Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Điều tra, phân tích và tính toán thiệt hại tài nguyên và môi trường hoạt động khai thác kaolin tại huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.75 MB, 42 trang )

ĐẠI HỌC Q ư ố c GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT DỂ TÀI NGHIẾN QÚU KHOA HỌC
ĐIỀU TRA, PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN THIỆT HẠI TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KAOLIN
TẠÍ HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
M Ã SÔ QT - 01 - 25

C H Ú TRÌ ĐỂ TÀI

: TIỂN s ĩ Lưu Đ Ứ C HẢI

HÀ NỘI - 2002


ĐẠI HỌC Q ư ố c GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐÊ TẢI NGHIÊN

cứu KHOA HỌC

ĐIỀU TRA, PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN THIỆT HẠI TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KAOLIN
TẠI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
MÃ SÔ QT



CHÚ TRÌ ĐỀ TÀI

01

25

: TIÊN s ĩ Lưu ĐỨC HẢI

Cán bộ tham gia
ThS. Nguyễn Thị H oàng Liên
ThS. Đàm Duy Ân
CN. H oàng Anh Lê
CN. Trần Tuyết Thu

HÀ NỐI - 2002


M ỤC LỤC
P H Ầ N ]. T Ổ N G Q U A N VÊ K A O L IN VÀ H O Ạ T Đ Ộ N G K H AI TH Á C

KAOLIN TẠI HUYỆN s ó c SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1.1. Tổn g quan về kaolin và hoạt động khai thác kaolin.
1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hôi vùng khai thác kaolin huyện Sóc
Sơn, TP. Hà Nội.
1.2.1. Điều kiện khí hậu - địa hình - đất đai.
1.2.2. Điều kiện địa chất khu vực và đặc điểm

khoáng sán kaolin.


1.2.3. Điều kiện kinh t ế - xã hội khu vực.
1.3. Hoạt động khai thác và ch ế biến kaolin vùng Sóc Sưn.
1.3.1. Hoạt động khai thác.
1.3.2. Q uy trình cõng nghệ chế biến và sử dụng.
PH Ầ N 2. PHƯƠNG PH ÁP N G H IÊ N c ú u VÀ T H ự C HIỆN ĐỀ TÀI
2.1. Phương pháp điều tra về mỏi trường và kinh tẻ xã hội.
2.2. Phương pháp khảo sát thực địa và lấy mẫu phân tích.
2.3. Phương pháp tính toán thiệt hại tài nguyên và môi trường hoạt động
khai thác và c h ế biến kaolin.

2.4. Các giải pháp luật pháp, kinh tế và kỹ thuật giảm thiểu thiêt hại tài
nguyên và mỏi trường trong quá trình khai thác và ch ế biến kaolin.
PHẦN 3. K Ế T ỌU Ả Đ IỀU TRA, PH Â N TÍCH VÀ TÍNH T O Á N T H IỆ T HẠI
TÀI N G U Y Ê N VÀ MÔI TRUỜN G H O Ạ T Đ Ộ N G KHAI K A O L IN TẠI SÓC
SƠN, TH À N H PHỐ HÀ NỘI
3.1. Tác động mỏi trường của hoat động khai thác và ché biến kaulin sóc
sơn.
3.1.1. Tác động đến môi trường tự nhiên khu vực.
3.1.2. Tác động đến môi trường xã hội kinh tế khu vực.
3.1.3. Thiệt hại tài nguyên khu vực
3.1.4. M a trận tác động mói trường của hoạt động khai thác và chế biến kaolin
Sóc Sơn.
3.2. Lưựng gia và tính toán các thiệt hại tài nguyên và mỏi trường hoạt
động khai thác và c h ế biến kaolin Sóc sưn.
3.2.1. Lượng giá các thiệt hại môi trường.
3.2.2. Lượng giá các thiệt hại tài nguyên.
3.2.3. Tính toán kinh tế thiệt hại lài nguyên và mỏi trường hoạt đỏng khai thác
kaolin Sóc Sơn
3.3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác đóng tiéu cực trong quá trình
khai thác và ch ế biến kaơlin vùng Sóc Sơn

3.3.1. Các giải pháp kỹ thuật công nghệ
3.3.2. Các giải pháp quy hoạch quản lý tài nguyên môi trường
Quy hoạch khui thác
K Ế T LUẬN

TÀI LIÊU THAM KHÁO
PHỤ LỤC


a. Project title : Investigation, A n alysis and Evaluation o f Environm ental and
R e sou rces d e m a g e for kaolin ex p lo isio n in Socson district, H anoi city.

b. Project Leader : Dr Luu D u e Hai
c.

Project members : Ms. N g u y e n Thi H oang Lien
M s. D am D u y An
Bs. H oang A nh Le
Bs. Tran Tuyet Thu

d. Objective and content of the research :
Objective : Analysing envinronmental impacts and doing evaluation resources
and environmental demages of smal and medium kaolin exploitations and
proccessing in the area of Socson district, Hanoi city.
Content:
- Investigation, Analyse environmental impacts of kaolin exploitations and
proccessing in the area of Socson district, Hanoi city.
- Fist slep evaluate and calculate o f resources and environm ental d e m a g es

foiiexploitations and proccessing in the area of Socson district, Hanoi city.

- To propose technological and managemental solution to reduce resources
anỡ environmental demages, arising from kaolin exploitations and proccessing in
ihe area of Socson district, Hanoi city.
e. R e s u lts

Scientific product :
P u b lic a te d

paper

"

A n a ly s e

and

E v a lu a tio n

o f E n v ir o n m e n ta l

and

R e s o u r c e s d e m a g e f o r k a o lin e x p lo is io n in S o c so n d is tr ic t, H a n o i c ity a n d
te c h n o lo g ic a l a n d m a n a g e m e n ia l s o lu tio n to its r e d u c e " in Jo u rn a l

Environmental Protection.
O r g a n is a tio n o f S e m in a r " E n v ir o n m e n ta l im p a c ts o f k a o lin e x p lo ita tio n s
in th e u r e a u fS o c s o n d is tr ic t, H a n o i c ity

Training : Project has guided two students to finish the d is s e r ta tio n

j. E x p e n d it u r e :

Project has received 8,000,000 dong.
Project has completed and waited to accept.
X Á C N H Ậ N CỦ A BAN CH Ủ NH IỆM K H O A
(K ý và

ghi rõ ho tên)

v> ri\ n s

C H Ủ TR Ì Đ Ể TÀI
(K ý và gh i rõ h ọ tên )


PHẨN 1. TỔ NG QUAN VỂ KAOLIN VÀ H O Ạ T ĐỘ N G KHAI THÁC
K AO LIN TẠI HUYỆN SÓC SƠN, TH À N H PHỐ HÀ NỘI.

1.1. T Ổ N G Q U A N VỂ K A O L IN VÀ H O Ạ T Đ Ộ N G K H A I T H Á C K A O L IN
VÙNG SÓ C SƠ N HÀ NỘI.

Kaolin là một thuật ngữ xuất phát từ địa danh Cao Lãnh ở Trung
Quốc, nơi người xưa khai thác một ìoại đất trắng có trong tự nhiên của vùng
d ù n g c h o v i ệ c s ả n x u ấ t sứ. K a o li n là m ộ t lo ạ i k h o á n g sả n phi k i m lo ạ i - sản

phẩm của quá trình phong hoá các đá alumosilicat (granit, pecmatit,
granodiorit, granitogonai, đá phiến, cát kếl ackoz, V.V.). Thành phần kaolin
chủ yếu bao gồm nhóm khoáng vật kaolinit và thạch anh. Tham gia vào
thành phần của kaolin còn có một số khoáng vật khác như : hidromica,
monmorilonil, các hạt fenspat tàn dư và khoáng vật sất. Trong

chất lâu dài, lừ các thân khoáng sản kaolin phong hoá các vật liệu mịn
dã xói mòn, rửa trôi xuống các vùng trũng (hồ, sông, suối, v.v.) và lắng
đọng để hình thành các mỏ sél kaolin. Thành phần vật chất của các mỏ sét
tư ơ n g lự n h ư c á c m ỏ k a o l i n VỚJ k í c h t h ư ớ c h ạ t m ị n h ơ n v à t h ư ờ n g c h ứ a c á c

vật liệu hữu cơ.
Phẩn lớn các mỏ kaolin và sét kaolin được khai Ihác bằng phương
pháp lộ thiên. Tại các khu vực có mỏ kaolin, người ta tiến hành bóc các lớp
đất đá phủ trên các thân kaolin. Tiếp đó, tiến hành đào và xúc quạng kaolin
bằng phương pháp cơ giới, bán cơ giới và thủ công. Quặng kaolin Irước khi
sử dụng cho các mục đích sản xuất thường phải tuyển ( chế biến ) để loại bỏ
những plìần lliô gồm thạch anh và đá gốc tàn dư. Trong nhiều trường hợp do
yêu cầu của san xuất, sản phẩm kaolin sau khi tuyến còn được xử lý tẩy
trắng bằng hoá chất hoặc xử lý khác nhầm gia tăng tính năng của sản phẩm
( xử lý điện từ trường, xử lý trao đổi ion).
Vùng khoáng sản kaolin Sóc Sơn được các nhà địa chất phát hiện
trong quá trình lập bản đổ địa chất 1/200.000 vào những nãm 70. Năm 1984,
Viện Địa chất và Khoáng sản đã tiến hành khảo sát thăm dò một số điểm
khoáng sản sét kaolin theo hợp đổng ký với Sở Khoa học, Công nghệ Hà
Nội. Kết quá báo cáo tìm kiếm thăm dò do Viện Địa chất & Khoáng sản
thành lập đã cho phép xác định 2 điểm sét kaolin với trữ lượng gần 1 triệu
tấn trên các cánh đổng lúa xã Phù Linh và xã Nam Sơn. Năm 1985, nhà địa
chất Lưu Đức Hải đã phát hiện được 1 điểm kaolin phong hoá tại Đồi Mã,
tiếp đó tác giả đã kết hợp với Đoàn Địa chất Hà Nội thăm dò và phát hiện
ihêm một số điểm khác. Kết quả báo cáo lổng kết “ Phương án lập bản đổ
địa chất tỷ lệ 1/50.000” của Đoàn Địa chất Hà Nội cho thấy : trữ lượng
kaolin phong hoa thãrn dò bổ sung tại xà Phù Linh là 0,5 triệu tấn, một
điếm sét kaolin mới dược phát tại Thái Phù, xã Phù Lỗ. Năm 1994, theo sự
đặt hàng của UBND huyện Sóc Sơn và Sở KH, CN & MT Hà Nội, Lưu Đức
Hái và cộng sự dã tiên hành điều tra, khảo sái mở rộng vùng nguyên liệu

kaolin tại địa phương. Kêl quả nghiên cứu đã phát hiện 2 điếm quặng kaolin


phong hoá mới tại các xã Minh Phú và xa Bấc Sơn với trư lượng khoảng 1
triệu tấn.
Hoạt động khai thác kaolin quy mô bán công nghiệp và công nghiệp
được tiến hành bắt đầu từ năm 1984 sau khi Xí nghiệp Cao lanh sứ gốm Sóc
Sơn (Xí nghiệp CLSGSS) thành lập. Địa điểm khai thác ban đầu của xí
nghiệp là các thân quặng kaolin trầm tích do Viện Địa chất & Khoáng sản
phát hiện và thăm dò. Bắt đầu từ năm 1987 đến năm 1996, hoạt động khai
thác kaolin tại Sóc Sơn chủ yếu do Xí nghiệp CLSGSS tiến hành, tập trung
tại Đổi Mã xã Phù Linh. Sau năm 1996 do trữ lượng kaolin phong hoá tại
Đổ Mã đã cạn và có sự thay đổi nhu cầu của thị trường từ kaolin sang sét
kaolin, Xí nghiệp CLSGSS chuyển hướng sang khai thác các thân quặng sét
kaolin ở các thôn Vệ Linh và Thái Phù. Bên cạnh lượng khoáng sản do Xí
nghiệp CLSGSS khai thác, một lượng không nhỏ kaolin được dân cư và các
chủ doanh nghiệp khai thác tại 2 xã Minh Phú và Minh Trí. Khối ỉượng sản
phẩm do xí nghiệp CLSGSS thực hiện trong những năm gần đây được thống
kê trong bảng 1.1. Lượng kaolin khai thác của xí nghiệp CLSGSS có xu
hướng giảm dần, từ nãm 2001 trở đi xí nghiệp chủ yếu mua kaolin thô do
dân cư và các doanh nghiệp địa phương Minh Phú và Minh Ttí khai thác.
Bên cạnh hoạt động khai thác và chế biến kaolin do xí nghiệp CLSGSS tiến
hành, dân cư địa phương hai xã Minh Phú và Minh Trí đã và đang tiến hành
khai thác kaolin thô làm nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành sản xuấl
gốm sứ của làng nghể Bát Tràng, Gia Lâm. Quy mô khai thác và các tác
động mói trường của hoạt động khai thác kaolin sẽ được trình bày kỹ trong
phần sau của báo cáo này.
Bảng 1.1. Thống kẽ sản phẩm kaolin và sét kaolin clo xí nghiệp
Cao Lanh sứ gốm Sóc Sơn sản xuất và tiêu thụ trong các năm 19982001 .
Đ ơ n vị t ín h : tấ n và % . N g u ồ n ; X í n g h i ệ p C a o L a n h s ứ g ố m


Chỉ tiêu

Năm 1998

Năm 1999

Năm 200Ơ

Thực

So VỚI

Thực

So

Thực

hiện

năm

hiện

VỚI

hiện

(tân)


1998
%

(lãn)

1997

%

nam

(lấn)

So
với
nãm
1999

ss

Nã 111 2001
Thực

So

hiện

với


(tấn)

2000

năm

%

%

Khai thác kaolin

3 .5 0 0

106

2.700

77

1 .0 0 0

37

0

0

Kaolin lọc (déo)


920

112

495

53

1.500

303

1.300

86

Kaolin lọc (bột)

360

94

128

35

150

117


115

76.6

Bột sél kaolin

180

360

279

155

500

179

550

110

Đất sét kaolin

20.000

714.2

39.829


195

65.000

166.6

135.000

207,7

30

12

Thạch anh


1.2. Đ IỂ U K IỆN T ự NH IÊN K IN H TÊ XÃ HỘI VỪNG K H A I T H Á C K A O L IN
H U Y Ệ N SÓ C SƠN, TP. HÀ NỘI.

Kaolin Sóc Sơn có nguồn gốc là phần còn sót lại của vỏ phong hoá
kaolin Qi và phần kaolin trầm tích và sét kaolin Q 2_3 nên diện phân bố của
loại hình khoáng sản này trong vùng khá rộng, bao gồm các điểm và mỏ
quặng nhỏ nằm ven rìa các dải núi : núi Đền, núi Dây Diều, núi Hàm Lợn,
v.v. Các địa điểm khai thác chủ yếu hiện nay gồm :


Vùng đồi ven núi kéo dài từ : thôn Phú Thịnh, xã Minh Phú tới
suối Đồng Đò, xã Minh Phú do dân cư địa phương khai thác
bằng phương pháp thủ cồng và bán cơ giới.




Cánh đổng thôn Vệ Linh, xã Phù Linh do xí nghiệp CLSGSS
khai thác bằng phương pháp cơ giới.



Cánh đồng thôn Thái Phù, xã Phù Lỗ do xí nghiệp CLSGSS
khai thác bằng phương pháp bán cơ giới.



Điểm khai thác Đồi Mã, xã Phù Linh hiện đã kết thúc khai
thác và moong khai thác đã chuyển thành hổ chứa nước thải.



Điểm chế biến kaolin và sét kaolin tập trung của xí nghiệp
CLSGSS, đóng tại thị trấn Đa Phúc.

1.2.1. ĐIỀU KLỆN KHÍ HẬU - ĐỊA HÌNH - ĐẤT ĐAI.

Khí hậu của Sóc Sơn nói chung và vùng khai thác kaolin ở Sóc Sơn
mang đặc điểm chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ với 2 mùa rõ rêt :
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình ngày trong nãm là 23.8°c, nóng nhất là 41,2°c
(31/5/1994), lạnh nhất 5 °c (31/1/1994). Chênh lệch nhiệt độ khồng khí giữa
tháng nóng nhất (tháng 7) và tháng lạnh nhất (tháng 1) theo số liệu của

Trạm khí tượng Phúc Yên trung bình là 13,l°c. Lượng mưa trung bình năm
của vùng 1460 mm, năm cao nhất 1952 mm, nãm thấp nhất 915 mm. Lượng
mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, cao nhất là tháng 7- 8 và
thấp nhất là các tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Lượng bức xạ trung bình
trong năm là 8,5 Kcal/cm2, lượng bố hơi trung bình năm 865mm. Như vậy,
Sóc Sơn là vùng có khí hậu tương đối khô và nóng trong phạm vi đổng bằng
Bắc Bộ. Các điểm khai thác kaolin hiện ở tình trạng nóng và thiếu nước
trong mùa khô.
Sóc Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 31.296 ha, gồm 3 vùng địa hình :
núi, đồi gò và đồng bằng ven sông, trong đó đồi núi chiếm 2/3 tổng diện
tích tự nhiên. Núi cao nhất là Hàm Lợn có độ cao 3003 m, nơi thấp nhất
thuộc Kim Anh có độ cao 3,2m. Do địa hình phân cắt mạnh, khí hậu khỏ
nên đất đai Sóc Sơn thường bị bạc mầu và xói mòn mạnh mẽ. Phần lớn đất
đá vùng đồi gò bị laterit tạo nên các tầng đá ong dày tới vài m. Vùng khai

3


thác kaolin phần lớn có địa hình đổi gò, một phần nhỏ là đất dồng bầng
trũng ven núi.
1.2.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT KHU v ự c VÀ ĐẠC ĐIỂM k h o á n g s ả n K a o l i n .

Phần lớn đá gốc lộ ra ở Sóc Sơn chiếm diện tích địa hình cao thuộc
H ệ tầ n g N à K h u ấ t T 2L n k 2 vớ i thành p h ần c h ủ y ế u là c á t, b ộ t k ế t. V ù n g đ ồ i

gò được hình thành bởi quá trình ngoại sinh mãnh l i ệ t : phong hoá, xói mòn
và trầm tích trong Kỷ thứ tu, đặc biệt là Q 1. Phần địa hình thấp từ 10 m trở
xuống có kết cấu móng là bề mặt san bằng Q' của đá gốc tầng Nà Khuất và
c á c tầ n g trâm tíc h th u ộ c n h iề u k iể u n g u ồ n g ố c : trầm tíc h s ô n g , h ồ và trũng


giữa núi, trầm tích sồng biển hỗn hợp, trầm tích hồ và đầm lầy.
Khoáng sản kaolin ở Sóc Sơn có hai loại nguồn gốc chính là : phần
tàn dư còn sót lại của vỏ phong hoá đá gốc hệ tầng Nà Khuất tuổi Q 1và các
thân quặng kaolin và sét kaolin trầm tích có tuổi Q2 3. Trong một số điểm
khai thác, khoảng cách giữa các Ihân kaolin phong hoá còn sót với các thân
quặng sét kaolin trầm tích dao động trong khoảng từ 200 m - 1000m. Một
số điểm sét kaolin như : Thái Phù nằm xa khu vực phát hiện kaolin phong
hoá từ 3-4km. Tổng trữ lượng kaolin và sét và kaolin khu vực Sóc Sơn dự
báo khoảng từ 3-4 triệu tấn. Với quy mổ khai thác hiện nay, trữ lượng này
có khả năng đáp ứng cho hoạt động sản xuất trong thời gian từ 15-20 năm
nữa.
Thành phần hoá học của kaolin phong hoá Sóc Sơn, theo số liệu của
[2] là : A120 3 =23,10%, S i0 2 =63,35%, Fe20 3 = 1,20%, T i 0 2 = 0,46%, CaO
= 0,30%, MgO = 0,20%, K20 = 1,05%, Na20 = 0,42%, MKN = 9,5%.
Thành phần hoá học của sét kaolin Sóc Sơn khác biệt so với kaolin là hàm
lượng S i0 2 thường cao hơn 73-75% trong khi hàm lượng A120 3 thường thấp
hơn, dao động từ 20-14%. Sự khác biệt vế thành phẩn và tính chất của hai
loại khoáng sản này quyết định giá trị sử dụng của chúng : kaolin thường
được sử dụng cho sản xuất sứ, còn sét kaolin có thể sử dụng cỊio sản'xuất
gốm xây dựng (gạch ceramic) và vật liệu chống Ihấm cho các công trình
xây dựng.
1.2.3. Đ IỂ U K IỆN KINH TẾ XÃ HỘ! K H U v ự c .

Sóc Sơn là một huyện nghèo của Thành phố Hà Nội có 25 xã, một thị
trấn với dàn số 240.000 người, gồm 125.000 lao động, 80.526 học sinh,
95% số nhân khẩu tham gia sản xuất nông nghiệp. Tốc độ gia tăng dân số
tự nhiên của huyện là 1,7%/năm, tỷ lệ sinh con thứ ba là 11,52%, tỷ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng là 34,4%. Theo kết quả của Chương trình xoá đói giảm
nghèo năm 1999, trong tổng số 53.752 hộ dân Sóc Sơn có 14,6% hộ giầu,
21,2% hộ khá, 29.572 hộ trung bình và 7,86% hộ nghèo. Ở các xã nơi có

hoạt động khai thác kaolin, lình trạng nghèo đói còn trầm trọng hơn, ví dụ
522 hộ / 2.082 hộ dân cư xã Minh Phú xếp vào diện nghèo với thu nhấp
bình quân người tháng thấp hơn 130.000 đ/ng.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của Sóc Sơn là sán ẶUất nông lãm nghiệp
với các loại hình : trổng lúa, trồng mầu, trồng rau, cây ãn quả và trồng rừng.
Trong những năm gẩn đây do sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước và
4


kinh tế của thành phố Hà Nội, hoạt động nông lâm nghiệp của Sóc Sơn
đã có các chuyến hướng cơ bản theo xu thế : phát triển trồng rau, mầu, hoa
cad chăn nuôi phục vụ dân cư nội thành và hình thành loại hình trang trại
trên các vùng đồi gò. Đến năm 2001, theo thống kê của huyện đã có trên
500 trang trại chăn nuôi, trồng cây công nghiệp ngắn ngày có quy mô trên 1
ha được thành lập trên địa bàn Sóc Sơn.
Hoạt động công nghiệp của Sóc Sơn nhìn chung kém phát triển hơn
các huyện và quận khác của thành phố Hà Nội. Phần lớn các cơ sở công
nghiệp chính của Sóc Sơn đều thuộc các nhà đđu tư nước ngoài : Công ty
VIDACO lấp ráp xe ô tô con và xe tải nhỏ tại xã Minh Trí, Công ty
Yamaha đầu tư lắp ráp xe máy tại xã Hồng Kỳ và khu công nghiệp Nội Bài
liên doanh giữa Việt Nam và Malyaxia. Các công ty này mới đi vào hoạt
động nên quy mô bé và nhu cầu lao động nhỏ. Các cơ sở công nghiệp và
dịch vụ khác đóng trên địa bàn Sóc Sơn thường nhỏ và hoạt động cầm
chừng. Riêng từ năm 1998 đến nay, sau khi bãi rác Nam Sơn đi vào hoạt
động đã có chuyển dịch trong cơ cấu đầu tư của huyện Sóc Sơn từ nông
nghiệp chuyển sang dịch vụ và du lịch. Hoạt động của cảng hàng không
Nội Bài là động lực chính phát triển ngành dịch vụ du lịch Sóc Sơn. Nhiều
cơ sở dịch vụ cung cấp hàng hoá cho sân bay Nội Bài đang hình thành,
cùng với các dịch vụ xử lý chất thải, xe taxi, nhà hàng ăn, v.v.
Nhìn chung, điều kiện kinh tế của Sóc Sơn nói chung và các xã khai

thác và chế biến kaolin Sóc Sơn đang ở tình trạng khó khăn. Phần lớn dân
cư đều làm nồng nghiệp, thu nhập thấp và thuộc vào diện nghèo đói. Một số
chuyển biến về kinh tế của Sóc Sơn như : gia tăng công nghiệp, chuyến
hớng canh tác nông nghiệp và đầu tư dịch vụ du lịch vẫn đang ở trong trạng
thái cầm chừng. Vì vậy, hoạt động khai thác và chế biến kaolin trong một
số trường hợp là nguồn thu đáng kể cho kinh tế huyện nói chung và thu
nhập của một nhóm dân cư đông đảo trên địa bàn huyện.
1.3. H O Ạ T Đ Ỏ N G KHAI T H Á C VÀ C H Ế BIÊ N K A O L IN V Ù N G SÓC SƠN.
1.3.1. H O Ạ T Đ Ộ N G K H AI THÁC.

Hoạt động khai thác kaolin được thực hiện bằng các phương pháp :
cơ giới, bán cơ giới và thủ cóng. Các giai đoạn khai thác, có thể gồm : bóc
đất mở khai trường, đào và xúc kaolin lên các phương tiện vận tại, chuyến
kaolin về nơi tiêu thu hay chế biến.
Bóc đất mở khai trường khai thác thường được tiến hành tại các vị trí
đã xác định có kaolin bới kết quả thăm dò trước đó. Tuỳ thuộc vào điều
kiện cụ thể của khoáng sàng, độ sâu bóc đất có thể dao động từ 0,5m cho
đến 5 m. Phương tiện bóc đất cỏ thể gồm : máy ủi, máy xúc. cũng như các
phương tiện thỏ sơ khác ( xẻng, mai, gồng gánh và xe cái tiến). Hoại dộng
bóc đâl cỏ thể tiên hành hoàn toàn đối với cá hoặc một phan khoáng sàng
tại điếm khai thác. Đào và xúc kaolin lên các phương tiện vặn tái. dược tiến
hành báng các cồng cụ tương tự như bóc đất. Tuỳ thuộc vào độ sáu của các
moong, công đoạn này có thể thực hiện qua các bãi chứa trung gian (đối với
moong sâu trên 2-3m) hoặc trực tiếp lên các phương tiện vận tái. Vận
5


chuyển kaolin từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ hoặc chế biẹn đưdc thực
hiện bằng các phương tiện cơ giới như xe ô tô tải, xe công nông, v.v. Các
ảnh minh hoạ hoạt động khai thác kaolin trên địa bàn huyện Sóc Sưn được

trình bày trong Phụ lục 1.
Tác động môi trường của hoạt động khai thác kaolin rất đa dạng, bao
gồm : thay đổi địa hình cảnh quan và xuất hiện các moong chứa nước thải
sau khai thác; mất đất, hoa mầu và tài nguyên khoáng sản; phát sinh ra
những tác nhãn gây ỏ nhiễm ( nước thải, bụi và đất đá thải ); tác động tới hạ
tầng cơ sở (đường giao thông, các công trình thuỷ lợi, nhà cửa, V .V .); tác
động tới sức khoẻ người lao động và dân cư sông gần khu vực khai thác; tác
động tích cực thu nhập kinh tế của dân cư địa phương và người sử dụng.
1.3.2. QU Y TR ÌN H CÔNG NG HỆ C H Ế BIÊN VÀ S Ử D Ụ N G .

Quy trình chế biến kaolin tuỳ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ, thường bao
gồm các công đoạn chính sau : tuyển thô, tuyển tinh và xử lý sau khi tuyển.
Tuyển thô kaolin là quá trình thu hồi từ nguyên liệu kaolin nguyên
khai các hạt sét mịn có thành phần khoáng vậl chủ yếu là kaolinit. Tuyển
Ihô được thực hiện bằng cách hoà tan kaolin vào môi trường nước, tiếp đó
dùng các thiết bị thuỷ lực để tách các hạt kaolinit có kích thước mịn ra khỏi
đung dịch huyền phù. Có nhiều thiết bị thuỷ lực được dùng tuyển thô kaolin
như : bể khuấy sục, rãnh lọc, bể lắng, sân phơi, lò sấy, máy ép khung bản,
hydroxyclon, bể cô, v.v. Quy trình tuyển thô kaolin đang áp dụng tại xí
nghiệp Cao Lanh sứ gốm Sóc Sơn được Irình bày ở hình 1.1.

Hình 1.1. Sơ đổ còng nghệ tuyển thố kaolin Sóc Sưn
Trong sư đồ công nghệ tuyến hiện đang áp dụng tại xí nghiệp Cao
Lanh sứ gốm Sóc Sơn, sản phẩm kaolin lọc thu dược sau khi thực hiện các
công đoạn lừ 1-5, san phẩm kaolin bột thu được sau khi thực hiện dầy đủ
các công đoạn từ 1-9. Tác dộng môi trường của hoạt dộng tuyển thỏ kaolin
có thể bao gồm : phát sinh chất Ihái rán và nước thải; gia tâng nồng độ bụi
trong klui vực nhà xưởng; lạo nên lợi nhuận cho các cá nhãn chế hiến và sứ
dung sán phẩm kaolin.
,

6


Tuyển tinh kaolin thường được đặt ra đối với các loại sán phẩm có
y ê u cầu cao về độ trắng, độ mịn và một số tính chất hoá lý khác như :
kaolin cho sản xuất giấy, kaolin dùng làm chất độn cho y tế, mỹ phẩm và
c á c y ê u c ầ u k h á c . T r o n g c ô n g n g h ệ t u y ể n tin h k a o lin , n g ư ờ i ta th ư ờ n g sử
dụng các thiết bị tuyển chuyên dụng (máy tuyển từ, tuyển điện di,
hydroxyclon, v.v.) và hoá chất tẩy trắng (chất ôxy hoá, axít). Sơ đồ công
nghệ tuyển tinh kaolin được trình bày ớ hình 1.2.

Hình 1.2. Sơ đồ cóng nghệ tinlĩ tuyên kaolin
Tác động môi trường của công đoạn tinh tuyển kaolin rất đa dạng,
bao gồm : phát sinh ô nhiễm nước và khí độc trong phản ứng tẩy trắng, tiêu
hao năng lượng sử dụng cho hoạt động cung cấp nhiệt tẩy tráng, nhưng tạo
ra giá trị cao của sản phẩm tinh.
Kaolin và sét kaolin được sử dụng rất đa dạng cho nhiều lĩnh vực
hoạt động khác nhau :
Làm nguyên liệu cho sán xuất gốm, sứ.
Làm chất độn công nghiệp cho các san phám : giấy, cao su, mỹ
phẩm, xà phòng, thuốc viên, v.v.
-

Làm chất chống thấm cho các công trình xây dựng.

-

Làm vật liệu chịu lửa và các sản phẩm dán dụng khác.
7



PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u VÀ THỰC HIỆN ĐÊ TÀI
2.1. PH Ư Ơ N G P H Á P Đ IỂ U TRA VỀ MÔI T R Ư Ờ N G VÀ K IN H TẾ XÃ HỘI.

Đối tượng điều tra trong quá trình thực hiện để tài là :


Hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp và cá nhân khai thác và
chế biến kaolin Sóc Sơn như : xí nghiệp Cao Lanh sứ gốm Sóc
Sơn, ƯBND các xã Minh Phú, Minh Trí, Phù Linh và v.v.



Tinh trạng ô nhiễm môi trường và suy toái tài nguyên thiên
nhiên trong các địa bàn khai thác và chế biến kaolin, bao gồm
tình trạng ô nhiễm trên các khai trường đã và đang khai thác,
tình trang ô nhiễm trong nhà xưởng chế biến kaolin, v.v.
I
.
Tinh trạng và ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân và cộng
đồng dân cư địa phương trong quá trình khai thác và chế biến
kaolin.





ý k iế n c ủ a c ộ n g đ ồ n g d â n c ư đ ịa p h ư ơ n g trực tiế p th a m g ia v à o

hoạt động khai thác và chế biến cũng như chịu ảnh hưởng tiêu

cực của các hoạt động này.
Nội dung trên được lựa chọn và trình bày trong các phiếu thăm dò
cộng đổng (phụ lục 2) cũng như các tài liệu thực tế ghi nhận tại các cơ sở
tham gia khai Ihác và chế biến kaolin.
2.2. PH Ư ƠN G PH Á P K H Ả O SÁ T TH Ự C ĐỊA VÀ LÂY M ẪU

ph â n t íc h

.

Việc khảo sát chi tiết hiện tnrờng khai thác và chế biến kaolin, cũng
như đo đạc và lấy mẫu phân tích được tiến hành sail khi có kết quả thám dò
ý kiến cộng đồng, Các nội dung khảo sát tại thực địa bao gồm :
- Khảo sát về sự thay đổi địa hình cảnh quan khu vực khai thác kaolin,
nhằm ước lượng các tổn thất tài nguyên và cảnh quan trong quá trình khai
thác và vận chuyển kaolin và sét kaolin.
- Khảo sát đo đạc tình trạng ô nhiễm môi trường trong các moong
khai thác kaolin và nhà xưởng chế biến, bao gồm : nồng độ bụi lơ lửng và
các khí độc; tình trạng ô nhiễm nước trong các moong khai thác và nước
thải từ các cư sở chế biến kaolin.
- Lấy mẫu nước thải ở các moong đã và đang khai thác, nước thải từ
nhà xưởng chế biến kaolin, nước giếng và nước ngầm của dân cư bên cạnh
khu vực khai thác và chế biến. Bên cạnh các mẫu phân tích, một số mẫu
khôi lượng lớn cũng dược lấy dể tiến hành nghiên cứu công nghệ xử lý nước.
- Các mẩu sau khi láy dược tiến hành phàn tích trong phòng thí
nghiệm của Khoa môi tnrờng. Các mẩu nước dược đo tại hiện trường bằng
máy TOA cho các chí tiêu : DO, độ dẫn diện, độ mận, độ đục. Các mẫu
nước xứ lý trung hoà bàng Ca(OH)2. Các kết qua trên được trình hay trong
phần 3.


8


2.3.

PHƯƠNG

PH Á P T ÍN H

TOÁN

T H IỆ T

HẠI TÀI

NGUYÊN



MÔI

T R Ư Ờ N G H O Ạ T Đ Ộ N G K H A I T H Á C VÀ C H Ê B IẾ N K A O L IN .

Các bước tiến hành tính toán thiệt hại tài nguyên và môi trường trong
hoạt động khai thác kaolin vùng Sóc Sơn, bao gồm :
• Xác định các tác động của hoạt động khai thác và chế biến kaolin
đến tài nguyên và môi trường khu vực : tác động đến môi trường tự
nhiên, các dạng tài nguyên đã được con người sử dụng và tác động
tới sức khoẻ cộng đồng. Các tác động này được liệt kê trong một ma
trận tổng hợp.

• Ước lượng thành tiền các tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường
theo các phương pháp ước lượng trực tiếp đã được đề cập trong các
tài liệu về kinh tế mồi trường [3, 4, 5, 6] :
Tốn thất tài nguyên đất được tính bằng sỏ tiền mà doanh nghiệp hoặc cá nhân
phải đền bù cho chủ sớ hữu đất khu vực khai thác hoặc khu vực bị ánh hướng bới hoạt
động khai thác hoặc chê biến.
Tốn thất địa hình cảnh quan được tính bằng chi phí mà doanh nghiệp hoặc cá
nhân khai thác phái bỏ ra để hoàn thổ khai trường sau khi khai thác.
Tổn thất tài nguyên khoáng sản dược tính bãng giá trị tàinguvên
trong quá trình khai thác vù c hế biến.

bị tổn thất

Tổn thất do ỏ nhiễm môi trường được tính bằng chi phí mà các doanh nghiệp
hoặc cá nhân khai thác và chế biến phải bỏ ra để khắc phục tình trạng ỏ nhiễm mỏi
trường phát sinh trong quá trình sản xuất.
Tổn thất tới sức khoẻ của công nhân và cộng đổng dân cư được tính bàng chi
phí bao hiểm lao động và chi phí chữa bệnh phát sinh do môi trường ô nhiễm.
Thiệt hại về cơ sở hạ tầng được tính bàng chi phí mà các doanh nghiệp phái
bỏ ra đê sửa và nâng cấp đường giao thõng vào khai trường, cũng như các chi phí khác
đế bù đắp hư hỏng về cơ sở hạ tầng.

• Tính toán tổn thất tài nguyên và môi trường hoạt động khai thác và
chế biến kaolin Sóc Sơn theo công thức chung :
c

-

Q -q +


Q i +

Q s

+

cỏnkk +

Qmn +

c ỏ n cư +

Q i +

Q i

( 1)

T r o n g đ ó : c là tổng thiệt hại bans tiền về tài nguyên và mỏi trường.
c
là thiệt hại canh quan tính bàng sỗ tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra
để hoàn thổ khai trường khai thác kaolin.
c , là chi phí đển bù về hoa mầu và đất đai cho chủ sử dụng đất.
C ks là tổn thất tài nguyên khoáng sản tính bằng giá trị bằng tiền thuế tài
nguyên khoáng sản của sỏ lượng kaolin còn lại ở các m oons sau khi kết thúc khai thác.
c , llkk là chi phí khác phục ỏ nhiễm không khí : phun nước rứa đường, láp
các thiết bị lọc bụi.
c ,nn la chi phí xứ lý và khác phục ỏ nlnỏin
phục ổ nhiễm nước trons các m oon” hoặc 11ƯỚC thai từ các


bóc đất đá,

nước, như :chí phí xư lý khác
xuớim tuvén kaolin.

C ủn.lr là chi phí khác phục ỏ nhiẻm chát thái rán, như : dó dát thái tư việc
đổ cát từ các cơ sớ chê biên kaolin.

9


c Jlà tiền bảo hiểm y tế của cổng nhân và chi phí khám chữa bệnh của
công nhân, dân cư phát sinh từ tình trạng õ nhiễm mỏi trường khu vực.
C h( là chi phí mà các doanh nghiệp và cá nhân tham gia khai Ihác và chế
biến kaolin phái bỏ ra để bù đắp các hư hỏng vể cơ sớ hạ tầng khác.

2.4. C Á C GIẢI PH Á P LU ẬT PHÁP, KINH TẾ VÀ KỶ T H U Ậ T G IẢ M T H IỂ U
T H IỆ T HAI TÀI N G UY ÊN VÀ MÔI TR Ư Ờ N G T R O N G Q U Á T R ÌN H KHAI
T H Á C VÀ C H Ê BIẾN K AOLIN.

Các giải pháp giảm thiểu thiệt hại tài nguyên và môi trường trong quá
trình khai thác và chế biến kaolin Sóc Sơn được đè xuất trên cơ sở các
nghiên cứu đầy đủ về hiện trạng khai thác và chế biến kaolin, tình trạng
kinh tế xã hội của khu vực và các biện pháp kỷ thuật công nghệ nhằm xử lý
ô nhiễm môi trường và tổn thất tài nguyên khoáng sản kaolin, sét kaolin.
Các giải pháp cụ thể bao gồm :


Quy hoạch quản lý tài nguyên khoáng sản kaolin và sét kaolin
trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Trong đó, cần tăng cường sử dụng

các cộng cụ kinh lé trong quản lý tài nguyên môi trường.



Xử lý nước thải trong các moong khai thác phục vụ yêu cầu
nuôi trồng thuỷ sản và lấy nước sản xuất, sinh hoạt của dân cư
địa phương.



Xử lý ô nhiễm môi tnrờng trong khu vực chế biếr^khoártg sản
kaolin, như : xử lý nước thải lừ các xưởng chế biên kaolin, xử
lý chống bụi cho các xưởng nghiển sản phẩm kaolin và sét
kaolin bột.

10


PHẨN 3. KẾT QUẢ ĐIỂU TRA, PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN
TH IỆT HẠI TÀI NGUYÊN VÀ M Ô I TRƯỜNG H OẠT ĐỘNG KHAI
KAO LIN TẠI SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trong quá trình điều tra, nhóm cán bộ thực hiện đề tài đã thu thập
được trên 100 phiếu thăm dò ý kiến của cộng đồng dân cư và cồng nhân
Sóc Sơn tham gia khai thác và chế biến kaolin; thu thập và phân tích được
30 mẫu nước; xử lý 4 mẫu nước thải; đo đạc chỉ tiêu ô nhiễm không khí
( bụi lơ lửng, S 0 2, N 0 2, tiếng ồn cho 10 điểm khai thác và chế biến kaolin
và sét kaolin). Các kết quả khảo sát điều tra và phân tích được tiến hành
trong các tháng 7-10/2001 cho phép chúng tôi đưa ra các kết quả cụ thể sau :
3.1. T Á C Đ Ộ N G M ÔI TR Ư Ờ N G CỦA H O Ạ T Đ Ộ N G K HA I T H Á C VÀ C H Ế
BIẾN K A O L IN SÓC SƠN.


Quá trình khai thác và chế biến kaolin Sóc Sơn tác động mạnh mẽ
đến các yếu tố tài nguyên và môi irường khu vực.
3.1.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG T ự NHIÊN KHU v ự c .

Diện tích khai trường khai thác kaolin và sét kaolin trên địa bàn
huyện Sóc Sơn được thống kê trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thống kê diện tích (S)các khai trường khai thác kaolin
và sét kaolin trên địa bàn huyện Sóc Son.


Hiện trạng k h a i trường

Địa điểm,

Đ ơ n vị k h a i

s khai

xóm

thác

trường

xí nghiệp Cao
Lanh sứ gốm
Sóc Sơn
(CLSGSS)


1.5 ha

M oong khai thác ngừng
hoạt động từ nãm 1997,
hiện tiở thành ao chứa
nước sinh hoạt của dãn cư
địa phương

xí nghiêp
CLSGSS

3 ha

M oong khai thác và các
phương tiên cơ giới dang
hoạt động

xí nghiệp
Gốm XD
Hồng Hà

3 ha

M oong khai thác và các
phương tiện cơ giới đang
bắt đầu hoạt động từ 2001

Đồi Mà

Phù linh

Cánh đồng
Vệ Linh

M in h Phú

Đổi Phú
Thinh, Minh
Phu

Dàn cư địa
phương

10 ha

M oons khai thác và các
phương tiện khai thác dana
hoạt đ ộ n s theo thời vụ

M in h T rí

Đồi Đổng
Đ ò vù khu
kinh tẽ mới

Dân cư địa
phương

8 ha

M o o n 2 khai thác và các

phương tiện khai thác dantỉ
hoạt động theo thừi vụ

Thái Phù

xí nghiệp
CLSGSS

1.5 ha

M oon« đung hoạt động

Phù Lỗ


Số liệu bảng 3.1. cho thấy : tổng diện tích khai trường khai thác
kaolin trên địa bàn huyện Sóc Sơn khồng lớn, khoảng 29 ha so với diện tích
có kaolin trên 200 ha. Tuy nhiên, hoạt động khai thác không có tổ chức và
khồng có quy hoạch tại hai xã Minh Phú và Minh Trí gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến địa hình và cảnh quan. Nhiều moong sau khi khai thác
không được san lấp trở thành ao chứa nước thải có tính chất axít, nhiều bãi
chứa chất thải tràn vào đường và ruộng canh tác nông nghiệp, bụi từ khai
trường và đường vận chuyển tạo nên mầu vàng cho cây xanh và nhà cửa dân
cư khu vực khai trường.
Nồng độ bụi và khí dộc hại trong khai trường và nhà xưởng chế biến
kaolin được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Nồng độ và bụi và khí độc khu vực khai thác và chế
biến kaolin Sóc Sơn.
Thành
\n h a n


Địa đ i ể m

\ x

N ồ n g đ ộ bụi
tổng số

N ồng độ S 0 2
m g /m 3

mg / m3

N ồ n g độ
n o

N ồ n g đô

2 '

CO

mg / m3

m g /m 3

Sân cổng Iighiệp
xí nghiệp kaolin
sứ gốm Sóc Sơn


0 ,9 2

0 ,3 0

0 ,0 4

0 ,0 2

Ir o n y
xướng
gần lò sấy và
máy nghiền bộl
kaolin

3,51

0,42

0,10

0,05

Sãn xí nghiệp
môi trường thị
trấn Sóc Sưn

0,43

0,22


0 ,0

0 ,0 1

Ngã tir Đa Phúc
gần
trụ
sở
U1ỈND huyện

0 ,3 9

0 ,8 0

0 ,1 2

0,02

M oong
khai
(hác Phú Thịnh

0 ,3 5

0 ,1 5

0,06

0,01


Trên đường 35

0,49

0,67

0,11

0,06

tại lói rẽ vào
moong
khai
tliác Phú Thịnh

l

Thành phần và tính chất nước moong, nước thái, nước mặt va nước
ngầm khu vực khai thác được phân tích và trình trong báng 3.3. Theo số
liệu phân tích bảng 3.3, nước chứa trong các moong khai thác và từ xướng
tuyến kaolin có nồng độ axit cao (pH <5), nước ngầm và nước mạt khu vực
12


cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nồng độ a xit cao của nước thái kaolin.
Nông độ các chất ô nhiễm khác (trừ N H 4+) nằm trong quy định giới hạn của
tiêu chuẩn dùng cho mục đích khác trừ mục đích làm nguồn cấp nước.
Bảng 3.3. Thành phần và nồng độ các chất ó nhiễm chính của
các mẫu nước khu vực khai thác và chê biên kaolin Sóc Sơn, Hà Nội
STT


Địa điểm lấy mảu

1

N ước moong đã ngừng
khai thác kaolin từ năm
1996 trên Đồi Mã

2

Nước moong đang khai
thác kaolin đổi Phú
Thịnh, Minh Phú

3

Nước giếng khơi nhà
Bác Hiệu num cạnh
moong khai thác kaolin
trên dổi Phú Thịnh,
Minh Phú

4

Nước moong khai thác
sét kaolin Thái Phù,
Phù Lỗ

5


Nước ao chứa nước thải
từ xướng tuyến kaolin
xí nghiệp CLSGSS

6

Nước giếng khoan xí
nghiệp CLSGSS

7

Tiêu chuẩn chất lượng
nước
mặt
TCVN
5942/1995 - siá trị giới
hạn cột B

Hàm lượng mg /1

pH
Fe tống số

NH/

NO ,

PO/


5,5 - 5,7

0,002

1,96

1,066

2,12

4 ,1 -4 ,4

0,05

1,79

1,03

0,98

4,5

0,028

1,83

0,908

0,862


6,3

0,025

3,51

4,52

2,79

6,1

0,023

1,85

1,05

2,74

6,4

0.01

2,26

1,09

1,18


5,5 - 9

2,0

1

15

3.1.2. TÁC ĐÔNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI KINH TẾ KHU v ự c .

Thu nhập kinh tế do hoạt động khai thác và chế biến kaolin của xí
nghiệp Cao Lanh sứ gốm Sóc Sơn trình bày trong bảng 3.4. Số liệu trình bày
trong baníi 3.4. thế hiện một phan thu nhập về hoạt động khai thác và chế
biến kaolin trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Cùng với xí nghiệp CLSGSS. nhiều
tổ chức và cá nhãn đã và dang liến hành khai thác và chế biến kaolin trẽn
địa bàn các xà Minh Phú, Minh Trí, Phù Linh. Với doanh thu, giá trị hàng
hoá, lợi nhuận, v.v. liên tục tăng trong các năm lừ 1998 đến 2001, hoạt
động khai thác và chế biến kaolin của xí nghiệp CLSGSS đang là một ngành
kinh tế quan trọng của huvện. Chí tính với tiến thuế 500.000.000 đ năm
2001, 100 lao độnc cua xí nghiệp CLSGSS đà tạo ra trẽn 3 C( tổn lí thu nụán


sách của toàn huyện Sóc Sơn trong năm 2001. Mức thu nhập bình quân
750.00 đổng/người/tháng c ủ a công nhân xí nghiệp CLSGSS thuộc diện cao
so với mức thu nhập bình quân của dân cư huyện Sóc Sơn. Hoại động khai
thác và chế biến kaolin Sóc Sơn còn tạo ra các động tích cực tới đời sống
kinh tế của các nhóm dân cư tham gia dịch vụ đời sống( vận tải, ăn uống,
v.v.) và sử dụng kaolin.
(
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu kinh tẽ hoạt động sản xuất kaolin của xí

nghiệp Cao Lanh sứ gốm Sóc Sơn từ 1998-2001 (đơn vị tính l.OOOđ).
Nguồn : xí nghiệp Cao Lanh sứ gốm Sóc Sơn.

Chỉ tiêu

1.
Dounli
thu
2. Giá (rị
hàng lioá
3. Nộp thuế
4. *
Lựi
nliuân
s. Đầu tư
thiết bị sản
xuất
6. Sỏ lượng
lao dộng
7. Thu uhập
bình quân
người
/
tháng

Nám 1998
Thực
So
hiện
1997

%

Nâm 1999
Thực
So
hiện
1998
%

Năm 2000
Thực
So
1999
hiện
%

Năm 2001
So
Thực
2000
hiện
%

3.000.000

220

7.200.000

260


9.000.000

125

10.800.000

120

1.450.641

258,7

3.723.948

263

4.500.000

120,8

6.900.000

1 15

78.000

288,9

287.000


405,4

315.000

109,7

500.Ơ00

158

40.000

333

80.000

200

120.000

150,0

200.000

266

500.000

250


75.000

-

52

94

52

100

53

101,9

100

186

387

120

550

142

600


109

750

120

Hoạt động khai thác và chế biến kaolin cũng tạo ra các tác động liêu
cực tới sức khoẻ cộng đồng và bệnh tật của công nhân lao động như : gáy ỏ
nhiễm nước, không khí và phát sinh bật lật (bệnh phổi và ngoài da).
3.1.3. TÁC ĐỘNG TỚI TÀI NGUYÊN KHU v ự c

Tác động tiêu cực của hoạt động khai thác kaolin tới tài nguyên đất
liên quan với việc chiếm đất canh tác làm khai trường, việc đổ đất thải từ
moong khai thác vào đổng ruộng, việc cháy tràn nước thải và kaolin làm
suy giám chất lượng đất.
Tác dộng tiêu cực của hoạt động khai thác và chế biến kaolin tới tài
nguyên nước bao gồm : gây ra ô nhiễm nước mặt và nước ngầm khu vực
khai thác, hư hỏng các công trình tưới tiêu, v.v.
Hoạt động khai thác và chế biến kaolin còn gây ra tác dộng liêu cực
tới cơ sở hạ táng nlur : dường giao thông vận chuyển nguyên liệu, gia táng
tiêu thụ năng lượng điện và xăng dầu, v.v.

14


Các tác động tới tài nguyên sinh vật trong phạm vi các điểm khai
thác và chế biến kaolin Sóc Sơn là không đáng kể.
3.1.4. M A TRẬN TÁ C Đ Ộ N G M ÔI TRƯỜNG CỦ A H O Ạ T Đ Ộ N G KHAI
C H Ế B IẾ N K A O L IN SÓC SƠN.


TH Á C VÀ

Ma trận tổng hợp tác động của quá trình khai thác và chế biến kaolin
và sét kaolin Sóc Sơn được trình bày trong báng 3.5.
Bảng 3.5. Ma trận mỏi trường hoat động khai thác
kaolin, sét kaolin tại huyện Sóc Son, Hà Nội

'N .

H ành động

\
khai thác
T h à n liX
và chẽ
phần
biến
mỏi trường
Chất lượng không khí
Tài n gu yên nước mặt

Tài nguyên nước ngầm
Tài n gu yên đất
Đ ường gia o thòng
N ô n g n ghiệp

Điều

kiện


kinh

tế

Chuẩn
bị mặt

Xây
dựiiịỊ cư
sứ hạ
tầng
khai
thác

Bóc đát
phú

Tiêu cực,
trung bình
Tiêu cực.
trưng binh
Không
ánh hướng
Tiéu cực.
manh mẽ
Tiéu cực,
Irung bình
Tiêu cực,
yếu

Tích cực,

Tiêu cực,
trung bình
Tiêu cực,
trung bình
Không
ánh hướng
Tiêu cực.
truna bình
Tiêu cực,
trung bình
Tiêu cực.
yêu
Tích cực,

Tiêu cực,
manh mẽ
Tiêu cực,
manh mẽ
Không ,
ánh hướng
Tiẽu cực.
manh mẽ
Tiêu cực.
trung bình
Tièu cực.

trung bình
Tiêu cực.

Yêu
Tiêu cực.
trung bình

bàng

khai
thác

Đào và
xúc
k a o lin

và chè biên

Vận
chuvẻn
kaolin và
sán
phẩm

C h ê biến

Tiêu cực,
manh mẽ
Tièu cực.
manh mẽ
Tiêu cực.
trung bình
riêu cực.

yẽu
Khòng
ánh hưởng

Tie 11cực.

trung binh

Tiêu cực,
manh mẽ
Tiêu cực.
manh mẽ
Tiêu cực,
manh mẽ
Tiêu cực.
manh mẽ
Tiêu cực,
trung bình
Tiêu cực,
trung binh

Không

Tích cực

trung binh

ánh hướng

manh mẽ


Tiêu cực.
manh mẽ
Tiêu cực,
trung bình
Khống
ánh hướng
Tiêu cực.
veil
Tiêu cực,
manh mẽ
Tiêu cực.
yếu
Tích cực,
manh mẽ

Tiêu cực.
vếu
Tiêu cực.
trung bình

Tiêu cực.
trung bình
Tiêu cực,
manh mẽ

Tiêu cực.
manh mẽ
Tiêu cực.
manh mẽ


Tiêu cực.
manh mẽ
Tiêu cực.
trung binh

kaolin

Tiéu cực.
yếu
Tích cực,
mạnh mẽ

xã hổi khu virc

Sức khoẻ
Cảnh quan

manh mẽ
Tiêu cực.

trung bình

Theo bảng 3.5, chất lượng không khí bị ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ
bắt đầu từ quá trình bóc đất tới giai đoạn chế biến ; tài nguyên và chất
lượng nước mặt chịu ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ trong giai đoạn bóc đất,
đào xúc kaolin và chế biến kaolin ; tài nguyên nước ngầm chỉ bị tác động
tiêu cực mạnh trong quá trình đào xúc kaolin ; đường giao thông chịu ánh
hưởng tiêu cực mạnh trong quá trình vận chuyến kaolin ; sức khoe công
nhân và dân cư chịu tác động tiêu cực mạnh trong giai đoạn đào xúc, vận

chuyến và chế biến kaolin ; canh quan chịu tác đón 2 tiêu cực mạnh trong
quá trình bốc đất và đào xúc kaolin. Hoạt động khai thác và chế biến kaolin
có tác đ ộn s tích cực tới điều kiện kinh tế xã hội địa phưưna, đặc hiệt ỉà rất
mạnh mẽ trong giai đoạn tiêu thụ sán phẩm khai thác và chế biên bột kaolin.
Các thành phần va yếu tỏ mỏi trường khác đéu khống trực liếp chịu
ánh hưởng, hoặc có bị ánh hướng nhưng không đáng kế.

15


3.2. LƯ ỢN G GÍA VÀ TÍN H T O Á N CÁC T H IỆ T HẠI TÀI N G U Y Ê N VÀ MÔI
T R Ư Ờ N G H O Ạ T Đ Ộ N G KHAI T H Á C VÀ C H Ế BIÊN K A O L ÍN SÓC SƠN.

Các thông số cần lượng giá và đưa vào tính toán thiệi hại tài nguyên
và môi trường đã được trình bày trong công thức (I) mục 2.3. Số liệu dùng
đế lượng giá và tính toán các thông số trên được chúng tôi thu thập trong
giai đoạn điều tra khi thực hiện đề tài.
3.2.1. LƯỢNG GIÁ CÁ C T H IỆ T HẠI M ÔI TRƯỜNG.

Ccq - Thiệt hại cảnh quan
T h iệ t hại c ả n h q u a n đ ư ợ c tính b ằ n g s ố tiề n m à d o a n h n g h i ệ p phải bỏ

ra dê hoàn ihố khai trường khai thác kaolin, cũng như việc làm xấu cảnh
quan và ảnh hưởng tới các dịch vụ đời sống của dân cư địa phương. Nếu
tính hệ số bóc đất trong khai thác kaolin Sóc Sưn là 1, thì thiệt hại cảnh
quan được tính bằng giá thuê lao động tại thị trường địa phương cho m 3 đất
san lấp nhân với hệ số 1,6 . Giả thiết giá thuê lao động tính vào thời điểm
năm 2000 cho 1 m3 đất san lấp là 2.000 đ, thì thiệt hại cảnh quan cần khắc
phục bằng biện p h áp san lấp là : 3.200 đ/tấn kaolin khai thác.
^

I
C ắllkk - Chi p h í khấc phục ô nhiễm không khí
Chi phí khắc phục ô nhiễm không khí phun nước rửa dường, lắp các
thiết bị lọ c bụi.

Đối với các khai trường khai thác kaolin Sóc Sơn, biện pháp khắc
phục ô nhiễm bằng phun nước không khả thi vì các tuyến đường vào khu
khai thác hầu hết là đường dất mới mở. Do vậy, các doanh nghiệp khai thác
kaolin Sóc Sơn đã thoã thuận với chính quyền các xã (Minh Phú, Minh Trí)
gọp khoản chi này vào chi phí bổi hoàn cơ sởt hạ tầng với mức 8.000đ/m3
kaolin khai thác, tương ứng với 6.500 đ/tấn kaolin. Giả thiết phân chia như
sau : 1.500 đ/lấn cho chi phí khắc phục ô nhiễm bụi và 5.000 đ/tấn cho bồi
hoàn CƯ s ở hạ tầng.

Chi phí lắp đặt các thiết bị lọc bui thực hiện đối với các xưởng tuyển
kaolin, nhất là khu vực nghiền và đóng bao bộl kaolin. Theo dự trù kinh phí
lắp đặt hệ thống lọc bụi của dây chuyền sản xuất bột kaolin của xí nghiệp
CLSGSS công suất 1.000 tấn/năm, phần chi phí này là 50.000.000 đ. Nếu
giả thiết thời gian khấu hao thiết bị lọc bụi là 10 năm, chi phí điện để vận
hành thiết bị là : 1.000 đ/tấn kaolin bột; thì chi phí khắc phục ô nhiễm bụi
trong xưởng chế biến kaolin ít nhất phải bằng : 6.000 đ/tấn sản phẩm kaolin
bột.
C 0 „ - Chi p h í xứ lý và khắc phục ở nhiễm nước
Chi phí xử lý và khác phục ô nhiễm nước, như : chí phí xứ lý khắc
phục ò nhiẻm nước trong các moong hoặc nước thái lừ xướng tuyển kaolin.
Nước lliai chứa trong các moong san khi khai thác kaolin va nước
thái từ xưởng tuyển kaolin Ihiỉủng có tính axil cao (pH - 4-5). Như vậy,
hiện pháp tôi thiếu đế khắc phục ô nhiễm nước trong các moong và nirớc
thái lừ xướng luyến kaolin là Irung hoà nước bàng dung dịch kiềm. Theo kết
16



quả thực nghiệm của chúng tôi đối với nước thải các moong và nước thải
xưởng tuyển, lượng Ca(OH)2 cần thiết đê trung hoà 1 m 3 nước thải vào
khoảng 80 mg cho. Theo số liệu điều tra, hầu hết các moong kaolin sau khi
khai thác đều bị ngập tới 2/3 dung tích nên khối lượng nước thải tính binh
quân cho 1 tấn kaolin khai thác ước tính là 1 m \ nên chi phí xử lý nước thải
ở các moong sau khi khai thác kể cả tiền công dự kiến là 500 đ/tấn kaolin
n g u y ê n khai. Lượng nước thải xướng tuyển tính trung bình cho 1 tân kaolin
là 4 m 3 cho một tấn bột sét là 2 m 3 , nếu cộng cả chi phí xây dựng bể xử lý
trung hoà thì giá thành xử lý nước thải xưởng tuyển tính cho 1 tấn bột
kaolin ước lượng khoảng 1.000 đ cho 1 tấn bột set khoảng 500 đ.
C ônctr - Chi p h í khắc phục ô nhiễm chất thải rắn
Chi phí khắc phục ô nhiễm chất thải rắn, như : đổ đất thải từ việc bóc
đất đ á , đ ổ cát từ c á c c ơ s ở c h ế b iế n k a o lin . C hất thải rắn tại c á c k h a i trường

khai thác kaolin và xưởng tuyển kaolin là đất bóc và cát. Trong điều kiện
hiện tại của huyện Sóc Sơn, các doanh nghiệp khai thác và chế biến kaolin
và sét kaolin không phải bỏ kinh phí để đổ chất thải rắn do có thể sử dụng
chúng trong san lấp mặt bằng hoặc cho phép người ngoài doanh nghiệp sử
dụng chúng để làm vật liệu xây dựng.
Cy, - Tiên bảo hiểm y tẻ
Tiền bảo hiểm lao động của công nhân và chi phí khám chữa bệnh
củ a c ô n g nhân, dân cư phát sinh từ tình trạng ô n h iễm m ôi trường khu vực.
Tiền bảo hiểm y tế của những người tham gia khai thác và chế biến
kaolin Sóc Sơn có thể ước tính qua chi phí bảo hiểm của cán bộ công nhân
xí nghiệp CLSGSS. Với 50 lao động trực tiếp tham gia chế biến kaolin,
trong năm 2000 xí nghiệp đã sản xuất được 1.300 tấn kaolin lọc và 665 tấn
bột kaolin tạo ra mức thu nhập 750.000 đ/ng/tháng. Như vậy :



Bình quân ỉ lao độ nạ sản xuất dược 23 tân kaolin lọc vá 15
tấn bột kaolin, rống là 38 tấn.



Bình quân l lao độỉiíị dược xí nẹlỉiệp chi tiền báo hiểm
750.000 đ!tháng X 12 thúng X 3 % - 270.000 d.



Bình qnúìì ỉ tấn kaolin lọc và bột kaolin xí nghiệp CLSGSS

V

tê là :

p h á i c h i : 7 .1 0 0 d

Chi phí chữa bệnh của công nhân và dán cư địa phương phát sinh từ
guyên nhàn môi tnrờng khu vực khai thác và chế biến kaolin tại Sóc Sơn
hiện chưa thế ước tính được do thiếu điều tra cơ bán về dịch tễ học.
3.2.2. LƯỢNG GIÁ C Á C T H IỆ T HẠI TÀI N G U Y ÊN .

C j - Chi p h í đèn bù vê hoa mấu và đất đai
Chi phí đền bù về hoa mầu và đất dai cho chu sứ dụníi đất trong
phạm vi các khai trườna khai thác kaolin và sét kaolin Sóc Sơn có thế chia
ra lam hai loại : đén bù hoa mầu trên các cánh đổng khai thác sét kaolin và
đền bù hoa mầu trên các đổi khai thác kaolin.
17



T h e o s ố liệ u d o x í n g h i ệ p C a o L a n h sứ g ố m S ó c Sơn c u n g cấ p , ch i
p h í đ ê n bù h o a m ầ u và đất đai trung b ìn h trên c á n h đ ổ n g k h a i th á c sét

kaolin thôn Vệ Linh, xã Phù Linh là 28.000 đ/tấn quặng nguyên khai.
Đất dai trên các đồi khai thác kaolin thuộc các xã Minh Phú, Minh
T r í th ư ờ n g là đât trốn g, c ó thành phần đất th u ộ c loại đất laterit v à n g đ ỏ trên

nên đá gốc là cát bội kết Hệ tầng Nà Khuất. Các khu vực đất này được
chính quyên địa phương giao cho dân trồng rừng và lập trang trại. Vì vậy,
đê ước lượng chi phí đền bù hoa mầu và đất đai trên các đổi khai thác
kaolin, chúng tôi tạm thời sử dụng giá trị đất đai của phương án canh tác
trang trại. Theo sô liệu điểu tra [1] vào thời điểm năm 2000, giá 1 ha đất
trống đổi trọc là 50 triệu đồng, giá 1 ha đất sau 5 năm đầu tư trang trại
trông rừng (mức 15 triệu đồng/ha/năm) là 200-250 triệu đổng, giá 1 ha đất
sau 10 năm đầu tư trang trại Irổng rừng ( mức 1 0-1 5 triệu đồng/ha/năm)
dao động trong khoảng 450 - 500 triệu đồng. Như vậy, với tổng chi phí bổ
sung đầu lư khoảng 200 triệu đồng trong 10 năm, giá trị 1 ha đất đồi khu
vực khai thác kaolin Sóc Sơn tăng lên là 200 triệu, Như vậy, thiệt hại vể hoa
mầu và tài nguyên của 1 ha đất đổi trong 1 năm ở khu vực khai thác kaolin
(Minh Phú, Minh Trí, Đổi Mã - Phù Linh) ước tính khoảng 20 triệu đổng.
Cks - Tổn thất tài nguyên khoáng sản
Tổn thất tài nguyên khoáng sản tính bằng giá trị bằng tiền thuế tài
nguyên khoáng sản của số lưựng kaolin còn lại ở các moong sau khi kết
thúc khai thác. Theo số liệu do xí nghiệp Cao Lanh sứ gốm Sóc Sơn cung
cấp, tiền thuế cho một tấn kaolin và sét kaolin Sóc Sơn hiện nay là 4.500đ5.000đ. Nếu tính hiệu suất thu hổi kaolin từ các moong khai thác là 50%,
thì tổn tliâì vể tài nguyên khoáng sản do hoạt dộng khai thác kaolin hiện
nay bình quân là 5.000 đ/tấn kaolin sản phẩm.
Cr, - Chi p h í bổi hoàn cơ sở ha tầng

[
:
Chi phí mà các doanh nghiệp và cá nhân tham gia khai thác và chế
biến kaolin phải bỏ ra để bù đắp các hư hỏng về cơ sở hạ tầng đường giao
thông và các loại khác. Như đã nói ở trên, chi phí này tính trung bình cho 1
tấn kaolin sán phẩm là 5.000 đ.
3.2.3. TÍNH T O Á N KINH TẾ TH IỆ T HAI TÀI N G U Y ÊN VA MÔI TRƯỜNG H O Ạ T
Đ Ộ N G KHAI TH Á C K A O LIN SÓ C SƠN

Từ số liệu ước lượng các thiệt hại tài nguyên và môi trường đã trình
bày ở các tiểu mục 3.2.1, 3.2.2 và các số liệu phân tích đánh giá tác động
m ô i trường trình bày trong ITTỊIC 3.1; c ó thể dưa ra m ột tính toán ban đầu về

thiệt hại lài nguyên và môi trường hoạt động khai thác và chế biến kaolin
(bảng 3.6.) và sét kaolin trên địa bàn huyện Sóc Sơn (báng 3.7). Theo đó,
thiệt hại về lài nguyên và môi trường trong quá liình khai thác cao hơn hoại
động chế biển kaolin và phụ thuộc diện tích chiếm dát làm khai trường.
Thiệt hại về tài nguyên và môi trường trong quá trình khai thác sét kaolin
gấp đôi thiệt hại tương tự trong quá trình chế biến do mức đền bu hoa máu
và đất đai trổng lúa rất cao. Giá trị thiệt hại có thế còn lớn hơn, nếu các biện
p háp quán lý và xử lý m ôi trường k h ô n g được liến hành kịp thời.

18


Bảng 3.6. Tính toán thiệt hại tài nguyên và mòi trường hoạt động
khai thác và chê biến kaolin Sóc Sơn.
L o ạ i th iệ t hại

H oạt đ ộ n g khai thác


H o ạ t đ ộ n g c h ê b iến

Thiệt hại vể cảnh quan

3.200 đ/tấn kaolin khai thác

Không xác định

Thiệt hại về ô nhiễm không
khí

1.500 đ/ tấn kaolin khai
thác

6.000 đ/tấn sản phấm

Thiệt hại về ô nhiễm nước

50Ơ đ/tấn kaolin khai thác

1.000 đ/tấn sán phẩm

Thiệt hại về ô nhiễm chất
thải rắn

Không xác định

Khổng xác định


Thiệt hại về
khoáng sản

5.000 đ/tấn kaolin khai thác

Khổng xác định

Thiệt hại về tài nguyên đất
và hoa mầu

2.000 đ/rrr khai trường

Không xác định

Thiệt hại về cơ sớ hạ tầng

5.000 đ/tấn kaolin khai thác

Không xác định

Thiệt hại về chi phí y tê

Không xác định

7.100 d/tấn sản phẩm

Tốn g cộng

15.200 đ/tấn kaolin khai
thác và 2.000 đ /m 2 khai

trư ờ n g

14.100
kaolin

tài

nguyên

đ/tấn

sản

phẩm

Báng 3.7. Tính toán thiệt hại tài nguyên và mói trường hoạt đóng
khai thác và chê biến sét kaolin Sóc Son.
Loại thiệt hại

Hoạt động khai thác

Hoạt động chẻ biến

Thiệt hại về cảnh quan

2.500 đ/tấn sét kaolin khai
thác

Không xác định


Thiệt hại về ô nhiễm không

6.000 đ/tấn sán phám

khí

1.500 đ/ tân sét kaolin khai
thác

Thiệt hại về ô nhiễm nước

K hông xác định

500 đ/tấn sản phẩm

Thiệt hại vể ô nhiễm chất
thải rắn

K hông xác định

Khôno xác định

Thiệt hại về
khoáng san

nguyên

2.000 đ/tán sét kaolin khai
thác


Không xác định

Thiệt hại về lài nguyên dãi
và hoa mầu

28.000 d/tãn sét kaolin khai
thác

Khõng xác định

Thiệt hại ve cơ sỏ' hạ táng

Không xác định

Không xác dịnh

Thiệl hai vé chi phí y tế

Không xác định

7.100 đ/tân sán phấm

T ổn g cộng

34.000 đ/tấn
khai thác

tài

sét


kaolin

13.600 đ/tán san phám sét
kaolin

Ghi chú : - Hệ sô bóc đất trong khai thác sét kaolin là 0,25.
- Hiệu suất thu hồi sét kaolin là 809Í:.

19


3.3. ĐỂ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU c ự c TRONG
Q U Á T R ÌN H KHAI T H Á C VÀ CH Ê BIÊN KAOLIN VUNG SÓ C SƠN
X u ấ t phát từ c á c phân tích v ề k in h tế m ô i trường đ ã trình b à y trên và
đ ế h ạn c h ế c á c tác đ ộ n g tiêu c ự c phát sin h trong q u á trình khai th á c và c h ế

biến kaolin, có thể nêu lên một số giải pháp cấp thiết về kỹ thuật công nghệ
và quản lý quy hoạch kaolin vùng Sóc Sơn, Hà Nội. Phương hướng chung
để giảm thiểu tác động tiêu cực bao gồm :


Gia tăng hiệu suất khai thác tài nguyên khoáng sân kaolin d ể
giảm thiệt hại du tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác.



Quy hoạch san lấp phục hồi cảnh quan môi trường và xây
dựng các ỉ rang trại trên các khai trường sau khi khai thác đ ế
giam tổn thất về giá trị cảnh quan vù tài nguyên đất.




Gia tăng quy mô c h ế biến vả sù dụng kaolin và sét kaolin d ể
gia tăng giá trị sân phẩm và giảm thiệt hại về tài nguyên và
môi trường.



Dầu tư xử lý nước thải các moung khai thác kaolin và nước
thải tuyến kaolin, ỏ nhiễm bụi trong xưởng tuyển kaolin dê
giám tác độn ạ đổi với môi trường và sức khoe' con người phát
sinh trong hoạt động khai thác và c h ế biến kaolin tại Sóc S(fn.



Tăng cường sử dụng các công cụ kinh t ế và quản lý hành chính
trong hoạt dộng khai thác và c h ế biến kaolin.

3.3.1. C Á C GIẢI PHÁP KỸ TH U Ậ T CÔ N G NGHỆ

Đối tượng áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ bao gồm : hoạt
động khai thác, kỹ thuật chế biến và xử lý ô nhiễm.
Nguyên nhân chính gây ra tổn thất tài nguyên trên các khai trường
khai thác khoáng sản kaolin là các khó khăn trong việc đào xúc và vận
c h u y ể n q u ặn g từ c á c m o o n g sâu lên mặt đất bằng lao đ ộ n g thú c ó n g , ó các

mỏ kaolin và sét kaolin lớn, cống việc này đã được cơ giới hoá hoàn toàn.
Vì vậy các tổ chức khoa học và kinh tế cần tạo mọi điều kiện để các chủ
doanii nghiệp khai thác mua sắm máy móc và trang thiết bị để cơ giới hoá

quá trình khai thác kaolin.
Đầu tư công nghệ và kỹ thuật chế biến kaolin và sét kaolin tại Sóc
Sơn có Ihể tạo ra lợi nhuận về kinh tế lớn hơn cho các doanh nghiệp trên địa
bàn huyện. Trong tương lai cẩn tăng cường đẩu tư vào lĩnh vực sứ dụng
kaolin tại địa bàn huyện như : đầu tư xay dựng các cư sớ sáịt xuấhgach
ceramic.
Dầu tư xứ lý trung hoà nước thái moong và nước Ihái xướng luyến
kaolin đế hạn chế tác động ô nhiễm nước. Tai các moong khai thác quy mó
lớn sau khi trung hoà c ó thế sứ dụ ng mặt nước làm nơi nuôi cá và tha gia

cẩm. Chi phí để thực hiện giải pháp trung hoà nước thái thấp nên có the thứ
nghiệm áp dụng cho một sỏ khai trường dang tổn lại hiện nay ớ Minh Phú.
20


Đầu tư xử lý bụi trong xưởng tuyển kaolin đế giảm khả năng gây ra
bệnh tật, nhất là các bệnh về phổi và khí quản đối với những người trực tiếp
lao động.
Đầu tư nâng cấp đường vào các khai trường khai thác kaolin đế giám
tôn thât vê cơ sớ hạ tầng và cải thiện cánh quan. Tuyến đường đẩu tiên cần
đầu tư là 1,5 km đường từ tỉnh lộ 35 bắt đầu từ thôn Phú Cường vào các
moong khai thác Phú Thịnh.
3.3.2. C Á C GIẨỈ PH ÁP Q U Y HOẠCH Q U Ả N LÝ TÀI N G U Y Ê N MỒI TRƯỜNG

a. Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên liên quan
Phần lớn hoạt động khai thác kaolin ở Sóc Son thời gian qua mang
tính chất tự phát, nhất là hoạt động khai thác kaolin ở Minh Phú và Minh
Trí. Do vậy, hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác kaolin ở đây thấp và
tác động môi trường của quá trình khai thác đã lên đến mức báo động trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, chính quyền huyện nên tiến

hành quy hoạch khai thác và sử dụng kaolin lâu dài theo các nội dụng :
Quy hoạch các khai trường khai thác và quy hoạch quản lý, san lấp
phục hổi cánh quan và tài nguyên đất khai trường sau sau khi kết thúc khai
thác.
Quy hoạch đấu tư gia tăng tỷ trọng các cơ sở chế biến và sứ dụng
kaolin, trước hết là đầu tư bổ sung một cơ sở chế biến kaolin tại địa bàn
xã Minh Phú, đầu tư các dây truyền sán xuất gạch ceramic tại địa hàn
huyện Sóc Sơn.
Quy hoạch đầu tư nâng cấp đường giao thông vào các khai trường,
đặc biệt là đường giao thông vào các khai trường khai thác kaolin ở các
xã Minh Phú và Minh Trí.
b. Các công cụ kinh tẽ môi trường
Chính quyền địa phương có thế sử dụng các công cụ kinh tế mồi
trường để tăng cường hiệu quả quán lý hành chính và giám thiếu thiệt hại
m ô i trường, như : địa tô tài n g u y ên k h oá n g san, xứ lý phạt tiền đổi với các

doanh nghiệp vi phạm quy định môi trường, khuyến khích hình thành các
trang trại trên các khai trường sau khi kết thúc khai thác.
Địa tô tài nguyên khoáng sán kaolin xây dựng trên cơ sỡ giao khoán
toàn bộ trữ lượng tài nguyên khoáng sán của từng khu vực cho từng doanh
nghiệp. Theo đó, số tiền thuế của doanh nghiệp khai thác sẽ được tính toán
bằng số tiền địa tô tính cho toàn bộ trữ lượng công nghiệp của khu vực. thay
cho tiền thuế tài nguyên khoáng sán tình bằng khối lượng kaolin khai thác
được.
Các vi phạm về mòi trường của các chủ khai thác ( đổ đất thải không
th eo q u y h o ạ ch , khai thác vào cúc khu vực chưa được cấp phép, trốn tránh

nộp tiền phục hồi cơ sở hạ tầng sẽ bị kiểm tra và phạt theo các quy định
hành chính. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thế sứ dụng hình
thức đình chỉ khai thác và thu hồi 2 Íấv phếp khai thác cua doanh Hiihiệp vi

phạm.
21


×