Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Một số giải pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.88 KB, 2 trang )

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH HUYỆN ĐIỆN BÀN
* Điện Bàn, ngày 11 tháng 5 năm 2009
Số: 34-CV/HĐTN
V/v Một số giải pháp trong công tác tuyên truyền giáo dục
pháp luật, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội
trong TTN từ nay đến cuối năm 2009.
Kính gởi: BTV Đoàn 20 xã, thị trấn.
Sáu tháng đầu năm 2009, tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội ở huyện ta vẫn
diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là tình trạng thanh niên gây rối, đánh nhau có tổ chức,
hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm, số thanh niên vi phạm luật giao thông đường
bộ ngày càng cao. Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chỉ thi số 01/CT-UBND ngày
6/01/2009 của UBND huyện về tuyên truyền giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm
và tệ nạn xã hội trong TTN giai đoạn 2009-2012. BTV huyện đoàn đề nghị BTV Đoàn
20 xã, thị trấn tiếp tục thực hiện một số giải pháp như sau:
1-Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên,
thường xuyên giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức, lối sống lành mạnh; Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên,
học sinh.
2-Tích cực tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và phong
trào toàn dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hoá người lầm lỗi tại các cộng đồng dân
cư. Động viên kịp thời những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào
quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội
trong thanh thiếu niên.
3-Phối hợp với MTTQ và các đoàn thể vận động gia đình phối hợp với nhà
trường và xã hội chăm sóc, giáo dục con em, vận động con em nghiêm chỉnh chấp hành
pháp luật. Phối hợp tổ chức các hình thức sinh hoạt thanh thiếu niên lành mạnh, thu hút
thanh thiếu niên, học sinh vào hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm, tổ xung kích
thanh niên, tổ chức phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương và nhiệm vụ bảo vệ
an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
4-BTV Đoàn xã tiếp tục tham mưu với UBND các xã, thị trấn quan tâm chú ý


đến việc sắp xếp, tạo việc làm cho thanh thiếu niên phạm tội đã được cải tạo hoàn
lương; Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho
thanh niên. Tham mưu UBND các xã, thị trấn phân bổ vốn và huớng dẫn Đoàn thanh
niên khai thác và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
5-Tiếp tục phát động phong trào phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội
trong lứa tuổi thanh thiếu niên, lên án và cam kết không nghiện hút ma tuý, mại dâm,
mê tín dị đoan, cờ bạc, đua xe v.v. Phồi hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và
cộng đồng dân cư, giữa các ngành chức năng trong công tác phòng chống nghiện ma
tuý ở lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh, sinh viên, ở các trường học.
6-Chủ động phối hợp với cơ quan Công an, hội đồng phối hợp tuyên truyền pháp
luật của địa phương, các đoàn thể để nắm và quản lý các đối tượng có nguy cơ vi phạm
pháp luật. Đưa các đối tượng thanh niên vi phạm ra kiểm điểm trước dân để làm gương.
Đăng ký thi đua Chi đoàn không có ĐVTN vi phạm pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền
về nguy cơ tác hại của tệ nạn xã hội để mỗi Đoàn viên thanh thiếu niên chủ động phòng
ngừa. Giao nhiệm vụ cho từng chi đoàn trong công tác theo dõi, giúp đỡ thanh niên
phạm pháp rèn luyện, hoàn lương.
7-Tăng cường hoạt động gắn nhiệm vụ công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu
niên với việc phòng ngừa, đấu tranh, phát hiện, tố giác chống các loại tội phạm và tệ
nạn xã hội tại địa bàn dân cư. Gắn nội dung sinh hoạt Đoàn-Hội-Đội với nhiệm vụ
tuyên truyền, giáo dục pháp luật và xây dựng Chi đoàn-Chi Hội-Chi Đội không có tội
phạm và tệ nạn xã hội.
8-Chủ động đề xuất với chính quyền tạo điều kiện để Đoàn thanh niên tham gia
theo dõi các đối tượng sau mãn hạn tù, tập trung cải tạo và học nghề, lao động sản xuất
ổn định cuộc sống; tạo điều kiện về cơ sở vật chất để Đoàn thanh niên tổ chức hoạt
động văn hoá, thể thao cho các đối tượng trên, đồng thời liên hệ với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thu nhận họ vào làm việc.
9.Triển khai có hiệu quả phong trào “2 có-3 không” đến với từng chi đoàn và
ĐVTN: “2 có”: Có giấy phép lái xe khi điều khiển xe mô tô, có đội mũ bảo hiểm khi
điền khiển xe mô tô, gắn máy. “3 không ”: Không điều khiển mô tô, xe máy khi đã

uống bia rượu. Không lạng lách, đánh võng, vượt quá tốc độ khi điều khiển mô tô, xe
máy, xe đạp. Không cổ vũ và đua xe trái phép.
10.Tập trung xây dựng các đội tuyên truyền viên trẻ về luật giao thông đường
bộ tại cơ sở, mỗi cơ sở Đoàn, cơ sở Hội, Liên đội xây dựng ít nhất một “Đội tuyên
truyền luật giao thông đường bộ”. Mỗi chi Đoàn, Chi Hội, Chi Đội có ít nhất 1 người
phụ trách công tác thông tin tuyên truyền về luật giao thông đường bộ.
11.Vận động cán bộ, Đoàn viên thanh thiếu niên ký cam kết không vi phạm trật
tự an toàn giao thông.Vận động các chi đoàn, chi Hội thanh niên đảm nhận các đoạn
đường thanh niên tự quản, không để xẩy ra ùn tắc hoặc tai nạn giao thông, không có
thanh niên cổ vũ và đua xe trái phép.
12. Tiếp tục phối hợp với huyện đoàn tổ chức các lớp học luật giao thông đường
bộ và thi cấp giấy phép lái xe mô tô trên 50 phân khối. (Đ/c Đặng Hữu Tú phụ trách)
Công tác phòng, chống tội phạm và TNXH trong lứa tuổi thanh thiếu niên là
nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay. Vì vậy, yêu cầu BTV Đoàn các xã, thị trấn,
thường xuyên theo dõi, phối hợp tổ chức thực hiện, và báo cáo kết quả thực hiện về
huyện đoàn hằng tháng. (lồng ghép báo cáo tháng). BTV huyện đoàn sẽ xem xét công
tác thi đua đối với những đơn vị không có giải pháp cụ thể triển khai có hiệu quả tinh
thần công văn này.
Nơi nhận: TM.BAN THƯỜNG VỤ
- BTV, BTG, Ban TNNT Tỉnh đoàn Bí Thư
- BTV huyện uỷ.
-Thường trực UBND huyện .
- Ban ATGT huyện.
- BTV Đoàn 20 xã TT
-Lưu
Nguyễn Ngọc Tuấn

×