Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Luận văn thạc sĩ Báo chí học-TUYÊN TRUYỀN GIÁO dục PHÁP LUẬT CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN KÊNH VTV6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.19 KB, 94 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng
bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội
trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm
việc theo pháp luật. Để thực hiện mục tiêu này, song song với việc xây dựng
và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, thì một trong những vấn đề có
tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho
mọi nhóm đối tượng, trong đó có thanh thiếu niên - những công dân trẻ luôn
chiếm một phần tư dân số cả nước.
Để đạt được điều này, thì việc tuyên truyền giáo dục pháp luật thông
qua các phương tiện truyền thông như: đài phát thanh, đài truyền hình, sách
báo in, báo mạng, báo ảnh, tạp chí có vài trò rất quan trọng. Giúp người dân
có thể thấm nhuần những nội dung pháp luật, những điều cần phải làm, những
vấn đề phải quan tâm. Thông qua các phương tiện này là một cách truyền tải
nhanh nhất, mạnh nhất và đạt hiệu quả cao nhất đối với kiến thức pháp luật.
Trong những phương tiện truyền thông, truyền hình là phương tiện
truyền thông có tầm ảnh hưởng, tuyên truyền mang lại hiệu quả cao nhất
trong các loại hình phương tiện truyền thông. Việc tuyên truyền giáo dục pháp
luật thông qua truyền hình là rất cần thiết, bởi truyền hình có nhiều ưu thế. Là
kênh truyền hình đầu tiên dành cho giới trẻ, VTV6 ra đời với nhiệm vụ quan
trọng nhất và chủ yếu nhất là định hướng về giá trị sống về kỹ năng sống cho
những người trẻ để cho họ có được hành trang về tâm hồn, về tri thức để cho


1

họ mạnh mẽ để họ có thể bước vào tương lai đang chờ đợi họ. Trong những
năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về tuyên truyền


pháp luật cho thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam nói chung và Ban
Thanh thiếu niên - VTV6, Đài truyền hình Việt Nam nói riêng đã và đang sản
xuất các chương trình có mục đích tuyên truyền và phổ biến giáo dục về pháp
luật cho thanh thiếu niên. Trong đó chương trình “Tòa tuyên án” và “Hạc
giấy” là những chương trình giáo dục về pháp luật cho Thanh thiếu niên.
Chương trình “Toà tuyên án” một chương trình giáo dục pháp luật từ
những vụ án có thật. Được phục dựng lại dựa trên những hồ sơ vụ án có thật,
từng hành vi phạm tội của các bị cáo và quá trình xét xử vụ án. Không chỉ
bằng những vụ án hình sự thuần túy có thanh thiếu niên phạm tội, “Toà tuyên
án” còn phản ánh nhiều vấn đề khác mà thanh thiếu niên là người trong cuộc
như: thanh niên với truyền thống, thanh niên với hội nhập, thanh niên làm
kinh tế, thanh niên với hôn nhân, mâu thuẫn gia đình, tuổi vị thành niên phạm
tội,... Những vụ án mà “Toà tuyên án” phục dựng đều là những vụ việc khá
phổ biến hiện nay, qua đó đều có thể khiến giới trẻ có ý thức hơn về hành
động của mình. Chương trình đặc biệt hướng tới đối tượng là lứa tuổi vị thành
niên, đối tượng dễ vi phạm pháp luật nhất vì còn thiếu hiểu biết cũng như dễ
bị kích động, dễ bị tổn thương, thiếu chín chắn, thiếu bản lĩnh và kinh nghiệm
trong việc xử lí các tình huống, dễ bị lợi dụng,... Đó là tiền đề để “Toà tuyên
án” phục dựng lại những vụ án Hình sự nhằm cảnh báo giáo dục và phòng
ngừa thanh thiếu niên phạm tội.
Chương trình “Hạc giấy” là chương trình tái hiện lại câu chuyện vi
phạm pháp luật của thanh thiếu niên do thiếu hiểu biết. Đi sâu phân tích
những yếu tố thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến quá trình phạm tội của nhân
vật. Phỏng vấn những người có liên quan đến nhân vật: cha mẹ, anh chị em,
bạn bè, thầy cô giáo. Và những lời chia sẻ, tâm sự của nhân vật về dự định,


2

mong muốn trong tương lai khi được hoàn lương trở về hòa nhập với xã hội.

Mục đích của chương trình là ghi lại những nỗ lực vươn lên, thay đổi cuộc
sống những thanh thiếu niên đã từng lầm đường lạc lối do thiếu hiểu biết kiến
thức pháp luật. Từ đó khơi gợi tình yêu cuộc sống, sự cảm thông, chia sẻ,
đánh thức những ước mơ cao đẹp trong mỗi con người và giáo dục những
kiến thức pháp luật cơ bản để không còn những trường hợp phạm tội trong
giới trẻ do thiếu hiểu biết.
Tuy nhiên, chương trình “Tòa tuyên án” và “Hạc giấy” còn có những
nhược điểm cần phải khắc phục để đạt hiệu quả cao hơn trong việc tuyên
truyền giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên. Các chương trình có chất
lượng không đồng đều, các vụ án vẫn chưa hấp dẫn để thu hút được đối tượng
khán giả của chương trình. Các điều, luật về pháp luật khi đưa vào chương
trình vẫn còn khô cứng, khiến người xem dễ nhàm chán cho khán giả.
Vì vậy, các chương trình Giáo dục pháp luật cho Thanh thiếu niên trên
kênh VTV6 cần có sự đổi mới hơn nữa nhằm thu hút đối tượng khán giả trẻ.
Thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về thanh niên và công tác
thanh niên trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, nhiều tài liệu trong nước đã ít nhiều đề cập đến vấn đề
giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Tài liêu: “Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ” - Tiến sĩ. Đỗ Nam Liên
Nhà xuất bản Khoa học xã hội – TP.HCM năm 2005.
- “Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho thanh niên hiện nay”
Luận án tiến sỹ Truyền thông đại chúng Đỗ Thúy Hằng, trường Học
viện Báo chí và tuyên truyền, năm 2007.
- “Vấn đề khiếu nại và tố cáo của công dân Thủ đô Hà Nội trên sóng
Đài Truyền hình Hà Nội” - Luận án Lương Thanh Tú năm 2011, trường ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội.


3


- “Công chúng thế hệ nét với các phương tiện truyền thông đại
chúng” - Luận văn Hoàng Thị Thu Hà, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân
văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội, năm 2011.
- “Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC với đời sống của giới trẻ” - Luận
văn Đào Thị Phương Trà, trường ĐH Quốc Gia Hà Nội, năm 2010.
Tuy nhiên, những tài liệu trên mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về nhận
thức của thanh niên với giáo dục pháp luật hiện nay, nâng cao việc tuyên
truyền giáo dục pháp luật mà chưa đề cập cụ thể đến việc thay đổi cách tuyên
truyền hiệu quả thu hút được đối tượng là khán giả trẻ.
Trước đây cũng đã có một số khóa luận tốt nghiệp đại học báo chí và luận
văn thạc sĩ báo chí nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên như:
- Khóa luận tốt nghiệp đại học báo chí “Tạp chí thanh niên với việc
giáo dục thế hệ trẻ nước ta hiện nay” của học viên Trần Hương Giang, trường
Học viện Báo chí và tuyên truyền, năm 2004
- Khóa luận tốt nghiệp đại học báo chí “Giáo dục nhân cách cho trẻ vị
thành niên trên báo chí hiện nay” Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng,
năm 2007
Các luận văn nêu trên chỉ tập trung nghiên cứu về nghiệp vụ giáo dục
pháp luật và cách giáo dục pháp luật trên báo chí một cách hiệu quả mà chưa
đề cập đến giáo dục pháp luật trên truyền hình, phương tiện truyền thông có
hiệu quả cao.
Do đó, khóa luận này sẽ là công trình đầu tiên để chỉ ra cách tuyên
truyền hiệu quả của hoạt động tuyên truyền pháp luật trên kênh VTV6 một
cách có hiệu quả và thu hút được khán giả xem truyền hình đặc biệt là các bạn
trẻ, những đối tượng ít xem truyền hình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:



4

- Tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của chương trình “Tòa tuyên
án” và “Hạc giấy” đối với giáo dục về pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Đưa ra những khuyến nghị nâng cao chất lượng chương trình để có
hiệu quả trong việc tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên.
* Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:
- Nghiên cứu, thực trạng của các chương trình giáo dục pháp luật dành
cho Thanh thiếu niên trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay.
- Ý nghĩa và vai trò cần thiết của các chương trình giáo dục pháp luật
dành cho Thanh thiếu niên trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam
- Các yếu tố cần cần thiết trong các chương trình giáo dục pháp luật
dành cho Thanh thiếu niên trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
- Nghiên cứu, xác định nội dung, hình thức giáo dục pháp luật phù hợp,
đáp ứng yêu cầu về giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật cho thanh,
thiếu niên trong các chương trình giáo dục pháp luật dành cho Thanh thiếu
niên trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
- Xây dựng và đề xuất hệ thống các giải pháp có hiệu quả trong việc nâng
cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên trong các chương trình giáo dục pháp
luật dành cho Thanh thiếu niên trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
4, Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu: là Thanh thiếu niên trên kênh VTV6. Đồng
thời, đề tài sẽ nghiên cứu về: Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung khảo sát chương trình “Tòa tuyên
án” và chương trình “Hạc giấy” trên kênh VTV6, Đài truyền hình Việt Nam.
- Thời gian khảo sát: từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013
5, Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Tổng hợp: phân tích, nghiên cứu chương trình truyền hình: “Tòa
tuyên án”, “Hạc giấy” và một số chương trình hiệu quả.



5

- Phương pháp Điều tra Xã hội học, tham khảo ý kiến của những người
làm công tác thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Khoa học: Góp phần giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho thanh,
thiếu niên, nhằm xây dựng một thế hệ trẻ thanh thiếu niên có ý thức chấp
hành pháp luật tốt, có hiểu biết pháp luật để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình và xã hội; góp phần nâng cao năng lực, bản lĩnh hội nhập quốc tế
trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước hiện nay; góp phần định hướng và xây dựng nhân cách,
lối sống người công dân mới cho thế hệ trẻ, làm lành mạnh hóa xã hội, bảo
đảm trật tự trị an, kỷ cương trong nhà trường và an toàn xã hội, đáp ứng một
phần yêu cầu của việc quản lý xã hội bằng pháp luật.
- Thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cho thấy một cách nhìn cụ thể
hơn, bản chất hơn để thấy được sự cần thiết của các chương trình giáo dục pháp
luật cho thanh thiếu niên trong thời điểm hiện nay. Từ đó giúp các nhà quản lý
đưa ra được những tiêu chí để có thể sản xuất được những chương trình có nội
dung hấp dẫn hơn, phù hợp hơn với lứa tuổi thanh thiếu niên, phổ biến kiến
thức về giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên một cách hiệu quả nhất.
7. Kết cấu luận văn


6

Chương 1
 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1 Khái niệm
1.1.1 Giáo dục pháp luật
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc mang tính bắt buộc
xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa do Nhà nước ban hành và đảm bảo
thực hiện trên cơ sở thuyết phục, giáo dục, cưỡng chế của bộ máy nhà nước.
Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là việc làm sáng tỏ về mặt
tư tưởng và nội dung các quy phạm pháp luật, đảm bảo cho sự nhận thức đúng
đắn, đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của người tuyên truyền, phổ
biến và giáo dục pháp luật trong quá trình tuyên truyền, phổ biến và giáo dục
pháp luật.
Trong khoa học pháp lý, giáo dục pháp luật được xem là hoạt động có
tính định hướng của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, trong
đó người giáo dục và người được giáo dục luôn tác động qua lại lẫn nhau,
thiết lập những hành vi xử sự phù hợp các quy phạm pháp luật. Hoạt động của
giáo dục pháp luật nhằm hình thành ở con người thói quen xử sự phù hợp với
đòi hỏi của pháp luật.
Trong tài liệu sách báo ở nước ta, khái niệm giáo dục pháp luật chưa
được hiểu một cách thống nhất, cụ thể, rõ ràng. Có ít nhất 5 quan điểm nhìn
nhận khái niệm giáo dục pháp luật được hiểu trên cơ sở các nội dung mang
tính lý luận và thực tiễn sau:
- Thứ nhất, giáo dục pháp luật là sự tác động của nhân tố chủ quan, do
các chủ thể có năng lực làm công tác giáo dục tiến hành. Qúa trình hình thành
ý thức của con người là quá trình ảnh hưởng, tác động thống nhất của các điều


7

kiện khách quan và các nhân tố chủ quan, trong đó, các điều kiện khách quan
đóng vai trò là những nhân tố ảnh hưởng, còn các nhân tố chủ quan đóng vai

trò là những nhân tố tác động. Nhân tố ảnh hưởng có thể là tự phát, theo chiều
này hoặc chiều khác và mức độ “đậm, nhạt” có thể khác nhau. So sánh với nó,
nhân tố trực tiếp hơn và bao giờ cũng là nhân tố tự giác, có ý thức, có chủ
định theo một hướng nhất định. Vì giáo dục pháp luật là sự tác động của nhân
tố chủ quan, do các chủ thể có năng lực làm công tác giáo dục tiến hành nên,
bản thân chủ thể giáo dục pháp luật, với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của
mình, luôn luôn đặt ra mục đích nhất định để từ đó tiến hành những biện
pháp, hình thức nhằm hình thành ở chủ thể những yếu tố chủ quan, trước hết
là tri thức, hiểu biết, tư tưởng, thái độ, tình cảm ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn
về pháp luật. Đó là hoạt động có định hướng, có tổ chức thông qua nội dung,
chương trình, phương pháp cụ thể của nhiều chủ thể (các tổ chức Đảng, cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường…). Đây chính là thiên chức của
giáo dục tiến bộ, trong đó có giáo dục pháp luật.
Thứ hai, giáo dục pháp luật là hình thức cụ thể, là “cái riêng, cái
đặc thù” trong mối quan hệ với giáo dục nói chung, là “cái chung, cái phổ
biến”. “Cái riêng, cái đặc thù” của giáo dục pháp luật được thể hiện ở
những điểm sau:
- Đó là hoạt động nhằm hình thành tri thức, tình cảm pháp luật ở mỗi cá
nhân (là đối tượng của giáo dục pháp luật), hình thành thói quen xử sự, nếp
sống phù hợp với quy định vủa pháp luật, để từ đó cá nhân tuân thủ pháp luật
một cách tự giác, có thái độ và hành vi đúng đắn, tích cực trong việc sử dụng
pháp luật. Như vậy, mục đích của giáo dục pháp luật là hình thành “môi
trường chủ quan” thuận lợi, phù hợp để từ đó chủ thể có thể định hướng hành
vi xã hội của mình theo những “chuẩn” mà pháp luật quy định, góp phần tích
cực tăng cường hiệu lực, hiệu quả pháp luật. Mục đích của giáo dục pháp luật


8

không chỉ mang ý nghĩa tư tưởng mà còn mang ý nghĩa thực tiễn thiết thực, rõ

ràng và rất cụ thể.
- Giáo dục pháp luật có nội dung của riêng mình. Đó là sự tác động
định hướng để chuyển tải nội ding pháp luật (nguyên tắc, giá trị của pháp luật,
các quy phạm pháp luật). Những nội dung này phản ánh trong nó các hiện
tượng về nhà nước (phương diện pháp lý của nó) và các hiện tượng xã hội
khác như quan hệ xã hội, trách nhiệm xã hội được thể hiện thông qua hình
thức pháp lý. Chẳng hạn, khi giáo dục về trách nhiệm của con người trong xã
hội, giáo dục đạo đức đề cập phương diện đạo lý của trách nhiệm, còn giáo
dục pháp luật đề cập nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý với những dạng hành vi
bắt buộc, loại quan hệ pháp luật đặc biệt.
- Xét trên các vấn đề chủ thể, khách thể, đối tượng, hình thức và
phương pháp giáo dục pháp luật thì giáo dục pháp luật cũng có những nét
riêng. Chủ thể giáo dục pháp luật, trước hết phải có tri thức cần thiết về pháp
luật và đời sống pháp luật, phải hiểu biết được những đặc điểm nhân thân,
hoàn cảnh môi trường của đối tượng và phải là hình mẫu trong việc tuân theo
pháp luật. Đặc biệt, chủ thể giáo dục pháp luật phải có khả năng minh họa
những vấn đề xảy ra trong đời sống mà có ý nghĩa pháp lý dưới những thuật
ngữ, những nguyên tắc, những quy định pháp luật cụ thể. Thiếu khả năng này
ở chủ thể giáo dục pháp luật thì hoạt động giáo dục pháp luật mất đi ý nghĩa
của nó.
- Xét về vị trí vai trò trong hệ thống giáo dục thì giáo dục pháp luật có
vai trò chi phối rất lớn đối với các dạng giáo dục chính trị - xã hội khác. Giáo
dục pháp luật trong nhiều trường hợp hợp là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các
loại hình giáo dục khác như giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, tâm lý…
Thứ ba, giáo dục pháp luật không đồng nhất với khái niệm hình thành ý
thức pháp luật của cá nhân. Sự hình thành ý thức pháp luật là sản phẩm của


9


điều kiện khách quan lẫn sự tác động định hướng của nhân tố chủ quan. Hay
nói cách khác, ý thức pháp luật của cá nhân với tư cách là chủ thể của các
quan hệ xã hội được hình thành, phát triển dưới sự ảnh hưởng của kinh
nghiệm cá nhân và thông tin thu nhận được từ các “kênh” thông tin pháp luật,
trong đó có “kênh” giáo dục pháp luật. Trong quá trình này, những hiện
tượng, sự kiện “ngược chiều”, trực diện có ảnh hưởng rất lớn (ví dụ, cán bộ
trực tiếp thi hành pháp luật mà vi phạm pháp luật). Tuy nhiên, nếu hoạt động
giáo dục pháp luật thể hiện đúng định hướng, với bản lĩnh khoa học, khách
quan thì không phải lúc nào các hiện tượng “ngược chiều” này cũng gây được
ảnh hưởng lớn. Như vậy, giáo dục pháp luật chỉ là một yếu tố của quá trình
hình thành ý thức pháp luật ở các nhân con người nhưng lại là yếu tố đóng vai
trò chủ đạo bởi nó là quá trình tác động của nhân tố chủ quan.
Mặt khác, khái niệm giáo dục pháp luật và hình thành ý thức pháp luật
có quan hệ mật thiết với nhau.Giáo dục pháp luật nội hàm trong khái niệm
rộng lớn hơn nó là hình thành ý thức pháp luật. Sự phân biệt này có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn. Đó là vì, suy cho cùng thì ý thức pháp luật của các
nhân bị quy định bởi các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bởi
phong tục, tập quán truyền thống, bởi thực tiễn pháp lý…Song, không thể nói
rằng yếu tố chủ quan không có vai trò gì. Khi mà tri thức, tình cảm và thói
quen xử sự theo pháp luật chưa hình thành đầy đủ và các điều kiện khách
quan chưa thuận lợi thì nhân tố chủ quan hết sức quan trọng. Việc tăng cường
nỗ lực chủ quan, bằng hoạt động có tổ chức, kế hoạch có bước đi thích hợp,
có định hướng, có ý thức tự giác cao của chủ thể giáo dục pháp luật sẽ góp
phần quan trọng giúp hình thành sớm tri thức, tình cảm thái độ và nếp sống
tuân theo pháp luật ở đối tượng giáo dục.
Giáo dục pháp luật là quá trình tác động có tính liên tục, lâu dài, thường
xuyên. Vì thế, giáo dục pháp luật phải thông qua nhiều cơ quan, tổ chức chính


10


trị - xã hội, trong đó Hội đồng phối hợp PBGDPL giữ vai trò quan trọng,
nhưng cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan nhằm mục
đích hướng dẫn hành vi của con người xử sự phù hợp với các quy định của
pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, các
cấp, các ngành, các phương tiện thông tin đại chúng, các trường học, mỗi một
cá nhân có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật. Người
giáo dục pháp luật thực sự phải là tấm gương sáng trong việc chấp hành pháp
luật, có như vậy mới tạo được niềm tin và tính thuyết phục trực tiếp đối với
người được giáo dục.
Tóm lại, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là hoạt động có
tính định hướng của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội với mục
đích tăng cường ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa dưới dạng lòng tin, thói
quen, động cơ, hành vi tích cực trong chấp hành pháp luật của cá nhân, nó
chính là quá trình tác động của nhân tố chủ quan vào ý thức của con người
1.1.2. Thanh thiếu niên
Thanh thiếu niên là lực lượng quan trọng luôn mang trong mình
những tính đa dạng của thế hệ đang lớn. Vì thế, trong suốt tiến trình phát
triển của lịch sử nhân loại, vấn đề thanh niên đã được tất cả các quốc gia và
nhân loại coi là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Khái niệm thanh thiếu
niên (ghép từ thanh niên và thiếu niên) được xây dựng dựa trên sự phát
triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hóa bằng
giới hạn, độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Mỗi quốc
gia khác nhau thì có những quy định cụ thể về độ tuổi thanh niên và thiếu
niên khác nhau, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế chính trị, đặc
điểm truyền thống, tuổi thọ bình quân... mà mỗi quốc gia có quy định độ
tuổi thanh thiếu niên khác nhau. Hầu hết, các nước trên thế giới đều có sự
thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ 14 hoặc 15 tuổi và kết thúc ở tuổi nào



11

thì có sự khác biệt. Có nước quy định là 25 tuổi, có nước quy định là 30 và
cũng có nước quy định là 40 tuổi.
Theo quan niệm quốc tế (Công ước về Quyền trẻ em ngày 20-111989, Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phong ngừa phạm pháp ở người
chưa thành niên ngày 14-12- 1990) thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi,
người chưa thành niên (Juvennile) người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên
(Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm
trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên.
Ở Việt Nam đã có giai đoạn tuổi thanh niên được hiểu gần như đồng
nhất với tuổi đoàn viên (15 đến 28 tuổi). Ngày nay, do điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài
hơn nên tuổi thanh niên được xác định là 15 đến 30 tuổi. Tương lai độ tuổi
của thanh niên Việt Nam có thể sẽ tăng vì theo khoản 2 điều 1 của dự thảo
luật thanh niên, độ tuổi của thanh niên từ 16 đến 35. Tuy nhiên, vấn đề này
còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuỳ thuộc vào nội dung và góc độ nghiên cứu
mà có nhiều cách quan niêm khác nhau về thanh niên. Trong thực tế Việt
Nam có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về thanh niên.
Hồ Chí Minh, khi nói đến thanh niên Người đã đưa ra một khái niệm
đầy hình ảnh: "Một năm bắt đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" [42, tr.69]. Hồ Chí Minh cho rằng thanh
niên là lứa tuổi sống động nhất, mạnh mẽ và đẹp đẽ nhất của cuộc đời.
Trong cuốn: "Tìm hiểu một số thuật ngữ về công tác thanh niên" "Thanh niên là một tầng lớp người - xã hội đặc thù, với độ tuổi nằm trong
giới hạn từ 14, 15 đến trên dưới 30 tuổi" [49, tr.179]. Trong đề tài nghiên
cứu "Tình hình tư tưởng thanh niên và công tác giáo dục của đoàn thanh niên
giai đoạn hiện nay", quan niệm "Thanh niên là nhóm nhân khẩu - xã hội đặc
thù có độ tuổi nhất định được phân bố rộng khắp trong các giai cấp, các tầng
lớp xã hội, trong các ngành kinh tế xã hội của đất nước" [45, tr.37].



12

Từ những quan niệm khác nhau về thanh thiếu niên, chúng tôi cho
rằng cần có cách tiếp cận liên ngành khoa học. Thanh thiếu niên là đối
tượng nghiên cứu đặc thù, là lực lượng xã hội đặc biệt. Khái quát hệ thống
những quan niệm và tiếp cận về thanh niên ta thấy ở họ có những đặc điểm
phát triển đạo đức riêng, gắn liền với đặc trưng, tâm lý lứa tuổi, các phẩm
chất tốt và xấu, tích cực và hạn chế... đan xen nhau cùng tồn tại, song hành
với nhau.
Thứ nhất, thanh thiếu niên là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù có độ
tuổi từ 14, 15 đến trên dưới 30 tuổi. Thanh niên dù xét bất cứ dưới góc độ
nào, phương diện nào cũng thuộc phạm trù con người, phạm trù xã hội. Họ là
một lớp người, một thế hệ sống trong cộng đồng xã hội với những đặc điểm
chung, riêng trong quan hệ với chính họ, với giai cấp và với xã hội.
Thứ hai, thanh thiếu niên là giai đoạn đang trưởng thành có khả năng
phát triển về trí tuệ và nhân cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển nhanh
chóng về thể chất. Đây là giai đoạn đầu của người lớn, là những năm tháng
sung sức đẹp đẽ nhất của đời người và cũng có những đặc điểm tâm sinh lý
đặc trưng của lứa tuổi.
Về sinh lý, lứa tuổi thanh thiếu niên được coi là một cấp độ phát
triển hoàn thiện về mặt thể chất. Sự hoàn thiện này thể hiện ở tất cả các mặt
như; chiều cao, cân nặng, sù phát triển hoàn thiện của các cơ quan chức
năng; hệ cơ, hệ xương, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh dục...Sự phát
triển này là điều kiện để thanh niên tự khẳng định vai trò, vị trí và trách
nhiệm của mình trong xã hội.
Về tâm lý, thanh thiếu niên luôn là những người giàu ước mơ, hoài
bão, đầy lòng nhiệt tình, hăng say, ý chí, nghị lực, luôn có nhu cầu tìm
hiểu, thích khám phá, sáng tạo, giàu óc tưởng tượng, thích giao tiếp, thích
tham gia các hoạt động xã hội, thích công bằng, ghét bất công, có nhu cầu



13

cao về tình bạn, tình yêu nam nữ và lập gia đình. Mặt khác, thanh niên
ngày nay do điều kiện sinh hoạt vật chất ngày càng được nâng cao nên con
người sinh lý, tố chất sinh học đã phát triển chín muồi nhưng những phẩm
chất xã hội thì chưa hoàn thiện, chưa ổn định vững vàng. Trong đời sống cá
thể của thanh niên, nhiều khi sự trưởng thành về mặt xã hội thường chậm
hơn so với sự phát triển về mặt sinh học của họ. Sự tác động của giáo dục
từ gia đình, nhà trường và xã hội chỉ mới hình thành ở họ khung nhân cách
ban đầu. Do đặc điểm này, bên cạnh những ưu điểm nổi trội trong thanh
niên vẫn tiềm ẩn những nhân tố tiêu cực và những hạn chế nhất định, bên
cạnh sự dám nghĩ, dám làm là tính bồng bột thiếu kinh nghiệm, thậm chí cả
sự liều lĩnh; giàu ước mơ, hoài bão và lạc quan nhưng khi gặp thất bại thì
hoài nghi, dao động, tự ti và chán nản; có tính tự lập, tự khẳng định cao
nhưng cũng dễ tự cao, tự đại, kiêu ngạo và nhầm lẫn giữa hiện tượng và
bản chất, giữa đúng và sai, thật và giả; họ có khát vọng về tự do dân chủ
nhưng cũng rất dễ có hành vi vô chính phủ, vô kỷ luật; giàu óc tưởng
tượng, nhạy cảm nhưng hay thần tượng hoá, dễ thay đổi, chính vì vậy mà
họ dễ tiếp thu những hệ tư tưởng này hay hệ tư tưởng khác kể cả tích cực
hay tiêu cực.
Tóm lại, đặc điểm của tuổi trẻ là nhiệt tình, năng động, giàu sinh lực,
ham hiểu biết và khám phá cái mới, tiềm tàng năng lực sáng tạo, coi trọng
lẽ phải và sự công bằng. Tâm hồn dễ xúc động, khá nhạy cảm với sự chân
thành, mạnh mẽ và cao thượng; say sưa trong hành động nhưng lại thiếu
kinh nghiệm và hiểu biết trong cuộc sống. Đây là một trong những điểm để
kẻ xấu lợi dụng và mua chuộc họ. Điều đó cho thấy lứa tuổi thanh niên rất
cần đến những tác động tích cực của xã hội. Với đối tượng giáo dục là
thanh niên xét về bản chất thì dễ giáo dục, dễ cảm hoá, dễ thuyết phục, nhất
là từ những tác động tinh tế của văn hoá.



14

Thứ ba, thanh thiếu niên là đối tượng có mặt ở tất cả các vùng miền,
các thành phần kinh tế, xã hội. Tuỳ theo môi trường hoạt động và đặc điểm
nghề nghiệp mà thanh niên được phân thành nhiều nhóm khác nhau, các đối
tượng xã hội khác nhau: thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân, thanh
niên học sinh - sinh viên, thanh niên trí thức, thanh niên dân téc, thanh niên
tôn giáo... Mỗi một nhóm này lại có đặc điểm nhu cầu, sở thích riêng, nguyện
vọng riêng.
1.1.3. Giáo dục pháp luật dành cho Thanh thiếu niên
Từ những phân tích nêu trên, có thể rút ra kết luận về giáo dục pháp
luật như sau: giáo dục pháp luật là một hoạt động có định hướng, có tổ
chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục thông qua các hình thức, phương
pháp khác nhau tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống
nhằm hình thành ở họ một cách bền vững tri thức pháp lý, ý thức pháp luật,
tình cảm, niềm tin và hành vi phù hợp với pháp luật hiện hành, xây dựng
lối sống theo pháp luật.
Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, “Thanh thiếu niên được hiểu là
người ở độ tuổi từ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. Và giáo dục pháp luật
cho thanh thiếu niên là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ đích
của chủ thể giáo dục thông qua các hình thức, phương pháp khác nhau tác
động lên thanh thiếu niên một cách có hệ thống nhằm hình thành ở họ một
cách bền vững tri thức pháp lý, ý thức pháp luật, tình cảm, niềm tin và hành
vi phù hợp với pháp luật hiện hành, xây dựng lối sống theo pháp luật. Tại
Đại hội lần thứ XI khẳng định “Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tường,
truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động,
giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ. Khuyến khích, cổ vũ thanh
niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa

học, công nghệ hiện đại.”


15

* Mục đích của giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên
Việc xác định mục đích cụ thể của từng loại hình giáo dục trong đó
có giáo dục pháp luật phải đảm bảo phản ánh được các nhu cầu cụ thể của
xã hội, phù hợp với các điều kiện khách quan, chủ quan trong từng thời kì
để cho mục đích đó có thể trở thành hiện thực. Đồng thời, bản thân mục
đích này không thể là sự xác định chủ quan “duy ý chí” mà phải phản ánh
được trong nó hiện thực tiến hành công tác giáo dục pháp luật, phải có
quan hệ trực tiếp với công tác này. Từ đó, việc xác định đúng đắn mục đích
giáo dục pháp luật sẽ giúp ích cho việc xác định nội dung, hình thức, biện
pháp giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp
luật nói chung và giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên nói riêng. Vì vậy,
căn cứ vào các đòi hỏi khi xác định mục đích giáo dục pháp luật, nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng các mục đích sau đây là phù hợp hơn cả.
Thứ nhất là trang bị, cung cấp, bồi dưỡng và nâng cao tri thức pháp
luật, căn vào đặc điểm của từng loại đối tượng, phù hợp với hoàn cảnh,
điều kiện cụ thể.
Thứ hai, hình thành và tạo dựng lòng tin pháp luật
Thứ ba, xây dựng thói quen vững chắc, xử sự theo những đòi hỏi của
pháp luật (hình thành lối sống tuân theo pháp luật).
Giữa các mục đích có quan hệ qua lại thống nhất chặt chẽ, từ ý thức
pháp luật đến tính tự giác, từ tính tự giác đến tính tích cực, từ tính tích cực
đến thói quen xử sự theo pháp luật và từ thói quen hành động, sử dụng
pháp luật lại xuất hiện nhu cầu lĩnh hội tri thức pháp luật. Nếu giáo dục
pháp luật được tiến hành thỏa mãn cả ba mục đích này thì từ chỗ là yếu tố
tác động từ bên ngoài đối với đối tượng, nó sẽ trở thành trọng tâm của

chính đối tượng. Đây là một đòi hỏi rất quan trọng mà công tác giáo dục


16

pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên nói riêng
phải đáp ứng.
* Nguyên tắc giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên:
Để đảm bảo hiệu quả trong công tác giáo dục pháp luật cho thanh
thiếu niên, những người làm công tác này cần luôn chú ý đến những
nguyên tắc sau:
- Đề cao tính Đảng trong giáo dục pháp luật
- Bảo đảm tính giai cấp trong giáo dục pháp luật
- Nguyên tắc dân chủ
- Nguyên tắc khoa học
- Nguyên tắc đồng bộ toàn diện
- Giáo dục pháp luật cần đảm bảo tính đại chúng: phù hợp với đối
tượng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng.
1.1.4. Truyền hình
Truyền hình hay tivi là hệ thống viễn thông để phát và nhận sóng radio
chứa thông tin thể hiện các hình ảnh chuyển động và âm thanh. Trong cuộc
sống đời thường, tivi còn được dùng với nghĩa như máy thu hình.
Quá trình hình thành của truyền hình trên thế giới: Paul Gottlieb
Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên năm 1885. Năm
1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công
trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình.
Các giai đoạn phát triển của truyền hình thế giới: việc phát sóng truyền
hình đầu tiên từ những năm 1930 (ở Mỹ), và chỉ thực sự phổ biến từ những
năm 1950. Hiện nay, trên thế giới có các loại truyền hình sau: truyền hình
quảng bá, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình trực tuyến, truyền hình công

nghệ độ phân giải cao


17



Quá trình hình thành truyền hình ở Việt Nam: ngày 7/9/1970,

chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà được phát sóng


Quá trình phát triển của truyền hình Việt Nam:

Ngày 16/6/1976 việc khai thác sóng chuyển từ 58 Quán Sứ về trung
tâm Giảng Võ.
Ngày 1/1/1991, hệ truyền hình màu của Đài truyền hình Việt Nam
chuyển từ hệ SECAM 3b sang phát bằng hệ PAL/D/K.
Ngày 30/1/1991, Chính phủ ra quyết định số 26/CP giao cho Tổng cục
bưu điện thuê vệ tinh Intesputnik, bắt đầu phủ sóng qua vệ tinh chương trình
truyền hình quốc gia cho các đài địa phương.
Ngày 31/3/1998, Đài truyền hình Việt Nam tách kênh VTV1, VTV2,
VTV3, tăng về nội dung và thời lượng phát sóng
Hiện nay, các tỉnh và thành phố của nước ta đều có các đài Phát thanh
và Truyền hình. Các kênh dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh
cũng phát triển và không ngừng mở rộng.


Truyền hình với việc đáp ứng nhu cầu của xã hội


Báo chí ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội. Công
chúng vừa là nguồn nuôi dưỡng báo chí phát triển (về vật chất và đề tài), vừa
là người đánh giá, thẩm định và loại trừ báo chí.
Truyền hình có khả năng tạo dựng dư luận xã hội nhanh hơn cả vì nó
tác động tới công chúng vào thông tin mà họ nhìn thấy; nó sẽ ảnh hưởng tới
suy nghĩ và hành động của họ trong đời sống.
Các nhóm công chúng luôn muốn nhận được nhiều thông tin hơn
nữa, song mỗi nhóm lại có điểm khác biệt về nhu cầu cho nên cách tốt nhất là
xây dựng các kênh truyền hình chuyên đối tượng.


18

Đáp ứng nhu cầu của công chúng là động lực để truyền hình phát
triển trong tương lai.
* Truyền hình chuyên biệt
- Định nghĩa: là một hình thức truyền hình dịch vụ được xây dựng
chuyên nghiệp phát sóng hàng ngày có nội dung chuyên sâu về một lĩnh vực
nhất định (âm nhạc, thể thao, tài chính…) hoặc có nội dung chỉ dành cho một
nhóm đối tượng khán giả mục tiêu (có những đặc điểm chung về lứa tuổi, giới
tính, địa lý...) nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của công chúng xem
truyền hình.
- Lịch sử phát triển truyền hình chuyên biệt trên thế giới: sự mở đầu
của HBO (Home Box Office), thuộc tập đoàn truyền thông Time Warner, ra
đời ngày 8 tháng 11 năm 1972.


Một số xu hướng phát triển truyền hình chuyên biệt trên thế giới:


máy ghi hình cá nhân PVR (Personal video recorder); truyền hình di động;
xem video theo yêu cầu (on demand); truyền hình Internet (IPTV – Internet
Protocol Television).


Quá trình phát triển của truyền hình chuyên biệt tại Việt Nam

Năm 2000: các kênh truyền hình trả tiền chính thức xuất hiện và sự ra
đời của Trung tâm dịch vụ kĩ thuật truyền hình cáp.
Năm 2001: Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV) triển khai mạng truyền
hình cáp hữu tuyến và truyền hình số vệ tinh DTH trên toàn quốc. Cho đến
nay tổng số kênh phát sóng: trên 60 kênh.
Trong số hơn 50 nhà cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam hiện nay,
Canal+ là hãng nước ngoài đầu tiên.
* Truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ
Khán giả trẻ tại Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ
(60% là giới trẻ). Thanh thiếu niên là nhóm dân số lớn có độ tuổi từ 13-24 (độ


19

tuổi có rất nhiều biến động về tâm lý và sinh lý, là khoảng thời gian tạo dựng
những nền tảng quan trọng cho sự trưởng thành). Một số đặc điểm của giới trẻ
Việt Nam hiện nay:
Giới trẻ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, sớm khẳng



định vai trò, vị trí trong đời sống



Giới trẻ chủ động hơn trong việc tự nghiên cứu tìm tòi tri thức, lĩnh

hội tri thức và lựa chọn con đường lập nghiệp cho bản thân.


Tốc độ tiếp xúc với thế giới bên ngoài ngày càng nhanh, sự biến đổi

về tâm sinh lý càng diễn biến phức tạp.


Nhiều bạn trẻ tỏ ra thời ơ với thời cuộc, có lối sống thực dụng, thích

hưởng thụ.


Cần có sự định hướng và cung cấp những phương tiện kiến thức để

hiểu được các thông tin bởi hội nhập là xu hướng tất yếu.
- Sự ra đời tất yếu của kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ


Nhu cầu của khán giả trẻ: những chương trình dành cho giới trẻ

đang có trên các kênh đang có chưa thỏa mãn được nhu cầu xem. Trong khi
đó thế hệ trẻ lại chờ đợi được xem, biết, học nhiều hơn từ truyền hình theo
phong cách, lối tư duy của họĐịnh hướng của Đảng và Nhà nước: báo chí là
một trong những phương tiện góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân
dân trong đó có thanh thiếu niên hiệu quả. Đồng thời, thông qua báo chí,
Đảng và Nhà nước truyền tải các chủ trương, đường lối và chính sách tới

nhân dân nói chúng, giới trẻ nói riêng.


Nhu cầu và sự phát triển của truyền hình Việt Nam: Thanh thiếu

niên là nhóm công chúng khán giả lớn của đài truyền hình Việt Nam. Hơn
nữa, với chủ trương xã hội hóa truyền hình, nhà đài có thể tranh thủ sức sáng
tạo của giới trẻ bởi họ là những người luôn năng động, nhiệt tình và say mê
thể hiện kiến thức


20

Từ những lý do trên, sau một thời gian gấp rút triển khai kế hoạch kênh
VTV6 - kênh truyền hình dành riêng cho thanh thiếu niên ra mắt công chúng
khán giả trẻ Việt Nam vào tháng 4 - 2007.
* Giới thiệu sơ lược về kênh VTV6- Đài truyền hình Việt Nam
VTV6 là một trong bảy kênh truyền hình phổ biến của Đài truyền hình
Việt Nam.
Ngày 29/4/2007: VTV6 lần đầu tiên lên sóng trên kênh 10 Truyền hình
cáp Việt Nam với sự nồng nhiệt đón đợi của khán giả về một điểm hẹn mới
mẻ, bổ ích. Chương trình ra mắt khán giả đầu tiên của VTV6 có tên gọi
“Người bạn mới”.
- Ngày 7/9/2010: VTV6 chính thức phát sóng quảng bá Toàn quốc,
nâng cao tính tương tác và tiếp cận người xem rộng rãi hơn.
- Ngày 1/1/2011: VTV6 tăng thời lượng phát sóng từ 12h/ngày lên
18h/ngày.
* Mục tiêu lâu dài mà VTV6 hướng tới, đó là KHÔNG GIAN GẶP GỠ
CỦA GIỚI TRẺ; ĐỒNG HÀNH VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI TRẺ THÀNH
CÔNG.

* Đối tượng và mục tiêu của kênh VTV6:
+ Đối tượng: thanh thiếu niên (độ tuổi từ 13-24), song VTV6 còn mở
rộng phạm vi tác động tới các bạn trẻ từ 25-35 tuổi. Và đến thời điểm khảo sát
của đề tài, đối tượng mục tiêu của kênh VTV6 là từ 13 đến 35 tuổi.
+ Mục đích: kênh giáo dục, giải trí dành cho đối tượng thanh thiếu
niên; hướng dẫn, định hướng giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam những người sẽ
xây dựng tương lai của đất nước.
Bước sang năm thứ 6, với mục tiêu tăng cường tính giải trí và tạo thói
quen theo dõi chương trình cho khán giả, VTV6 đã có những thay đổi mạnh
mẽ cả về mặt nội dung và hình thức, đặc biệt là việc tạo ra một loạt dải giờ


21

chương trình chuyên biệt – những làn sóng mới với cảm xúc mới. Có thể kể
đến trong số này những dải giờ hấp dẫn như Dải giờ game mua, Dải giờ phim
truyện Việt Nam và phim truyện nước ngoài, Dải giờ Bông hoa nhỏ, Dải giờ
Giải trí VTV6, Dải giờ reality VTV6…
VTV6 cũng sẽ có những thay đổi về hình thức với bộ nhận diện mới
phù hợp với tiêu chí mới và với đối tượng khán giả của VTV6 trong giai đoạn
mới.
1.2 Ý nghĩa và vai trò cần thiết của các chương trình giáo dục
pháp luật trên kênh VTV6.
1.2.1 Vai trò cần thiết của các chương trình giáo dục pháp luật
trên kênh VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam
Những kết quả nghiên cứu và điều tra xã hội học trong những năm
gần đây đã cho thấy sự hiểu biết về pháp luật của thanh thiếu niên nước ta
còn hết sức hạn chế. Họ chưa nhận thức hết cả những kiến thức cơ bản nhất
lẫn những nguyên tắc và cơ chế thực hiện của pháp luật trong thực tiễn.
Điều đó đã khiến cho một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên không biết

tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, không tự giác chấp hành
pháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật.
Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên nước ta ngày càng
diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
trong 5 năm trở lại đây có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh
viên gây ra; tỷ lệ không chấp hành an toàn giao thông ở bậc trung học phổ
thông chiếm đến 70% số thanh thiếu niên các bậc học vi phạm pháp luật về an
toàn giao thông. Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm
2013, có khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự (tăng
2% số vụ so với cùng kỳ năm 2012).. Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy


22

ra 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm
pháp luật hình sự (tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm 2007). Theo tổng kết
của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng
đầu năm 2013, Tổng cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên
22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Hiện tượng một
số thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi
trụy, hành xử theo kiểu giang hồ, xã hội đen, đạo đức và lối sống xuống cấp;
bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, bạo lực học đường... đã không còn là hiện
tượng hy hữu và thực sự đang là nỗi lo của toàn xã hội.
Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh – nơi tập trung
nhiều thanh niên từ các tỉnh, thành khác về học tập, lao động, sinh sống trên
địa bàn thành phố - tình hình thanh niên phạm pháp chiếm phần lớn trong
tổng số vụ việc vi phạm pháp luật. Ở Hà Nội có khoảng 02 triệu thanh niên,
chiếm 30% dân số thành phố (trong đó có hơn 500 nghìn thanh niên, sinh viên
đang học tập tại 64 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố, số còn lại
là lao động trong các doanh nghiệp, lao động tự do). Theo thống kê của các cơ

quan tư pháp, tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp chiếm khoảng 50% số các vụ
việc vi phạm pháp luật. Ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 có 702 vụ vi
phạm pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra (chiếm 18,82%) với 1.156 đối
tượng (chiếm 23,69%) trong số 3.730 vụ phạm phạm hình sự được Công an
thành phố khám phá; năm 2010 có 1.235 đối tượng dưới 18 tuổi (chiếm
24,77%), 2.735 đối tượng tuổi từ 18 đến 30 (chiếm 54,86%) trong số 4.985
đối tượng bị công an bắt và xử lý.
Trong khoảng ba năm qua, các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã
phát hiện, xử lý 968 đối tượng trong lứa tuổi học sinh, sinh viên vi phạm pháp
luật hình sự.


23

Riêng từ đầu năm đến nay, đã phát hiện, xử lý 110 đối tượng. Ðại diện
Công an TP Hà Nội cho biết: Qua các vụ việc cho thấy, nếu như những năm
2000 trở về trước, lứa tuổi học sinh, sinh viên thường thực hiện các hành vi
trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích không gây nguy hại
lớn, thì những năm gần đây, tính chất, mức độ của tội phạm đã trở nên nguy
hiểm hơn, hành vi vi phạm rất đa dạng và phức tạp. Ðáng chú ý, có một bộ
phận thanh niên, thiếu niên, sinh viên, học sinh đã tham gia vào các ổ, nhóm
tội phạm sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn, gây ra những hậu
quả rất nghiêm trọng. Ðó là những hành vi: giết người; giết người cướp của;
cố ý gây thương tích; xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác; phát tán lên
mạng in-tơ-nét những vụ việc vi phạm pháp luật do bản thân mình gây ra;
trộm cắp, cướp giật tài sản; đua xe và cổ vũ đua xe trái phép; gây rối trật tự
công cộng, chống người thi hành công vụ với nhiều hung khí và vũ khí khác
nhau... Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn Thủ đô đã xảy ra 42 vụ học sinh tụ
tập đánh nhau, gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có hai vụ giết người.
Những hiện tượng nêu trên đang gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho nhiều

bậc phụ huynh, học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội. Không chỉ vậy, việc
vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên đang đưa đến một số nhìn nhận bi
quan, không tin tưởng vào hình ảnh của lớp trẻ Thủ đô nói riêng và tuổi trẻ cả
nước nói chung trong thời kỳ mới của đất nước.
Về độ tuổi, tình hình phạm tội do thanh thiếu niên từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi thực hiện có xu hướng gia tăng chiếm khoảng 60%, từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong
tổng số vụ vi phạm.
Về tính chất và địa bàn hoạt động của các đối tượng vi phạm cung rất
phức tạp: Trong nhà trường tình trạng học sinh,sinh viên đánh nhau quay
video đưa lên mạng ngày càng phổ biến. Trong lĩnh vực tham gia giao thông


24

cũng thế,tình trạng vi phạm pháp luật giao thông cũng khá là phổ biến với các
lỗi như:vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định…
Và còn rất nhiều các vụ án trong các lĩnh vưc khác của đời sống mà phải kể
đến điển hình như: Vụ thảm sát gia đình một tiệm vàng ở Bắc Giang do Lên
Văn Luyện(chưa đủ 18 tuổi) thực hiện; hay vụ Hoàng Thu Hương tức Mi
sói(14 tuổi) lên mang nói chuyện, gạ gẫm rồi tổ chức hang chục thanh niên
hiếp dâm và cướp tai sản của nhiều cô gái nhẹ dạ cả tin…
Thực trang vi phạm pháp luật của giới trẻ hiện nay đã gây nên nhiều tác
động và thiệt hại cho xã hội:
Trước tiên, những hành vi đó gây nên hậu quả rất lớn đối với chính bản
thân người vi phạm và gia đình của họ,để lại đau thương mất mát cả về vật
chất lẫn tinh thần cho than nhân gia đình người bị hại.
Hơn nữa, tình hình thanh thiếu niên tham gia vào các băng nhóm tội
phạm có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ còn gây mất trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt
là các băng nhóm tội phạm hoạt động xuyên quốc gia còn đe dọa cả về vấn đề

an ninh quốc gia và chủ quyền đất nước.
Và cuối cùng hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định, giàu
truyền thống sẽ không còn trong mắt bạn bè năm châu nữa mà thay vào đó là
một xã hội đầy tội phạm. Đó chính là nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển
của nước nhà.
Bảng: Số liệu điều tra thanh thiếu niên về sự cần thiết của giáo dục
pháp luật
Tiêu chí điều tra
Cần có hiểu biết
về pháp luật
Không

cần



hiểu biết về pháp luật
Thích học pháp

Thiếu niên
99,8

Thanh niên
100

0,2

0

99,5


98,4


×