Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Nguồn tài nguyên biển trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.7 KB, 21 trang )







NGUỒN TÀI NGUYÊN BIỂN TRONG
"CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020"















MỞ ĐẦU
"Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư BCHTW Đảng Khóa X về Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020" đã nêu rõ Mục tiêu "Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực
kinh tế, xã hội, khoa học&công nghệ, tăng cường cũng cố quốc phòng, an ninh, làm cho
đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên
biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước...".
Tài liệu sau đây giới thiệu khái quát về tầm quan trọng của nguồn tài nguyên biển
và đại dương đối với nhân loại, kinh nghiệm một số nước trong việc xây dựng phát triển


kinh tế biển. Khái quát nguồn tài nguyên biển của nước ta, phân tích những mặt hạn chế
và những lợi thế để lý giải tính khả thi trong việc triển khai thực hiện “Chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020" do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Xin trân trọng giới thiệu để các Đ/c tham khảo.

















I. BIỂN VÀ ĐAI DƯƠNG ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI
Biển và đại duơng thế giới là một kho tài nguyên sinh vật tự nhiên vô cùng to lớn,
với diện tích khoảng 360 triệu km2, chiếm 71% diện tích bề mặt Trái đất. Theo các nhà
dinh dư¬ỡng học quốc tế phân tích thì sản phẩm biển là loại thực phẩm Anbumin cao,
chứa mở thấp, có công năng bổ não, tăng tuổi thọ, phòng chữa nhiều bệnh và đảm bảo vẻ
đẹp cho con ngư¬ời. Biển và đại dương chứa khoảng 1,5 tỷ km3 nước, bằng 97,3% toàn
bộ lượng nước của hành tinh. Theo tính toán của các nhà khoa học, trong lòng biển và đại
dương thế giới có khoảng 180.000 loài thực vật và 20.000 loài động vật, trong đó đã phát
hiện hơn 400 loài cá và hơn 100 loài hải sản có giá trị kinh tế cao (có tài liệu công bố:

“trong thế giới đại dương có 26.000 tỷ tấn tài nguyên sinh vật, có khoảng 50 vạn loại
động vật sống trong biển và ven bờ; 1,35 triệu loại thực vật”). Ngoài ra còn có khoảng
260 loài chim sống gắn bó với biển và đại dương. ước tính sức sản xuất nguyên khai của
biển và đại dương khoảng 500 tỷ tấn sinh khối/năm, trong đó sản lượng cá biển ước tính
khoảng 600 triệu tấn/năm. Hiện nay, sản lượng khai thác hải sản của thế giới mới đạt trên
100 triệu tấn/năm. Như vậy, biển và đại dương còn tiềm năng rất lớn mà con người chưa
khai thác đến.
Về tài nguyên khoáng sản, trong biển và đại dương chứa đựng gần như tất cả các
loại khoáng sản đã được phát hiện trên đất liền, trong đó nhiều loại đã được khai thác như
dầu mỏ, khí thiên nhiên, than, sắt, cát, silic, thiếc, inmenit, rutin... Đặc biệt dầu khí và các
kết cuội sắt-măngan, các mỏ sunfit đa kim khổng lồ dưới đáy biển và đại dương được coi
là khoáng sản quan trọng nhất. Về trữ lượng, theo số liệu thăm dò dưới đáy biển có
khoảng 25-30 tỷ tấn dầu, khoảng 14-15 ngàn tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 26% tổng trữ
lượng dầu mỏ và 23% trữ lượng khí thiên nhiên của toàn thế giới. Tổng trữ lượng kết
cuội sắt-mangan trên bề mặt các đáy đại dương ước tính lên tới 3.000 tỷ tấn, trong đó khu
vực Thái Bình Duơng ước đạt khoảng trên 1.700 tỷ tấn, trong đó chứa khoảng 207 tỷ tấn
sắt, khoảng 43 tỷ tấn nhôm, khoảng 10 tỷ tấn titan, 1,3 tỷ tấn chì... Ngoài ra còn có các
mỏ sunfit đa kim nằm dọc theo các dãi núi ngầm giữa đại dương cũng là những mỏ kim
loại khổng lồ chứa tới 11% đồng; 0,8% kẽm và các chất bạc, chì, molipden, thiếc...
Trong lòng biển còn chứa đựng một nguồn năng luợng tái tạo khổng lồ, đó là
nguồn năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng dòng chảy, năng lượng nhiệt
biển... Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng quốc tế, hàng năm biển và đại
dương có thể cung cấp cho nhân loại hàng chục tỷ MW điện năng, trong đó năng lượng
thủy triều ước đạt 1 tỷ MW, năng lượng sóng khoảng 2-3 tỷ MW, năng lượng do chênh
lệnh nhiệt độ nước biển ước đạt 2 tỷ MW, năng lượng do chênh lệch độ mặn nước biển
khoảng 2,6 tỷ MW và năng lượng hải lưu khoảng 5 tỷ MW... Với tiềm năng to lớn của
biển và đại dương nên từ nhiều thập kỷ nay đã có trên 100 nước và lãnh thổ tham gia
thăm dò, khai thác nguồn lợi biển.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy để xây dựng các ngành kinh tế biển mạnh,
trước hết cần xây dựng những “căn cứ địa” ven bờ như khu công nghiệp chế biến các loại

sản phẩm hải sản, khu công nghiệp cảng, khu công nghiệp hải dương học, khu công
nghiệp du lịch, khu công nghiệp khai thác khoáng sản biển, khu công nghiệp phục vụ các
loại dịch vụ biển... Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... đều đi theo
con đường đó nên các vùng duyên hải của họ đã trở thành các vùng phát triển nhất của
nền kinh tế. Một số nước và vùng lãnh thổ nhỏ như Singapo, Ha-oai, Hồng Công (Trung
Quốc)... tuy tài nguyên nghèo nàn nhưng họ đã dựa vào ưu thế của biển để phát triển
mạnh các dịch vụ như cảng biển, không gian biển, du lịch biển... và đã đạt được những
thành tựu kinh tế biển to lớn.
Quan sát các hoạt động khai thác tài nguyên biển của các quốc gia có biển đều cho
thấy ”Để đạt được hiệu quả kinh tế cao” họ đều “Phải sử dụng công nghệ cao” trong hàng
loạt các hoạt động thăm dò và khai thác biển như: Công nghệ khai thác năng lượng biển;
Công nghệ thăm dò và khai thác hải sản xa bờ; Công nghệ sinh vật biển, nghiên cứu chủ
yếu để tạo ra các giống nuôi trồng mới ưu việt, các giống có tính đột phá để đẩy mạnh
quá trình nuôi sản phẩm biển; Công nghệ khai thác các loại dược phẩm, nghiên cứu vai
trò tính tự nhiên của sinh vật biển, từ trong các sinh vật biển rút ra những kháng khuẩn,
các chất độc kháng bệnh, kháng khối u, kháng già hoá, tạo nên những dược phẩm mới và
thực phẩm dưỡng sinh tốt; Công nghệ thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản đáy biển,
nhất là công nghệ khai thác dầu khí, công nghệ khai thác kim loại đáy biển; Công nghệ
tổng hợp tài nguyên biển, trong đó có công nghệ làm nhạt nước biển, công nghệ tách, rút
các nguyên tố: K, Br, Li, U từ nước biển; Công nghệ thăm dò môi trường biển để tăng
khả năng dự báo về môi trường biển, đề phòng thiên tai, tăng năng lực bảo vệ môi trường
biển…
Tóm lại, các nước trên thế giới đều chú trọng hướng vào xây dựng và phát triển
các ngành kinh tế biển chủ yếu, đó là: Phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong khảo
sát, điều tra, thăm dò tài nguyên biển và đại dương; Khai thác và chế biến hải sản; Thăm
dò và khai thác dầu khí; Thăm dò và khai thác khoáng sản biển; Du lịch biển; Dịch vụ
cảng biển và không gian biển; Công nghiệp tầu thuỷ và vận tải biển… Đồng thời chú
trọng đến khả năng dự báo, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường biển.
II. BIỂN ĐÔNG
Biển Đông là cửa ngõ thông ra thế giới, là "mặt tiền", là nhân tố đảm bảo lợi thế

địa - chiến lược trọng yếu của nước ta, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Biển Đông là một biển lớn nửa kín, được bao quanh bởi lục địa phía Tây và các đảo,
quần đảo ở phía Đông. Theo Văn phòng Thủy đạc Quốc tế, ranh giới phía Bắc của Biển
Đông là đường thẳng nối điểm cực Bắc của lãnh thổ Đài Loan và bờ biển lục địa Trung
Quốc, ranh giới phía Nam nằm giữa các đảo Sumatra và Kalimanta. Biển Đông được bao
bọc bới các nước: Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Thái
Lan, Cămpuchia, Singapo và lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông có diện tích 3.447.000 km2,
chiều dài khoảng 1.620 hải lý, chiều rộng, nơi rộng nhất khoảng 459 hải lý, độ sâu trung
bình 1.140 m. Biển Đông được bao bọc bởi hệ thống các đảo, quần đảo nên tạo ra các eo
biển nối liền với các biển, đại dương xung quanh và có những eo biển ở vị trí hết sức
quan trọng như:
• Eo biển lãnh thổ Đài Loan nối liền Biển Đông với biển Trung Quốc, biển Nhật
Bản trước khi thông ra Thái Bình Dương. Eo biển này có chiều dài 200 hải lý,
chiều rộng khoảng 100 hải lý, độ sâu từ 40m đến 70m, vận tốc dòng chảy 3-5 hải
lý/giờ.
• Eo biển Singapo nối Biển Đông với eo biển Malacca, có chiều dài 60 hải lý, chiều
rộng 2,5-10 hải lý, độ sâu từ 22m đến 157m, biên độ thuỷ triều từ 3m đến 3,5m,
vận tốc dòng chảy 0,4-1,4 hải lý/giờ.
• Eo biển Malacca nối liền Singapo với Ấn Độ Dương, có chiều dài 430 hải lý,
chiều rộng 20-150 hải lý, độ sâu từ 25m đến 151m, biên độ thuỷ triều từ 2,5m đến
5m.
Xung quanh Biển Đông có nhiều Vịnh quan trọng như Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái
Lan, Vịnh Cam Ranh, Vịnh Xubích, Vịnh Manila..., trong đó có 2 Vịnh lớn là Vịnh Bắc
Bộ (có diện tích khoảng 130.000 km2), Vịnh Thái Lan (có diện tích khoảng 210.000
km2).
Trong khu vực Biển Đông có những cảng quan trọng như Manila (Philippin),
Singapo (Singapo), Hải Phòng và Sài Gòn (Việt Nam), Trạm Giang và Hồng Kông
(Trung Quốc), Cao Hùng (Đài Loan), Kelang và Pinang (Malaixia), trong đó cảng
Singapo và cảng Hồng Kông vào loại cảng lớn và hiện đại. Cảng Hồng Kông có chiều dài
9km, độ sâu là 12,1m, có khả năng tiếp nhận 35 tầu cùng một lúc, lưu lượng hàng hoá

vận chuyển qua cảng hàng năm là 20 triệu tấn. Cảng Singapo lớn nhất Đông Nam Á,
đứng thứ tư thế giới, có chiều dài 7 km, độ sâu 14m, có khả năng tiếp nhận 30 tàu cùng
một lúc, lưu lượng hàng vận chuyển trên 60 triệu tấn/năm. Gần đây cảng Singapo đã
được nâng cấp và trở thành cảng Container lớn thứ hai thế giới, ước tính 85% tầu đi qua
eo biển Singapo đều cập cảng để tiếp dầu, sửa chữa, thay thế thuyền viên.
Biển Đông nằm án ngữ trên các tuyến đường hàng hải, hàng không huyết mạch
của thế giới, thông thương giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, giữa châu Âu, châu
Phi, Trung cận Đông với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Trong tổng số 10 tuyến
đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới hiện nay, có tới 5 tuyến đi qua Biển Đông
hoặc có liên quan đến Biển Đông, đó là:
- Tuyến đường biển từ Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê, Trung
Đông đến Ấn Độ, Đông Á, đến bờ Đông Bắc Mỹ và vùng Caribe.
- Tuyến đường biển từ Đông Á đến Ôxtrâylia, New Zealand...
- Tuyến đường biển Bắc Thái Bình Dương: Từ Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông
Nam Á.
- Tuyến đường biển từ Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và
vùng Caribe.
- Tuyến đường biển từ Trung Đông đến Đông Á, Ôxtrâylia và New Zealand.
Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Biển Đông là con đường biển nhộn
nhịp vào loại thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải), trung bình mỗi ngày có từ 250-300
tầu biển các loại đi qua lại trên Biển Đông, trong đó có hơn 50% tầu trọng tải trên 5.000
tấn và khoảng 15% tầu biển cỡ lớn có trọng tải trên 30.000 tấn. Nhiều nước trong khu
vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Singapo... phụ
thuộc rất lớn vào con đường biển này. Theo đánh giá, hàng năm có khoảng 70% khối
lượng dầu mỏ nhập khẩu (từ Trung Đông và Đông Nam Á) và khoảng 45% khối lượng
hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển trên các tuyến đường biển qua Biển
Đông. Trung Quốc cũng coi Biển Đông là địa bàn chiến lược trong thương mại quốc tế,
khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu của nước này được vận chuyển bằng
đường biển qua Biển Đông. Đối với Mỹ, tuy nằm cách Biển Đông nửa vòng Trái đất
nhưng vẫn coi Biển Đông là con đường chiến lược của mình đi từ Thái Bình Dương qua

Ấn Độ Dương đến Trung Đông.
III. BIỂN VIỆT NAM
Vùng biển Việt Nam có lợi thế là nằm ngay trên một số tuyến hàng hải chính của
quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến hàng hải đi qua eo biển Malasca và Singapo, là
một trong những tuyến đường biển có số tầu qua lại nhiều nhất trên thế giới. Mặt khác,
bờ biển nước ta rất gần các tuyến đường hàng hải đó (nơi gần nhất chỉ cách khoảng 100
hải lý) nên rất thuận lợi trong việc phát triển thương mại quốc tế. Bờ biển nước ta có
chiều dài trên 3.620 km, vùng bờ biển được bao bọc bởi hệ thống đảo ven bờ, gồm trên
2.773 đảo lớn, nhỏ, tạo nên đới chuyển tiếp giữa đất liền và biển. Căn cứ vào Công ước
Quốc tế và Luật Biển năm 1982, Nhà nước ta đã công bố đường cơ sở để từ đó tính lãnh
hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Theo đó, diện tích vùng biển Việt
Nam bao gồm: Nội thủy, lãnh hải 226.000 km2 và vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu
km2.
Có thể nhận thấy rõ rằng vùng biển và dải ven biển nước ta có vị trí chiến lược vô
cùng quan trọng trong phát triển kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Vì vậy, Đảng và
Nhà nước ta đã có những chủ trương, Nghị quyết quan trọng về biển và dải ven biển:
Ngày 5/06/1993, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 03 NQ/TW đề cập đến việc phát triển kinh tế
biển, đã nêu rõ "Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong
khu vực vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi
đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và
môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển". Chỉ thị 20
CT/TW ngày 22/09/1997 của Bộ Chính trị khẳng định: "Vùng biển, hải đảo và ven biển
nước ta là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng và môi
trường sống; có nhiều lợi thế phát triển và là cửa ngõ lớn của nước ta để đẩy mạnh giao
lưu quốc tế, thu nhút đầu tư nước ngoài". Ngày 09 tháng 02 năm 2007, Hội nghị lần thứ
Tư BCHTW (khóa X) đã ra Nghị quyết về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020"
(sau đây xin được gọi tắt là “Chiến lược biển”), Nghị quyết nêu rõ: "Đến năm 2020, phấn
đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc
chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh".

Trên cơ sở phân tích các kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học xác định các
nguồn tài nguyên biển, đó là cơ sở, là tiền đề quan trọng để chúng ta tin tưởng rằng, nước
ta có đầy đủ các điều kiện để phát triển toàn diện "Chiến lược biển":
1/ Tài nguyên khoáng sản biển và dải ven bờ
Tài nguyên dầu khí: Nước ta nằm trong khu vực có tiềm năng dầu khí không nhỏ,
tại vùng biển và thềm lục địa nước ta đã xác định được nhiều bể trầm tích có triển vọng
dầu khí, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá là có triển vọng dầu
khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất. Tổng trữ lượng dầu khí tiềm năng của toàn thềm
lục địa của nước ta dự báo khoảng 2,5 - 3 tỷ tấn quy đổi (gồm khoảng 1 tỷ tấn dầu và
khoảng 1.500 tỷ m3 khí).
Tài nguyên khoáng sản dải ven bờ: Than đá, phân bố dọc theo ven biển Hòn Gai-
Cẩm Phả và kéo dài ra các đảo. Trữ lượng than đá ven biển Quảng Ninh khoảng 3 tỷ tấn,
cho phép khai thác hàng chục triệu tấn /năm. Tại đảo Kế Bào mới phát hiện mỏ than lớn
với trữ lượng 120 triệu tấn. Than nâu, phân bố ở độ sâu từ 300-1.000 m thuộc Đồng bằng
Sông Hồng và kéo dài ra biển với trữ lượng dự đoán hàng trăm tỷ tấn, đây là nguồn năng
lượng dự trữ lớn của nước ta. Than bùn, phân bố rải rác dọc ven biển các tỉnh Thanh Hóa,
Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đã Nẵng, Cà Mau..., đặc biệt là tập trung
lớn ở vùng U Minh, với trữ lượng trên 100 triệu tấn. Quặng sắt, tại dải ven biển nước ta
đã phát hiện ra hàng chục mỏ và điểm quặng có quy mô khác nhau, trong đó quan trọng
nhất là mỏ than Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng 580 triệu tấn, chiếm 65% trữ lượng sắt
của cả nước, hàm lượng quặng đạt 60-65%, đảm bảo nguyên liệu cho cơ sở luyện kim
quy mô lớn. Sa khoáng Titan, với trữ lượng dự đoán khoảng 13 triệu tấn, chủ yếu tập
trung ở các khu vực Bình Ngọc, Sầm Sơn, Kỳ Anh, Cát Khánh, Hàm Tân...Cát thủy tinh,
trữ lượng ước tính hàng trăm tỷ tấn, các mỏ lớn như Vân Hải, Ba Đồn, Nam Ô, Thủy
Triều, Hòn Gốm...hàm lượng SiO2 có mỏ đạt tới 99,8%, có thể sử dụng làm nguyên liệu
để sản xuất các loại thủy tinh cao cấp và vật liệu khác. Các khoáng sản khác như đá vôi,
đá xây dựng, đá ốp lát, cao lanh... phân bố ở khắp các địa phương ven biển. Đây cũng là
nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp xi măng, sản xuất vật liệu
xây dựng có ý nghĩa lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương ven
biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

2/ Tài nguyên hải sản
Nguồn lợi cá biển, theo thống kê chưa đầy đủ, tại vùng biển nước ta đã phát hiện
được hơn 2.000 loài cá khác nhau, song chỉ có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế, đặc biệt
trong số đó có hơn 50 loài có giá trị kinh tế cao. Về thành phần loài, theo kết quả điều tra
cho thấy, số loài cá nổi chiếm ưu thế (khoảng 73%), so với cá đáy và cá gần đáy (chỉ
27%); số loài mang tính chất sinh thái gần bờ 83,2%, số loài mang tính chất đại dương
chỉ chiếm 16,8% tổng số loài. Về trữ lượng, cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu đã
đưa ra các kết quả đánh giá khác nhau, song nhìn chung đều cho rằng trữ lượng cá của
vùng biển nước ta trên dưới 3 triệu tấn và khả năng khai thác hàng năm là từ 1,1 đến 1,4
triệu tấn. Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng (Bộ Thuỷ Sản cũ) đã đánh giá trữ lượng cá
biển của nước ta khoảng 3,07 triệu tấn, trong đó cá đáy là 822, 8 ngàn tấn (chiếm 26,8%),
cá nổi nhỏ là 1.740 ngàn tấn (chiếm 56,6%) và cá nổi đại dương là 510 ngàn tấn (chiếm
16,6%). Khả năng khai thác tối đa hàng năm là 1,43 triệu tấn, trong đó cá đáy là 329,1
ngàn tấn (chiếm 23,1%), cá nổi nhỏ là 867,5 ngàn tấn (60,8%) và cá nổi đại dương là 230
ngàn tấn (16,1%).
Khả năng khai thác lớn nhất là khu vực có độ sâu từ 21m đến 50 m, chiếm 53%
tổng khai thác toàn vùng biển, khai thác ở khu vực có độ sâu từ 51 m đến 100 m chiếm
24% và khu vực ven bờ có độ sâu từ 20 m nước trở vào chỉ chiếm 18%. Khả năng khai
thác trên từng vùng biển như sau:
- Vùng biển Vịnh Bắc Bộ: 256.092 tấn, chiếm 17,9%.
- Vùng biển Trung Bộ: 298.998 tấn, chiếm 21%.
- Vùng biển Đông Nam Bộ: 415.952 tấn, chiếm 29,2%.
- Vùng biển Tây Nam Bộ: 233.075 tấn, chiếm 15,6%.
- Vùng gò nổi, cá nổi đại dương: 232.500 tấn, chiếm 16,3%.
Hiện nay, chúng ta đã xác định được 15 bãi cá tập trung lớn, trong đó có 12 bãi cá
ở khu vực gần bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Đó là những khu vực có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển nghề cá ở nước ta.
Nguồn lợi hải sản khác
Ngoài các loài cá, vùng biển và dải ven bờ nước ta còn có các loài hải sản khác khá
phong phú, đặc biệt là:

- Tôm, có giá trị kinh tế cao, tiềm năng khai thác lớn. Tôm ở khu vực biển nước
ta, nhất là dải ven bờ rất đa dạng, gồm 75 loài, thuộc 6 họ tôm: Tôm he, tôm
hùm, tôm rồng, tôm gai, tôm vỗ và moi biển, trong đó tôm he chiếm vị trí cao
nhất về số loài (60 loài) và giá trị xuất khẩu. Tôm phân bố rộng khắp ở các khu
vực gần bờ từ Quảng Ninh đến Cà Mau, Kiên Giang. Các khu vực tập trung
chính là ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng, Cửa La Bạt, Thanh Hóa, Nghệ An,
Quảng Ngãi, Ninh Thuận, đặc biệt là ven biển Nam Bộ từ Vũng Tàu đến Rạch
Giá. Theo kết quả đánh giá của Viện Nghiên cứu Hải sản, trữ lượng tôm biển
nước ta có khoảng 52,6 - 58,1 ngàn tấn, khả năng khai thác hàng năm khoảng
30 ngàn tấn, trong đó khai thác ở độ sâu dưới 30 m chiếm 36,5% và ở độ sâu
trên 30 m chiếm 63,5%.
- Mực, cũng chính là đối tượng khai thác và xuất khẩu chính của biển. ở vùng
biển nước ta, mực có tới 25 loài, trong đó mực ống và mực nang là 2 loài có
sản lượng và giá trị kinh tế cao nhất. Mực phân bố rộng, hầu như khắp vùng
biển từ Bắc vào Nam, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng biển Trung Bộ và
Đông Nam Bộ, đặc biệt là từ Khánh Hòa đến Vũng Tầu. Trữ lượng mực ước

×