộc Tây Nguyên và có tác động

rất lớn đến quá trình phát triển
kinh tế, xã hội nói chung cũng
như du lịch nói riêng tại Tây
Nguyên trong đó có Gia Lai.
2. Thực trạng
Gia Lai còn là một tỉnh
còn nghèo, kinh tế chậm phát
triển, đồng bào dân tộc thiểu
số chiếm hơn 44% dân số, đời
sống đồng bào trong vùng
DTTS còn gặp khó khăn. Hoạt
động văn hoá - thông tin còn
hạn chế. Công tác bảo tồn và
phát huy các di sản văn hoá
dân tộc đôi lúc chưa được
quan tâm đúng mức, những
năm gần đây “nạn chảy máu
cồng chiêng” diễn ra mạnh
trong các buôn làng.
Gần đây, đạo Tin Lành
phát triển khá nhanh, tập
trung ở nhiều huyện, thị xã,
của tỉnh gây khó khăn trong
việc quản lý và bảo vệ nền
văn hóa truyền thống. Những
tôn giáo du nhập này đã tác
động mạnh đến đời sống văn
hóa xã hội của người Bahnar,
Jrai. Các giáo sỹ đã chủ động
“phá thần” trong tín ngưỡng


45
SỐ 05 NĂM 2018

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ


TP CH KHOA HC CễNG NGH V MễI TRNG

46

KHOA HOẽC QUAN LY
c truyn v to ra nhng v
thn mi. H ó xúa b c s
nim tin trong tớn ngng c
truyn ca ng bo. Nhng
ngi theo o buc phi t
b cỏc v thn theo tớn ngng
vn vt hu linh m xa nay
h vn tin theo, th cỳng, cu
xin c phự h. Thay vo ú
l nhng v thỏnh thn ca
tụn giỏo mi. Vỡ vy, ng bo
ó b i nhiu phong tc tp
quỏn ca mỡnh nh: khụng t
chc cỏc l hi truyn thng,
khụng t chc hoc tham gia
cỏc sinh hot vn húa truyờn
thụng, khụng ỏnh chiờng,
ung ru, tc tng g...

Cỏc l hi truyn thng dn
c thay th bng cỏc nghi
l tụn giỏo. Thay vỡ cỳng t l
cu nguyn...Nh vy tụn giỏo
ó v ang tng bc lm
thay i ton b nim tin tớn
ngng, phong tc tp quỏn
ca c dõn cỏc dõn tc ti ch.
Khụng cũn nhng sinh hot
vn húa truyn thng thi cac
loai hinh vn hoa vn ngh
dõn gian kho co mụi trng
phỏt trin. Trong ú cú trỡnh
din cng chiờng. Mun ỏnh
c cng chiờng thỡ phi hc,
ngoi nng khiu bm sinh thỡ
phi cú s hc hi kiờn trỡ. Do
vy, khi khụng cú mụi trng
trỡnh din cng chiờng, th
h tr khụng cú c hi tip
cn, thng thc cỏi p, lng
nghe thanh õm hay/p thỡ
khú ny sinh lũng yờu thớch.
Do vy, lc lng k cn khú
c hỡnh thnh v phỏt trin.
S giam sut hoc mõt hn lc

lng ngh nhõn cng chiờng
tr trong tng lai l iu kho
trỏnh khi.

Sau hn 30 nm i mi,
bờn cnh nhng thnh tu t
cuc sng hin i ó/ang
em li thỡ nhng hn ch
m nú tỏc ng ti vn húa
c truyn Tõy Nguyờn cng
khụng nh trong ú cú vic
duy trỡ v t chc cỏc hot
ng l hi dõn gian. Kinh
t xó hi cú nhiu thay i.
ng bo khụng ch lm lỳa
ry m cũn lm c phờ, tiờu,
mớa, mỡ, chố, iu. Nụng lch
thay i, thi gian nụng nhn
khụng cũn. Cỏc l hi din ra
vic t chc cng ngy cng
n gin, ó bt nhiu bc
t khõu chun b, trang trớ,
tin hnh nghi l, thi gian t
chc, m thc... c bit, ngh
thut trang trớ trong cỏc khụng
gian l hi ni cỏc kin trỳc
nh rụng, nh m b gin lc,
hoa vn b ct b nhiu, cng
chiờng, ngh nhõn v cỏc bi
cng chiờng cng ớt c phỏt
trin. Nhiu lng, vựng cng
chiờng b cỏc nh buụn g ộp
bỏn vi giỏ r, trao i hng
húa vi giỏ chờnh lch thp,

b ỏnh cp. Gii tr trong cỏc
buụn lng thớch nghi nhanh
chúng vi nhng chng trỡnh
gii trớ mi trờn cỏc phng
tin thụng tin hin i, dn
khụng cũn yờu thớch õm nhc
dõn tc mỡnh, li hc ỏnh
cng chiờng, tham gia cỏc l
hi hay hot ng chung ca
cng ng ti lng, bon, plei.
Do vy, nhiu giỏ tr vn húa,

bn sc vn hoỏ dõn tc cỏc
buụn lng Jrai, Bahnar ang b
mai mt nhanh chúng trong
nhp sng hin i, trong ú
cú di sn vn húa cng chiờng.
3. Mt s gii phỏp khai
thỏc giỏ tr cng chiờng
phỏt trin du lch a
phng
3.1. Nhng hot ng
xõy dng, bi dng, phỏt
trin lc lng ngh nhõn
3.1.1. i vi cp Trung
ng
T chc cỏc hi tho, hi
ngh khoa hc cp khu vc
v khụng gian vn húa cng
chiờng Tõy Nguyờn, vai trũ

ca ngh nhõn khng nh
nhng giỏ tr c ỏo ca õm
nhc cng chiờng trong kho
tng vn húa dõn gian v s
úng gúp to ln ca cỏc ngh
nhõn trong vic lm nờn mt
Khụng gian vn húa cng
chiờng Tõy Nguyờn. Thc
hin Ngh quyt Trung ng
V, khúa III v Xõy dng nn vn
húa Vit Nam tiờn tin, m
bn sc dõn tc, Ngh quyt s
33 ca BCH Trung ng ng
khúa XI v xõy dng v phỏt
trin vn húa, con ngi Vit
Nam ỏp ng yờu cu phỏt trin
bn vng t nc.
a ni dung õm nhc
cng chiờng vo trong chng
trỡnh giỏo dc ca khoa õm
nhc ti cỏc trng trung cp,
cao ng, i hc hc sinh,
sinh viờn hiu nhng nột i
cng v õm nhc dõn gian
Tõy Nguyờn.


Để tôn vinh những người
đánh cồng chiêng giỏi, chỉnh
chiêng giỏi nên xét danh hiệu

”Nghệ nhân ưu tú” cho những
người có tay nghề, trình độ
cao, được cộng đồng công
nhận, bầu chọn. Có chế độ,
chính sách thỏa đáng động
viên, khuyến khích họ cống
hiến và truyền nghề cho thế
hệ trẻ trong cộng đồng.
Định kỳ tổ chức thi trình
diễn cồng chiêng cấp khu vực,
quốc tế, tạo điều kiện cho các
nghệ nhân học hỏi, nâng cao
tay nghề, giao lưu truyền đạt
kinh nghiệm và kích thích lòng
yêu nghề cùng nhau giữ gìn
âm nhạc dân gian Tây Nguyên.
3.1.2. Đối với cấp tỉnh
Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền để đồng bào hiểu được
không gian văn hóa công
chiêng Tây Nguyên là một di
sản văn hóa quý giá có giá
trị to lớn trong đời sống vật
chất, tinh thần của đồng bào
các dân tộc tại địa phương
cần chung tay giữ gìn và phát
huy. Hiện nay nhiều đồng bào
vẫn chưa nhận thức được đầy
đủ đằng sau những điệu cồng
chiêng, những chiếc cồng

chiêng, những buổi tham gia
trình diễn trong các hoạt động
thi diễn hay sinh hoạt cộng
đồng kia lại là những di sản rất
quý giá bởi đó là bản sắc riêng,
độc đáo của dân tộc mình.
Trong sự hội nhập toàn cầu
nếu không giữ được văn hóa
của dân tộc mình thì mình thì
sẽ mau bị nhấn chìm, hòa tan.
Nói như cố thủ tướng Phạm

Văn Đồng: “Nói đến văn hóa là
phải nói đến dân tộc và nói đến
dân tộc phải nói đến văn hóa.
Cho nên văn hóa còn thì dân tộc
còn, văn hóa suy thì dân tộc suy,
văn hóa mất thì dân tộc diệt”
[6]. Do vậy cần phải nâng cao
ý thức cho đồng bào về văn
hóa dân tộc, văn hóa của chính
tộc người mình. Họ phải biết
yêu quý, trân trọng, giữ gìn nó
bởi đây là niềm tự hào của dân
tộc, của mỗi cá nhân. Từ ý thức
ấy mỗi người sẽ tự tìm ra cách
bảo vệ nền văn hóa của mình.
Với vai trò “Đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài văn
hóa nghệ thuật” của Trường

trung cấp Văn hóa Nghệ thuật
và đào tạo lực lượng giáo viên
âm nhạc THCS của Trường Cao
đẳng Sư phạm Gia Lai, hai
trường trên vừa là nơi truyền
nghề vừa là nơi giới thiệu các
giá trị của nghệ thuật âm nhạc
dân gian. Bồi dưỡng năng lực
cho giáo viên âm nhạc, tăng
cường sự giao lưu, tiếp xúc
giữa học viên thanh nhạc với
nghệ nhân. Bổ sung trong
chương trình giảng dạy ngoại
khóa những tiết học về diễn
tấu cồng chiêng, nhạc cụ dân
tộc.
Để phát hiện, bồi dưỡng
lực lượng nghệ nhân kế cận,
cần tạo điều kiện thuận lợi
cho thế hệ trẻ có cơ hội tiếp
cận với nghệ thuật diễn tấu
cồng chiêng và các nghệ nhân
có kinh nghiệm. Đó là các sinh
hoạt trong lễ hội, tổ chức cuộc
thi, mở lớp dạy đánh cồng
chiêng... Có như thế, người

già mới tăng thêm niềm hứng
khởi, người trẻ nảy sinh sự yêu
thích, ham học hỏi, nâng cao

tay nghề.
Cần bảo tồn cồng chiêng
và diễn tấu cồng chiêng ngay
trong đời sống cộng đồng.
Khôi phục và phát huy các lễ
hội truyền thống để qua môi
trường lễ hội các nghệ nhân
có thể thể hiện tài năng của
mình, có nhiều cống hiến,
đóng góp cho cộng đồng.
Muốn không gian văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên
tồn tại lâu bền, nghệ nhân
có đất sống thì cấp ủy, chính
quyền nên tạo ra nhu cầu cần
đến âm nhạc cồng chiêng
trong đời sống xã hội để khai
thác nó phát triển ngành du
lịch. Đó là gắn hoạt động trình
diễn cồng chiêng cùng những
sản phẩm phụ trợ khác (ẩm
thực, trang phục, hàng lưu
niệm, hàng nông thổ sản...)
với các hoạt động du lịch. Coi
văn hóa cồng chiêng như một
sản phẩm hàng hóa có thể
khai thác phục vụ du khách
theo nhu cầu. Có như vậy lực
lượng nghệ nhân mới có điều
kiện duy trì, phát triển, mới

có thể đem hết tài năng góp
phần tô đậm thêm vẻ đẹp và
giá trị cho kho tàng văn hóa
dân gian các dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên nói riêng và Việt
Nam nói chung.
Cần nghiên cứu xây dựng
chương trình văn nghệ cồng
chiêng tại các buôn làng để
hấp dẫn du khách. Hoạt động
cùng tham gia giao lưu văn

47
SỐ 05 NĂM 2018

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ


TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

48

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ
nghệ, cồng chiêng sẽ tạo sự
kết nối giữa du khách với dân
làng. Để làm được điều này,
đòi hỏi các cấp, ngành liên
quan có những biện pháp
bảo vệ và duy trì mô hình làng
truyền thống, hỗ trợ kinh phí

để xây dựng và bảo vệ một số
thiết chế, hoạt động văn hóa
của hai dân tộc tại chỗ trên cơ
sở tôn trọng ý kiến, nguyện
vọng của đồng bào tại địa
phương.
Thực tế từ nhận thức về
vai trò, vị trí của du lịch đối
với sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, Ban thường
vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành
Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày
26/8/2008 về phát triển du lịch
đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020. Nghị quyết
đã xác định rõ mục tiêu phát
triển ngành du lịch nhanh
và bền vững để đến năm
2015 trở thành ngành kinh
tế có đóng góp quan trọng
trong GDP của lĩnh vực dịch
vụ; phấn đấu sau năm 2020
ngành du lịch là một trong
những ngành kinh tế quan
trọng của tỉnh; góp phần đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. Thời gian qua, tỉnh Gia
Lai đã có những chính sách ưu
đãi thu hút đầu tư vào tỉnh,

trong đó có lĩnh vực du lịch.
Trong nỗ lực để ngày càng cải
thiện môi trường đầu tư, ngoài
các chính sách ưu đãi đầu tư
của Nhà nước áp dụng trên
toàn quốc, tỉnh Gia Lai đã ban
hành nhiều chính sách ưu đãi
để mời gọi các doanh nghiệp

đầu tư vào tỉnh, được thể hiện
bằng Quyết định số 05/2012/
QĐ-UBND ngày 19/3/2012 về
việc ban hành Quy định về
ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, quy
trình và thủ tục thực hiện ưu
đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng
trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Kế
hoạch số 1767/KH-UBND ngày
10/6/2013 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Gia Lai về triển khai
Nghị quyết số 13-NQ/TU của
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ được
ban hành đã cụ thể hóa nhiệm
vụ theo từng giai đoạn cụ thể,
chú trọng phát triển du lịch
dựa vào thế mạnh tiềm năng
về sinh thái, văn hóa, lịch sử.
“Từ nay đến năm 2020 tỉnh
đang ưu tiên đầu tư các dự
án phát triển khu, điểm du

lịch trong đó có cụm du lịch
cộng đồng (Homestay) gắn
với bảo tồn không gian văn
hóa cồng chiêng tại làng Đê
Ktu, Đê Kốp, Đê Đoa, Đê Hren
(huyện Mang Yang)” [4]. ”Giai
đoạn 2017-2020 chú trọng
công tác quy hoạch chi tiết,
thu hút kêu gọi đầu tư của các
thành phần kinh tế vào các dự
án, chương trình du lịch, tập
trung vào dự án: Làng Văn hóa
du lịch. Xây dựng mô hình du
lịch cộng đồng (homestay),
khai thác du lịch văn hóa trên
cơ sở phát huy giá trị của di
sản văn hóa phi vật thể “Không
gian văn hóa Cồng chiêng Tây
Nguyên” của Gia Lai, bao gồm
một số điểm làng sau: Làng
Ốp, phường Hoa Lư, thành
phố Pleiku; Làng Kép, xã Ia Mơ
Nông, huyện Chư Păh; Làng
Kon Mahar xã Hà Đông. Làng

Kon Pơdram, xã Hà Đông.
“Làng nghề truyền thống” tại
xã Glar, huyện Đắk Đoa” [5]. Từ
những chính sách này, “Không
gian văn hóa cồng chiêng Tây

Nguyên” đang thực sự là một
thế mạnh để thu hút sự quan
tâm của du khách trong và
ngoài nước đến với Gia Lai.
4. Kết luận
Gia Lai là tỉnh miền núi,
có nhiều tiềm năng về văn
hóa truyền thống của hai tộc
người Bahnar, Jrai, đặc biệt
là di sản văn hóa phi vật thể
cồng chiêng. Với một vài vấn
đề nhỏ vừa trao đổi, hy vọng
sẽ góp thêm ý kiến về việc khai
thác loại hình du lịch văn hóa
để phát triển ngành du lịch tại
tỉnh nhằm nâng cao đời sống
cho người dân địa phương,
đồng thời góp phần quảng
bá hiệu quả các giá trị di sản
văn hóa truyền thống đến du
khách trong nước, quốc tế khi
đến Gia Lai./.
Tài liệu tham khảo
1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia
Lai (2018), Báo cáo bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số giai
đoạn 2005 đến 2015.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du
Lịch Gia Lai (2016), Quy hoạch phát
triển du lịch tỉnh Gia Lai đến 2020, tầm

nhìn đến năm 2030.
3. Trung tâm Văn hóa Điện Ảnh
Du Lịch Gia Lai - Sở VHTTDL (2012), Ấn
tượng Gia Lai, 2012.
4. Nguyễn Đức Hoàng (2015),
Báo cáo đề tài khoa học cấp tỉnh “Xây
dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của
tỉnh Gia Lai”.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du
Lịch Gia Lai (2018), Kế hoạch phát
triển du lịch tỉnh Gia Lai giai đoạn
2017-2020.
6. Hoàng Vinh chủ biên (1996),
Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ
đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia Hà Nội, tr. 19.



×