Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nguồn tài nguyên du lịch vật thể ở hà nam ninh và việc khai thác cho hoạt động du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.28 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


m



m

NGUỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH VẬT THỂ ở HÀ ■NAM - NINH
VÀ VIỆC KHAI THÁC CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Mã số: QX 9 8 - 0 1
Họ và tên chủ trì:

TS. Đinh Trung Kiên

Cán bộ phối hợp NC:

Nguyễn Quang Vinh

OAi f c c Q U Ò C G ia h á UÓ I ỉ

TRỈỈH3TÃM THÕNGTIN.THƯ ViẺN

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2000
2


MỤC LỤC


Trang

A. LỜ I MỞ ĐẨU:.....................................................................................

4

B. NỘI DUNG CHÍNH

7

I. Hà - Nam - Ninh và nguồn tài nguyên du lịch vật th ể:..............

7

1.1. Đất và người ở Hà - Nam - Ninh:.......................................................

7

1.2. Tài nguyên du lỉch vật thể ở Hà Nam Ninh:..................................

9

1.2.1. Tài nguyên du lịch vật thểỞHà'Nam:............................................

9

1.2.2. Tài nguyên du lịch vật thể ỏ Nam Định:........................................

17


1.2.3. Tài nguyền du lịch vật thể ỏ Ninh Bình:..........................................

29

II. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Hà - Nam - Ninh

45

11.1. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lich vật thể ở Hà Nam

45

11.2. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch vật thể ở Nam Định

48

11.3. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lich vật thể ở Ninh Bình

50

11.4. Những dich vụ du lịch tại Hà - Nam - Ninh.................................

54

III. Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch vật
thể ở H à - Nam - N inh............................................................................

58

111.1. Định hướng khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du

lịch vật thể ở Hà - Nam - Ninh........................................................

58

111.2. Những giải pháp nhằm khai thác tài nguyên du lịch vật thể
ở Hà - Nam - Ninh có hiệu quả:.....................................................

62

c . K ẾT LUẬN...........................................................................

75

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................

77

3


A. LỜ I MỞ ĐẦU:
Tài nguyên du lịch - vốn quý giá của đất nước, của các địa phương vừa là “tặng phẩm” của tự nhiên với các danh thắng, với thời tiết, khí hậu,
cảnh quan thuận lợi, vừa là sản phẩm của trí tuệ, sức sáng tạo, sức lao động
bền bỉ của con người qua các thế hệ được bảo tồn, phát triển, tổn tạo.
Nguồn tài nguyên ấy phân bố không đều ở các vùng, các địa phương.
Song, dầu có được nguồn tài nguyên này (cả hữu thể và vô thể) việc khai
thác nó cho các hoạt động kinh doanh du lịch là rất quan trọng. Đánh giá
nguồn tài nguyên, đầu tư để khai thác có hiệu quả luôn là một đòi hỏi lớn
của các địa phương có tài nguyên ấy và cũng là của các tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch.

Ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình thường được gọi vắn tắt là
vùng Hà - Nam - Ninh ở trung tâm đổng bằng Bắc Bộ là một trong những
vùng có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú. Là vùng đất có núi rừng,
đồng bằng và cả bờ biển, có sông suối, thung lũng, hang động, có cảnh
quan khá đa dạng, Hà - Nam - Ninh còn có một lịch sử văn hoá truyền
thống lâu đòi. Điều đó được thể hiện



các di sản văn hoá hiện được lưu

giữ cho tới nay, từ các lễ hội truyền thống, các lĩnh vực của văn hoá dân
gian cho tới các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam.
Nhưng, cho tới nay, việc nghiên cứu để khai thác nguồn tài nguyên
quý giá ấy, nói chung, vẫn thiếu một sự đánh giá tổng thể và đầy đủ cả về
giá trị tài nguyên, cả về hiện trạng của các hoạt động kinh doanh du lịch
trên phạm vi cả 3 tỉnh cận kề nhau 'và từng là một tỉnh hợp nhất. Việc
nghiên cứu, đánh giá các lĩnh vực ấy và trên cơ sở hiện có của tài nguyên,
điều kiện cụ thể của địa phương và hướng tới tương lai, trước yêu cầu ngày
một cao của hoạt động du lịch để đặt ra những giải pháp tổng thể và khả
thi cho hoạt động du lịch trở nên rất cần thiết. Các để tài nghiên cứu khoa
học vế lĩnh vực này còn chưa có hoặc chỉ mới nghiên cứu một địa phương
cụ thể, một lĩnh vực nhất định như quản lý tài nguyên, loại hình dịch vụ du
lịch... Đó là những lý do chủ yếu cho thấy tính cấp thiết của đề tài nghiên
cứu khoa học này.

4


Đề tài nghiên cứu khoa học này chưa thể có điều kiện nghiên cứu

toàn diện nguồn tài nguyên du lịch của Hà - Nam - Ninh (điều này đòi hỏi
một đề tài khác có quy mô, thời gian lớn hơn) mà trong giói hạn chỉ
nghiên cứu những tài nguyên du lịch hữu thể nổi bật. Đó là các tài nguyên
tự nhiên: hang động, thắng cảnh và quan trọng hơn là các di tích lịch sử
văn hoá như danh lam, đền miếu, lăng tẩm, nhà thời, tháp mộ... từ quá khứ
đến hiện trạng của nó ở 3 tỉnh này. V iệc nghiên cứu, đánh giá giá trị của
tài nguyên du lịch để từ đó tìm hiểu thực trạng của nguồn tài nguyên này
trong quá trình khai thác cho hoạt động du lịch ở các địa phương là giới
hạn của đề tài. Cũng từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất những giải
pháp trước mắt và những giải pháp lâụ dài nhằm khai thác có hiệu quả hơn
nguồn tài nguyên này và còn nhằm khai thác các tiềm năng khác vốn có
của các địa phương trên vào hoạt động du lịch.
Thực hiện đề tài này, tác giả có may mắn được kế thừa nguồn tư
liệu, tài liệu khá phong phú của các cơ quan nghiên cứu văn hoá, du lịch
của các tác giả xưa và nay. Nguồn tư liệu, tài liệu này sau khi chọn lựa
được sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu đề tài, đặc biệt là việc đánh giá các
giá trị văn hoá - lịch sử của các di tích và khả năng khai thác các giá trị ấy.
Tác giả cũng đã dành thời gian, công sức thực hiện các chuyến khảo sát
thực tế tại các địa phương nhằm đối chiếu tài liệu và thực trạng của tài
nguyên, thực trạng của việc khai thác, tạo sản phẩm du lịch ở các địa
phương này, tức là khảo sát cả các dịch vụ du lịch hiện có tại Hà - Nam Ninh, từ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tới dội ngũ cán bộ công nhân viên
đang hoạt động kinh doanh. Như vậy, phương pháp nghiên cứu là sự kết
hợp của các phương pháp thống kê, khảo tả, định lượng, định tính, so sánh,
đối chiếu. Các phương pháp này bổ sung cho nhau để có thể đánh giá,
phân tích rút ra những kết luận chính xác, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Đề tài nghiên cứu khoa học này trước hết nhằm cung cấp cho Hà Nam - Ninh những cứ liệu có sức thuyết phục để có cơ sở đầu tư cho các
hoạt động khai thác tài nguyên du lịch vốn có.

5



B. NỘI DUNG CHÍNH

I. Hà - Nam - Ninh và nguồn tài nguyên du lịch vật thể:

1.1.Đất và người ở Hà - Nam - Ninh:
Ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình nằm sát nhau bên hữu
ngạn sông Hồng, đồng bằng Bắc Bộ, gọi chung là vùng Hà - Nam - Ninh.
Với diện tích 3864 km2 vùng đất này trải dài từ Bắc xuống Nam theo trục
Quốc lộ 1A, giáp với Hà Tây (phía Bắc) và Thanh Hoá (phía Nam) từ
Đông sang Tây (bờ biển Nam Đinh - Ninh Bình) kề cận với Hoà Bình,
Thanh Hoá. Dải núi, rừng, đồi ở phía Tây Hà Nam, Ninh Bình vói những
dãy riúi đá vôi chạy dọc kéo từ Hà Tâ.y, Hoà. Bình và vào miền Tây Thanh
Hoá cùng với những thung lũng, đổi thấp đã tạo cho vùng này địa hình tự
nhiên khá ngoặn mục. Nhiều suối, thác nước bắt nguồn từ dải núi rừng này
đổ về các sông, cùng với các hang động lớn nhỏ tạo cho cảnh quan sự kỳ
thú. Đây cũng là nơi hình thành và tồn tại nhiều nông trường trồng cây ăn
quả, cây công nghiệp. Vườn Quốc gia Cúc Phương với diện tích hơn
22.000 ha có tới 2/3 diện tích nằm trên đất Nho Quan - Ninh Bình.
Những dòng sông chảy qua Hà - Nam - Ninh là sông Hồng, sông
Đáy, sông Châu, sông Ninh Cơ, sông Hoàng Long, sông Vân bao đòi đã
bồi đắp những đồng bằng khá rộng và phì nhiêu. Hà - Nam - Ninh là một
trong những vùng có sự phát triển nông nghiệp như một mũi nhọn kinh tế
của đồng bằng Bắc bộ. Trên vùng đồng bằng ấy là những xóm làng lâu
đời, nơi quần tụ của cả cộng đồng người Việt (Kinh) trải bao biến động,
thăng trầm của lịch sử nay vẫn bình yên và ngày một khởi sắc. Những làng
quê ấy còn lưu giữ bao giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc như những tài
nguyên du lịch đang đợi được đánh thức phục vụ cho con người. Đây cũng
là vùng có hình thành đường giao thông ổn định và khá vững chắc, từ
Quốc lộ 1A, Quốc lộ 21, Quốc lộ 10 cho tới các đường liên huyện, liên xã

tới từng thôn xóm. Lợi thế ấy đã làm thay đổi cuộc sống, thay đổi bộ mặt
vùng quê Hà - Nam - Ninh. Thành phố Nam Định cùng các thị xã Phủ Lý,

7-


Ninh Bình, Tam Điệp là những trung tâm hành chính kinh tế, văn hoá quan
trọng và cũng tập trung cơ sở hạ tầng cho kinh tế - xã hội nói chung và cho
du lịch nói riêng. Hà - Nam - Ninh còn có dải bờ biển khá dài từ Giao
Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng (Nam Định) tới Kim Sơn (Ninh Bình) và bao
thế hệ ngư dân đã sinh tồn, phát triển.
Nhìn tổng quát, Hà - Nam - Ninh là vùng đất có địa lý cảnh quan đa
dạng với núi rừng, đồng bằng và bờ biển. Địa lý cảnh quan ấy là điều kiện
rất quan trọng cho Hà - Nam - Ninh phát triển kinh tế đa ngành. Tuy
nhiên, đến nay những ngành kinh tế chính của Hà - Nam - Ninh vẫn là
nông nghiệp và ngư nghiệp. Công nghiệp và lâm nghiệp chưa phải là thế
mạnh của Hà - Nam - Ninh dù ở đó có Liên hiệp dệt - sợi Nam Định, Nhiệt
điện Ninh Bình, X i măng Bút Sơn....
Tiềm năng kinh tế khá lớn, Hà - Nam - Ninh còn có lợi thế quan
trọng là con người qua bao thế hệ cùng bề dày truyền thống lịch sử vẻ
vang.
Hà - Nam - Ninh xưa từng là nơi quần cư, tụ cư của người Việt cổ.
Những hiện vật khảo cổ học tìm được ở Lạt Sơn (Kim Bảng - Hà Nam)
Động Người xưa (rừng Cúc Phương - Ninh Bình) còn chứng tỏ người
nguyên thuỷ đã có mặt trên mảnh đất này.
Trong suốt chiều dài lịch sử từ thời Văn Lang - Âu Lạc cho tới hàng
chục thế kỷ sau, trải qua bao thăng trầm, lịch sử đã ghi nhận bề dày văn
hoá truyền thống ở mảnh đất này. v ố n là vùng văn hoá xứ Nam xưa, Hà Nam - Ninh đã trở thành một trong những chiếc nôi lớn của những thành
tựu văn hoá được hình thành, phát triển và bảo tồn qua chiều dài của thời
gian. Những chiến công của dân tộc trong xây dựng, mở mang đất nước,

trong các cuộc đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm đều có đóng góp
của các thế hệ người dân nơi đây.

*

Chiều dài lịch sử, bề dày văn hoá truyền thống chính là lợi thế, là
nền tảng quan trọng cho Hà - Nam - Ninh trong quá trình xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội - văn hoá của hiện tại và tương lai.

8


Cũng từ điều kiện địa lý cảnh quan, con người, lịch sử và văn hoá,
Hà - Nam - Ninh có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú. Có thể thấy
ở đây tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng: núi rừng, hổ đầm, sông suối,
đồng bằng và bờ biển với khí hậu theo mùa vụ cho khai thác. Có thể thấy ở
đây tài nguyên du lịch nhân văn cả vật thể và phi vật thể (hữu thể và vô
thể): Các di tích lịch sử văn hoá còn tồn tại khá nhiều ở cả ba tỉnh, các
làng quê, làng nghề truyền thống, các món đặc sản, các công trình kiến
trúc - mỹ thuật khá nổi tiếng, các làn điệu dân ca, sân khấu truyền thống
lưu truyển trong dân gian, các phong tục tập quán đặc sắc mang dấu ấn của
địa phương... Nguồn tài nguyên đó không phải tổn tại mãi mãi mà đang
hoặc hư hại, biến đổi, hoặc mất mát. dần trong khi việc khai thác chúng
chưa nhiều và thậm chí có tài nguyên du lịch chưa được khai thác.

1.2. Tài nguyên du lich vật thể ở Hà Nam Ninh:
1.2.1. Tài nguyên du lịch vật thể ở Hà Nam:
Địa lý cảnh quan đa dạng đã tạo cho Hà - Nam - Ninh những tài
nguyên du lịch có giá trị, từng nổi tiếng qua thời gian.
Nếu lấy Hà Nội làm điểm xuất phát của các đoàn khách nói chung

theo tuyến Hà - Nam - Ninh, điểm đến đầu tiên là Hà Nam. Là một tỉnh
đồng bằng có một phần núi rừng

ở’ Kim

Bảng, Thanh Liêm, Hà Nam

không có nhiều danh thắng nổi tiếng như Ninh Bình, Nam Định. Song, ở
đây cũng có thể tìm thấy những tài nguyên tự nhiên hoặc đang được khai
thác hoặc còn là tiềm năng. Và, hầu hết các tài nguyên này đều gắn với tài
nguyên nhân văn làm tăng sức hấp dẫn với khách, mở ra khả năng khai
thác du lịch khá hiệu quả.
Có thể kể đến những tài nguyên du lịch vật thể như sau:
©

Chùa và núi Đọi Sơn :

Theo Quốc lộ 1A từ Hà Nội tới thị trấn Đổng Văn cách Hà Nội 46
km rẽ trái 14 km, chúng ta sẽ tới được danh thắng này.

9


Đọi Sem là một núi đất cao 80m nổi lên giữa vùng đồng ruộng, làng
mạc trù phú của xã Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam). Ở phía Đông, dòng
Châu giang êm ả góp vào bức tranh làng thanh bình càng tạo cho Đọi Sơn
vẻ uỷ nghi, độc đáo. Đọi Sơn, xét theo thế đất, các nhà địa lý xưa cho là
nằm trong thế đất Rồng, đất sinh thành của các bậc đế vương. Ở đây đã
lưu truyền câu thơ:
“Đầu gối núi Đọi

chân dọi Tuần Vường
phát tích đế vương
lưu truyền vạn đại”
Đọi Son cũng là nơi nhiều vua chúa, quân tử, thi nhân từng đến du
ngoạn. Dải đồng bằng ven núi được vua Lê Đại Hành, gần nghìn năm
trước, chọn làm nơi làm lễ cày ruộng ¿ịch điền - mở đầu cho một năm sản
xuất nông nghiệp của cả nước. Thế kỷ X V , ông vua nổi tiếng Lê Thánh
Tông - người đứng đầu phái “tao đàn nhị thập bát tú” đã đến đây và đã
viết:
“Lên cao tầm mắt nhìn bao quát
Muôn dặm cây xanh mịt dải mờ” .
Đọi Sơn cũng từng được đón tiếp Nguyễn Phi Khanh (thân phụ
Nguyễn Trãi), Nguyễn Khuyến sau này. Nhiều thế kỷ trước, các vua nhà
Lý, nhà Trần, nhà Lê từng có mặt, ỉên núi ngắm cảnh và lễ chùa.


V ị trí độc đáo của Đọi Sơn đã được vua tôi nhà Lý cùng với cư dân

địa phương cho xây nên một ngôi chùa nổi tiếng vào đầu thế kỷ x n . Tên
chữ của chùa là Diên Linh tự nhưng thường được gọi theo tên núi: Chùa
Đọi Sơn. Toạ lạc trên đỉnh núi, có bậc xây rộng rãi từ dưới lên lại kề cận
trục giao thông thuỷ bộ, chùa Đọi Sơn cùng núi Đọi Sơn dễ dàng và thuận
tiện cho bao người hành hương, thăm viếng. Vua Lý Nhân Tông cho xây
chùa và cả tháp Sùng Thiện Diên Linh (cầu thiện, cầu thọ) trong 4 năm
(1118 - 1121). Xưa kia, cây tháp làm trung tâm, các công trình như cung
tứ giác, khám vuông, nhà bái đường, chùa chính với hậu cung, tam bảo, tả
10


vu, hữu vu... Riêng cây tháp được xây cao 13 tầng theo hình vuông 4 mặt,

trừ tầng đế và hai tầng trên cùng không trổ cửa, còn tất cả các tầng đểu có
cửa “nghinh phong” và có treo chuông trong các tầng tháp để gió thổi va
vào nhau tạo nên âm thanh réo rắt. Thân tháp được trang trí mỹ thuật công
phu hình tượng các tiên đồng, ngọc nữ, thần điểu, rồng phượng hoặc kết
hợp tượng người và rồng, người và chim thần... Vì vậy, cây tháp cao trên
đỉnh .núi này như một nhóm tượng đài sừng sững theo phong cách đương
thời.
Sừng sữrig vươn cao cùng núi Đọi hơn 300 năm, chùa - tháp Đọi Sơn
là nơi du ngoạn, hành lễ của vua quan, dân chúng Đại Việt. Đầu thế kỷ
X V , giặc Minh đô hộ nước ta, chúng đã phá huỷ hoàn toàn chùa - tháp, chỉ
còn trơ nền trên núi hoang. Mãi tới 170 năm sau, nhân dân mới quyên góp
tiền của xây lại chùa trên nền cũ. Thời Nguyễn, chùa được mở rộng, tôn
tạo nhiều lần cả trong kiến trúc và điêu khắc. Lúc có quy mô bề thế, chùa
Đọi có hon 100 gian.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bọn phản động lại đốt phá
chùa làm nó bị hư hại nặng. Sau hoà bình lập lại, nhân dân địa phương đã
sửa chữa, tôn tạo lại và đến năm 1958, những công trình chính của chùa đã
hoàn thành. Ngôi chùa lại uy nghi trên Đọi sơn lộng gió.
Hiện nay, chùa được dựng theo kiểu chữ đinh (kiểu chuôi vồ) gồm 7
gian bái đường và 3 gian thượng điện (hậu cung) với các vì kèo theo kiểu
chổng đấu giá chiêng, hệ thống cột có đường kính trung bình 30cm chân
được kê đá cổ bồng. Các vì kèo, xà, hoành được đẽo bào vuông. Các cánh
cửa theo kiểu hốc bàn bằng gỗ lim lắp kín mặt tiền bái đường. Mái chùa
lợp ngói vẩy cá. Ngoài ra còn có nhà tổ gồm 5 gian, cột đá vuông; tăng
phòng, nhà khách. Các công trình này được

kết nối nhau theo hình chữ u.

Phía -sau chùa có nhiều mộ tháp của các vị sư trụ trì đã nhập diệt niết bàn.
Gần đó còn có nơi thờ mẫu.

Chùa Đọi Sơn dù bị tàn phá qua bao biến động trong một thời gian
dài nhưng đến nay vẫn còn lưu giữ những hiện vật có giá trị:

11


Tấm bia “Sùng Thiện Diên Lĩnh’' (tên

đầy đủ là “Đại Việt Quốc

dương gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh”) cao 2,88m , rộng l,40m . Chân
bia đá chạm hình sóng nước, ở giữa là hình chạm của hai đôi rồng đội lên.
Ở hai mặt bia đều khắc hình rồng chẩu, lá để. Diềm bia chạm 18 ô quả
chấm và tong từng ô có chạm rồng. Những hình rồng mềm mại uốn lượn
đặc trưng cho mỹ thuật thời Lý. Bệ bia hình chữ nhật dài 2,4m , rộng 1,8m
cao 0,5m tạo hình con rùa. Đáy bệ hình chữ nhật, phía trên chạm hai lớp
sóng thuỷ ba. Hình hai rồng chạm đuôi xoắn nhau thành 4 khúc khép kín.
Cổ rồng đã bị vỡ. c ả hai mặt bia đều được khắc chữ Hán. Một mặt là bài
của Hình bộ Thượng thư Nguyễn Công Bật soạn năm 1121 nội dung phản
ánh sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Lý Nhân Tông - Lý Thường Kiệt
và đời sống kinh tế - văn hoá của dân tộc ta thời đó. Lời văn hùng tráng,
sinh động. Đến nay, chữ còn khá rõ. Mặt sau bia được khắc bài thơ Lê
Thánh Tông viết (năm 1586 mới khắc) và việc sửa chữa chùa vào thời Mạc
(1591). Đây là tấm bia quý còn giữ được từ thời Lý đến nay. Tấm bia có
giá trị nhiều mặt và có sức hấp dẫn khách - nhất là những khách có học
vấn cao.

Sáu pho tượng Kim Cương (trong

tổng số 8 pho) còn giữ được dù có


pho tượng không hoàn chỉnh, cũng là di vật hiếm quý. Bởi lẽ trong tất cả
các chùa thời Lý có tạc tượng Kim Cương thì số tượng Kim Cương giữ
được ở chùa Đọi Sơn là nhiều nhất ,và hoàn chỉnh hơn cả. Theo truyền
thuyết đãy là các thần tượng trên tròi theo hộ vệ đức Phật. Các tượng có
chiều cao l,6m được mặc võ phục, gươm chống trước bụng. Tất cả đều
bằng đá khối, các hoa văn trên tượng, áo giáp, gươm... đều đặc trưng cho
điêu khắc thời Lý.

Tượng đầu người mình chim

(chim thần Kinair) có nguồn gốc từ

tượng thần của Champa còn được giữ lại ở chùa. Tượng đá cao 40cm có
hình mặt người và nửa thân trên, nửa thân dưới hình chim với chân có
móng, các ỉông đuôi, lông cánh rất sinh động. Trên đầu tượng có tóc tết
thành hình cầu, có một vành khăn từ trán rủ xuống ngang vai.



hai cánh

chim có khắc chìm những đường cong và bện trong là những đường xoáy
trôn ốc cách điệu hình hoa lá chạm nổi, hai tay tượng đang đánh vào bịt

12


phía trước. Loại tượng này thường được dùng làm vật trang trí trên các đầu
cột trong kiến trúc thời Lý.

Ngoài ra, những di vật còn lại từ thời Lý như các viên gạch nung có
hình vũ nữ, hình rồng... còn đây đó.’ Tượng đổng Phạt Di Lặc được đúc
năm 1864. Tất cả các hiện vật này đã làm tăng giá trị của di tích và giá trị
tài nguyên đu lịch nhân văn.
©

Đ ền T rú c và N gũ Đ ộ n g So n :

Đến thị xã Phủ Lý, có 2 con đường: thuỷ (theo sông Đáy ngược
Bắc), bộ (theo Quốc lộ 21) chừng 9 km là tới một quả núi độc lập, đơn lẻ
nhô ra sát bờ sông và cũng sát Quốc lộ. Đó là núi Cuốn (Cuốn Sơn) thuộc
thôn Quyển Sơn (Thi Sơn - Kim Bảng - Hà Nam). Thủa xưa, núi có tên
Canh Dịch, cùng tên với làng Canh Dịch ở đó. Theo truyền thuyết năm
1069, Lý Thường Kiệt đưa quân thuỷ theo sông Đáy đi chinh chiến
phương Nam, qua đây gặp gió phải ghé núi tránh. Một cơn cuồng phong
đã cuốn lá cờ đại lên đỉnh núi. Lý Thường Kiệt cho quân lên bờ làm lễ tế
trời đất và đặt tên núi là Cuốn Sơn và làng Cuốn Sơn. Sau chiến thắng, ông
cho khao thưởng quân sĩ và chọn các cô gái làng có thanh, sắc đến hát múa
ca mừng thắng lợi và cuộc sống thanh bình tại đây. Điệu múa hát ấy sau
này được gọi là “hát dậm”. Đến cuối thời Trần, dân địa phương đã lập đền
thờ Lý Thường Kiệt nơi này, có rừng Trúc bạt ngàn. Vì vậy đền được gọi
nôm na là Đền Trúc, núi được giữ gìn và gọi luôn là núi Cấm, làng Cuốn
Sơn được gọi chệch thành Quyển Sơn. Qua thời gian và biến động, đền
được tu sửa nhiều lần cho tới đầu thế kỷ này và giữ nguyên trạng kiến trúc
cho đến nay. Đền được xây theo kiểu, chữ Đinh (chuôi vồ) gồm bái đường
5 gian với hậu cung. Hệ thống cột, kèo, rui, mè đều bằng gỗ lim. Các vì
kèo có mô tip biến thể của kiểu giá chiêng, chổng rường con nhị - xuất
hiện từ cuối thế kỷ X V II trong xu hướng mở rộng lòng công trình bằng
việc đưa mái lên cao và dần dần trở thành phổ biến vào những năm cuối
thế kỷ X IX . Hệ thống cánh cửa đều có chạm thuỷ với để tài tứ quí khá tinh

xảo. Mái đền lợp ngói vẩy cá. Đền mở hướng ra sông Đáy, có sân, có tam
quan, trụ biểu. Quanh đển vẫn còn những cây trúc xanh óng ả vàng bạc.
Tất cả tạo nên bức tranh thuỷ mặc trữ tình.

13


Đền Trúc gắn với Núi Cấm từ bao thế kỷ. Nhờ huyển thoại và ý thức
nhân dân nên núi còn giữ được thảm thực vật phong phú. Trên đỉnh núi
còn 1 tảng đá lớn, phẳng được gọi là bàn cờ tiên, cạnh đó có hố trũng gọi
là huyệt đế vương. Từ đỉnh Cấm Sơn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng
lai sơn địa với núi, đồi, ruộng đồng, sông nước...
Các tao nhân mặc khách cũng từng du lãm nơi đây và để lại nhiều
áng văn thơ: Tiến sĩ Nguyễn Thứ Yên (1775), Tiến sĩ Ngô Thế Vinh
(1829), Tĩnh Đô Vương Trinh Sâm, Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác...
Trong lòng núi, người ta phát hiện (từ 1990) hệ thống 5 hang động
nối liền nhau với chiều sâu hơn trăm mét được đặt tên là Ngũ Động Sơn.
cửa động hướng ra sông Đáy ở phía Đông - Nam. Đây là loại hang động
Kast đá vôi điển hình. Ở tất cả các động đều có những khối thanh nhũ kỳ
ảo tạo những dáng hình dễ cho con người liên tưởng tơí huyền thoại, cổ
tích: con rùa, sư tử, đại bàng, bầu sữa mẹ, các trống đá, mõ đá. Trong các
động, động số 4 rộng rãi, có sức chứa hàng trăm người và một giếng nước
trong vắt, độ sâu vừa phải.
Ngũ Động Sơn cùng với Núi Cấm, Đền Trúc, Sông Đáy tạo sức cuốn
hút mạnh với du khách khi được quầng cáo, được tổ chức khai thác tốt
hơn. Đây là tài nguyên tự nhiên kết hợp với tài nguyên nhân văn quí ở Hà
Nam.

(D


Từ đường nhà thơ Nguyễn Khuyến:

Cũng từ thị xã Phủ Lý theo Quốc lộ 21 về phía Nam Định, cách thị
xã 13 km rẽ trái lkm , khách tới làng V ị Hạ (Trung Lương - Bình Lục - Hà
Nam) quanh co theo đường làng lát gạch, khóm trúc hai bên cùng với các
ao bèo xanh trong, tới cổng gạch cổ kính có 3 chữ Hán “Môn tử môn” (cửa
ra vào của học trò) bên trong là khuộn viên, có từ đường nhà thơ Nguyễn
Khuyến. Ông sống 25 năm cuối đời tại đây. Sinh ngày 15 tháng 2 năm
1835 tại Ý Yên (Nam Định) quê mẹ, dạy học và học, tới năm 1871 ông đỗ
đầu cả thi hội và thi đình nên được gọi là “tam nguyên” (tính cả khoa thi
1864 ông đỗ cử nhân đầu trường Hà Nội). Sau khi bị giáng quan (1878)

14


ông về Yên Đổ (Trương Lương ngày nay) sinh sống cho tới ngày 5 tháng 2
năm 1909. Tại đây, ông dựng nên ngôi nhà và tận dụng khung, cột của
ngôi nhà ở Cửa quán mà nhân dân và học trò trước đây đã dựng cho ông.
Ngôi nhà tranh 5 gian, phên nứa nằm giữa vườn cây, rau, ao cá và
dậu tre trúc. Sau đó con trai cả ông là Nguyễn Hoan đã mua thêm đất, vượt
thổ dựng nhà tế đường với 7 gian tiến đề, 3 gian hậu bằng gỗ lim. Sau khi
nhà thơ qua đời một thời gian, 7 gian tiền đề bị bán đi. nay chỉ còn lại 3
gian từ đường thờ Nguyễn Khuyến.
Đó là 3 gian nhà ngói nhỏ xinh đon giản và bình dị như cuộc đời
nhà thơ. Trong từ đường đặt hương án thờ cùng với những đồ vật quý gắn
liền với cuộc đời và sự nghiệp cuả nhà thơ: tấm ảnh chân dung với áo dài
đen, khăn lượt trên đầu, tay mang chén hạt mít; hai hòm sách và một ống
quyển chứa những bài văn lúc trẻ nhà thơ đã dùi mài sớm hôm; hai biểu
“ân tứ vinh qui” do vua Tự Đức ban; bức cuốn thư ghi bài thơ của tién sĩ
Dương Khuê mừng Nguyễn Khuyến; đôi câu đối của tổng đốc Ninh Thái

làm năm nhâm thân (1872); chiếc sập gụ mà nhà thơ thường cùng bạn bè
dùng trà, ngâm vịnh. Điều quan trọng là những di vật cùng với từ đường,
cùng với ngõ trúc, ao làng, cánh bèo lay động trong làng quê ấy đã trở nên
thiêng liêng với người Việt Nam và trỏ thành tài nguyên du lịch nhân văn
có giá trị.

@

Kẽm Trống:

Được gọi cho khoảng trống giữa hai dãy núi đá vôi mà dòng sông
Đáy chảy qua, tạo nên cảnh trời nước, núi non thơ mộng. Những ngọn núi
được gọi tên theo trí tưởng tượng của con người: Núi Bài Thơ, Núi Bồng,
Núi Vọng, Núi Thòng Lọng, Núi Rồng, núi Rùa, núi c ổ Động, núi Động
Xuyên, núi Trinh Tiết... cận kề hai bờ sồng đã tăng vẻ đẹp cho Kẽm Trống,
ở đây còn nhiều hang động đẹp hình thành từ núi đá kiểu địa hình Kast
(đá vôi thẩm thấu nước) như hang Dơi, hang Luồn, hang Nứt...Chính sông,
nước, hang động này đã được các thi nhân mặc khách ngợi ca từ những thế
kỷ trước.

15


K ẽm Trống nổi tiếng với vẻ đẹp kỳ ảo của nó theo mỗi mùa mà đẹp
nhất là cuối hạ, đầu thu. ở đây còn lưu truyền huyền thoại về người phụ nữ
trinh tiết đã để đời sau lập đền thờ, về ý tứ hóm hỉnh của bài thơ Hồ Xuân
Hương mô tả Kẽm Trống mà vua Minh Mạng cho đào đoạn sông bên cạnh
cùng các huyền thoại khác.

.


Kẽm Trống còn là nơi trú quân, cất giữ binh lương của ta trong
kháng chiến chống Pháp.
Kẽm Trống, nơi dòng sông Đáy chảy qua cầu Đoan VT, gianh giới
của 3 huyện thuộc 3 tỉnh Hà - Nam - Ninh vẫn có giá trị tài nguyên tự
nhiên và cả nhân văn cần được khai thác trong hoạt động du lịch. Danh
thắng này thuộc xã Thanh Hải (Thanh Liêm - Hà Nam).
(D

Đền Trần Thương:

Tên đền cũng là tên làng Trần Thương ở xã Nhân Đạo (Lý Nhân Hà Nam). Tên làng gắn với huyền thoại về danh tướng Trần Quốc Tuấn
chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ X III. Thấy thế đất đẹp ông cho đặt kho
lương, do đó làng có tên Trần Thương (kho lương nhà Trần). Khi trở lại
nơi đây Trần Quốc Tuấn cho cắm “sinh phần” (phần mộ lúc còn sống). Sau
khi ông qua đời, dân địa phương dựng đền ngay trên nền kho lương cũ để
ghi công và tưởng nhớ người anh hùng dân tộc. Trải qua thời gian, đền
được tôn tạo nhiều lần. Thời Nguyễn, đền được xây lại nhưng vẫn còn giữ
lại được mái ngói toà hậu cung là loại ngói ống của thời Trần.
Đền Trần Thương hiện nay có kiểu kiến trúc chữ tam ( ĩ ) toà giải
vũ hai bên đều có tới 19 gian. Đền được dựng bằng những hàng cột lim to
chắc, Các đầu bẩy của xà ngang, xà dọc được chạm khắc hình “cúc hoá
rồng” bằng nghệ thuật chạm bong kênh của nghệ nhân xưa.
Trong đền chú ý nhất là bộ khám lớn được chạm khắc công phu thể
hiện chân dung Trần Quốc Tuấn và pho tượng đồng tạc chữ: “Quốc công
tiết chế Hưng Đạo Đại Vương”. Tượng được tạc ở tư thế ngồi có tỷ lệ cân
đối, gương mặt uy nghiêm lẫm liệt. Ngoài ra các bức hoành phi, câu đối,
đại tự... còn giữ được đều có niên đại trên dưới 100 năm nay. Trên tam
quan chùa còn có chuông đồng được đúc vào thời Lê.


16


Toạ lạc trong khung cảnh ngoạn mục hài hoà của thiên nhiên và
làng quê với cây đa, giếng nước, ở đền Trần Thương có tới 5 giếng nước
tạo thế “hình nhân bái tướng”. Tất cả đã tạo nến một di tích lịch sử văn hoá
quan trọng của Hà Nam và là một tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị ở
Hà Nam, ở vùng Hà Nam Ninh.
Ngoài những tài nguyên du lịch nổi bật ở Hà Nam như trên còn
những tài nguyên du lịch khác có thể khai thác cho du lịch như đình
Phương Thượng, đình Cao (Kim Bảng), đình Cao Đài, đình An Thái, đình
Triểu Hội (Bình Lục), đình Văn X á, đển Bà Vũ, đình Đồng Lư (Lý Nhân),
chùa Bạch Liên, chùa Khánh Long (Duy Tiên)... là những di tích được xếp
hạng và còn khá toàn vẹn.
Những di tích khác như chùa Tiên, đền Thánh ở Núi Non với văn
hoá Liễu Đôi, đền Trinh Tiết (còn gọi là chùa), khu mộ tổ của Lê Đại
Hành

ở Thanh

Liêm cùng với các làng nghề truyền thống: dệt lụa Nha Xá,

trống Đọi Tam, thêu ren Thanh Hà... vẫn đang nổi tiếng đều được coi là tài
nguyên du lịch có khả năng khai thác ở Hà Nam.
Các tài nguyên khác như sông nước, núi non, hang động, hồ đầm



Hà Nam dù không phải đặc sắc như một số vùng quê khác ở V iệt Nam
nhưng nếu được khai thác chắc chắrrhiệu quả của du lịch sẽ không nhỏ,

đặc biệt là khi được kết hợp với các tài nguyên du lịch có giá trị khác.

7.2.2.

Tài nguyên du lịch vật thể ở Nam Định.
Vùng đổng bằng cận kề Thái Bình quê lúa, Ninh Bình núi non và

bên bờ biẻn Đông này có địa hình khá bằng phẳng, cảnh quan không thật
độc đáo, kỳ vĩ như nhiều nơi khác, Nam Định được biết đến như một miền
quê mà các huyện nông nghiệp, ngư nghiệp với nhiều sông nước, bãi biển
bao bọc lấy thành phố công nghiệp có ngành nổi nhất là dệt may. Chính vì
vậy, tài nguyên du lịch tự nhiên của Nam Định không nhiều và không thật
hấp dẫn để khai thác du lịch, để tổ chức các loại hình du lịch khác nhau.
Song đây được coi là vùng đất khoa bảng, vùng đất ván hiến truyền thống,
vùng đất có truyển thống lịch sử xây đựng và đấu tranh lâu dài kiên cường

17
1'


T7T i

>
Ị T ^ C T

â

M ỈK Ò K r;

t in


.ì >

iõ' v i ệ n

ỉùỉìOTn


và để lại những di tích lịch sử văn hoá, những làng nghề truyền thống như
những tài nguyên du lịch nhân văn vật thể quý báu. Những di tích ấy vừa
là chứng tích cho truyền thống vẻ vang của vùng đất, vừa góp phần làm
giàu có cho Nam Đinh trong nhiều vị thế, trong đó có khả năng khai thác
các hoạt động du lịch.
Có thể kể đến các tài nguyên chủ yếu sau:


Đền Trần và chùa Phổ Minh:

V iệc ghép đền và chùa này có nguyên do là dù là 2 di tích nhưng lại
nằm khá gần nhau trong thôn Tức Mạc (Lộc Vượng, Mỹ Lộc).
Cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 6 km về phía Tây Bắc,
Tức M ạc từng được biết đến trong lịch sử là miền quê phát tích dựng
nghiệp của vương triều Trần nổi danh (1225 - 1400) trong nền vãn minh
Đại Việt. Nơi này vốn là cung điện cũ của các vua Trần, được xây dựng từ
năm 1239. Khu vực này trở nên nguy nga tráng lệ hơn từ 1262 với nhiều
lâu đài, cung điện, thành quách trong đó nổi bật là điện Trùng Quang, điện
Trùng Hoa nơi các Thượng Hoàng về ngự và các vua Trần về chầu. Vùng
Tức M ạc trở thành trung tâm của phủ Thiên Trường rộng lớn thời đó, trung
tâm của vùng văn hoá xứ Nam về sau. Qua biến động lịch sử nhất là vào
thời quân Minh xâm lược, các lâu đài, cung điện đã bị tàn phá nặng nề.

Những khai quật khảo cổ đã chứng minh sự nguy nga, tráng lệ của các
công trình kiến trúc một thời.
Đền Trần được xây dựng vào thời Lê trên nền cũ của điện Trùng
Quang và Trùng Hoa. Cho đến nay, khu đền có 2 công trình chính là đền
Thiên Trường (đền Thượng) và đền Cố Tranh (đền Hạ) được xây dựng sát
nhau. Gần đó còn có nền cũ của chùa Trùng Quang (chùa bị dỡ đi chừng
40 năm trước). Đền Trần có diện tích khuôn viên chừng 8 ha, cao ráo theo
hình “ngoạ long” (rồng nằm) xung quanh còn nhiều cây đại thụ. Từ ngoài
cửa ngũ môn, trên cổng chính có hai chữ “Trần miếu” bên trong, hồ nước
trong có sen nở theo mùa gợi khung cảnh tĩnh lặng. Qua hồ là một sân
rộng có hai dãy giải vũ bao hai bên sân và đôi voi đá nằm phủ phục. Tại


sân này đã diễn ra bao cuộc tế tự nghiêm trang và sôi động theo thời gian
lịch sử.
Đển Thiên Trường thờ 14 bài vị của các vua Trần được xây dựng
gổm nhà đại bái thiên hương cung đệ nhị và cung đệ nhất. Đển Cố Trạch
dựng, cạnh đó cũng có cách xây dựng mô phỏng đền Thiên Trường để thờ
riêng Trần Quốc Tuấn và các con trai con rể của ông. Hàng năm lễ hội đền
Trần được tổ chức trọng thể từ 13 đến 16 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội thu
hút rất đông khách hành hương trong và ngoài Nam Định.
Cách khuôn viên đền Trần chừng 300 m về phía Tây, chùa Phổ
Minh (còn gọi là chùa Tháp) được xây dựng khá bề thế từ thời Lý và được
mở rộng vào thời Trần. Quy mô của chùa cho đến thế kỷ X V vẫn rất bề thế
và được coi là đại danh lam. Chùa Phổ Minh hồi đó có lưu giữ một vạc
đồng nặng trên 7 tấn, một trong “tứ đại khí” của Đại Việt xưa (cùng với
Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng đồng chùa Quỳnh Lâm). Vạc
đồng này đã bị quân Minh phá huỷ cùng các “đại khí” khác.
»


*

Với thời gian, sự tàn phá, cho đến nay chùa được tu sửa nhiều lần và
quy mô hẹp lại. Nhưng, các di vật của chùa ở thòi Trần còn khá nhiều.
Chẳng hạn, trong khuôn viên của chùa còn tới 96 chân cột bằng đá tảng
chạm hoa sen, nhiều đôi sóc tạc bằng đá. ở trước nhà bái đường có hai đôi
rồng đá thời Trần dù đôi rồng lớn ở đây đã bị cưa cổ phải thay vào 2 đầu
rồng thời Nguyễn. Điêu khắc gỗ đáng kể còn lại qua 7 thế kỷ là hai cánh
cửa ở gian chính giữa với hình rồng điển hình của thời Trần và hoa văn
sóng nước cùng hoa lá để, biểu tượng sự kết hợp quyền lực nhà vua và đạo
phật, giữa vương quyền với thần quyền. Chùa Phổ Minh hiện còn lưu giữ
khoảng 50 trong tổng số 120 pho tượng mà chùa từng có. Tấm bia đá lớn
được khắc năm 1668 ghi lại khá chi tfết lịch sử của chùa đồng thời cũng là
một công trình nghệ thuật có giá trị. Kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”
của chùa hiện nay với tam quan, nhà bia bái đường, thiên hương, thượng
điện, hành lang, nhà tổ... đều hoà nhập khéo léo với toàn bộ cảnh quan và
trở thành di tích có kiến trúc xưa còn giữ tương đối nguyên vẹn đến ngày
nay.

19


Song đáng kể nhất phải kể đến là tháp Phổ Minh, hiện có chiều cao
19,51m xây trên sân có cạnh 8,6m. Toàn bộ cây tháp vươn cao như từ một
bông sen đá. Bệ tháp xây bằng đá, phần trên là một kiệu đá. Mười ba tầng
tháp xây chổng phái trên kiệu hoàn toàn bằng gạch thành nhị cấp uốn
cong, thu nhỏ dần và kết thúc bằng một quả hồ lô. ở tất cả các tầng đều có
cửa ở 4 mặt theo kiểu cuốn tò vò. Tổng cộng có tới 52 cửa tò vò. Tất cả các
phần bệ, cửa đều được chạm khắc khá tinh vi mà phổ biến là hoa cúc, hoa
sen cách điệu sóng nước mây trời. Một số cạnh ngoài cửa được trang trí

hình -rồng hoặc hàng chữ “Hưng long thập tam niên” (năm Hưng long thứ
mười ba 1305). Theo truyền thuyết, tháp được xây dựng có đặt 7 viên xá lỵ
trong tổng số 21 viên sau khi thi hài Trần Nhân Tông được hoả táng (7
viên táng ở chùa Y ên tử, 7 viên táng ở chùa Phả Lại). So với nhiểu tháp
chùa được xây dựng trước đây thì tháp Phổ Minh vừa cao hơn vừa nguyên
vẹn hơn. Do được xây dựng với kỹ thuật cao nên dù tháp có trọng lượng
khoảng 70 0 tấn, đứng trên một tiết diện nhỏ khoảng 30 m2 trong vùng
đồng bằng chiêm trũng nhưng vẫn sừng sững suốt 700 năm qua. Đây là
một di vật quý, một đối tượng chiêm ngưỡng quan trọng bậc nhất cho
khách gần xa.
. Đền Trần và chùa Phổ Minh là di tích lịch sử - văn hoá có giá trị
nhất

ở Nam

Định và là tài nguyên du lịch đang và cần được khai thác cho

du lịch.

(D Phủ Giày:
Phủ Giày là tên gọi chung của các di tích được xây cất thờ bà Mẫu
Liễu Hạnh ở xã Kim Thái (Vụ Bản). Từ Quốc lộ 21 cách Nam Đinh 8 km
về phía Bắc, rẽ vào phía Tây Nam 11 km hoặc từ Nam Định theo Quốc lộ
10 cũng tới Phủ Giày.
Cụm di tích Phủ Giày có hai phủ ở thôn Tiên Hương và thôn Vân
Cát trong đó phủ Tiên Hương có kiến trúc quy mô, bẻ thế hơn. Phủ được
xây dựng dưới thời Lê Cảnh Trị (1663 - 1671) qua nhiều lần tôn tạo, đến
năm 1914, Tổng đốc Nam Định là Đoàn Triển đã cho mở rộng công trình
như hiện nay.


20


Phủ quay hướng Tây Nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Qua cầu đá
có hổ sen rộng là tới sân và k ế đó là Phương Du. Đó là toà nhà dàn hàng
ngang hai tầng thấp, tách mái. Các rưảng chạm khắc trên các cấu kiện rất
hài hoà, thanh thoát thể hiện hình rồng, hình phượng. Hồ sen kế tiếp được
bao bọc bằng đá lục lăng. Phủ chính có 4 cung: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ
tứ. Ở cung đệ tứ tập trung các nghệ thuật chạm khắc tinh vi với các hình
tượng: hổ phù, lân hỷ cầu, rồng phượng, vân án. ở các bức cổn, mễ nách
được chạm khắc hình tứ linh, tứ quý, ngũ phúc. Trên các cuốn thư, câu đối,
đại tự do các tiến sĩ, đốc học cúng tiến, có giá trị văn học, sử học. Cung đệ
nhị cũng được chạm trổ, trang hoàng khá lộng lẫy là nơi thờ bố, mẹ và
chồng Mẫu Liễu Hạnh.
Cung đệ nhất được coi là chính cung có một khám thờ lớn được
khảm trai bề thế. ở trong khám đặt 5 pho tượng được tạc từ thế kỷ X IX ,
tượng “Thánh phụ, thánh mẫu, tam toà thánh mẫu”.
Các công trình bao quanh phủ còn có nhà bia, nhà khách, nhà kho
tạo cho phủ kiểu kiến trúc “nội trùng thiền, ngoại chữ quốc”. Tổng số các
công trình ở phủ tới 19 toà nhà với 81 gian. Đây thường được coi là phủ
chính thu hút khách và nơi diễn ra lễ hội lớn hơn so với phủ Vân Cát.
Phủ Vân Cát quay hướng Tây Bắc, cũng theo kiểu kiến trúc “nội
trùng thiền, ngoài chữ quốc” và mặt trước là Ngọ Môn. Do bị hư hại nhiều,
hiện nay phủ Vân Cát còn lại 7 toà nhà với 30 gian lớn nhỏ. Nhưng các
hoa văn được thể hiện trên các cấu kiện gỗ vẫn là tứ linh, tứ quý rất tài
nghệ. Riêng Ngọ Môn được xây dựng'theo kiểu chồng diên ba tầng với các
cột trụ, gác lâu, tường hoa bao quanh nhiều văn bia đặt dưới cổng Ngọ
Môn.
Cũng như phủ Tiên Hương, phủ Vân cát cũng có 4 lớp thờ được gọi
là 4 cung.

Ngoài 2 phủ được coi là 2 di tích quan trọng nhất của Phủ Giày, còn
các di tích khác cũng góp phần làm nên sự phong phú, hấp dẫn trong quần
thể được coi là tài nguyên du lịch quý, điểm đến của du lịch Nam Định, du
lịch

ở Hà

Nam Ninh và đồng bằng Bắc Bộ.
21


Có thể kể đến lăng Bà Chúa Liễu được xây dựng vào năm 1938,
bằng đá xanh. Diện tích lăng là 625m 2 với 5 vòng vuông vắn, vòng ngoài
cũng có độ dài 2 gian. Các vòng trong ở những độ cao nông dần, tạo những
mảng sân bậc thang bao quanh phần mộ. Ở các vòng tường bao đền có cửa
từ 4 hướng Đông - Tây - Nam Bắc, trụ cổng bằng đá, trên đầu tạc hình nụ
sen. ở các vòng bao này, các mảng tường đều có chạm khắc công phu theo
từng chủ đề, từng vị trí: chữ Thọ, chữ Vạn, cẩm quy, chấn song con tiện...
Mộ bà chúa Liễu đặt trang trọng ở chính giữa, có hình bát giác với
đường chỉ viền quanh có 88 núm như 88 bông hoa được coi như những
“bầu sữa mẹ”. Đây cũng là nơi khách đến thường vào chiêm bái. Trong
lăng còn có 2 toà phương đăng cũng bằng đá, được xây cất công phu để
đặt bàn thờ Bà Chúa Liễu cùng với văn hoa ngợi ca công đức của bà.
Gần gũi với các di tích này, khách gần xa đến đây còn có thể vượt
hàng trăm bậc đá lên đỉnh núi Tiên Hương để chiêm bái đền Thượng (còn
được gọi là đền Mẫu Thượng Ngàn), ở từ đền có thể nhìn bao quát quần
thể Phủ Giày và cảnh quan ngoại mục quanh vùng. Ở gần đó, trên quả đồi
nhỏ có ngôi chùa, cây tháp 14 tầng (dù không cao lắm) và cây Hương bằng
đá có khắc bài kinh lễ Phật.
Gần núi Tiên Hương còn có ngôi chùa thờ Thiền sư Không Lộ (dân

gian quen gọi là đình ông Khổng) cũng là một di tích đáng quan tâm.
Nhìn chung, quần thể di tích Phủ Giày có giá trị lịch sử - văn hoá
cao và là tài nguyên du lịch nhân văn vật thể rất quan trọng của Nam Định
trong hoạt động du lịch ở địa phương cũng như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
(D

.

Chùa Cổ Lễ:

Từ trung tâm thành phố Nam Định, qua sông Đáy theo Quốc lộ 21

chừng 15 km về phía Đông - Nam sẽ tới thị trấn c ổ Lễ - huyện lỵ của
huyện Nam Trực. Chùa c ổ Lễ đặt ở nơi này. Đây là một di tích văn hoá
ỉớn của Nam Định của xứ Nam xưa. Tên chính của chùa là “Thần Quang
tự” (chùa Thần Quang) nhưng do được xây dựng tại c ổ Lễ nên nhân dân
thường gọi một cách rất quen thuộc là chùa c ổ Lễ.

22


Chùa được hoà thượng Phạm Quang Trung cho xây dựng vào tháng
11 năm 1920 trên nền xưa của những ngôi chùa nhỏ được xây dựng lâu
đời. Khuôn viên của chùa khá vuông vức, có sông nhỏ và hồ bao quanh tạo
nên cảnh quan hài hoà với vùng quê c ổ Lễ mà vẫn nổi bật lẽn, lôi cuốn
khách hành hương.
Chùa Cổ Lễ là một quần thể chùa, tháp hội quán, núi giả, sân gạch,
cầu cổng và tường bao khép kín.
Ngay trước cửa chùa là cây tháp rất cao và đổ sộ. Tháp cao 32 m với
12 tầng và một tầng đế xây tám mặt. ở tất cả các mặt đều đắp chữ Hán

những câu kinh Phật. Các cạnh tháp được đắp rồng. Tầng 2 và tầng 3 của
tháp được xây mái cong giả ngói ống. Ở các tầng trên có đế đắp cánh sen.
Toàn bộ tháp đặt trên lưng rùa mà đầu rùa hướng thẳng vào chùa. Trong
lòng tháp có cột trụ lớn xung quanh xây vườn cuốn. Bậc thang trong lòng
tháp kéo dài tới đỉnh tháp có trổ các cửa ra ngoài. Khách tham quan có thể
đứng trên đó ngắm toàn bộ cảnh chùa và xung quanh.
Qua chiếc cầu xây nhỏ, tới khu “Phật Giáo hội quán”. Đó là hai
đình lớn xây gạch từ 1936, trong phong trào “chấn hưng phật giáo”. Kiến
trúc hội quán có mái vòm cao, nóc mái đắp đầu đao và 4 góc mái đắp mặt
hổ phù. Bên trong hội quán có ngôi đềri nhỏ 3 gian để thờ Trần Quốc Tuấn
và hai cha con Đào Sư Tích và Đào Toàn Phú đỗ bảng nhãn và đỗ tiến sĩ
thế kỷ thứ X IV . Hai cha con đều người làng c ổ Lễ. Đó là niềm tự hào lớn
của ngưòi dân địa phương nên năm 1856 tiến sĩ Ngô Thế Vinh đã soạn văn
bia ghi lại văn nghiệp của cha con họ Đào. Văn bia được dựng trước đền.
Từ hội quán vào Chùa Chính (Thượng Điện) phải qua hai chiếc cầu
xây hình quả núi nhỏ có mái che. Trong chùa có quả chuông lớn cao 4,2
m, đường kính 2,2 m và nặng 9000 cân ía. Trên chuông có hoạ tiết cánh
sen, sóng nước tinh tế. Hai bên giải vũ đều đắp rồng. Thượng điện có cấu
trúc mái vòm, trần được trang trí bằng các hoạ tiết cây hoa lá... với màu
sắc rực rỡ trông như tấm thảm treo. Ở chính giữa Thượng điện, trên bệ cao
có tượng Phật Thích Ca ngồi thuyết pháp. Tượng cao tới 4 m, rộng 3,5 m
bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Các tượng khác nhỏ hơn.

23


Có điều khá độc đáo là ở Nhà Tổ của chùa có tượng thần sư Nguyễn
Minh Không, tượng hoà thượng Phạm Quang Tuyên là tác giả thiết kế của
quần, thể chùa c ổ Lễ. Nhiều hiện vật cỏ giá trị khác cũng được lưu giữ tại
chùa như trống đồng thời Lý, túi đựng đồng theo huyền thoại là của

Nguyễn Minh Không sang Trung Quốc lấy đổng, 4 thuyền bơi chải để thi
trong các dịp lễ hội giữa tháng 9 âm lịch hàng năm.
Chùa CỔ Lễ thực sự là tài nguyên du lịch nhân văn của Nam Định,
của Hà Nam Ninh với những giá trị lớn cần được khai thác có hiệu quả, lâu
dài.

©

Chùa Keo Hành Thiện:

Đây là sự trùng hợp khá thú vị vì ở hai bờ sông Hồng ranh giới giữa
Thái Binh và Nam Định đều có 2 ngồi chùa cùng có tên chữ là “Thần
Quang tự” và tên Nôm là “Chùa K eo”, được dựng cùng thời và ngoài thờ
phật còn cùng thờ đức thiền



Không Lộ thời Lý.

Chùa Keo Hành Thiện (chùa Keo hạ) nằm ở làng Hành Thiện, xã
Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Từ Nam Định, đi khoảng 20 km đến Lạc
Quần, qua sồng Ninh Cơ rẽ phải chừng 20 km là tới chùa Keo.
Cũng như chùa Keo Thái Bình, chùa Keo Hành Thiện ban đầu được
xây dựng vào thời Lý ở vùng Quán Các (Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định
ngày nay). Theo sử sách, đó là một quần thể đền chùa, cung điện nguy nga
lộng lẫy. Sau trên 500 năm tồn tại, năm 1611 trận lụt lớn trong vùng đã
chôn vùi quẩn thể đền chùa đã huy hoàng suốt 5 thế kỷ. Sau sự kiện này,
dân




ấp K eo (vì thế chùa được gọi nôm na là chùa Keo) phải dời di hai

nơi. Dân ở làng Dũng Nhuệ dời sang nơi ngày nay gọi là Duy Nhất, Vũ
Thư, Thái Bình. Dân ở làng Hạnh Cung (sau đổi là Hành Thiện thời Minh
Mạng) chuyển về vị trí như hiện nay. Cả 2 làng đều xây lại chùa Keo.
Chùa K eo Hành Thiện được gọi theo tên làng để phân biệt với chùa Keo ở
Thái Bình.
Chùa Keo Hành Thiện toạ lạc trong khuôn viên rộng chừng 5 mẫu
Bắc Bộ, bên bờ sông Hồng, nổi bật lên giữa cảnh quan sông hồ, làng mạc
24


và cánh đồng trải rộng. Qua cổng chùa tới một hổ bán nguyệt trồng sen,
nước xanh soi bóng những công trình kiến trúc vừa cổ kính, vừa thơ mộng.
G ác chuông trước chùa được dựng theo lối kiến trúc chồng diêm
theo kiểu tam quan nội 5 gian. Toàn bộ gác chuông cao7,5 m với dáng
thanh thoát: mũi cong, bờ cánh kẻ bẩy uốn lượn ở phía trên, gác chuông
được đỡ bằng 8 cột trụ lớn và 16 cột trụ nhỏ đứng trên các chân cột bằng
đá tảng được chạm khắc hình đoá sen nở. Những mảng cuốn

ở các

vì kèo,

cài then ngang, đố dọc để thể hiện mô tip điêu khắc gỗ thời Lê.Toàn bộ
gác chuông hơi mở ra ở phía trên theo kiểu “thượng gia hạ trừ” tạo cảnh
như toả rộng cùng tiếng chuông ngân nga. Gác chuông soi bóng xuống hổ
càng làm ngôi chùa thêm kỳ ảo. Từ ngoài vào, vói 2 đường kiệu lát gạch,




2 bên là 2 dãy tả vu và hữu vu gồm 40 gian nhỏ, cân xứng, ở đây, các cụm
kiến trúc, điêu khắc được thể hiện khá tài tình.
Từ hai bên trụ thần đao, các công trình kiến trúc được xây dựng một
cách đăng đối. Chùa được kết cấu theo kiểu nội công ngoại quốc phức hợp
trong đó đáng chú ý nhất là cụm kiến trúc chính. Năm gian tiền đường
thoáng rộng với mái cong điển hình ỗủa thời Lê, kế đến là 3 gian đệ nhị,
thượng điện thò Phật trên bệ cao đã được thể hiện rất tài khéo qua các
mảng chạm khắc gổ. Các mảng đố lụa, khung bạo, , con sơn, kẻ bẩy trong
kiến trúc chùa rất đặc sắc. Nổi bật nhất trong nghệ thuật điêu khắc gỗ



chùa là 3 bộ cánh cửa với tổng số 10 cánh được chạm khắc thể hiện 10 chủ
để khác nhau. Kỹ thuật chạm bong kênh đã đạt tới trình độ điêu luyện vói
hình: long cuốn thuỷ, ly ngậm ngọc, phượng ngậm hoa, tứ linh, tứ quí,
nghê đội nóc đao, lá hoa, đao mác, may uốn lượn... Hình tượng rồng khá
đa dạng, từ cách điệu đến ẩn dụ trong các trạng thái sống động vừa thể
hiện nét đặc trưng của rồng thời Hậu Lê vừa pha yếu tố điêu khắc dân gian
vùng châu thổ sông Hổng.

.

.

Sau chùa chính thờ phật với các bức tượng được tạc bề thế đặt trên
và thượng điện, còn một công trình khách rất đáng chú ý là đền Thánh thờ
Thiền sư Không Lộ với 3 toà quy mô. Kiểu kiến trúc của đền là “thượng
bò cuốn, hạ kẻ bẩy” một cách hài hoà. Trong đền, các hốc liền, cuốn thư, y


25


môn, cửa võng đều được chạm khắc hoa văn khá công phu. Bức tượng
Thiền sư Không Lộ trên cao trông uy nghiêm với vẻ mặt siêu thoát.
Ở sau cùng là 10 gian nhà tổ nối với tường hậu, tạo cho chùa khuôn
viên trang nghiêm u tịch.
Chùa Keo Hành Thiện cũng còn lưu giữ được những hiện vật có giá
trị có niên đại từ thế kỷ

x v n như án thư, sập thờ, tượng pháp, nhiều

chuông, khánh, văn bia, câu đối, hoành phi...
Cho dù được tôn tạo nhiều lần, chùa Keo Hành Thiện vẫn giữ được
nét kiến trúc, điêu khắc truyền thống. Ngoài các ngày sóc, vọng, các ngày
tuần, hàng năm chùa Keo Hành Thiệri có hai lễ hội lớn là lễ hội Xuân mở
vào tết Nguyên đán và hội lễ tháng chín mở vào các ngày 13, 14 và 15 âm
lịch để kỷ niệm Thánh tổ Không Lộ. Sau các nghi lễ chính thức, các trò
chơi, diễn xướng thưòng gắn với các sinh hoạt văn hoá dân gian của cư dân
nông nghiệp. Lễ hội thu hút rất đông khách hành hương gần xa.
Chùa Keo Hành Thiện còn được biết đến như một tài nguyên du lịch
có giá trị vì toạ lạc ở một làng cũng rất nổi tiếng: làng Hành Thiện. Đây là
một làng có rất nhiều nghề truyền thống và sự sáng tạo của cư dân đã có từ
lâu, thể hiện trên các sản phẩm in đậm dấu ấn nông nghiệp lúa nước mà
các thế hệ dân cư đã thể hiện. Hành Thiện cũng là nơi sinh của một nhà
cách mang, một lãnh tụ xuất sắc của'Đảng và Nhà nước Việt Nam: Đồng
chí Trường Chinh. Nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh không xa chùa
K eo cũng là di tích lịch sử quý giá và là tài nguyên du lịch của Nam Định,
của Hà - Nam - Ninh.

©

Chùa Lương - cầu Ngói:

Chùa Lương và cầu Ngói đều năm trên đất của làng Quần Anh, xã
Hải Anh, huyện Hải Hậu cách thành phố Nam Định khoảng 50m về phía
Đông Nam. Cách đây 5 thế kỷ, người dân v iệ t đã đến đây khai hoang, lấn
biển (bốn người có công đầu là Trần Vu, Hoàng Gia, Vũ Chi, Phạm Lập)
mở rộng làng xã. Lúc đầu xã có tên là ấp Quần Cường, sau đổi là Quần
Phương, xã Thượng, Quần Anh, nay'đổi là Hải Anh. X ã ở ven biển nên
dân cư ở đây vừa thạo nghề ngư, vừa giỏi nghề nông.

26


Chùa Lương được xây dựng vào đầu thế kỷ X V I thờ vua Lê Hồng
Thuận cùng vói việc khai hoang lấn biển đạt kết quả tốt. Tên chữ của chùa
là Phúc lâm tự. Ban đầu chùa có quy mô nhỏ, qua nhiều lần trùng tu, tôn
tạo, mở rộng, đến đầu thế kỷ X X chùà có quy mô lớn như ngày nay. Hiện
nay chùa có quy mô lớn tói gần trăm gian (nến chùa còn có tên là chùa
Trăm gian) được xây dựng theo thế chữ “nội công ngoại quốc” phức hợp.
Song điều đáng chú ý nhất là chùa in dấu ấn của nhiều phong cách kiến
trúc các thế kỷ mà đậm nét nhất là của thế kỷ X V II; x v i n . Trên thế đất
đẹp, ngôi chùa nổi bật lên hoành tráng và hài hoà với cảnh quan làng xã
xung quanh. Ở phía trước chùa có hồ nước xanh trong soi bóng Tam quan
và chiếc trụ biểu lớn mang tên “Thiên thạch đài trụ”, soi bóng hàng cây cổ
thụ cả trăm tuổi. Ở khu vực chính của chùa tập trung các công trình kiến
trúc tiêu biểu nhất: Tiền đường, Tam bảo, gác chuông, Thượng điện cùng
với hai dãy Tả vu, Hữu vu được gắn Jcết bằng kiểu giang mái, bắt vần để
tạo nên một sự nối liền nhau của tổng thể công trình.

Tiền đường của chùa có năm gian lớn, in đậm nét phong cách kiến
trúc thời Hậu Lê với sự phát triển bề thế của chiều ngang các gian, tạo cho
công trình dáng thấp, chắc và mái cong mềm mại. Khuôn thước kiến trúc
theo lối: kẻ bẩy, câu đầu, trụ non vốn điển hình của thế kỷ X V II. Tam bảo,
Thượng điện đặt tượng Phật khá đẹp nhưng chủ yếu mang phong cách điêu
khắc thế kỷ

xvm

và X IX . Các đầu đao, con kiền, trụ, con sơn, đấu, giá

chiêng trong chùa đều tinh tế, thể hiện sự tài hoa của cha ông ta xưa. Hầu
hết các khung gỗ trong kết cấu công trình vẫn chắc, khoẻ, thanh thoát dù
đã qua mấy thế kỷ. Các hình tượng lọng, ly, quy, phượng, tùng, cúc, trúc,
mai được thể hiện hoa văn trên cuốn thư, đại tự, y môn, cửa võng, đẩu đao
rất đặc sắc, đặc biệt là hình tượng rồng ở nhiều tư thế khác nhau: rồng
chầu mặt nguyệt, rồng cuốn thuỷ, rồng vuốt râu, rồng ngậm ngọc, rồng
bay, trúc hoá rồng... cùng với hình hổ phù oai phong. Các vật liệu xây chùa
ngoài gỗ là gạch Bát Tràng vuông cỡ 30 X 30cm và ngói vẩy vốn rất quen
thuộc trong các kiến trúc đền chùa, đình miếu Việt Nam. Tổng số có 49
gian ở khu chính.

27
*


×