Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản việt nam tiếp cận bằng mô hình trọng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 100 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................... iv
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ ................................................................................. v
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.

Lí do chọn đề tài...................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3

5.

Kết c ấu bài khóa luận ............................................................................................ 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN ....................................................................................

5

1.1. Lý thuyết về nông sản ........................................................................................ 5


1.1.1.

Khái niệm nông sản ..................................................................................... 5

1.1.2. Đặc điểm của nông sản ...............................................................................

6

1.2. Lý thuyết về xuất khẩu nông sản .................................................................... 7
1.2.1. Một s ố học thuyết về thương mại quốc tế ................................................. 7
1.2.2. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu nông sản ......................................... 9
1.3. Lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản .......... 11
1.3.1.

Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế ....................................... 11

1.3.2.

Những nhân t ố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản ........................... 12

1.4. Một số công trình nghiên cứu đã công bố .................................................. 17
1.4.1.

Nghiên cứu ở trong nước ......................................................................... 17

1.4.2.

Nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................ 18

1.4.3. Một s ố kết luận rút ra từ những công trình đi trước .......................... 20

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
VIỆT NAM ....................................................................................................................... 25
2.1. Tổ ng quan về tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam .......................... 25
2.1.1.

Kim ngạch xuất khẩ u................................................................................ 25

2.1.2.

Thị phần xuất khẩu nông sản Việt Nam ............................................... 27


2.1.3.

Hệ số so sánh biểu hiện RCA .................................................................. 28

2.1.4. Những thị trường xuất khẩ u chính ........................................................ 29
2.1.5.

Những mặt hàng xuất khẩu nông sản chính........................................ 35

2.2. Cơ hội và thách thức đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nông sản Việt
Nam 36
2.2.1.

Thuận lợi và cơ hội ................................................................................... 36

2.2.2. Khó khăn và thách thức ........................................................................... 37
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM................................................................................. 41

3.1.

Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông s ản Việt Nam............... 41

3.1.1.

Nhóm yế u tố ảnh hưởng tới cung nông sản Việt Nam ....................... 41

3.1.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới cầu nước nhập khẩu ........................... 43
3.1.3. Nhóm nhân tố hấp dẫn, cản trở .............................................................. 44
3.2. Áp dụng mô hình trọng lực để lượng hóa những tác động của các nhân
tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản Việt Nam .................................................. 54
3.2.1.

Xây dựng mô hình ..................................................................................... 54

3.2.2.

Mô tả dữ liệu .............................................................................................. 55

3.2.3. Đề xuất giả thiết nghiên cứu ................................................................... 58
3.2.4.

Lựa chọn mô hình ..................................................................................... 59

3.2.5.

Phân tích kết quả hồi quy ........................................................................ 63

CHƯƠNG 4: NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

NÔNG SẢN VIỆT NAM............................................................................................... 67
4.1.

Các giải pháp rút ra từ mô hình ................................................................... 67

4.1.1.

Giải pháp liên quan t ới quy mô nề n kinh tế Việt Nam và đối tác .....67

4.1.2.

Giải pháp liên quan t ới dân số của Việt Nam và đối tác .................... 68

4.1.3.

Giải pháp liên quan t ới nhân tố diện tích đất nông nghiệp ............... 70

4.1.4. Giải pháp dựa trên khoảng cách địa lý.................................................. 70
4.1.5. Giải pháp dựa trên khoả ng cách kinh tế ............................................... 71
4.1.6.

Vượt qua rào cản thương mại của thị trường nhập khẩu.................. 71

4.2. Các giải pháp cho những thách thức đặt ra đối với mặt hàng nông sản
Việt Nam ....................................................................................................................... 72
4.2.1. Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ...................72
4.2.2.

Cơ sở hạ tầng và pháp lý .......................................................................... 74



4.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai ............................ 76
4.2.4.
ngoài

Bảo hộ hợp lý nông sản Việt Nam trước sự cạnh tranh của nước
76

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 83
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 88


i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AANZFTA

ACFTA
AEC
ASEAN

Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh

Nghĩa đầy đủ Tiếng Việt

ASEAN - Australia/New

Hiệp định thương mại tự do


Zealand Free Trade Area

ASEAN - Australia/New Zealand

ASEAN - China Free Trade

Hiệp định thương mại tự do

Area

ASEAN - Trung Quốc

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

The Directorate General for
DG Trade

Trade of the European
Commission

EFTA
EU

EVFTA

European Free Trade
Association
European Union

Ban giám đốc thương mại của Ủy
ban Châu Âu
Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu
Liên minh Châu Âu

European Union - Vietnam Free Hiệp định thương mại tự do Liên
Trade Area

minh Châu Âu - Việt Nam

Food and Agriculture
FAO

Organization of the United
Nations

Tổ chức Nông lương Liên Hợp
Quốc

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


FEM

Fixed Effect Model

Mô hình ảnh hưởng cố định

FEVD

Forecast Error Variance
Decomposition

Mô hình dự đoán lỗi phương sai

FPI

Food Price Index

Chỉ số giá lương thực

FTA

Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do


ii
GDP
GDPpc


Gross Domestic Product
Gross Domestic Product per
capita

Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc nội bình quân

GNI

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc dân

H-O

Heckscher–Ohlin model

Mô hình Heckscher–Ohlin

HT

Hausman Taylor method

Phương pháp Hausman Taylor

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu


Ln

Natural Logarithm

Lô-ga-rít tự nhiên

LPI

Logistics Performance Index

Chỉ số hiệu quả Logistics

NAFTA

North American Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

NTB

Non Tariff Barrier

Rào cản phi thuế quan

NTM

Non Tariff Measure

Biện pháp phi thuế quan


ODA
OECD

OLS

PPML

Official Development
Assistance

Organisation for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
operation and Development
Ordinary Least Squares

tế
Phương pháp ước lượng bình
phương nhỏ nhất

Poisson pseudo-maximum-

Phương pháp khả năng giả ngẫu

likelihood

nhiên Poisson cao nhất

PSSS
RCA


Hỗ trợ phát triển chính thức

Phương sai sai số thay đổi
Revealed Comparative
Advantage

Lợi thế so sánh biểu hiện


iii
Regional Comprehensive

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

Economic Partnership

khu vực

REM

Random Effect Model

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

RER

Real Exchange Rate

Tỉ giá hối đoái thực tế


RCEP

SITC

Standard International Trade
Classification

Tiêu chuẩn phân loại ngoại thương
Các biện pháp kiểm dịch động thực

SPS

Sanitary and Phytosanitary

TFI

Trade Freedom Index

Chỉ số tự do thương mại

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

Agreement

Dương

TPP


TRAINS

UN Comtrade
USD
VietGAP

VJEPA

vật

Trade Analysis and Information Hệ thống phân tích thương mại và
System

thông tin

The United Nations Commodity Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại
Trade Statistics Database

hàng hóa Liên Hiệp Quốc

United States Dollars

Đồng Đô-la Mỹ

Vietnamese Good Agricultural Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
Practices

ở Việt Nam

Vietnam - Japan Economic


Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt

Partnership Agreement

Nam và Nhật Bản

WITS

World Integrated Trade Solution

WTO

World Trade Organization

Giải pháp thương mại toàn cầu tích
hợp
Tổ chức thương mại thế giới


iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt những nhân tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu từ những
nghiên cứu trước đây............................................................................................... 21
Bảng 2.1. Tỷ trọng KXNK c ủa Việt Nam so với thế giới qua các năm...................27
Bảng 2.2. Top 10 quốc gia có KNXK nông sản Việt Nam sang lớn nhất năm 201529
Bảng 2.3. Tần suất xuất hiện những hiểm họ a thiên nhiên tại Việt Nam................39
Bảng 3.1. Các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đang tham gia.......................46
Bảng 3.2. Lộ trình giảm thuế danh mục EHP.......................................................... 47
Bảng 3.3. Số vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam ở nước

ngoài tính tới 01/2015.............................................................................................. 50
Bảng 3.4. Chỉ số hiệu quả hoạt động Logistic của Việt Nam qua một số năm.........51
Bảng 3.5. Tổng hợp một số phương pháp hồi quy trong mô hình trọng lực............60
Bảng 3.6. Lựa chọn mô hình hồi quy dữ liệu bảng phù hợp.................................... 61
Bảng 3.7. Kết quả ước lượng mô hình trọng lực...................................................... 63


v
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
Đồ thị 2.1. Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015.........25
Đồ thị 2.2. Tốc độ tăng tưởng KNXK nông sản của Việt Nam và của thế giới giai
đoạn 2002 - 2015..................................................................................................... 26
Đồ thị 2.3. Hệ số RCA của một số quốc gia trong giai đoạn 2001 – 2015...............28
Đồ thị 2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2001 và 2015.....30
Đồ thị 2.5. KNXK nông sản Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 2001 – 2015..........31
Đồ thị 2.6. KNXK nông sản Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2015....32
Đồ thị 2.7. KNXK nông sản Việt Nam sang Bắc Mỹ giai đoạn 2001 – 2015..........33
Đồ thị 2.8. KNXK nông sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2001 – 2015.................34
Đồ thị 2.9. KNXK một số mặt hàng nông s ản chủ lực c ủa Việt Nam qua các năm 35

Đồ thị 3.1. KNXK nông sản và GDP Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015...................41
Đồ thị 3.2. KNXK nông sản và dân số Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015................42
Đồ thị 3.3. KNXK nông sản và diện tích đất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001
– 2015...................................................................................................................... 43
Đồ thị 3.4. KNXK và thuế quan trung bình (có trọng số) của thế giới đối với mặt
hàng nông s ản Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015..................................................... 49
Đồ thị 3.5. KNXK nông sản Việt Nam và chỉ số giá nông sản thế giới giai đoạn
2001 – 2015............................................................................................................. 52
Sơ đồ 3.1. Mô hình trọng lực trong thương mại hàng nông sản giữa Việt Nam và đối
tác............................................................................................................................ 53



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đề cao tầm quan

trọng của tiến trình hội nhập mở cửa thị trường. Đi kèm đó, Đảng luôn khẳng định
vị trí của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển
nông nghiệp và hội nhập kinh tế thế giới, đây chính là chủ trương lớn nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của
Việt Nam. Do đó, xuất hiện sự cần thiết của việc nghiên cứu những nhân tố ảnh
hưởng tới xuất khẩu nông sản Việt Nam để Đảng và Nhà nước có thể thực thi hiệu
quả đường lối chính sách của mình trong thời kỳ hội nhập và cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.
Theo Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội của Tổng cục thống kê (2016), khu
vực nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 16,3% trong cơ cấu các thành phần kinh tế,
dân số nông thôn 60,6 triệu người, chiếm 65,4% tổng dân số và lực lượng lao động
tham gia vào khu vực “Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” chiếm 41,9% số lao
động trên 15 tuổi. Do vậy, Việt Nam về cơ bản vẫn là quốc gia phụ thuộc lớn vào
nông nghiệp.
Theo thống kê Xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 của Tổng
cục Hải quan (2016), kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản năm 2016 đạt hơn 15 tỷ
USD. Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan (2016) này, giai đoạn 5 năm qua
trong khi tổng trị giá xuất khẩu chung vẫn đạt mức tăng trưởng cao (bình quân
12,8%/năm) thì xuất khẩu mặt hàng nông sản lại gặp nhiều khó khăn, chỉ tăng
khoảng 2,4%/năm, kết quả là tỷ trọng xuất khẩu nông sản từ 13% năm 2012 giảm
xuống còn gần 8,6% năm 2016 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả

nước.
Qua những số liệu trên, việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu
nông sản sẽ cho ra các đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế cũng như xã hội Việt
Nam. Đã có một số nghiên cứu đi trước tìm hiểu về vấn đề này, nhưng vẫn còn một
vài điểm cần bổ sung thêm để trả lời rõ được những câu hỏi như: những nhân tố


2
đó là gì?, mức độ ảnh hưởng cũng như xu hướng của những nhân tố này như thế
nào?, giải pháp gì để cải thiện kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam?,...
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh
hưởng tới xuất khẩu nông sản Việt Nam: tiếp cận bằng mô hình trọng lực” để
lượng hóa và làm rõ tác động của những nhân tố ảnh hưởng, đồng thời đưa ra một
số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam đến năm 2020.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản Việt
Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp rút ra từ mô hình nhằm thúc đẩy xuất
khẩu nông sản Việt Nam đến năm 2020 – năm mà về mục tiêu Việt Nam cơ
bản trở thành nước công nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực tiễn về các nhân
tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản.
- Phân tích thực trạng xuất khẩu, những cơ hội và thách thức đặt ra đối với
hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam.
- Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản Việt Nam, từ đó xây
dựng và chạy mô hình kinh tế lượng nhằm lượng hóa ảnh hưởng của chúng tới kim

ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp rút ra từ mô hình và trên thực tiễn nhằm thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận này nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
nông sản nói chung của Việt Nam. Tác giả sử dụng tiêu chí về quy mô xuất khẩu, cụ
thể là kim ngạch xuất khẩu nông sản, làm chỉ tiêu đại diện cho hoạt động xuất khẩu
nông sản Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


3
- Về không gian: khóa luận nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt
Nam với 152 quốc gia và vùng lãnh thổ thường xuyên có quan hệ thương mại với
Việt Nam dựa trên danh sách về quốc gia của World Bank – World Development
Indicators (2017).
- Về thời gian: do độ trễ của dữ liệu tổng hợp bởi các tổ chức quốc tế cũng
như Việt Nam, đến hiện tại (tháng 4 năm 2017) bộ số liệu cập nhật và đầy đủ nhất
là năm 2015. Vì vậy, khóa luận này tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 15 năm từ
2001 đến 2015, tuy nhiên một số số liệu có thể đề cập tới năm 2016.
- Về quy mô nội dung: nghiên cứu sẽ chỉ tập trung nghiên cứu về mặt tổng thể
hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung của Việt Nam mà không đi sâu phân tích
vào một mặt hàng cụ thể nào.
4.
4.1.


Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích định tính
Được dùng để nghiên cứu những hiện tượng khó thể lượng hóa thành con số.

Trong nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để phân tích những tác động như
chất lượng nông sản, rào cản phi thuế, khoa học công nghệ, các hiệp định thương
mại tự do,...
4.2.

Phương pháp phân tích định lượng

- Phương pháp so sánh: được dùng để phân tích những xu hướng của hoạt
động xuất khẩu giữa những thị trường, mặt hàng với nhau,…
- Phương pháp phân tích hồi quy: mô hình hóa các nhân tố ảnh hưởng tới kim
ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam bằng mô hình trọng lực.
5.

Kết cấu bài khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu được chia làm 4 chương với kết

cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản
Chương 2: Tổng quan về tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam
Chương 3: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản Việt
Nam
Chương 4: Những đề xuất về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt
Nam


4

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành nghiên cứu, tác giả bày tỏ sự cảm ơn
của mình tới người thân, bạn bè,…đặc biệt là PGS, TS. Bùi Thị Lý – Giảng viên
hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn và ủng hộ tác giả hoàn thiện bài nghiên cứu này.
Tuy đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài khóa luận này không tránh khỏi những
sai sót và hạn chế, vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
người đọc nhằm bổ sung hoàn thiện cho những nghiên cứu sau này.


5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI XUẤT KHẨU NÔNG
SẢN 1.1. Lý thuyết về nông sản
1.1.1. Khái niệm nông sản
Nông sản theo nghĩa đơn giản có thể hiểu là những nhóm hàng được sản xuất
dựa trên việc làm vườn như trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, vật nuôi,...Để định nghĩa
được chính xác hơn, phục vụ cho đối tượng nghiên cứu, tác giả lần lượt tiếp cận
những khái niệm về nông sản đưa ra bởi các tổ chức và quốc gia khác nhau.


Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO thì nông sản là tất cả các sản phẩm liệt
kê từ Chương I đến chương XXIV và một số sản phẩm cụ thể thuộc các chương
khác trong Hệ thống mã HS (trừ cá và sản phẩm cá).
Như vậy, nông sản bao gồm:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật
sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,…;
- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…;
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản
phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô,…

 Theo quan điểm của Liên minh Châu Âu (EU)
Mặc dù EU không quy định cụ thể “nông sản” trong nguồn luật nào, nhưng
Ban giám đốc thương mại của Ủy ban Châu Âu (DG Trade) đưa ra danh sách những
mặt hàng được coi là nông sản dựa trên Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương phiên
bản 3 (SITC Rev.3) như sau1:
o 0 – Thức ăn và động vật sống
o 1 – Đồ uống và thuốc lá
o 21 – Da và lông thú, da sống
o 22 – Hạt dầu và quả có dầu
o

231 – Cao su thiên nhiên, balata, gutta-percha, guayule, chicle và lợi tự
nhiên tương tự, ở dạng nguyên sinh (kể cả latex) hoặc dạng tấm, lá hoặc
dải

1Directorate-General for Trade (DG TRADE), 2007. China EU Bilateral Trade and Trade with the World .
TRADE H3 SLG/CG/DS.


6
o 24 – Bần và gỗ
o 261 – Lụa
o 263 – Cotton
o 264 – Đay và các loại sợi lót dệt khác, chưa được gia công hoặc chưa
gia công nhưng chưa xẻ; Xơ và phế liệu của các sợi này (kể cả phế liệu
sợi và mảnh vụn)
o 265 – Các loại sợi dệt thực vật (trừ bông và đay), nguyên liệu hoặc đã
gia công nhưng chưa gia công; Chất thải của các sợi này
o 268 – Lông và lông động vật khác (kể cả áo len)
o 29 – Vật liệu động vật và thực vật thô

o 4 – Dầu động vật, dầu thực vật, chất béo và sáp
 Theo quan điểm của Việt Nam

Hiện tại thì chưa có nguồn luật nào của Việt Nam định nghĩa rõ ràng khái niệm
“nông sản”. Tuy vậy theo tiêu chí của Tổng cục Hải quan Việt Nam dùng trong báo
cáo thống kê2, những mặt hàng như hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu,
gạo, cao su, sắn và sản phẩm từ sắn được tính là mặt hàng nông sản.
Tổng hợp lại các quan điểm, có thể hiểu nông sản là “sản phẩm của hoạt động
sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành phẩm hoặc bán thành phẩm, thu được từ cây
trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng, vật nuôi (không bao gồm sản phẩm
của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp)” (Ngô Thị Mỹ, 2016, tr.21).
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng tiêu chí phân loại của DG Trade
cho việc thu thập và xử lý dữ liệu về nông sản.
1.1.2. Đặc điểm của nông sản
 Sản phẩm dễ bị hư, cần được bảo quản
Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp có tính chất dễ hư hỏng, nhưng khoảng thời
gian hư hỏng là khác nhau giữa các loại nông sản. Một số nông sản hư hỏng trong
thời gian ngắn hơn và một số khác vẫn có thể sử dụng được lâu hơn một chút. Cá,
sữa, thịt, hoa quả, rau,... vẫn tươi nhưng chỉ trong thời gian ngắn hơn, vì vậy chúng
dễ bị hỏng. Các sản phẩm này phải được cung cấp đến thị trường càng nhanh càng
tốt. Cần giữ lạnh đặc biệt để giữ cho hàng hoá đó an toàn và tươi mới. Cây lương
2

Tổng cục Hải quan, 2016. Xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 201 2-2016.


7
thực, ngũ cốc như gạo, lúa mì, mù tạt,... vẫn có thể sử dụng được trong thời gian dài.



Tính thời vụ

Hầu hết hàng nông sản chỉ được sản xuất trong một số mùa. Các cây lương
thực như ngô, lúa, lúa mì; cây lương thực như mía, thuốc lá, đay và rau, khoai tây và
trái cây được sản xuất trong một số mùa thích hợp. Nhưng một số sản phẩm như cá,
sản phẩm nhật ký, trứng,... có thể được sản xuất trong tất cả các mùa. Vì vậy, các
sản phẩm theo mùa ảnh hưởng đến thị trường nông nghiệp.


Sản xuất phân tán

Ngoại trừ một số mặt hàng chỉ có thể sản xuất ở vùng đặc biệt, hầu hết hàng
hoá nông nghiệp đều được sản xuất ở tất cả các vùng của đất nước. Khi nông dân
sống rải rác ở các vùng khác nhau của đất nước, người trung gian thu thập các sản
phẩm nông nghiệp và cung cấp cho thị trường.


Cồng kềnh

Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đều có trọng lượng và cồng kềnh. Vì vậy,
chi phí vận chuyển và lưu trữ tăng cao hơn giá trị của các sản phẩm này.


Đa dạng về số lượng và chất lượng

Chất lượng và số lượng nông sản biến đổi theo năng suất đất đai, mùa vụ và
khí hậu. Chất lượng hạt giống, sử dụng phân bón,...cũng gây ra sự khác biệt về chất
lượng.
1.2.


Lý thuyết về xuất khẩu nông sản

1.2.1. Một số học thuyết về thương mại quốc tế
1.2.1.1. Lý thuyết lợi thế so sánh
David Ricardo (1772 – 1823) là đại diện xuất sắc của kinh tế chính trị tư sản
cổ điển. Ông để lại một lý thuyết có tầm ảnh hưởng sâu sắc ở đương thời cũng như
còn nguyên giá trị thực tiễn ngày nay, đó là lợi thế so sánh.
Lý thuyết này được phát triển dựa trên quan điểm tuyệt đối của Adam Smith.
Theo đó, Ricardo nhấn mạnh rằng các nước có lợi thế tuyệt đối so với tất cả các
nước khác, hoặc kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất tất cả các
sản phẩm, vẫn có thể có lợi từ ngoại thương. Các quốc gia vẫn có thể tham gia vào
phân công lao động và thương mại quốc tế vì mỗi quốc gia có lợi thế so sánh trong


8
việc sản xuất một số sản phẩm nhất định. Bằng cách chuyên môn hóa sản xuất và
xuất khẩu các sản phẩm mà trong nước có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêu
dùng trên thế giới sẽ tăng lên, dẫn đến mỗi quốc gia được hưởng lợi từ thương mại.
Như vậy, lợi thế so sánh là cơ sở để các nước trao đổi thương mại với nhau và là cơ
sở cho sự phân công lao động quốc tế.
David Ricardo xây dựng lợi thế so sánh dựa trên một số giả thiết:
- Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai loại hàng hoá;
- Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài;
- Công nghệ của hai quốc gia như nhau;
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo;
- Chi phí sản xuất là cố định;
- Chi phí vận chuyển bằng 0;
- Toàn dụng nhân công.
 Ưu điểm
- Giải thích được nguyên nhân của thương mại quốc tế;

- Giải thích được sự hình thành quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia không có
bất kỳ lợi thế tuyệt đối nào.


Nhược điểm

- Giả thiết sự chuyên môn hóa là hoàn toàn;
- Chưa dự đoán được trường hợp xảy ra lợi thế cân bằng.
Lợi thế so sánh bi ểu hiện (RCA)
Bela Balassa năm 1965 lần đầu tiên đã đề cập tới “lợi thế so sánh biểu hiện” để
đo lường mức độ lợi thế so sánh của sản phẩm này với sản phẩm khác, của nước này
với nước khác. Đến nay, RCA được dùng như là một chỉ số dùng để đo lường lợi thế
so sánh.
Hệ số RCA được xác định bởi công thức:
RCA = (EXA/EA):(EXW/EW)
Trong đó:
EXA: kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của nước A;
EA: tổng kim ngạch xuất khẩu nước A;
EXW : kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của toàn thế giới;

(1.1)


9
EW : tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới.
Với RCA > 2,5 sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao. Với 1 < RCA < 2,5 sản
phẩm có lợi thế so sánh. Với RCA < 1 sản phẩm bất lợi thế so sánh.
1.2.1.2. Lý thuyết về sự ưu đãi của các yếu tố
Vào đầu thế kỷ 20, hai nhà kinh tế học Eli Heckscher và Bertil Ohlin đã xây
dựng lý thuyết Tân cổ điển về thương mại quốc tế, hay còn được gọi là lý thuyết

Heckscher- Ohlin (thuyết H-O).
Thuyết H-O xây dựng dựa trên hai khái niệm cơ bản là hàm lượng các yếu tố
và mức độ dồi dào của các yếu tố. Lý thuyết H-O được xây dựng dựa trên các giả
định:
- Thế giới gồm 2 quốc gia, 2 yếu tố sản xuất (lao động và vốn), 2 mặt hàng;
- Công nghệ sản xuất là giống nhau giữa các nước;
- Sản xuất có lợi thế không đổi theo quy mô, tuy nhiên mỗi yếu tố sản xuất có
năng suất cận biên giảm dần;
- Hàng hóa có sự khác nhau về hàm lượng yếu tố sản xuất;
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo;
- Chuyên môn hóa không hoàn toàn;
- Các yếu tố sản xuất tự do di chuyển trong quốc gia, nhưng không di chuyển
xuyên các nước;
- Thương mại tự do, chi phí vận chuyển bằng không.
Định lý H-O nêu rằng một quốc gia sẽ sản xuất một mặt hàng mà việc sản xuất
đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào.


Ưu điểm

- Giải thích được thương mại quốc tế dựa trên sự thâm dụng các yếu tố sản
xuất.

 Nhược điểm
- Đôi khi không giải thích được thực tiễn xảy ra, như là nghịch lý Leontief.

1.2.2. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu nông sản
1.2.2.1. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về ngoại thương. Nhưng tổng quát
nhất, ngoại thương là hoạt động mua, bán hàng hóa và dịch vụ vượt qua biên



10
giới quốc gia. Biên giới quốc gia ở đây có thể hiểu là biên giới hải quan của một
nước hoặc vùng lãnh thổ. “Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước
ngoài, và nhập khẩu là việc mua hàng hóa dịch vụ của nước ngoài” (Bùi Xuân Lưu
và Nguyễn Hữu Khải, 2009, tr.9).
Theo định nghĩa của Investopedia (2016), xuất khẩu hàng hóa là hoạt động
thương mại quốc tế trong đó hàng hóa được sản xuất tại một quốc gia sẽ được
chuyển tới quốc gia khác nhằm mục đích thương mại. Đổi lại, nước “xuất khẩu”
hàng hóa đó sẽ thu về tiền tệ hoặc loại hàng hóa, dịch vụ nào đó.
Từ các góc độ tiếp cận trên, xuất khẩu nông sản có thể được định nghĩa là việc
một quốc gia bán hoặc trao đổi sản phẩm nông sản ra nước ngoài, nhằm thu được
một lợi ích kinh tế nào đó.
1.2.2.2. Vai trò của xuất khẩu nông sản
 Xuất khẩu đem lại nguồn vốn và ngoại tệ cho quốc gia
Quốc gia xuất khẩu bằng việc bán đi sản phẩm nông sản của mình cho nước
ngoài sẽ thu về được lợi ích kinh tế tương đương, có thể thể hiện dưới dạng nội tệ
hoặc ngoại tệ nào đó.


Đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Khi xác định mục tiêu xuất khẩu vào một thị trường, các nguồn lực trong nước
sẽ phải được tập trung ưu tiên để sản xuất mặt hàng đó. Do đó, sản xuất phát triển,
kéo theo đà tăng trưởng của những ngành có sản phẩm liên quan, đóng góp vào sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời
sống người dân
Vì xuất khẩu thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút vốn nên nhu cầu về lao động

sẽ tăng theo tương ứng. Kèm theo đó là mức lương sẽ được cải thiện, góp phần làm
tăng chất lượng đời sống người dân.
Việt Nam về cơ bản vẫn là quốc gia thuần nông nghiệp, hơn 65% dân số sống
ở vùng nông thôn (Tổng cục thống kê, 2016). Vậy nên bài toán về công ăn việc làm
và đời sống của đại đa số người dân Việt Nam sẽ được trả lời thông qua việc thúc
đẩy xuất khẩu nông sản.


11


Xuất khẩu là cơ sở để thúc đẩy và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của
quốc gia

Xuất khẩu là một nghiệp vụ của hoạt động kinh tế đối ngoại. Các quốc gia
hoặc công ty thường thâm nhập thị trường nước khác bằng việc bắt đầu xuất khẩu
một mặt hàng nào đó để thăm dò tìm hiểu trước. Vậy nên xuất khẩu chính là nền
tảng đầu tiên để xây dựng quan hệ hợp tác về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới.
Mặt khác, quan hệ kinh tế đối ngoại cũng góp phần củng cố và tăng cường hoạt
động xuất khẩu.
1.3.

Lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản

1.3.1. Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế
Mô hình lực hấp dẫn (gravity model) là một công cụ hữu hiệu trong thương
mại quốc tế. Nó đã được áp dụng trong hàng ngàn bài báo và công trình nghiên cứu
của nhiều học giả khác nhau. Các nhà nghiên cứu rất quan tâm tới mô hình này bởi
nó có thể ước tính được các tác động của các chính sách liên quan tới thương mại.
Với nguồn dữ liệu ngày càng hoàn thiện cho các nước đang cũng như các nước phát

triển, mô hình trọng lực trở thành điểm xuất phát lý tưởng cho nhiều câu hỏi nghiên
cứu về xây dựng và hoàn thiện chính sách.
Được bắt đầu bởi Tinbergen (1962), mô hình trọng lực được dùng để phân tích
sự ảnh hưởng của các nhân tố tới thương mại quốc tế, trải rộng ở khắp các vùng,
thời gian và phân khúc thị trường. Ví dụ, Disdier và Head (2008) trong công trình
nghiên cứu của họ đã đo lường ảnh hưởng của khoảng cách địa lý tới kim ngạch
xuất khẩu, với dữ liệu lên tới 1052 quan sát. Leamer và Levinsohn (1995) đã nhận
xét rằng mô hình trọng lực cung cấp một cái nhìn tổng quát và thuyết phục nhất cho
kinh tế học thực nghiệm.
Ở dạng sơ khai, mô hình trọng lực biểu diễn mối quan hệ của luồng thương
mại tỉ lệ thuận với tổng sản phẩm quốc nội và tỉ lệ nghịch với khoảng cách địa lý
giữa 2 nước đó. Mô hình khá giống với công thức trọng lực của Newton trong vật lý
nên nó có tên gọi là mô hình lực hấp dẫn (gravity model) trong thương mại.
Công thức đơn giản của mô hình hấp dẫn bởi Tinbergen (1962) được trình bày
như sau:
Fi j = A

(1.2)


12
Trong đó:
Fi j là kim ngạch luồng thương mại giữa 2 quốc gia i và j;
A là hệ số hấp dẫn hoặc cản trở;
GDPi và

: tổng sản phẩm quốc nội nước i và hệ số của nó;

GDPj và


: tổng sản phẩm quốc nội nước j và hệ số của nó;

DIS và: khoảng cách giữa 2 quốc gia i, j và hệ số của nó;
ui j: sai số ngẫu nhiên.
Công thức trên có thể viết lại dưới dạng hàm log-log:
ln(Fi j) = A + ln() + ln() + ln(DIS) + ui j

(1.3)

Trong quá trình ứng dụng mô hình trọng lực vào phân tích, các học giả đã bổ
sung thêm những nhân tố khác ngoài quy mô nền kinh tế và khoảng cách địa lý vào
mô hình. Ví dụ, nghiên cứu của Thai Tri Do (2006) bổ sung thêm yếu tố dân số và tỉ
giá hối đoái thực tế của mỗi nước, còn công trình của tác giả Rault và cộng sự
(2007) có sự xuất hiện của khoảng cách kinh tế giữa các quốc gia và biến giả hiệp
định thương mại trong mô hình.
1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản
Mô hình lực hấp dẫn dù ở dạng giản đơn hay đã được bổ sung thêm các biến
thì đều gồm có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới luồng thương mại: nhóm yếu tố ảnh
hưởng tới cung, nhóm yếu tố ảnh hưởng tới cầu và nhóm nhân tố hấp dẫn/cản trở.
1.3.2.1. Nhóm yếu tố ảnh hưởng tới cung nước xuất khẩu
 Quy mô nền kinh tế nước xuất khẩu
Quy mô nền kinh tế, được đo lường bằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là
tiêu chí rất quan trọng xuất hiện ngay từ khi mô hình trọng lực được ra đời. “Có 2
cách nhìn nhận về GDP: cách thứ nhất coi GDP là tổng thu nhập của tất cả mọi
người trong nền kinh tế, cách thứ hai coi GDP là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng” (Mankiw, 2009, tr.18). Nếu hiểu theo cách thứ hai, khi GDP càng
lớn có nghĩa là sức sản xuất của nền kinh tế càng cao, dẫn tới khả năng đẩy mạnh
việc xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài. Theo Mankiw (2009), GDP khi phân tích gồm
có 4 thành tố cấu thành:
GDP=C+I+G+NX

Trong đó:

(1.4)


13
C: tiêu dùng;
I: đầu tư;
G: chi tiêu chính phủ;
NX: xuất khẩu ròng, bằng kim ngạch xuất khẩu trừ đi nhập khẩu.
Do vậy, có thể thấy GDP nước xuất khẩu sẽ có xu hướng biến động cùng chiều
với kim ngạch xuất khẩu của nước đó.


Quy mô dân số nước xuất khẩu

Nếu hiểu GDP theo cách thứ nhất, tức là GDP là tổng thu nhập của tất cả mọi
người trong một quốc gia, điều đó sẽ dẫn đến việc dân số càng đông thì GDP càng
lớn. Do đó, khả năng sản xuất của quốc gia càng tăng, thúc đẩy xuất khẩu.


Diện tích đất nông nghiệp nước xuất khẩu

Nếu hiểu theo nghĩa rộng, đất chính là tư liệu sản xuất của sản phẩm nông sản.
Vì vậy, đất nông nghiệp chính là nguồn lực quan trọng để tiến hành sản xuất nông
nghiệp. Chất lượng và diện tích đất nông nghiệp không chỉ quyết định quy mô sản
xuất, mà còn cả mặt hàng nông sản sản xuất chủ lực của quốc gia đó. Vì vậy, diện
tích đất nông nghiệp tăng dẫn tới quy mô sản xuất tăng, sản lượng được cải thiện và
xuất khẩu sẽ được đẩy mạnh.
1.3.2.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới cầu nước nhập khẩu

 Quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu
Cũng giống như quy mô kinh tế nước xuất khẩu, GDP nước nhập khẩu càng
lớn thì khả năng sản xuất hàng hóa của nước đó càng mạnh. Vì vậy, nước nhập khẩu
càng có khả năng đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế một cách độc lập mà không
cần phải nhập khẩu thêm hàng hóa hoặc dịch vụ từ bên ngoài. Do đó, GDP nước
nhập khẩu lớn có khả năng tạo nên rào càn cho hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia
bên ngoài xâm nhập thị trường nội địa. Tuy nhiên, GDP lớn cũng có thể là biểu hiện
của mức tiêu dùng trong nền kinh tế cao, nảy sinh nhu cầu tiêu thụ thêm nhiều mặt
hàng được nhập khẩu từ nước ngoài.


Quy mô dân số nước nhập khẩu

Tương tự nước xuất khẩu, quy mô dân số nước nhập khẩu càng lớn dẫn tới sản
lượng hàng hóa sản xuất ra càng nhiều. Do đó, hàng hóa mà nước nhập khẩu sản
xuất ra có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân và nền kinh tế mà không cần


14
phải nhập khẩu thêm từ bên ngoài. Tuy nhiên, quy mô dân số nước nhập khẩu có thể
lớn tới mức mà sản xuất trong nước không thể đáp ứng kịp, do đó nhu cầu nhập
khẩu hàng hóa nông sản từ nước ngoài là điều tất yếu.


Diện tích đất nông nghiệp nước nhập khẩu

Tương tự nước xuất khẩu, diện tích đất nông nghiệp nước nhập khẩu có vai trò
quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa nông sản. Do đó diện tích đất nông nghiệp
nước nhập khẩu càng lớn thì quy mô sản xuất càng tăng, dẫn tới việc nước nhập
khẩu có thể tự lo về mặt lương thực cho quốc gia của mình. Tuy nhiên điều này chưa

hẳn đã khiến việc nhập khẩu nông sản từ các quốc gia khác giảm vì nó còn phụ
thuộc vào yếu tố thích nghi của cây trồng đối với đất và một số yếu tố khác.
1.3.2.3. Nhóm nhân tố hấp dẫn/cản trở
 Khoảng cách địa lý
Một nhược điểm của thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo đó là ông giả
định rằng chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước là bằng không. Giả
định này rõ ràng không đúng trong thực tế, khi mà khoảng cách giữa các quốc gia,
đặc biệt là xuyên lục địa, có thể lên tới hàng chục nghìn km. Vì vậy, chi phí cho
những phương tiện vận tải vận chuyển hàng sẽ càng cao. Đó là chưa kể các yếu tố
như đường xá, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc vận tải,...cũng đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong việc luân chuyển hàng hóa. Hơn nữa, nông sản có đặc tính là dễ
hỏng, nên thời gian vận chuyển càng lâu thì rủi ro hỏng hay mất hàng sẽ càng lớn.
Vì vậy, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia sẽ đóng vai trò là nhân tố cản trở đối
với thương mại hàng nông sản quốc tế.


Khoảng cách kinh tế

Khoảng cách kinh tế giữa hai quốc gia có thể được tính bằng cách lấy giá trị
tuyệt đối của hiệu số GDP bình quân đầu người mỗi nước. Con số này càng lớn
chứng tỏ trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, vốn giữa hai quốc gia càng
chênh lệch. Vì vậy, mỗi quốc gia sẽ có lợi thế tại một số mặt hàng khác nhau, và có
thể trao đổi những loại hàng hóa mà quốc gia mình có thế mạnh, thúc đẩy thương
mại song phương.



Tỉ giá hối đoái thực tế



15
“Tỉ giá hối đoái thực tế là giá cả tương đối giữa những mặt hàng của hai quốc gia. Điều đó có nghĩa là,
tỉ giá hối đoái thực tế cho chúng ta biết tỉ lệ mà ở đó hàng hóa của quốc gia này đổi lấy hàng hóa đó của
quốc gia khác” (Mankiw, 2009, tr.136). Theo Mankiw (2009), công thức của tỉ giá hối đoái thực tế:
= ×


(1.5)

Trong đó
là tỉ giá hối đoái thực tế;
e là tỉ giá hối đoái danh nghĩa;
P là mức giá ở quốc gia có đồng tiền yết giá;
P* là mức giá ở quốc gia có đồng tiền định giá.
Tỉ giá hối đoái thực tế có ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu ròng. Ở góc độ của
quốc gia có đồng tiền yết giá, khi tỉ giá thực tế giảm, hàng hóa nội địa trở nên rẻ hơn
tương đối so với hàng hóa nước ngoài, vì vậy xuất khẩu ròng sẽ được cải thiện và
ngược lại.


Các hiệp định thương mại

Tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế vẫn đang tiếp tục trên đà phát
triển. Hợp tác về thương mại giữa các nước, đặc biệt là xuất khẩu mặt hàng mà quốc
gia đó có thế mạnh, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Câu nói
tác giả Friedman (1999) trong cuốn “Chiếc xe Lexus và cây Oliu”: “Công cụ sử
dụng trong chiến tranh là hiệp định chính trị, còn trong thời toàn cầu hóa là hiệp
định thương mại” càng làm nổi bật nên tầm quan trọng của các hiệp định thương
mại trong kỷ nguyên hiện nay.
Nhìn chung, các quốc gia càng cởi mở với thương mại tự do thì đều có chính

sách thương mại hướng ngoại và tham gia vào nhiều hiệp định thương mại song và
đa phương, trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Các hiệp định thương mại tự do cam
kết sẽ cắt giảm hoặc bãi bỏ thuế quan, minh bạch hóa các biện pháp phi thuế, từ đó
dẫn tới sự thuận lợi trong quá trình trao đổi thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.


Các chính sách thương mại

Các chính sách thương mại ảnh hưởng không nhỏ tới luồng thương mại giữa
các quốc gia. Có hai hình thức kiểm soát và quản lý xuất nhập khẩu chính là thuế
quan và các biện pháp phi thuế (NTM).


16
Chế độ trực tiếp nhất thường là thuế nhập khẩu, và tùy từng thời kỳ và từng
mặt hàng mà mức áp thuế có thể khác nhau.
Các biện pháp phi thuế là các biện pháp ngoài thuế quan được quy định bởi
nhà nước hoặc tồn tại trên thực tế. “Các quốc gia thường áp dụng rất nhiều NTM để
bảo hộ sản xuất và mậu dịch nông sản” (Bùi Xuân Lưu, 2004, tr 35).


Chất lượng và uy tín nông sản

Thương mại tự do đem đến nhiều lợi ích, trong đó có việc làm đa dạng hóa mặt
hàng cho người tiêu dùng. Giữa một rừng hàng hóa thay thế trên thị trường, người
tiêu dùng sẽ có xu hướng chọn lựa những mặt hàng có chất lượng và uy tín cao để
mua. Những mặt hàng có chất lượng hoặc uy tín thấp sẽ không được để ý hoặc ưu
tiên. Vì vậy những quốc gia có uy tín về thương hiệu và chất lượng nông sản sẽ có
lợi thế trong việc xuất khẩu nông sản của mình.



Cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu

Các hoạt động logistic, vận tải, cơ sở hạ tầng,...đóng vai trò quan trọng trong
việc luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia. Quốc gia có hệ thống cảng xuất khẩu
tốt và quốc gia nhập khẩu có hệ thống tương ứng sẽ là động lực quan trọng cho kim
ngạch thương mại đôi bên. Ngược lại, hệ thống hạ tầng kém sẽ là cản trở không hề
nhỏ cho trao đổi thương mại.


Thị trường và giá cả nông sản quốc tế

Theo quy luật cung cầu của thị trường, cung hàng hóa tỉ lệ thuận với giá và cầu
hàng hóa thì tỉ lệ nghịch. Do vậy, giá nông sản tăng sẽ khuyến khích cung, đẩy mạnh
xuất khẩu. Tuy nhiên, giá nông sản tăng sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng, vì vậy làm
giảm kim ngạch nhập khẩu nông sản từ quốc gia khác.
Ngoài ra, giá cả và xuất khẩu nông sản bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hiện tượng
giá cánh kéo. Giá cánh kéo là tỷ số giữa giá của sản phẩm này với giá của sản phẩm
khác. Giá cánh kéo thường được dùng để so sánh chênh lệch giữa giá hàng công
nghiệp với giá hàng hóa nông nghiệp. Trong điều kiện thị trường bất cân đối, nhất là
trong khủng hoảng kinh tế thì giá của mặt hàng công nghiệp thường không đổi hoặc
lên cao, trong khi đó giá mặt hàng nông nghiệp lại sụt giảm nghiêm trọng. Khi đó,
người nông dân sẽ phải bán nông sản với giá thấp và mua lại hàng hóa công nghiệp
với giá cao, dẫn đến thiệt hại không thể lường trước. Vì vậy, kim ngạch xuất


17
khẩu nông sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thị trường và giá cả nông sản quốc
tế.
1.4. Một số công trình nghiên cứu đã công bố

Phần này trình bày về một số công trình nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước đã
được công bố có liên quan tới đề tài nghiên cứu của tác giả. Những công trình này
có thể không phải là những nghiên cứu đầu tiên, song chúng là những nghiên cứu
điển hình và nằm trong phạm vi tìm kiếm của tác giả.
1.4.1. Nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nga (2005) trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân
tích chiến lược xuất khẩu nông sản thời đổi mới và kinh nghiệm của một số nước đi
trước đã đề xuất phương hướng và các giải pháp để hoàn thiện chiến lược xuất khẩu
nông sản Việt Nam đến năm 2010. Qua đó, tác giả đã chỉ ra những tồn tại trong cơ
cấu tổ chức ngành, chính sách đầu tư, nghiên cứu thị trường, môi trường công nghệ
và từ đó đề xuất định hướng và giải pháp cho từng vấn đề còn tồn tại.
Với phương pháp luận tương tự, Vương Thị Quỳnh Trang (2008) nghiên cứu
về những vấn đề liên quan đến chính sách xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của
Việt Nam. Tác giả phân tích thực trạng về thuế quan, phi thuế, hỗ trợ trong nước và
trợ cấp xuất khẩu, cũng như thực trạng về chính sách của một số nông sản chủ yếu
như gạo, cà phê, chè,...Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp cho những thực
trạng nêu trên.
Nghiên cứu của Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) sử dụng mô hình
lực hấp dẫn với số liệu của Tổng cục Hải quan giai đoạn 1998 đến 2005 để phân tích
mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3. Bài viết chỉ ra
rằng những nhân tố như GDP, GDP bình quân đầu người, hiệp định thương mại tự
do giữa các quốc gia có ảnh hưởng tới mức độ tập trung thương mại Việt Nam.
Hà Thị Huyền Ngọc (2009) nghiên cứu về những biện pháp đẩy mạnh xuất
khẩu nông sản Việt Nam trong thời khủng hoảng kinh tế, dựa trên phương pháp hệ
thống hóa, phân tích và tổng hợp so sánh. Tác giả đã nêu ra một số hạn chế còn tồn
tại của xuất khẩu nông sản Việt như thị phần bé, quy cách phẩm chất chưa ổn định,
hệ thống bảo quản còn lạc hậu và chi phí đầu tư ban đầu lớn. Những biện pháp ngắn



×