Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Nghiên cứu, đánh giá và định hướng phát triển một số mô hình kinh tế trang trại góp phần xoá đói giảm nghèo trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.5 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC Q UỐ C G IA H À NỘI
TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C K H O A H Ọ C T ự NH IÊN

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI
GÓP PHẦN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN
' (LẤV VÍ DỤ HUYỆN CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG)

MÃ SỐ QT - 01 - 49

Chủ trì đề tài: PGS.TS. Đinh Văn Thanh
Các cán bộ phối hợp:
GVC. Nguyễn Xuân Trường
TS. Phạm Quang Anh
ThS. Vũ Thị Hoa
CN. Đinh Xuân Thành
CN. Nguyễn Thị Liên
CN. Hoàng Thị Thu Hưcmg
I ũa: i-'C"
‘trijn'T am i:l.
H À N Ộ I 2003

D l/ 2 0 5

'
.,


DÈ TẢI NGHIÊN c ú u KHOA HOC
BÁO CÁO TÓM TẮT


NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT s ố MÔ
HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI GÓP PHẦN XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN
(VÍ DỤ HUYỆN CHÍ LINH TỈNH HẢI DUƠNG)
Mã số QT - 01 - 49
Chủ trì đề tài: PGS.TS. Đinh Văn Thanh
Các cán bộ phối hợp:
TS. Phạm Quang Anh
GVC. Nguyễn Xuân Trường
ThS. Vũ Thị Hoa
CN. Đinh Xuân Thành
CN. Nguyển Thị Liên
CN. Hoàng Thị Thu Hương.
Mục tiẻu và nội dung nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài QT - 01 - 49 là làm sáng tỏ về mặt lý luận, đế
nhận thức đúng đắn về bản chất, tính chất các kiểu, loại hình tổ chức các mô hình
kinh tế trang trại (KTTT) ngày nay ở nước ta. Nghiên cứu. đánh giá các điều kiện tự
nhiên, cũng như kinh tế - xã hội nhàn vân ờ huvên Chí Linh, tinh Hải Duơng nhầm
mục đích cho phát triển các mô hình kinh tế trang trại. Muc tiêu nghiên cứu cúa đề
tài còn nhằm xác lập các mố hình kinh tế trang trại phù hợp và hiệu qua cho từng
vùng lãnh thổ cụ thể trên địa bàn huyện Chí Linh.
Nói dung nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xác lập và tổ chức lãnh thổ sản xuất
hợp lý các mỏ hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Chí Linh tính Hải Dương.
Để tài được thực hiện với nội dung gồm 5 chương với các nội dung chính sau đây:
Chương 1 và 2 : Trình bày những vấn để lý luận cơ bản về kinh tê trang trại và
những kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một sô nước châu Á. Nhận thức
đúng đán về kinh tế trang trại hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn
phải như một mô hình tổ chức lãnh thổ sản xuất trong đó thể hiện các mối quan hệ,
tác động qua lại giữa các hoạt động kinh tế của con người với điều kiện tự nhièn, tài

nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, chính sách, nhu cầu thị trường ... nhầm sản xuất
ra vài loại sản phẩm hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng cho nhu cầu thị
trường.


ĐẾ TẢI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
với các sản phẩm là gỗ, lâm sản và cây ăn quả; cây ãn quả và thịt gia súc; các mỏ
hình với sản phẩm là gia súc, gia cầm và thuỷ sản và các mỏ hình kinh tế trang trại
nông - công nghiệp chế biến liên doanh.
Chương 5: Đề tài giải quyết vấn để phát triển các vùng chuyên canh nông lâm - ngư nghiệp hàng hoá cùng với các mô hình kinh tế trang trại điển hình gắn với
từng vùng.
Kết quả nghiên cứu đã xác định trên địa bàn huyện đang hlnh thành và phát
triển ba vùng chuyên canh với những hướng sản xuất chuyên môn hoá khác nhau
cùng với các mô hình kinh tế trang trại điển hình phù hợp là:
Vùng chuyên canh phía Bắc của huyện gồm địa bàn các xã; Hoàng Hoa
Thám, phía Bắc xã Bắc An, xã Hàng Tiến, thị trấn Nông trường... với các mô hình
kinh tế nõng - lâm kết hợp với sản phẩm hàng hoá là gỗ, lâm sản, cây ãn quả, thịt
gia súc,
Vùng chuyên canh khu vực trung tâm huyện gồm địa bàn các xã Cộng Hoà,
Lê Lợi. Hưng Đạo, Bắc An. Vãn An... với các mô hình kinh tế trang trại cho sản
phám hàng hoá là cây ăn quả đặc sản thịt, sữa gia súc.
Vùng chuyên canh nông nghiệp phía Nam của huyện gồm các xã còn lại với
các mô hình kinh tế trang trại cho sản phẩm hàng hoá là lương thực thực phẩm, cây
công nghiệp ngấn ngày, gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Sự phát triển kinh tế trang trại ớ Chí Linh Hải Dương là tất yếu với xu thế
ngàv càng mạnh cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của cả nước.
Nhưng kinh tê' trang trại muốn đạt hiệu quả cao, muốn được nhân lên cùng với nhịp
điệu tăna trường kinh tế thì còn phải quan tâm giải quyết nhiểu vấn đề khó khăn và
thử thách. Một trong những khó khăn thách thức là sự bấp bênh và bế tắc của khâu
đầu ra của các sản phẩm hàng hoá, thiếu vốn đầu tư, thiếu đất canh tác và sự suy

thoái tài nguvèn môi trường.
Các kết quả đạt được
Để tài QT - 01 - 49 đươc triển khai từ tháng 1/2002 kết thúc vào tháng 12/2003.
Để tài đã hoàn thành 01 báo cáo lớn gồm 75 trang, 04 bản đổ, 25 biểu bảng
và 17 sơ đồ.
Đã có hai báo cáo khoa học tại hội nghị của trường Đại học Khoa học Tự
nhiên 2002
Đã đào tạo được 04 cử nhân khoa học trong đó một cử nhân khoa học tài
năng khoá II
Đã gửi đăng 02 bài báo khoa học trong đó 01 bài cho tap chí khoa học Địa lý
Nhản văn và 01 bài cho tạp chí kinh tế.


DÊ TẢI NGHIÊN cứu KHOA HỌC
Hướng dẫn 02 sinh viẻn K43 và 01 sinh viên K44 báo cáo khoa học sinh viên
2002 - 2003 dựa trên nguồn tài liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài.
Tinh hình kinh phí thực hiện đề tài.
Tổng kinh phí: 14.600.000 đồng
Đã hoàn toàn quyết toán

PGS.TS. Nguyễn Cao Huản

PGS.TS. Đinh Văn Thanh


DC TÀI NGHIÊN cứu KHOA HỌC
ABSTRACT
a) The name o f project
RESEARCH, ASSESMENT AND ORIENTATION OF DEVELOPMENT OF
SOME FARM ECONOMIC MODELS TO CONTRIBUTE DECREASING OF POOR

DURING RURAL INDUSTRIALIZATION PROCEES
(EXAMPLE IN CHI LINH DISTRICT, HAI DUONG PROVINCE).
Code QT- 01- 49
b) Presider: Assistant Professer. D octer. Dinh Van Thanh
c) M embers:

Nguyen Xuan Truong
Phạm Quang Anh
Vu Thi Hoa
Dinh Xuan Thanh
Nguyen Thi Lien
Hoang Thi Thu Huong

d) The aim and content o f studying


The studying aim of QT-01-49 project is clearing the theory,

understanding clearly about essence, property and types of farm economic models in
Vietnam now. It is necessary to study and asses the nature and economic-social
conditions in ChiLinh distric, Hai Duong province to develope the farm economic
models stably. In addition, studying this project in order to establish the suitable and
effective farm economic models in indivisual areas of Chi Linh province.


The content o f the project

This project consits of 5 chapters.
Chapter 1 and 2 mention to basic theory of farm economy and developmental
experiences about farm economy of some countries in Asia.

Now, in the rural industrializative process, farm economy plays as territorialproductive organized model. It consits of relation, reaction between economic actions
of human with nature condition, nature resources, economy-


DÈ TẢI

NGHIÊN c ứ u

KHOA

HỌC

society, polictics, market,...All this in order to produce which has high economic result
and meet market’s needs.
Today, farm economy differents from that in the past because, now it is family
economic model. Farmers always play a determined role in the success or failing of
farm. He is not only versatile director but also a finacer, worker,... to manage farm
actively and competitively in the market.
To construct the farm, the first, the labors must have thirst for richness,
knowledge, experience on business and production. The second, the policies and lines
of goverment are important to speed up the development of farm. Finanly, the
development of farm depends on size, property and valuable of nature condition as
soil, climate, water....
Farm economic is agricultural productive model which has high result and
devoloped for many decades in Asia. The development of farm economic is
indispensable in rural industrialization procees. The higher industrialization is, the more
developmental farm economics are.
Farms have variety size from lower lha to higher lOha. Farms can be developed
successfully in any area depending on the knowleged of farmers.
Chapter 3 and 4 analyse, assese nature and economic- social conditions and real

situation of farm economy in ChiLinh district. In addition, theme orient the
development of farm economy in this area..
The analysis and assesment show that not only nature condition (land,
clamate, water,...) but also economical- social conditions (population, labor, policy,...)
are good for development of farm econom y. The north villages as Hoang Hoa Tham,
Bac An, Le Loi, Cong Hoa,... have many good conditions for development of middle
and large farms because this villages have large soil fund which suit fruit-tree. The
south villages suit small farm because of small capital and soil fund.
The analysis and assesment show that the best farm models are:
+ wood-forest products- fruit-tree
+ Fruit tree- cattle meat
+ Cattle- poultry- aquatic product
________ +A gncu|ture- processing industry.

_________________________


DẾ TẢI NGHIÊN CỨU KHOA. HỌC
The chapter 5 solves the development of area specializing in agricultureforestry-pisciculture cultivation with symbolic farm models in indivisual area.
In ChiLinh province, there are 3 area specializing cultivations with specialized
production and symbolic farm models.
The north area specializing cultivations consits of Hoang Hoa Tham, north Bac
An. Hoang Tien, Nong Truong town,... The symbolic farm models of this area is
agriculture- forestry models with wood, forest, fruit-tree, callte meat products.
The south area specializing cultivations in agriculture consits of the rest villages.
The farms in this area produce foods, short-time industrial trees, cattles, poultry,
aquatic products,...
The development of farm economy in Chi Linh district, Hai Duong province is
indispensable in the industrializative process of our country. But to achieve high
results, it is necessary to solve the difficult problems. The difficult problems are selling

of products,

lacking of capital investment and cultivated soil, the regression of

resources and environment
e. The results
The project QT-01-49 started at 01/2002 and will finish at 12/2003..
This project has completed one report consiting of 75 pages. 4 maps, 25 tables
and 17 diagram.
There are 2 scientific reports at conference of Hanoi University of Sciences in
2002.

This project has trained 4 Bachelor, in there one is honourable bachelor fourth
term.
There are 2 articles which advertise in human geography journal and 1 articles in
Economic journal.
f. expenditure on project
Total expenditure:
Expenditure drew the balancesheet:


MỤC LỤC
Báo cáo tóm ỉắt
Abstract
Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang tr ạ i.................................. 1
1.1. Bản chất của kinh tế trang trại..................................................... ............................... 1
1.2. Những đặc trưng của kinh tế trang trại.....................................................................2
1.3. Những nhân tố hình thành các mô hình kinh tế trang trại...................................... 4

1.4. Hai tiêu chuẩn để khẳng định thế nào là một trang trại..........................................7
1.5. Sự phát triển tất yếu của kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá........... 8
1.6. Hiệu quả của kinh tế trang trại.................................................................................11
Chương 2. Kinh tế trang trại một số nước châu á và những kinh nghiệm phát
triển kinh tế trang trại ở Việt N am ............................................................................... 15
2.1. Khái quát về kinh tế trang trại ở một số nước châu Á ........................................... 15
2.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về phát triển kinh tế trang trại.... 19
2.3. Dự báo xu hướng phát triển của kinh tế trang trại................................................. 22
Chương 3. Phản tích các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, nhân văn với vấn đề phát
triển kinh tế trang trại ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương..................................... 24
3.1. Các nguồn lực tự nhiên tác động đến hình thành kinh tế trang trại ở Chí Linh....24
3.2. Các nguồn lực kinh tế, nhân văn tác động đến hình thành các mò hình kinh tế
trang trại của huyện Chí Linh...........................................................................................30
3.3. Đánh giá chung về các nguồn lực vói vấn đề phát triển kinh tế trang trại ở Chí
Linh...................................................................................................................................... 36
Chương 4. Thực trạng và định hướng phát triển các mô hình kinh tế trang trại
ở huyện Chí L inh..............................................................................................................38
4.1. Thực trạng và xu hướng phát triển cùa ngành trồng trọ t........................................ 38
4.2. Thực trạng và xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi........................................ 42
4.3. Thực trạng và xu hướng phát triển của ngành lâm nghiệp...................................... 44
4.4. Thực trạng và hiệu quả phát triển các mô hình kinh tế trang t r ạ i ......................... 46
Chương 5. Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp Các mô hình kinh tế trang
trại........................................................................................................................................58
5.1. Các cơ sở để xác lập mổ hình......................... ;......................................................... 58
5.2. Xác lập các vùng chuyên canh nông - lâm - ngư nghiệp hàng h o á ....................... 58
5.3 Tổ chức lãnh thổ sản xuất các mô hình kinh tế trang trại điển hình...................... 61
5.4. Những đóng góp lớn và các khó khăn thách thức cùng với các gii pháp tiếp tục
phát triển kinh tế trang trạ i................................................................................................ 67



5.5. Định hướng hoàn thiện và phát triển các mô hình kinh tế trang trại ở huyện Chí
Linh , tỉnh Hải Dương........................................................................................................68
Kết lu ậ n ............................................................................................................................. 71
Tài liệu tham k h ả o ..........................................................................................................73
Phụ lục


LỜI MỞ ĐẦU

Nhiều thế kỷ qua, trang trại là mô hình sản xuất phổ biến trong nền
nông nghiệp thế giới. Đến nay ở các nước công nghiệp cũng như các nước
đang phát triển vị trí của trang trại đã được khẳng định.
ở nước ta trang trại đã được hình thành từ 600 năm trước đây đó là
những trang trại nông nghiệp được phát triển từ thời Lý Trần, nhằm giải
quyết vấn đề sinh tổn và quốc phòng ở các vùng biên giới, tiếp đến íà các
đồn điền trồng cây công nghiệp dưới thời Pháp và Mỹ- Nguỵ đểu sản xuất
và kinh doanh có hiệu quả.
Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, nhất là sau khi có nghị quyết 10 (1988)
giao quyển tự chủ trong sản xuất và phân phối cho các hộ nông dân, bằng
những thể chế về sử dụng đất đai 1993, về hợp tác xã nông nghiệp 1996
v.v... Các trang trại ở nước ta đã phát triển mạnh.
Kinh tế trang trại ở nước ta trong những năm gần đây đã có những
bước phát triển đáng khích lệ, đã khẳng định được chỗ đứng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tuy nhiên kinh tế trang trại ở nước
ta hiện còn phải đối mặt với nhiều thử thách, vấn đề đặt ra cần phải nghiên
cứu xác lập một mô hình kinh tế trang trại với quy mô hợp lý cho từng vùng
lãnh thổ, các điều kiện hình thành và phát triển bền vững cho các trang trại
trong nền kinh tế hàng hoá và thị trường.



DC TÀI NGHẼN CỨU KHOA HỌC

CHƯƠNG 1
NHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỀ KINH TÊ TRANG TRẠI

1.1. Bản chất của kinh tế trang trại
Trước hết cẩn phân biột hai khái niệm “trang trại” và “kinh tế trang trại”.
Trang trại là những cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong một loại hình tổ
chức sản xuất nhất định, đó là các hoạt động sản xuất kinh doanh trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp v.v... Nhưng nếu chỉ là trang trại thì chưa thể hiện được vai trò
kinh tế - xã hội của nó trong các mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa các trang trại với
nhau trong hệ thống kinh tế của cả nước.
Kinh tế trang trại là biểu hiện tổng hợp của các mối quan hệ giữa các trang
trại với nhau, giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế, với Nhà nước, với thị
trường, với môi trường, với khoa học - kỹ thuật, với tâm lý nhân văn, tất cả được
quvện vào nhau trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá hiệu
quả kinh tế cao về kinh tế, về mồi trường ...
Kinh tế trang trại là mô hình tổ chức ỉãnh thổ sản xuất, trong đó thể hiện các
mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động kinh tê của con người trẻn phạm vi
không gian nhất định với các nguồn tài nguyên tự nhiên sẩn có như đất đai, khí hậu.
nguổn nước, đồng thời chịu tác động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội
như cơ chế, chính sách, nhu cầu thị trường nhằm sản xuất ra một hoác vài loại sản
phẩm hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao nhất đáp ứng nhu cầu của thị trường nhiều
nhát.

1


ĐÈ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC
Trang trại là một mô hình tổ chức sản xuất tiến bộ được hình thành trên cơ sờ

tác động của các điểu kiện cần và đủ đó chính là các điểu kiện tự nhiên và kinh tế xã
hội. Một mô hình trang trại điển hình nhất là trang trại nông nghiệp với cấu trúc
lãnh thổ gồm 3 phân hệ chính:
Phàn hệ chủ đạo gồm:
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng: Hệ thống nhà ở của chủ trang trại, người làm thuê
và lao động, hộ thống các phương tiện thiết bị máy móc... Hệ thống thuỷ lợi...
Phàn hệ sản xuất nông nghiệp gồm:
+ Các địa khu chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá
(Vườn, rừng, ruộng, ao hồ, trại chăn nuôi)
+ Địa khu chân nuôi gia súc, gia cầm
+ Diện tích mặt nước nuôi trồng
+ Diện tích sản xuất cùng thức ăn gia súc
+ Cơ sở thu gom sản phẩm hàng hoá
+ Các điều kiện sinh thái: Khí hậu, nguồn nước...
Phân hệ ngoài hệ thống nông nghiệp là những cơ sở sản xuất bổ trợ, phụ,
phục vụ dịch vụ như cung cấp điện, phân bón, giông, phục vụ tièu thụ sán phẩm
hàng hoá
Như vậy trang trại là một loại hình tổ chức lãnh thổ sản xuất chủ yếu trong nông lâm ngư trong đó thể hiện các mối quan hệ khăng khít giữa nguồn sản xuất và các
điều kiện sán xuất như: đất, nước, khí hậu, các nguồn vốn cơ chế chính sách của
Nhà nước và thị trường tiêu thụ đế sản xuất ra một vài loại sản phấm hàng hoá có
chất lượng cao, hiệu quả kinh tế cao đáp ứng nhu cầu của thị trường
1.2. Những đặc trưng của kinh tê trang trại
1.2.1. Kinh tế trang trại là loại hình sản xuất kinh doanh gia đình nhằm tạo ra
ngày càng nhiều nòng sản hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu thị trường.
Trước khi hình thành kinh tế trang trại đã tồn tại và phát triển lâu đời nền
kinh tế tiểu nông với tính chất tự cung tự cấp, không có nhu cầu kinh doanh, không
sản xuất ra những nông sản hàng hoá, mà chỉ nhầm mục đích chính làm thoả mãn
nhu cầu cùa gia đình. Khác vói hộ tiểu nông, trang trại gia đình đã phát triển ở nước
ta cao hơn với bản chất vừa sản xuất vừa kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hoá cao,
nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường là chính.

Quan hệ thị trường trong trang trại luôn luôn phải được xem xét từ khi sản
xuất đến khi thu hoạch những sản phẩm cuối cùng, đồng thời các mối quan hệ các
mối quan hệ thị trường không chí bó hẹp trong phạm vi địa phương mà có thể vươn
rộng ra các thành phố. các thị xã ở cả nước, thậm chí ở các nước trong khu vực và
thế giới
2


DC TẢI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC
1.2.2. Chủ trang trại giữ vai trò quyết định của sự thành, bại trong trang trại.
Trong sản xuất kinh doanh chủ trang trại luôn phải quan tâm, nghiên cứu, dự
báo sự diễn biến của khí hậu thời tiết để xác định phương hướng sản xuất của mình
phù hợp nhất. Chủ trang trại còn phải quan tâm đến sự biến động của giá cả thị
trường , nhu cầu của thị trường để điều tiết sản xuất sao cho đạt lợi nhuận cao nhất.
Chủ trang trại cần phải nhìn xa, thấy rộng, sẩn sàng đầu tư để thu hoạch lớn,
đạt lợi nhuận cao. Tổ chức điều hành sản xuất một cách khoa học đó là sự khác nhau
cơ bản giữa kinh tế trang trại và hộ tiểu nông. Ngoài ra, chủ trang trại trong mọi
hoạt động phải hạch toán dưới mọi hình thức giá trị là tối cần thiết. Nghĩa là ngoài
các phần công lao động trong gia đình được tính bằng hiện vật, còn lại mọi chi phí
và thu nhập khác trong trang trại đều phải được hạch toán dưới hình thức giá trị để
tính lổ, lãi...lợi nhuận thu được của trang trại là cơ sò để đầu tư tái sản xuất mở rộng.
1.2.3. Việc quản lý giá tiêu thụ sản phẩm của trang trại rất cơ động.
Các đơn vị kinh doanh như nông trường, lâm trường là bộ máy quản lý phức
tạp từ giám đốc đến công nhân. Còn trong trang trại chủ trang trại là: “Giám đốc đa
nâng, kiẻm tài vụ, công nhản...”, còn lao động chủ yếu là lao động gia đình và thuê
mướn còng nhân (nếu cần). Chi phí của chủ trang trại và lao động trong gia đình
không được xem xét là hàng hoá sức lao động cho nèn họ có thể bán sản phẩm với
giá rát cơ động, thậm chí có thê bán thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của doanh
nghiệp khác (cốt là có lãi)
1.2.4. Kinh tẻ trang trại phát triển theo hướng chuyên môn hoá cao và sản xuất

ra nhiểu sản phẩm hàng hoá.
Kinh tế tiêu nông phát triển với quy mô nhỏ phù hợp với nhu cầu của mỗi gia
đình, phát triển không theo hướng chuyên môn hoá mà là đa canh (để tránh có thể
gặp rủi ro). Kinh tế trang trại phát triển mục tiêu theo hướng chuyên môn hoá cao,
tập trung hoá cao để tạo ra một khối lượng nồng sản tiêu dùng dư thừa và trở thành
sản phẩm hàng hoá. Ngành sản xuất được chọn làm hướng chuyên môn hoá chính
phải ỉà ngành có thị trường tiêu thụ lớn, ổn định và có nhiều triển vọng mở rộng.
Mậc dù vậy quy mô chuyên môn hoá của trang trại không lớn so với quy mò các
công ty, lâm trường, nòng trường.
y < a < (3
a: là quy mô trang trại
y: là quy mỏ hộ tiểu nông
[3: là quy mô nông trường
1.2.5. Kỷ thuật sản xuất
Kỹ thuật sản xuất của kinh tế tiểu nông dựa trên kmh nghiệm truyền thống là
chính. ít thay đối nèn kém năng động, biểu hiện tính trì trệ cao. Kinh tế trang trại là
3


DÈ TẢI NGHIÊN c ử u KHOA HỌC
kinh tế hàng hoá, luôn phải cạnh tranh trên thị trường nẻn phải năng động và linh
hoạt và luôn đổi mới. Với mục tiêu đạt được năng suất hiệu quả sản xuất cao nên
việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mơí, công nghệ mới là những đòi hòi cấp thiết.
Muốn đạt được kết quả đó, chủ trang trại phải không ngừng học hỏi để nàng
cao trình độ quản lý, năng lực hạch toán kinh doanh, tìm hiểu phân tích thông tin dự
báo biến động thị trường và nâng cao chữ tín trong sản xuất kinh doanh.
1.3. Những nhân tố hình thành các mô hình kinh tế trang trại
1.3.1. Nguồn lao động và khát vọng làm giầu.
Người tổ chức trang trại (chù trang trại) phải có khát vọng làm kinh tế (ỉàm
giầu) và phải có kiến thức sản xuất kinh doanh được coi là nhân tố động lực cần

thiết ban đầu cho hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Khát vong làm giầu sẽ
tìm ra cách làm có hiệu quả và khi đã bắt tay vào làm làm kinh tế thì cần có kiến
thức khoa học, kiến thức khoa học sẽ kích thích khát vọng làm giầu tăng lên.
Hiện nay ở nông thôn nước ta tuy đều là các hộ nông dân nhưng có nhu cầu,
trình độ khác nhau và cách làm cũng khác nhau. Vì vậy nhìn tổng thể trong nông
thôn nước ta ngày nay có thể gổm những nhóm nông hộ như sau:
- Các chủ nông hộ, vốn lâu đời là xã viên hợp tác xã nông nghiệp, hiện nay
muốn vươn lèn làm kinh tế nhằm thoát cảnh đói nghèo bằng một ít vốn tự có hoặc
vay tín dụng và có một ít kiến thức sản xuất do tích luỹ nhiều năm.
- Các chủ nông hộ đã có mức sống tương đối khá nhưng có khát vọng làm
giầu hơn để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng và xây dựng, nuôi con học hành.
- Những chủ nông hộ là những cán bộ, bộ đội về hưu vốn có nhiều kinh
nghiệm sản xuất đã tích luỹ đuợc trong công tác, đã có trình độ kiến thức khoa học
nhất định muốn vươn lèn làm giầu bằng chính sức lao động và khả năng của mình.
Như vậy cả ba nhóm nông hộ nêu trên đang tồn tại ở nông thôn nước ta đều
có khát vọng lớn lao là thoát khỏi cảnh đói nghèo, nàng cao mức sống cho gia đình
và tìm mọi cách làm kinh tế. Sự khát vọng của các nông hộ muốn trở thành hiện
thực chân chính thì các chủ nông hộ cần phải có trình độ hiểu biết nhất định về kỷ
thuật sản xuất nông nghiệp, có năng lực quản lý, kinh doanh, có hiểu biết về hàng
hoá thị trường. Bầng kiến thức và khả năng của chính mình để vươn lên làm giầu đó
mới là sự làm giầu chân chính nhất của nông dân Việt Nam hiện nay.
1.3.2. Đất đai.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế trong nông
nghiệp. VI vậy sản xuất nông nghiệp nếu không có đất thì không thể trở thành hiện
thực. Vì thế muốn có trang trại thì điều kiện cần thiết phải có đất đai.
Quv mô diện tích đất bao nhiêu thì đủ khả nâng để sản xuất kinh doanh? Quy
m ô rliẻn tích đất dai trong kinh tê' trang trai là oham trù lich sử. nghĩa là QUV mờ

4



DẾ TÀI NGHIÊN CỨU KíiOA HỌC
diện tích đất đai để sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào trình độ sản xuất và đặc thù
mồ hình sản xuất kinh doanh của từng trang trại. Đặc điểm, tính chất của đất đai là
yếu tố cơ bản để xác lập phương hướng sản xuất và cơ cấu cảy trồng vật nuôi của
trang trại.
+ Thực tế cho thấy đất phù sa ở đổng bằng chỉ phù hợp với trang trại
cày lương thực, thực phẩm, nuôi gia cầm, thuỷ sản cần phải có đầu tư lớn về vốn, về
kỹ thuật.
+ Đất Feralit ở miền núi trung du phù hợp với các mô hình trang trại
với cơ cấu cây trổng, vật nuôi là rừng, cây ãn quả, cày công nghiệp và chăn nuôi gia
súc Lớn... cần ít vốn đầu tư và kỹ thuật.
+ Giữa đất đổng bằng và đất trung du gò đồi thì đất trung du gò đồi
nhiều thuận lợi cho hình thành trang trại hơn vì diện tích đất lớn hơn, cơ cấu cây
trồng chủ yếu là cây công nghiệp, cây ăn quả, cần ít lao động hơn... Vì thế các mỏ
hình kinh tế trang trại hiện nay ở miền núi trung du nước ta đã và đang phát triển
mạnh hơn các khu vực đồng bằng.
1.3.3. Lao dộng
Lao động là động lực chính để phát triển kinh tế trang trại. Lao động trong
trang trại vừa cần lao động có trình độ kỹ thuật cao vừa cần lao động phổ thông.
Chú trang trại là lao động cần phải có trình độ chuyên mòn cao vể sản xuất
nòng nghiệp, quản lý, kinh doanh, nhạy bén với cơ chế thị trường, có bản lĩnh dám
nghĩ dám làm. Chủ trang trại là nhân tố quvết định tới sự thành bại trong sản xuất
kinh doanh của trang trại. Lao động gia đình là lực lượng lao động thường xuyên
trong trang trại. Nguồn lao động này có thể là lao động chuyên môn. hặc lao động
phổ thông. Họ cùng chủ trang trại chảm lo quản lý và sản xuất kinh doanh trong
trang trại. Lao động thuê mướn: Tuỳ theo quy mô sản xuất lớn hay nhỏ, cần nhiều
hay ít lao động mà có thể mướn lao động thường xuyên hoặc theo thời vụ. Lao động
thuê mướn thường là ỉao động phổ thồng, thường có chức nãng quản lý, tổ chức sản
xuất kinh doanh.

1.3.4. Vòn
Nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế trang trại chủ yếu là vốn tự có, vốn hỗ
trợ từ bèn ngoài, vốn vay cùa tư nhân hoặc của các tổ chức ngân hàng, tín đụng.
Thiếu vốn chắc chắn không có kinh tế trang trại. Khả năng huy động vốn là yếu tố
quyết định quy mô phát triển sản xuất kinh doanh trong trang trại, đó là quy luật sản
xuất theo công thức T - H - T (Tiền - Hàng - Tiền)
Nếu chỉ có nguồn vốn tự có ít ỏi (thậm chí không đủ đầu tu thâm canh sản
xuất) thì thời gian xây dựng cơ bản kéo dài, hoạt động sản xuất của trang trại chỉ bó
hep vừa đủ án, tiêu dùng, sản phẩm hàng hoá chưa phong phú. Nếu vừa có vốn tự
có. vốn vav tín dung theo tv lê 3:1 thì thời gian xâv dưng cơ bán sẽ rứt ngắn, nhanh
5


DÈ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC
có lãi. Nếu trang trại vừa có vốn tự có lớn, vốn vay từ bên ngoài cũng lớn thì không
những thời gian xây dựng cơ bản nhanh, quy mô sản xuất hàng hoá lớn và thời gian
thu hổi vốn nhanh trang trại chỉ trong vòng 2 - 3 năm có thể cho mở rộng sản xuất.
Vấn đề cần quan tâm đối với các chủ trang trại là sử dụng vốn thế nào cho hiệu quà
nhất để đảm bảo được nguyên tắc T lớn hơn T và thời gian thu hổi vốn sao cho đạt ở
mức nhỏ hơn 3 nãm.
1.3.5. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước phải đưa nển
kinh tế của cả nước phát triển theo hướng công nghiệp hoá và phải thực hiện những
chính sách khuyến nông. Thực hiện công nghiệp hoá, tức là đã đặt hàng cho sản
xuất nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Cổng nghiệp chế
biến có nhu cầu vể nguyên liệu nòng sản ngày càng nhiều sẽ thúc đẩy nông nghiệp
phát triển. Vì vậy công nghiệp hoá (phát triển công nghiệp chế biến) được coi như ỉà
thị trường tiêu thụ ổn định của nông nghiộp sẽ kích thích nông nghiệp cần phát triển
mạnh mà ngày nay các trang trại gia đình chính là lực lượng chù yếu để đáp ứng cho
nhu cầu này.

Hoàn thiện các chính sách khuyến nông của Nhà nước là rất quan trọng để
nâng cao nảng suất và sản lượng nông sản hàng hoá điến hình như những chính sách
mà Nhà nước đã vạch ra trong những năm gần đây: Chính sách giao quyển sử dụng
đất cho hộ nòng dân, thu mua nông sản vói giá khuyến nòng, đôi lưu nông sản giữa
miền núi và đổng bằng... các chính sách phát triển nòng nghiệp của Nhà nước sẽ tạo
ra mỏi trường thuận lợi kích thích sản xuất nông sản hàng hoá phát triển. Nội dung
của đường lối và các chính sách phát triển kinh tế - xả hội của Đảng và Nhà nước
đặc biệt trong nông nghiệp được coi ỉà nguồn lực trí tuệ tạo ra bước ngoặt lớn trong
phát triển nòng nghiệp từ nền nòng nghiệp tự cấp, tự túc tiểu nông sang nền kinh tế
nông nghiệp hàng hoá với các mô hình kinh tê trang trại hiệu quả cao.
Thực hiện cơ chế thị trường là kích thích sản xuất kinh doanh hàng hoá phát
triển. Thiếu thị trường tự do thì kinh tế hàng hoá phát triển trì trệ và kinh tế trang
trại cũng sẽ không tồn tại và phát triển theo đúng ý nghĩa của nó. Như vậy bên cạnh
quá trình tự vận động phát triển các hộ nông dân cần phải có thêm những điều kiện
thuận lợi về kinh tế - xã hội để tãng tốc, rút ngắn quá trình hình thành và phát triển
kinh tế trang t r ạ i.
1.3.6. Phát triển cơ sờ hạ tầng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
Phát triển cơ sở hạ tầng, úng dụng các tiến bộ kỷ thuật cũng là một trong
những nhàn tố thiết yếu với sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại
Hệ thống cơ sờ hạ tầng để phát triển kinh tế trang trai thiết yếu nhất là: giao
thòng, thông tin liên lạc, thuỷ lợi, dịch vụ thương mại... Giao thõng vặn tải đươc coi
như điểu kièn có tính tiên quvết của nén nông nghiêp hàng hoá trong kinh tế ĩrang
6


DÈ TÀI NGHIÊN cứu KHOA HỌC
trại cho phép thúc đẩy các mối giao lưu kinh tế - xã hội phát triển giữa các trang trại,
giữa các vùng và làm giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Cung cấp đầy đủ nguốn năng lượng điện có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho
sự hình thành các xí nghiệp công nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn sẽ tạo ra thị

trường tiêu thụ ổn định tại chỗ kích thích kinh tế trang trại phát triển.
Phát triển thuỷ lợi là biện pháp kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong sản xuất
nông nghiệp. Thuỷ lợi sẽ góp phần chủ động nước tưới, sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn mặt nước, phòng chống thiên tai hạn hán, lũ lụt, ngập úng... Tạo điều kiện
cho kinh tế trang trại đạt năng suất cao, hạn chế rủi ro và dễ đàng chuyển đổi cơ cấu
cây trổng khi thị trường thay đổi.
Hệ thống dịch vụ thương mại: Chợ, trung tâm buồn bán, cửa hàng, siêu thị có
vai trò to lớn với phát triển kinh tế trang trại. Những biến động về giá cả, về nhu cầu
của thị trường, sự xuất hiện thêm những hàng hoá mới, đối thủ cạnh tranh mới, thị
trường mới, tất cả là cơ sở để chủ trang trại nghiên cứu, dự báo, điều chỉnh kế hoạch
sản xuất kinh doanh nhàm nâng cao hiệu quả sản xuất và hạn chế thiệt hại rủi ro.
Như vảy ta khảng định ràng:
Kinh tế trang trại là mô hình thổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp có hiệu
quả cao. Sự hình thành và phát triển các mô hình sản xuất này là tất yếu với nhu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Kinh tế trang trại ở nước ta trong
những nãm gần đây có những bước phát triển đáng khích lệ, khẳng định được chỗ
đứng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tuy nhiẻn kinh tế trang
trại ỡ nước ta đang phải đối mật với nhiều thử thách lớn, đòi hỏi cần được đầu tư
nghiẻn cứu sâu sắc hơn bời các nhà khoa học và hỗ trợ, đầu tư nhiều hơn từ phía
Nhà nước.
1.4. Hai tiêu chuẩn để khẳng định thế nào là một trang trại.
Đặc trưng của kinh tế trang trại là kinh tế hàng hoá của kinh tế hộ gia đình.
Đó cũng là một tiêu chuẩn định tính của một trang trại. Nhưng phải lượng hoá thế
nào là một trang trại hàng hoá trong kinh tế hộ gia đình. Mặc dù hiện nay vẫn chưa
được quy định thống nhất tiêu chuẩn định lượng của trang trại, nhưng những tiêu
chuẩn sau đây đã bước đầu cho biết thế nào là một trang trại trong thời kỳ đầu của
sự nghiệp còng nghiệp hoá ở nước ta:
1.4.2. Quy mỏ diện tích
a. Trang trại với hướng chuyên môn hoá là cảy hàng năm
- Trên lha ( ở miền Bắc , miền Trung )

- Trẻn 3ha (ở Nam Bộ )
b. Trang trại với hướng chuyên môn hoá cây công nghiệp lâu năm, cây ãn quả
- Trẽn 3 ha ( ở Bác Bô và Trung B
7

ô

)

_____________________


DÈ TÀI NGHIÊN c ứ u ỈOỈOA HỌC
- Trên 5 ha ( ở Nam Bộ)
c. Trang trại chăn nuòi
- Trâu bò trẽn 50 con/1 trang trại
- Lợn trên 100 con ( không tính lợn sữa 2 tháng)
- Gia cầm trên 2000 con (không tính số con dưới 7 ngày tuổi)
d. Trang trại lâm nghiệp có diện tích trên 10 ha rừng
e. Trang trại nuôi thuỷ sản có diện tích trên 2ha mật nước
f. Trang trại ở các vùng đồng bằng đông dân, ven đô chuyên sản xuất đặc sản năng
suất cao quy mô diện tích có thể nhỏ từ 0,5ha-l ha
1.4.2. Giá trị sản phẩm hàng hoá trên 20 triệu đồng/ nãm
Trang trại là một hộ nông dân chuyên sản xuất kinh doanh nông nghiệp có
quy mô vôn đất sử dụng từ 0,5 ha đến 1 h trở lên và đạt giá trị sản phẩm hàng hoá
hàng năm từ 20 triệu đồng trở lên. Đạt tiêu chuẩn giá trị hàng hoá của một trang trại
phải đạt tối thiểu 20 triệu đồng và quy mô vốn đất sử dụng 0,5 ha là dựa trên cơ sở:
- Nếu vốn đất sử dụng kinh doanh 1 ha mà thu nhập hàng hoá dưới 20 triệu
đồng thì mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt cho trang trại phục vụ trao đổi
hàng hoá giản đơn, chưa có tích luỹ và tái sản xuất mở rộng.

- Những nông hộ có quy mô đất kinh doanh nòng nghiệp dưới 1 ha nhưng
vẫn đạt 2Ĩá trị sản phẩm hàng hoá trên 20 triệu đồng vẫn được coi là trang trại VI đó
là những trang trại chuyên kinh doanh cây trồng, gia súc có giá trị hàng hoá cao
như: cày cảnh, trồng hoa, nuôi gia súc, gia cầm công nghiệp, nuôi đặc sản...
- Những nông hộ có quy mô diện tích trên 1 ha nhưng chưa đạt sản phẩm
hàng hoá từ 20 triệu đồng trở lên cũng có thể coi là trang trại nếu như hướng chuyên
môn hoá của trang trại là các cây lâu năm, cây lâm nghiệp nếu như đang trong thời
kỳ kiến thiết cơ bản (tuy 2 tiêu chuẩn này chí có ý nghĩa lịch sử phù hợp với trình độ
sản xuất ờ nước ta hiện nay các tiêu chuẩn này sẽ còn được nghiên cứu tiếp trong
nhiểu năm tới.)
1.5. Sự phát triển tất yếu của kinh tê trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá.
Từ khi loài người xuất hiện, rồi sản xuất nông nghiệp ra đời cho đến cuộc
cách mạng còng nghiệp lần thứ nhất ở Anh thì kinh tế hộ tiểu nông vẫn là hình thức
tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. Nhưng kinh tế tiểu nóng với bản chất là
tụ cung tự cấp với mục đích sản xuất chỉ đáp ứng những thoả mãn trong nội bộ gia
đình, không tạo ra những sản phẩm hàng hoá, hạn chê trong đẩy mạnh trao đổi sản
phẩm trong thị trường, kìm hãm phát triển, công nghiệp chế biến, trao đổi kỹ thuàt,
kiến thức siữa người với người. Mô hình kinh tế tiểu nông không thể tạo ra sự đốt
biến trong hiện đai hoá sản xuất nông nghiệp.

8


d 'ẽ t à i n g h iê n c ứ u

KilOA H Ọ C

Sự nghiệp công nghiệp hoá đã tác động mạnh mẽ và các quá trình phát triển
nông nghiệp đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với phát triển nông nghiệp:
- Cung cấp ngày càng nhiều nông sản cho tiêu dùng với chất lượng cao.

- Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành cồng nghiệp chế biến.
- Cung cấp nhiéu nông sản có chất lượng cao để xuất khẩu.
- Cung cấp nhiều nông sản cho nhu cầu của dân cư đô thị ngày càng tăng.
- Khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai, nguồn nước cho
mục đích phát triển nền kinh tế bền vững.
Trước những yẻu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá thì kinh tế hộ tiểu
nổng không thể đáp ứng được, cần phải chuyên mổn hoá về lượng và cả về chất
trong tổ chức sản xuất theo mỏ hình mới - mô hình kinh tế trang trại. Mô hình kinh
tế trang trại thực sự đã trở thành một mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp
với các điều kiện và yêu cầu cuả sự nghiệp công nghiệp hoá ở các nước trên thế giới
qua nhiều thập kỷ nay. Sự hình thành kinh tế trang trại ở nước ta trong những nám
qua là đang nầm trong qúa trình phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá. Thậm chí kinh
tế trang trại ỡ nước ta hiện nay còn được coi là vấn đề bức xúc bởi những đòi hỏi
ngày càng lớn và đa dạng của sự nghiệp công nghiệp hoá trong thời kỳ mờ cửa, hội
nhập và kinh tế thị trường.
- Muốn có cổng nghiệp chế biến nông lâm - thuỷ sản phát triến không thể
không có nguyên liệu, hav là phải nhập các nguồn nguyên liệu. Nếu một ngành
công nghiệp nào đó mà phát triển trên cơ sở nhập nguyên liệu thì chắc chắn hiệu
quả thấp. Do đó phát triển nông nghiệp bằng kinh tế trang trại là biện pháp cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển.
- Mặt khác sự công nghiệp hoá cũng tạo ra thị trường nội địa tiêu thụ các
nguyên liệu nông lâm - thuỷ sản sẽ kích thích nông nghiệp kinh tế trang trại phát
triển.
- Không có nông nghiệp hàng hoá phát triển thì không có nông sản xuất
khẩu, không đẩy mạnh ngoại thương, không trao đổi buôn bán, mở rộng thị trường
và không có cơ hội hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới.
- Mô hình hợp tác xã nông nghiệp, các nông trường quốc doanh trước đây với
cách tổ chức, quản lý cũ kỹ lạc hậu với cơ chế bao cấp đã không đáp ứng cho nhu
cầu của nền kinh tế thị trường. Thay cho các mô hình sản xuất nông nghiệp cũ là mô
hình kinh tế trang trại sẽ là nền móng cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển.

- Kinh tế thị trường với chính sách giao quyén sử dụng đất lâu dài cho nông
dàn, tự do hoá thương mại, khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển đã đáp ứng
nhu cầu nội tại của chính các hộ nông dân, cùa bản thân nền nông nghiêp nước ta
khi đã chuvển sang cơ chế thị trường là người lao động không chi thoả mãn VỚI nhu

9


DẾ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Cầu đủ ăn mà phải vươn lên làm giầu bằng sức lao động, trí tuệ của bản thân mình
tiến tới phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hoá bằng kinh tế trang trại.
Vậy xu hướng phát triển trang trại ở nước ta sẽ diễn ra như thê nào? Hộ nông
dân nào có thể trở thành trang trại thực sự?
Đến năm 1998, cả nước có khoảng 12 triệu nống hộ thì mới có 113.000 trang
trại bàng 1% tổng số hộ nông dân. Những nông hộ không có khả năng trở thành
trang trại gia đình là:
- Hộ không có đất, không có vốn (hoặc đất và vốn quy mô quá nhỏ lại không
có khả năng huy động vốn).
- Hộ du canh, du cư.
- Hộ định canh định cư ở vùng sàu, vùng xa không có điều kiện về vốn, tiếp
cận thị trường.
- Chủ hộ luôn thoả mãn với cuộc sống hiện có, không có khát vọng làm giầu.
- Chủ hộ không có trình độ và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh.
Trong xu thế đổi mới về tiến bộ khoa học kỹ thuật nhu cầu cải thiện mức
sông của nông thôn ngày càng lớn cùng với sự kích thích sản x u ấ t, kinh doanh của
nền kinh tế hàng hoá và thị trường thì tương lai có thể tới 50 - 60% tổng số hộ nông
dân sẽ chuyển sang sản xuất kinh doanh hàng hoá trở thành các trang trạ i.
Vậy xu thê hình thành trang trại có thể diễn ra theo những bước sau đây:
a. Thời kỳ đầu:
Quy mô diện tích mỗi trang trại có thể lón vì như vậy mới có thể tập trung

sán xuất hàng hoá với khả nâng đầu tư thấp (chưa thực hiện thâm canh cao, kỷ thuật
tiên tiến), ở thời kỳ này số lượng trang trại ở mỗi địa phương không lớn, tăng chậm
vì vừa làm vừa thăm dò...(thời kỳ này có thể kéo dài khoảng 10 - 20 năm).
b. Thời kỳ thứ hai:
Số lượng trang trại tăng nhanh quy mổ bình quân diện tích một trang trại
giảm đi vì nhiều nông hộ đã nhìn thấy lợi nhuận cao của trang trại và dần dần từ bỏ
nền kinh tế tiểu nông chuyên sang trang tr ạ i. Thời kỳ này kéo dài cũng khoảng 10 20 nãm.
c. Thời kỳ thứ ba:
Số lượng trang trại có xu hướng giảm đi do qua nhiều năm sản xuất kinh
doanh nhiều chủ trang trại không có đủ trình độ quản lý, kinh doanh đã tự giải tán,
nhường chỗ cho các chủ trang trại có trình đố và năng lực quản lý kinh doanh giỏi
đã tiếp tục mở rộng thêm diện tích bằng mua đất, thuê thêm nhàn cồng... dẫn đến
diện tích các trang trại tãng lên.

10


DỀ TẢI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tuy nhiên số lượng trang trại không giảm mãi, và diện tích trang trại cũng
không tăng mãi vì đến lúc nào đó sự điều tiết của thị trường, cùa Nhà nước sẽ tạo
cho sự ổn định của trang trại. Song song với xu thế phát triển kinh tế trang trai thì
vẫn tổn tại và duy trì kinh tế tiểu nông (đó là những hộ không có các khả năng như
nêu trẻn)
Vai trò của hợp tác xã nòng Qghiệp trong kinh tế trang tr ạ i:
Kinh tế trang trại càng phát triển thì nhu cầu hợp tác xã nông nghiệp càng
cần thiết và phát huy hiệu quả cao vì vai trò của hợp tác xã trong kinh tế trang trại ỉà
hỗ trợ sản xuất kinh doanh:
+ Cung ứng vật tư kỹ thuật cho trang trại
+ Cung cấp thông tin.
+ Khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Chuyển giao công nghệ.
+ Cung cấp giống mới.
+ Tư vấn vể kỹ thuật sản xuất.
+ Tìm thị trường tiêu thụ.
4- Thực hiện cầu nối giữa các trang trại và các doanh nghiệp thuộc vùng khác
trong nước, trong khu vực và trẽn thế giới có thể xem xét trang trại như là cơ sở sản
xuất “vệ tinh” của doanh nghiệp lớn thực hiện các môi quan hệ liên kết, hợp đồng
trên cơ sở các bên đểu có lợi,
1.6. Hiệu quả của kinh tế trang trạ i.
1.6.1. Phát triển kinh tế trang trại là đã thực hiện một bước chuyển đổi trong
sản xuất nông nghiệp từ nền nông nghiệp tiểu nông sang nền nòng nghiệp hàng
hoá.
Kinh tế trang trại đã đặt một nền móng mới cho sản xuất nông nghiệp, đưa
nền nông nghiệp truyền thống lạc hậu từng bước hội nhập với nền kinh tế hiện đại.
Các trang trại được thành lập như “vết dầu loang” sẽ lôi cuốn, giúp đỡ, kích thích
các hộ tiểu nông chuyển hướng sản xuất kinh doanh nồng sản hàng hoá. Nhờ vậy
mà nền nông nghiệp hàng hoá sẽ không ngừng mở rộng...
1.6.2, Phát triển kinh tế trang trại là cơ sở hình thành vùng chuyên canh nông
nghiệp hàng hoá tập trung.
Có khả nâng sản xuất khối lượng nông sản lớn không chỉ thoả mãn tiêu dùng
cho con người mà còn cung cấp nguyên liệu cho chế biến.
ở Malaixia hàng nãm các trang trại đã sản xuất được khoảng 4 triệu tấn cọ
dầu, 1,8 triệu tán mủ cao su, gần 300.000 tấn ca cao, gần 25.000 tấn cà phê. .

11


DÈ TÀI NGHIÊN cứu KHOA HỌC
Ở nước ta, tuy chỉ mới có 1% tổng số hộ nông dân làm kinh tế trang trại
nhưng đã sản xuất được khoảng 40 - 60% tổng số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như

gạo, cà phê, cao su, thịt, sữa, thuỷ sản...
1.6.3 Phát triển kinh tế trang trại là góp phần to lớn làm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá.
Các trang trại ngày càng đầu tư nhiều vốn, kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm
canh tâng năng suất cây trồng, vật nuôi sẽ sản xuất ra ngày càng nhiều nông sản yêu
cầu áp dụng những kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiên tiến trong các khâu sản xuất
giống, chăm bón, sản xuất phân bón và chế biến tại chỗ. Quá trình này từng bứơc
làm đa dạng hoá nển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá.
1.6.4 Phát triển kỉnh tế trang trại là góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả
hơn các nguồn lực đẩt đai, lao động và vốn đầu tư.
Sử dụng hiệu quả đất đai:
Chủ trang trại cần có biện pháp tích tụ đủ diện tích đất đai, nghiên cứu đặc
điểm, tính chất đất đai để xác ỉập cơ cấu của cảy trồng, vật nuôi phù hợp nhất với
diều kiện đất đai của trang trại mình để có thể cho nâng suất hiệu quả cao nhất.
+ Chủ trang trại cần tính toán để có thể đẩy mạnh xen canh, luân canh, tãng
vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, đồng thời phải có biện pháp kỹ thuật đê tiếp tục
nâng cao độ phì của đất, phải bằng mọi cách hoàn trả cho đất các chất dinh dưỡng
làm cho đất đai liên tục màu mỡ thêm.
+ Áp dụng các biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý đất đai trong trang trại
để có thể đạt năng suất và sản lượng cao gấp 5 - 1 0 lần trong kinh tế tiểu nòng.
Sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn lao động:
+ Kinh tế trang trại sẽ tạo ra nhiều việc làm, trước hết tạo việc làm cho gia
đình, sau đó là việc làm cho lao động địa phương (thuê lao động)
+ Tính đến năm 1999 số lao động thiếu việc làm ở nông thôn trên 9 triệu
người. Phát triển kinh tế trang trại là góp phần giải quyết việc làm cho số lao động
ngày càng tăng.
Đa dạng hoá, công nghiệp hoá việc làm ở nông thôn:
+ Công nghiệp hoá nền kinh tế nông thôn bằng các mô hình kinh tế trang trại
không thể không áp dụng những kỹ thuật công nghệ tiên tiến (trong lai tạo giống,
chế biến thức ãn gia súc...) đòi hỏi phải có lao động công nghiệp

tay nghề cao, đó là cơ hội để giảm dần ỉao động thuần nông, tăng

lao độngcó kỹ

thuật cao, phi nông nghiệp trong nông thôn.
+ Kinh tế trang trại sẽ góp phần khôi phục tính sản xuất mùa vụ trong nông
nghiệp. Do vận dụng sáng tạo, kết hợp các hướng sản xuất khác nhau, giữa trổng

12


DỀ TẢI NGHIÊN CỨU KĨĨOA HỌC
trọt, chăn nuôi, công nghiệp chế biến mà tính mùa vụ trong sản xuất ở các trang trại
dần được khắc phục.
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư:
Phát triển kinh tế trang trại tất yếu phải đầu tư vốn. Lúc đầu vốn của trang
trại là vốn tự có, vốn trong dân. Chủ trang trại cần phải có một số vốn nhất định ban
đầu để đầu tư sản xuất. Chủ trang trại cân nhắc kỹ lưỡng (thậm trí phải nhiều ngày
trân trở tư duy) để quyết định đầu tư vốn cho phát triển sản xuất khi đã nhìn thấy lợi
nhuận trong tương lai. Khi đã đạt được lợi nhuận ban đầu, thì cần thiết mở rộng sản
xuất, tất yếu sẽ có nhu cầu vốn lớn hem. Chủ trang trại cần phải có biện pháp tích
cực huy động thêm các nguồn vốn tín dụng, ngân hàng... lúc này sẽ dẫn đến thị
trường tài chính nông nghiệp, nông thôn trở nên sôi động, hiệu quả hơn.
1.6.5 Kinh tế trang trại góp phần thiết thực cải thiện, nâng cao mức sòng cho
nông dân, xây dựng nông thôn Việt Nam mới.
- Kinh tế trang trại phát triển sẽ dẫn đến sự phân hoá rõ giàu nghèo giữa các
trang trại gia đình và hộ tiểu nông. Sự giàu lên của các hộ trang trại gia đình sẽ là
tấm gương kích thích, giúp đỡ các hộ tiểu nông vươn lên hoặc ít nhất cũng được thừa
hưởng môi trường sản xuất kinh doanh thật sôi động với đời sống văn hoá, cơ sở hạ
tầng văn minh và khang trang của các trang trại.

- Kinh tế trang trại sẽ tạo ra việc làm tại chỗ cho các hộ tiểu nòng, hạn chế
các luồng di cư từ nông thôn vể thành phố tìm việc làm.
- Kinh tế trang trại phát triển theo hướng chuyền môn hoá, tập trung hoá cao
sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển như xí nghiệp công nghiệp, thương nghiệp, văn
hoá, giao thông, thông tin. Tất cả sẽ làm cho bộ mặt nồng thôn thay da đổi thịt theo
kiểu thành thị, lại có tác dụng Lôi cuốn những người dân đô thị quay về nông thôn (ở
nước ta một vài khu vực đang diễn ra theo xu thế này như: Lục Ngạn, Yên Bình,
Đông Hỷ...)
1.6.6 Phát triển kinh tế trang trại là tạo điều kiện đẩy mạnh khai hoang mở
rộng thêm diện tích trồng trọt và góp phần bảo vệ tài nguyên mòi trường, giữ
cân bằng sinh thái.
- Do quỹ đất nông nghiệp có hạn, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người
thấp lại giảm dần mà nhu cầu sản xuất nông sản hàng hoá ngày càng nhiều sẽ đẩy
mạnh quá trình khai hoang, biến đất trống đổi trọc thành vườn, rừng...
- Được giao đất, giao rừng (đất đã có chủ) nên các trang trại đã kết hợp vừa
sản xuất vừa bảo vệ rừng, khoanh nuôi, tu bổ, trổng mới, quản lý chật chẽ, biến đất
hoang hoá thành vườn cây, ao cá cho thu nhập cao.
- Do các trang trại sử dụng đất, rừng hợp lý có kế hoạch không những tạo ra
cảnh quan môi trường hấp dẫn mà còn có ý nghĩa điều tiết đến chế đô thời tiết, thuỷ
văn trong phạm vi địa phương và cả nước.
13


DỀ TÀI NGHIỀN CỨU KHOA HỌC

1.6.7.Phát triển kinh tế trang trại ở trung du, miền núi.
Biến trung du, miền núi thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn
quả, cây đặc sản... sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phàn bố ỉại, điểu chỉnh lại hợp lý
nguồn lao động ở cả nước và các hệ thống cơ sở hạ tầng, vãn hoá, xã hội cùng phát
triển theo.

1.6.8.

Phát triển kỉnh tế trang trại sẽ kích thích sự cạnh tranh lành mạnh trong

sản xuất - kinh doanh
Là tiền đề để đào tạo đội ngũ các chuyên gia nông nghiệp, sản xuất kinh
doanh giỏi ở nông thôn. Do luôn phải tư duy, để tạo ra hướng sản xuất cho ahiều lợi
nhuận, đổng thời lại phải cạnh tranh giữa các trang trại với nhau dẫn đến các chủ
trang trại cần phải luôn trau dổi kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ quản
trị kinh doanh, nắm bắt nhanh những thông tin thị trường...
Sự trắc trở thường xuyên đã rèn luyện cho các chủ trang trại quen với tác
phong cẩn thận nhạy bén, phản ứng mau lẹ với những biến đổi của mồi trường sản
xuất kinh doanh. Môi trường sản xuất kinh doanh trong kinh tế trang trại ngày nay
là cơ sở để đào tạo được đội ngũ chuyên gia giỏi trong sản xuất, quản trị kinh doanh
nông nghiệp.

14


DÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHƯƠNG 2
KINH TẾ TRANG TRẠI MỘT s ố NƯỚC CHÂU Á VÀ
NHŨNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIEN

k in h t ế t r a n g t r ạ i

Ở VIỆT NAM
Kinh tế trang trại xuất hiện sớm nhất ở một số nước Tây Âu trong cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt. Sau đó

kinh tế trang trại phát triển ở các nước công nghiệp hoá châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại
Dương cho đến ngày nay. ở châu Á kinh tế trang Irại được phát triển từ những năm
50 đến nay ở nhiều nước đang phát triển trên đường đi lên công nghiệp hoá. Nước
ta cũng bắt đầu phát triển kinh tế trang trại. Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức hoạt động
kinh tế trang trại của nước ngoài là việc làm cần thiết, trước hết là kinh nghiệm của
các nước châu Á có những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội gần giống với nước ta.
2.1. Khái quát về kinh tế trang trại ở một sô nước châu Á
Các nước châu Á vói phương thức sản xuất phong kiến tiểu nông tự cấp tự túc
trải qua hàng nghìn năm nay đã bước vào công nghiệp hoá chậm hom các nước Âu Mỹ hàng trăm năm, vì vậy kinh tế trang trại sản xuất nông sản hàng hoá phục vụ
công nghiệp hoá cũng xuất hiện muộn hơn. Kinh tế trang trại bất đầu hình thành và
phát triển ở các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những quốc gia đi vào công
nghiệp hoá đầu tiên ở châu Á. Gần đây kinh tế trang trại ở nhiều nước đang phát
triển ở vùng Đông Nam Á, Nam Á khi các nước này đi lên công nghiệp hoá. Nhưng
kinh tế trang trại ở châu Á hiện nay có sự khác nhau giữa các nước cổng nghiệp phát
triển và các nước đang phát triển.
2.1.1. Kinh tế trang trại ở một số nước công nghiệp phát triển.
Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những nước đi lên công nghiệp hoá sớm
nhất châu Á. Công nghiệp hoá đặt ra yêu cầu đối vói nông nghiệp là phải sản xuất
ra nhiều nông sản hàng hoá nên các nước này đã phải chuyển từ sản xuất tự cấp, tự
túc sang sản xuất nông sản hàng hoá, tức là thay thế kinh tế tiểu nòng bằng kinh tế
trang trại. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản, Hàn Quốc đã tạo điều kiện
cho kinh tế hộ nông dân trở thành các đem vị tự chủ sản xuất hàng hoá theo mô hình
trang trại. Các nước này đều có đất ít, người đông, quy mô đất đai của hộ nông dản
nhỏ bé, do đó trang trại gia đình có quy mỏ nông dân nhỏ bé nhất thế giới. Đây là
một nét tiêu biểu của trang trại châu Á. Bình quân diện tích đất đai của trang trại ở

15



×