Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

điều tra, đánh giá các biện pháp quản lý rác thải rắn và nước thải bệnh viện đa khoa huyện sóc sơn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ GIANG



ðIỀU TRA, ðÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
RÁC THẢI RẮN VÀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ðA KHOA
HUYỆN SÓC SƠN THÀNH PHỐ HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ GIANG


ðIỀU TRA, ðÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
RÁC THẢI RẮN VÀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ðA KHOA
HUYỆN SÓC SƠN THÀNH PHỐ HÀ NỘI




CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ðỖ NGUYÊN HẢI



HÀ NỘI, NĂM 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong

bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ trong quá trình thực hiện luận
văn ñã ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn ñã chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Giang
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS ðỗ Nguyên Hải, người
ñã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề
tài và hoàn chỉnh luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên và
Môi trường, Ban quản lý ñào tạo, trường ñại học Nông Nghiệp Hà Nội và
lãnh ñạo, cán bộ công nhân viên của bệnh viện ña khoa Sóc Sơn ñã tạo ñiều
kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả




Nguyễn Thị Giang
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC

s
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu ñồ ix
Danh mục sơ ñồ ix
ðẶT VẤN ðỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan về vấn ñề nghiên cứu 3
1.1.1 Một số ñịnh nghĩa về chất thải y tế 3
1.1.2 Phân loại chất thải y tế 3
1.1.3 Khối lượng và thành phần CTRYT 5
1.1.4 Nguồn phát sinh và ñặc tính nước thải bệnh viện 9
1.2 Thực trạng quản lý và xử lý RT và NT y tế trên Thế giới và
Việt Nam 14
1.2.1 Thực trạng quản lý và xử lý RTYT trên Thế giới 14
1.2.2 Thực trạng quản lý RTYT tại Việt Nam 16
1.2.3 Thực trạng nước thải bệnh viện trên thế giới và Việt Nam 20
1.3 Ảnh hưởng của RT và NTYT tới sức khoẻ con người và môi
trường 24
1.3.1 Mối nguy hại về sức khỏe. 25
1.3.2 ðối với môi trường sinh thái. 26

1.4 Cơ sở pháp lý về quản lý và xử lý CT và NT y tế 28
1.5 Tình hình quản lý và xử lý RT, NT bệnh viện ở Việt Nam 30
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

Chương 2 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 32
2.1 ðối tượng nghiên cứu 32
2.2 Phạm vi nghiên cứu. 32
2.2.1 Phạm vi không gian. 32
2.2.2 Phạm vi thời gian. 32
2.3 Nội dung nghiên cứu 32
2.3.1 Mô tả về bệnh viện và tình hình hoạt ñộng của bệnh viện ña khoa
Sóc Sơn. 32
2.3.2 Thực trạng phát sinh rác thải, nước thải tại bệnh viện huyện Sóc Sơn 32
2.3.3 Thực trạng công tác quản lý rác thải và nước thải tại bệnh viện
Sóc Sơn. 33
2.3.4 ðề xuất những giải pháp cho công tác quản lý, xử lý rác thải,
nước thải của bệnh viên ña khoa Sóc Sơn. 33
2.4 Phương pháp nghiên cứu 33
2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: 33
2.4.2 Phương pháp ñiều tra, thu thập số liệu. 33
2.4.3 Phương pháp thống kê 34
2.4.4 Phương pháp ñánh giá 34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng ñến bệnh viện. 35
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 35
3.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 36
3.2 Tổng quan về bệnh viện ña khoa Sóc Sơn 40
3.2.1 Khái quát về bệnh viện ña khoa Sóc Sơn 40

3.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện 41
3.2.3 Quy mô, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện. 42
3.3 Hiện trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Sóc Sơn 44
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

3.3.1 Nguồn phát sinh chất thải 44
3.3.2 Khối lượng và thành phần chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện 44
3.4 Hệ thống quản lý, xử lý RTYT của bệnh viện 49
3.4.1 Công tác thu gom, phân loại, vận chuyển rác thải 49
3.4.2 Công tác xử lý rác thải của bệnh viện 50
3.5 Thực trạng nước thải của bệnh viện ña khoa Sóc Sơn 51
3.5.1 Hiện trạng phát sinh nước thải 51
3.5.2 Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải của bệnh viện 52
3.6 Một số yếu tố liên quan ñến công tác quản lý, xử lý RT và NT tại
bệnh viện 55
3.6.1 Trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải y tế 55
3.6.2 Nhân lực 55
3.6.3 Những vấn ñề khó khăn trong công tác quản lý, xử lý CTRYT và
nước thải hiện nay tại bv ñk sóc sơn 58
3.7 Một số ñề xuất cho công tác quản lý CT, NTYT 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 Kết luận 61
2 Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 66
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CT Chất thải
CTR Chất thải rắn
CTRNH Chất thải rắn nguy hại
CTRYT Chất thải rắn y tế
CTYT Chất thải y tế
NTYT Nước thải y tế
RTYT Rác thải y tế
RTNH Rác thải nguy hại
CTNH Chất thải nguy hại
CTYTNH Chất thải y tế nguy hại
XLNT Xử lý nước thải
XLCT Xử lý chất thải
QCQL Quy chế quản lý
QLCT Quản lý chất thải
TC Tiêu chuẩn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
WHO Tổ chức y tế thế giới
BV Bệnh viện
BVðK Bệnh viện ña khoa
KCB Khám chữa bệnh
GB Giường bệnh
KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng

Trang
1.1 Lượng CTRYT phát sinh thay ñổi theo mức thu nhập 6

1.2 Lượng CTRYT phát sinh tại các bệnh viện 6

1.3 Khối lượng phát sinh CTR ở các khoa (kg/ ngày/ người) 7

1.4 Thành phần CTR bệnh viện ở Việt Nam 8

1.5 Nhu cầu tiêu thụ nước trong bệnh viện 9

1. 6 Nhu cầu sử dụng nước ñối với các hoạt ñộng trong bệnh viện 9

1.7 Lượng nước thải ở các bệnh viện 11

1.8 Thành phần và tính chất nước thải của một số bệnh viện ở Hà Nội 13

1.9 Các phương pháp xử lý CTYT tại Nhật Bản và số lượng công ty
áp dụng các phương pháp ñó 16

1.10 Quy hoạch mạng lưới BV giai ñoạn 2001-2010 và tầm nhìn 2020 22

1.11 Tình hình sử dụng nước tại một số bệnh viện ở Hà Nội 23

1.12 Kết quả thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế năm 2006 23

1.13 Các loại nhiễm khuẩn, tác nhân gây bệnh và ñường lây nhiễm 26

1.14 Tác ñộng của nước thải bệnh viện ñến môi trường. 28


3.1 Dân số lao ñộng của huyện Sóc Sơn 38

3.2 Lượng rác thải sinh hoạt từ năm 2007 ñến 2011 45

3.3 Thực trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện ña khoa Sóc Sơn 46

3.4 Tỷ lệ thành phần các loại rác trong bệnh viện ña khoa Sóc Sơn 47

3.5 Khối lượng rác phát sinh/ ngày của một số khoa tại bệnh viện 48

3.6 Lượng nước ñược sử dụng hàng ngày của bệnh viện (theo chỉ
tiêu giường bệnh) 52

3.7 Thực trạng hệ thống thu gom nước thải 53

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

3.8 Chất lượng nước thải BV ðK Sóc Sơn năm 2011 54

3.9 Số người ñược tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế 56

3.10 Hiểu biết của cán bộ nhân viên trong BV về công tác XLRT,
NTYT 57

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

DANH MỤC BIỂU ðỒ



STT Tên biểu ñồ
Trang
3.1 So sánh cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2007 -2011 37
3.2 Số lượng giường bệnh và nhân lực của bệnh viện qua các năm 43
3.3 Khối lượng rác thải sinh hoạt từ năm 2007 ñến 2011 45
3.4 Tỷ lệ thành phần các loại rác 47
3.5 Hiểu biết của cán bộ nhân viên BV về công tác XLNT y tế 57


DANH MỤC SƠ ðỒ
STT Tên sơ ñồ
Trang
1.1 Quy trình xử lý rác thải chung ở các bệnh viện 18
3.1 Nguồn phát sinh chất thải bệnh viện 44
3.2 Nguồn phát sinh và hệ thống thu gom nước thải trong bệnh viện 51
3.3 Hệ thống quản lý chất thải y tế tại bệnh viện 56
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

ðẶT VẤN ðỀ

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Môi trường ñang là mối quan tâm hàng ñầu của con người. Xã hội ngày
càng phát triển kéo theo nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, việc bảo
vệ sức khỏe cũng ñược chú ý hơn.Việc phát triển và gia tăng các bệnh viện ñể
ñáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ của người dân là việc
làm ñúng ñắn tuy nhiên tình trạng gia tăng rác thải sinh hoạt và rác thải y tế
tại các bệnh viện cũng như công tác quản lý và xử lý rác thải y tế, nước thải
chưa ñược quan tâm ñúng mức ñang gây nên nhiều bức xúc cho cộng ñồng và

góp phần gây ra những nguy cơ tiềm ẩn khôn lường cho môi trường. Theo
thống kê của Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), hiện cả nước có khoảng
13000 bệnh viện và phòng khám tư nhân có giường bệnh. Mỗi ngày, các bệnh
viện thuộc tuyến trung ương và tuyến ñịa phương thải ra khoảng 40 tấn rác
thải và khoảng 30.000 ñến 100.000m
3
nước thải bệnh viện. Bệnh viện ña khoa
huyện Sóc Sơn là bệnh viện tuyến huyện của thành phố Hà Nội ñược thành
lập từ năm 2007. Trong những năm gần ñây bệnh viện ña khoa (BVðK) Sóc
Sơn ñược mở rộng hơn cũng như ñược quan tâm ñầu tư về trang thiết bị y tế,
chất lượng khám chữa bệnh ñược nâng lên và ngày càng phát triển. Cùng với
ñó lượng rác thải, nước thải xả ra môi trường ngày càng nhiều gây ảnh hưởng
tới môi trường xung quanh. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài: “ðiều tra, ñánh giá các biện pháp quản lý rác thải rắn và nước
thải bệnh viện ña khoa huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội.”
2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích
ðiều tra, ñánh giá, thực trạng quản lý rác thải và nước thải tại bệnh viện
ña khoa huyện Sóc Sơn.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

ðề xuất những giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
sống trong khu vực bệnh viện và môi trường xung quanh bệnh viện.
2.2. Yêu cầu
ðiều tra ñánh giá ñầy ñủ tình hình phát sinh rác thải và nước thải, phân
loại thành phần rác và nước thải tại bệnh viện ña khoa huyện Sóc Sơn.
Xác ñịnh thực trạng công tác quản lý rác thải và nước thải tại bệnh viện
ña khoa huyện Sóc Sơn và những vấn ñề trong công tác quản lý môi trường
nước thải và rác thải bệnh viện.

ðề xuất ñược những giải pháp cần thiết cho công tác quản lý rác thải và
nước thải tại bệnh viện ña khoa Sóc Sơn.


















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về vấn ñề nghiên cứu
1.1.1. Một số ñịnh nghĩa về chất thải y tế
Theo WHO, chất thải y tế là bất kỳ chất thải nào phát sinh trong việc
chẩn ñoán, ñiếu trị hoặc tiêm chủng cho người, ñộng vật trong bệnh viện,
phòng nghiên cứu hoặc trong thử nghiệm sinh học.

Chất thải rắn y tế (CTRYT): là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt ñộng
y tế như khám chữa bệnh, bào chế, sản xuất, ñào tạo nghiên cứu…
Chất thải rắn y tế thông thường: là CTRYT không chứa các chất và hợp
chất có một trong các ñặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất
khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. (16)
Chất thải rắn y tế nguy hại: là CTRYT có chứa các các chất và hợp chất
có một trong các ñặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác
gây nguy hại tới môi trường và sưc khỏe con người. (16)
1.1.2. Phân loại chất thải y tế
1.1.2.1. Phân loại theo hệ thống phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO)
Chất thải thông thường: là các chất thải không ñộc hại, về bản chất
tương tự như rác thải sinh hoạt.
Chất thải là bệnh phẩm: mô, cơ quan, phần tử bào thai người, xác ñộng
vật thí nghiệm, máu, dịch thể.
Chất thải chứa phóng xạ: chất thải từ các quá trình chiếu chụp X quang,
phân tích tạo hình cơ quan trong cơ thể, ñiều trị và khu trú khối u…
Chất thải hóa học: có tác dụng ñộc hại, ăn mòn, gây cháy hay nhiễm
ñộc gen hoặc không ñộc.
Chất thải nhiễm khuẩn: gồm các chất thải chứa các tác nhân gây bệnh
như vi sinh vật kiểm ñịnh, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu nhiễm
khuẩn…
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

Các vật sắc nhọn: chai lọ, lưỡi dao, kéo mổ…có thể gây thương tích
cho người và vật.
Dược liệu: dư thừa và quá hạn sử dụng.
1.1.2.2. Phân loại theo hệ thống phân loại của Việt Nam
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành theo Qð số 43/2007/Qð-
BYT ngày 30/11/2007 của bộ trưởng Bộ Y Tế thì chất thải trong các cơ sở y

tế ñược phân thành 5 nhóm dựa vào các ñặc ñiểm lý học, hóa học, sinh học và
tính chất nguy hại ñó là: - Chất thải lây nhiễm
- Chất thải hóa học nguy hại
- Chất thải phóng xạ
- Bình chứa áp suất
- Chất thải thông thường
a- Chất thải lây nhiễm:
- Chất thải sắc nhọn (Loại A) : Là chất thải có thể gây ra các vết cắt
hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, ñầu sắc nhọn
của dây truyền, lưỡi dao mổ, ñinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ
và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt ñộng y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm
máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh
cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ ñựng, dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ
thể người; rau thai, bào thai và xác ñộng vật thí nghiệm.
b- Chất thải hóa học nguy hại
Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (phụ lục 1).
Chất gây ñộc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

thuốc gây ñộc tế bào và các chất tiết từ người bệnh ñược ñiều trị bằng hóa trị
liệu (Phụ lục 2).
Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt ñộng nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì
(từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các

khoa chẩn ñoán hình ảnh, xạ trị).
c- Chất thải phóng xạ
Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt ñộng
chẩn ñoán, ñiều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất ñánh dấu dùng trong chẩn ñoán
và ñiều trị ban hành kèm theo Quyết ñịnh số 43/2007/Qð- BYT ngày
03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ y tế.
d- Bình chứa áp suất
Bao gồm bình ñựng Oxy, CO
2
, bình ga, bình khí. Các bình này dễ gây
cháy nổ khi thiêu ñốt.
e- Chất thải thông thường: là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa
học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt ñộng chuyên môn y tế như các chai lọ thủy
tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín.
Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất thải nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật
liệu ñóng gói, thùng cacton, túi nilon, túy ñựng phim…
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. (16)
1.1.3 Khối lượng và thành phần CTRYT
1.1.3.1. Khối lượng CTRYT
Khối lượng CTRYT phát sinh thay ñổi tùy thuộc theo từng khu vực ñịa
lý và các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật bình thường, dịch bệnh,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

thảm họa ñột xuất; phụ thuộc vào phương pháp và thói quen của nhân viên y
tế trong việc khám, ñiều trị và chăm sóc bệnh nhân, số lượng người nhà thăm

nuôi, chăm sóc bệnh nhân. ðồng thời, lượng CTRYT phát sinh còn phụ thuộc
vào ñiều kiện kinh tế xã hội thể hiện qua mức thu nhập của từng nước, từng
ñịa phương (thể hiện qua bảng 1.1) cũng như quy mô của từng bệnh viện (thể
hiện trong bảng 1.2)
Bảng 1.1: Lượng CTRYT phát sinh thay ñổi theo mức thu nhập
Mức thu nhập
Tổng lượng CTR của bệnh
viện (kg/ giường bệnh/ ngày)

CTRNH của bệnh viện
(kg/ giường bệnh/ngày)
Nước thu nhập cao 1,2 – 12 0,4 – 5,5
Nước thu nhập TB 0,8 – 6 0,3 – 0,6
Nước thu nhập thấp

0,5 - 3 0,3 – 0,4
Nguồn: Ủy ban liên minh Châu Âu (1995), Durand(1995).

Theo kết quả khảo sát của Bộ y tế, lượng chất thải phát sinh tại các
bệnh viện như sau:
Bảng 1.2. Lượng CTRYT phát sinh tại các bệnh viện
Tuyến bệnh viện
Tổng lượng chất thải
(Kg/ giường bệnh/ ngày)
CTYT nguy hại
(Kg/ giường bệnh/ ngày)
Bệnh viện TW 0,97 0,16
Bệnh viện tỉnh 0,88 0,14
Bệnh viện huyện 0,73 0,11
Trung bình 0,86 0,14

(Nguồn: Quy chế quản lý chất thải y tế) (16)
Lượng chất thải phát sinh của các bệnh viện tuyến TW, tuyến tỉnh và
tuyến huyện có hệ số phát thải CTRYT dao ñộng khá lớn về tổng lượng thải
cũng như tỷ lệ chất thải nguy hại (CTNH), các khoa trong từng bệnh viện có
khối lượng chất thải phát sinh khác nhau tùy thuộc vào ñặc thù của từng khoa.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

Bảng 1.3: Khối lượng phát sinh CTR ở các khoa (kg/ ngày/ người)
Bệnh viện TW Bệnh viện tỉnh Bệnh viện huyện
Tuyến BV

Khoa
Tổng
lượng CT
CTYT
NH
Tổng
lượng CT

CTYT
NH
Tổng
lượng CT

CTY
TNH
Hồi sức cấp cứu 1,08 1,0 1,27 0,31 1,0 0,18
ðiều trị hệ nội 0,64 0,45 0,47 0,03 0,45 0,02
Khoa nhi 0,5 0,45 0,41 0,05 0,45 0,02

Khoa ñiều trị
ngoại
1,01 0,73 0,87 0,21 0,73 0,17
Khoa sản 0,82 0,74 0,95 0,22 0,74 0,17
Khoa mắt- TMH
– RHM
0,66 0,34 0,68 0,1 0,34 0,08
(Nguồn: Sở Y tế Hà Nội, 2007)

Lượng chất thải y tế (CTYT) trung bình/ giường bệnh hàng ngày của
khoa Hồi sức cấp cứu là khá cao so với lượng chất thải chung của toàn bệnh
viện tăng từ 0,2 – 0,3 kg/ giường bệnh/ ngày.
Lượng chất thải (CT) phát sinh tại khoa Nội và khoa Nhi ñều thấp hơn
tổng lượng CT trung bình trên toàn bệnh viện là do các khoa này chủ yếu ñiều
trị bằng thuốc, các kỹ thuật y tế tác dụng lên người bệnh cũng ít hơn các khoa
hồi sức cấp cứu, khoa ngoại
Khoa Ngoại và khoa Sản phát sinh CT cao hơn trung bình phát sinh CT
của bệnh viện và các khoa ñiều trị hệ Nội. Chất thải phát sinh ra tại các khoa
này chủ yếu là chất thải nhiễm khuẩn và chất thải từ các hoạt ñộng phẫu thuật.
Tại các phòng xét nghiệm: Huyết học, hóa sinh, vi sinh, giải phẫu bệnh
thì trung bình lượng phát thải sẽ không cao, chỉ khoảng 0,03kg/ giường bệnh/
ngày và thành phần chủ yếu là các mẫu bệnh phẩm thải bỏ, lam kính… và ống
nghiệm nuôi cấy vi khuẩn có tính nguy hại cao cần ñược xử lý sơ bộ trước khi
thải bỏ và tiêu hủy. (17)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

1.1.3.2. Thành phần CTRYT
Lượng chất thải phát sinh tại các cơ sở y tế mỗi ngày là không nhỏ.
Thành phần của chúng bao gồm: Kim tiêm

Thiết bị giải phẫu
Mô tế bào người hoặc ñộng vật
Xương
Nội tạng
Bào thai và hoặc các bộ phận cơ thể.
Bình, túi, các ống dẫn chứa các chất lỏng từ cơ thể.
Tất cả các vật dụng bị loại bỏ trong quá trình thăm khám và ñiều trị
chuyên khoa.
Trong các thành phần này có khoảng 75% - 80% CTR ñược phát sinh
là các chất thải không nguy hại có bản chất giống như chất thải sinh hoạt
thông thường, còn lại 20%- 25% là CTR nguy hại. Xét theo các ñặc trưng vật
lý của CTRNH thì ñộ ẩm của CTRNH khoảng 50%, tỷ lệ tro sau khi ñốt bằng
lò chuyên dụng khoảng 10,3% và tỷ trọng là 0,13 tấn/m
3
. (18)
Theo Vụ ñiều trị – Bộ Y tế thì thành phần của chất thải rắn bệnh viện ở
Việt Nam ñược thê hiện cụ thể:
Bảng 1.4: Thành phần CTR bệnh viện ở Việt Nam
STT Thành phần Tỷ lệ (%)
1 Giấy các loại 3,0
2 Kim loại, vỏ hộp 0,7
3
Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc,
bơm kim tiêm nhựa
3,2
4 Bông băng, bột bó 8,8
5 Chai, túi nhựa các loại 10,1
6 Bệnh phẩm 0,6
7 Rác hữu cơ 52,57
8 ðất ñá và các loại vật rắn khác 21,03

Tổng 100
(Nguồn: Chất thải rắn ñô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2001)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

1.1.4. Nguồn phát sinh và ñặc tính nước thải bệnh viện
1.1.4.1. Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện là các loại nước thải phát sinh ra từ các bệnh viện và
các cơ sở chăm sóc y tế gồm: nước thải phát sinh từ sinh hoạt của bệnh nhân,
người nhà ñến thăm và chăm sóc bệnh nhân, cán bộ và công nhân viên của bệnh
viện; chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, các hợp chất vô cơ…Nước thải là
nước mưa, khi mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích bệnh viện.
Nước thải từ hoạt ñộng khám và ñiều trị bệnh: nước thải từ các phòng
xét nghiệm (huyết học, xét nghiệm vi sinh, sinh hóa); khoa giải phẫu, khoa
sản, khoa X – Quang, khoa truyền nhiễm… ðây là nguồn tạo ra các chất thải
nguy hại.
Bảng 1.5. Nhu cầu tiêu thụ nước trong bệnh viện
ðối tượng
Số lượng
người
Nhu cầu tiêu thụ nước
(lit/người/ngày)
Bệnh nhân n 350 - 400
Cán bộ công nhân viên (0.8 – 1.1)n 150 – 200
Sinh viên thực tập, khách vãng lai (0.7 – 1)n 20 – 30
Nguồn: Bộ y tế, 2007[20]
Bảng 1. 6 Nhu cầu sử dụng nước ñối với các hoạt ñộng trong bệnh viện
Hoạt ñộng Tỷ lệ (%)
ðiều trị 18
Cán bộ công nhân viên sử dụng 12

Bệnh nhân tắm 10
Nấu nước, thức ăn 12
Giặt giũ 18
Lau nhà 15
Hao hụt, tổn thất 15
Nguồn: Bộ y tế, 2007 (20)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

Nước thải từ nước mưa
ðây là loại nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt bằng khuôn viên của
bệnh viện và lôi kéo các chất cặn bã, dầu mỡ,… khi ñi vào hệ thống thoát nước.
Chất lượng của loại nước thải này phụ thuộc vào ñộ sạch của khí quyển
và chất lượng môi trường hiện có trong khuôn viên bệnh viện.
Nếu khuôn viên trong bệnh viện ñược vệ sinh tốt thì lượng nước mưa
chảy tràn qua khu vực có mức ñộ bẩn thấp và ngược lại, nếu khuôn viên trong
bệnh viện không ñược vệ sinh tốt thì lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực
có mức ñộ bẩn cao.
Ở những nơi có mạng lưới tách nước mưa riêng biệt thì lượng nước
mưa này có thể tràn qua nắp ñậy các hố ga chảy vào hệ thống thoát nước thải
khi không có hiện tượng ngập úng sau mưa.
Nơi có mạng cống chung vừa thoát nước thải vừa thoát nước mưa. Hầu
hết ở các bệnh viện, cơ sở y tế của nước ta. Lượng nước chảy về nơi thoát
nước gồm nước thải sinh hoạt, nước thải từ khám và ñiều trị bệnh, nước ngầm
thâm nhập và một phần nước mưa.(22 )
Nước thải từ hoạt ñộng sinh hoạt trong bệnh viện.
Nước thải sinh họat là nước ñược thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục ñích
sinh hoạt: tắm, giặt giũ, vệ sinh cá nhân, lau chùi phòng làm việc, từ phòng
giặt tẩy của BV…
Lưu lượng thải của các bệnh viện trước hết phụ thuộc vào số giường

bệnh, ñiều kiện cấp nước, mức ñộ hiện ñại của bệnh viện, số lượng thân nhân
của người bệnh kèm theo và theo mùa (nóng, lạnh, thời ñiểm bùng phát dịch
bệnh). Theo Metcalf và Eddy, tiêu chuẩn thải của bệnh viện là 473 – 908
lít/ngày (trị số tiêu biểu là 625 lít/ngày) cho một giường bệnh.
Hàng ngày, lượng nước cần cho nhu cầu sinh hoạt trong bệnh viện của
cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chiếm một lượng khá
lớn khoảng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt. Nước thải thường chứa những
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

tạp chất khác nhau, bao gồm 52% chất hữu cơ, 48% chất vô cơ, ngoài ra còn
chứa nhiều loại VSV gây bệnh mà phần lớn là vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ,
thương hàn…[14]
Các bệnh viện có quy mô khác nhau, lượng nước cấp và nước thải ra
khác nhau. Theo thông kê của Bộ y tế trong “Kết quả khảo sát hiện trạng xử
lý chất thải tại 80 bệnh viện – 2007” , lượng nước thải ở các bệnh viện ñược
ñưa ra trong bảng.
Bảng 1. 7 Lượng nước thải ở các bệnh viện
TT

Quy mô giường bệnh
Lượng nước dùng
(l/người/ngày)
Lượng nước thải

(m
3
/ngày)
1 <100 700 70
2 100 – 300 700 100 – 200

3 300 – 500 600 200 – 300
4 500 – 700 600 300 – 450
5 >700 600 >500
6 BV kết hợp nghiên cứu và ñào tạo 1000 -
Nguồn: Bộ y tế, 2007[20]

Danh mục nước truyền bệnh "ñầu bảng" chính là nước xả từ hoạt ñộng
khám và ñiều trị bệnh của các bệnh viện. Các chuyên gia trong ngành y tế ñều
cho biết, các vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải bệnh viện ñều ở mức khá
cao, ñặc biệt là vi khuẩn, tụ cầu, liên cầu v.v… với các nguy cơ nhiễm virus
ñường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip và nấm các loại.
Nước thải từ hoạt ñộng này không chỉ chứa vi trùng gây bệnh mà có thể
chứa cả chất phóng xạ, cặn lơ lửng, chất hữu cơ hòa tan, ñược tạo ra từ các
khâu khác nhau như xét nghiệm, giải phẫu, phụ sản, nhi, súc rửa các dụng cụ
y khoa…
Khoa phụ sản: nước thải chứa máu và các tạp chất khác.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

Khoa giải phẫu: nước rửa các mô, tạng tế bào.
Khoa X – Quang: nước rửa phim.
ðiều trị khối u: nước thải chứa hóa chất và chất phóng xạ.
Khoa xét nghiệm: xét nghiệm huyết học, sinh hóa chứa chất dịch sinh
học (nước tiểu, dịch sinh học, hóa chất…); xét nghiệm vi sinh (vi khuẩn,
virus, ký sinh trùng, hóa chất, nấm, chất dịch sinh học).
Trong Qð số 23/2006/ Qð – BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 ban
danh mục chất thải nguy hại thì chất thải y tế nằm trong danh mục chất thải
nguy hại.
Nước thải từ các công trình phụ trợ khác
Nước thải từ các công trình phụ trợ khác như máy phát ñiện dự phòng,

khu vực rửa xe, gara ôtô…
1.1.4.2. ðặc trưng của nước thải bệnh viện.
Thành phần của nước thải bệnh viện gồm các chất hữu cơ; các chất
dinh dưỡng của nitơ (N), phốtpho (P); các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi
khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ôxy hòa
tan trong nước, ảnh hưởng tới ñời sống của ñộng, thực vật thủy sinh. Song các
chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ
phân hủy ñược xác ñịnh gián tiếp thông qua nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD) của
nước thải.
Thông thường, ñể ñánh giá ñộ nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước
thải, người ta thường lấy trị số BOD. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra
hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống
trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra ñộ ñục của nước, tạo
sự lắng ñọng cặn làm tắc nghẽn cống và ñường ống, máng dẫn. Nước thải
bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây
bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus ñường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí
sinh trùng, amip, nấm…Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

ñờm, phân của người bệnh; Các loại hóa chất ñộc hại từ cơ thể và chế phẩm
ñiều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, 80% nước thải từ
bệnh viện là nước thải bình thường (tương tự nước thải sinh hoạt) chỉ có 20%
là những chất thải nguy hại bao gồm chất thải nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân,
các sản phẩm của máu, các mẫu chẩn ñoán bị hủy, hóa chất phát sinh từ trong
quá trình giải phẫu, lọc máu, hút máu, bảo quản các mẫu xét nghiệm, khử
khuẩn. Với 20% chất thải nguy hại này cũng ñủ ñể các vi trùng gây bệnh lây
lan ra môi trường xung quanh. ðặc biệt, nếu các loại thuốc ñiều trị bệnh ung
thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng… không ñược xử lý ñúng mà

ñã xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người
tiếp xúc với chúng.
Bảng 1. 8 Thành phần và tính chất nước thải của một số bệnh viện ở Hà Nội
Các chỉ tiêu phân tích ðơn vị Lao T.Ư BV 354
Bạch
Mai
BV Nhi
Lưu lượng nước thải m
3
/ng.ñ 160 130 1200 170
pH - 7,21 8,05 7,26 7,03
HL cặn lơ lửng mg/l 96 90 80 92
ðộ ñục NTU 135 149 - -
BOD
5
mg/l 195 180 160 190
COD mg/l 260 250 210 240
DO mg/l 1,4 1,5 1,6 1,17
NH
4
+
mg/l 12,5 14,0 4,3 14
PO
4
3-
mg/l 3,02 3,02 5,2 3,9
Tổng số Coliform MPN/10ml 1,8 x10
6
1,0x10
6

220x10
4
1,8 x10
6

Vi khuẩn kỵ khí VK/ml 8 x10
7
6 x10
7
760 7 x10
8

Nguồn: Nguyễn Duy Bảo, 2008[12]
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

1.2. Thực trạng quản lý và xử lý RT và NT y tế trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Thực trạng quản lý và xử lý RTYT trên Thế giới
Trên thế giới quản lý rác thải bệnh viện ñược nhiều quốc gia quan tâm
và tiến hành một cách triệt ñể từ rất lâu. Về quản lý, một loạt chính sách, quy
ñịnh ñã ñược ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này.
Các hoạt ñộng phân loại, thu gom, lưu giữ ñược thực hiện nghiêm ngặt
theo quy ñịnh ñặc biệt là các nước phát triển.
ðối với nước thải, biện pháp xử lý phổ biến và ñạt hiệu quả cao là biện
pháp sinh học. Trong khi ñó, biện pháp xử lý rác thải thì khó khăn và phức
tạp hơn do khối lượng lớn và thành phần phức tạp. ðối với rác thải y tế ít
nguy hại, biện pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp, còn với rác thải y tế nguy hại
thì biện pháp chủ yếu là ñốt. Công nghệ ñốt ở các nước phát triển ñược thực
hiện cẩn thận và hiệu quả.
1.2.1.1. Mỹ

Các bệnh viện tại Mỹ mỗi năm thải ra trung bình khoảng 2 triệu tấn
chất thải. Theo hiệp hội các bệnh viện của Mỹ AHA (American Hospital
Assiciation), khoảng 15% lượng chất thải y tế ñược coi là chất thải lây nhiễm
và ñược phân loại riêng ñồng thời cũng có những quy ñịnh cho việc xử lý
chúng. Các phương pháp xử lý CTYT truyền thống là ñốt và khử trùng. Các
phương pháp này giúp tiệt trùng chất thải ở nhiệt ñộ cao trước khi ñem chôn
lấp. Chất thải lây nhiễm ñược quy ñịnh theo từng bang.
California là một trong số những bang của Mỹ có quy ñịnh nghiêm
ngặt về môi trường ñã quy ñịnh cuối năm 1995 phải giảm 25% lượng rác thải
bằng xử lý chôn lấp và ñến năm 2000 thì phải giảm 50%. Những cơ sở không
tuân thủ sẽ bị phạt tài chính vì vậy các bệnh viện tại California ñã sử dụng
phương pháp mới trong việc xử lý chất thải.
Một sản phẩm ñược nghiên cứu với mục ñính cung cấp cho các bệnh

×