Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đăng ký và cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm tiêu dùng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.7 MB, 103 trang )

B Á O CẢO T Ổ M G K Ế T
Đ Ể T À I NGHIÊN cứu Đ Ặ C B IỆT
C Ấ P Đ Ạ I HỌC QUỐC G IA HÀ NỘI
MÃ S ố : QG - 05 - 32

NGHIÊN CỨU C ơ SỎ KHOA HỌC VÀ THựC TIÊN CUA
VIẼC ĐĂNG KÝ VÀ CAP NHÃIM SINH THÁI CHO CAC


SẢN PHẨM TIÊU DÙNG Ỏ VIỆT NAM

CHỦ TRl : PGS.TS. Lưu ĐỨC HẢI

ĐAI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM THÒNG TIN THƯ VIỆN
D T

389.6
LU-H
2005
DT/00510

HÀ NỘI, 12/2005

!

5 1 0


1. TÓM TẢT
a. Tên đề t à i : Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đãng ký và cấp nhãn


sinh thái cho các sản phẩm tiêu dùng ở Việt Nam
b. Chủ trì đề t à i: PGS.TS. Lưu Đức Hải
c. Các cán bộ tham gia :
1. TS. Trương Mạnh Tiến, Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
2. PGS.TS. Vũ Quyết Thắng, Khoa Môi trường, ĐHKHTN.
3. HVCH. Trương Thị Thanh Huyền, Khoa Môi trường, ĐHKHTN
4. CN Lê Vãn Sáng, Khoa Mối trường, ĐHKHTN
5. CN. Trịnh Thị Hoài Linh, Khoa Môi trường, ĐHKHTN
6. ThS. Nguyễn Hải Hà, Phòng Khoa học, ĐHKHTN
7. sv. Lê Bích Thuỷ, Khoa Môi trường^ ĐHKHTN
8. sv. Lưu Đức Dung, Khoa Địa chat, DHKHTN
d. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu : mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác lập các
cơ sở khoa học và thực tiễn của việc cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm tiêu dùng
trên cơ sở đó đề xuất quy trình và mô hình cấp nhàn sinh thái cho sản phẩm tiêu dùng
của Việt Nam.
e. Các kết quả đạt được :
1.
Đề tài đã tổng quan được tinh hình đãng ký cấp nhãn sinh thái cho các sản
phẩm ở các quốc gia trên Thế giới, kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Châu Âu và Thái Lan
trong việc thực hiện các chương trình cấp nhãn sinh thái, quy định của Tổ chức Tiêu
chuẩn hoá quốc tế về nhãn sinh thái và quy trình thực hiện các đăng ký cấp nhãn sinh
thái.
2. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá điển hình hai loại sản phẩm tiêu
dùng Việt Nam có tính thân thiện với môi trường (rau an toàn ở Hà Nội và tủ lạnh
không chứa CFC của công ty LG- Mega Electronics) dưới góc độ sản phẩm tiêu dùng
có khả năng đăng ký cấp nhãn sinh thái. Kết quả thu được đo sử dụng phương pháp
đánh giá vòng đời sản phẩm rau an toàn cho phép xác lập năm nhóm tiêu chí nhãn sinh
thái đối với rau an toàn: tiêu chí về môi trường sản xuất; tiêu chí về quy trình kỹ thuật
sản xuất; tiêu chí về quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản, vận chuyển; tiêu chí về chất
lượng sản phẩm; tiêu chí về lun thông và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trên địa bàn

thành phố Hà Nội. Đổng thời đưa các yếu tố kiểm soát trong từng giai đoạn trong vòng
đời rau an toàn. Kết quả này đã được công bố trên Tạp chí Bảo vệ môi trường số 12
năm 2005.
3. Trên cơ sở phần tích bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên Thế giới
trong việc xây dựng chương trình nhãn sinh thái cho sản phẩm; các quy định luật pháp
Việt Nam về môi trường và nhãn sinh thái cho sản phẩm, các tác giả đã đề xuất quy
trình đãng ký cấp nhãn sinh thái, các tiêu chí lựa chọn sản phẩm, các nguyên tắc xây
dựng và hoạt động của chương trình nhãn sinh thái, các bước thực hiện chương trình
đãng ký cấp nhãn sinh thái và 2 mô hình tổ chức Hội đồng nhãn sinh thái quốc gia có
thể áp dụng vào điều kiện Việt Nam, giai đoạn từ 2006-2010.
4.
Đề tài đã cung cấp kinh phí và tư liệu cho việc hoàn thành 2 khoá luận tốt
nghiệp cử nhân khoa học ngành môi trường và một luận văn thạc sỹ khoa học môi
trường. Kết quả khoa học đã được công bố trong hội thảo đề tài và một bài báo trong
ĩạp chí chuyên ngành môi trường.
KHOA QUAN LY

CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
(Ký và ghi rõ họ tén)


1. Summary
a. Project title: Study on scientific and practical base of the registration and
issuing eco-label for consumer goods in Vietnam
b. Project leader: Assoc Prof. Dr. Luu Due Hai
c. Project members:
1. Dr. Truong Manh Tien, Department of Environment, Ministry o f Natural
Resources and Environment
2. Assoc Prof. Dr. Vu Quyet Thang, Faculty of Environmental Sciences,
University o f Sciences

3. M.Sc. Student Truong Thi Thanh Huyen, Faculty of Environmental Sciences,
University of Sciences
4. B.Sc. Le Van Sang, Faculty of Environmental Sciences, University of
Sciences
5. B.Sc. Trinh Thi Hoai Linh, Faculty of Environmental Sciences, University of
Sciences
6. M.Sc. Nguyen Hai Ha, Department of Sciences, University o f Sciences
7. Student Le Bich Thuy, Faculty of Environmental Sciences, University of
Sciences
8. Student Luu Due Dung, Faculty of Environmental Sciences, University of
Sciences
d. Objectives and contents of projects: The objective o f project is to define scientific
and practical base of issuing eco-label for consumer goods and to propose procedures
and model o f issuing eco-label for consumer goods in Vietnam.
e. Project Outcomes
1. The project provide an overview of the registration and issuing o f eco-label in
the world; lessons from United States, European Unions and Thailand in
implementation of eco-labeling programmes and regulations of the International
Standards Organization on eco-label and registration and issuing procedures.
2. Case studies on 2 environmentally friendly products in Vietnam, which are
capable objects for eco-labeling such as safe vegetables in Hanoi and fridges without
CFC of LG- Mega Electronics Company were conducted. By using life cycle analysis
for safe vegetables, 5 eco-label categories were defined like production environment;
production technology; preliminary treatment, packaging, preservation and
transportation; product quality and distribution, consumption o f vegetables in Hanoi.
Control factors in each stage o f life cycle of safe vegetables also were suggested.
These results had been published in Magazine on Environmental Protection No 12 in
2005.
3. Based on the lessons learnt from countries all over the world in eco-labeling
programmes and Vietnam’s legislations on environment and eco-label, procedures for

registration and issuing eco-label, criteria for product selection, principles for
implementation and operation o f eco-labeling programmes, steps o f eco-labeling
registration and 2 organization models of National Eco-label Council, which can be
applicable in Vietnam period 2006 to 2010 were proposed.
4. Project had funded and provided information for 2 bachelor theses and 1
master thesis in environmental sciences. Scientific results were published in one
project seminar and in one magazine in environmental studies.


1. Summary
a. Project title: Study on scientific and practical base of the registration and
issuing eco-label for consumer goods in Vietnam
b. Project leader: Assoc Prof. Dr. Luu Due Hai
c. Project members:
1. Dr. Truong Manh Tien, Department of Environment, Ministry of Natural
Resources and Environment
2. Assoc Prof. Dr. Vu Quyet Thang, Faculty of Environmental Sciences,
University of Sciences
3. M.Sc. Student Truong Thi Thanh Huyen, Faculty o f Environmental Sciences,
University of Sciences
4. B.Sc. Le Van Sang, Faculty of Environmental Sciences, University of
Sciences
5. B.Sc. Trinh Thi Hoai Linh, Faculty of Environmental Sciences, University of
Sciences
6. M.Sc. Nguyen Hai Ha, Department of Sciences, University o f Sciences
7. Student Le Bich Thuy, Faculty of Environmental Sciences, University o f
Sciences
8. Student Luu Due Dung, Faculty o f Environmental Sciences, University of
Sciences
d. Objectives and contents of projects: The objective o f project is to define scientific

and practical base o f issuing eco-label for consumer goods and to propose procedures
and model of issuing eco-label for consumer goods in Vietnam.
e. Project Outcomes
1. The project provide an overview of the registration and issuing o f eco-label in
the world; lessons from United States, European Unions and Thailand in
implementation of eco-labeling programmes and regulations o f the International
Standards Organization on eco-label and registration and issuing procedures.
2. Case studies on 2 environmentally friendly products in Vietnam, which are
capable objects for eco-labeling such as safe vegetables in Hanoi and fridges without
CFC of LG- Mega Electronics Company were conducted. By using life cycle analysis
for safe vegetables, 5 eco-label categories were defined like production environment;
production technology; preliminary treatment, packaging, preservation and
transportation; product quality and distribution, consumption o f vegetables in Hanoi.
Control factors in each stage of life cycle o f safe vegetables also were suggested.
These results had been published in Magazine on Environmental Protection No 12 in
2005.
3. Based on the lessons learnt from countries all over the world in eco-labeling
programmes and Vietnam’s legislations on environment and eco-label, procedures for
registration and issuing eco-label, criteria for product selection, principles for
implementation and operation of eco-labeling programmes, steps of eco-labeling
registration and 2 organization models of National Eco-label Council, which can be
applicable in Vietnam period 2006 to 2010 were proposed.
4. Project had funded and provided information for 2 bachelor theses and 1
master thesis in environmental sciences. Scientific results were published in one
project seminar and in one magazine in environmental studies.


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA T H ựC HIỆN ĐỂ TÀI

TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Họ và tên

Đơn vị công tác

Khoa
Môi
trường,
ĐHKHTN
TS. Trương Mạnh Tiến
Vụ Môi trường, Bộ Tài
nguyên và Môi trường
Môi
PGS.TS.

Quyết Khoa
trường,
ĐHKHTN
Thắng
Môi
HVCH.

Trương Thị Khoa
trường,
Thanh Huyền
ĐHKHTN
Khoa
Môi
trường,
CN Lê Văn Sáng
ĐHKHTN
CN. Trinh Thi Hoài Khoa
Môi
trường,
Linh
ĐHKHTN
sv. Lê Bích Thuỷ
Khoa
Môi
trường,
ĐHKHTN
ThS. Nguyễn Hải Hà
Phòng
Khoa
học,
ĐHKHTN
sv. Lưu Đức Dũng
Khoa Địa chất, ĐHKHTN
PGS.TS. Lưu Đức Hải

Trách nhiệm trong
đề tài

Chủ trì
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên


DANH SÁCH BẢNG
TT
1
Bảng 1.1. Ma trận khung tiêu chí môi trường đối với sản phẩm mang
nhãn sinh thái kiểu 1
2 Bảng 1.2. Các bước thực hiện chương trình Con dấu xanh tại Hoa Kỳ
3 Bảng 2.1. Diện tích rau an toàn của một số hợp tác xã thuộc xã Vân Nội,
huyện Đông Anh, Sóc Sơn
4 Bảng 2.2. Diện tích một số loại rau an toàn của xã Vân Nội, huyện Đông
Anh, Hà Nội'
5 Bảng 2.3. Các kênh tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của xã Vân Nội
6 Bảng 2.4. Kết quả điều tra về nguồn giống cây rau an toàn xã Vân Nội
7 Bảng 2.5. Kết quả điều tra khả nãng kiểm soát môi trường đất vùng trổng
rau xã Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội
8 Bảng 2.6. Kết quả điều tra nguồn nước tưới cho rau xã Vân Nội, Đông
Anh, Hà Nội
9
Bảng 2.7. Kết quả điều tra sử dụng phân bón sử dụng trong canh tác rau
an toàn tại xã Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội

10 Bảng 2.8. Hàm lượng các kim loại nặng trong rau khi phân tích (mg/kg
tươi)
11 Bảng 2.9. Hàm lượng các kim loại nặng trong rau khi phân tích (mg/kg
tươi)
12 Bảng 2.10. Diện tích và số hộ sản xuất rau an toàn tại xã Đông Xuân,
huyện Sóc Scmi Hà Nội
13 Bảng 2.11. Năng suất, sản lượng rau an toàn năm 2004 và 2005 tại xã
Đông Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội
14 Bảng 2.12. Kết quả điều tra vể giá bán một số loại rau an toàn trong vụ
đông xuân 2004 ở vùng rau xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
15 Bảng 2.13. Tổng lượng phân bón và tỷ lệ vượt quy định ở một số loại rau
của xã Đông Xuân năm 2004
16 Bảng 2.14. Tình hình sử đụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau an toàn ở
Đông Xuân
17 Bảng 2.15. Kết quả điều tra nguồn nước sử đụng trong vùng sản xuất rau
an toàn xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
18 Bảng 2.16. Khối lượng rau quả hỏng tại xã Đông Xuân năm 2004
19 Bảng 2.17. Kết quả phân tích kim loại nặng trong đất, nước tại Lĩnh
Nam, Thanh Trì
20 Bảng 2.18. Lượng phân bón sừ dụng cho một số loại rau (kg/sào)
21 Bảng 2.19. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại một số HTX
22 Bảng 2.20. Đặc điểm của các cửa hàng, siêu thị rau ở Hà Nội

Trang
7
15
39
39
40
41

41
41
41
42
42
46
47
48
49
50
50

51
53
55
55
56


DANH SÁCH HÌNH
TT
1
Hình 2.1. Sơ đồ vòng đời rau an toàn xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà
Nội
2
Hình 2.2. Năng suất, sản lượng rau an toàn Hà Nội (1996-2004)
3
Hình 2.3. Sơ đồ vòng đời và các yếu tố kiểm soát rau an toàn Hà Nội
4
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình lựa chọn sản phẩm và xây dựng tiêu chí cấp

nhãn sinh thái
5
Hình 3.2. Các bước thực hiện xây dựng chương trình cấp nhãn sinh thái
6
Hình 3.3. Mô hình có Tổ chức đánh giá và cấp nhãn độc lập
7
Hình 3.4. Mô hình không có Tổ chức đánh giá và cấp nhãn độc lập

Trang
40
53
57
65
69
70
70


MỤC LỤC
Mở đầu
Chương I. Cơ sở khoa hoc về nhãn sinh thái cho các sản phẩm tiêu dùng
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và áp dụng nhãn sinh thái cho các
sản phẩm tiêu dùng ở các quốc gia trên Thế giới
1.1.1. Những khái niêm chung về nhãn sinh thái
1.1.2. Mục đích của việc áp dụng nhãn sinh thái
^4.2. Các quy định quốc tế.liên quan đến tiêu chuẩn đăng ký cấp nhãn
sinh thái cho sản phẩm tiêu dùng
1.2.1. Các quy định của Tổ chức thương mại Thế giới WTO
1.2.2. Những quy định về nhãn sinh thái trong hệ thống ISO 14.000
1.3. Tinh hình nghiên cứu và áp dung nhãn sinh thái ở các quốc gia trến

^Thế giới
1.3.1. Tinh hình nghiên cứu về phương pháp đánh giá sản phẩm
1.3.2. Tinh hình đăng ký và cấp nhãn sinh thái ở các quốc gia trên Thế
giới
1.3.3. Kinh nghiệm của các quốc gia trong việc đăng ký / cấp nhãn sinh
thái
1.3.3.1. Kinh nghiệm của Hoa kỳ
1.3.3.2. Kinh nghiệm của EU
1.3.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
1.3.3.4. Bài học kinh nghiệm của các quốc gia đối với Việt Nam
Chương II. Nghiên cứu điển hình về một số sản phẩm tiêu dùng mang
đặc trưng “Nhãn sinh thái” ở Việt Nam
2.1. Sản phẩm rau an toàn tại Thành phố Hà N ộij
2.1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2. Kết quả điều tra, khảo sát và phân tích rau an toàn xã Vân Nội,
Đông Anh, Hà Nội
2.1.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.1.2.2. Kết quả điều tra và phân tích rau an toàn xã Vân Nội, Đông
Anh
2.1.3. Kết quả điều tra, khảo sát và phân tích rau an toàn Đông Xuân,
Sóc Sơn, Ha Nôi--------------------------*
2.1.3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.3.2. Kết quả điều tra và phân tích rau an toàn Đông Xuân Sóc Sơn,
Hà Nôi
--------*
_
2.2. Sản phẩm tủ lạnh không chứa CFC của Công ty LG-Mega
Electronics

2.2.1. Tổng quan về dung môi lạnh và L' CFC
2.2.2. Chính sách của Việt Nam về loai bỏ CFC
2.2.3. Tủ lạnh không chứa CFC của Công ty LG-Mega Electronics
Chương III. Thực tiễn xây dựng, đăng ký và cấp nhãn sinh thái cho các

Trang
1
3
3
3
5
6
6
6
8
8
9
11
U
20
27
32
36
36
36
36
36
37
37
39

44
44
46
57
57
58
58
62


sản phẩm tiêu dùng ở Viêt Nam
3.1. Định hướng xây dựng và phát triển chương trình cấp nhãn sinh thái
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
3.1.2. Quan điểm của các bộ, ngành, nhà sản xuất và người tiêu dùng
3.2. Xây dimg quy trình và mô hình cấp nhãn sinh thái ở Việt Nam
3.2.1. Đề xuất quy trình đăng ký và cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm
tiêu dùng của Việt Nam
2.2.2. Xây dựng mô hình quản lý nhãn sinh thái
3.3. Tiến trình thực hiện cấp nhãn sinh thái giai đoạn đến 2010
3.3.1. Giai đoan trước mắt
3.3.2. Giai đoan sau
3.4. Đề xuất các chính sách và biện pháp thực hiện chương trình cấp
nhãn sinh thái
3.4.1. Cấp vĩ mô
3.4.1.1. Nhóm giải pháp về môi trường pháp lý
3.4.1.2. Nhóm giải pháp về nàng cao nhận thức
3.4.1.3. Nhóm giải pháp về hổ trợ tài chính
3.4.1.4. Nhóm giải pháp về kỹ thuật
3.4.2. Cấp vi mô
3.4.2.1.Đối với doanh nghiệp

3.4.2.2. Đối với người tiêu dùng
Kết luân
Tài liêu tham khảo
Phu luc

62
62
63
65
65
70
73
73
73
74
74
74
74
75
75
75
75
76
77
80


MỞ ĐẨU
Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và chính sách mở cửa, nền
kinh tế Việt Nam đã được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta

đã thoát ra khỏi danh sách những nước nghèo nhất trên Thế giới để bước vào giai đoạn
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của
khoa học, kỹ thuật, công nghệ và xu hướng hội nhập kinh tế; Việt Nam cũng như các
quốc gia khác trên Thế giới không thè đứng ngoài vòng xu hướng toàn cầu hoá nền
kinh tế. Đứng trước các xu hướng tất yếu đó, việc đáp ứng cho được các hàng rào kỹ
thuật của các quốc gia đối với các sản phẩm hàng hoá xuát sứ Việt Nam là một việc rất
cấp thiết; trong đó, biện pháp quan trọng là đăng ký và cấp nhãn sinh thái cho các sán
phẩm tiêu dùng.
Việc cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm đã được Tổ chức thế giới về tiêu chuẩn
hoá đưa ra dưới dạng các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO -14.000. Tuy bộ tiêu
chuẩn ISO -14.000 đã được Việt Nam ban hành nhiều nãm nay, cũng như vấn đề nhãn
sinh thái cho sản phẩm đã được bàn nhiều trong nhiều hội thảo, hội nghị quốc gia, cho
đến nay Việt Nam vẫn chưa có hệ thống đãng ký và cấp nhãn sinh thái cho các sản
phẩm hàng hoá. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên : trước hết đó là sự yếu kém
của nền kinh tế hàng hoá ở nước ta, sự thiếu quan tâm của các cơ quan quán lý nhà
nước, sự hạn chế về nhận thức của người tiêu dùng trong nước đối với sản phẩm, cũng
như thiếu phương pháp cụ thể để đánh giá mức độ tác động mỏi trường của sản phẩm
đáp ứng tiêu chí cấp nhãn sinh thái.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác lập các cơ sở khoa học và thực tiễn của
việc cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm tiêu dùng trên cơ sở đó đề xuất quy trinh và
mô hình cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài, bao gồm : nội dung và kinh nghiệm quốc tế
trong xây dựng và thực hiện các chương trình đăng ký cấp nhãn sinh thái; điều kiện
kinh tế xã hội và pháp luật môi trường Việt Nam trong việc xây dựng chương trinh
nhãn sinh thái; các nghiên cứu điển hình về sản phẩm thân thiện mỏi trường. Do sự đa
dạng của sản phẩm, hai loại sản phẩm được lựa chọn để nghiên cứu điển hình là rau an
toàn sản xuất trong địa bàn thành phố Hà Nội và tủ lạnh không chứa CFC của Cổng ty
LG-Mega Electronics. Loại thứ nhất đại diện cho sản phẩm tiêu dùng có vòng đời
ngắn, có thể đo đạc và đánh giá trong phạm vi khổng gian hẹp của thành phố Hà Nội.
Sản phẩm thứ hai đại diện cho các loại sản phẩm có vòng đời kéo dài và nhiều công

1


đoạn của vòng đời sản phẩm diễn ra ngoài phạm vi nước ta, nên tác động môi trường
của sản phẩm chỉ có thể đánh giá cho giai đoạn từ khi lắp ghép các chi tiết rời đến khi
tiêu thụ trên thị trường.
Phương pháp luận để thực hiện đề tài nghiên cứu là tiếp cận hệ thống từ nhiểu
góc độ : từ bài học kinh nghiệm thực hiện chương trình nhãn sinh thái của các quốc gia
trên Thế giới, từ kết quả nghiên cứu điển hình một số loại sản phẩm thân thiện với mỏi
trường ở Việt Nam và các quy định về luật pháp, chính sách Việt Nam về môi trường,
trên cơ sở phân tích tổng hợp đó đưa ra các mô hình tổ chức quản lý cấp nhãn sinh thái
thích hợp trong điểu kiện nước ta. Các phương pháp nghiên cứu để thực hiện mục tiêu
và nội dung của đề tài bao gồm : các phương pháp thừa kế tư liệu và kinh nghiệm trong
và ngoài nước nghiên cứu về nhãn sinh thái; các phương pháp điểu tra, khảo sát hiện
trường, đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng; các phương pháp lấy mẫu và
phân tích chất lượng môi trường và sản phẩm; phương pháp đánh giá tác động môi
trường theo vòng đời sản phẩm; phương pháp chuyên gia, v.v. Các phương pháp này
được lựa chọn cho các đối tượng cụ thể.
Một số kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong khoá luận tốt nghiệp của hai
sinh viên K 46 MT, Trường ĐHKHTN tháng 6/2005 và 1 luận văn thạc sỹ khoa học
môi trường khoá 2003-2005, các báo cáo hội thảo đề tài tháng 12/2005. Phương pháp
và kết quá đánh giá vòng đời rau an toàn Hà Nội đã được công bố trên tạp chí Bảo vệ
môi trường số 12/2005.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tập thê tác giả nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tinh của Chính quyền và nhân dân hai xã Đông Xuân - Sóc Sơn, Vân Hội - Đông Anh,
Hà Nội; của các phòng chức nãng Trường ĐHKHTN, các đồng nghiệp trong Khoa Mối
trường và Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Nhân dịp kết thúc đề tài, chúng tôi xin được
bày tỏ ỉời cám ơn chân thành tới các cá nhân và tập thể vì sự giúp đỡ và tạo điều trên.

Tập thể tác giả


2


CHƯƠNG I. CO SỞ KHOA HỌC VỀ NHÃN SINH THÁI CHO CÁC SẢN
PHẨM TIÊU DÙNG
1.1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN c ú u VÀ ÁP DỤNG NHÃN SINH

THÁI CHO CÁC SẢN PHẨM TIÊU DỪNG Ở CÁC

Qưốc GIA TRÊN THẾ GIỚI.

1.1.1. Những khái niệm chung về nhãn sinh thái
Định nghĩa nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Tuy nhiên, khi xem xét những quan niệm liên quan đến tính thân thiện với môi trường
của hàng hoá và dịch vụ, tồn tại một số khái niệm về nhãn sinh thái sau:
- Theo mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra
tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm/dịch vụ so với các sản phẩm/dịch vụ
cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm”.
- Theo quan điểm của WTO và WB “nhãn sinh thái được hiểu là một công cụ
chính sách do các tổ chức phát hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương
đối về tác động tới môi trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”.
- Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) “Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu
thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công
bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản
phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”.
- Theo chương trình nhãn sinh thái của Anh “Nhãn sinh thái là một biểu tượng

chỉ ra rằng một sản phẩm được thiết kế để làm giảm những ảnh hưởng xấu đến môi
trường ít hơn so với các sản phẩm tương tự”.
Cho dù quan niệm về nhãn sinh thái có khác nhau, nhưng đều thống nhất với
nhau ở chỗ : nhãn sinh thái là danh hiệu đành cho các sản phẩm ít có tác động tiêu cực
đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giai đoạn vòng đời từ lúc khai
thác nguyên nhiên liệu, quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó.
Về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường
cùa sản phẩm nhằm khuyến khích nhu cầu tiêu thụ và cung cấp các loại sản phẩm và
dịch vụ ít gây tác động tiêu cực đến môi trường, đo đó thúc đẩy các quá trinh cải thiện
chất lượng môi trường.

3


Các đặc điểm cơ bản của nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái có những đặc điểm cơ bản sau:

- Nhãn sinh thái phản ánh chính xác, trung thực và có khả năng xác minh : Lợi
ích của nhãn sinh thái chỉ tồn tại khi nó thật sự có được sự tín nhiệm, tin tưởng của
người tiêu dùng và phản ánh một cách trung thực các khíacạnh lợiích mốitrường
sản phẩm. Những công bố về khía cạnh lợi ích mồi trường của sảnphẩmcần

của

xác lập

bằng các kết quả thực nghiệm nhờ các phương pháp khoa học tiên tiến, hiện đại được
thừa nhận trên phạm vi quốc tế, khu vực và quốc gia.
-


Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhấm hoặc khó hiểu

:

Do tồn tại

nhiều kiểu nhãn trên cùng một sản phẩm, nên nhãn sinh thái cần phải đơn giản, dễ hiểu,
lời công bố phải rõ ràng, biểu tượng biểu đồ không quá phức tạp, hình thức truyền tải
thông tin phải hợp lý để người tiêu dùng có được nhận thức đúng đắn. Ngoài ra, nhãn sinh
thái phải được thiết kế về hình dáng, kích cỡ, vị trí để không bị nhầm lẫn và hiểu nhầm với
các thông tin khác như lời cảnh báo đối với an toàn sức khoẻ, các thông tin về thành phần
đinh dưỡng...
- Nhãn sinh thái mang đặc tính có thể so sánh : cho dù được xây dựng dựa trên

những tiêu chí xác định, có khả năng so sánh như hàm lượng tái chế, tỷ lệ sử dụng
năng lượng...hay những tiêu chí trừu tượng khác đối với sức khoẻ con người, thì nhãn
sinh thái phải có khả năng đảm bảo tính nổi trội hơn về mật môi trường của sản phẩm
so với các sản phẩm/dịch vụ có cùng chức năng.
-

Nhãn sinh thái không được trở thành rào cán kỹ trong hoạt động thương mại

:

Cho dù nhãn sinh thái có những khác biệt về loại sản phẩm, phạm vi, thời gian, không
gian, quy trình thủ tục và phương pháp thực hiện chứng nhận và cấp nhãn; việc xây
dựng các chương trình cấp nhãn sinh thái phải đảm bảo nguyên tắc : nhãn sinh thái đưa
ra sẽ không được trở thành rào cản đối với hoạt động thương mại hóa các sản phẩm/dịch
vụ khác.
-


Nhăn sinh thái phái tạo ra được sự cài thiện môi trường liên tục dựa trên

những định hướng thị trường : Do ưu thế về tính năng môi trường của sản phẩm/dịch vụ

tạo ra sự cạnh tranh giữa những người cung cấp, việc đánh giá và nâng cao hơn nữa các
lợi ích môi trường sẽ khuyến khích người cung cấp thường xuyên cải tiến công nghệ
kỹ thuật thay thế bằng những sản phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn, từ
đó liên tục tạo ra sự cải thiện về chất lượng môi trường.

4


1.1.2. Mục đích của việc áp dụng nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái

là một dạng công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua

việc khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm thân môi trường. Phần lớn các chương trình
cấp nhãn sinh thái đều tập trung vào các sản phẩm nội địa và đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường nội địa, do vậy nhãn sinh thái có ĩhể vô hình trờ thành rào cản kỹ ihuậl lác dộn°

tới khả nãng cạnh tranh và thương mại nhất trong điều kiện toàn cầu hoá nền kinh tế
quốc tế. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định nhãn sinh thái còn được sứ đunư như
một hình thức quảng cáo, một công cụ marketing có hiệu quả cho sản phám.
❖ Đôi với Chính phủ : với tư cách là người có khả năng tốt nhất đảm bảo sự
nhất quán của các tiêu chí, cân bằng quan điểm của các bên hữu quan, có trách nhiệm
VỚI công cYámg vầ ồậi àiện cYio quyền \ợ \ cua ngừch tiêu òvmg; \Yẹc òan rìtiãn s\ĩừi Ỷtón
sẽ giúp chính phủ quản \ý tốt hơn vấn dề môi trường quốc gia, ủnh Vùnh lưu ửtông phán
phối hàng hoá/dịch vụ...


*1* Đôi với các doanh nghiệp : Việc áp nhãn sinh thái sẽ giúp doanh nghiệp tạo
dựng uy tín và hình ánh tốt trước bạn hàng và người tiêu dùng, các tổ chức quốc gia,
địa phương và các đoàn thế xã hội khác. Việc dán nhăn sinh thái sê giúp doanh nghiệp
giảm bớt những rủi ro trong thương mại quốc tế như rủi ro về thị trường, về chi phí báo
hiểm, trách nhiệm bồi thường mối trường, v.v. Bản chất tự nguyện của chương trinh cấp
nhãn sinh thái sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực thi thuận lợi các yêu cầu pháp Luật.


Đói với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ có được những chí dẫn, hướng

dẫn khi mua sắm, những hiểu biết về sản phẩm mang nhãn sinh thái, từ đó ý thức giá trị
môi trường của sản phẩm. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể có cơ hội tham gia trực tiếp
vào chương trình cấp nhãn bằng cách cung cấp đầu vào cho việc lựa chọn các loại sàn
phẩm/dịch vụ, cho việc xây ỏựng tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá.
Tuy nhiên, trên phương diện phát triển thương mại quốc tế, bản thân quy định
vé nhãn sinh thái và cấc chương trình cấp nhãn ở các nước phất triển có (hể rạo nên
hàng rào kỹ thuật vô hình, khiến cho hàng hoá có xuất sứ từ các nước đang phát triển
rơi vào tình trạng bất lợi trong cạnh tranh ò các nước phát triển, cũng như ngay tại thị
trường nội địa của các nước đang phát triển. Những trờ ngại này sẽ gia tăng, khi trong
thực tế, các nhà cung cấp của các nước đang phát triển không thể tham gia vào các
cuộc đàm phán và lựa chọn sản phẩm, tiêu chuẩn cấp dán nhãn sinh thái ờ các nước
phát triển. Khó khăn của những nhà sản xuất tại các nước đang phát triển sẽ luỹ tiến,
khi họ ở thế bất lợi về công nghệ và thiếu vốn.

5


1.2.


CÁC QUY ĐỊNH Q u ố c TẾ LIÊN QUAN ĐẾN t i ê u CHưẨN đ ả n g k ý

CẤP NHẴN SINH THÁI CHO SẢN PHAM t i ê u d ù n g

1.2.1. Các quy định của Tổ chức thương mại thê' giới (WTO)
Trong quy định của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) trước
đây và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hiện nay không có các điều khoản cụ thể
về đăng ký / cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm. Tuy nhiên, rất nhiều điều khoản trong
các quy định của GATT/WTO liên quan đến tiêu chí môi trường (thông số kỹ thuật,
đóng gói, dán nhãn và tái chế) của sản phẩm, cũng như các chi phí mỏi trường (thuế,
p h í) của sản phẩm trong thương mại quốc t ế :

1.2.2. Những quy định về nhãn sinh thái trong hệ thông ISO 14.000
Bộ tiêu chuẩn vể môi trường ISO’ 14.000 của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá
là văn bản chính thức lần đầu đưa ra các quy định về nhãn sinh thái cho sản phẩm và
phương pháp đấnh giá sản phẩm, gồm :
ISO-14.020 —Các nguyên tắc cơ bản cho các kiểu nhãn môi trường.
ISO-14.021 - Các khảng định môi trường tự công bố - Nhãn sinh thái kiểu II.
ISO-14.022 - Các ký hiệu cấp nhãn sinh thái.
ISO-14.023 - Phương pháp luận về thử nghiệm và kiểm định.
ISO-14.024 - Các nguyên tắc và thủ tục - Nhãn sinh thái kiểu 1.
ISO-14.025 - Các công bố môi trường và nhãn sinh thái - Nhãn sinh thái kiểu III
ISO-14.040 —Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Nguyên lý và
khôn khổ.
ISO-14.041 - Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Mục tiêu,
phạm vi xác định và phân tích kiểm kê.
ISO-14.042 - Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Đánh giá tác
động vòng đời sản phẩm.
ISO-14.043 - Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Giải thích
vòng đời sản phẩm.

ISO-14.044 - Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Biểu mảu tài
liệu đánh giá vòng đời sản phẩm.

Nhăn sinh thái kiểu I : Nhãn sinh thái được chứng nhận
Nhãn sinh thái kiểu I được cấp cho sán phẩm của nhà sản xuất ( Bên thứ nhát)
theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người tiêu dùng ( Bên thứ hai ) bởi Chính phủ hoặc tố
chức độc lập với các bèn nói trẽn ( Bên thứ ba). Các tiêu chí đế cấp nhãn sinh thái kiểu
6


I, được lựa chọn từ kết quả nghiên cứu đánh giá vòng đời sản phẩm, thể hiện trong ma
trận khung tiêu chí sau (Bảng 1.1.). Yêu cầu định lượng tiêu chí môi trường đối với
nhãn sinh thái kiểu I cho phép chọn ra một nhóm nhỏ các sản phẩm để cấp nhăn sinh
thái từ số lượng lớn các sản phẩm đăng ký với bên thứ ba.
Bảng 1.1. Ma trận khung tiêu chí môi trường đối với sản phẩm mang nhãn sinh
thái kiểu I.
Các giai đoạn trong
vòng đời sản phẩm

Năng lượng
Có thể tái
chế / khổng
tái chế

Các thông số môi trường
Nguồn tài
Phát thải vào
nguyên
Có thể tái chế Nước
Không

/ khổng tái
khí
chế

Khác
Đất

Khai thác tài nguyên
Sản xuất sản phẩm
Phânj)hối sản phẩm
Sử dụng / tiêu dùng
Thải bỏ

Nhăn sinh thái kiểu ỉ ỉ - Nhãn sinh thái tự công bô
Nhãn sinh thái kiểu II do các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối đưa
ra, dựa trên những chứng cứ và kết quả tự đánh giá, hoặc được đánh giá bởi các bên
liên quan khác theo yêu cầu của họ, cũng như các tuyên bố. Nhãn sinh thái kiểu II có
thể được xem là một loại thương hiệu tự công bố của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và
nhà phân phối. Chất lượng sản phẩm gắn nhãn sinh thái kiểu II phụ thuộc hoàn toàn
vào tính trung thực và quy trình tự kiểm soát chất lượng của người người sản xuất, nhà
nhập khẩu và nhà phân phối. Việc tiêu thụ các sản phẩm này phụ thuộc hoàn toàn vào
lòng tin của người tiêu dùng đối với người cung cấp và mức độ thông tin, quảng cáo vể
sản phẩm.

Nhãn sinh thái kiểu III —Nhãn sinh thái tự nguyện
Nhãn sinh thái kiểu III là nhãn sinh thái đối với sản phẩm của các doanh nghiệp
sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng theo chương trinh tự nguyện của ngành kinh
tế và các tổ chức kinh tế đề xuất. Theo đó, sản phẩm được sản xuất và cung ứng theo
các quy định và tiêu chí cụ thể của từng cổng đoạn của chương trình. Có thể xem các
giấy chứng nhận của chương trình sản xuất rau an toàn (RAT), rau hữu cơ, v.v, là nhãn

sinh thái kiểu III. Chất lượng và sự an toàn vể môi trường của sản phẩm được đảm báo
một phần nhờ việc thẩm định và đánh giá cùa tổ chức quản lý chương trình sản xuất
trong quá trình cấp giấy chứng nhận, cũng như việc kiểm tra định kỳ và không định kỳ
của tổ chức đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối.


1.3.

TÌNH HÌNH NGHIÊN c ú u VÀ ÁP DỤNG NHẢN SINH THÁI Ỏ CÁC

QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Sự phức tạp của vấn đề đãng ký và cấp nhãn sinh thái, cũng như lợi ích nhiều
mặt của nhãn sinh thái đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia đang là các yếu
tố kích thích các nghiên cứu rất đa dạng về nhãn sinh thái ở các quốc gia trên Thế giới,
đặc biệt là ở các nước phát triển.

1.3.1. Tinh hình nghiên cứu về phương pháp đánh giá sản phẩm
Cơ sở lý luận cho nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của sản phẩm đã
được quy định trong bộ tiêu chuẩn ISO 14.000, cụ thể là các tiêu chuẩn ISO 14.040,
ISO 14.041, ISO 14.042, ISO 14.043, ISO 14.044. Theo đó, tác động môi trường của
sản phẩm xuất hiện trong toàn bộ vòng đời : từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn lun
thông và kết thúc khi sản phẩm biến thành chất thải. Tuy nhiên, các nghiên cứu chi tiết
về quá trinh này vẫn đang được các nhà môi trường tiếp tục quan tâm. Giannis T và
nhiều người khác [5] trong công trình cùa mình đã đưa ra các nguyên tắc môi trường
để xem xét dòng vật chất xẩy ra trong quá trình vòng đời sản phẩm, tính từ khi thiết kế
sản phẩm cho đến người tiêu thụ và kết thúc khi chuyển thành chất thải.
Kỹ thuật đánh giá và phân tích vòng đời (LCA) vẫn đang được nhiểu tác giả
hoàn thiện : Rebitzer G và nnk [10] tiến hành phân tích về mật lý thuyết các tác động
môi trường của sản phẩm trong một vòng đời, theo đó tác động môi trường của sản
phẩm gia tăng từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn sản xuất, sau đó giảm dần khi sản

phẩm hoàn toàn biến thành chất thải. Soangwon Suh, Gjalt Huppes trong công trình
của mình [ 11] đã trinh bày kỹ thuật toán dùng để kiểm kê vòng đời sản phẩm.
Dominique Hes trong báo cáo của minh [4] trình bày rõ yêu cầu và kỹ thuật đánh giá
vòng đời sản phẩm trong việc dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.
Một số công trình khác đi sâu vào đánh giá vòng đời của sản phẩm nông nghiệp.
Brentrup F và các tác giả khác trong [2] đã trình bày quan điểm lý luận về đánh giá
vòng đời sản phẩm nông nghiệp, theo đó tác giả tách hệ thống canh tác nống nghiệp
thành một khung kín với 3 phần : vật liệu thô (xăng dầu, khoáng chất), thiết bị nông
nghiêp ( phân bón, máy móc, v.v.) và hoạt động canh tác ( chuẩn bị đất, sử dụng phân
bón, bảo vệ cây trồng,

V .V .).

Đầu vào đối với khung kín này được đánh giá theo lượng

khoáng chất, nhiên liệu và đất đai sử dụng trên 1 tấn ngũ cốc. Đầu ra được đánh giá
bằng lượng phác thải khí nhà kính, các chất dinh dướng, kim loại nặng và khí thải
chuyên vào không khí, đất và nước, tính trên 1 tấn sản phẩm ngũ cốc. Karin Andersson
8


và nhiều người khác [6 ] nghiên cứu đánh giá vòng đời quá trình sản xuất nước sốt cà
chua, theo đó các tác giả chỉ ra được lượng nước thải và khí thải độc hại đối với con
người trong quá trinh sản xuất một đơn vị trọng lượng nước sốt cà chua. Patrik Mouron
và nnk [9] trình bày phương pháp và kết quả đánh giá vòng đời các trang trại trổng táo
tại Thuỵ Sỹ.
Bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm công nghiệp cũng là đối
tượng nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá vòng đời. Tuy nhiên, nét đặc trưng
trong đánh giá vòng đời sản phẩm công nghiệp là người ta khổng thể đánh giá trọn ven
toàn bộ vòng đời của sản phẩm, vì sản phẩm công nghiệp có thể được chế tạo từ nhiều

địa phương rất khác nhau, theo những quy trinh không như nhau. Vi vậy, đánh giá
vòng đời sản phẩm công nghiệp thường chỉ thực hiện trong một công đoạn : ví dụ công
đoạn sản xuất các chi thiết, công đoạn lắp ráp hoặc là công đoạn sử dụng sản phẩm
công nghiệp. Đối với sản phẩm thiết bị lạnh, một số nghiên cứu chi tiết về đánh giá
vòng đời có thể chỉ ra như : nghiên cứu của McCulloch A và cộng sự [8] về dung mồi
chất lạnh HCF 134a - một chất đã được nghiên cứu để thay thế cho dung môi CFC.
Các tác giả [8] đã tính ra lượng nguyên, nhiên liệu cần thiết để sản xuất 1 tấn HCF
134a, cũng như tiềm nãng gây hiệu ứng nhà kính của chất này so với khí CFC và C 0 2.
Mehmet Azmi Aktacir và đổng sự [7] bằng phương pháp phân tích vòng đời nghiên
cứu so sánh hai trường hợp dùng van cố định lượng khí và van điều tiết lượng khí trong
các hệ thống điều hoà khống khí. Trong công trình này, các tác giả chứng minh được
rằng : tuy chi phí ban đầu của hệ thống điều hoà không khí có van điều tiết cao hơn,
nhưng chi phí hiện tại bao giờ cũng thấp hơn.
Như vậy, cho dù về mặt lý thuyết quy trình đánh giá tác động môi trường của sản
phẩm đã được trình bày tương đối cụ thể trong bộ tiêu chuẩn mổi trường (ISO-14.000),
các nghiên cứu đánh giá vòng đời cho nhũng sản phẩm cụ thể đang được các nhà
nghiên cứu ở nước ngoài quan tâm hoàn thiện, kết quả của các phân tích và đánh giá
vòng đời thường được sử dụng cho việc gắn nhãn sinh thái cho sản phẩm. Tuy nhiên,
nếu như các sản phẩm nông nghiệp có thể tiến hành thực hiện LCA cho toàn bộ vòng
đời, thì LCA đối với sản phẩm công nghiệp chỉ có thể thực hiện chi từng cống đoạn
hay một số cồng đoạn chủ yếu trong vòng đời sản phẩm.

1.3.2. Tình hình đăng ký và cấp nhãn sinh thái ờ các quốc gia trên Thế giới
Trên thế giới hiện có rất nhiều dạng nhãn sinh thái khác nhau đang tổn tại, do
vậy chúng đã gây ra những hiểu lầm làm cho người tiêu dùng không xác định được
chính xác đâu là những nhãn hiệu đảm bảo rằng sản phẩm thật sự thân thiện với môi


trường. Bên cạnh khoảng 40 chương trình nhãn sinh thái chính thức công bố, một số
chương trình khác đang trong giai đoạn xây đíĩng. Mỗi chương trinh phản ánh ưu tiên

riêng về môi trường tại mỗi quốc gia đã gây nhiều tranh cãi đạc biệt các tranh cãi có
liên quan đến hoạt động thương mại.
Như vậy, sự thừa nhận lẩn nhau từ nhiều chương trình nhãn sinh thái là rất cần
thiết. Hai tổ chức quốc tế hiện nay đang nỗ lực nhằm thống nhất và hài hòa giữa các
chương trình nhãn sinh thái quốc gia là ISO và GEN. ISO đã thành lập Nhóm công tác
để xây díỉng tiêu chuẩn chỉ dẫn với các nguyên tắc hoạt động của các chương trinh cấp
nhãn sinh thái nhiều tiêu chí. Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu GEN được thành lập
năm 1994, gồm 26 quốc gia thành viên từ các nước phát triển và đang phát triển chương trình nhãn sinh thái dựa trên việc đánh giá vòng đơì của sản phẩm, tự nguyện
và đa tiêu c h í, do bên thứ ba cấp nhãn hay nói một cách khác là một chương trình phù
hợp với dạng nhãn sinh thái kiểu I của ISO. Tuy nhiên, các quốc gia tham gia trong
GEN và không tham gia trong GEN đều là những quốc gia thành viên của tổ chức tiêu
chuẩn ISO nên những tiêu chuẩn mà ISO đưa ra vẫn được các quốc gia ưu tiên xem xét
áp dụng và coi đó là tiêu chuẩn để các nước có thể đi đến một sự nhất trí chung nhằm
tạo ra một sự thừa nhận rộng rãi trong chương trình cấp nhãn sinh thái khác nhau.
Như vậy, lịch sử hình thành và hoạt động của chương trình nhãn môi trường trên
Thế giới có thể được tóm tắt như sau:
-

Năm 1979: Nhãn sinh thái / nhãn môi trường loại I được khởi xướng áp dụng
lần đầu tiên ở Đức.

-

Năm 1993: Tổ chức quốc tế về tiêu chuấn hóa ISO bắt đầu quá trình xây
dung tiêu chuẩn về nhãn sinh thái / nhãn môi trường.

-

Năm 1994: Tổ chức nhãn sinh thái / nhãn môi trường toàn cầu ra đời.


-

Năm 1998: Ban hành tiêu chuẩn ISO 14020 về các nguyên tắc chung của
nhãn sinh thái / nhãn môi trường.

-

Năm 1999: Ban hành tiêu chuẩn ISO 14024 về nhãn sinh thái / nhãn môi
trường loại I và ISO 14021 về nhãn sinh thái / nhãn môi trường loại II

-

Năm 2000: Ban hành tiêu chuẩn ISO 14025 về nhãn sinh thái / nhãn mỗi
trường loại III

Đến nay nhãn nhãn sinh thái / môi trường loại I là loại được áp dụng phổ biến
hơn cả với khoảng trên 40 quốc gia tham gia với các tên gọi khác nhau như dấu xanh Mỹ; sự lựa chọn môi trường ở Canada, Australia, New Zealand; Nhãn sinh thái


Ecomark - Nhật, Ấn Độ; Nhãn xanh Green mark - EU, Hàn Quốc, Thái Lan. Tại 4
nước dẫn đầu là Mỹ, Canada, Nhật và Hàn Quốc có khoảng 20-30% sản phẩm có tính
thân thiện nhất với môi trường được cấp giấy chứng nhận nhãn sinh thái / nhãn môi
trường loại I.
Xét về nguồn gốc hình thành, chương trình nhãn sinh thái ở mỗi quốc gia có thể
chia thành 3 nhóm:

Nhóm thứ nhất, sự ra đời của chương trình nhãn sinh thái do nhu cầu của người
tiêu dùng trong nước về những sản phẩm thân thiện vói môi trưdng và chương trình ra
đơì nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thồng tin về sản phẩm đó, ví dụ chương
trình nhãn sinh thái của EƯ, Thiên thần xanh - Đức, Sự lựa chọn mồi trường Canada...


Nhóm thứ hai, xuất phát từ nhu cầu cần thiết về bảo vệ mồi trường, những nhà
hoạt động môi trường mong muốn đưa ra một cách tiếp cận mới trong việc bảo vệ môi
trường. Nhóm này đã nghiên cứu phương pháp bảo vệ môi trường của một số nước
khác và thành lập chương trình cấp nhãn sinh thái, tiêu biểu là chương trình Green
Seal-Mỹ.

Nhóm thứ ba, chủ yếu là các nước đang phát triển, chương trình xuất phát từ sự
khởi xướng của Chính phủ, chú trọng việc xây dựng hài hoà với các chương trình nhãn
sinh thái hiện có và theo tiêu chuẩn ISO, ví dụ chương trình nhãn sinh thái của Trung
Quốc, Thái Lan...

1.3.3. Kinh nghiệm của các quốc gia trong việc đăng ký / cấp nhãn sinh thái
1.3.3.1.Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Hiện nay, Hoa Kỳ có khoảng 69 nhãn sinh thái cấp cho hàng hoá/dịch vụ, trong
đó chương trình “Con dấu xanh” thực hiện cấp nhãn cho nhiều sản phẩm/dịch vụ khác
nhau như máy vi tính, sơn, giấy...Còn các nhãn sinh thái khác cấp cho một sản phẩm
cụ thể như nhãn xanh của ô tô, nhãn sinh thái của sản phẩm máy tính...
Con dấu xanh ( Green S eal) là chương trình của một tổ chức độc lập và phi lợi
nhuận với mục tiêu đạt được môi trường trong lành và sạch hơn, thông qua việc xác
định và thúc đẩy những sản phẩm và địch vụ ít thải ra chất độc, chất thải, tiết kiệm tài
nguyên và bảo tồn môi trường, giảm thiểu suy giảm tầng ôzon. Trong những năm 1980
sau nhiều nãm không đạt kết quả trong việc bảo vệ mỏi trường, các thành viên của
Chiến dịch trách nhiệm xã hội và cộng đổng đối với môi trường đã nghiên cứu kinh
nghiệm bảo vệ môi trường tại một số nước như Đức và Canada và đã đưa ra một cách
11


tiếp cận mới trong việc bảo vệ mồi trường, họ đã khởi xướng một chương trình cấp
nhãn sinh thái - Con dấu xanh. Chương trình chương trình được chính thức thành lập

vào năm 1989, nhằm cấp nhãn sinh thái cho những sản phẩm và địch vụ thân thiện với
môi trường.

Cơ cấu tổ chức

Uỷ ban tiêu chuẩn môi trường gồm các chuyên gia như các nhà khoa học có
quyền phê duyệt lần cuối các tiêu chí xét duyệt và cấp nhãn sinh thái. Uỷ ban tiêu chuẩn
môi trường mang tính độc lập, có quyết định cuối cùng về tiêu chí sản phẩm đảm bảo tính
minh bạch công khai của chương trình
Hội đồng con dấu xanh là cơ quan quản lý cao nhất, quyết định mọi vấn đề liên
quan đến hoạt động của chương trình, gồm các nhà doanh nghiệp, lãnh đạo các tổ chức
mối trường quốc gia, tổ chức người tiêu dùng và các tổ chức cộng đổng khác.
Chương trình dối tác xanh nhằm tìm kiếm các đối tác tham gia chương trình và
cam kết mua sắm và sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.
Bộ phận tư vấn mua sắm cung cấp thông tin, hướng dẫn quyết định mua sắm
cho người tiêu dùng, gồm cả tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng cho các tổ chức;
Bộ phận tư vấn thiết k ế sản phẩm giúp nhà sản xuất cải thiện khía cạnh môi
trường trong sản phẩm của họ, tạo ra dây chuyền sản xuất những sản phẩm thân thiện
với môi trường;
Uỷ ban các bên sẽ lựa chọn nhóm sản phẩm, xây dựng, sửa đổi tiêu chí sản
phẩm, đánh giá, cấp nhãn và điều tra sự phù hợp của những sản phẩm được cấp nhãn.
Con dấu xanh có các đối tác môi trường là các nhà bán lẻ, các cơ quan chính
phủ, các nhóm phi lợi nhuận, các viện giáo dục, các quỹ và các tổ chức khác. Các đối
tác sẽ giúp Green Seal thông qua các chương trình nhằm đưa các chính sách xanh vào
quyết định mua sắm của người tiêu dùng và do đó tãng sức mua đối với các hàng hoá
thân môi trường. Đổi lại, các đối tác này sẽ được dùng Nhãn Đối tác của Green Seal
trên các báo cáo hàng năm trên đầu công văn giao dịch. Các cuộc kiểm tra sản phẩm
và thanh tra nhà máy thường được tiến hành bởi Tập đoàn Phòng thí nghiệm Báo hiếm
(Underwriters Laboratories Inc.). Đây là một tổ chức phi lợi nhuận rất có uy tín, thành



lập nám 1898 là cơ quan đề ra các tiêu chuẩn an toàn cho sản phẩm. Con dấu xanh xây
dựng nhận thức của người tiêu dùng thông qua các chiến dịch giáo dục công, sử dụng
vô tuyến, các ấn phẩm thương mại và môi trường.

Lưa chon sản phẩm
Green Seal là người lựa chọn các nhóm sản phẩm đưa vào chương trình cấp, dựa
trên bản đề xuất của ngành và công chúng. Nhũng nhân tố được xem xét trong việc lựa
chọn loại sản phẩm gồm:
-

Mức độ các tác động môi trường;

-

Khả năng để làm giảm tác động môi trường;

-

Sự quan tâm của công chúng và người sản xuất và khả năng cung cấp thông
tin;

-

Khả năng về tài chính;

-

Cơ hội thực hiện, cơ hội xúc tiến;


-

Lợi ích của doanh nghiệp;

Bất cứ một ngành công nghiệp, nhóm công chúng nói chung, có quan tâm có thể
đệ trình đề xuất cho loại sản phẩm. Hội đồng con dấu xanh đưa ra quyết định cuối
cùng về việc lựa chọn

Thiết lảp tiêu chí
Việc xây đựng tiêu chí cho mỗi sản phẩm dựa trên kết quả đánh giá tác động
môi trường của vòng đời sản phẩm (LCA). Các tiêu chí hay tiêu chuẩn theo định nghĩa
cùa Green Seal được đặt ra theo các điểm quan trọng nhất trong các giai đoạn khai
ĩhác, sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏ. Tuỳ thuộc loại sản phẩm, các tiêu chuẩn
nhìn chung được xây dựng nhầm xác định các mục tiêu sau: giảm ô nhiễm không khí
và nước; giảm lãng phí năng lượng và tài nguyên; giảm suy thoái ôzôn và nguy cơ trái
đất ấm dần lên; ngăn chặn ô nhiễm các chất độc hại; bảo vệ cá và các loài hoang dã
cũng như môi trường sống của chúng.
Khi nhóm sản phẩm được lựa chọn, Hội đổng Con dấu xanh triệu tập Uỷ ban
các bên để hướng dẫn và thông báo quá trình xây dựng tiêu chí. Ưỷ ban gồm đại diện
nhà sản xuất, hiệp hội thương mại, người sử dụng sản phẩm, cơ quan Chính phủ, nhóm
môi trường, giới học viện và công chúng. Ưỷ ban tiến hành thu thập số liệu, các tác
động và những vấn để môi trường tiềm ẩn. Uỷ ban các bên tiến hành đánh giá phân
tích các tác động và những vấn đề môi trường tiềm ẩn, khởi thảo tiêu chí đưa đến các
bẽn quan tâm lấy ý kiến (45 - 60 ngày). Các ý kiến đóng góp về tiêu chí được gửi tới
Uý ban các bên, Uỷ ban các bên sẽ tập hợp các ý kiến, nghiên cứu kỹ hơn các tiêu chí
và để xuất tiêu chí sửa đổi, thậm chí u ỷ ban các bên sẽ phải tiến hành bỏ phiếu về tiêu
chí để đạt được sự nhất trí chung. Sau đó tổng hợp lại thành một bản “Báo cáo nghiên
13



cứu ý kiến - phản hồi” Hội đổng con dấu xanh sẽ nghiên cứu lại báo cáo một lần nữa
và gửi đến ư ỷ ban tiêu chuẩn môi trường xem xét, ra quyết định tiêu chí cuối. Việc uỷ
ban tiêu chuẩn môi trường quyết định và công bố tiêu chí mà không chuyển lại Hội
đồng con dấu xanh để đảm bảo tiêu chí có tính hiệu quả cao cho chứng nhận.
Việc xây dụng tiêu chí dựa trên các nguyên tắc và thủ tục hướng dẫn nằm trong
dạng nhãn sinh thái kiểu I của tổ chức ISO do đó tiêu chí của Con dấu xanh phù hợp
với tiêu chuẩn ISO 14020 và ISO 14024. Chương trình con dấu xanh khi thiết lập tiêu
chí cho một nhóm sản phẩm cũng đều khảo sát công việc cấp nhãn của các chương
trình khác trên thế giới nếu có thể chương trình chấp nhận một phần hoặc toàn bộ công
việc đó, đây là một phần trong quá trình làm hài hoà chương trình với các chương trình
khác đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nhãn sinh thái của sản phẩm trên thị
trường quốc tế. Chương trình Con dấu xanh xây dựng tiêu chí dựa trên các số liệu khoa
học, thông tin về thị trường, ý kiến của các chuyên gia và sô' liệu từ các bên liên quan
đến chương trình. Tất cả các bên có liên quan được đóng góp ý kiến và tham gia vào
trong việc xây dựng tiêu chí

Tính công khai và vỉẽc tư vấn
Qúa trình lựa chọn nhóm sản phẩm, xây dựng tiêu chí đều được công bố công
khai, đối với những người quan tâm và tham gia vào trong quá trình đó đều được gửi
trực tiếp bản báo cáo kết quả của từng giai đoạn. Thậm chí sau khi tiêu chí được công
bố vẫn có thể có đóng góp về tiêu chí mới vì quá trình xây dựng tiêu chí là mở và minh
bạch. Như vậy, tất cả các bên quan tâm đều có cơ hội tham gia quá trình thiết lập tiêu
chuẩn, kể cả các nhà sản xuất nước ngoài. Điều đáng chú ý là tất cả các nhận xét, góp
ý đối với các tiêu chí do nhóm cố vấn đề xuất đều được giải trinh khi bản dự thảo cuối
cùng được phê duyệt.
Chương trình cũng thành lập riêng bộ phận tư vấn cho người tiêu dùng nhằm
giúp họ hiểu biết về chương trình nhãn sinh thái, cách đọc và sử đụng những thông tin
trên sản phẩm, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong các quyết định mua sắm
gắn với tiêu dùng xanh. Bộ phận tư vấn người sản xuất nhằm thường xuyên cập nhật
những thông tin về yêu cầu của người tiêu dùng đối với những sản phẩm nhãn sinh

thái, giúp họ thiết kế những sản phẩm thân thiện với môi trường, hiểu được những thủ
tục, cách thức trong việc nộp đơn , sử dụng nhãn...

Vỉẽc đăng ký và cấp giấy chứng nhản
Để được cấp nhãn sinh thái, sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về đặc
tính và độ an toàn cũng như các yêu cầu thống thường khác. Người nộp đơn phải
nghiên cứu tiêu chuẩn của Con dấu xanh đối với nhóm sản phẩm cần dán nhãn. Căn cứ
vào đơn chương trình con dấu xanh sẽ gửi bảng nhũng số liệu cần kiểm tra và bản cam
kết tính báo mật. Người nộp đơn đệ trình những số liệu, mẫu sản phẩm cần thiết và kế
hoạch kiểm tra thực tế hoặc có thê đệ trình những số liệu đã được kiểm tra tại những
14


cứu ý kiến - phản hổi” Hội đổng con dấu xanh sẽ nghiên cứu lại báo cáo một lần nữa
và gửi đến u ỷ ban tiêu chuẩn môi trường xem xét, ra quyết định tiêu chí cuối. Việc uỷ
ban tiêu chuẩn môi trường quyết định và công bố tiêu chí mà không chuyển lại Hội
đổng con dấu xanh để đảm bảo tiêu chí có tính hiệu quả cao cho chứng nhận.
Việc xây dựng tiêu chí dựa trên các nguyên tắc và thủ tục hướng dẫn nằm trong
dạng nhãn sinh thái kiểu I của tổ chức ISO do đó tiêu chí của Con dấu xanh phù hợp
với tiêu chuẩn ISO 14020 và ISO 14024. Chương trinh con dấu xanh khi thiết lập tiêu
chí cho một nhóm sản phẩm cũng đều khảo sát công việc cấp nhãn của các chương
trình khác trên thế giới nếu có thể chương trình chấp nhận một phần hoặc toàn bộ cổng
việc đó, đây là một phần trong quá trình làm hài hoà chương trình với các chương trình
khác đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nhãn sinh thái của sản phẩm trên thị
trường quốc tế. Chương trình Con dấu xanh xây dựng tiêu chí dựa trên các số liệu khoa
học, thông tin về thị trường, ý kiến của các chuyên gia và số liệu từ các bên liên quan
đến chương trình. Tất cả các bên có liên quan được đóng góp ý kiến và tham gia vào
trong việc xây dựng tiêu chí

Tính công khai và viẽc tư vấn

Qúa trình lựa chọn nhóm sản phẩm, xây dựng tiêu chí đều được công bố cống
khai, đối với những người quan tâm và tham gia vào trong quá trình đó đều được gửi
trực tiếp bản báo cáo kết quả của từng giai đoạn. Thậm chí sau khi tiêu chí được cồng
bố vẫn có thể có đóng góp về tiêu chí mới vì quá trình xây dựng tiêu chí là mở và minh
bạch. Như vậy, tất cả các bên quan tâm đều có cơ hội tham gia quá trình thiết lập tiêu
chuẩn, kể cả các nhà sản xuất nước ngoài. Điều đáng chú ý là tất cả các nhận xét, góp
ý đối với các tiêu chí đo nhóm cố vấn để xuất đều được giải trình khi bản dự thảo cuối
cùng được phê duyệt.
Chương trình cũng thành lập riêng bộ phận tư vấn cho người tiêu dùng nhầm
giúp họ hiểu biết về chương trình nhãn sinh thái, cách đọc và sử dụng những thông tin
trên sản phẩm, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong các quyết định mua sắm
gắn với tiêu dùng xanh. Bộ phận tư vấn người sản xuất nhằm thường xuyên cập nhật
những thông tin về yêu cầu của người tiêu dùng đối với những sản phẩm nhãn sinh
thái, giúp họ thiết kế những sản phẩm thân thiện với môi trường, hiểu được những thủ
tục, cách thức trong việc nộp đơn , sử dụng nhãn...

Viẽc đăng ký và cấp giấy chứng nhản
ĩ

Để được cấp nhãn sinh thái, sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về đặc
tính và độ an toàn cũng như các yêu cầu thông thường khác. Người nộp đơn phải
nghiên cứu tiêu chuẩn của Con dấu xanh đối với nhóm sản phẩm cần dán nhãn. Căn cứ
vào đơn chương trình con dấu xanh sẽ gửi bảng những số ỉiệụ cần kiểm tra và bản cam
kết tính bảo mật. Người nộp đơn đệ trình những sô liệu, mẫu sản phẩm cần thiết và kế
hoạch kiểm tra thực tế hoặc có thê đệ trình những số liệu đã được kiểm tra tại những
14


phòng thí nghiệm được công nhận. Dựa trên sản phẩm và tiêu chí cụ thê mẫu sản phẩm
được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra và phân tích.

Các nhà sản xuất ký hợp đồng với Chương trình con dấu xanh về việc đánh giá
và chứng nhận. Chương trình con dấu xanh sẽ xây dựng một danh mục các số liệu cần
thiết cho việc đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá cho mỗi tiêu chí của con dấu xanh hoặc
tiêu chí môi trường. Danh mục này không chỉ bao gồm những tiêu chí vể cấp nhãn sinh
thái mà còn cả những tiêu chuẩn đảm bảo kiểm tra chất lượng trong toàn bộ quá trình
sản xuất. Nếu sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra, Chương trình con dấu xanh sẽ
trao quyền sử dụng biểu tượng của con dấu xanh trên sản phẩm, trên bao gói, trong
hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Khi đó người nộp đơn làm việc với nhân
viên của Chương trình con dấu xanh về việc thiết kế bao gói của sản phẩm được chứng
nhận gồm dấu chứng nhận và những chữ viết thể hiện sự thân thiện với môi trường của
sản phẩm. Nếu sản phẩm không đạt được những tiêu chuẩn đề ra, Chương trình con
dấu xanh sẽ thông báo lý do và giữ tất cả những kết quả kiểm tra cũng như những sản
phẩm mà người nộp đơn đã trình để đánh giá. Phí được đặt ra đối với người đăng ký
xin cấp chứng nhận là 7.500 USD cho công ty lớn và 5000 USD cho công ty nhỏ cộng
với chi phí đi lại và kiểm tra. Mức phí nộp hàng năm để kiểm tra sự phù hợp phụ thuộc
vào loại sản phẩm, các điều kiện thuận lợi của sản xuất.

Khoáng thời gian có hiẽu lưc của tiêu chí
Thông thường sau 3 năm tiêu chí sẽ được sửa đổi để phù hợp với tiến bộ kỹ
thuật, nhu cầu thị trường nhất định. Các tiêu chí sẽ được khảo sát lại sớm hơn khi kỹ
thuật thay đổi hoặc có quá nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm khuyến
khích việc cải thiện liên tục. Chương trình con dấu xanh chủ trương xây dựng các tiêu
chí, sao cho chỉ tối đa 15-20% sản phẩm của cùng một nhóm sản phẩm đạt tiêu chuẩn
cấp nhãn sinh thái. Các bước tiến hành trong Chương trình Con dấu xanh được trinh
bày trong Bảng 1.2.

Bảng 1.2. Các bước thực hiện Chương trình Con dấu xanh tại Hoa Kỳ

Bước
1


Hoạt động

Đơn vị tham gia

Tổ chức muốn sử Đăng ký chứng nhận (nếu sản phẩm đãng ký đã có tiêu
chuẩn) hoặc kiến nghị nhóm sản phẩm cần dán nhãn (nếu

dụng nhãn

chưa có)

2

2.1

Xảy dựng tiêu chuẩn cho nhóm sản phẩm mới
Tổ

chức

xanh/Tổ
chứng nhận

dấu
chức

- Xem xét nhu cầu của thị trường và người dăng ký
- Thành lập Hội đổng cổ đông cho nhóm sản phẩm cụ thể
(bao gổm đại diện của các nhà sản xuất, các hiệp hổi thương


15


×