Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.85 KB, 44 trang )

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát
triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Mục Lục
Danh sách các bảng, biểu...........................................................................................
Tóm tắt........................................................................................................................
Phần I: Lý luận chung về tăng trưởng và XĐGN.....................................................
1. Các khái niệm và các chỉ tiêu để đo......................................................................
1.1. Tăng trưởng kinh tế.............................................................................................
1.2. Phát triển kinh tế.................................................................................................
1.3. Nghèo...................................................................................................................
1.4. Công bằng và bất bình đẳng...............................................................................
2. Các mối quan hệ.....................................................................................................
2.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.......................................
2.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinhtế và công bằng..........................................
2.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các chính sách giảm nghèo..............
3. Kinh nghiệm của một số nước NICs Châu Á trong việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và XĐGN........................................................................................................
Phần II: Thực trạng tăng trưởng kinh tế và XĐGN ở ĐBSCL.................................
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ở ĐBSCL .......................................................
2. Chính sách XĐGN ở ĐBSCL ...............................................................................
3.Thành tựu tăng trưởng kinh tế và XĐGN ở ĐBSCL.............................................
3.1.Thành tựu tăng trưởng kinh tế ở ĐBSCL............................................................
3.2.Thành tựu về XĐGN ở ĐBSCL..........................................................................
4. Nguyên nhân nghèo ở ĐBSCL..............................................................................
Phần III: Kiến nghị và giải pháp................................................................................
1.Giải pháp XĐGN ở ĐBSCL...................................................................................
2. Kiến nghị giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập ở ĐBSCL..................
Kết luận.......................................................................................................................
Danh sách các tài liệu tham khảo..............................................................................
1
Danh sách các bảng, biểu và các từ viết tắt.


Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.
Biểu 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ĐBSCL.
Biểu 3: Thu nhập bình quân 1 người/tháng của ĐBSCL.
Biểu đồ 4: Tỷ lệ hộ nghèo ở ĐBSCL
Bi ểu 5: Tác động của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo ở ĐBSCL.
nhập thấp nhất ở ĐBSCL.
.Biểu 6: Mức thu nhập của nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất ở ĐBSCL.
Biểu 7: Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất ở
ĐBSCL.
Biểu 8: Dân số trung bình ở ĐBSCL.
Bảng 1: Thu nhập bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế của ĐBSCL.
bảng 2: Tỷ lệ hộ nghèo của ĐBSCL
Bảng 3: Mức thu nhập và chênh lệch thu nhập của nhóm thu nhập cao nhất và
nhóm thu nhập thấp nhất.
Bảng 4: Số giường bệnh và số y bác sĩ, y sĩ, y tá ở ĐBSCL.
Bảng 5: Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ lao động có việc làm ở
nông thôn
ĐBSCL.
Bảng 6:Các chiến lược và chính sách thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo
Các từ viết tắt:
1. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.
2. XĐGN: Xoá đói giảm nghèo.
3. GD_ĐT: Giáo dục _đào tạo.
2
TÓM TẮT
Bài viết nay sẽ gồm 3 phần lớn là:
phần I :Lý luận chung tăng trưởng và XĐGN.
Trong phần này sẽ đưa ra các khái niệm cơ bản như tăng trưởng kinh tế,
nghèo, bình đẳng và bất bình đẳng. Cùng với các chỉ tiêu để đo, các mối quan hệ
giữa tăng trưởng và bình đẳng, tăng trưởng và giảm nghèo, các chính sách tác

động đến tăng trưởng. Trong đó em sẽ tập trung vào khái niệm “nghèo”, tác
động của các chính sách tới tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ tăng trưởng kinh tế
với vấn đề công bằng.
Phần II: Thực trạng tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở ĐBSCL.
Phần này bao gồm các nội dung là: Trước hết là nói về điều kiện tự nhiên, kinh
tế-xã hội của ĐBSCL. Các chính sách mà ĐBSCL đã thực hiện trong 5 năm qua,
tiếp đến là thực trạng tăng trưởng và XĐGN ở ĐBCL, từ đó thấy được nguyên
nhân đói nghèo ở đây.
Phần này em sẽ khai thác sâu tác động của tăng trưởng kinh tế tới XĐGN ở
ĐBSCL, nguyên nhân dẫn đến ghèo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Phần III. Kiến Nghị và giải pháp. Trong phần này gồm những giải pháp
XĐGN dựa trên những nguyên nhân đói nghèo ở phần II.Trong đó sẽ nhấn
mạnh vào những khuyến nghị giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho những
người dân không có đất, thiếu đất ở ĐBSCL.
3
I. Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế và XĐGN.
1.Các khái niệm và các chỉ tiêu để đo
1.1. Tăng trưởng kinh tế.
Khái niệm: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế
trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).
Thu nhập của nền kinh tế được biểu hiện dưới dạng hiện vật và giá trị.
Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho
toàn nền kinh tế hoặc tính bình quân đầu người.
1.2. Phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển được xem như quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền
kinh tế, nó là một cách kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề
kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
Nội dung của phát triển được khái quát theo ba tiêu thức. Một là sự gia tăng
tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên đầu

người. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về lượng của nền kinh tế. Hai là, sự
biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây phản ánh sự biến đổi về chất
của nền kinh tế của một quốc gia. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các
vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế không phải là tăng
trưởng kinh tế hay chuyển dịch kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh
dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y
tế, nước sạch, trình độ dân chí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân.
Như vậy mục tiêu cuối cùng của sự phát triển chính là phát triển vì con người.
1.3. Nghèo.
Theo Hội nghị chống đói nghèo Châu Á –Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tại Băng Kốc, Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu
cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được thừa nhận tuỳ theo
4
trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương.
Định nghĩa này đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam.
Phải công nhận rằng không có một định nghĩa duy nhất nào về nghèo đói, theo
báo cáo phát triển Việt Nam thì các khía cạnh của nghèo đó là tình trạng thiếu
thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập,
thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương
trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và khó khăn tới
những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết
định, cảm giác bị xỉ nhục, không được tham người khác tôn trọng ..v..v...
Nghèo khổ tuyệt đối biểu thị một mức thu nhập (chi tiêu) tối thiểu cần thiết
để đảm bảo những “nhu cầu vật chất cơ bản” như lương thực, quần áo, nhà ở dể
cho mỗi người có thể “ tiếp tục tồn tại”.
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển,
Robert McNamara, khi làm giám đốc của ngân hàng thế giới, đã đưa ra khái
niệm nghèo tuyệt đối như sau: “Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới
ngoài cùng của sự tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu

tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất
phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của
giới trí thức chúng ta.”
Ngân hàng thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương
đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thoả mãn nhu cầu sống như là
chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh
giới tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2
đô la cho châu Mỹ La Tinh và Carribean đến 4 đô la cho các nước Đông Âu cho
đến 14,40 đô la cho các nước công nghiệp (Chương trình phát triển Liên Hiệp
Quốc 1997).
Đối với Việt Nam, Chính Phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo
trong giai đoạn từ 1993 đến cuối năm 2005. Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-
TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt
5
“chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005”,
thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn
miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng /người/ tháng (960.000 đồng /người/ năm)
trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu
nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/
năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình
quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm trở
xuống là hộ nghèo. Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính
phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có thu nhập bình quân từ
200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo,
ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) là hộ nghèo.
Trong những xã hội thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn
cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như việc cung cấp
không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về

một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
Nghèo tương đối có thể khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc
vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi nghèo tương đối chủ
quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác
định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc
thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo
đi về văn hoá, thiếu sự tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một
phần được các nhà xã hội xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng.
Nghèo diễn ra ở khắp mọi nơi, cả những nước giàu nhất thế giới.
 Ở Mỹ cũng không tránh khỏi nghèo! Theo số liệu từ báo cáo của Cục điều tra
dân số tháng 8 năm 2005 thì ở Mỹ con số những người có thu nhập dưới ranh
giới nghèo đã liên tiếp tăng đến lần thứ tư. Có 12,7% dân số hay 37 triệu người
nghèo và đã tăng 0,2% so với năm trước đó. Một gia đình 4 người được coi là
6
nghèo khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 đô la Mỹ trong một năm. Đối với
những người độc thân thì con số này ở vào khoảng 9650 đô la.
 Ở Đức, theo số liệu từ “Báo cáo giàu và nghèo lần thứ hai” do chính phủ liên
bang đưa ra trong tháng 3 năm 2005 thì trong năm 2003 có 13,5% dân số nghèo.
Năm 2002 cũng theo số liệu này thì con số đó là 12,7%, năm 1998 là 12,1%.
Hơn 1/3 những người nghèo này là những người nuôi con một mình và con của
họ. Vợ chồng có nhiều hơn 3 con chiếm 19%. Trẻ em và thanh niên ở Đức có
nguy cơ nghèo cao. 15% trẻ em dưới 15 tuổi và 19,1% thanh niên từ 16 đến 24
tuổi thuộc vào diện này. Số trẻ em sống nhờ vào trợ cấp xã hội ở Đức tăng thêm
64.000, lên đến 1,08 triệu trong năm 2003 và đạt đến 1,45 triệu trong thời gian
2004-2005. Theo UNICEF, trẻ em ở Đức tăng nhanh hơn so với phần lớn các
nước công nghiệp. Thêm vào đó nghèo có ảnh hưởng tới cơ hội giáo dục theo
nghiên cứu của Tệp hội Từ thiện Công nhân (Arbeiterwohlfahrt). Ngược lại thì
người già ở Đức lại giảm từ 13,3% năm 1998 xuống còn 11,4% năm 2003. Thế
nhưng nạn nghèo ở đây lại được dự đoán là sẽ tăng vì những người thất nghiệp,
làm việc nửa ngày và những người về hưu trong tương lai (tức là tất cả những

người làm việc hiện nay) sẽ bị giảm đi theo các cải tổ. Theo một nghiên cứu của
Deutsches Institut Altersvsorge thì 1/3 công dân liên bang có nguy cơ bị nghèo
đi trong tuổi già. Nguyên nhân bên cạnh việc tăng tuổi thọ là các cải tổ về chế
độ hưu của năm 2001 và năm 2004 giảm mức độ tiền hưu theo luật pháp xuống
khoảng 18% và việc nhiều công dân liên bang không sẵn sàng tự lo trước cho
tuổi già vì không muốn hay không có khả năng (khoảng 16%).
 Ở Áo, theo số liệu thống kê của Bộ Xã Hội thì trong năm 2003 có hơn 1 triệu
người Áo (13,2% dân cư) có nguy cơ nghèo. Trong năm 2002 thì 900.000 hay
12%, năm 1999 là 11%. Ranh giới nguy cơ nghèo là 60% của thu nhập trung
bình. theo đó thì cứ mỗi 8 người thì có một người là có thu nhập ít hơn 785
Euro/tháng. Phụ nữ có tỷ lệ nguy cơ nghèo cao hơn (14%). Bên cạnh nghèo về
thu nhập như là chỉ số cho tình trạng tài chính của một gia đình, ở Áo còn có
“nghèo nguy kịch” khi ngoài thiệt thòi về tài chính còn có thiếu thốn nhất định
7
trong những lãnh vực sống cơ bản. Trong năm 2003 có 467.000 người (5,9%
dân số) nghèo nguy kịch. trong năm trước còn là 300.000 người hay 4%. theo
một bản báo cáo của hội nghị về nạn nghèo, lần đầu tiên có số liệu về cái gọi là
“Working poor”: Tại Áo có 57.000 người nghèo mặc dù là có việc làm. Ngoài ra
mức độ nguy cơ nghèo phụ thuộc vào công việc làm: Những người làm việc cho
đến 20 tiếng hằng tuần có nguy cơ nghèo gấp 3 lần, những người làm việc từ 21
đến 30 tiếng có nguy cơ nghèo gấp đôi những người làm việc 31 đến 40 tiếng.
Các thước do nghèo khổ về thu nhập: Tỷ lệ nghèo và khoảng cách nghèo.
Các thước đo về nghèo khổ đa chiều:
 Về giáo dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học ở các cấp học, chi chính phủ cho
giáo dục.
 Về y tế: Tuổi thọ bình quân, tỷ lệ tử vong ở trẻ, tỷ lệ suy dịnh dưỡng ở trẻ,
tình trạng nức sạch, tỷ lệ người không được tiếp cận với các dịch vụ y tế.
 Thu nhập: Ngưỡng nghèo lương thực, thu nhập, việc làm.
1.4. công bằng và bất bình đẳng.
Như bất cứ một khái niệm chuẩn nào, từ “công bằng”đối với nhiều người

khác nhau mang ý nghĩa không giống nhau. Đây là một khái niệm khó, từ trước
đến nay đã có nhiều cách giải thích khác nhau tuỳ theo từng quốc gia và từng
chuyên ngành học thuật. Theo báo cáo của NHTG thi Công bằng được đinh
nghĩa theo 2 cách cơ bản là: Cơ hội công bằng và tránh sự cùng khổ tuyệt đối.
Cơ hội công bằng: Kết cục trong một đời người, xét theo nhiều khía cạnh
khác nhau, phải phản ánh phần lớn các nỗ lực và tài năng của họ chứ không phải
là hoàn cảnh cá nhân. Những hoàn cảnh đã định trước như giới, màu da, nơi
sinh, nguồn gốc gia đình và nhóm người xã hội mà cá nhân đó sinh ra không nên
góp phần quyết định xem liệu con người đó có thành công về kinh tế, xã hội hay
chính trị hay không.
Tránh sự cùng khổ tuyệt đối: Một quan điểm không chấp nhận một sự cùng
khổ hay chính xác là một dạng ác cảm với sự bất bình đẳng về các kết cục theo
kiểu Raoxow cho rằng, các xã hội có thể quyết định nên hay không nên có sự
8
can thiệp để bảo vệ sinh kế cho những người có nhu cầu bức thiết nhất (sống
dưới ngưỡng tuyệt đối nào đó về nhu cầu), ngay cả khi nguyên tắc về cơ hội
bình đẳng đã được đảm bảo. Con đường từ cơ hội đến kết cục có lắm trông gai,
kết cục có thể thấp kém do không may, hoặc thậm chí do sự thất bại của bản
thân từng người. Vì mục đích bảo hiểm hoặc vì lòng chắc ẩn mà xã hội có thể
khổng để các thành viên của mình không phải chịu cảnh đói, ngay cả khi họ đã
được hưởng đúng phần của mình trong “chiếc bánh” cơ hội, nhưng vì lý do nào
đó mà mọi việc trở nên quá tồi tệ với họ.
Các thước đo bất bình đẳng thu nhập:
 Đường cong Lorenz (do nhà kinh tế học Mỹ Coral Lorenz 1950).
Đường cong Lorenz được biểu thị trong một hình vuông mà cạnh bên là tỷ lệ %
thu nhập cộng dồn, còn cạnh đáy là tỷ lệ % cộng dồn của các nhóm dân cư được
sắp xếp theo thứ tự mức thu nhập tăng dần.
Đường cong Lorenz phản ánh tỷ lệ % của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn
được phân phối tương ứng cới tỷ lệ % cộng dồn của các nhóm dân số đã biết.
Tất cả các đường cong Lorenz đều bắt đầu từ gốc của hình vuông và kết thúc ở

điểm A đối diện mình. Điều đó cho biết, % dân số được nhận tương ứng bao
nhiêu % thu nhập và 100% dân số sẽ có 100% thu nhập.
Trong trường hợp thu nhập được phân phối tuyệt đối bình đẳng thì bao
nhiêu % dân số sẽ được hưởng tương ứng với bấy nhiêu % thu nhập. Khi đó
đường cong Lorenz sẽ trùng vào đường chéo OA của hình vuông và đường này
được gọi là đường bình đẳng tuyệt đối.
Nếu một người nhận được toàn bộ thu nhập và những người khác thì không
có chút thu nhập nào, đường cong Lorenz sẽ chạy theo cạnh đáy và cạnh bên của
hình vuông, đó là trường hợp phân phối hoàn toàn bất bình đẳng.
Nhìn chung đường cong Lorenz thường nằm ở khoảng giữa đường chéo và
đường bất bình đẳng tuyệt đối. Đường cong Lorenz càng gần đường chéo thì
mức độ công bằng càng cao (bất bình đẳng càng thấp). và càng xa đường chéo
thì mức độ công bằng càng thấp (bất bình đẳng càng cao).
9
 Hệ số GINI.(mang tên nhà thống kê học người Italia C.GiNi.): là thước đo bất
bình đẳng được sử dụng phổ biến nhất.
G=
BA +
A
=2A. Trên thực tế hệ số G được tính theo công thức:
G=
∑∑
= =
−∗
∗∗
n
i
n
j
yjyi

yn
1 1
2^2
1
.
0
.1≤≤ G
Hệ số GINI (G): nhận giá trị từ 0 đến 1. nếu G=0 thì là bình đẳng tuyệt đối
thì diện tích A bằng 0 và đường cong Lorenz trùng đường chéo. Nếu G=1 thì
đường cong Lorenz xa đường chéo nhất. Nhưng trên thực tế thì G=0 hay G=1
chỉ có ỹ nghĩa lý thuyết.
 Tỷ lệ giữa bách phân vị thứ 90 với 10. Được xây dựng bằn cách chia thu nhập
(hoặc tiêu dùng) của bách phân vị thứ 90 cho thu nhập (tiêu dùng) của bách
phân vị thứ 10. Tỷ lệ giữa bách phân vị thứ 90 và thứ 10 bằng 5 có nghĩa là hộ
gia đình trong bách phân vị thứ 90 chiếm được thu nhập (hoặc chi tiêu) gấp 5
lần so với hộ gia đình đứng ở bách phân vị thứ 10.
 Tiêu chuẩn 40% của NHTG. Tính xem 40% dân số có thu nhập (chi tiêu) thấp
nhất chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng thu nhập (chi tiêu). Nếu <12% thì bất
bình đẳng cao. Nếu từ 12% đến 17% thì bất bình đẳng vừa còn nếu >17% thì là
tương đối bình đẳng.
2.Các mối quan hệ.
2.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và XĐGN.
Xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội
và tăng trưởng bền vững. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là công việc trước mắt
mà còn là nhiệm vụ lâu dài. Trước mắt là xoá hộ đói, giảm hộ nghèo: lâu dài là
xoá sự nghèo, giảm khoảng cách nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội giàu
mạnh , công bằng, dân chủ văn minh.
XĐGN không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động
mà phải tạo ra một lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo.
10

Xoá đói giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng
kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng
tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển triển, tạo thêm một lực
lượng sản xuất dồi dào và đảm bảo cho giai đoạn “cất cánh”.
Do đó XĐGN là một trong những mục tiêu của tăng trưởng (cả trên góc dộ
tăng trưởng và kinh tế), đồng thời cũng là một diều kiện tiền đề cho tăng trưởng
nhanh và bền vững. Trên phương diện nào đó, xét về ngắn hạn, khi phân phối
một phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình xoá đói giảm nghèo
thì nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng, song xét một
cách toàn diện về dài hạn thì kết quả XĐGN sẽ tạo tiền đề cho tăng trưởng
nhanh và bền vững.
2.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng.
Một là có quan điểm cho rằng tăng trưởng và công bằng có mâu thuẫn. Hai
là cũng co quan điểm cho rằng tăng trưởng và công bằng không có mâu thuẫn.
Trong dài hạn công bằng và tăng trưởng có thể hỗ trợ cho nhau chứ không phải
thay thế nhau. Xuất phát điểm của các nghiên cứu nhằm liên hệ phát triển kinh
tế với bất bình đẳng thu nhập gắn với các công trình nghiên cứu nổi tiếng của
hai tác giả được nhận giải thưởng Nobel, đó là W. Arthur Lewis (1954) và
Simon Kuznets (1955). Trong bài báo cáo kinh điển của mình năm 1954 nhan đề
“phát triển kinh tế với cung lao động vô hạn”, Lewis đã xây dựng một mô hình
lý thuyết trong đó tăng trưởng và tích luỹ trong một nền kinh tế hai khu vực sẽ
bắt đầu từ khu vực công nghiệp hiện đại, nơi các nhà tư bản sẽ thuê công nhân ở
mức lương cho trước và tái đầu tư phần lời nhuận của họ. Số công nhân nông
nghiệp truyền thống sẵn sàng chuyển sang làm việc trong khu vực lương cao và
năng suất cao này là vô hạn. Trong quá trình phát triển, chừng nào giả định này
còn có giá trị thì chừng đó sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập còn làm
tăng mức thu nhập trung bình. Nhưng có một bước ngoặt mà sau điểm đó, sự
bất bình đẳng sẽ giảm khi kết thúc giai đoạn dư thừa lao động và nền kinh tế
công nghiệp hoá hoàn toàn.
11

Tuy Kuznets không công khai xây dựng mô hình cho sự chuyển dịch dân
số từ ngành này sang ngành khác trong quá trình phát triển, nhưng ông đã lựa
dựa vào đó để trình bày ý tưởng cơ bản của ông về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập (“Đường kuznets”). Trong bài phát
biểu ở cương vị chủ tịch tại cuộc họp thường niên Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ
năm 1954, ông đã giả thuyết rằng trong quá trình tăng trưởng và công nghiệp
hoá, bất bình đẳng lúc nào đầu sẽ tăng lên do sự chuyển dịch từ nông nghiệp và
nông thôn sang công nghiệp và thành phố, rồi sau đó sẽ giảm xuống khi lợi
nhuận giữa tất cả được bình quân hoá. Số liệu mà Kuznets sử dụng để đưa ra
nhận đinh đó lấy ra từ chuỗi chỉ số bất bình đẳng dài hạn của Anh, Đức và Mỹ,
và từ một quan sát thời điểm của ba nước đang phát triển-Ấn Độ, Xây
Lan(Srilanca ngày nay) và Puéctô Rico. Đó là những số liệu sẵn có vào thời
điểm đó, và Kuznets hoàn toàn nhận thức được sự hạn chế của những hậu thuẫn
thực nghiệm đối với lập luận của ông, mà theo ngôn ngữ của ông, “có 5% là
thông tin thực nghiệm và 95% là sự suy đoán, trong đó có thể có một số thông
tin đã bị sai lệch do sự mơ tưởng.
Suy đoán của Kuznets được dựa chủ yếu trên các số liệu đơn tuyến và cần có
những tình huống nghiên cứu sâu về tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Nhưng nhiều nghiên cứu sau đó lại đơn thuần sử dụng các số liệu tổng hợp giữa
các nước (thường không có chất lượng cao lắm) và các mô hình giản tiện hoá để
tìm hiểu và ủng hộ cho giả thuyết về một sự đánh đổi khó tránh giữa phát triển
kinh tế và bẩt bình đẳng. Đường cong Kuznets trở thành một trong những sự
kiện điển hình hoá và được nhiều người trích dẫn nhất trong nghiên cứu về phân
phối thu nhập trong suốt gần bốn thập kỷ.
Với việc xây dựng các số liệu lớn hơn nhiều, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu
về bất bình đẳng quốc tế của Deininger and Squire (1996) (kế tiếp công trình
của Fields (1989)), các cuộc “kiểm định” thực nghiệm về đường cong Kuznets
đã được đông đảo các học giả thực hiện. Nhưng người ta dần hiểu ra rằng, sử
dụng số liệu quốc gia để phân tích cái về bản chất là những quá trình độngcó thể
12

dẫn đến sự sai đường khủng khiếp. Hơn nữa, rất nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ
các bằng chứng hậu thuẫn cho đường Kuznets không phải lúc nào cũng vững
chắc theo các tiêu chuẩn kinh tế lượng, cơ cấu mẫu hay thời gian quan sát. Tại
sao đường Kuznets không đúng trong thực tế có lẽ còn phải viện đến một điều là
các nước đang phát triển nói chung không thoả mãn giả định về quá trình di cư
và phát triển ngành như trong giả thuyết của Kuznets. Để giải thích sự khác khác
biệt quốc tế trong bất bình đẳng về thu nhập, điều quan trọng là mối liên hệ giữa
bất bình đẳng kinh tế và các yếu tố khác, chẳng hạn như tính chất hai khu vực
kinh tếm đất đai,giáo dục, sự khác biệt vùng…cần được phân tích kỹ lưỡng hơn.
Kết luận lại, ngày nay đã có sự đồng thuận nhất định rằng không thể xác
lập được một mối quan hệ đơn giản giữa thu nhập và bất bình đẳng. Như Kanbur
(2000) đã lập luận trong công trình đánh giá thấu đáo các nghiên cứu về đường
cong Kuznets được viết trong cuốn sổ tay về phân phối thu nhập: “có lẽ tốt hơn
hết là chúng ta nên tập trung trực tiếp vào các chính sách hoặc sự kết hợp các
chính sách điều đó sẽ tạo ra tăng trưởng mà không gây những hiệu ứng phân
phối bất lợi, chứ không nên dựa vào sự tồn tại hay không một mối quan hệ tổng
hợp, giản đơn hoá giữa thu nhập bình quân đầu người và bất bình đẳng.”
2.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các chính sách giảm nghèo.
Một nền kinh tế nếu chỉ co sự thị trường hoạt động riêng lẻ thì sẽ chỉ
như “vỗ tay trên một bàn tay” do vậy tính hiệu quả của nó sẽ giảm đi, nhiều khi
có thể dẫn dến phi hiệu quả và khủng hoảng kinh tế bởi vì chính thị trường cũng
có những khuyết tật của nó. Vì vậy mà cần phải có sự điều tiết của chính phủ.
Các chính sách vĩ mô điều tiết của chính phủ là một công cụ quan trọng và cơ
bản để nhà nước có thể thực hiện vai trò điều tiết của mình. Nhưng bản thân nhà
nước cũng có những hạn chế của mình vì vậy cần phải có sự kết hợp một cách
linh hoạt giữa nhà nước và thị trường. Các chính sách phải làm những việc mà
thị trường thất bại như chính sách công cộng, chính sách pháp luật điều tiết vĩ
mô. Và những chính sách XĐGN cũng không nằm ngoài mục đích nhằm làm
tăng tính hiệu quả và khắc phục những thất bại của thị trường.
13

Như trên đã nêu thì tăng trưởng và giảm nghèo có thể hỗ trợ tích cực cho
nhau nên khi hoạch định các chính sách thì cần có sự cân nhắc chính sách để có
thể kết hợp tăng trưởng và giảm nghèo một cách hiệu quả và bền vững.
 Một chính sách hoặc một tập hợp các chính sách nhằm sửa chữa những sai
lệch trong giá cả. Có được mức giá hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất , tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo.
 Một chính sách hoặc một tập hợp các chính sách nhằm đem lại những thay
đổi về cơ cấu trong phân phối tài sản nguồn lực và khả năng được giáo dục cùng
các cơ hội có liên quan và tạo ra thu nhập. Những chính sách như vậy vượt ra
ngoài phạm vi hạn hẹp của kinh tế học và động chạm tới toàn bộ cơ cấu xã hội,
thể chế, văn hoá, chính trị của các nước đang phát triển khác nhau. Nhưng nếu
không có những thay đổi triệt để về cơ cấu và phân phối lại tài sản như vậy dù là
đặt hiệu quả ngay tức thời ( chẳng hạn như thông qua các trình diễn chính trị) thì
những thay đổi nhằm cải thiện đáng kể điều kiện sống của người nghèo ở nông
thôn và thành thị , thậm chí không thể thực hiên được.
 Chính sách hoặc tập hợp các chính sách nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập
theo quy mô ở các tầng lớp trên bằng cách áp dụng chế độ thuế luỹ tiến theo luật
định đánh vào thu nhập tài sản, còn đối với các tầng lớp dưới thì mở rộng cung
cấp hàng tiêu dùng và dịch vụ công cộng.
 Một chính sách hoặc một tập hợp các chính sách nhằm thúc đẩy nghiên cứu
và triển khai công nghệ trong nước phù hợp với các vấn đề thế giới thứ 3, trong
đó chú trọng vào việc tìm kiếm các phương pháp hiệu quả (mà hầu hết là sử
dụng nhiều lao động) để cung cấp các dịch vụ y tế, nhà ở và đào tạo với chi phí
thấp , cải thiện nông nghiệp ở quy mô nhỏ và mở rộng các cơ hội tìm kiếm công
ăn việc làm ở nông thôn và thành thị.
3. Kinh nghiệm của một số nước Nics châu Á trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và XĐGN.
Sự cất cánh của nền kinh tế Xinggapo, Hồng Công, Hàn Quốc và Đài Loan
ở châu Á đã làm chấn động thế giới. Mọi người cố tìm ra bí quyết cất cánh của
14

nền kinh tế bốn nước và khu vực đó. Các nhà kinh tế đã suy tôn họ là “các quốc
gia và khu vực công nghiệp hoá mới” (NICs). Người ta dùng hình tượng “bốn
con rồng nhỏ” như một còng nguyệt quế tặng cho họ để biểu thị lòng thán phục
sự phát triển thần kỳ chỉ trong một thời gian ngắn như vậy của những nước và
khu vực đó. Sự cất cánh của bốn con rồng châu Á là bài học lớn cho các nước
đang phát triển đi sau học tập để có thể “cất cánh” được.
Tại các nước đang phát triển luôn phải đối mặt với vòng luẩn quẩn của sự
nghèo đói là:
Khung 1: Bẫy đói nghèo

Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp
để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó. Kinh nghiệm của các nước NICs châu Á, họ đã có
những biện pháp hiệu quả để giải quyết tốt sự căng thẳng về thu nhập, để từ đó
tăng thu nhập của người dân và dần phá vỡ vòng luẩn quẩn trong thu nhập. Đây
có thể là một bài học tốt cho các nước đang phát triển học theo. Trong 4 nước
này chúng ta có thể lấy Đài Loan là một ví dụ điển hình. Thu nhập của cư dân
Đài Loan rất thấp, tính bình quân đầu người chỉ 205,5 USD, nhiều người sống
dưới mức nghèo khổ. Nhưng qua mấy chục năm phát triển , thu nhập của cư dân
Đài Loan tính theo đầu người năm 1987 đạt 4989 USD, trong 30 năm tăng 23
Trình độ kỹ thuật thấp
Thu nhập thấp
Tỷ lệ tích luỹ thấpNăng suất thấp
15
lần. Tình hình tiêu dùng ở Đài Loan cũng phản ánh thu nhập thực tế của người
Đài Loan tăng rất nhanh. Từ 1952-1962 mức tiêu dùng ở Đài Loan tính thưo đầu
người bình quân hằng năm tăng 3,25%, từ 1963-1972 tăng 3,3%, từ 1973-1982
tăng 8,2%. Từ 1982-1986 mức tiêu dùng tính theo đầu người là 66.824 đồng tiền
mới Đài Loan. Từ 1952-1980 mức tiêu thụ calo hàng ngày của mỗi người Đài
Loan từ 2078 ngàn tăng lên 2812 ngàn; lượng tiêu thụ protein hằng ngày của
mỗi người Đài Loan từ 49 gam tăng lên 78 gam. Từ 1949-1980 diện tích nhà ở

bình quân đầu người của Đài Loan từ 4,6m
2
tăng lên 17,9m
2
. Đồ dùng cao cấp
của người Đài Loan tăng rất nhanh. Hiện nay, đồ dùng gia đình như tủ lạnh, máy
thu hình, máy giặt, máy ảnh đã tương đối phổ biến, thậm chí ôtô con cũng đã bắt
đầu phổ biến ở mỗi gia đình. Khoảng cách về số ngưòi theo học, ví dụ giáo dục
tiểu học, về tuổi thọ trung bình của người Đài Loan so với các nước phat triển đã
rút ngắn, phản ánh mức sống của người Đài Loan đã nâng cao rất nhiều. Sở dĩ
chỉ trong một thời gian ngắn, Đài Loan đã làm cho thu nhập bằng tiền và thu
nhập thực tế của cư dân tăng nhanh là do họ đã áp dụng những biện pháp chủ
yếu sau đây:
 Thông qua tăng năng suất lao động và đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật, tăng tổng
giá trị sản phẩm quốc dân với tốc độ nhanh, để tăng thu nhập. Từ 1951-1955 giá
trị tổng sản phẩm quốc dân Đài Loan tăng bình quân hàng năm 9,7%, từ
1958-1960 tăng 7,0%, từ 1961-1965 tăng 10,1%. Từ 1952-1987 giá trị tổng sản
phẩm quốc dân Đài Loan tăng bình quân hàng năm tăng 8,7%, trong thời gian
đó có 14 năm tăng trên 10%, 19 năm tăng trên 5%. Tốc độ tăng trưởng đó đã
hơn tất cả các nước phát triển khác, chỉ kém Nhật Bản. Ví dụ: trong thời gian từ
1965-1987 cao hơn Mỹ, Anh, Pháp từ 2 đến 3 lần. Mức tăng trưởng cao của giá
trị tổng sản phẩm quốc dân làm cho mức tăng trưởng thu nhập của dân cư luôn
cao và ổn định.
 Thông qua công nghiệp hoá nhanh chóng, tăng nhanh thu nhập cho các gia
đình nông dân, làm cho họ vừa tăng thu nhập nông nghiệp, vừa tăng thu nhập
phi nông nghiệp. Theo tài liệu thống kê, từ 1966-1979 thu nhập nông nghiệp của
16
mỗi gia đình Đài Loan tăng 111%, thu nhập phi nông nghiệp tăng 988%, thu
nhập phi nông nghiệp năm 1966 chiếm 34,1% thu nhập nông nghiệp, năm1979
tỷ lệ đó tăng lên 72,7%. Tính chung, thu nhập phi nông nghiệp chiếm 40% toàn

bộ thu nhập của mỗi gia đình nông dân, trở thành một nguồn thu nhập quan
trọng của họ. Việc tăng thu nhập phi nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề mà
các nước đang phát triển thường gặp phải- thu nhập của các gia đình nông dân
quá thấp-làm cho thu nhập của gia đình nông dân Đài Loan được nâng lên tương
đối cao. Thu nhập phi nông nghiệp chiếm 40% toàn bộ thu nhập có nghĩa là mức
thu nhập của mỗi hộ gia đình nông dân trước đây được tăng lên 40%. Việc tăng
thu nhập của những gia đình nông nghiệp có tác động thúc đẩy việc tăng thu
nhập của toàn bộ dân cư.
 Thông qua việc phát triển các ngành nghề cần nhiều lao động, thu hút một lực
lượng lớn những người lao động không có tay nghề cao, để tăng thu nhập cho
những gia đình vốn có thu nhập thấp. Việc làm này ở Đài Loan đã dẫn tới kết
quả hai mặt: Một mặt, việc tiếp nhận một số lượng lớn những người lao động
không lành nghề đã làm cho thu nhập của các hộ gia đình vốn có thu nhập thấp
được tăng về số lượng tuyệt đối theo mức tăng của số người tìm được việc làm.
Mặt khác, việc tiếp nhận một số lượng lớn những người lao động không lành
nghề làm cho người lao động trở nên hiếm. Trong tình hình sức lao động cung
không đủ cầu, có thể làm cho mức lương của những gia đình vốn có thu nhập
thấp được tăng nhanh, làm cho thu nhập của họ được nâng cao. Chính là nhờ
phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động mà đời sống của những gia
đình vốn có thu nhập thấp được cải thiện rất nhiều, vì vậy mà thu nhập của cư
dân Đài Loan có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
 Thông qua cải cách chế độ phân phối thu nhập thúc đẩy việc thực hiện công
bằng về thu nhập, nâng cao mức tăng trưởng về thu nhập của dân cư. Chính
quyền Đài Loan rất coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội của chế độ phân phối, coi
việc cải cách chế độ phân phối thu nhập của cư dân, và trong thực tế đã không
ngừng điều chỉnh quan hệ tỷ lệ giữa thu nhập lao động và thu nhập tài sản. Theo
17

×