Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá ở người trên 15 tuổi tại vùng hồ thác bà tỉnh yên bái năm 2016 và một số yếu tổ liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN QUỲNH ANH

THỰC TRẠNG NHIỄM SÁN LÁ TRUYỀN QUA CÁ Ở NGƯỜI
TRÊN 15 TUỔI TẠI VÙNG HỒ THÁC BÀ - TỈNH YÊN BÁI
NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN QUỲNH ANH

THỰC TRẠNG NHIỄM SÁN LÁ TRUYỀN QUA CÁ Ở NGƯỜI
TRÊN 15 TUỔI TẠI VÙNG HỒ THÁC BÀ - TỈNH YÊN BÁI
NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số : 60720117

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. Phạm Ngọc Minh
PGS.TS. Đào Thị Minh An

Hà Nội - Năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tấm lòng trân trọng, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Ban Lãnh đạo Viện Đào tạo
Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng quản lý Đào tạo Sau đại học, Bộ
môn Dịch tễ học - Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
- PGS.TS. Phạm Ngọc Minh và PGS.TS. Đào Thị Minh An – Trường
Đại học Y Hà Nội những người thầy đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm, hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện
về mọi mặt để tôi hoàn thành đề cương.
- Ban lãnh đạo và các cán bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Yên Bái, Trung tâm Y tế hai huyện Yên Bình, Lục Yên tỉnh Yên Bái; Cán bộ
Trạm Y tế và toàn thể người dân các xã vùng ven hồ Thác Bà đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình thu thập số liệu làm nghiên cứu.
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Lãnh đạo Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái – nơi tôi công tác, xin cảm ơn cha mẹ, những
người thân trong gia đình và những người bạn đã dành cho tôi mọi sự động
viên chia sẻ về tinh thần, thời gian và công sức giúp tôi vượt qua mọi khó
khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Nguyễn Quỳnh Anh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Quỳnh Anh, học viên cao học khóa 26 Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Dịch tễ học, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Phạm Ngọc Minh và PGS.TS. Đào Thị Minh An.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam và được sự chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng 6 năm 2019

Người viết cam đoan

Nguyễn Quỳnh Anh


MỤC LỤC
1.1. Đặc điểm sinh học của sán lá truyền qua cá...............................................3
Hình 1.1. Hình thể sán lá gan nhỏ..................................................................5
a: O. viverrini; b: O. felineus; c: C. sinensis [13].........................................5
Hình 1.2. Trứng sán lá gan nhỏ, tỷ lệ thật khoảng 1/200.............................5
Hình 1.3: Hình thế một số loài sán lá ruột nhỏ :A) Haplorchis pumilio....6
Hình 1.4: Chu kỳ của sán lá gan nhỏ (nguồn: www.cdc.gov)......................7
Hình 1.5. Chu kỳ của sán lá ruột nhỏ (nguồn: www.cdc.gov).....................9
1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá truyền qua cá.........................................9
Bản đồ 1.1 :Bản đồ phân bố sán lá gan nhỏ trên thế giới..........................10
1.3. Bệnh học sán lá truyền qua cá..................................................................11
1.3.1. Sán lá gan nhỏ........................................................................................11
1.4. Chẩn đoán sán lá truyền qua cá................................................................13
1.5. Điều trị sán lá truyền qua cá.....................................................................14

1.6. Phòng bệnh lá truyền qua cá.....................................................................16
1.7. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm sán lá truyền qua cá.........16
1.8. Tình hình nghiên cứu về sán lá truyền qua cá..........................................19
1.9. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu...................................................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................24
2.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................24
Bản đồ 2.1: Bản đồ vùng hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái....................................25
(nguồn: www.yenbai.gov)..............................................................................25
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2018 đến 5/2019................................25
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................25
2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu........................................................29
2.6. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu...........................................................32
2.7. Sai số có thể gặp và khống chế sai số trong nghiên cứu..........................32


2.8. Đạo đức nghiên cứu..................................................................................33
3.1.Thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá trên người tại vùng hồ Thác Bà,
tỉnh Yên Bái.....................................................................................................34
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..................................34
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ nhiễm chung.....................................................................35
Nhận xét: Trong tổng 777 người được xét nghiệmtại 06 xã nghiên cứu, có
199 người cho kết quả dương tính với sán lá truyền qua cá, chiếm tỷ lệ
25,6%..............................................................................................................35
Bảng 3.2. Tỷ lệ hiện nhiễm sán lá truyền qua cá theo xã...........................36
.........................................................................................................................36
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ nhiễm SLTQC theo xã.....................................................36
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá theo nhóm tuổi......................37
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá theo nghề nghiệp..................37
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá theo dân tộc...........................37
.........................................................................................................................39

Biểu đồ 3.3. Phân loại cường độ nhiễm SLTQC của 6 xã nghiên cứu......39
Bảng 3.7. Cường độ nhiễm sán lá theo từng xã..............................................40
Bảng 3.8. Cường độ nhiễm sán lá truyền qua cá theo giới..............................40
Bảng 3.9. Cường độ nhiễm sán lá truyền qua cá theo nhóm tuổi....................41
Bảng 3.10. Kiến thức của người dân 06 xã nghiên cứu về nguyên nhân
gây bệnh SLTQC...........................................................................................42
Nhận xét: Qua bảng 3.10 cho thấy: Tỷ lệ người dân hiểu đúng về nguyên
nhân gây bệnh sán lá truyền qua cá tương đối thấp, trung bình là 15,6%.
Trong đó hiểu đúng thấp nhất là xã Yên Thành (1,5%), hiểu đúng cao
nhất là Thị Trấn Thác Bà (24,4%). Sự khác biệt giữa các xã là có ý nghĩa
thống kê, p<0,05.............................................................................................42


Bảng 3.11. Kiến thức của người dân 06 xã NC về đường lây bệnh SLTQC
.........................................................................................................................43
Bảng 3.12. Kiến thức của người dân về món ăn truyền bệnh SLTQC.....44
Bảng 3.13. Kiến thức của người dân 06 xã NC về tác hại của bệnh
SLTQC............................................................................................................45
Bảng 3.14. Kiến thức của người dân 06 xã NC về biện pháp phòng, chống
bệnh SLTQC..................................................................................................46
Bảng 3.15. Phân loại mức độ kiến thức về bệnh SLTQC của người dân. 47
06 xã nghiên cứu............................................................................................47
.........................................................................................................................47
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ người dân có kiến thức ở mức đạt tại 06 xã NC............47
Bảng 3.16. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với các thông tin về SLTQC...48
Bảng 3.17. Các nguồn thông tin mà người dân được tiếp cận...................48
Bảng 3.19. Lý do ăn gỏi cá của người dân...................................................49
Bảng 3.20. Tình hình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của 6 xã nghiên cứu 50
Bảng 3.21. Tình hình sử dụng phân người tươi bón ruộng, nuôi cá.........51
Bảng 3.22. Tình hình xử lý phân trước khi sử dụng của người dân.........52

tại 06 xã NC....................................................................................................52
Bảng 3.23. Phân loại mức độ thực hành của người dân 06 xã NC về
phòng, chống bệnh SLTQC...........................................................................53
.........................................................................................................................53
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ người dân có thực hành ở mức đạt tại 06 xã NC..........53
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm sán lá truyền qua cá trên
người tại vùng hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái.........................................................54
3.2.1. Mối liên quan giữa nhiễm sán lá truyền qua cá với yếu tố giới tính và
trình độ học vấn...............................................................................................54
Bảng 3.24. Tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá theo giới...............................54


Bảng 3.25. Tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá theo TĐHV..........................54
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa kiến thức và tỷ lệ nhiễm SLTQC..............55
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa mức độ kiến thức đạt/không đạt của người
dân với tỷ lệ nhiễm SLTQC..........................................................................56
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thực hành phòng chống bệnh SLTQC và tỷ lệ
nhiễm...............................................................................................................56
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa mức độ thực hành đạt/không đạt với.......58
tỷ lệ nhiễm SLTQC........................................................................................58
Chương 4........................................................................................................60
BÀN LUẬN....................................................................................................60
KẾT LUẬN....................................................................................................85
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................1
PHỤ LỤC 1....................................................................................................10
PHỤ LỤC 2:...................................................................................................13
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ VỆ SINH NHÀ TIÊU......................................13



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SLTQC:
SLGN:
SLRN:
KST:
TTYT:

Sán lá truyền qua cá
Sán lá gan nhỏ
Sán lá ruột nhỏ
Ký sinh trùng
Trung tâm y tế

TT KSBT:
SR – KST – CT

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..................................35
Bảng 3.2. Tỷ lệ hiện nhiễm sán lá truyền qua cá theo xã...........................37
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá theo nhóm tuổi......................38
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá theo nghề nghiệp..................38
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá theo dân tộc...........................39
Bảng 3.6. Cường độ nhiễm SLTQC chung của 06 xã nghiên cứu.............40
Bảng 3.7. Cường độ nhiễm sán lá theo từng xã..........................................41
Bảng 3.8. Cường độ nhiễm sán lá truyền qua cá theo giới........................41

Bảng 3.9. Cường độ nhiễm sán lá truyền qua cá theo nhóm tuổi.............42
Bảng 3.10. Kiến thức của người dân 06 xã nghiên cứu về nguyên nhân
gây bệnh SLTQC...........................................................................................43
Bảng 3.11. Kiến thức của người dân 06 xã NC về đường lây bệnh SLTQC
.........................................................................................................................44
Bảng 3.12. Kiến thức của người dân về món ăn truyền bệnh SLTQC....45
Bảng 3.13. Kiến thức của người dân 06 xã NC về tác hại của bệnh
SLTQC............................................................................................................46
Bảng 3.14. Kiến thức của người dân 06 xã NC về biện pháp phòng,
chống bệnh SLTQC.......................................................................................47
Bảng 3.15. Phân loại mức độ kiến thức về bệnh SLTQC của người dân. 48
06 xã nghiên cứu............................................................................................48
Bảng 3.16. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với các thông tin về SLTQC. .49
Bảng 3.17. Các nguồn thông tin mà người dân được tiếp cận...................49
Bảng 3.18. Tỷ lệ ăn gỏi cá theo từng xã......................................................50
Bảng 3.19. Lý do ăn gỏi cá của người dân..................................................50
Bảng 3.20. Tình hình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của 6 xã nghiên cứu 51


Bảng 3.21. Tình hình sử dụng phân người tươi bón ruộng, nuôi cá.........52
Bảng 3.22. Tình hình xử lý phân trước khi sử dụng của các hộ dân........53
tại 06 xã NC....................................................................................................53
Bảng 3.23. Phân loại mức độ thực hành của người dân 06 xã NC về
phòng, chống bệnh SLTQC...........................................................................54
Bảng 3.24. Tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá theo giới...............................55
Bảng 3.25. Tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá theo TĐHV.........................55
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa kiến thức và tỷ lệ nhiễm SLTQC.............56
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa mức độ kiến thức đạt/không đạt của
người dân với tỷ lệ nhiễm SLTQC...............................................................57
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thực hành phòng chống bệnh SLTQC và tỷ

lệ nhiễm...........................................................................................................58
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa mức độ thực hành đạt/không đạt với......59
tỷ lệ nhiễm SLTQC........................................................................................59
Bảng 3.30. Mô hình hồi quy đa biến mối liên quan giữa một số yếu tố và
tình trạng nhiễm SLTQC của người dân 06 xã nghiên cứu.......................60


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thể sán lá gan nhỏ..................................................................5
Hình 1.2. Trứng sán lá gan nhỏ, tỷ lệ thật khoảng 1/200.............................5
Hình 1.3: Hình thế một số loài sán lá ruột nhỏ :A) Haplorchis pumilio....6
Hình 1.4: Chu kỳ của sán lá gan nhỏ (nguồn: www.cdc.gov)......................7
Hình 1.5. Chu kỳ của sán lá ruột nhỏ (nguồn: www.cdc.gov).....................9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Bản đồ 1.1 :Bản đồ phân bố sán lá gan nhỏ trên thế giới..........................10
Bản đồ 2.1: Bản đồ vùng hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái....................................25
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ nhiễm chung.....................................................................35
.........................................................................................................................36
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ nhiễm SLTQC theo xã.....................................................36
.........................................................................................................................39
Biểu đồ 3.3. Phân loại cường độ nhiễm SLTQC của 6 xã nghiên cứu......39
.........................................................................................................................47
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ người dân có kiến thức ở mức đạt tại 06 xã NC............47
.........................................................................................................................53
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ người dân có thực hành ở mức đạt tại 06 xã NC..........53



1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có hơn nửa tỷ người có
nguy cơ nhiễm các loại ký sinh trùng truyền qua thức ăn, trong đó bao gồm
các loại sán lá truyền qua cá [1] [2]. Các bệnh sán lá truyền qua cá (SLTQC)
bao gồm sán lá gan nhỏ (SLGN) và sán lá ruột nhỏ (SLRN). Bệnh có tỷ lệ
mắc tương đối cao ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu
Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 45 triệu người
nhiễm sán lá gan nhỏ, riêng Châu Á có ít nhất 35 triệu người nhiễm loại sán
này [1] [2]. Còn bệnh sán lá ruột nhỏ do tương đối giống với sán lá gan nhỏ
về tính chất lây truyền và dịch tễ nên cũng có tỷ lệ nhiễm tương tự với sán lá
gan nhỏ [5].
Việt Nam là một nước nhiệt đới, diều kiện vệ sinh môi trường còn chưa
tốt cùng với tập quán ăn các món chế biến từ cá chưa nấu chín của người dân
như: gỏi cá, lẩu cá, tái cá, cá nướng... là những điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển và lan truyền của các bệnh SLTQC. Cho đến nay, tại Việt Nam đã xác
định có ít nhất 32 tỉnh ghi nhận bệnh nhân nhiễm SLTQC, trong đó 24 tỉnh có
sán lá gan nhỏ và 18 tỉnh có sán lá ruột nhỏ lưu hành [5] [6]. Hầu hết các bệnh
nhân nhiễm sán lá truyền qua cá giai đoạn đầu đều diễn tiến âm thầm và khó
phát hiện nên thường ít được quan tâm, phòng chống. Tuy nhiên nếu nhiễm
sán lá gan nhỏ trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng gan,
gây nhiễm độc kéo dài và dẫn tới xơ gan, ung thư đường mật... để lại hậu quả
vô cùng nghiêm trọng, thậm trí đe dọa tính mạng bệnh nhân [7].
Theo một nghiên cứu do nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản 1 thực hiện cho thấy nước chanh và rượu trong món gỏi cá
không có tác dụng ngăn ngừa sự lây truyền của sán lá gan nhỏ. Dưới tác dụng
của nước chanh và rượu, ấu trùng sán lá gan nhỏ vẫn có tỷ lệ sống sót và tồn
tại khoảng 95% [8]. Nói cách khác, gỏi cá hay các món cá chưa nấu chín



2

chính là thủ phạm gây ra bệnh sán lá gan nhỏ nói riêng và các bệnh SLTQC
nói chung. Nó gắn liền với phong tục tập quán ăn uống của nhân dân nhiều
địa phương trên cả nước trong đó có vùng hồ Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái.
Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam
thuộc địa phận 2 huyện Yên Bình, Lục Yên của tỉnh Yên Bái. Người dân vùng
ven hồ sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đời sống
người dân còn nhiều khó khăn trong khi họ lại có tập quán ăn gỏi cá từ lâu
đời. Ăn gỏi các loài cá nước ngọt đã trở thành một món ăn yêu thích, phổ biến
được coi như món ăn đặc sản của địa phương và là thói quen khó bỏ của
người dân. Theo nghiên cứu về thực trạng ấu trùng sán lá trên cá tại các tỉnh
miền núi phía Bắc của tác giả Bùi Ngọc Thanh đã phát hiện 7/22 loài cá tại
vùng hồ Thác Bà có ấu trùng sán lá gan nhỏ và 21/22 loài cá có ấu trùng sán
lá ruột nhỏ, có khả năng lây nhiễm cho người với tỷ lệ nhiễm chung là 66,1%
[9]. Điều đó cho thấy nguy cơ nhiễm SLTQC của người dân vùng hồ Thác Bà
là rất cao. Mặc dù bệnh đã và đang là mối đe dọa nghiêm trọng, gây ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe của người dân nơi đây, song cho đến nay rất ít nghiên
cứu đánh giá đầy đủ về tỷ lệ nhiễm SLTQC trên người tại vùng hồ Thác Bà,
tỉnh Yên Bái. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nhiễm sán
lá truyền qua cá ở người trên 15 tuổi tại vùng hồ Thác Bà- tỉnh Yên Bái
năm 2016 và một số yếu tổ liên quan” với 2 mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá ở người trên 15 tuổi
tại vùng hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá truyền qua cá ở
những đối tượng trên.


3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm sinh học của sán lá truyền qua cá
1.1.1. Đặc điểm chung của sán lá
Về hình thể, sán lá có thân dẹt, hình lá, mầu đỏ nâu hoặc trắng. Ống
tiêu hóa chia làm đôi và là ống tắc, không thông với nhau, sán lá không có
hậu môn. Sán lá đa số là lưỡng tính (trừ sán máng) trong một cơ thể sán có cả
bộ phận sinh dục đực là tinh hoàn, và bộ phận sinh dục cái là buồng trứng tử
cung… [10].
Các bệnh sán lá truyền qua các bao gồm sán lá gan nhỏ và sán lá ruột
nhỏ. Ngày nay với tập quán ăn gỏi cá cũng như các món cá chưa nấu chín còn
tồn tại ở nhiều địa phương và có xu hướng ngày càng lan rộng ra các vùng
miền trong cả nước thêm vào đó là thói quen nuôi cá, bón rau bằng phân tươi
hay phóng uế bừa bãi xuống ao hồ, sông, suối còn tồn tại ở nhều địa phương.
Vì vậy, tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá vẫn còn tương đối cao đặc biệt ở
những vùng có tập quán ăn gỏi cá và các món cá chưa nấu chín [11].
1.1.2. Hình thể
1.1.2.1. Sán lá gan nhỏ
Loài sán lá gan nhỏ chủ yếu trên thế giới:
+ Thuộc ngành (Phylum): Sán dẹt (Platyhelminthes)
+ Lớp (Class): Sán lá (Trematoda)
+ Bộ (Order): Prosostomata
+ Họ (Family): Opisthorchiidae
+ Giống (Genus): Clonorchis có loài (Species): Clonorchis sinensis
+ Giống (Genus): Opisthorchis có loài (Species): Opisthorchis viverrini
và loài Opisthorchis felineus.
Sán lá gan gây bệnh ở người gồm 10 loài, thuộc 02 họ sán lá ký sinh ở


4


ống mật và túi mật của gan, bất thường ký sinh ở ống tụy [7].
Ở Việt Nam đã xác định sự có mặt của 02 loài sán lá gan nhỏ truyền
qua cá đó là Clonorchis sinensis ở Miền Bắc và Opisthorchis viverrini ở Miền
Nam và Miền Trung [7].
Sán lá gan nhỏ C. sinensis có hình lá, thân dẹt, màu đỏ nhạt, phần đầu
hình ăng ten, phần cuối có hình tròn dài 10-20mm, rộng 2-4 mm với lớp kitin
phẳng. Tuy nhiên, kích thước SLG nhỏ thay đổi theo lứa tuổi, theo loài vật
chủ, theo số lượng ký sinh trùng (KST) trong vật chủ và theo vị trí ký sinh
của nó trong những ống mật lớn hay nhỏ. Mỗi sán có 2 hấp khẩu: hấp khẩu
miệng và hấp khẩu bụng. Hấp khẩu miệng dùng để hút thức ăn và hấp khẩu
bụng dùng để bám vào cơ thể vật chủ. Ống tiêu hóa chạy dọc hai bên thân và
là ống tắc, không nối thông với nhau. Sán lá gan nhỏ không có hậu môn vì
dinh dưỡng của sán chủ yếu là hình thức thẩm thấu các chất dinh dưỡng qua
bề mặt của sán. Vì vậy, trên thân sán có rất nhiều tuyến dinh dưỡng [5].
Trên cơ thể mỗi sán có cả bộ phận sinh dục đực và bộ phận sinh dục
cái. Bộ phân sinh dục của sán lá gan nhỏ gồm có tinh hoàn, buồng trứng và tử
cung. Tinh hoàn chiếm gần hết phía sau thân, buồng trứng ở khoảng giữa
thân, tử cung là một ống ngoằn ngoèo gấp khúc, lỗ sinh dục ở gần mồm hút
bụng [5]. Cấu tạo tinh hoàn của từng loại sán cũng khác nhau. Đối với SLG
nhỏ C. sinensis kích thước khá lớn 10-14mm x 2,4-3,9mm, tinh hoàn chia
nhánh, trong khi vói Opithorchis viverrini có tinh hoàn phân thùy. Đây là một
đặc điểm điển hình nhận biết loài sán này. Đối với SLG nhỏ O. viverrini và
O. felineus kích thước nhỏ hơn thường từ 8-11mm x 1,5-2mm [7]. Theo
nghiên cứu của Chenghua Shen và cộng sự (2007) đã cho thấy hình thái loài
sán clonorchis sinensis trưởng thành được thu thập ở người sau điều trị bằng
Praziquantel cho người dân ở Hàn Quốc có kích thước: 15-20 mm x 2-3mm,
thân sán có màu đỏ nâu, hoặc màu trắng [12].



5

Hình 1.1. Hình thể sán lá gan nhỏ
a: O. viverrini; b: O. felineus; c: C. sinensis [13]
Trứng của sán lá gan nhỏ có kích thước rất nhỏ, chiều dài từ 26-30 µm,
chiều ngang từ 16-17µm, trứng có màu vàng sẫm, hình bầu dục, có một nắp
rõ, chỗ giữa nắp và phần còn lại nhô ra rõ, phía sau có một gai nhỏ [5]. Đây là
loại trứng nhỏ nhất trong các loại trứng giun sán ký sinh. Ta có thể thấy sự
khác biệt về hình dáng trứng sán lá gan nhỏ và trứng sán lá ruột nhỏ: phần nắp
và vai của trứng sán lá gan nhỏ dày hơn so với trứng sán lá ruột nhỏ.
1
2
4

3

1

3
4
2

1. Nắp 2. Gai 3. Nhân 4. Vỏ
Hình 1.2. Trứng sán lá gan nhỏ, tỷ lệ thật khoảng 1/200
C. sinesis (trái) O.viverrini (phải)
(Ảnh chụp tiêu bản của Nguyễn Văn Đề, Đại học Y Hà Nội 2013)
1.1.2.2. Sán lá ruột nhỏ
Hiện nay có khoảng hơn 69 loài sán lá ruột nhỏ đã được tìm thấy ở rất
nhiều quốc gia trên thế giới, phân bố theo các họ: Hetrerophyidae,



6

Echinostomatidae,
Gastrodiscidae,

Plagiorchiidae,
Gymnophallidae,

Fasciolidae,

Cathaemaciidae,

Microphallidae,

Strigeidae,

Leicithodendriidae, Diplostomidae, Nanophyetidae, Paramphistomatidae và
Brachylaimidae, trong đó nhiều nhất là Hetrerophyidae 31 loài và
Echinostomatidae 21 loài, 5 loài thuộc họ Leicithodendriidae, 4 loài thuộc họ
Plagiorchiidae, các họ còn lại có từ 1-2 loài [1] [11] [14]. Sán lá ruột nhỏ
đang được quan tâm nhiều do tỷ lệ nhiễm ngày càng tăng, đặc biệt là tại các
nước đang phát triển [2].
Tại Việt Nam, từ 2004-2006 đã xác định bệnh sán lá nhỏ lưu hành ở ít
nhất 18 tỉnh trong cả nước, với 8 loài sán lá ruột bao gồm: Haplorchis taichui,
Haplorchis pumilio, Haplorchis yokogawai, Stellantchasmus

falcatus,

Procerovum varium, Centrocestus formosanus thuộc họ Heterophyidae;

Echinochamus

japonicus



Echinostoma

revolutum

thuộc

họ

Echinostomatidae. Trong đó hay gặp nhất là Haplorchis taichui và
Haplorchis pumilio thuộc họ Heterophyidae đã phát hiện ở ít nhất 9 tỉnh của
Việt Nam [5] [11] [15].

Hình 1.3: Hình thế một số loài sán lá ruột nhỏ :A) Haplorchis pumilio
B) H. taichui. C) H. yokogawai. D) Stellantchasmus falcatus [17]
Giống như các loài sán lá khác, sán lá ruột nhỉ có hình chiếc lá, rất nhỏ.
Sán lá ruột nhỏ trưởng thành thuộc họ Heterophyidae như Haplorchis taichui


7

có kích thước trung bình 0,650 x 0,275 mm, với hàng gai lớn hình nải chuối
13-18 chiếc xếp quanh giác bụng-sinh dục; Haplorchis pumilio có kích thước
trung bình 0,430 x 0,200 mm, với 36-42 gai nhỏ xếp thành hai hàng quanh
giác bụng-sinh dục. Sán lá ruột nhỏ thuộc họ Echinostomatidae có kích thước

trung bình khoảng 3,5 x 2,2 mm, đầu có nhiều gai [5].
1.1.3. Chu kỳ
1.1.3.1. Sán lá gan nhỏ

Hình 1.4: Chu kỳ của sán lá gan nhỏ (nguồn: www.cdc.gov)
Chu kỳ của sán lá gan là chu kỳ phức tạp. Muốn hoàn thành chu kỳ
phát triển, ký sinh trùng bắt buộc phải phát triển trong nhiều vật chủ trung
gian khác nhau. Vật chủ chính của sán lá gan nhỏ là người, ngoài ra các động
vật ăn cá khác như mèo, chó… cũng là vật chủ chính. Vật chủ trung gian của
sán lá gan nhỏ gồm hai vật chủ là một số loài ốc và cá nước ngọt. Sinh sản
của sán lá là sinh sản đa phôi - từ một trứng sẽ phát triển thành nhiều ấu trùng
đuôi và sẽ thành nhiều ký sinh trùng trưởng thành [3].


8

Sán lá gan nhỏ trưởng thành ký sinh trong các ống dẫn mật nhỏ và
trung bình ở trong gan. Tại đây sán đẻ trứng, trứng theo đường dẫn mật xuống
ruột rồi theo phân ra ngoài cơ thể. Chỉ khi ở môi trường nước thì phôi bên
trong trứng mới phát triển thành ấu trùng lông (Miracidia) và sẽ được các loài
ốc thích hợp ăn vào.
Có hơn 100 loài ốc là vật chủ thích hợp của ấu trùng sán lá gan nhỏ bao
gồm những ốc thuộc giống Bythinia, Melania… Khi vào ốc, ấu trùng lông sẽ
sống ở vùng ruột và gan – tụy, sau 21-30 ngày chúng sẽ trải qua các giai đoạn
phát triển Sporocyst, Rediae và cuối cùng sẽ trở thành những ấu trùng đuôi
(Cercaria), ấu trùng đuôi thoát ra khỏi ốc và bơi tự do trong nước một thời
gian ngắn, sau đó sẽ chui vào trong cơ, thịt, dưới lớp vảy của các loài cá nước
ngọt phát triển thành nang trùng (Metacercaria). Ở Việt Nam những loài cá chép,
cá rô, cá giếc, cá trôi, cá trắm, cá mè… đều có thể nhiễm ấu trùng. Nếu người ăn
phải cá nước ngọt, cá muối, cá làm dưa, cá nướng, cá hun khói… có chứa nang

trùng chưa nấu chín, khi đến tá tràng ấu trùng thoát ra khỏi nang và di chuyển
hướng về đường mật [16]. Sau 15 giờ ấu trùng sẽ di chuyển tới ống mật và tại đây
sau khoảng 26 ngày sẽ phát triển thành sán trưởng thành. Tuổi thọ của sán lá gan
nhỏ ở người là trên 15-25 năm, có khi lên tới 26-40 năm [5].
1.1.3.2. Sán lá ruột nhỏ
Khác với sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ trưởng thành ký sinh ở ruột
non, tuy nhiên diễn biến chu kỳ cũng giống như sán lá gan nhỏ. sán lá ruột đẻ
trứng tại ruột non, trứng theo phân ra ngoài. Trứng rơi vào môi trường nước bị
ốc thích hợp ăn và nở ra ấu trùng lông trong ốc (với họ Heterophyidae) hoặc
nở ấu trùng lông rồi chui vào ốc thích hợp (với họ Echinostomatidae) để phát
triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng
đuôi phát triển thành ấu trùng nang (nang ấu trùng) ở trong thịt, mang cá
(bằng mắt thường khó nhìn thấy ấu trùng nang). Người hoặc động vật ăn phải


9

cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín, ấu trùng này vào dạ dày, xuống ruột
nở ra sán lá ruột trưởng thành và ký sinh ở đó [5],[6].

Hình 1.5. Chu kỳ của sán lá ruột nhỏ (nguồn: www.cdc.gov)
1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá truyền qua cá
1.2.1. Bệnh sán lá gan nhỏ
Nguồn bệnh là các động vật nuôi như chó, mèo, lợn, chuột cống và
người nhiễm bệnh thải trứng ra môi trường nước.
Đường lây truyền là do ăn các thức ăn được chế biến từ cá chưa nấu
chín như: gỏi cá, lẩu cá, tái cá, cá nướng… Vật chủ trung gian thứ nhất là ốc
Bythinia, vật chủ trung gian thứ 2 là các loài cá nước ngọt.
Khối cảm thụ là các động vật cũng như nguồn bệnh.
Phân bố: ở các vùng có tập quán ăn gỏi cá, hay các món cá chưa nấu

chín. Chủ yếu là các quốc gia Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á [5].


10

Sán lá gan nhỏ là một bệnh phổ biến ở các quốc gia châu Á. Trên thế
giới, có khoảng 680 triệu người sống trong khu vực có nguy cơ nhiễm sán lá
gan nhỏ, trong số đó có khoảng 35 triệu người đã bị nhiễm sán lá gan nhỏ và
gần một nửa số người nhiễm đến từ Trung Quốc [17]. Tại Trung Quốc, bán
đảo Triều Tiên và miền Bắc Việt Nam chủ yếu nhiễm sán lá gan nhỏ loại
C.sinensis. Vùng dịch tễ mức nặng bao gồm các tỉnh cận nam Trung Quốc
(Quảng Đông, Quảng Tây) và một số tỉnh phía Bắc (Heilong jang, Jilin và
Liaoning). Trong nghiên cứu của Lun năm 2005, người ta ước tính rằng 15
triệu người Trung Quốc bị nhiễm C.sinensis và khoảng 570 triệu người sống
trong vùng lưu hành. Tại các tỉnh Quandong và Quangxi nhà vệ sinh được
xây dựng liền kề với ao cá. Sự lây nhiễm xảy ra khi nang trùng Metacercariae
xâm nhập vào cá và người ăn gỏi cá hoặc cá chưa nấu chín có chứa nang
trùng [17]. Tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, khoảng 67 triệu người có
nguy cơ nhiễm trùng với Opisthorchis viverrini, với 10 triệu người được ước
tính bị nhiễm tác nhân gây bệnh này ở tiểu vùng sông Mekong: Thái Lan,
Lào, Campuchia, Miền Nam Việt Nam [18] [19].

Bản đồ 1.1 :Bản đồ phân bố sán lá gan nhỏ trên thế giới


11

Trong khi đó, sán lá gan nhỏ loại O. felineus phân bố chủ yếu ở Nga,
Ukraina, phía Tây Xiberi, Belaruscia, Kazakhstan, các nước châu Âu như
Italia, Thụy Điển, Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kì [7]…

Căn cứ vào đặc điểm hình thái học, hiện tại đã xác định 2 loài sán lá
gan nhỏ gây bệnh tại Việt Nam là C.sinensis ở đồng bằng Bắc Bộ và
O.viverrini ở miền Trung. Năm 1996-1997 Nguyễn Văn Đề và cộng sự đã xác
định được loài sán lá gan nhỏ C.sinensis tại các tỉnh phía Bắc và O.viverrini
tại Phú Yên bằng hình thái học. Năm 2002 Lê Thanh Hòa, Nguyễn Văn Đề đã
thẩm định được loài sán lá gan nhỏ C.sinensis và O.viverrini bằng sinh học
phân tử [20].
1.2.2. Bệnh sán lá ruột nhỏ
Sán lá ruột nhỏ có chu kỳ phát triển tương tự như sán lá gan nhỏ, con
đường lây nhiễm cũng do ăn cá chưa nấu chín, nên vùng dịch tễ sán lá gan
nhỏ cũng là vùng dịch tễ của sán lá ruột nhỏ và mức độ nhiễm cũng song song
với nhau [11].
Vật chủ trung gian thứ nhất là ốc P. striatulus và M. cuberculatus [5]
1.3. Bệnh học sán lá truyền qua cá
1.3.1. Sán lá gan nhỏ
1.3.1.1. Tổn thương bệnh học
Do đặc điểm ký sinh trong đường mật mà sán lá gan nhỏ không những
chiếm chất dinh dưỡng mà còn gây tổn thương về tổ chức học và chức năng
gan mật. Sán ký sinh ở ống mật, bám chặt hấp khẩu miệng để chiếm thức ăn,
gây viêm ở ống mật và do tính chất gây hại này kéo dài nên dẫn tới những
trường hợp xơ hóa lan tỏa ở những khoảng cửa, tổ chức gan bị tăng sinh và có
thể dẫn tới những hiện tượng xơ hóa gan, cổ trướng, thoái hóa mỡ ở gan.
Trọng lượng của gan cũng tăng lên so với bình thường, trên bề mặt ngoài của


12

gan thấy có những điểm phình giãn, những chỗ phình giãn này thường có màu
trắng nhạt và tương ứng với sự giãn nở của ống mật.
Diễn biến lâu dài và thứ phát của nhiễm C.sinensis bao gồm viêm, tăng

sinh biểu mô, xơ cứng ống mật và cuối cùng phát triển ung thư đường mật
[21]. Một trong những con đường tác động của ký sinh trùng là phá hủy tổ
chức xung quanh. Có thể C.sinensis không phải là nguyên nhân trực tiếp ung
thư, nhưng các sản phẩm trao đổi chất, dịch tiết của sán có tác dụng như chất
kích thích quá trình dị sản.
1.3.1.2. Biểu hiện lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan nhỏ phụ thuộc nhiều vào
cường độ nhiễm và phản ứng của vật chủ. Với những trường hợp ít, có khi
không có triệu chứng gì đặc biệt. Những trường hợp nhiễm trên 100 sán, triệu
chứng xuất hiện rõ. Trong giai đoạn khởi phát thường có những rối loạn dạ
dày, ruột, chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn, đau âm ỉ vùng gan, tiêu chảy và
táo bón thất thường. Ở giai đoạn này bệnh nhân có thể bị phát ban, nổi mẩn và
bạch cầu ái toan tăng đột ngột, sang thời kỳ toàn phát những triệu chứng này
càng rõ rệt hơn. Về triệu chứng chung, bệnh nhân bị thiếu máu, gầy sút, phù
nề, đôi khi sốt thất thường [22].
Theo Nguyễn Văn Đề, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân SLG
nhỏ được phát hiện tại cộng đồng thường không rõ ở những ca nhiễm nhẹ,
chủ yếu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, triệu chứng lâm sàng của
những trường hợp bệnh sán lá gan nhỏ tới bệnh viện là:
1. Rối loạn tiêu hóa 100%
2. Đau tức vùng gan 85%
3. Sụt cân 100%
4. Vàng mắt, vàng da 10,6%
5. Gan to và có tăng sinh tổ chức xơ trong gan 10-29%
6. Thành đường mật dày 100% [23].


×