Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Những khó khăn và thuận lợi trong việc áp dụng các công cụ kinh tế vào công tác quản lý môi trường ở việt nam và đề xuất giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.14 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NH IÊN
***************

“NHỮNG KHÓ KHĂN VẢ THUẬN LỢI TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC
CÔNG CỤ KINH TẾ VÀO CỒNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ở VIỆT
NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC”

Mã số: QT 02- 03

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: TS.VŨ QUYẾT THẮNG

Đ Ạ I HỌC Q U Ố C G iA HA NÔI Ị
TRUNG TÃM THÒNG TIN THU VIỆN i

D l

HÀ NỘI - 2003

/

3

f V


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NH IÊN
fe**************

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC


CÔNG CỤ KINH TẾ VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ở VIỆT
NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
MÃ SỐ: QT 02-03

Chủ trì đê tài:

T.S.Vĩi Quyết Thắng

Các cán bộ tham gia:
ThS. Lê Minh Toàn
ThS. Đào Thị Hiền
ThS. Đàm Duy Ân
CN. Phạm Văn Quản

:V

1'

HÀ NỘI - 2003

-2 -


PHẦN I. TÓM TẮT BÁO CÁO
1. TÊN ĐỀ TÀI:
Những khó khăn và thuận lợi trong việc áp dụng các công cụ kinh tế vào công tác quản lý
môi trường ở V iệt nam và đề xuất giải pháp khắc phục
2. CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI:

TS Vũ Quyết Thắng


3. CÁC CÁN BỘ THAM GIA:
ThS. Lê Minh Toàn; ThS. Đào Thị Hiền, ThS. Đàm Duy Ân; CN. Phạm Văn Quân
4. MỤC TIÊU V À NỘI D UNG NGHIÊN CÚU:
Từ nghiên cứu tổng quan về vai trò của công cụ kinh tế và hiện trạng áp dụng chúng, đưa
ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng công cụ kinh tế trong QLMT ở
Việt nam.
5. CÁC KẾT QUẢ Đ Ạ T ĐƯỢC:
Được thể trên những nội dung cụ thể sau: (1) Tổng quan về công cụ kinh tế và kinh
nghiệm áp dụng trong QLMT trên thế giới,; (2) Một số vấn đề trong sử dụng công cụ KT
ở Việt nam hiện nay; (3) Đ ề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
6 . TÌNH HÌNH KINH PHÍ CỬA ĐỀ TÀI: 10 triệu ĐVN

ĐON VỊ QUẢN LÝ

C ơ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
PHÓ HlỀu TRƯỚNG

CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI


EXECUTIVE SUMMARY

Title'.
Problems in applying econom ic intruments in Vietnam and suggestion for improving its
effectiveness.

Code: QT 02-03
Project cordinator: Dr. Vu Quyet Thang
Key partner:

MSc. Le Minh Toan; MSc Dao Thi Hien, MSc. Dam Duy An; BSc. Pham Van Quan

Objectives:
Making suggestions for improving effectiveness
environmental management in ViclNam.

of

econom ical

instruments

in

Main results:
(1) Overview on the status o f econom ic instruments and its application in
environmental management on the world;
(2) Problems in applying economic instruments in environmental manegement in
Vietnam,
(3) Reccommendations for improving its effectiveness.

4


PrlẰM il TOÀN VĂN SẢO CÁO KHOA HOC
«

'' I

-5-



MỤC LỤC
M ở đ ầ u .................................................................................... .!........................................................................8

Mục tiêu của đề tài:................................................................................................................... 8
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 9

I. Tổng quan về công cụ kỉnh tê trong quản lý môi trường.............................................10
1.1. Công cụ quản lý môi truờng.................................................................................................. 10
1.2. Các nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng các công cụ kinh tế trong QLM T............10
1.3. Một số công cụ kinh tế được áp dụng trong QLM T........................................................13
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.......... 18
1.4.1. Kinh nghiệm sử dụng các công cụ kinh tế của các nước phát triển.....................18
1.4.2. Kinh nghiệm sử dụng các công cụ kinh lế của các nirớc đang phát triển ........ 29
1.5. Bài học cho việc sử dụng công cụ kinh tế trong QLMT đối với Việt n a m ................34

II. Hiện trạng áp đụng các công cụ kinh tê trong QLMT ở Việt Nain.......................... 37
2 .1. Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng trong QLMT ở Việt Nam...................... 37

2.1.1. T h u ế:.................................................................................................................................... 37
2.1.2. Phí. lệ p h í:............................................................................................. 1............................38
2.1.3. Công cụ ký quỹ, đặt c ọ c .................................................... *........................................... 40
2.1.4. Quỹ môi tnrừng.................................................................................................................. 42
2.2. Nghiên cứu trường hợp..............................................................................................................43
2.2.1. Quỹ Môi trường ngành Than Việt N a m .......................................................................43
2.2.2. Cư ch ế nhân sự điều phối và quản lý Quỹ Môi Irường Than Việt Nam ............. 45
2.2.3. Cơ ch ế hạch toán tài chính Quỹ Môi trường Than V iệt N am ................................47
2.2.4. Cơ ch ế hoạt động đầu tư, chi Quỹ Môi trường Than V iệt N am ............................49
2.2.5. Phí môi trường trong lĩnh vực du lịch tại Quảng N in h ............................................57



III. Một sô giải pháp cho việc áp dụng các cóng cụ kính tê trong qlmt ở Việt

Nam.................................................................................................................................................69
3.1. Các tiêu chí lựa chọn và điều kiện cẩn thiết cho việc áp dụng công cụ kinh tế trong
QLMT..................................................... ................................................................................................69
3.2. Khó khãn, thuận lợi của việc ứng dụng công cụ kinh tế trong QLMT ở Việt nam. 71
3.2.1. Những thuận lợ i....................................................................................................................71
3.2.2. Những khó khăn.................................................................................................................75
3.3. Đề xuất các giải pháp và kiến n g h ị........................................................................................77
3.3.1. Các giải pháp về chính sá c h ............................................................................................ 77
3.3.2. Các giải pháp vể thể ch ế................................................................................................... 79
3.3.3. Các giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đ ồ n g ...................................................... 80
3.3.4. Một sô' kiến nghị liên quan đến việc áp dụng các công cụ kinh tế trong QLMT
ở Việt N am ........................................................................................................................................ 81

Kết lu ậ n ......................................................................................................................................... 9 1
Tài liệu tham k h ả o ................................................................................................................................ 92

-7-


MỎ ĐẦU
Thực hiện chính sách mở cửa, dổi mới của Đảng và Nhà nước ta, nền kinh tế của Việt
Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng ngày càng cao. Sự phát triển của công nghiệp,
nông nghiệp, lam nghiệp, thuỷ sản, xây dựng và dịch vụ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển
chung của toàn xã hội, song cũng chính từ sự phát triển dó đã làm nảy sinh Iiliiều vấn đế môi
trường nghiêm trọng. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiện dang là vấn đề hết sức cấp bách
của thời đại, là thách thức gay gắt đối với lương lai phát triển của tất cả các Quốc gia trên hành

tinh, trong đó có Việt Nam. Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đàng đã nhấn mạnh: “Kết hợp hài
hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo lnrớng phát triển bền
vững; tiến tới bảo đảm cho mọi người dân đều dược sống trong môi trường có chất lượng tốt về
không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhan tố môi trường tự nhiên khác đạt tiêu chuẩn mức tối
thiểu do Nhà nước quy định”
Để thực hiện các mục tiêu về môi trường, cũng như nhiều nước trên th ế giới, Việt
Nam đang sử dụng phương pháp “ M ệnh lệnh - Kiểm soát” trong quản lý m ôi trường. Ví dụ:
Nhà nước ban hành các quy định về tiêu chuẩn giới hạn về chất thải và ihông qua các biện
pháp như giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự ,v.v.
buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tuân thù pháp luật và tiêu chuẩn môi trường. Đây là
hiện pháp hữu hiệu và thường đưa lại kết quả nhanh. Tuy nhiên, “ M ệnh lệnh - Kiểm soát”
chưa tạo diều kiện để các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tối ưu là tuân thủ quy định của
Nhà nước về bảo vệ m ôi trường.
Các công cụ kinh tế được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị
trường với mục đích điều hoà các xung đột giữa tãng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Các
công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch bảo vệ môi trường và
tuân thủ pháp luật thông qua việc lồng ghép chi phí bảo vệ môi trường với chi phí sản xuất, kinh
doanh và giá thành sản phẩm. Đây là biện pháp đang được nhiều nước trên thê' giới vận dụng và
đã dem lại những kết quả khả quan.
Tuy nhiên việc áp dụng các công cụ này vào thực tiễn ở Việt Nam hiện đang có nhiều hạn
chế. Vì vẠy. việc nghiên cứu đánh giá “ những thuận lọi và klió kliăn trong việc áp dụng các
còng cụ lãnh tê vào công tác quản lý môi trường ỏ Việt Nam »’à đế xuất giải I)hái> khắc phục”
là cẩn thiết nhằm góp phẩn nào đó vào việc thực hiện có hiệu quả còng tác quản lý moi trường ớ
Việt Nam.

Mục tiêu của đề tài:
Thông qua việc nghiên cứu các công cụ kinh tế được áp dụng trong quản lý môi trường,
kinh nghiệm của các nước trên thê' giới về vấn để này đồng thời xem xét, đánh giá những thuận
lợi và khó kliăn của việc áp dụng các công cụ kinh tế vào tliưc tế ở Việt Nam để từ dó đề xuất các



kiến nghị, giải pháp, chính sách phục vụ cho việc áp dụng các công cụ kinh tê môi trường vào
thực tiễn trong thời gian tới.

Đôi tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng ngltiên cứu:
Trong kluiồn khổ đề tài sẽ tạp trung vào nghiên cứu các công cụ kinh tế mà một sô' nước
trên thế giới đang áp (lụng và được đề xuất sẽ áp dụng ở Việt Natn như Quỹ Môi trường, phí báo
vệ môi trường, thuế môi trường...
2. Phương plìáp nghiên cứu:
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài được thực hiện và hoàn chỉnh thông qua một số phương
pháp nghiên cứu cơ bản sau:
2.1. N g hiên cứu lý luận, kê thừa sô'liệu & tời ìiệu
Việc nghiên cứu về lý luận chrợc thực hiên trên cơ sở tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về lý
thuyết kinh tế môi trường và các công cụ kinh tế trong QLMT. Kinh nghiệm áp dụng công cụ
kinh tế ở các nước và bài học ở Việt Nam cũng được nhìn nhận một cách tổng quát thông qua việc
thu thập, tra cứu các tài liệu, báo cáo, các lư liệu đã có làm cơ sở lý luận và tliực tiễn cho tiến
hành nghiên cứu cụ thể và đề xuất giải pháp có tính khoa học.
2.2. P hư ơ ng ph á p điều tra kh ả o sát thực tế
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu kết hợp với điều tra phỏng vấn các cán bộ, công nhân
viên và các cán bộ phụ trách của các ngành, cơ quan chức năng; tiến hành khảo sát nghiên cứu
thực địa tại Quảng Ninh đối với lĩnh vực khai thác than và hoạt động du lịch. Trên cơ sở thu nhận
các thông tin số liệu liên quan từ các tài liệu, báo cáo tổng kết, kết quả phỏng vấn và nghiên cứu
hiện trường chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá về thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu.
2.3. P hư ơ ng p h á p ch u yên gia
Thông qua các hoạt động thực tiễn, cán bộ nghiên cứu được tham gia vào nhiều cuộc họp
thảo luận về các khía cạnh chính sách và pháp lý liên quan đến công tác quản lý môi trirờng, từ đó
đã có thể thu thập, phân tích và xử lý thông tin bằng cách trao đổi, lliảo luận trực tiếp với các
chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, môi trường và quản lý môi trường.



I. TỔNG QUAN VỀ C Ô N G c ụ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯÒNG
1.1. Công cụ quản lý môi truòmg
Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về luật pháp, chính sách,
kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vê môi trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội (Lưu
Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2000). Có 3 loại hình công cụ chính thường được sử dụng trong
quản lý môi trường, đó là: Các công cụ pháp lý, các công cụ kinh tế và các công cụ thuyết phục,
tuyên truyền vận động.
Các công cụ kinh tế là một trong số các công cụ của quản lý môi trường. Chúng có thể được sử
dụng thay thế hoặc bổ sung cho các công cụ khác cùa quàn lý môi trường. Sử dụng các công cụ
kinh tế trong quản lý mối trường chính là sử dụng sức m ạnh của thị trường để bào vệ tài nguyôn
và môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái.
Cổng cụ kinh tế là những công cụ chính sách nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của các hoạt động
kinh tế thường xuyên tác động đến môi Irường, ngãn ngừa các tác động tới môi trường (Bộ
KHCN&MT, 1998). Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, p h í... đánh vào thu nhập bằng tiền
của hoại (lộng sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế lliị
trường.

1.2. Các nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng các công cụ kinh tê trong QLMT
Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được áp dụng dựa trên các nguyên tắc cơ bàn dã
được quốc tế thừa nhận là nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) và “Người hường
thụ phai trả tiền” (Bộ KH, CN & MT, 2001)
-

N ẹnyên tắc "Người gây ô nliiễm phải trả tiề n ” (PPP): Nguyên tắc người gây ô nhiễm

phải trả tiền (Poluter pays principle - PPP) bắl nguồn từ các sáng kiến do Tổ chức Hợp tác kinh tế
và phát triển (OECD) đề xuất vào các năm 1972 và 1974. ppp “tiêu chuẩn” năm 1972 cho rằng,
những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô
nhiễm, ppp “mở rộng” năm 1974 cho rằng, các tác nhân gây ô nhiễm ngoài việc phải tuân thủ các

chi phí khắc phục ô nhiễm , còn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm này gáy
ra. Theo nguyên tắc p p p thì người gây ra ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các
biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện, nhằm khắc phục và hoàn trả.
N guyên tắc p p p xuất phát từ những luận điểm của Pigow về nền kinh tế phúc lợi.
Trong đó, nội dung quan trọng nhất đối với một nền kinh tế lý tưởng là giá cả các loại hàng
hoá và dịch vụ có thể phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội, kể cả các chi phí môi trường (bao
gồm các chi phí chống ô nhiễm , khai thác tài nguyên cũng như những dạng ảnh hưởng khác
tới mói trường). G iá cà phải “ nói lên sự thật” về những chi phí sản xuất và tiêu dùng hàng

-1 0 -


Bảng 1: So sánh m ột sô' công cụ kinh tế với công cụ pháp iý áp dụng cho chính sách QLM T
Loại công cụ

Nhược điểm

Ưu điểm

Các công cụ kinh tế
Phí đánh vào người sử
dụng
Phí đánh vào sản
phẩm

Tăng nguồn thu cho các mục tiêu môi
trường
Tăng nguồn thu cho các mục tiêu môi
trường; khuyến khích sản xuất các sản
p h ẩ m an toàn


Chi phí thực hiện cao; Dẻ dẫn đến
việc bán phá giá hoặc đổ bỏ sản
phẩm không đúng quy dịnh
Đòi hỏi phải phát triển các sản
phẩm thay thế

Phí hành chính

T ă n g n g u ồ n thu

Hạn chế trong việc áp dụng

Thuế cấp sai

Khuyến khích sàn xuất hoặc tiêu thụ các
sàn phẩm có ích cho môi trường; giảm chi

Khó khan khi áp dụng

phí hành chính

T rự c tiếp k h u y ến khích các
T rợ cấp

hoạt động

Người đ ó n g th u ế (chứ k h ô n g phải

c h ố n g ô n h iễ m ;chi phí sản xuất thấp; thúc


người gây ô nh iẻ m ) phải chị các

đ ẩ y đổi mới công nghệ

chi p h í ; vẫn cho phép các ngành
g ây ô n h iễ m tồn tại

C h ế độ ký qu ỹ - h oàn

K h u y ế n khích việc tái c h ế hoặc sử d ụ n g lại;

trả

c ó thể lôi kéo sự th am gia cùa người dân

K h ó q u ả n lý

Các công cụ p háp lý
T iêu chu ẩn chất lượng

C u n g cấ p cơ sở để đánh giá m ức đ ộ hiệu

Đòi hỏi tri thức kỹ thuật cao và

m ôi trường xung

q u ả c ủ a các biện pháp kiểm soát ô nh iễ m

phức tạp


q uanh

hiện hành

C ác tiêu c h u ẩ n c ô n g
nghệ
Các tiêu c h u ẩ n vận

C ho p hép có những biện p háp g iám sát tôi

K h ô n g c ó sự m ề m dẻo trong cổng

da tìr phía Chính phù

n ghệ g iá m sát, đòi hỏi chi phí
g iá m sá t và cưỡng chê cao

L in h hoạt tro ng công nghệ g iá m sát

hành

Chi phí g iá m sát và vận hành cao

C ác tiêu c h u ẩ n sản

H ạ n c h ế hoặc loại bỏ hẳn các c h ấ t ô nhiễm

Đ òi hỏi phải c ó n hữ ng sản phẩm


phẩm

n g a y trước khi vận h ành phương tiện

thay th ế

Bào đ à m c á c tiêu chuẩn được tuân thù từ
G iấ y phép

trước khi vân h ành phương tiện

Chi phí g iá m sát và thực hiện cao

G iá m sát sử d ụ n g (lất

N g ăn ngừa những sai sót trong việc bô' trí

T ạ o điề u kiện ch o sự can thiệp quá

và ntrớc

đ ịa đ iể m

m ứ c c ủ a c á c cơ q u a n c hính q u y ền

Nguồn: Ngùn hàng tliếg iớ i (WB), chương trình quản lý dô thị (1993)

-11-



hoá và dịch vụ. Nếu không, sẽ dẫn đến việc sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên, làm
cho ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn so với mức tối ưu đối với xã hội.
Việc buộc ngưòi gây ô nhiễm phải trà tiền là một trong những cách tốt nhất để làm

giảm

bớt các tác động của ngoại ứng gây tác động xấu đến thị trường. Nguyên tắc ppp chủ trương sửa
chữa “thất bại thị trường” do không tính chi phí môi trường trong sản xuất hàng hoá và dịch vụ
hoặc tính thiếu bằng cách bắt buộc những người gây ô nhiễm phải “tiếp thu” đầy đủ chi phí sản
xuất. Cuối cùng những chi phí này ở một mức độ nhất clịnh, sẽ lại chuyển sang người tiêu dùng
thông qua việc tang giá hàng hoá và dịch vụ.
Mặc dù nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” tự nó sẽ còn phát triển tiếp tục
nhưng gần đây, nó đã được củng cố bởi 4 nguyên tắc cơ bản khác nhằm tạo ra các nguyên tắc chủ
đạo cho việc hoạch định các chính sách môi truờng. Đó là: “nguyên tắc phòng ngừa” , “nguyên tắc
hiệu quả kinh tế tiết kiệm chi phí” , “nguyên tắc cấp dưới” và “nguyên tắc hiệu quả về luật pháp”.
Những nguyên tắc này đã bổ sung cho các thiếu sót của nguyên tắc ppp.
-

Nguyên tắc "người hưởng tliụ phải trả tiền " (Benefit pays principle - BPP) chủ trương

tạo lập một cơ chế nhằm đạt được các mục tiêu về môi trường. Đối nghịch với việc người trực tiếp
gây ô nhiễm phải trả tiền, người hưởng thụ một môi trường đã được cải thiện cũng phải trả một
khoản phí. Có thể hiểu nguyên tắc BPP một cách tổng quát hơn là: tất cả những ai hường lợi do có
dược
mỏi trường trong lành không bị ô nhiễm, thì tiều phải nộp phí.
Nguyên tắc BPP đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường với một cách nhìn nhận riêng.
Thay vì ppp, nguyên tắc BPP chủ trương việc phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường cần
được hỗ trợ từ phía những người muốn thay đổi hoặc những người không phải trả giá cho các chất
thải gây ô nhiễm môi trường.
Thực hiện nguyên tắc BPP cũng sẽ tạo ra một khoản thu nhập đáng kể. Mức phí tính theo

đầu người càng cao và càng có nhiều người nộp phí, thì sô' tiền thu được càng nhiều. Sô' tiền thu
được theo nguyên tắc BPP có thể do các cá nhân muốn bảo vệ môi trường, hoặc do những cá nhân
không phải trả tiền cho việc thải ra các chất gây ô nhiễm trong giá thành sản phẩm nộp. Tuy
nhiên, vì tiền không phải do các công ty gây ô nhiễm trực tiếp trả, nên nguyên tắc BPP không tạo
ra bất kỳ một sự khuyến khích nào đối với việc bảo vệ môi trường Irực tiếp.
v ể (hực chất, nguyên tắc BPP có thể được sử đụng như là một định hướng hỗ trợ nhằm đạt
được các mục tiêu môi trường, cho dù đó là mục tiêu bảo vệ hay là phục hồi môi trường. Nếu mức
phí có thể được thu đủ để dành cho các mục tiêu môi trường, thì lúc đó chính sách này có thể
được coi là chính sách có hiệu quả về môi trường. Mục đích hướng tới của BPP là nhằm hảo vệ
môi trường, do đó nó được công chúng ủng hộ rộng rãi.
Xét về mặt hiệu quả kinh tế, nguyên tắc BPP là nguyên tắc có tính phù hợp cao, vì hiệu
quả kinh tế chỉ có thể đạt được, nếu các nguồn lợi được sử dụng ở mức độ tối ưu. Do vậy, hiệu
quà kinh tế có thể đạt dược, nếu việc xác định mức phí, lệ phí môi trường đưa ra ở mức tối ưu và

-1 2 -


khoản phí, lệ phí thu được chủ yếu phục vụ cho các biện pháp cụ thể có liên quan đến bào vệ
môi trường.
Nếu xét theo tính công bằng kinh tế, thì nguyên tắc BPP không đáp ứng được, bởi lẽ tính
công bằng kinh tế đòi hỏi mọi người phải trả đầy đủ chi phí cho hàng hoá và dịch vụ mà họ sử
dụng.

1.3. Một số công cụ kinh tế được áp đụng trong QLMT
- Q uỹ m ôi trường:

Ở nhiều nước đã xây dựng quỹ môi trường quốc gia và trên thế giới có quỹ môi trường
toàn cđu GEF. Nguổn vốn của quỹ môi trường quốc gia là từ ngân sách nhà nước, các khoản thu
tỉr phí, lệ phí môi trường, dóng góp của nhân dAn, các tổ chức quốc gia, tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ . Nguồn của quỹ môi trường toàn cầu GEF do các tổ chức quốc tế của liên hợp

quốc như: UNDP, WB, U N EP.....
Mục đích chính của quỹ môi trường là tài trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ môi
trường. Ở các nước đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ môi trường, chính phủ phải điều chỉnh chi
tiêu ngân sách, đặc biệt giảm chi phí quân sự, huy động vốn trong nước và các khoản quyên góp
ủng hộ tự nguyện, các khoản vốn viộn trợ, vốn vay ngân hàng T hế giới dành cho công tác bảo vệ
môi trường.
- T huê tài nguyên:
Mục đích thuế tài nguyên ià nhằm xác lập mức tối đa về sử dụng tài nguyên thiên nhiên,
khuyến khích những hành vi đảm bảo cuộc sống bền vững.
Thuế tài nguyên phải được sử dụng từng bước để tránh làm mất cân bằng kinh tế, phải hợp
lý và dễ điều chỉnh có lợi cho kinh tế xã hội. Nếu muốn giảm suy thoái tài nguyên và ô nhiễm
môi trường, Chính phủ cần tăng thuế. Ngược lại, nếu muốn tăng việc làm, giảm thất nghiệp cần
giảm thuế. Thuế tài nguyên có sự phân biệt giữa các sản phẩm cùng loại với mức độ tác động
khác nhau lên môi trường theo hướng càng gây tác hại tới môi trường mức thuế phải nộp càng
cao.
Thuế tài nguyên gồm các thuế chủ yếu: thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, ihuế rừng,
thuế tiêu thụ năng lượng.
- T h u ế m ôi trường:
Thuế môi trường dùng để khuyến khích, bảo vệ và nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố
môi trường, hạn chế các tác nhân gây ra ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn quy định. Nguyên tắc đánh
thuế: thuế phải 1ỚI1 hơn chi phí để giải quyết phế thải và khắc phục ô nhiễm . Biện pháp đánh thuế
sẽ gây sức ép, buộc nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên
liệu hoặc thay thế nguyên, nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn, áp dụng kỹ thuật chống ô nhiễm. Các
loại thuế môi trường chù yếu:

-13-


- Thuế ô nhiễm bầu không khí.
- Thuế ô nhiễm tiếng ổn.

- Thuế ô nhiễm các nguồn nước.
Chính phủ các nước còn áp dụng các biện pháp miễn giảm thuế nhằm khuyến khích các
hoạt động có lợi cho môi trưòng như giảm thuế cho các ngành sản xuất phân bón vi sinh thay cho
phân bón hóa học, các ngành công nghiệp xử lý nước thải, rác thải, sản xuất “sản phẩm xanh”
(Đăng như Toàn, 1996).
- Các loại p h í và lệ phí:

Thực hiện nguyên tấc “người sử đụng phải trả tiển”, nhiều nước qui định thu phí và lệ phí
tuỳ theo mục đích sử dụng và hoàn cảnh như: Phí vệ sinh thành phố, phí nuôi và giết mổ gia súc
trong các đô thị, phí cung cấp nước cho sinh hoạt và tưới tiêu trên đồng ruộng, lệ phí đường phố,
lệ phí sử dụng bờ biển, danh lam, thắng cảnh....
Các loại phí và lệ phí có thể coi là “cái giá” phải trả cho sự gây ô nhiễm. Những người gây
ô Iihiễm phải trả giá cho xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường.
Theo Pháp lệnh về phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001: Lệ p ltí là
khoản thu của Ngân sácli N hà nước khi Nlià nước giải quyết công việc quán lý liànli chính Nlià
IIƯỚC, tư pháp N hà mrớc theo thẩm quyền được luật quy địnli. Còn p h í là khoản thu cùa Ngân
sách Nlià nước nhâm bù đắp chi plú của Nhà nước đẩu tư xây diơìg, mua sắm, bảo dưỡng và
quản lý tài sản, tài nguyên hoặc chủ quyền quốc gia đ ể phục vụ các tổ chức, cá Iilĩân lioạt động
sự nghiệp, hoặc hoạt dộng công cộng.
Phí gây ô nhiễm có thể được sử dụng một phần dể chi phí cho các hoạt động như: Nghiên
cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, ngãn ngừa ô nhiễm.
Lệ phí môi trường được áp dụng cho các trường hợp như: Lệ phí thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường, lệ phí cấp giấy phép môi trường... Những loại lệ phí này được thu khi cơ
quan quản lý Nhà nước về môi trường giải quyết quản lý hành chính Nhà nước về bảo vệ môi
trường đã được Luật bảo vệ môi trường quy định.
Việc áp dụng phí và lệ phí là một vấn đề mới trong kiểm soát ô nhiễm và cái mới đó
thường khó được chấp nhận. Có nhiều câu hỏi được đặt ra là biện pháp phí và lệ phí có ưu việt hơn
so với các biện pháp kiểm soát trước đây đã làm không? Phí và lệ phí có điều chỉnh thích hợp với
hộ thống pháp luật hiện hành hay không?...
Tuy còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, song dù sao phí và lệ phí ô nhiễm nói riêng và

phí môi trường nói chung vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước.
- Phạm vi áp dụng cùa các loại plú môi trường:
+ Phí đánh vào nguồn ô nhiễm:

-14-


Là loại phí đánh vào các chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường nước, khí quyển,
đất hoặc gây tiếng ồn, ảnh hường tới môi trường xung quanh. Phí đánh vào nguổn gây ô nhiễm
được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng (nồng độ) chất ô nhiễm. Biện pháp này có tác
đụng khuyến khích các tác nhân gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng
thêm nguồn thu cho Chính phủ để sử dụng vào việc cải thiện chất lượng môi trường.
Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được sử dụng rộng rãi nhất là các chất gây ô nhiễm
nguồn nước mặn. Ngoài ra, tại một số nước, phí này còn được dùng dể đánh vào chất gây ô nhiêm
không khí (như NOJ, tác nhân gây ra tiếng ồn (máy bay)... Tuy nhiên, việc áp dụng loại phí này
đối với chấi gây ô nhiỗm không khí có phần phức tạp dó rất khó kiểm soát lượng ô nhiễm thải ra
để tính mức thu phí. Đối với chất thải rắn thì phí gây ô nhiễm chỉ được áp dụng hạn chế ở một sô'
nước như Mỹ, Hà Lan, Bỉ, dưới dạng thuế đánh vào chất thải độc hại và phí sử dụng phân bón quá
mức quy định (Organisation for Economic Co-operation and Development, 1994).
+ Phí sử dụng:

Là tiền phải trả do dược sử dụng các hệ thống công cộng xử lý và cải thiện chất lượng
môi trường như: hệ thống thoát nước, thu gom rác thải... Các khoản thu từ phí này được dùng để
góp phần bù đắp chi phí bảo đảm cho hệ thống này hoạt động. Mục đích chính của phí này do đó
chủ yếu là nhằm tăng nguồn thu cho Chính phủ và đối tượng thu là những cá nhân hay đơn vị trực
tiếp sử dụng hệ thống dịch vụ công cộng.
+ Phí đánh vào sản phẩm :
Là loại phí được dùng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môi trường một khi
chúng được sử dụng trong các quá trình sản xuất, tiêu dùng hay loại bỏ chúng.
Loại phí này đtrợc áp dụng đối với những sản phẩm chứa chất độc hại và với một khối

lượng nhất định chúng sẽ gây tác hại tới môi Irường, chẳng hạn như các chất kim loại nặng, pvc,
CFC... Giống như phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm vừa đề cập ở trên, phí đánh vào sản phẩm
nhằm hai mục đích là khuyến khích giảm ô nhiễm bằng giảm việc sử dụng/tiêu dùng các sản
phẩm bị đánh phí và tăng nguồn thu cho Chính phủ. Mức phí do đó sẽ tuỳ thuộc vào mục tiêu đặt
ra với loại phí này là gì. Đối với mục đích tăng nguồn thu cho Chính phủ thì mức phí được xác
định dựa vào tổng mức thu dự định sẽ thu hàng năm và số sản phẩm sẽ được tiêu thụ.
Còn đối với m ục đích khuyến khích giảm ô nhiễm thì mức thu phí được xác định dựa vào
nhân tố như độ co giãn về đánh giá của đường cầu của sản phẩm bị đánh phí, khả nãng tồn tại sản
phẩm thay thế không hoặc ít gây ô nhiễm hơn và mục tiêu muốn giảm lượng ô nhiễm

(tức là

giảm sản phẩm dược tiêu thụ).
Phí đánh vào sản phẩm có thể được sử dụng thay cho phí gây ô nhiễm nếu vì lý do nào đó,
người ta không thể trực tiếp tính được phí đối với các chất gây ô nhiễm . Loại phí này có thể đánh
vào sản phẩm nguyên liệu đầu vào, các sản phẩm trung gian hay đánh vào thành phẩm, tuỳ theo
lừng trường hợp. Phí đánh vào sản phẩm dược sử dụng rộng rãi tại các nước OECD dưới dạng phụ
phí tính vào giá xăng dẩu, phân bón, thuốc trừ sâu, bột tẩy giặt...

-15-


Phí ô nhiễm môi trường chỉ phát huy tác dụng nếu có được một bộ máy hành chính
lốt và hiệu quả, một hệ thống giám sát môi trường hữu hiệu thực hiện. Chẳng hạn, những hiện
tượng như trốn, lậu phí, tham nhũng “đàm phán” khoản phí phải nộp giữa các nhà chức trách về
thuế hoặc quan chức về môi trường với các doanh nghiệp, người gây ô nhiễm thì tác dụng của phí
môi trường sẽ vô hiệu. Việc xác định phí ô nhiễm đòi hỏi phải có hệ thống giám sát ô nhiễm môi
trường tốt, cơ bản để giám sát được lượng chất thải, mức độ ô nhiễm, chất Ihải gây ô nhiêm... có
như vậy mới có cơ sờ thực tế để xác dịnh được một cách đúng đắn phí ô nhiễm môi trường.
Bủng 2: Ví dụ về lệ phí và th u ế đối với môi trường

Lệ phí môi trường

Thuế môi trường

- Tiển thuế đánh vào việc thu hồi đồ

- Lộ phí quay vòng/ đặt cọc trước

phế thải.

- Lệ phí cấp giấy phép

- Tiền thuế Cacbon.

- Lệ phí sử dụng nước

- Tiển công cho phát triển các vùng
đất ướt.

- Lệ phí đối với người sử đụng nước biến động

- Thuế đánh vào việc sử dụng phân
bón và thuốc trừ sâu

- Lệ phí dặt cọc cho công việc trang trí...

- Lệ phí đối với việc mua bán sử dụng đồ phế thải.

- Tiền phí trả cho mỗi tấn BOD hoặc S 0 2.
- Lệ phí lấp hố rác


- Trợ cáp tài c h ín h :
Tiền trợ cấp được dùng để nghiên cứu khoa học, áp dụng kỹ thuật mới về bảo vệ môi
trường, khuyến khích phương pháp canh tác có lợi cho việc bảo vệ môi trường hoang dã (ờ Anh),
quản lý đất rừng, phục hồi rừng và các khu khảo cổ. Hình thức trợ cấp là chi đầu tư trực tiếp từ
ngân sách, ưu đãi về thuế, tín dụng...
Nhưng cũng có những khoản trợ cấp làm cho tài nguyên hư hại, môi trường thêm ố nhiễm
Iihư trợ cấp cho phan bón hoá học, thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp...
Như vậy các nước phải soát xét lại chính sách trợ cấp tài chính, xoá bỏ những khoản trợ
cấp dẫn đến khuyến khích việc làm suy thoái tài nguyên và môi trường (Đặng Như Toàn, 1996).

- Các biện pháp tời chính ngăn ngừa ó nhiễm:
- Giấy phép chuyển nhượng: Loại giấy này cho phép được dổ phế thải hay sử dụng một
nguồn tài nguyên đến một tnírc định trước do pháp luật qui định và được chuyên nhượng bằng
cách đấu thiiu hoặc trên cơ sờ quyền sử dụng đã có sẩn. Các hãng kinh doanh được phép mua và
hán giííy phép sử dụng này. Những giấy phép chuyển nhượng này ưu việt hơn thuế trong trường

-16-


hợp cần xác lập một mức độ tối đa số rác thải hoặc định mức sử dụng tài nguyên. Bất cứ một
hệ thống giấy phép chuyển nhượng nào cũng phải dựa Irên những tiêu chuẩn thích hợp và bồn
vững đối với chất lượng môi trường xung quanh và bảo vệ những nguồn tài nguyên tái tạo được.
Giấy phép chuyển nhượng sẽ không có hiệu lực khi những phế thải bị hạn chế đến một tỉ lệ rất
nhỏ so với toàn bộ chi phí sản phẩm, lúc đó sẽ không còn tác dụng khuyến khích sự tham gia
nữa. Nó cũng không áp dụng đối vói những chất phế thải độc hại vì những thứ này cần phải được
xử lí dặc biệt nghiêm ngặt. Nói chung, nó được coi là một biện pháp tạm thời trong khi chờ đợi
đạt được những tiêu chuẩn chính xác hơn.
Hệ thống đặt cọc và hoàn trà - ký cược ■ bào hiểm - uỷ thác, tiền cam kết - tiền ký quỹ: Các
hệ thống này bao gồm việc ký một số tiển cho các sản phẩm có tiềm năng gây ô nhiễm. Nếu các

sản phẩm dược đưa trả về một số điểm thu hồi quy định hợp pháp sau khi sử dụng, tức là tránh
khỏi bị ổ nhiễm, tiền ký thác sẽ hoàn trả.
Tương tự phải nộp tiển ký quỹ khi việc sản xuất gây độc hại hoặc không thích hợp với mổi
trường và số tiền đó sẽ được hoàn lại khi vấn đề đã dược giải quyết tốt. Tiền ký quỹ có thể ứng
dụng tốt dối với một cá nhân, cũng như đối với một cộng đồng hoặc một nhà máy. Đó là một biện
pháp ích lợi để đảm bảo rằng giá chi phí kinh tế của việc bảo vệ môi trường phản ánh chi phí xã
hội thực. Nó góp phần hạn chế những rủi ro cho con ngưòi và tránh cho người sản xuất khỏi phải
nộp số tiển quá lớn do đổ thải bừa bãi (Vì số tiền ký quỹ bao giờ cũng phải đắt hơn chi phí về việc
đổ thải một cách hợp thức). Nó cũng góp phán vào việc đối phó với những chất phế thải độc hại,
nếu vi phạm sẽ khó khăn hơn là giữ không vi phạm.
Tiền cam kết cũng là một loại tiền ký quỹ. Tiền ký quỹ nhằm mục đích đảm bảo cho việc
quản lý tài nguyên được bền vững. Tiền cam kết cũng dùng để bảo đảm cho việc phục hồi lại
những nơi bị khai thác và những ngành kinh doanh có nhiều tác động đến môi trường địa phương.
Ví dụ như: Những công ty khai thác gỗ phải trả tiẻn cam kết trồng lại rừng, sô' tiẻn sẽ được hoàn
lại khi rừng được tái sinh đđy đủ và đến một độ tuổi nhất định. Đó cũng là biện pháp tốt dối với
việc thu gom chất thải, giúp cho người xử lý chất thải có thêm kinh phí.
Các biện pháp này có ưu điểm hơn thuế ở chỗ nó ràng buộc các nhà sản xuất trước khi
bước vào hoạt động các nhà sản xuất truớc khi bước vào hoạt động phải tìm cách ngăn ngừa ô
nhiễm hoặc sau khi khai thác phải phục hồi đối tượng bị khai thác.

- Thưởng, phạt vê môi trường
Ở một số nước hàng năm có giải thưởng cho các ngành công nghiệp sản xuất ra sản phẩm
chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường, làm cho môi trường
tốt hơn. Khuyến khích m ở rộng phong trào “Người tiêu thụ xanh”, sử dụng những sản phẩm có
nhãn sinh thái. Thực hiện ch ế độ phạt nặng đối với các hành vi làm ô nhiễm môi Irường (Đặng
Như Toàn, 1996).

ĐẠI H Ọ C QUOC G
H
TRUNG TÁM THÔNG ĨIN


17-


1.4. Kỉnh nghiệm quốc tê về sử dụng công cụ kinh tê trong quản lý mỏi trường

1.4.1. Kinh nghiệm sử dụng các công cụ kinh tế cùa các nước phát triển
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới dã sử dụng các công cụ kinh tế nhầm khuyến khích
hành vi tích cực dối với môi trưòng. Trong các công cụ chỉ ra trên bảng 3, thu phí dưới hình thức
này hay hình thức khác hiện đang áp dụng nhiều tại các nước OECD. Những khuyến khích kinh
tế mà các công cụ này tạo ra dưới các dạng sau:


Thay đổi trực tiếp các mức giá cả hoặc chi phí.



Thay đổi gián tiếp các mức giá cả hoặc chi phí thông qua những biộn pháp tài chính hoặc thuế
khoá, ngân sách.



Tạo lập thị trường và hỗ trợ thị trường.

Có thể áp dụng cách thay đổi trực tiếp mức giá hoặc chi phí, ví dụ như khi phí được đánh trên
sản phẩm sản xuílt (phí theo sản phẩm) hoặc trên qui trình sản xuất (phí phát thải, phí nãng lượng,
phí nguyên vật liệu), hay khi các hệ thống ký thác - hoàn trả được đưa vào hoạt động. Ngoài ra, có
thể áp dụng trợ cấp trực tiếp, tín dụng ưu đãi hay khuyến khích tài chính (như khấu hao nhanh) để
khuyến khích các công nghệ sạch hay khuyến khích kinh tế để thực hiện qui định môi trường
cũng có thể xếp vào loại này.

Tạo lập thị trường thường được thực hiện trên cơ sở luật lệ hay qui định được thay đổi, ví
dụ như mua bán giấy phép phát thải, đấu giá hạng ngạch nhằm hạn chế mức phát thải hay mức
đánh bắt cá trong một khu vực nliất định hoặc các chương trình bảo hiểm đáp ứng với sự thay đổi
luật lệ về phạm vi trách nhiệm ... Hỗ trợ cho thị trường xảy ra khi các cơ quan nhận trách nhiệm
ổn định giá cả hay ổn định m ột số thị trường nhất định (ví dụ đối với nguyên liệu thứ cấp như
giấy tái sinh hay sắt tái sinh).
Nếu chúng ta m ở rộng định nghĩa các công cụ khuyến khích kinh tế, nghĩa là nếu chúng ta
đưa vào cả các công cụ tài chính và thuế khoá ngân sách không nhằm làm biến đổi trực tiếp hành
vi của người gây ô nhiễm và những người sử dụng tài nguyên, thì ta sẽ có một danh sách đáng kể
các công cụ loại này. O pshoor và Vos đã tiến hành khảo sát tổng quát về tình hình sử dụng công
cụ khuyến khích kinh tế của sáu nước (Ý, Thuỵ Điển, M ỹ, Pháp, CHLB Đức, Hà Lan), kết quả
khảo sát cho thấy có tổng cộng tám mươi lăm công cụ loại này đã được sử dụng, trung bình có
mười bốn công cụ cho m ỗi quốc gia. Khoảng 50% này là phí/thuế, chỉ khoảng 30% là trợ giá, và
số còn lại là các loại khác như các hệ thống ký thác hoàn trả và các chương trình chuyển nhượng.
Trong sô' đó, những công cụ khuyến khích kinh tế thành công nhất là phí ô nhiễm nước ờ
Hà Lan, một số kinh nghiệm của Mỹ trong việc chuyển nhượng giấy phép phát thải, và một số hệ
thống ký thác hoàn trả ờ Thuỵ Điển.


Việc lựa chọn công cụ hay nhóm các công cụ phụ thuộc vào nhiều điều kiện, không
chỉ là hiệu quả kinh tế mà cả những điều mà nhiều khi các nhà phân tích chính sách thường bỏ
qua. Vấn đề quan trọng ở chỗ là nhóm các công cụ được chọn vừa phải có hiệu quả kinh tế vừa
phải có tính công bằng, khả thi vể mặt quản lý, tin cậy được và thực sự góp phần vào việc cải
thiện môi trường (xem bảng 4.2). Trong ihực tế, có thể sử dụng một hệ thống các công cụ, trong
đó mỗi một công cụ tập trung vào một phần của vấn đề bảo vệ môi trường.

X

Úc
Bỉ


X

X

X

X

X

X

Canada

X

Đan Mạch

X

Phần Lan

X

X

Pháp

X


X

X

X

X

X

X

Ý

X

X

X

X

X

X

X

Na Uy


X

X

X

Thuỵ Điển

X

X

X

T huỵS ĩ

X

X

Anh

X

X

X

X


Mỹ

X

Can thiệp thị truờng

X

X

X

Mua bán giấy phép

X

Đức

Hà Lan

Ký thác hoàn trả

X
X

X

Trợ giá (trợ cấp, vay ưu đãi)


X

X

X

Đánh thuế phàn biệt

X

X

X

X

thị

X

X

Nhật

Tạo ra
trường

X

X


X

và kiểm soát

Lệ phí cấp giấy phép

o
'2

tiếng ổn

nước

không khí

Quốc gia

Lệ phí sản phám

Lệ phí ô nhiỗm

Lộ phí theo sử dụng

Bảng 3: C ông cụ khuyến khích kinh tê á p dụng tại cá c nước O E C D

X

X


X

X

X

X

X

X

X

X

X
X

X
X

X
X

X

N guồn: Hoàng Xuân C ơ (2000)

Ở các nước OECD, các công cụ kinh tế lựa chọn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi

nước, mỗi ngành, mỗi thời điểm hay vào các mục tiêu đặc thù của từng dự án. Theo báo cáo điều


tra OECD 1994, trong số 14 nước điều tra, đã có trên 150 loại công cụ kinh tế được đề nghị
áp dụng. Bảng 3 sẽ giới thiệu về sự áp dụng này của các nước OECD. Các công cụ kinh tế được sử
dụng phổ biến ở các nước OECD là:
a.

T h u ế và p h í

Đây là công cụ thường được nhiểu nước thuộc nhóm OECD sử dụng. Nói chung, chúng
được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực môi trường, tuỳ theo đặc điểm của mỗi nước.
Việc sử dụng thuế và phí trong môi trường cho một hoặc nhiều loại khai thác khác nhau
đã tồn tại ở các nước này ít nhất là từ năm 1970. Những đối tượng đánh thuế và phí thông dụng có
thể tóm tắt thành các loại cơ bản sau đây:

- Thuế và phí đánh vào nguồn phát sinh ô nhiễm:
Đây là các khoản lệ phí phải trả cho việc thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường. Loại
phí này thường được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng các chất gây ô nhiễm thải ra

như:
- Thuế và phí nước thải
- Thuế và phí rác thải
- Thuế và phí ồ nhiễm không khí
- Thuế và phí tiếng ổn.

- Phí đánh vào người sử dụng:
Đây là các khoản phí và lộ phí phải trả cho các dịch vụ thu gom hay xử lý các chất thải ô
nhiễm. Mức phí ô nhiễm là thống nhất, nhưng cũng có thể là có sự chênh lệch nào đó tuỳ thuộc
chất thải thu gom hay xử lý.


- Thuế và phí đánh vào sản pliẩm:
Đay là những khoản thuế và phí đánh vào sản phẩm được chế tạo mà trong quá trình sử dụng và
sau khi sử dụng có thể gây ô nhiễm môi trường (sulfua cacbon, phân b ó n ,...). Thông thường, các
thuế và phí này được đưa vào giá bán các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường.

- Thuế và phí liành chính:
Đây là loại thuế và phí trả cho các hoạt động giám sát, thực thi chức năng và quvền hạn
đirợc giao hay các dịch vụ khác mà chính quyền tiến hành nhằm mục đích kiểm soát, khống chế
mức ô nhiễm....

- Thuê cấp sai:
Là các biện pháp ưu tiên về thuế cho các sản phẩm có ích, hoặc không làm tổn hại đến
môi trường và ngược lại, có thể đánh thuế nặng hơn đối với các sản phẩm có hại cho môi trường.
Những biện pháp này m ang tính khuyến khích là chính, bởi vì chúng không làm ảnh hưởng tới
nguồn thu ngân sách.

-2 0 -


Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước thuộc OECD, có thể rút ra
một số nét cơ bản về việc sử dụng thuế và phí môi trường như sau:
C an ad a:

Năm 1972, một loại thuế 15% cho một tấn dầu biển đã được thu cho quỹ thành lập hoạt
động tàu biển Canada nhằm bảo vệ môi trường.
Năm 1974 phản ứng trước khủng hoảng dầu lan rộng, Chính phủ liên bang đã đánh thuế
môn bài đặc biệt đối với các loại phương tiện giao thông tiêu thụ nhiểu năng lượng, bao gồm các
loại ô tô, xe gắn máy, m áy bay, tàu thuyền. Thuế này được một sô' nước thẩm định và điều chỉnh.
Từ đó đến nay, số lượng các loại thuế và phí môi trường đã tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, thuế

và phí môi trường đã đang tồn tại nhiều hình thức khác nhau. Những hình thức chính là:
+ Phí đối với người sử dụng, bao gồm:
- Phí nước: có ý nghĩa và hiệu quả tích cực đối với khoảng 30% thị xã và thị trấn ở
Canada.
- Phí hoa lợi cải tạo đất.
- Phí sử dụng nước mua...
+ Phí khôi phục hoặc loại bỏ được trả trước cho các cơ quan quản lý tài chính đánh vào
viộc sử đụng thùng đồ uống, ắc quy, các thùng thuốc sâu, và thùng sơn gây ra ô nhiễm.
+ Phí một đơn vị phát thải do các cơ quan tài chính địa phương thu đối với hệ thống giám
sát chất lượng không khí.
+ Phí cho các cơ quan có chức nãng xử lý quy tắc, như là phí liên bang cho giấy phép dỏ
xuống biển...
- Thuế đầu vào cấp liên bang dánh vào xăng dầu từ năm 1985 và 6 loại thuế cấp tỉnh, tiểu
khu đối với xăng dẩu.
- Thuế “gas guzzler” cấp tỉnh về chất đốt không hiệu quả sử dụng trong ô tô được dùng ở
Ontario và các tỉnh khác.

- Phí phát tán, đặc biệt là đối với việc phát thải N 02, S02, v o c , c o ...
Nhìn chung, các dạng phí, lệ phí và một phần thuế nhằm bảo vệ môi trường ở Canada được thực
hiện ở cấp tỉnh, thành phố. Hầu hết các loại phí chỉ mới bắt đầu thực hiện từ năm 1990 trờ lại đây.
Pháp:
ở Pháp việc sử dụng hình thức phí và lệ phí không có tính chất khuyến khích bởi suất phí
và lộ phí thấp. Việc tăng suất phí và lệ phí đối với các chất gây ô nhiễm nguồn nước bởi các
ngành công nghiệp đã bị phản đối kịch liệt vì họ không muốn phải chịu thêm gánh nặng về tài
chính. Đây là điểm yếu của hệ thống phí và lệ phí của Pháp. Người gây ô nhiễm sẵn sàng thực

-21-


Thông qua v iệc n ghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước thuộc OECD, c ó thể rút ra


một SỐ nét cơ bản về v iệc sử dụng thuế và phí môi trường như sau:
Canada:
Năm 1972, một loại thuế 15% cho một tấn dầu biển đã được thu cho quỹ thành lập hoạt
động tàu biển Canada nhằm bảo vệ môi trường.
Năm 1974 pliản ứng trước khủng hoảng dầu lan rộng, Chính phủ liên bang đã đánh thuê
môn hài đặc biệt đối với các loại phương tiện giao thông tiêu thụ nhiều năng lượng, bao gồm các
loại ô tồ, xe gắn máy, m áy bay, tàu thuyền. Thuế này được một số nước thẩm dịnh và điổu chỉnh.
Từ đó đến nay, sô' lượng các loại thuế và phí môi trường đã tãng lên nhanh chóng. Hiện nay, thuế
và phí môi trường đã đang tồn tại nhiều hình thức khác nhau. Những hình thức chính là:
+ Phí dối với người sử dụng, bao gồm:
- Phí nước: có ý nghĩa và hiệu quả tích cực đối với khoảng 30% thị xã và thị trấn ở
Canada.
- Phí hoa lợi cải tạo đất.

- Phí sử (lụng nước mưa...
+ Phí khôi pliục hoặc loại bỏ được trả trước cho các cơ quan quản lý tài chính đánh vào
việc sử dụng thùng đồ uống, ắc quy, các thùng thuốc sâu, và thùng sơn gây ra ô nhiễm.
+ Phí một clơn vị phát thải do các cơ quan tài chính địa phương thu đối với hộ thống giám
sát chất lượng không khí.
+ Phí cho các cơ quan có chức năng xử lý quy tắc, như là phí liôn bang cho giấy phcp dổ
xuống biển...
- Thuế đầu vào cấp liên bang đ á n h vào xăng dầu từ n ă m 1985 và 6 loại thuế cấp tỉnh, tiểu
khu đối với xăng dầu.
- Thuế “gas guzzler” cấp tỉnh vể chất

dôì

không hiệu quả sử dụng trong ô tô đưực dùng ở


Ontario và các tỉnh khác.

- Phí phát tán, đặc biệt là đối với việc phát thải N 0 2, S 0 2, v o c , c o ...
Nhìn chung, các dạng phí, lệ phí và một phần thuế nhằm bảo vệ môi trường ở Canada được thực
hiện ở cấp tỉnh, thành phố. Hầu hết các loại phí chỉ mới bắt đầu thực hiện từ năm 1990 trở lại đây.

Pháp:
ở Pháp việc sử dụng hình thức phí và lệ phí không có tính chất khuyến khích bới suất phí
và lệ phí thấp. Việc tăng suất phí và lệ phí đối với các chất gây ô nhiễm nguồn nước bởi các
ngành công nghiệp đã bị phản đối kịch liệt vì họ không m uốn phải chịu thêm gánh nặng về tài
chính. Đây là điểm yếu của hệ thống phí và lệ phí của Pháp. Người gãy ô nhiễm sẵn sàng thực

-2 1 -


hiện các biện pháp chống ô nhiễm, nếu họ được giúp đỡ về tài chính nhưng lại không muốn
chịu các klioản đóng góp cao hơn để tạo nguồn cho sự hỗ trợ tài chính này.
Ở Đức và Italia :
Hình thức phí và lệ phí đánh vào chất gây ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm lại được sự ùng
hộ của quần chúng, bởi vì nếu phí và lệ phí đánh vào các chất gây ô nhiễm như các chất lắng
dọng, các chất có thể bị ôxy hoá, thuỷ ngân, cadim i, v.v... thì sau khi công bố suất lệ phí, nếu
doanh nghiệp nào tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về lượng phát thải, doanh nghiệp đó sẽ được
giảm 50% phí và lệ phí.
Ở Hà Lan, Tliuỵ Điển, M ỹ và một số nước khác: Các công cụ kinh tế như thuế và phí cũng
được sử dụng rộng rãi trong tất cả lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với nguồn
nước và không khí.
b. V ê các chương trình thương m ại

Chương trình thương mại là một trong bốn loại công cụ kinh tế được các nước thuộc khối
OECD sử dụng để bảo vệ môi trường. Lĩnh vực này bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn. Tuy nhiên

theo cách phân chia như trên có 3 dạng chương trình thương mại chủ yếu đã được sử dụng vào
mục dich bảo vệ môi trường ở các nước OECD đó là: giấy phép phát thải, tín phiếu giảm phát thải
và trợ cấp tiêu thụ hoặc sản xuất.

- Giấy phép phát thải:
Lần đầu tiên ở Mỹ và một số nước Tây Âu, đặc biệt là ở Đức người ta đã đưa ra hình thức
giấy phép phát lliải có thể mua bán được, hay CÒI1 gọi là “giao dịch chất thải” . Các giấy phép dược
sử dụng dựa trên nguyên tắc là bất cứ một sự gia tăng chất thải nào cũng phải được cân bằng với
việc giảm chất thải tương ứng và thường lớn hơn sô' lượng. Ví dụ, người gây ô nhiễm A dược phép
thải ra 10 đơn vị có thể dược mua bán trên thị trường. Điểu này sẽ có lợi đối với người gây ổ
nhiễm A, nếu việc giảm 2 đơn vị ô nhiễm rẻ hơn việc giấy phép cho 2 đơn vị ô nhiễm, v ề mặt
nguyên tắc thì nên bán giấy phép, nếu chi phí xử lý ô nhiễm này rẻ hơn giá giấy phép. Tóm lại,
han đầu đã có một mức phân phối tirơng đương và sau đó, người gây ô nhiễm được tự do mua bán
quyền ô nhiễm trên thị trường. Kinh nghiệm của Mỹ được minh hoạ ở bảng 4 duới đây:

-2 2 -


Bảng 4: Kinli nghiệm của M ỹ về giấy pliép môi trường có tliể mua bán dược
TT

Mức độ

Nội dung
Liên
bang

Tiểu bang

Bù trừ


Lập mạng

Ngân hàng
ô nhiễm

1

Số lượng mua bán

42

89

2000

5000-12000

<120

2

Tiết kiệm chi phí
(triệu USD)

300

135

Nhiều


525-12300

ít

3

Tác động chất
lượng không khí

0

0

0

Không đáng kể

Không đáng
kể

40

89

1800

5000-12000

<1000


2

0

200

0

<200

4

Bản chất
mua bán

N ội bộ
Bên
ngoài

Phân tích sổ liệu ở bảng này có thể rút ra những nhận xét sau đây:
- Hầu hết tấl cả việc chuyển chượng đều diễn ra trong nội bộ. Chỉ có hệ thống bù trừ khu
vực là dẫn đến mua bán với liệ thống bôn ngoài, nhưng vãn hiếm có trường hợp xảy ra, điểu đó
chứng tỏ tổn kém chi phí cao cho việc nắm thông tin về giá bán của xí nghiệp khác và các chi phí
dể được chính quyền chấp thuận việc tnua bán này.
- Khoản chi phí tiết kiệm là rất đáng kể, ít nhất là một tỷ USD có thể lên đến 13 tỷ USD.
- Phương pháp ngân hàng ô nhiễm ít khi được sử dụng, Mặc dù còn có sự phản đối về việc
sử dụng các giấy phép thải mua bán và chuyển nhượng ở Mỹ, song ngày càng nhiều các tổ chức
môi trường ở Mỹ ủng hộ việc sử dụng giấy phép phát thài có thể mua bán và chuyển nhượng.
Hạng ngạch đánh cá ở New Zealand cũng là một hình thức của giấy phép có thể chuyển

nhượng cần được nghiên cứu. Nó được dùng để kiểm soát việc sử dụng tự nhiên bừa bãi, như việc
đánh bắt cá quá mức cho phép.

- Tín pliiếu giảm phát thải:
Tín phiếu giảm phát thải (discharge reduction credits) về bản chất hoạt động cũng như các
loại tín phiếu khác, nhưng m ục tiêu của chúng là nhằm giảm mức độ ô nhiễm theo một ý dồ nào
đó của các nhà hoạch định chính sách.
Sử dụng một tín phiếu giảm thải nhằm tạo lập một thị trường “ô nhiễm ” tức là tạo ra các
“thị trường” để người ta có thể mua bán, chuyển nhượng các “quyển” gây ô nhiẽm cho mình và
cho những người khác. Trong số các nước OECD, biện pháp này được sử dụng rộng rãi nhất ở Mỹ
và thực tế đã thu dược kết quả tốt, nhất là trong lĩnh vực khống c h ế ỏ nhiễm môi trường không
khí. Tuy nhiên, hình thức tín phiếu giảm phát thải lại không phát triển mạnh đối với môi trường

-23-


Phí vi phạm quy định về phòng chống ô nhiễm, theo đó người gây ô nhiễm phải nộp
một khoản phí nhất định trong trường hợp vi phạm quy dịnh sẽ bị xử phạt hành chính. Các biện
pháp này tạo ra động lực kinh tế cho việc tuân thủ (hay vi phạm) các quy định. Có hai biện pháp
thường được áp dụng nhất là:
- Bảo lãnh: Là khoản tiền phải nộp cho chính quyển để đảm bảo rằng các quy định được
tuân thủ nghiêm ngặt. Khi các quy định dã được tuân thủ nghiêm ngặt, khi các quy định sẽ dược
tuân thủ hoàn toàn thì số tiền đó sẽ được trả lại cho chủ nhân.
Động cơ thúc đẩy tài chính được thực hiện ở Canada là thúc đẩy thuế vay và cho vay trực tiếp
dành cho mục đích bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn có một sô' loại động c ơ tài chính hiên dang
được sử dụng như:
- Trả tiền q u ỹ môi trường cải tạo m ỏ .

- Thúc đẩy các tỉnh chi phí một khoản tiền để xác nhận trang bị những thứ cần thiết cho
kiểm soát ô nhiễm.

- Quỹ môi trường hợp tác Canada...
Mặc dù động cơ thúc đẩy tài chính cho bảo vệ môi trường ở các nước OECD mới thực
hiện chủ yếu từ nãm 1970 trở lại đay nhưng trong nhiểu trường hợp chúng đã đem lại hiệu quả
khá tích cực.

d.Hệ thông đặt cọc - hoàn trả
Như đ ã phân tích, h ệ thống đặt cọc hoàn trả cũng là IT1ỘI công cạ kinh tế dược sử dụng k h á
rộng rãi ở các nước OECD vào mục tiêu bảo vệ môi trường. Xét về mặt bản chất, đặt cọc hoàn trả
là việc cộng thêm vào giá bán sản phẩm một khoản phụ thu (như tiền đặt cọc), được áp dụng với
các mặt hàng có thể gây ô nhiễm . Nếu sau khi hàng hoá đó đã được sử dụng mà không gây ô
nhiễm, người ta có thể đem sản phẩm đó hoặc phần còn lại của nó trả cho các đơn vị thu gom phế
thải, và được nhận lại phần tiền phụ thu do các cơ quan này trả lại.
Đối với các nước thuộc nhóm OECD, phần lớn hệ thống đặt cọc - hoàn trả được áp dụng
cho các loại nước uống, bia, rượu và thực sự đã đem lại hiệu quả cao cho việc thu gom các loại
phế thải.
Hiệu nay các nước OECD cũng đã và đang áp dụng hệ thống đặt cọc hoàn trả sang các
lĩnh vực khác như vỏ tàu hoặc ô tô cũ, sử dụng dầu, ắc quy, thùng đựng thuốc trừ sâu, đồ gia dụng
hằng điện lớn và các thiết bị năng lượng...
M ụ c đ ích củ a hệ thống đ ặ t cọ c lioàn trà là thu gom lại vào m ộ t trung tâm những th ứ m à
người liêu (lùng đ ã d ù n g đ ể tá i s ử (lụng hoặc tái chế. Những hệ thống này đạl hiệu quả vì nó đã

khuyến khích đặl cọc và tối thiểu hoá chấl thài.
Tóm lại, nếu như vài ba thập kỷ trước đây, các công cụ kinh tế nhất là các phương pháp thị
trường còn chưa được các nước OECD chú ý, thậm chí thị trường còn dược coi là kẻ tliù của môi
trường thì hiện nay n h ờ c ó các ƯU t h ế về k h ả năng l in h hoạt và mềm dẻo, các công cụ kinh t ế đ ã

-2 5 -



×