Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đảm bảo quyền của người chuyển giới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ HOA

§¶M B¶O QUYÒN CñA NG¦êI CHUYÓN GIíI
ë VIÖT NAM HIÖN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ HOA

§¶M B¶O QUYÒN CñA NG¦êI CHUYÓN GIíI
ë VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời
Mã số: 8380101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HƢƠNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Hoa


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN CỦA NGƢỜI CHUYỂN GIỚI ............................................... 9
1.1.
Một số vấn đề lý luận về chuyển đổi giới tính ............................... 9
1.1.1.
Khái lược về chuyển đổi giới tính ..................................................... 9
1.1.2.
Khái niệm và đặc điểm của người chuyển giới ............................... 11

1.2.
Một số vấn đề lý luận về quyền của ngƣời chuyển giới.............. 14
1.2.1.
Tiếp cận quyền chuyển giới dưới góc độ là quyền con người ........ 14
1.2.2.
Cách tiếp cận dựa trên quyền về chuyển đổi giới tính .................... 20
1.2.3.
Điều kiện đảm bảo quyền của người chuyển giới ........................... 22
1.2.4.
Giới hạn đảm bảo quyền của người chuyển giới ............................... 26
1.3.

Sự cần thiết phải ghi nhận và bảo vệ quyền của ngƣời
chuyển giới trong pháp luật .......................................................... 26

1.4.

Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của các quốc gia trong
việc ghi nhận quyền của ngƣời chuyển giới ................................ 29
1.4.1.
Quá trình ghi nhận quyền của người chuyển giới trong pháp
luật quốc tế ....................................................................................... 29
1.4.2.
Kinh nghiệm của các quốc gia khi xây dựng pháp luật liên
quan đến quyền của người chuyển giới ........................................... 34
Kết luận Chƣơng 1 ......................................................................................... 40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƢỜI
CHUYỂN GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................... 41
2.1.
Tình hình ngƣời chuyển giới ở Việt Nam hiện nay .................... 41



2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.

Sơ lược về cộng đồng người chuyển giới tại Việt Nam .................. 41
Sự nhìn nhận của xã hội về người chuyển giới ở Việt Nam ........... 44
Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế trước và trong quá trình chuyển
đổi giới tính của người chuyển giới................................................. 48

Thực trạng đảm bảo quyền của ngƣời chuyển giới theo pháp
luật Việt Nam ................................................................................. 50
Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 70
2.2.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƢỜI CHUYỂN
GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..............................................................71
3.1.
Giải pháp về pháp luật .................................................................. 71
3.1.1.
Góp ý xây dựng Luật chuyển đổi giới tính ...................................... 71
3.1.2.
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật chuyên
ngành liên quan ................................................................................ 78
3.1.3.
Cho phép một số cơ sở y tế hỗ trợ kỹ thuật cho người chuyển giới ..... 82
3.2.
Giải pháp về thể chế ...................................................................... 83
3.2.1.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với người chuyển giới .............. 83
3.2.2.
Đưa phương pháp tiếp cận dựa trên quyền vào quá trình xây
dựng, thi hành pháp luật .................................................................. 85
3.2.3.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của các tổ chức xã hội
về bảo vệ quyền của người chuyển giới .......................................... 85
3.2.4.
Hoàn thiện thiết chế bảo vệ quyền của người chuyển giới ............. 86
3.2.5.
Cần mở rộng mô hình hỗ trợ người chuyển giới của cộng đồng..... 87
3.3.
Giải pháp đảm bảo quyền dựa trên các yếu tố văn hóa, xã hội ....... 88
3.3.1.

Nâng cao nhận thức về người chuyển giới trong cộng đồng........... 88

3.2.2.

Xây dựng kênh thông tin chính thống cung cấp thông tin liên quan
vấn đề chuyển đổi giới tính và người chuyển đổi giới tính ............. 90
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ
TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT


TỪ/CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ

TIẾNG ANH
BLDS

Bộ luật dân sự

BLDS 2015

Bộ luật dân sự năm 2015
Bộ nguyên tắc Yogyakarta về việc
Áp dụng Luật Nhân quyền Quốc tế
liên quan tới Xu hướng tính dục và

Bộ nguyên tắc Yogyakarta

Bản dạng giới
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ

Hiến pháp năm 2013

nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013
Công ước quốc tế về các quyền dân

ICCPR

sự, chính trị

ICESCR


Công ước quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa

iSEE

Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và
Môi trường

LGBT

Les, Gay,
Bisexual and
Transgender

Cộng đồng người đồng tính, song
tính và chuyển giới

LHQ

Liên hợp quốc

NCG

Người chuyển giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu


Tên bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 2.1

Tỷ lệ người tham gia khảo sát về tình trạng công khai
vể giới tính của mình với người xung quanh

43

Biểu đồ 2.1

Tình trạng can thiệp y tế hiện nay của người chuyển giới

42

Biểu đồ 2.3

Nơi thực hiện phẫu thuật của người chuyển giới

50


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là một trong những giá trị cao nhất mà các quốc gia
đều ghi nhận và bảo vệ bởi Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã
khẳng định “Mọi người đều bình bình đẳng trước pháp luật và không bị phân

biệt đối xử đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16),
nhưng có nhóm người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) liệu có được
đối xử công bằng trong cách nhìn của người xung quanh về bản dạng giới, xu
hướng tính dục của mình và có quyền để xác định lại giới tính của mình?
Giới tính của mỗi người là cơ sở để phân biệt cá thể nam-nữ, là yếu tố
thuộc về quyền nhân thân để từ đó xác định các quyền và nghĩa vụ công dân
tương ứng với giới tính của mình. Nhưng trên thực tế, không phải ai sinh ra
cũng đã được xác định giới tính đúng với tâm sinh lý sau khi trưởng thành
hay có những cấu tạo của cơ quan sinh dục chưa xác định rõ giới tính (người
liên giới tính). Những trường hợp khuyết tật bẩm sinh về giới tính này cần
được can thiệp về y học và những người rơi vào trường hợp này có nhu cầu
muốn tìm về đúng giới tính của mình, vì vậy pháp luật quốc tế và pháp luật
các quốc gia đã dần quy định về xác định lại và chuyển đổi giới tính và trở
thành quyền của mỗi công dân.
Bộ luật dân sự năm 2005 mới chỉ cho phép quyền xác định lại giới tính
(Điều 36) mà chưa cho phép chuyển giới, nên nhiều trường hợp phải tự ra
nước ngoài để phẫu thuật tìm lại giới tính thật của mình, nhưng họ lại không
được hưởng quyền đúng với giới tính của mình. Cho đến khi Bộ luật Dân sự
năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày
24/11/2015 lần đầu tiên ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính (Điều 37). Theo
đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cho phép công dân được thực hiện chuyển

1


đổi giới tính, công nhận giới tính sau khi chuyển đổi và tạo điều kiện thuận
lợi để người chuyển giới thực hiện thay đổi các vấn đề hộ tịch, nhân thân…
Đây là bước tiến bộ trong lịch sử lập pháp của Việt Nam khi so sánh tương
quan với một số nước ở Châu Á (khu vực rất ít quốc gia công nhận chuyển
đổi giới tính), quy định này đã tạo ra khung pháp lý cho những người có nhu

cầu chuyển đối giới tính tại Việt Nam.
Mặc dù pháp luật đã ghi nhận quyền của những người muốn chuyển
giới, nhưng những khó khăn về pháp lý như thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể
việc chuyển đổi giới tính đặc biệt là về thay đổi hộ tịch sau khi chuyển giới,
cộng đồng người chuyển giới đang chờ Luật chuyển đổi giới tính sẽ được sớm
ban hành và đặc biệt là việc tiếp cận dịch vụ y tế của hơn 270.000 người có
nhu cầu chuyển giới tại Việt Nam hiện nay.
Từ bối cảnh trên, việc nghiên cứu quyền của người chuyển giới và việc
đảm bảo quyền của người chuyển giới sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật qua
đó nhằm bảo đảm quyền con người, nâng cao hiểu biết của xã hội về nhóm
người chuyển giới tại Việt Nam. Vì vậy, người nghiên cứu đã chọn đề tài
“Đảm bảo quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay” để triển khai
nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới (được
gọi tắt là nhóm LGBT) đang được các nhà nghiên cứu trên thế giới và tại Việt
Nam quan tâm và càng ngày có nhiều công trình nghiên cứu về tổng thể hay
quyền của từng nhóm người trên, có thể kể đến như:
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
- International Conference on Human Rights and Peace and Conflict in
Southeast Asia (2018), Same-sex marriage: breakthroughs in Asia, Manila,
Philippines (tạm dịch: Kết hôn đồng giới: tư duy đột phá tại Châu Á, bài viết trong
Hội thảo lần thứ 5 về quyền con người, hòa bình và xung đột ở Đông Nam Á).
2


- Michael O‟Flaherty and John Fisher (2008), "Sexual Orientation,
Gender Identity and International Human Rights Law: Contextualising the
Yogyakarta Principles" (Xu hướng tính dục, Bản dạng giới và Luật Nhân quyền
quốc tế: Bối cảnh bộ nguyên tắc Yogyakarta), Human Rights Law Review,

8:2(2008), p.207-248: Vào ngày 26/3/2007, một nhóm các chuyên gia về nhân
quyền đưa ra các Nguyên tắc Yogyakarta về áp dụng Luật Nhân quyền liên quan
đến xu hướng tính dục và bản dạng giới (Bộ Nguyên tắc Yogyakarta).
- United Nations (2012), Born Free and Equal - Sexual Orientation and
Gender Identity in International Human Rights Law, HR/PUB/12/06, New
York và Geneva (Cẩm nang "Sinh ra tự do và bình đẳng - Xu hướng Tính dục
và Bản dạng giới trong Luật nhân quyền quốc tế").
- Council of Europe (2011), Combating discrimination on grounds of
sexual orientation or gender identity: Council of Europe standards (Đấu tranh
chống phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới: Những
tiêu chuẩn của châu Âu),
- Báo cáo “Public Support for Transgender Rights: A Twenty-three
Country Survey” (Sự ủng hộ của công chúng đối với quyền của người chuyển
giới: Khảo sát 23 quốc gia) của nhóm tác giả Andrew R. Flores, Taylor N.T.
Brown, Andrew S. Park công bố tháng 12/2016
Các công trình trên đã cung cấp hệ thống các kiến thức, thông tin liên
quan hữu ích về cơ sở lý luận và thực tiễn cho quyền của người chuyển giới
theo quy định pháp luật quốc tế và tại một số khu vực (Châu Âu) và các quốc
gia nơi có nhiều người chuyển giới như Ấn Độ.
Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới là
đối tượng ngày càng được giới khoa học quan tâm nghiên cứu trong những
năm gần đây, khảo sát một số công trình tiêu biểu tại Việt Nam khi đề cập đến
quyền và pháp luật về nhóm LGBT, gồm có:
3


- Trần Thị Trâm (2010), Quyền xác định lại giới tính theo pháp luật
Việt Nam, luận văn thạc sĩ tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác
phẩm này nghiên cứu chuyên sâu về quyền xác định lại giới tính dưới góc độ

quyền nhân thân theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005.
- Nguyễn Thị Minh Tâm (2013), Quyền của người đồng tính: Lý luận
và thực tiễn, luận văn thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Viện nghiên cưu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2014), Pháp luật về
người chuyển giới: câu chuyện tại Việt Nam, những lo ngại và kinh nghiệm
quốc tế, tài liệu lưu hành nội bộ;
- Phạm Thu Hoa, Đồng Thị Yến (2015), Định kiến, kỳ thị và phân biệt
đối xử đối với người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Tập 31, Số 5 (2015) 70-79;
- Lương Thế Huy - Phạm Quỳnh Phương (2016), “Có phải bởi vì tôi là
LGBT?”: Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại
Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2016;
- Nguyễn Thị Thanh Phượng (2016), Nhận thức, thái độ của người
chuyển giới về quyền của người chuyển giới tại Việt Nam, luận văn thạc sĩ của
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn. Luận văn nghiên cứu về người
chuyển giới góc độ xã hội học, trong đó tập trung phân tích về nhận thức
quyền của người chuyển giới trước và sau khi có Bộ luật dân sự 2015 cũng
như thông qua các kênh thông tin để từ đó tác động đến độ và hành vi của
người chuyển giới.
- Lê Văn Phương (2017), Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam
hiện nay, luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội. Đây là công trình đã
phân tích khái quát dưới góc độ đi sâu vào phân tích quyền và pháp luật ghi
nhận quyền của người chuyển giới nhưng nhưng làm sáng tỏ vấn đề tiếp cận
quyền dưới góc độ quyền con người và chưa đi sâu vào phân tích thực trạng
pháp luật đảm bảo quyền của người chuyển giới.
4


- Trương Hồng Quang (2019), Quyền của người đồng tính, song tính,
chuyển giới và liên giới theo pháp luật Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ,

Học viện Khoa học xã hội. Đây là công trình tổng quan về lý luận và pháp
luật, thực trạng thi hành pháp luật về quyền của nhóm LGBT tại Việt Nam.
- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2016), Pháp luật về chuyển đổi
giới tính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học;
- Đỗ Văn Đại, Ngô Thị Vân Anh (2016), Điều kiện và hệ quả của
chuyển đổi giới tính trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
(Viện Nghiên cứu lập pháp). Bài viết phân tích khá chi tiết các điều kiện (sức
khỏe, kinh tế, tâm lý, tuổi…) và hệ quả (thay đổi giấy tờ tùy thân, quyền nhân
thân với giới tính mới, quan hệ vợ chồng đã có, quan hệ với con…) ở góc độ
pháp luật dân sự.
- Vũ Công Giao (2016), Pháp luật Việt Nam và quốc tế liên quan đến
chuyển đổi giới tính và góp ý với Dự án Luật Chuyển đổi giới tính, Tham luận
tại Hội thảo do Bộ Y tế tổ chức, Thành phố Huế, tháng 7/2016
Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu góc độ đề cập chung đến quyền
của nhóm LGBT, cụ thể hơn về nhóm người đồng tính, người muốn xác định
lại giới tính hay chỉ phân tích dưới góc độ pháp luật, quyền của người chuyển
giới (transgender person) mà chưa có công trình phân tích tập trung về bảo
đảm quyền của người chuyển giới tại Việt Nam. Chính vì vậy, người nghiên
cứu chọn đề tài này góp phần bổ sung và làm rõ hơn về cơ sở lý luận và thực
trạng pháp luật về người chuyển giới và bảo đảm quyền của người chuyển
giới ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu với mục đích làm rõ lý luận và thực trạng pháp luật
về chuyển đổi giới tính và bảo đảm quyền của người chuyển đổi giới tính đề từ

5


đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện việc đảm bảo quyền của người

chuyển giới tại Việt Nam, góp phần cho người chuyển giới được hưởng các
quyền và bình đẳng với các chủ thể trong việc hưởng thụ quyền tại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đề ra bên trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ vấn đề lý luận về chuyển đổi giới tính và quyền của người
chuyển giới.
- Nghiên cứu quy định pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia
về quyền của người chuyển giới
- Tìm hiểu và phân tích quy định pháp luật Việt Nam về việc bảo đảm
quyền của người chuyển giới. Đồng thời phân tích tình hình người chuyển
giới và những thành tựu, hạn chế của việc bảo đảm quyền của người chuyển
giới ở Việt Nam.
- Đề xuất nhóm giải pháp nhằm bảo đảm quyền của người chuyển giới
tại Việt Nam
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: quyền của người chuyển giới và
pháp luật về đảm bảo quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về
quyền của người chuyển giới và và pháp luật đảm bảo quyền của người chuyển
giới ở Việt Nam (phân biệt với quyền xác định lại giới tính và không mở rộng
quyền của nhóm LGBT).
Phạm vi không gian: Việt Nam
Phạm vi thời gian: từ năm 2015 – 2018 (Từ khi quyền chuyển giới
được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015).

6



5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin; các quan điểm của Liên Hợp quốc và
đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam về quyền con người,
quyền công dân, cũng như về quyền chuyển đổi giới tính. Từ đó khẳng định
quyền chuyển đổi giới tính là một trong những quyền nhân thân, quyền con
người cơ bản cần được pháp luật ghi nhận và bảo vệ:
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây để giải
quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu đối với các công trình
nghiên cứu, các bài viết khoa học của nhiều nhà nghiên cứu uy tín trong nước
và nước ngoài và các văn bản pháp lý quốc tế về việc chuyển đổi giới tính và
quyền chuyển đổi giới tính làm nền tảng để xây dựng nên những cơ sở lý luận
về bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính.
- Phương pháp thống kê và phân tích, đánh giá các quan điểm của
Đảng; các văn bản pháp lý hiện hành và các bài nghiên cứu chuyên sâu của
nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và các tổ chức xã hội đặc biệt là của Viện
nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) có liên quan về chuyển đổi
giới tính và người chuyển giới để đánh giá khách quan thực trạng và nêu
những khó khăn, bất cập của pháp luật về vấn đề chuyển đổi giới tính và thực
trạng bảo đảm quyền của người chuyển giới ở nước ta hiện nay.
- Phương pháp so sánh được sử dụng kết hợp ở Chương 1 và Chương
2 để chỉ ra các quy định pháp luật Việt Nam có theo xu hướng của pháp luật
quốc tế và pháp luật tại một số quốc gia về việc ghi nhận quyền và bảo đảm
quyền của người chuyển giới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là một trong số các công trình nghiên cứu về quyền và đảm

7



bảo quyền của người chuyển giới ở Việt Nam sau khi Bộ luật dân sự năm
2015 được ban hành, và là công trình nghiên cứu chuyên sâu về đảm bảo
quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương ở nước ta (một nhóm người thuộc
cộng đồng LGBT). Vì vậy, luận văn đã hệ thống và phân tích lý luận, quan
điểm mới có giá trị tham khảo về chuyển đổi giới tính, quyền và đảm bảo
quyền của người chuyển giới cho các cơ quan nhà nước trong việc hoàn thiện,
ban hành và thực thi pháp luật, cơ chế bảo đảm quyền để từ đó người chuyển
giới tại Việt Nam được hưởng thụ và bảo đảm quyền trên thực tế.
Bên cạnh đó, luận văn có thể được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo
cho việc giảng dạy, nghiên cứu về quyền con người ở Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội và tại các cơ sở có đào tạo về quyền con người ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về quyền của người
chuyển giới.
Chương 2: Thực trạng đảm bảo quyền của người chuyển giới ở Việt
Nam hiện nay.
Chương 3: Giải pháp đảm bảo quyền của người chuyển giới ở Việt
Nam hiện nay.

8


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN CỦA NGƢỜI CHUYỂN GIỚI
1.1. Một số vấn đề lý luận về chuyển đổi giới tính
1.1.1. Khái lược về chuyển đổi giới tính

Giới tính (gọi đầy đủ là giới tính sinh học - sex) là sự khác biệt về mặt
sinh học giữa nam giới và nữ giới. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất kể từ
khi chúng ta sinh ra đến khi trưởng thành và những đặc điểm này không thể thay
đổi được. Giới tính và giới là hai thuật ngữ không đồng nhất. Giới (gender) là sự
khác biệt về mặt xã hội để phân biệt giữa nam giới và nữ giới. Nếu giới tính là
yếu tố thuộc về mặt sinh học, là sự thể hiện bên ngoài thông qua các bộ phận
trên cơ thể thì giới lại là yếu tố thuộc về mặt tâm lý. Giới tính là biểu hiện bên
ngoài của giới, dựa vào giới tính để gọi tên giới. Tuy nhiên, không phải lúc nào
giới tính và giới đều thống nhất, chính điều này đặt ra nhu cầu chuyển đổi giới
tính để sống thực với bản dạng giới của mình chứ không phải giới tính được mặc
định dựa vào biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục.
Chuyển đổi giới tính (hay được gọi là chuyển giới) là vấn đề xã hội
nhưng lại gắn với yếu tố pháp lý (quyền nhân thân) của mỗi người. Chuyển
đổi giới tính (gọi tắt là chuyển giới) là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi giới
tính của một người từ giới tính được xác định về mặt sinh học thể hiện qua cơ
quan sinh dục sang giới tính mà người đó mong muốn. Chuyển đổi giới tính
bao gồm chuyển đổi một phần hoặc chuyển đổi hoàn toàn, có thể có sự can
thiệp của việc tiêm hooc-môn (hormone replacement therapy) hay phẫu thuật
chuyển đổi giới tính (sex reassignment surgery).
Nhưng việc chuyển giới không nhất thiết lúc nào cũng phải trải qua
phẫu thuật, bởi việc phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, sức

9


khỏe và nhu cầu cá nhân của từng người có đôi khi chỉ là sự thay đổi về ngoại
hình, cách hành xử như giới tính họ mong muốn cũng được gọi là chuyển đổi
giới tính. Nên chuyển đổi giới tính chỉ là sự cảm nhận bên trong về mặt tâm lý
đối với giới tính của họ. Vì vậy, việc chuyển giới không gắn liền với sự bất
thường của bộ phận sinh dục.

Chuyển giới không đồng nhất với đồng tính. Chuyển giới liên quan đến
cảm nhận về giới tính để trả lời cho câu hỏi “tôi là ai”, còn đồng tính là khái
niệm chỉ sự hấp dẫn của tình cảm “tôi yêu ai”.
Chuyển giới cũng không phải là một dạng rối loạn tâm thần (rối loạn
định dạng giới – gender identity disorder). Bởi chỉ coi là rối loạn tâm thần khi
một người rơi vào hoàn cảnh đau khổ, cùng cực trong thời gian dài sẽ ảnh
hưởng đến tính cách của họ. Vì vậy, từ năm 2012, chuyển giới được loại ra
khỏi danh sách rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM),
có nghĩa là được xem là một tình trạng tâm lý bình thường [7, tr.2].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một người muốn chuyển đổi giới
tính của mình, như: ảnh hưởng bởi yếu tố sinh học (gen), mức độ nội tiết tố
trước khi mang thai, trải nghiệm cuộc sống trước khi trưởng thành… Các
nghiên cứu cho thấy, một người chuyển giới thường có cảm nhận về giới tính
của bản thân mình từ khá sớm, từ 3-5 tuổi, song việc công khai nhận mình là
giới tính khác còn phụ thuộc vào kiến thức của từng cá nhân cũng như sự cởi
mở của mỗi xã hội [11, tr. 7].
Vấn đề chuyển giới từ lâu trở thành tranh luận trái chiều tại các quốc gia.
Câu hỏi đặt ra là “hợp pháp hóa chuyển giới có dẫn đến phẫu thuật chuyển
giới ồ ạt hay lợi dụng việc này để trốn tránh các nghĩa vụ với nhà nước và xã
hội hay không” [7, tr.2]. Nhưng thực tế chứng minh tại các quốc gia hợp pháp
hóa việc chuyển giới (xem thêm Phụ lục 01 về danh sách các quốc gia hợp
pháp hóa việc chuyển giới) đã và sẽ góp phần vào xây dựng tiêu chuẩn và kiểm
soát quy trình pháp lý – y tế của hoạt động chuyển giới bằng can thiệp y học.
10


1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của người chuyển giới
1.1.2.1. Khái niệm người chuyển giới
Đầu thế kỷ 20, nhà tình dục học nổi tiếng người Đức, Magnus Hirschfeld
(1868-1935), khởi xướng hai thuật ngữ “transvestites” (ăn vận cải giới) và

transsexuals (chuyển đổi giới tính), và gần đây các nhà nghiên cứu bắt đầu sử
dụng thuật ngữ “transgender” với hàm nghĩa rộng hơn với “cross dressing”
(mặt khác giới) và được sử dụng khởi đầu từ nước Mỹ khi để chỉ những người
có lối sống dường như khác với chuẩn mực về giới trong xã hội.
Người chuyển giới bao gồm: người có khác giới tính mong muốn khác
với giới tính sinh học; người muốn chuyển đổi giới tính và người đã chuyển
đổi giới tính.
Tại Việt Nam, thuật ngữ “transgender” mới xuất hiện và gây khó khăn
khi sử dụng khi có cách hiểu khác nhau và thường được dung khi nói về
người đã thực hiện các hoạt động can thiệp về y học nhiều hơn là chỉ thuần
túy người có bản dạng giới khác với giới tính sinh học. Có nhiều cách gọi khi
sử dụng thuật ngữ này như người chuyển giới, người xuyên giới, người vượt
giới, trong khi thuật ngữ “transsexual” được hiểu thống nhất – người chuyển
đổi giới tính (mong muốn thay đổi cơ thể hoặc đã qua phẫu thuật).
Người chuyển đổi giới tính không đồng nhất với người đồng tính.
Người chuyển giới là người có mong muốn giới tính khác với giới tính sinh
học, trong khi đó người đồng tính (homosexual) là người chỉ bị hấp dẫn bởi
người cùng giới tính với mình. Người chuyển giới không nhất thiết phải có sự
bất thường về cơ quan sinh dục, không ít người chuyển giới vẫn hoàn chỉnh
về cơ quan sinh dục nhưng giới tính sinh học không phù hợp với giới tính
mong muốn của mình. Người chuyển giới hoàn toàn độc lập với thiên hướng
tình dục, họ có xu hướng tình dục dị tính, đồng tính hoặc song tính.
Người chuyển giới không đồng nhất với người liên giới tính (người

11


lư ng tính-Intersex). Theo Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA) định nghĩa người
liên giới tính là những người có sự phát triển không điển hình của các đặc
điểm giới tính và sinh lý trên cơ thể. Đây là những người có liên quan những

đặc điểm bất thường của bộ phận sinh dục bên ngoài, các cơ quan sinh sản
bên trong, nhiễm sắc thể giới tính hoặc các hooc-môn giới tính.
Có hai dạng của người chuyển giới: người chuyển giới tính từ nam
sang nữ (Male to Female - MTF hay còn gọi là người chuyển giới nữ - là
người sinh ra mang giới tính sinh học là nam, nhưng có giới tính tự nhận,
mong muốn mình mang giới tính nữ) và người chuyển đổi giới tính từ nữ
sang nam (Female to Male – FTM hay còn gọi là người chuyển giới nam - là
người sinh ra mang giới tính sinh học là nữ, nhưng có giới tính tự nhận, mong
muốn mình mang giới tính nam).
Ở góc độ xu hướng tính dục, có thể phân chia thành người chuyển giới
đồng tính (ví dụ người chuyển giới từ nam sang nữ và chỉ yêu nữ giới), người
chuyển giới song tính (ví dụ người chuyển giới từ nam sang nữ và có thể yêu
cả nam giới và nữ giới) và người chuyển giới dị tính (ví dụ người chuyển giới
từ nữ sang nam và chỉ yêu nữ giới) [13, tr.37].
Trước khi có thể định nghĩa về người chuyển giới, cần phải làm rõ các
nội hàm của các từ ngữ chuyên ngành như:
Bản dạng giới (gender identity) là cảm nhận hoặc trải nghiệm mang
tính chủ quan của một cá nhân, cảm thấy mình thuộc về giới nam hay giới nữ.
Nói cách khác, bản dạng giới là do cá nhân tự xác định.
Thể hiện giới của một cá nhân bao gồm những yếu tố được thể hiện ra
bên ngoài như hành vi, quần áo, lựa chọn công việc, quan hệ với các nhân
khác và các yếu tố khác.
Hiện nay có hai thuật ngữ khi đề cập đến người chuyển giới là:
Người chuyển giới (transgender) là một người được sinh ra với cơ thể sinh

12


học là nam hay nữ, nhưng có một khát vọng mạnh mẽ và nhất quán là có giới tính
khác với giới tinh sinh học của họ lúc sinh. Họ có thể trải qua hoặc không trải qua

việc điều trị y tế để chuyển đổi sang bản dạng giới họ chọn [12, tr.36].
Người chuyển đổi giới tính (transsexual) là người đã trải qua phẫu thuật
để đạt đến sự trùng khớp giữa cơ quan sinh dục và bản dạng giới thực sự
trong não của họ.
Như vậy, những người chuyển giới là những người có bản dạng giới,
thể hiện giới không giống với những chuẩn mực tương ứng với giới tính sinh
học của họ. Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015)
thì tại Việt Nam, khái niệm người chuyển giới được hiểu theo nghĩa là người
chuyển đổi giới tính (transsexual) là cá nhân đã chuyển đổi giới tính (đã làm
phẫu thuật bộ phận sinh dục phù hợp với bản dạng giới).
1.1.2.2. Đặc điểm của người chuyển giới
Tại Việt Nam, những vấn đề liên quan đến nhóm LGBT nói chung và
người chuyển giới nói riêng là chủ đề nhạy cảm và mới được quan tâm gần đây
của cộng đồng, dư luận xã hội. Tuy nhiên, những kiến thức về nhóm người
LGBT chỉ giới hạn trong các phóng sự, bài viết ngắn và ở các công trình khoa
học lớn thì chỉ người nghiên cứu hay những người làm việc trong các tổ chức
về nhóm người LGBT mới quan tâm. Dưới đây hai đặc điểm cơ bản của người
chuyển giới để phân biệt với các nhóm khác trong cộng đồng LGBT.
Thứ nhất, người chuyển giới là người được sinh ra với một giới tính
sinh học bình thường, hoàn chỉnh (phân biệt rõ nam hay nữ) nhưng lại có cảm
nhận và mong muốn giới tính của mình (bản dạng giới) không trùng với giới
tính sinh học đang có (đây là điểm phân biệt với người liên giới tính).
Thứ hai, yếu tố phẫu thuật chuyển đổi giới tính không phải là dấu
hiệu bắt buộc để được xem là người chuyển giới mà là bản dạng giới. Chỉ
cần một người có mong muốn, khát vọng có giới tính ngược lại với giới

13


tính sinh học thì vẫn được coi là người chuyển giới, họ chỉ cần thay đổi

cách thể hiện giới so với giới tính sinh học. Ở một số quốc gia cho phép
không cần phải làm phẫu thuật vẫn có thể được thay đổi giấy tờ tùy thân,
tuy nhiên một số quốc gia yêu cầu phẫn thuật là điều kiện bắt buộc. Chính
vì vậy, thuật ngữ “transgender” và “transsexual” hay gây nhầm lẫn và lúng
túng với cả người trong cuộc.
Chính vì đặc điểm này, những người làm trong ngành giải trí phải cải
trang thành người có giới tính khác (trang phục, hành vi…) để phục vụ kịch
bản không được coi là người chuyển giới, trừ khi họ có nhận thức và mong
muốn có giới tính ngược lại với giới tính sinh học nên mới cải trang và có
hành vi như vậy.
Chính yếu tố bản dạng giới của người chuyển giới là một điều tự nhiên,
không thể thay đổi và có nhiều trường hợp có nhu cầu can thiệp y tế đối với
cơ thể (thay đổi giới tính sinh học) để phù hợp với bản dạng giới của mình.
1.2. Một số vấn đề lý luận về quyền của ngƣời chuyển giới
1.2.1. Tiếp cận quyền chuyển giới dưới góc độ là quyền con người
“Quyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát có tác dụng bảo
vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại
đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” [6, tr.37].
Như vậy, quyền con người là vốn có của tất cả mọi người, không phân biệt
quốc tịch, nơi ở, giới tính, màu da, tôn giáo bay bất kỳ yếu tố khác. Nhưng
quyền con người cũng cần được ghi nhận và bảo đảm bởi pháp luật dưới hình
thức các điều ước quốc tế, tập quán, nguyên tắc chung hay trong pháp luật các
quốc gia, và rằng nhà nước phải có hành động để thúc đẩy và bảo vệ, bảo đảm
quyền con người.
Giống các chủ thể khác trong xã hội, người chuyển giới cũng có những
quyền tự nhiên vốn có, trước hết người chuyển giới cần đến quyền chuyển

14



giới để có vị trí và chỗ đứng, được công nhận trong xã hội. Vì vậy, cần phải
nhìn nhận quyền chuyển giới ở góc độ là: một quyền con người mới; là nhu
cầu tự nhiên của quyền được sống, được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc;
là quyền gắn liền với quyền dân sự; là quyền của nhóm nhưng cũng đồng thời
là quyền cá nhân;
Thứ nhất, quyền chuyển giới là quyền mới so với các quyền con người
nói chung. Nhóm người chuyển giới nói riêng hay nhóm LGBT nói chung cần
đến hệ thống các quyền mới để đảm bảo các quyền con người, quyền công
dân đã được nhà nước ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm và có giá trị ý
nghĩa như các quyền sống, quyền có tài sản, quyền được bình đẳng, quyền có
việc làm, quyền được học tập, quyền bầu cử… đó là các quyền: quyền chuyển
giới (dành cho người chuyển giới), quyền kết hôn đồng tính (dành cho đồng
tính nam, đồng tính nữ), quyền xác định lại giới tính (dành cho người liên giới
tính). Tuy nhiên, mức độ ghi nhận, giới hạn, hạn chế quyền trên của nhóm
LGBT hay của người chuyển giới tại các quốc gia là khác nhau, có quốc gia
không ghi nhận quyền chuyển giới, có quốc gia thừa nhận nhưng lại quy định
điều kiện khắt khe (phải phẫu thuật bộ phận sinh dục, phải có giấy xác nhận
tình trạng tâm thần…) hay có quốc gia tạo điều kiện để thúc đẩy và bảo đảm
quyền chuyển giới.
Vì vậy, người chuyển giới cũng cần có nhóm quyền chung (dành cho
tất cả mọi người trong đó có người chuyển giới với tư cách là công dân, là
một chủ thể trong xã hội) và nhóm quyền đặc thù (quyền chuyển giới, quyền
được thay đổi thông tin trên hộ tịch, quyền được lãng quên).
Thứ hai, quyền chuyển giới là nhu cầu tự nhiên của quyền được sống,
được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
Về quyền được sống và được tự do, người chuyển giới bên cạnh đặc
tính riêng họ cũng là công dân, có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như những

15



chủ thể khác, vì vậy họ cũng cần được công nhận và tôn trọng bởi xã hội. Bởi
con người sinh ra là tự do, là con người thì được làm những điều mình mong
muốn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc công khai bản
dạng giới không trùng với giới tính sinh học cũng là sự tự do của mỗi cá
nhân, nhưng sự tự do này lại gặp phải định kiến từ những người xung quanh
và cả cơ quan nhà nước (tại những quốc gia không công nhận quyền chuyển
giới và cấm phẫu thuật chuyển giới). Xét ở góc độ đảm bảo quyền được sống
là chính bản thân mình, được tự do công khai bản dạng giới của người chuyển
giới là hoàn toàn không làm ảnh hưởng hay đe dọa đến quyền và lợi ích của
nhà nước hay của các chủ thể khác.
Về quyền mưu cầu hạnh phúc. Trong bản tuyên ngôn của các quốc gia
như Mỹ, Pháp hay Việt Nam đều đề cập đến rằng mọi người sinh ra đều có
quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Cụm từ “mọi người”
còn bao hàm trong đó cả nhóm người LGBT. Quyền mưu cầu hạnh phúc chỉ
là khái niệm chung khi nói về các điều kiện sống để có một cuộc sống đúng
nghĩa, tìm được giá trị sống của bản thân qua các hoạt động như kết hôn, sinh
con, tìm việc làm… Người chuyển giới lại là đối tượng gặp khó khăn nhất
trong các nhóm LGBT bởi cơ hội việc làm và việc được công nhận giới tính
mới sau chuyển giới… Việc sửa thông tin hộ tịch trên các giấy tờ cá nhân của
người chuyển giới là câu chuyện pháp lý hiện nay tại hầu hết các quốc gia,
chậm thủ tục này là chậm cơ hội mưu cầu có được một gia đình, là chậm cơ
hội được khẳng định giá trị của bản thân người chuyển giới.
Thứ ba, quyền chuyển giới gắn liền với quyền dân sự (quyền nhân thân)
Quyền chuyển giới cần phải có và là tiền đề để người chuyển giới xác
lập lại các quyền nhân thân của mình như quyền kết hôn, quyền được tiến
hành phẫu thuật chuyển giới, quyền yêu cầu thay đổi thông tin trong hộ tịch,
quyền nuôi con nuôi… Pháp luật dân sự tại các quốc gia sẽ quy định về nội

16



dung và giới hạn quyền nhân thân của mỗi cá nhân, trong đó sẽ có hay không
ghi nhận quyền chuyển giới, giới hạn của quyền (có bắt buộc phải tiến hành
phẫu thuật mới được công nhận giới tính mới) và những quyền nhân thân
được phát sinh sau khi chuyển giới.
Điều quan trọng nhất mà NCG quan tâm là được pháp luật thừa nhận
và bảo vệ quyền nhân thân cho NCG. Khi pháp luật của các quốc gia thừa
nhận quyền chuyển giới đồng thời chấp nhận cho phép phẫu thuật thay đổi
giới tính, nhưng cũng cần đảm bảo rằng sau khi phẫu thuật, NCG được
quyền thay đổi họ tên, giới tính trên giấy tờ tùy thân và trong các hồ sơ sở
hữu tài sản. Khi chấp nhận quyền chuyển giới cũng đồng thời phải quan tâm
đến việc kết hôn sau khi tiến hành phẫu thuật là kết hôn giữa hai người khác
giới, vẫn đảm bảo quy định tại các quốc gia không chấp nhận kết hôn đồng
giới. Cùng với đó, khi NCG tiến hành phẫu thuật sẽ ảnh hưởng khả năng
sinh sản (triệt sản) thì vấn đề nuôi con nuôi là nhu cầu đặt ra, có pháp luật
quốc gia không cho phép người đàn ông (nam) độc thân nuôi con nuôi,
nhưng có quốc gia cho phép. Vì vậy, quyền chuyển giới tác động và có mối
liên hệ nhiều với quyền nhân thân của NCG.
Thứ tư, quyền chuyển giới vừa là quyền của cá nhân đồng thời là quyền
của nhóm
Do chủ thể của quyền là cá nhân, nên chúng ta khi đề cập đến quyền
con người chỉ chủ yếu đề cập đến quyền cá nhân (individual rights) và quyền
này thuộc về các cá nhân, bất kể họ có hay không là thành viên của nhóm xã
hội nào và việc hưởng thụ các quyền là tùy thuộc vào ý chí của mỗi cá nhân
[21, tr.14]. Nhưng chủ thể của quyền con người còn là các nhóm xã hội
nhất định, vì thế có quyền của nhóm (group rights), đây là những quyền
đặc thù của một nhóm mà để được hưởng thụ các quyền này thì cần phải là
thành viên của nhóm và đôi khi phải thực hiện các nghĩa vụ với thành viên


17


khác [21, tr.14]. Nhưng lưu ý rằng những quyền của nhóm có thể được thực
hiện bởi cả tập thể (như quyền tự quyết dân tộc) hoặc cá nhân trong nhóm
(như quyền được sử dụng chữ viết, tiếng nói của người dân tộc thiểu số phải
do mỗi thành viên thực hiện…).
Mặc dù Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR) cũng
như Công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội (ICESCR) năm 1969
không đề cập cụ thể đến khía cạnh chuyển giới do hoàn cảnh lịch sử vào thời
điểm đó, nhưng dưới góc độ quyền con người, quyền chuyển giới được nhìn
nhận là bộ phận của quyền dành cho nhóm dễ bị tổn thương. Mặc dù chưa có
khái niệm chính thống về nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhưng qua các công
trình nghiên cứu có thể hiểu rằng khái niệm này chỉ những nhóm, cộng đồng có
vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao
hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được
chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác [21, tr.24].
Người chuyển giới là nhóm thiểu số trong cộng đồng LGBT về bản dạng giới
cũng đồng thời là nhóm thiểu số trong xã hội (chiếm từ 0,1%-0,5% dân số mỗi
quốc gia). Và từ đặc điểm của người chuyển giới, có thể thấy người chuyển
giới thuộc nhóm người dễ bị tổn thương. Vì vậy, hệ thống văn bản pháp luật
quốc tế được ban hành để bảo về và thúc đẩy quyền của nhóm dễ bị tổn thương
bên cạnh các quy phạm áp dụng chung cho tất cả mọi người, bởi cần có những
quy định cần dành riêng mang tính đặc thù cho mỗi nhóm dễ bị tổn thương.
Có thể kể đến các văn kiện đề cập đến cộng đồng LGBT nói chung và
người chuyển giới nói riêng như: Tuyên bố về Xu hướng tính dục và quyền
con người, được Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào tháng
3/2005; Tuyên bố chung về những vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng
tính dục và bản dạng giới được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông
qua vào tháng 12/2006; Tuyên bố chung về quyền con người, xu hướng tính


18


×