Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu hệ thống tin địa lý phục vụ quản lý đất đai đơn vị hành chính cấp quận ( lấy ví dụ quận tây hồ, thành phố hà nội )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.02 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN

TÊN ĐỂ TÀI:

XÂY DỤNG MÔ HÌNH c ơ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC
VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÂP QUẬN
(LẤY VÍ DỤ QUẬN TÂY Hồ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

MÃ SỐ: QT- 02-21
CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI: TS. NHỮ THỊ XUÂN
CÁN B ộ PHỐI HỢP:

GVC. Nguyễn Đức Khả
TS. Trần Quốc Bình
CN. Đỉnh Ngọc Đạt
ThS. Đinh Bảo Hoa
CN. Bùi Quang Thành

■I I
ũT / A O

HÀ NỘI, 2003

Ơ


BÁO CÁO TÓM TẮT
1. TÊN ĐỂ TÀI: XÂY DỤNG MÔ HÌNH c ơ SỎ DỬ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ
PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÂP QUẬN
(LẤY VÍ DỤ QUẬN TÂY HỔ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI).



MẢ SỐ: QT- 02 - 21
2. CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI:

TS. NHỮ THỊ XUÂN

3. CÁN B ộ PHỐI HỢP:

GVC. Nguyễn Đức Khả
TS. Trần Quốc Bình
CN. Đinh Ngọc Đạt
ThS. Đinh Bảo Hoa
CN. Bùi Quang Thành

4. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u

4.1. Mục tiêu
Nghiên cứu xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu Hệ thông tin địa lý nhằm nâng
cao hiệu quá của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội. Từ đó đưa ra mô hình cơ sở dữ liệu (CSDL) chuẩn cho đơn vị hành chính
cấp Quận (Huyện) trong quản lý đất đai.
4.2. Nội dung
- Nghiên cứu tổng quan ứng dụng công nghệ Hệ thông tin địa lý (HTTĐL)
phục vụ quản lý đất đai trên thế giới;
- Nghiên cứu đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ HTTĐL trong quán lý
đất đai ớ Việt Nam thời gian qua;
- Nghiên cứu quá trình đỏ thị hoá, hiện trạng và biến động sử dụng đát
quận Tây Hổ, thành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu và đề xuất mỏ hình cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ
quán lv đất đai quận Tây Hồ;


2


-

Kiến nghị về tổ chức và vận hành hộ thông tin địa lý phục vụ quản lý nhà

nước về đất đai ở quận Tay Hồ.
5. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

+ Phát triển lý luận xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu GIS trong quản lý đất đai
cấp quận, huyện;
+ Thành lập một số các bản đồ phục vụ quản lý đất đai;
+ Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụquản lý đất đai
cấp quận, huyện;
+ Đưa ra giải pháp quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu, tổ chức và vận hành hệ
thông tin địa lý phục vụ quản lý đất đai
+ Hỗ trợ 2 sinh viên thực tập và làm khoá luận tốt nghiệp với đề tài quản lý
đất đai khu vực nghiên cứu
+ Góp phần nâng cao trình độ lý luận và kiến thức thực tế về xây dựng mô
hình cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ quản lý đất đai.
+ Các tư liệu mô hình cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý là nguồn tài liệu tham
khao phục vụ giảng dạy các chuyên đề có liên quan.
+ Công bố 3 bài báo
6. TÌNH HÌNH KINH PHÍ CỦA ĐỂ TÀI

Tổng kinh phí: 20 000 000 đ. Thực hiện trong 1 năm. Đã quyết toán xong
với tài vụ.


XÁC NHẬN CỦA BCN KHOA

CHÚ TRÌ ĐỂ TÀI

^
c

XÁC NHẬN CÚA TRƯỜNG

C-''L


REPORT SUMMARY

1. PROJECT TITLE: ESTABLISHMENT OF THE GIS DATABASE MODEL
FOR LAND MANAGEMENT ON DISTRICT LEVEL (CASE STUDY IN
TAYHO DISTRICT, HANOI)
Code number: Q T - 0 2 - 2 1
2. PROJECT HEAD:

Dr Nhu Thi Xuan

3. CO - OPERATIVE OFFICIALS:

GVC. Nguyen Due Kha
Dr : Tran Quoc Binh
Bsc: Dinh Ngoc Dat
Msc: Dinh Thi Bao Hoa
Bsc: 'Bui Quang Thanh


4. OBJECTIVES AND CONTENTS
4.1 Objectives
4- Establishment of the GIS database model for effectively land
management in district of Tayho, Hanoi. Thence , proposing standard
database model for land management on district level.
4.2 Contents
+ Overall analyses of GIS applications for land management in the world.
+ Analyses and evaluations of the GIS apllications for land management in
Vietnam
+ Analyses of the urbanisations, landuse, and landuse change in district of
Tayho, Hanoi
+ Analyses and proposals of GIS database model

for land management in

district of Tayho, Hanoi
+ Proposals for GIS management for land management on district level

4


5. ACHIVEMENTS
+ Contributed to the theoratical establishment of GIS database model on
district level.
+ Made several maps for land management
+ Established the GIS database model for land management
+ Carried out several proposals on database managements and GIS
utilisations for land management
+ Assisted 2 students whose theses involving in land management in the
study area

+ Improved theoratical and practical knowledge on establishing GIS
database model for land management
+ Being reference documents for teaching
+ 3 articles publiced
6. EX PE N SE

+ Total expense: 20. 000. 000 VND. Duration: 1 year. Payment in full
with finance bureau

5


MỤC LỤC

Trang
CHUƠNG I. TỔNG QUAN VỂ ÚNG

DỤNG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ

(HTTĐL) TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI KHU v ự c ĐÔ THỊ

8

1.1. Vai trò của hệ thông tin địa lý trong quản lý đất đô thị

8

1.2. Tổng quan về ứng dụng hệ thông tin địa lý trong quản lý đất
đai khu vực đố thị trên thế giới


10

1.3. Tinh hlnh ứng dụng công nghệ HTTĐL trong quản lý đất đô
thị ớ Việt Nam

11

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ, HIỆN TRẠNG s ử
DỤNG ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ
HTTĐL TRONG QUẢN LÝ ĐẤT đ a i q u ậ n t â y H ồ

13

2.1. Quá trình đô thị hoá khu vực quận Tây Hồ, thànhphố Hà Nội

J3

2.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất đai của quận Tây Hổ giai
đoạn 1992-2001

14

2.3. Nhu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý đất
đai quận Tây Hổ

22

CHƯƠNG 3. XÂY DỤNG MÔ HÌNH c ơ SỞ DỬ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA
LÝ PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI QUẬN TÂY H ồ


26

3.1. Phương pháp luận xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý
phục vụ quan lý đất đai cấp Quận

26

3.2. Cơ sớ dữ liệu không gian

38

3.3. Cơ sớ dữ liệu thuộc tính

46

3.4. Giai pháp quán lý cơ sở dữ liệu
CHƯƠNG 4. YÊU CẦ U c ơ

SỚ HẠ TANG

kĩ th u ật

cho

hệ

thống

THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC v ụ Q U Ả N LÝ ĐẤT ĐAI QUẬN
TÂ Y HỒ


61

4 . 1. Yêu cầu cơ sở hạ tầng kĩ thuật

61

4.2. Kicn nghị về tố chức và vận hành hệ thông tin địa lý phục vụ
6


quan lý đất dai

62

CHUƠNG 5. XÂY DỤNG THỬ NGHIỆM PHAN m ề m q u ả n l ý c ơ s ở d ữ
LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC v ụ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ ĐẤT ĐAI Ở QUẬN TÂY H ồ

68

5.1. Thiết kế menu chương trình

68

5.2. Thiết kế các giao diện chương trình

70

KẾT LUẬN


72

TÀI LIỆU THAM KHÁO

74

PHỤ LỤC

77

7


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỂ ỨNG DỤNG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI KHU v ự c ĐÔ THỊ

1.1. VAI TRÒ CÚA HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG QUẢN LÝ ĐÂT ĐỒ THỊ

Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng
hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền
lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một khu vực trong tỉnh, trong huyện {1].
Đô thị hoá là quá trình chuyển dịch từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên những khoảng không
gian thích hợp, là quá trình biến đổi toàn diện về kinh tế - xã hội - nhân vãn và
không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó diễn ra sự hình

thành các nghề mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự thay đổi lối sống, văn
hoá và sự tổ chức lại bộ máy quản lý và hành chính [3].
Trong những năm gần đây, ỡ Việt Nam nói chung, ở các thành phố nói
riêng, khi có điều kiện thuận lợi như chính sách “Đổi mới” trong phát triển kinh
tế - xã hội, thì tốc độ đô thị hoá diễn ra một cách nhanh chóng và thiếu quy
hoạch, đã tác động trực tiếp và gián tiếp tới sự biến động sử dụng đất, dẫn đến
việc quản lý đất đai đô thị gặp nhiều khó khãn.
Đề' công tác điều hành, quản lý đất đai một cách tốt nhất ở đồ thị nói riêng,
của cá nước nói chung, cần phải được cung cấp thông tin kịp thời, có độ chính
xác và tin cậy cao. Các yêu cầu đó hiện nay chỉ có thể đáp ứng được bằng Hệ
thông tin địa lý (HTTĐL).
Hệ thông tin địa lý là một công nghệ, một phương pháp khai thác và sử
dụng thông tin không gian, là một hệ thống kết hợp giữa con người, các thiết bị
kỹ thuật (phần cứng và phần mềm), với một cơ sở dữ liệu (CSDL) có định hướng
và những quy trình xử lý dữ liệu, nhằm đạt được một mục đích nào đó và đưa ra
các giái pháp hay quyết định cho những vấn đề thực tiễn.

8


Các chức năng cơ bản của HTTĐL bao gồm: nhập dữ liệu, quản trị cơ sớ
dữ liệu, phân tích xử lý dữ liệu và xuất dữ liệu. Cơ sở dữ liệu HTTĐL là hệ thống
các dữ liệu địa lý được tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng theo một mục đích
cụ thể trong HTTĐL, đặc thù của nó là: các thông tin đã được sấp xếp, gắn với
một lãnh thổ địa lý và được quản lý cả hai dạng thông tin: không gian (vị trí địa
lý, hình dạng, kích thước của đối tượng) và phi không gian (bản chất của đối
tượng); Các thông tin được tổ chức theo kiểu quan hẹ, trong đó mỗi đối tượng đồ
hoạ hay thông tin không gian có khả năng gắn kết với một hay nhiều số liệu, giá
trị thuộc tính khác nhau. Khả nâng và sức mạnh của HTTĐL là ở chỗ nó có thể
xử lý các đối tượng không gian theo giá trị định lượng hay định tính của các

thuộc tính đi kèm.
Quy trình chung xây dựng CSDL HTTĐL gồm các bước: Xác định mục
đích, nội dung của CSDL; Tập hợp thông tin, thu thập tài liệu, bản đồ và xác định
mô hình cho từng loại dữ liệu; Nhập và tổ chức CSDL; Biên tập, hiệu đính CSDL;
Kiểm tra, lưu trữ và khai thác CSDL.
Hệ Ihỏng tin địa lý cho phép tổ chức, sắp xếp, hệ thống hoá các thông tin
thành một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, thích hợp cho việc xử lý tự động bằng công
nghệ thông tin. Nó cho phép nhập, lưu trữ, cập nhật, xử lý và phân tích một khối
lượng thông tin lớn, đa dạng theo một chuẩn thống nhất nhàm giải quyết các vấn
đề cụ thê về sử dụng hợp lý tài nguyên đất. HTTĐL có khủ năng phối hợp xử lý
giữa thông tin không gian và phi không gian để giải quyết các vấn đề theo yêu
cầu của người dùng, chính VI vậy nó được ứng dụng trong quản lý, quy hoạch và

sử dụng đất đai.
Phần lớn các thông tin về đô thị là các thông tin địa lý, liên quan đến vị trí
địa lý, như các thông tin về các thửa đất. Do vậy, HTTĐL là một công cụ hiệu
quá trong quan lý đô thị, đặc biệt khi đô thị thay đổi về mặt hành chính. Các ứng
dụng của HTTĐL trong quản lý đô thị là nguồn cung cấp dữ liệu có liên quan
đến đất đai dã được thu thập, cập nhật, xử lý và phân loại một cách có hệ thống.
Yêu cầu chung đối với các hệ thống này đó là khả năng xử lý các dữ liệu về thửa
đất. úiiíĩ dụng HTTĐL trong quán lý đô thị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực về
pháp luật, hành chính, ra quyết định kinh tế và quy hoạch. HTTĐL được dùng đế
trự giúp cho các hoạt động quản ]ý đô thị như quán lý bất động sán, định giá bất
động sán, cấp giấy phép, quy hoạch sứ dụng đ ấ t ...


Trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị, cóng nghệ HTTĐL đã trò
thành một công cụ rất hiệu quả áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: Quan
lý thông tin đất đai, quản lý cơ sở hạ tầng, quản lý môi trường, quy hoạch đô thị,
giao thông công chính, phân tích thị trường.

Nhu cầu áp dụng HTTĐL đối với quản lý đô thị: cần phải quản lý thông tin
địa lý một cách khoa học và hệ thống với các lý do: - Tốc độ phát triển chung của
nền kinh tế và xã hội nên nhu cầu thiết lập các hệ thống CSDL dùng chung hoặc
của riêng từng ngành là rất lớn, nhu cầu nâng cao nãng lực quản lý đô thị, nhu
cầu cái cách và hoàn thiện hệ thống hành chính; Công nghệ thông tin phát triển
rất nhanh; Các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu bán đồ ngày càng trở nên
hoàn thiện với các thiết bị hiện đại và đồng bộ, làm cho chi phí gia cồng dữ liệu
giam nhanh; Công nghệ về thiết lập, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin địa
lý đang dần dần được xây dựng thành các tiêu chuẩn phổ biến đối với các nước
trên thế giới; Cơ sở pháp lý và tổ chức đã từng bước được hoàn thiện, tạo điều
kiện cho sự phát triển các ứng dụng trong quản lý cũng như chia sẻ các dữ liệu
của từng ngành. Với những nhu cầu trên, việc xây dựng CSDL HTTĐL phục vụ
quan lý đất dô thị là rất cần thiết.
1.2. TỔNG QUAN VỂ ỨNG DỤNG HỆ THÒNG TIN ĐỊA LÝ TRONCỈ QUẢN LÝ ĐẤT
ĐAI KHU V ự c ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI

Trên thế giới, lịch sử phát triển và ứng dụng của HTTĐL đã có khởi đầu từ
những năm 50 của thế kỷ 20. Khi đó, các nhà bản đồ và tin học trên thế giới đã
kết hợp nghiên cứu về một hệ thống máy móc và thiết bị vẽ bản đồ tự động.
Những ứng dụng sớm nhất và hình thành nền tảng về HTTĐL là ở Canada, nơi
mà những nghiên cứu về kỹ thuật sử dụng máy tính để lưu trữ và xử lý số liệu,
lập ban đồ và xử lý các thông tin không gian lần đầu tiên được thực hiện. Những
phiên ban đáu tiên cua các HTTĐL là những phần mềm nhập dữ liệu và vẽ bán
đổ đơn gián; việc xử lý các thông tin đồ hoạ còn rất hạn chế.
Sau năm 1980, công nghệ HTTĐL phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực khoa học và hoạt động thực tiễn có sử dụng thông tin không gian,
đặc biệt ớ Mỹ, Canada và Châu Âu, người ta đã xây dựng và không ngừng hoàn
thiện cúc chương trình phần mềm có uy tín quốc tế như Arclnfo, PCI, ILWIS,
SPAND, IDRISI, ... Công nghiệp sản xuất máy tính phát triển mạnh, máy tính trở
thành công cụ phổ biến trong mọi hoạt động nghiên cứu, thiết kế và quản lý xã

10


hội. Những phần mềm HTTĐL chạy trên máy tính ngày càng phát triển đã làm
cho công nghệ HTTĐL lan truyền nhanh chóng đến các nước đang phát triển ớ
Châu Á và ngày càng thâm nhập sâu vào lĩnh vực hoạt động của con người.
Trong quán lý đất đai, những vấn đề cơ bản của việc ứng dụng Hệ thông tin
địa lý đã được nhiều tác giả đề cập đến [20, 21, 22, 26, 30]. Hiện nay ở nhiều
nước trên thế giới đã xây dựng được hoặc đang triển khai các hệ thông tin địa lý
phục vụ quán lý đất đai. Ví dụ như hệ thống WALIS (Western Australian Land
Information System) của ú c [28], hệ thống NaLIS (National Land Information
System) của Malayxia [23], hệ thống LIS của Ân Độ [27], hệ thống LIS của
Belarus [25], ...
Hiện nay đa số các thành phố trên thế giới đã và đang ứng dụng công nghệ
HTTĐL ctể quản lý đô thị.
1.3. TÌNH HÌNH ínVG DỤNG CÔNG NGHỆ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG QUẢN
LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, trong những năm của thập kỷ 80, bắt đầu với những hiểu biết sơ
bộ và tiếp xúc với HTTĐL qua các cán bộ được đào tạo ở nước ngoài và một số
chuyên gia có dịp tham gia các hội thảo quốc tế về công nghệ thông tin và
HTTĐL.
Đến đầu những năm 1990, ở Việt Nam, những tìm tòi và ứng dụng đầu tiên
VC HTTĐL bất đầu được thực hiện ở một số chuyên ngành và một số cơ quan.
Những kết quả nghiên cứu ứng dụng cơ bản thuộc các lĩnh vực như điều tra quy
hoạch quán lý các tiểu khu, các loại rừng, thống kê diện tích rừng, xây dựng các
bán đổ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, quản lý các thông tin khoáng sản, ...
Từ năm 1995 tới nay, HTTĐL liên tục phát triển và rất mạnh. Các phần mềm
tiên tiến trong công nghệ HTTĐL đều đã có mặt tại Việt nam. Công nghệ
HTTĐL đã trở thành một chiến lược của Nhà nước; được Nhà nước quan tâm và

khuyến khích phát triển. Năm 1995 dự án HTTĐL quốc gia ra đời, nhằm mục
đích truyền bá rộng rãi về công nghệ HTTĐL trong cả nước, chuyển giao công
nghệ và Ihiêì bị, máy móc cho các tính, xây dựng một số cơ sở dữ liệu cần thiết
để quán lý tài nguyên và môi trường. HTTĐL được áp dụng rộng rãi trong cá
nước, cụ thế là ớ các cơ quan ngành Địa chính, Khoa học Công nghệ và Mỏi
trường. Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong công tác quán lý, điều hành
11


cúa bộ máy Nhà nước ĩừ trung ương đến các tỉnh, thành phố, trong các ngành như
quán lý địa chính và bản đồ - hệ thống các bản đồ địa chính tại các sở Địa chính
và Bộ Tài nguyên và mồi trường, quản lý xây dựng và quy hoạch đô thị, nông
thôn, quy hoạch đất nông nghiệp, quy hoạch quản lý rừng, quản lý môi trường,
địa chất, khoáng sản và dầu khí, an ninh quốc phòng, khí tượng thuỷ văn, đu
lịch..., dặc biệt được áp dụng một cách tuyệt đối và hiệu quá trong địa lý.
Trong công tác quản lý đất đai, công nghệ HTTĐL được ứng dụng rất sớm,
ngay từ những ngày đầu, khi HTTĐL được ứng dụng vào Việt Nam, đã và đang
irứ thành một công cụ rất hữu ích, không thể thiếu. Việc ứng dụng Hệ thông tin
địa lý phục vụ quản lý đất đai luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngành Địa
chính. Bên cạnh “Dự án khả thi xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên
đất” của Tổng cục Địa chính [1998], nhiều tác giả đã đề cập đến vấn đề xây dựng
Hệ thòng tin địa lý phục vụ quản lý đất đai cấp Tỉnh [2, 4, 5, 10, 15]. Hộ thống
cơ sở dữ liệu (CSDL) được thiết kế theo kiểu phân cấp và thống nhất giữa các đơn
vị lãnh thổ hành chính. Việc xây dựng cơ sở dừ liệu ở cấp quận, huyện một cách
hoàn chính và đầy đủ là bộ phận quan trọng tạo nén CSDL cấp cao hơn, phục vụ
đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

12



CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ, HIỆN TRẠNG s ử DỤNG ĐÂT
VÀ KHẢ NẢNG ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ
TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI QUẬN TÂY H ổ

2.1. QUÁ TRÌNH ĐỔ THỊ HOÁ KHU v ự c QUẬN TÂY H ổ , THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trước thời Pháp thuộc, khu vực Tây Hổ chủ yếu chỉ có nền sản xuất tiểu
nông, lự cung, tự cấp với các nghề trồng trọt, đánh cá, chăn tằm..., tuy có sự hình
thành nghề nghiệp mới (do có sự cung cấp hàng hoá cho kinh thành), một số lao
động nóng nghiệp đã tách thành lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ ngay trong các thôn, phường nông nghiệp, như phường Bưởi với nghề giấy
giỏ, phường Yên Thái với nghề giấy và đột lĩnh, nhiễu, phường Trích Sài với
nghề dệt gấm, làng Trúc Bạch với nghề dệt lụ a ,...
Trong thời Pháp thuộc, Tây Hổ chỉ là vùng ven đồ, quá trình độ thị hoá ớ Tây
Hổ dicn ra với tốc độ rất chậm chạp. Người Pháp chú ý đô thị hoá ở khu vực phía
nam và đông nam của Hồ Tây, làm cho diện tích đất canh tác ở khu vực Thuỵ
Khuê, Yên Phụ dần chuyển sang đất sản xuất cõng nghiệp và chuyên dùng. Một
số xí nghiệp, nhà máy, công trình với quy mô vừa và nhỏ như xưởng đóng tàu
điện Thuỵ Khuê, tuyến đường tàu điện Yên Phụ - Kim Liên, Bờ Hồ - Bưởi, Nhà
máy điện Yen Phụ, trường học Chu Văn An do người Pháp xây dựng xuất hiện.
Giai đoạn từ nãm 1954 đến 1988, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, khu vực Hồ
Tây dược chia thành 2 đơn vị hành chính cấp quận, huyện: Các phường Bưửi,
Thuỵ Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đinh (nội thành Hà Nội), còn các xã Xuân
La, Quiing An, Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên thuộc huyện Từ Liêm (ngoại
thành Hà Nội). Ó 3 phường thuộc quận Ba Đình, diện tích đất sản xuất nông
nghiệp chuyên thành đất chuyên dùng với tốc độ nhanh và lao động nông nghiệp
tiếp tục chuyên sang làm công nhân các nhà máy, xí nghiệp hoặc viên chức nhà
nước. Một số công trình được xây dựng tại chỗ như nhà máy giấy Trúc Bạch, nhà

máy da giầy Thuỵ Khuê,

hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, bệnh viện,

cáu lạc bộ, sân vận động, rạp chiếu phim, khu tập thế, trụ sớ cơ quan, khách sạn
13


.... Còn ở các xã ngoại thành, do chính sách hợp tác xã hoá sản xuất nông nghiệp
nên các nghề thủ công nghiệp cá thể, các hoạt động thương nghiệp, dịch vụ bị
hạn chế và thoái hoá dần, nổi lên mô hình các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
theo hướng xă hội chủ nghĩa có hệ thống hạ tầng cơ sở thống nhất, với chiến lược
hạn chế lấy đất canh tác nông nghiệp vào phát triển đô thị, do vậy mức độ đô thị
hoá ở những xã ngoại thành trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa rất chậm, gần như
chững lại. Tuy nhiên, tại khu vực nghiên cứu một số diện tích đất nông nghiệp
được chuy.ển sang đất chuyên dùng cần thiết như xây dựng hệ thống đê, giao
thông, một số khách sạn, nhà nghỉ quốc doanh, một số đất canh tác: rau, hoa,
màu được chuyển sang đất thổ cư [7],
Giai đoạn từ nãm 1989 đến nay: giai đoạn cơ chế thị trường, dân số bùng nổ,
nhu cầu về sử dụng đất quá lớn. Luật đất đai (nãm 1988) tuy có, song còn nhiều
điểm hạn chế, nên ở một khu vực ven đô có nhiều lợi thế về tự nhiên, kinh tế, xã
hội như Tây Hồ, quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh và không theo quy
hoạch. Nhiều diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng trọt (rau, hoa, cây
cánh), đất hồ, ao, đầm đã bị chuyển đổi thành đất ở, đất xây dựng khách sạn, nhà
hàng, dịch vụ du lịch ... làm cho diện tích đất canh tác giảm nhanh chóng.
Nãm 1995, quận Tây Hồ được thành lập dựa trên cơ sở tách ra và tổ chức lại
3 phường của quận Ba Đình và 5 xã của huyện Từ Liêm theo nghị định 69/CP
của Chính phủ ban hành ngày 28/10/1995. Cùng với việc thành lập một số quận,
trong dó có quận Tây Hồ, Nhà nước đã có quy hoạch tổng thể cho thủ đô Hà Nội
tới năm 2010, pháp luật cũng được bổ sung (năm 1993), do vậy, quá trình đồ thị

hoá vùng ven đô Hà Nội nói chung, Tây Hồ nói riêng diễn ra tuy vẫn mạnh,
nhưng dã được định hướng bởi quy hoạch và pháp luật tương đối chặt chẽ hơn.
2.2. HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG s ứ DỤNG ĐẤT ĐAI CÚA QUẬN TÂY H ổ GIAI
ĐOẠN 1992-2001

/. Đặc điểm các nhản tô ảnh hưởng đến sử đụng đất quận Tây H ồ trong
giai đoạn 1992-2001
Quận Tây Hổ là quận mới thành lập của thủ đô Hà Nội, chiếm một vị trí rất
quan liọng trong sơ đổ phát triển không gian cua thành phố Hà Nội. Tuy nhiên,
trong những nãm gần đay, tại khu vực quận nói chung và xung quanh Hồ Tây nói
ricng dán số tăng nhanh, quá trinh đô thị hoá phát triển rất mạnh mẽ. Trên nhiều
diện tích đất trống và đất nông nghiệp, cây xanh, mặt nước đã tạo điều kiện cho

ìg


hệ thống các biệt thự, khách sạn, nhà nghỉ, nhà ở mọc lên, dân cư từ các nơi khác
chuyển đến. Viêc xây dựng một cách ồ ạt, tùy tiện, không theo quy hoạch đã gây
khó khăn cho viêc quản lý đất đai, làm mất cảnh quan đô thị, không đáp ứng
được các tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại mà Nhà nước ta đang đặt ra quy
hoạch đối với các vùng ven đô Hà Nội, đặc biệt là quận Tây Hồ.
2. Các nhản tố ảnh hưởng tới tình hình sử dụng và quản lý đất đai ỏ quận 77
Tày Hồ
a.

Các điểu kiện tự nhiên hình thành đặc điểm sử dụng đất khu vực nghiên 77

cứu:
Vị trí íĩịíi lý: Tây Hồ là một quận nằm ở phía Bắc - Tây Bắc của thủ đô Hà
Nội, có diện tích tự nhiên là 2400,81 ha, Phía Bắc và Đông quận Tây Hồ là sông

Hổng nằm dọc theo ranh giới giữa quận Tây Hồ với huyện Gia Lầm và huyện
Đỏng Anh. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy - một
quận mới thành lập, tốc độ đỏ thị hóa cao, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế
của Tây Hổ. Phía Đông Nam và Nam giáp quận Ba Đình - một trung tâm hành
chính, chính trị của thành phố và cả nước. Với vị trí này, tương lai quận Tây Hổ
sẽ là trung tâm của thành phố Hà Nội trong quá trình phát triển về phía bắc. Tây
HỒ có nhiều tiềm nãng phát triển, diện tích đất trống còn nhiều, có cảnh quan
thicn nhiên lý tưởng là Hồ Tây, nên có sức hấp dẫn cao về nhập cư, xây dựng,
đặc biệt là các công trình khách sạn, biệt thự, nhà nghỉ. Với lợi thế về vị trí nói
trên sè tạo ra những tiềm nãng về kinh tế cho Tây Hồ phát triển.
Địa chất, địa hình: Địa hình quận Tây Hồ tương đối bằng phẳng, có chiều
hướng cao dần từ Nam lên Bắc, có sông Hồng chay từ tây bắc xuống đông nam.
Num iiiáp với sông Hồng, nên quận Tây Hồ có tuyến đê dài chạy từ chân cầu
Thăng Long (tính từ phường Phú Thượng) đến bãi An Dương (tính đến hết
phường Yên Phụ) làm cho địa hình, đất đai quận được chia thành hai vùng rõ rệt,
dỏ là khu vực trong đê và khu vực ngoài đê,
Khu vực ngoài đê: Đất xây dựng, đất ở có độ cao thay đổi từ 9 m đến 14 m;
đãì nông nghiệp có độ cao từ 7m đến 12m; một sô' nơi có ao hồ trũng, độ cao chỉ
từ 3m đến 7m. Đây là khu vực có địa tầng trên cùng là cát, các lớp á cát và á sét
có nền địa chất không ổn định, không thuận lợi cho xây dựng, cần hạn chế xây
dựnii.
15


Khu vực trong đê: Đất xây dựng có độ cao thay đổi từ 6m đến 12m, đất nồng
nghiệp có độ cao từ 4m đến 9m; một số nơi có ao hồ trũng nên độ cao thấp từ 2m
đến 7m. Đây là khu vực có địa tầng lớp trên cùng là á sét với chiều dày từ 3m đến
10m, lớp tiếp theo là cát, có nền địa chất ổn định thuận lợi cho xây dựng nhà cao
tầng.
Klií hậu: Quận Tây Hổ có chung điều kiện khí hậu của thủ đô Hà Nội là nhiệt

đới gió mùa. Một nãm có 2 mùa rõ rệt: Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước
đến tháng 3 năm sau, gió Đông Bắc là chủ đạo. Nhiệt độ trung bình thấp nhất từ
8"C đến 10‘’C. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió Đông Nam là chủ
đạo, nhiệt độ trung bình cao nhất là 38°c. Mùa mưa bão rơi vào mùa nóng, từ
tháng 7 đến tháng 9. Độ ẩm trung bình trong năm 84,5%, tháng 1 và 2 là những
thúng có độ ẩm cao nhất có thể đạt tới 100%. Với đặc điểm khí hậu này Tây Hồ
thuận lợi cho việc trổng các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là trồng các loại hoa,
cáy cảnh.
Thủy Villi: Điểm nổi bật nhất của Quận Tây Hổ là có diện tích mặt nước khá
lớn, Hổ Tây là hồ lớn nhất với diện tích khoảng 530,65 ha, phía Bắc quận có sông
Hổng chay qua với chiều dài khoảng 8 km, có diện tích khoảng 510,54 ha thuộc
4 phường Nhật Tân, Phú Thượng, Tứ Liên, Yên Phụ, sông có chiều rộng từ 800m
đến I200m vào mùa cạn, và từ 2000m đến 2500m vào mùa lũ. Sông Hồng và Hồ
Tây đã túc dộng trực tiếp đến điều kiện tiểu khí hậu ở một khu vực rộng trên diện
tích toàn quận. Vào mùa hè không khí ở các khu vực quanh hồ và ven sông
thường mát mẻ hơn các khu khác, khí hậu được điều hoà. Ngoài ra, quận còn có
nhiều ao, hổ khác ở khu vực ngoài đê và ở các khu vực khác trong đê như Phú
Thượng, Xuân La. Các hồ này đang bị lấp dần để xây dựng nhà ở và cửa hàng.
Hàng năm do dòng chảy sông Hồng thay đổi nên vùng đất giáp sông thường bị lở
hoặc không ổn định. Vào mùa lũ (tháng 7 - 8 ) mực nước sông Hồng thường dâng
cao từ + 10,Om đến +12,Om (cao hơn độ cao nền của quận) và khi đó khu vực đất
bãi ngoài đê sông Hồng phần lớn bị ngập nước. Quá trinh bồi tụ, xói lở và ngập
lụt ớ khu vực ngoài đê có ảnh hưởng lớn tới việc sử dụng đất ở khu vực này.
Nước mạt trong khu vực quận rộng lớn, ngoài lợi thế là có khả năng dự trữ
một lượng nước lớn cho hoạt động sán xuất và sinh hoạt, đặc biệi là hoạt động
sán xuất nông nghiệp, mà còn tạo ra một phong canh đẹp hiếm có tại thủ đô Hà
Nội, kết hợp với không khí trong lành, tạo điều kiện cho quận Tây Hồ phát triển


du lịch, làm thay đổi các loại hình sử dụng đất theo hướng phục vụ du lịch là

chính.
Tliố nhưỡng: Quận Tây Hồ bao gồm đất phù sa không được bồi trong đê và
đất phù sa được bồi ngoài đê. Đất phù sa không được bồi trong đê có diện tích
lớn, phần lớn là trầm tích hiện đại, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, đây là
diện tích đất phù xa màu mỡ có tiềm năng trồng nhiều loại cây như lúa nước, các
loại rau, màu. cây ăn quả và các loại cây cảnh, hoa. Đất phù sa được bồi ngoài đê
có Ihành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, đất giàu mùn, lân, kali dễ tiêu nước, có tính
thấm nước cao, nên vào mùa khô thường bị hạn, chúng dược dùng ngoài làm đất
ở, còn dược sử dụng để trồng các loại cây ngắn ngày như ngô, đậu, lạc, khoai ...
Sinh vật: Quặn Tây Hồ có diện tích đất nông nghiệp khá lớn (1 149,94ha), có
nhiều làng nghề truyền thống trồng hoa, cây cảnh như ớ Nghi Tàm, Quảng Bú,
Nhật Tân, những địa danh này đã trở thành nơi tham quan du lịch hiện nay của
Hà Nội. Ngoài ra còn có các cây lương thực thực phẩm như lúa, ngô, hoa màu
các loại.
Ctỉii/i quan: Tây Hồ có cảnh quan nổi bật nhất là Hồ Tây với hình dáng vai
cày, cùng với nó còn có một số hồ nhỏ khác như hồ Quang Bá, hồ Tứ Liên tạo
thành một quần thể thiên nhiên tạo hoá tôn thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn của Hồ
Tây, kết hợp với các cảnh quan khác như cảnh quan hoa cây cảnh, cảnh quan biệi
thự kiến trúc đô thị, làng văn hoá Việt Nhật, công viên nước Hồ Tây... tạo ra một
không gian thoáng đãng, mát mẻ, làm cho con người khi tới nơi đây có cảm giác
thoái mái, tiện nghi, thư giãn, nghỉ ngơi khi ngắm nhìn phong cánh đó. Ngoài ra,
trên địa bàn quận còn có 64 kiến trúc di tích lịch sử vãn hoá mang đậm bàn sác
văn hoá dàn tộc, cũng là những địa điểm thu hút khách. Tất cả các cảnh quan này
được dan xen kết hợp với nhau tạo ra cảnh quan đặc thù rất đặc trưng, độc đáo có
một không hai trên thế giới của quận Tây Hồ tại thủ đô Hà Nội, làm cho giá trị
đất đai của quận Tây Hồ tăng cao, và đó cũng là nguyên nhân gây biến đổi lớn về
sử dụng đất của quận trong cơ chế thị trường hiện nay.
Với vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên nói trên, ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp đến việc hình thành và quyết định hướng sử dụng đất của quận Tây Hổ.
Chúng đóng vai trò như những yếu tố nền hình thành đặc điểm sử dụng đất đai.

b. Các điều kiện kỉnh tế xã hội - những yếu tố chủ yếu tác động mạnh
đến đặc điểm sứ dụng đất quận Tây Hồ.
17

\ J
:

ũ ĩl.m


Dân a t vù lao độniỊ: Quận Tây Hổ bao gồm 8 phường với tổng số dân là
92736 người (2000) và mật độ dân số trung bình 3862 người/km2. So với các
quận nội thành khác, mật độ dân số của quận Tây Hồ có phần thấp hơn, do diện
tích mặt nước và diện tích đất nống nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn. Dân cư trong
quận phân bố không đều, các phường nội thành cũ, mật độ dân số khá cao như
phường Yên Phụ, Bưởi trung bình 12000 người/km2, trong khi đó mật độ dân số ở
phường Phú Thượng, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An chỉ khoảng trên 2000
người/km2.
Do anh hưởng của quá trình đô thị hóa trong thời gian qua, dân số quận
Tây Hổ hàng năm (từ năm 1995 đến nay) luôn tãng từ 5% đến 8%, trong đó tăng
tự nhicn khoáng 1,5%, tãng cơ học từ 4% đến 7%. Đây là vấn đề gây nên những
bức xúc về kinh tế xã hội cho quản lý và cũng là một trong những nguyên nhân
chính gây biến động sử dụng đất trong thời gian qua. Song song với quá trình
lãng cơ học vé dân số, cơ cấu lao động trong quận cũng có những thay đổi theo
chiều hướng lao động nông nghiệp giảm dần và chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số
người trong ctộ tuổi lao động (tỷ lệ khoảng 10% trong tổng số lao động). Các
phường Yên Phụ, Thụy Khuê, Bưởi không còn lao động nông nghiệp, số người
lao động nông nghiệp phân bố rải rác trên các phường còn lại, nhiều nhất là ớ
phườniĩ Phú Thượng.
Đặc (liếm các ngành kinh tế trong quận:

Thươtiịị nghiệp du lịch và dịch vụ: Quận Tây Hồ không những có ưu Ihế về
Hồ Tây - một điểm du lịch lý tưởng, mà còn có một hệ thống trên 60 di tích lịch
sử văn hoá imhệ thuật có giá trị, góp phần làm phong phú các hoạt động đu lịch ớ
đây. Đc đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tãng trong nền kinh tế thị trường, cúc
khách sạn, nhà hàng trong quận mọc lên nhanh chóng, đặc biệt trên các trục
dường chính của quận như đường Thanh Niên, Nghi Tàm, Yên Phụ, Lạc Long
Quân, Thụy Khuê và đặc biệt là khu bán đáo Tây Hồ. Việc xây dựng tùy tiện như
vậy đã gây ra nhiều biến động vể sử dụng đất trong quận, gây khó khăn cho việc
quan lý đất dai.
Ngành nỏ/ìịi nghiệp: Táy Hồ trước đây là một huyện ngoại thành Hà Nội,
mới được chuyến thành quận mới của Hà Nội, nên ngành nông nghiệp của Tày
Hồ trong những năm qua vẫn phát triển, đặc biệt là ớ 5 xã của huyện Từ Liêm cũ.
Nhàn dân địa phương đa số sán xuất lúa 2 vụ xen lần trồng màu như ngỏ khoai.


đỏ, rau ... các hồ ao trũng thường nuôi cá, trồng sen. Đặc biệt ở các phường Nhật
Tàn, Phú Thượng, Xuân La có nghề trồng hoa, cây cảnh như đào, quất nổi tiếng,
là nơi cung cấp cây cảnh cho Hà Nội vào những dịp lễ tết, đây là loại hình canh
tác đất nóng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn trổng các loại cây lương thực,
thực phẩm. Do vậy, diện tích trồng cầy lương thực, thực phẩm ngày càng giám,
thay vào đó là diện tích trồng hoa cây cảnh ngày càng tăng, đây là nét độc đáo về
nông nghiệp của một quận phái triển du lịch.
Vùng đất giáp sông Hổng phía ngoài đê là vùng đất bổi không ổn định có
diện tích urơng đối lớn (khoảng 171,56ha), thay đổi hàng năm do dòng cháy sông
Hổng và thường bị ngập lụt khi mùa nước lên, dân cư địa phương vẫn trổng hoa
màu như ngô, khoai,...
CôiìỊi nghiệp và tiểu tlìii CÔỈÌỊỊ nghiệp: Ngành công nghiệp của quận Tây
Hổ không được phát triển như các khu vực ven đô khác của Hà Nội, ở đây chí có
một sỏ' cư sớ san xuất với quy mô nhỏ như chế biến thực phẩm, đổ uống,... Trong
quận chỉ phái triển một số ngành nghề thủ công truyền thống như làm giấy ở Hồ

Khẩu, Yên Thái, Đông Xa, dệt ở Bưởi, Nghi Tàm, trồng hoa, ươm cây giống,
nuôi cá cánh và cây cảnh ở Nghi Tàm, Yên Phụ, Nhật Tân, Quảng Bá.
Anh Ịutâng của các văn bản pháp luật về đất đai tới việc sử dụng vâ quán
/ý (Íấí thù của quận Tây Hổ: Để quán lý đất đai, Nhà nước ta đã ban hành các
Luật đất đai (J988, 1993), cùng với các thông tư, chỉ thị của UBND thành phố,
quận, đặc biệt năm 1998, chính phủ đã ra quyết định về quy hoạch tổng thể đến
nãm 2010 cho thành phố Hà Nội nói chung, quận Tây Hồ nói riêng đã tạo cơ sở
pháp lý cho việc quản lý đất đai có hiệu quả hơn và cũng nhờ đó phần nào làm
giam bớt tình trạng xây dựng tuỳ tiện trong thời gian qua trên địa bàn quận.
Như vậy, cùng với sự ưu ái của điều kiện tự nhiên, sự phát triển dân số,
kinh tế xã hội trong quận, sự ra đời của các chính sách đã thúc đẩy nhanh quá
trình dỏ thị hoá, làm biến đổi các loại hình sử dụng đất, chuyển đất nông nghiệp,
hồ, ao thành đất ở và đất xây dựng các cơ sở phục vụ dịch vụ du lịch, làm ánh
hướng lớn tới quán lý đất đai của quận.
3. Dặc điểm sử dụng đất quận Tây Hồ năm 2001
Tổn” diện tích đất của quận là 2400,81 ha. Tronii đó đất nông nghiệp có
khoang 1 179,03 ha, chiếm 49% tổng diện tích đất đai của toàn quận. Phường
19


Xuân La, Phú Thượng, Nhật Tân có diện tích đất nồng nghiệp nhiều nhất trong
các phường của quận. Đất nông nghiệp bao gồm: đất trổng lúa, đất trổng hoa cây
canh, đất trồng màu và nuôi thủy sản. Đất trồng cây lương thực chiếm 62%, thực
phẩm 4% còn lại là diện tích đất trồng hoa và cây cảnh 34%. Trong đó, loại đất
trổng hoa và cây cảnh ngày càng tăng, do được chuyển từ loại đất trồng lúa màu
sang.
Đất ở: Do đặc điểm tự nhiên của quận, đất ỡ được phân bố cả ở phần đất
nằm trong đc lẩn phẩn đất nằm ngoài đê sông Hồng, chia làm hai loại: đất ớ làng
xóm có diện tích chiếm khoảng 11% tổng diện tích toàn quận, tập trung xung
quanh Hổ Tày ihuộc phường Bưởi, Tứ Liên, Xuân La, Nhật Tân, Phú Thượng.

Khu vực này có mật độ xây dựng còn thấp, bao gồm đất thổ cư, thổ canh, ao
trũng, đường làng ngõ xóm. Đất ở đỏ thị chiếm khoảng 13% tổng diện tích toàn
quận, tập trung ở các phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ và rải rác ớ một số khu
vực khác, nhưng đa số nằm dọc theo các đường phố như đường Hoàng Hoa
Thám, Thụy Khuê, Lạc Long Quân, Yên Phụ.
Đất chuyên dùng bao gồm đất cơ quan, trường đào tạo, công trình công
cộng, trường học, nhà ĩrẻ, di tích, công nghiệp kho tàng, an ninh quốc phòng, cây
xanh cồng viên, đất làm nguyên vật liệu xây dựng, khai thác cát, đất nghĩa địa ...
chiếm sần 14% tổng diện tích đất toàn quận. Đất cơ quan, trường học được xây
dựng rái rác trẽn các phường. Thời gian qua, do công tác quản lý còn lỏng leo
nên một số cơ quan đơn vị đã tự động chuyển một phần đất trong khuôn viên
thành nhà ở. Đất trường học, nhà trẻ được phán bố đều trong quận, một phần đáp
ỨI1 ÌĨ nhu cầu của các phường hiện nay. Tuy nhiên, với số dân ngày càng tăng, nhu
cầu này sẽ đòi hỏi tăng lên.
Đất chưa sử dụng chiếm không nhiều (1,1%) bao gồm các bãi đất trống
hoặc đất đang tranh chấp chưa được giải quyết, các bãi cát ven sông. Loại đất này
đang dần được đưa vào sử dụng.
4. Biến dộng sử dụng đất của quận Táy H ồ từ năm 1992 đến năm 2001

20


Bang 1: Biến dộng sử dụng đất của quận Tây Hồ từ năm 1992 đến nâm 2001

S'IT

Loại hình sử dụng đất

Diện tích đất


Diện tích đất

năm 1992

năm 2001

ha

%

ha

%

Biến dổi
diện tích
ha

1

Đất trổng trọt

566,40

23,6

542,22 21,8

-23,78


2

Đất ao - hổ - đầm

673,30

28,0

627,61 25,3

-45,69

3

Đất ớ

524,65

21,9

577,91 24,8

+ 53,06

4

Đất chuyên dùng

309,45


12,9

327,94

14,6

+ 18,49

5

Đất chưa sử dụng

30,10

1,2

27,42

1,1

-2,68

Sô' liệu về biến động sử dụng đất từ năm 1992 đến năm 2001 trong báng
trên đã cho ihấy việc sử dụng đất ở quận Tây Hồ có sự chuyển biến mạnh theo xu
hướng ctô thị hoá (đất nông nghiệp và đất ao hồ giảm, đất ở và đất chuyên dùng
tăng).
Qua phàn tích nêu trên, các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sử
dụng và quan lý đất đai quận Tây Hổ ngoài các điều kiện tự nhiên - những nhân
tỏ' nền hình ihành đặc điểm sử dụng đất mà còn bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu
tố kinh tế - xã hội, đặc biệt bởi sự thay đổi về cơ chế quản lý của Nhà nước. Các

nhân tố trên đã anh hưởng lớn tới việc sử dụng và quản lý đất đai ớ quận Tây Hổ.
Sự biến động mạnh về diện tích của các loại hình sử dụng đất thể hiện mỏ
hình dô thị hoá theo chiều hướng chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, đất xây
dựng và chuyển đất nông nghiệp từ chức năng cung cấp sản phẩm nông nghiệp
sang chức nàng cung cấp các sản phẩm phục vụ du lịch. Quận đã tận dụng tối đa
đâì chưa sử dụng để đưa vào sản xuất.

Để việc sử dụng đất tiến hành theo quy hoạch và quản lý đất đai hiệu quả,
Nhà nước ncn sớm có quy hoạch chi tiết cho từng khu vực và nên công khai sớm
tới quẩn chúng xã hội, để công chúng biết và thực hiện theo quy hoạch, tránh cho
sự khó khăn, tốn kém trong giải quyết hậu quả sau này. Bên cạnh đó, Nhà nước
cấn phái quán lý chặt chẽ, nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm, v ẻ đẹp
cánh quan thiên nhiên của Tây Hồ cần được bảo tồn và quy hoạch để phát tricn,

21

à


xứng đáng lù một đô thị hiện đại mang sắc thái du lịch văn hoá của thủ đô Hà
Nội.
2.3. NHU CẨU ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ
TRONtì QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI QUẬN TÂY H ố

1. Nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai (QLĐĐ) cấp quận (huyện)
1). Đicu tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá phân loại đất và lập bản đồ địa
chính trong phạm vi quản lý. Đây là nhiệm vụ đầu tiên và cũng là nhiệm vụ quan
trọng nhất để tiến hành quản lý đất đai. Mục đích của nhiệm vụ là để nắm chắc
số lượng, chất lượng đất đai thông qua việc đánh giá sử dụng đất, khả nàng sinh
lợi của mỗi Ihửa đất và tổng tài nguyên đất đai.

2). Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất trong phạm vi quan lý
nhằm các mục đích: - quan lý đất đai một cách chặt chẽ hơn; - điều tiết các quan
hệ đất đai như giao đất, thu hồi đất, chuyển nhượng đất; - tiến hành quy hoạch,
phân bố đất dai vào mục đích sử đụng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế, xã hội trong địa phương nói riêng và thành phố, cả nước nói chung; - kế
hoạch sử dụng đất thể hiện quy hoạch sử dụng đất hàng năm.
3). Xây dựng các văn bản hướng dần quản lý đất đai cho cấp phường khi
cần thiếi.
4). Giao đất, cho thuê đất và thu hổi đất trong phạm vi quản lý: lập hổ sơ
địa chính, tham định hồ sơ sau khi ban hành. Giao quyền sử dụng đất. Cho Ihuê
đất theo pháp luật quy định. Thu hồi đất khi: - các tổ chức giải thể hoặc phá sán;
- các tổ chức giám nhu cầu sử dụng đất; - các cá nhân, gia đình không có người
thừa kế; - nu ười sử đụng đất tự nguyện trá lại đất; - đất không được sử dụng quá
12 tháng mà không được phép của các cấp thẩm quyền; - người sử dụng đất cố ý
không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; - giao đất không đúng thẩm
quvền; - đo nhu cầu của nhà nước. Thu tiền đối tượng được giao quyền sử dụng
đất và đền bù khi thu hồi đất của các đối tượng đang sử dụng đất một cách hợp
pháp.
5). Đãng ký đất đai, lập và quán lý hồ sơ địa chính. Đây là nhiệm vụ quan
trọng nhằm xác định quyền sử dụng đất. Quản lý biến động sử dụng đất đai tạo
cư sớ pháp lý clế nhà nước và người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ
cúu mình. Là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ cấp
22

1


giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp. Xác lập mối quan hệ pháp lý
giữa nhà nước và chủ sở hữu để nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai và báo vệ
q u yền lợi hợp pháp của người sử dụng.


Hệ thống Hồ sơ địa chính (theo thông tư 1990/2001/TC-TCĐC) bao gồm:
sổ địa chính; sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ theo dõi biến động
dâì đai; báng liệt kê đất; danh sách cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất và
thực hiện nghĩa vụ tài chính; trích lục bản đồ địa chính.
Thống kê và kiểm kê đất trong phạm vi quản lý: Thống kê mỗi năm 1 lần
và kết Ihúc irước ngày 15/12 của năm; kiểm kê 5 năm 1 lần và kết thúc trước
ngày 31/5 của năm.
6). Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý đất đai của các
cán bộ địa chính phuờng.
7). Giai quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, các vi phạm trong quán lý
của các cán hộ địa chính phường và sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất.
2. Hiện trạng của công tác quản lý đất đai cấp quận (huyện)
Mục đích của khảo sát hiện trạng là tiếp cận với tình hình thực tế của công
tác địa chính cấp quận, nắm bắt đặc điểm các nhiệm vụ của phòng địa chính và
hệ thống thông tin đất đai cấp quận hiện hành để từ đó đưa ra những giải pháp
hữu hiệu.
Hiện nay, trong quản lý đất đai, các cán bộ Phòng Địa chính khi xét dơn
cấp giấy chứng nhận, chỉnh lý sổ địa chính, đăng ký biến động, quản lý việc thực
hiện nghĩa vụ tài chính của các chủ sử dụng, thống kê và kiểm kê đ ấ t ... đều thực
hiện thủ cỏim, do vậy gặp nhiều khó khăn.
Các cấp lãnh đạo của UBND quận khi ra quyết định chiến lược cần tra cứu
thông tin nhanh, thì các cán bộ Phòng Địa chính không thể đáp ứng nhanh nhu
cầu, mà phủi sau một thời gian nhất định để tìm kiếm thông tin rồi hổi đáp lại.
Như vậy, những người ra quyết định chiến lược phải mất thời gian chờ đợi và đôi
lúc chất lượn í thông tin mà họ mong muốn cũng không đạt yêu cầu. Đối với cơ
chế thị trườn li hiện nay, chất lượng thông tin và thời gian là hai vấn đề được dặt
lên hàng dầu. Chính vì vậy, tất cá các thành phần tham gia vào hệ thống thỏng tin
đất đai hiện lại đều mong muốn hệ thống phải được tin học hoá, để có thể đáp



ứng nhu cầu cả về chất lượng tốt lẫn thông tin nhanh, đặc biệt trong giai đoạn
công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Hiện lại đội ngũ cán bộ ở Phòng Địa chính các quận còn rất trẻ, họ luôn
học hỏi các công nghệ mới để ứng dụng vào quản lý. Chính vì vậy, tiến hành tin
học hoú là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại.
3.

Thực trạng công tác ứng dụng hệ thông tin địa lý trong quản lý đất

dai ở quận Tây Hổ
Công tác ứng dụng HTTĐL ở quận Tây Hồ có những đặc điểm sau:
-

Chưa có CSDL về HTTĐL hoàn chỉnh để phục vụ cho công tác quản lý
chuyên môn của đơn vị mình.

-

Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin còn yếu kém.
Do vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại quận Tây Hồ nói riêng,

các quận, huyện khác của Hà Nội nói chung, đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ
sớ dữ liệu được thiết kế và tổ chức khai thác theo các chuẩn mực nhất định.
4. Nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp quận
Tất cá các đối tượng nầm trong hệ thống hiện tại đều mong muốn hệ thống
được tiến hành tin học hoá.
Khi tiến hành tin hoá các công việc cập nhật dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu,
thống kẽ, kiếm kê sẽ được thực hiện ngay lập tức mà không cần phải mất thời
gian xuống các phường kiểm tra, thu thập số liệu.

Việc tin học hoá sẽ giúp các cấp lãnh đạo có các thông tin chính xác và
nhanh chóng qua đó có thể đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời với tình hình
thực tế.
Còng việc tin học hoá hệ thống thông tin đất đai cấp quận là một công việc
cần thiết, phù hợp với xu thế chung và theo quy luật thời đại. Hiện nay, Đảng VÌ1
Nhà nước dà có những chí thị tãng quyền quản lý cho các cấp cơ sở trong khi đó
quán lý đất đai là công việc vô cùng quan trọng trong quản lý nhà nước từ trước
tới nay. Địa chính cấp quận hiện nay đã được trao thêm một số quyền hạn và
nhiệm vụ mới (theo thông tư 1990/2001/TC-TCĐC). Khi đó các công tác quan [ý
đất đai cấp quận sẽ có một khối krợng cổng việc rất lớn và vấn đề chất lượng
thõng lin lại càng cần phải được quan tâm.

24

I.




(7Q ỠQ

v ể mặt kỹ thuật, hiện nay Phòng Địa chính quận Tay Hồ được Irang bị
một số máy tính có cấu hình cao được nối với một máy chủ (cung cấp các thôn

tin về lùi nguyên dùng chung cho các thành phần trên mạng) thành một mạn

phân cấp đặt trong phòng là cơ sở thuận lợi cho việc xây dựng các phần mềm
quán lý đâì dai.

25



×