Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận PHÂN TÍCH tác PHẨM báo CHÍ phóng sự TPP và cơ hội của dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.02 KB, 25 trang )

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM BÁO CHÍ
Phóng sự: TPP và cơ hội của dệt may Việt Nam
Mặc dù việc gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên
Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam vẫn đang trong quá trình đàm
phán, nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã lên kế hoạch chuẩn
bị cho việc thâm nhập vào sân chơi mới đầy tiềm năng nhưng cũng
không ít thách thức này.
Từ vị trí xuất khẩu số 1 Việt Nam:
Trước khi tìm hiểu cơ hội và thử thách của dệt may Việt Nam khi gia
nhập TPP, chúng tôi đã tiến hành một đợt khảo sát, tìm hiểu thực tế về ngành
hàng xuất khẩu số 1 này của Việt Nam.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dệt may hiện là một trong những
ngành kinh tế lớn nhất cả nước với 4.000 doanh nghiệp, doanh thu đạt 20 tỷ
USD/năm, chiếm 15% GDP và hiện Việt Nam nằm trong top 5 nước xuất
khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt
tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thị trường xuất khẩu
lớn nhất là Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản.
Để hiểu thêm về thực tế của ngành dệt may Việt Nam, chúng tôi đã
đến tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Tổng Công ty May Đồng Nai
(Donagamex) ở Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Mặc dù mới sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán nhưng không khí sản xuất tại
1


doanh nghiệp này đã sôi động và hối hả trở lại để kịp đơn hàng cho xuất
khẩu. Theo Ban lãnh đạo Donagamex, dù mới đầu năm nhưng đơn đặt hàng
của Donagamex đã kín đến tận tháng 9/2014. Trong năm 2014 này,
Donagamex phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 47 triệu USD, tăng hơn 10%
so năm 2013. Hiện Donagamex đã đưa vào hoạt động bảy dây chuyền may
tại thị xã Ðồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đang tiếp tục cho mở rộng thêm 15
dây chuyền tại Công ty May Ðồng Xuân Lộc (huyện Xuân Lộc, tỉnh Ðồng


Nai), dự kiến tháng 6/2014 sẽ đi vào hoạt động.
Tại Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi đến nhà máy sản xuất của Tổng Công
ty May Nhà Bè (NBC), một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu
của ngành dệt may Việt Nam. Tại đây, NBC tập trung sản xuất chủ yếu các
dòng sản phẩm chủ lực như: veston, sơmi cao cấp… Đây là những dòng sản
phẩm cao cấp, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài thị trường
xuất khẩu, NBC còn hướng vào thị trường trong nước, bởi đây cũng đang là
thị trường tiềm năng.
Cùng với NBC, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam
cũng đang đầu tư mạnh vào việc nghiên cứu thị trường, xây dựng thương
hiệu, tăng cường công nghệ, thiết kế và phát triển sản phẩm mới. Đồng thời,
tham gia tích cực vào nhiều chương trình mang tính kích cầu nội địa cao
như: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Doanh nghiệp dệt
may đồng hành cùng đồng bào biển đảo của Tổ quốc”… Những chiến lược
trên giúp thị trường nội địa của ngành dệt may ngày càng khởi sắc với mức
tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15-18%.

2


Riêng Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), “ông lớn” của làng dệt
may Việt Nam lại có tham vọng lớn hơn, đó là theo đuổi mục tiêu trở thành
một tập đoàn đa sở hữu trong top 10 các tập đoàn dệt may trên toàn thế giới
vào năm 2015. Hiện Vinatex đã có quan hệ thương mại với hơn 400 tập
đoàn, công ty đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu
hàng năm chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước.
Ngoài chủ trương mở rộng hợp tác lâu dài với các nhà đầu tư chiến
lược trên tinh thần bình đẳng hai bên cùng có lợi, Vinatex còn rất chú trọng
vào khâu đào tạo nguồn nhân lực cấp trung và cấp cao để đảm bảo sự ổn
định của nguồn lao động. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ khuật Vinatex Tp.

Hồ Chí Minh chính là một trong những đơn vị uy tín được giao thực hiện
nhiệm vụ này. Hiện tại, nhà trường liên kết với các Trường Đại học Sư Phạm
Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội
đào tạo cán bộ có trình độ cao học và đại học, góp phần đáp ứng yêu cầu đào
tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của dệt may Việt Nam. Cùng với đó,
Vinatex cũng không ngừng nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, đẩy mạnh
công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật… Phân viện Dệt May Tp. Hồ Chí
Minh, đơn vị nhiều năm qua đã chủ động nghiên cứu cho ra đời nhiều loại
máy móc, công nghệ phục vụ hiệu quả cho sản xuất và xuất khẩu của dệt
may Việt Nam.
Với những chính sách và chiến lược thích hợp như trên, cùng với tình
hình kinh tế thế giới đang có dấu hiệu dần hồi phục, trong khi nhu cầu tiêu
dùng hàng dệt may cũng như năng lực sản xuất ngày càng được nâng lên,
năm 2014 này dệt may Việt Nam hứa hẹn tiếp tục sẽ phát triển, đạt kim

3


ngạch xuất khẩu từ 22 đến 23 tỷ USD, tăng hơn 10% so năm trước (năm
2013 đạt 20,4 tỉ USD).
Đến triển vọng và thách thức khi gia nhập TPP:
Trong vòng đàm phán chính thức thứ 19 TPP hồi cuối tháng 8/2013,
nhiều chuyên gia đã khẳng định, dệt may Việt Nam có sức cạnh tranh quốc
tế, có tiềm năng được hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại. Đây cũng là
lý do mà dệt may là ngành ưu tiên hàng đầu trong đàm phán gia nhập TPP
của Việt Nam.
Theo ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam,
kiêm Phó Tổng Giám đốc thường trực Vinatex, do có đến 60% thị phần xuất
khẩu của dệt may Việt Nam tập trung hầu hết vào các nước thuộc khối TPP
nên khi tham gia TPP chúng ta sẽ được hưởng những ưu đãi đáng kể về thuế

quan.
Đây là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mở
rộng thị phần xuất khẩu, đặc biệt là ở thị trường Hoa Kỳ, bởi hàng dệt may
Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ hiện chịu thuế suất khoảng 17% - 18%, khi
TPP được ký kết thuế suất này sẽ giảm dần xuống 0%. Với các quy tắc xuất
xứ có khuyến khích sử dụng nhiều nguyên liệu nội khối TPP, nên trong dài
hạn điều này sẽ thúc đẩy Việt Nam đầu tư vào khâu sản xuất nguyên liệu, cụ
thể là sản xuất sợi, dệt nhuộm. Và điều quan trọng là dệt may Việt Nam sẽ
có thêm cơ hội xây dựng ngành phụ trợ cho mình.

4


Trao đổi về việc đàm phán TPP trong chuyến thăm chính thức Việt
Nam hồi tháng 12/2013 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ
trong tiến trình này và mong rằng cần có sự linh hoạt phù hợp với trình độ
phát triển của mỗi nước. Trong đó, quan tâm đến lợi ích cốt lõi của Việt
Nam, điều này phù hợp với quan điểm của các nhà lãnh đạo các nước thành
viên TPP là hướng tới một Hiệp định cân bằng về quyền lợi của các thành
viên.
Lợi thế của dệt may Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP đó là ngoài sự
đồng lòng của các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam còn nhận được hỗ trợ
rất lớn từ phía Hiệp hội nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Hoa Kỳ. Bởi khi
đã gia nhập TPP thì Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ chung khối, lúc đó bản thân
người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ được lợi khi hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu
vào Hoa Kỳ được hưởng thuế suất ưu đãi, điều đó có nghĩa là người tiêu
dùng Hoa Kỳ sẽ được dùng hàng dệt may Việt Nam với giá rẻ hơn.
Theo tính toán của các chuyên gia, nếu gia nhập thị trường TPP, ngành
dệt may Việt Nam sẽ tăng gấp ba kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ,

tức từ mức 8,6 tỷ USD năm 2013 sẽ tăng lên khoảng hơn 20 tỷ USD trước
năm 2020.
Vấn đề hiện tại là ngành dệt may Việt Nam còn phụ thuộc phần lớn
vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Do vậy, muốn phát triển nguồn
nguyên, phụ liệu trong nước đòi hỏi sự gắn kết giữa các doanh nghiệp trong
ngành, tức là hình thành và nâng cao chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp;
khép kín quy trình sản xuất từ sợi - dệt - nhuộm hoàn tất - may, chuyển dần
5


từ hình thức gia công sang làm hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành
phẩm) và ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm). Điều này sẽ giúp
tăng tỷ lệ nội địa hóa của ngành, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm,
giảm nhập siêu... Dự kiến, ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa
khoảng 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Khi đó, việc hưởng lợi từ
thuế suất mới thực sự phát huy tác dụng.
Thực tế, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài) cũng đã đầu tư sản xuất các nguyên, phụ liệu
ngành dệt may để đón đầu TPP từ mấy năm trước. Đây là điều mà các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam cần ý thức rất rõ để có hướng đi phù hợp để nắm
lấy cơ hội của mình khi gia nhập TPP.
Là doanh nghiệp chủ lực của ngành, ngay trong năm 2014 này,
Vinatex đang tập trung đầu tư các dự án sản xuất nguyên, phụ liệu, trong đó
chú ý phát triển các dự án sợi, dệt như hai nhà máy sản xuất vải solid dyed
(nhuộm vải mộc) công suất 40 triệu m/năm; hai nhà máy sản xuất vải yarn
dyed (vải nhuộm sợi trước khi dệt) công suất 12 triệu m/năm; nhà máy vải
len lông cừu công suất 6 triệu m/năm...
Việc tăng cường đầu tư các dự án sợi, dệt này cũng là nhằm đón đầu
cơ hội xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập TPP. Bên cạnh đó, Vinatex còn
nghiên cứu và xây dựng sơ đồ phát triển ngành may tại các địa phương tùy

vào nguồn lao động và điều kiện về giao thông để có hướng phát triển dài
hơi cho toàn ngành.

6


Hi vọng rằng, với một chiến lược tính toán và đầu tư hợp lý, dệt may
Việt Nam sẽ có bước đột phá lớn về kim ngạch xuất khẩu khi gia nhập TPP./.
(Báo ảnh Việt Nam, 14/04/2013)
Phóng sự 3: Trên quê hương mới
Cách đây gần 10 năm, tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu
đã diễn ra một cuộc thiên di lớn nhất trong lịch sử. Hơn 20.000 hộ với
hơn 96.000 nhân khẩu đã tự nguyện rời quê hương bản quán để nhường
đất xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La. Đến nay, cuộc sống của bà con
trên quê hương mới đã ổn định và sung túc hơn trước rất nhiều.
Vào tháng 12 năm 2012, tại buổi lễ long trọng khánh thành Nhà máy
thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á, trước
đông đảo công nhân, kỹ sư và đồng bào các dân tộc vùng cao, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã nhiệt liệt biểu dương đồng bào các dân tộc 3 tỉnh Sơn
La, Điện Biên và Lai Châu đã ủng hộ nhường đất cho công trình vì tương lai
của đất nước. Thủ tướng cũng yêu cầu các cấp chính quyền địa phương phải
tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào yên tâm ổn định cuộc sống và phát triển
kinh tế ở nơi tái định cư.
Nhớ lại thời điểm năm 2004, Ban Quản lý Dự án di dân tái định cư
thủy điện Sơn La được thành lập và bắt tay vào thực hiện thì gặp trăm nghìn
cái khó. Nhưng cái khó lớn nhất, như ông Lò Ngọc Ón, Phó trưởng Ban
Quản lý Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh Sơn La ví von:

7



“Chinh phục lòng sông đã khó rồi nhưng chinh phục lòng người càng khó
hơn”.
Với mục tiêu phải tìm “nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” cho bà con, việc lo
cho 12.000 hộ thuộc diện phải di dời của 3 huyện Mường La, Thuận Châu và
Quỳnh Nhai là điều không hề đơn giản. Ông Lò Ngọc Ón và các đồng
nghiệp đã mò mẫm trên những vùng đất hoang sơ để khảo sát và xây dựng
địa điểm tái định cư. 10 năm làm công tác di dân thủy điện Sơn La, ông nhớ
nhất những ngày đầu tiên xuống bản Púa, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh
Nhai để thuyết phục 100 hộ dân di chuyển. Cứ mỗi lần họp người dân chỉ
đến đứng dưới gầm nhà sàn nghe một lúc rồi về hết, chẳng hiểu tại sao?
Khi đến gặp già làng Cầm Bôi, trưởng bản Púa, chúng tôi mới hiểu
nguyện vọng của dân rằng, Đảng, Nhà nước bảo chuyển đến nơi mới bà con
xin nghe theo nhưng chỗ ấy phải tốt hơn chỗ ở cũ và bà con chỉ mong đến
nơi nào có ruộng, có nước, có đất… để làm ăn sinh sống thôi.
Nắm bắt được tâm tư người dân, Ban Quản lý Dự án di dân tái định cư
thủy điện Sơn La đã tổ chức cho đại diện các dân bản đi thăm và tìm hiểu
nơi vùng đất mới của mình sẽ chuyển đến sinh sống. Bà con cũng được phổ
biến về chính sách hỗ trợ đền bù của Nhà nước cho mỗi hộ từ 2-4 người là
50 triệu đồng, hỗ trợ lương thực bằng tiền có giá trị tương đương 20kg
gạo/người/tháng trong thời gian 2 năm.
Phấn khởi và an lòng, bà con đồng tình và sẵn sàng di dời vì họ đã
hiểu rằng, đến nơi ở mới họ sẽ được nhà nước tạo điều kiện để có một cuộc
sống ổn định và phát triển hơn.

8


Sau những ngày Tết năm 2005, các bản di dời tấp nập như ngày hội.
Với khẩu hiệu “Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, những đợt di

dân về bản mới đã được tổ chức đồng bộ trên cả 3 huyện. Tỉnh Sơn La đã
huy động hàng vạn người tham gia giúp đỡ các hộ dân tháo dỡ nhà ở bản cũ
và dựng lại tại nơi ở mới. Hàng trăm chiếc ô tô ngày đêm ngược xuôi bản cũ
- bản mới để phục vụ chuyển đồ, chuyển nhà cho dân.
Trong buổi lễ khánh thành Nhà máy thủy điện Sơn La, ông Ón vui
mừng nói với chúng tôi: “Đến giờ phút này, gần 10 năm sau đợt di dân lịch
sử, tỉnh Sơn La đã thành lập được 274 điểm tái định cư, các khu điểm tái
định cư đã ổn định, bà con phấn khởi nhiều rồi, mời các nhà báo đến thăm
bản mới”.
Từ Nhà máy thủy điện Sơn La đến bản tái định cư Sơn Pha, xã Cò
Nòi, huyện Mai Sơn khoảng 100km. Trên xe ông Ón cho biết thêm: “Trước
đây bà con quen với tập quán canh tác trồng lúa nước, đánh bắt thủy sản trên
sông Đà, cuộc sống theo hình thức du canh du cư nên gặp nhiều khó khăn.
Muốn thoát nghèo thì phải chuyển đổi sản xuất. Cái khó nhất nhưng cũng
thành công nhất của người làm công tác di dân còn là vận động bà con
chuyển đổi sang cách làm ăn mới”.
Sơn Pha là một trong những bản tái định cư của 68 hộ đồng bào Thái
từ huyện Quỳnh Nhai chuyển về vào năm 2007. Dọc đường vào bản, chúng
tôi nghe thấy tiếng trẻ em trường mầm non của bản đang vui đùa rộn ràng
trong sân trường. Ông Ón phấn khởi nói: “Giờ về bản mới, các thầy cô giáo
không phải đến từng nhà vận động cho trẻ em đến lớp như ở bản cũ. Về đây
việc học hành và đi lại của các cháu thuận tiện hơn nhiều. Các cháu đi học
9


cách khoảng 7km có xe buýt đưa đón sướng lắm, không phải đi bộ như ngày
xưa nữa”.
Trong ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, anh Lò Văn Hội,
trưởng bản Sơn Pha kể cho chúng tôi nghe câu chuyện từ năm 2007: “Ngày
ấy nghe cán bộ đến bản vận động, vì chưa hiểu nên bà con cũng dùng dằng

mãi chuyện đi, ở. Hồi mới chuyển về đây cuộc sống cũng nhiều xáo trộn
nhưng được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ, bà con cũng giúp đỡ lẫn
nhau lúc tối lửa tắt đèn, nên cuộc sống đã ổn cả rồi”.
Nhanh nhẹn dẫn chúng tôi đi thăm bản, vừa đi anh vừa khoe: “Trước
đây, ở bản cũ vất vả lắm, cái ăn không đủ, đàn ông thì săn bắt con thú con
chim trên rừng, phụ nữ thì trồng lúa trồng bắp trên nương xa, trẻ con đi đến
trường quá khó khăn nên bỏ học nhiều. Nhưng nay về bản mới này, có nhà
cửa rộng rãi, có cái nước tự chảy vào bể, có cái điện sáng cái nhà... Nhà nào
cũng có xe máy để đi lại, đời sống khấm khá hơn, bà con mừng lắm”.
Trước đây ở bản cũ, bà con quen với cuộc sống du canh du cư nên đời
sống gặp nhiều khó khăn. Sang bản mới, nhờ nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất
10 triệu đồng/hộ và 5 triệu đồng/người về chi phí đào tạo chuyển đổi ngành
nghề, mua sắm phương tiện sản xuất từ công tác “hậu tái định cư”, bà con
chuyển sang trồng mía để cung cấp nguyên liệu cho Công ty Cổ phần mía
đường Sơn La nên kinh tế khá giả, ổn định hơn trước.
Qua cánh đồng mía, chúng tôi gặp anh Lò Văn Hướng đang chặt mía,
gương mặt đẫm mồ hôi anh nở nụ cười chia sẻ: “ Từ nguồn tiền nhà nước hỗ
trợ và 1ha đất được cấp để canh tác, gia đình tôi trồng cây mía cũng được
khá tiền, đến vụ là Công ty Cổ phần mía đường Sơn La đến thu mua hết. Sau
10


mùa mía thì lại trồng cây ngô, mỗi năm gia đình tôi để dành gần 100 triệu
đồng đấy”.
Thời điểm này đang vào chính vụ mía, từng đoàn xe đến thu mua mía
đầy ắp. Tiếng gọi hối hả người bê kẻ vác và tiếng cười trên khắp cánh đồng
mía với diện tích 57ha ở bản Sơn Pha, khiến chúng tôi như vui lây với niềm
vui của bà con nơi đây.
Xe chúng tôi tiếp tục xuôi về phía bản Nà Tân, nơi có 40 hộ đồng bào
Thái của huyện Mường La chuyển về hồi năm 2005.

Phải ngồi đợi một lúc lâu, anh Lý Văn Tươi - trưởng bản Nà Tân mới
từ trên nương chè về nhà. Pha trà mời khách rồi anh phấn chấn: “Chè Bát
Tiên đấy! Các bác thấy hương vị thế nào? Đây là sản phẩm của dân tái định
cư chúng tôi trên quê hương mới đây! Hồi mới chuyển đến đây, bà con chưa
quen khí hậu, người già cứ ngẩn ngơ vì nhớ quê cũ nhưng rồi các cán bộ
hướng dẫn trồng chè thu nhập khá lắm”.
Được biết, để có những cánh đồng chè bạt ngàn hôm nay ở bản Nà
Tân, Hội Nông dân phối hợp với Trung tâm khuyến nông huyện Mộc Châu
đã mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật thâm canh và chăm sóc cây chè cho người
dân trong bản trong khoảng nửa năm. Giờ đây bản Nà Tân nhà nhà đều phát
triển kinh tế gia đình theo hướng trồng chè. Hiện cả bản có 45ha, người sản
xuất giỏi thu nhập bình quân đạt 10-15 triệu/năm, bà con ai cũng phấn khởi.
Đang mùa chè ra búp, nên dân bản Nà Tân hầu hết đi lên nương chăm
sóc và hái chè. Không khí trên những cánh đồng chè trải dài xanh mướt nơi
11


đây cũng không kém phần nhộn nhịp như ngày mùa thu hoạch mía ở bản
Sơn Pha.
Tạm biệt bản tái định cư Nà Tân khi mặt trời gác núi, từng đàn bò lũ
lượt từ trên nương về bản, làn khói lam chiều bay lên từ những nếp nhà sàn
san sát và đều tăm tắp dưới ánh nắng chiều, điện đã sáng trong từng ngôi
nhà, tiếng trẻ nhỏ chơi đùa cười vang. Cuộc sống đã ổn định và đang khởi
sắc trên quê hương mới của bà con dân tộc, những người gần 10 năm trước
đã tự nguyện rời nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình vì dòng điện ngày mai
của Tổ quốc./.
Bài: Ngân Hà - Ảnh: Việt Cường, Thông Thiện, Trọng Chính
(Báo ảnh Việt Nam, 21/10/2013)
Phóng sự 4: Y tế vùng cao
Cách đây chỉ khoảng chục năm về trước, để chống chọi với bệnh

tật, nhiều vùng đồng bào dân tộc vùng cao chỉ biết dùng lá cây rừng,
nhờ cậy thầy mo hoặc mặc cho con bệnh hoành hành. Thì nay, Đề án
1816 của Bộ Y tế đã mang đến cho đồng bào vùng cao sự chăm sóc y tế
ngày càng tốt hơn.
Từ câu chuyện của bác sỹ cắm bản
Hôm gặp chúng tôi, chị Nguyễn Thị Mạnh, Trạm trưởng Trạm y tế xã
Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang kể lại câu chuyện buồn vui lẫn
lộn của thời kỳ đầu về cắm bản giúp dân chữa bệnh. Năm 2004, chị từ Tuyên
12


Quang lên đây nhận công tác cắm bản. Lúc ấy chị mới 22 tuổi, mọi cái đều
xa lạ, ngỡ ngàng. Cái xã vùng biên lúc đó có 670 hộ thì có đến 406 hộ
nghèo. Ở đây cái gì cũng thiếu, từ thiếu ăn, thiếu mặc, đến thiếu cả cái
chữ… chỉ có duy nhất “hủ tục” là thừa. Và thầy mo chính là nhân vật “ngự
trị” trong đời sống của đồng bào. Bởi với đồng bào, thầy mo giúp họ chữa
cái bệnh, giúp họ đuổi tà ma… chứ còn cái “bác sỹ” nghe thì lạ tai lắm!
Chị Mạnh kể: “Ngày trước, người dân bị bệnh, mình bảo họ đi khám,
họ bảo không cần, tao có thầy cúng rồi!”. Có người mắc bệnh, gia đình mời
thầy mo về cúng, cúng rồi mà bệnh không khỏi thì nằm đó chờ chết chứ nhất
định không đi khám bác sỹ. Bởi vậy, thời điểm đó, số người dân Lũng Táo bị
tử vong tại nhà rất nhiều, mà có khi chết chỉ vì những bệnh rất bình thường
như viêm phổi…
Mãi đến năm 2005, tức sau 1 năm kể từ ngày đầu lên cắm bản Lũng
Táo, mọi chuyện mới bắt đầu thay đổi. Chị Mạnh kể lại, năm ấy, có một
người trong bản bị suy tim, chẳng biết thế nào mà người nhà lên báo Trạm y
tế, Trạm đã xuống cấp cứu kịp thời rồi chuyển lên tuyến trên để điều trị, nhờ
đó mà cứu được.
Sau ca ấy, dân bản bắt đầu có cái nhìn tích cực hơn về bác sỹ, về Trạm
y tế. Họ đã nghe theo lời khuyên của bác sỹ, biết mặc ấm vào mùa đông để

phòng bệnh viêm phổi, biết giữ gìn vệ sinh thân thể và nơi ăn chốn ở để
không bị lây bệnh. Đồng bào còn bảo nhau, nếu có ốm đau thì ra Trạm y tế
rước thầy thuốc về chứ đừng đi rước thầy mo như trước nữa.

13


Tư tưởng của đồng bào đã thông nhưng cơ sở y tế của Lũng Táo khi
đó thì nghèo nàn vô cùng, ngay đến chiếc túi y tế di động của chị Mạnh cũng
mãi đến cuối năm 2011 mới có. Đường sá ở Lũng Táo thì quả là một thử
thách đối với các cán bộ y tế ở dưới xuôi lên như chị. Mỗi thôn trong bản
cách nhau hàng quả đồi, có nơi đi bộ cả chục cây số đường rừng. Ấy vậy mà
đêm hôm có ai ốm đau bác sỹ cắm bản vẫn mò mẫm cắt rừng đến khám
bệnh cho đồng bào. Bởi như chị Mạnh nói, đồng bào đã tin mình mà khi
đồng bào cần mình không đến thì công sức gầy dựng bấy lâu lại đi tong.
Có lẽ vì thế mà hôm đi cùng chị Mạnh đến khám bệnh cho cô bé Dinh
Thị Kía, học sinh lớp 9, con ông Dinh Say Phùa ở thôn Lũng Táo (xã Lũng
Táo), chúng tôi mới cảm nhận được tình cảm của đồng bào dành cho người
thầy thuốc thật là nồng ấm và gần gũi.
Đến hiệu quả của Đề án 1816
Công tác khám chữa bệnh ở vùng cao có lẽ bắt đầu từ những tấm
gương vượt qua bao gian nan thử thách và thấm đẫm tình người như trường
hợp bác sỹ cắm bản Nguyễn Thị Mạnh ở xã Lũng Táo. Và rồi, để có được sự
chuyển biến mạnh mẽ như ngày hôm nay, có lẽ không thể không nhắc đến
Đề án 1816.
Năm 2008, hưởng ứng chủ trương của Đảng về việc đưa cán bộ trí
thức về vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là miền núi để giúp dân phát triển kinh
tế, văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống, Bộ Y tế đã thành lập Đề án 1816, cử
cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh
viện tuyến dưới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ tại

14


chỗ và chuyển giao công nghệ, nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến
dưới. Và Đề án 1816 đã phát huy hiệu quả một cách rõ rệt.
Nhờ có những dự án y tế hỗ trợ cho xã nghèo, Trạm y tế của xã Lũng
Táo giờ đã là hai ngôi nhà 2 tầng khang trang. Trạm được trang bị 6 giường
bệnh, 8 phòng làm việc. Đội ngũ y bác sỹ có 6 người, trong đó có 1 bác sỹ
đa khoa, 1 y sỹ đa khoa, 1 điều dưỡng, 1 nữ tu học và 2 cán bộ đang theo
học ở Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên. Lực lượng y tá thôn bản thì có 20
người/16 thôn bản, như vậy mỗi bản trong xã đều có 1 y tá thường trực tại
bản. Các y tá này vừa kiêm luôn nhiệm vụ làm cô đỡ thôn bản. Ngoài ra toàn
xã còn có 5 cô đỡ thôn bản. Các cô đỡ này đều là phụ nữ người địa phương
đã được đi đào tạo chuyên sản khoa tại các khóa tập huấn kéo dài 18 tháng.
Do đó, công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bà con xã Lũng
Táo giờ đây đã được đảm bảo và tốt hơn trước rất nhiều.
Chị Mạnh cũng không quên khoe với chúng tôi về việc giờ đây dân
bản của chị nếu mắc bệnh nặng thì không phải đi xuống tận Hà Nội vừa xa
xôi, vừa tốn kém để chữa bệnh nữa. Bởi chỉ cách Lũng Táo hơn 1 giờ đồng
hồ đi xe máy thôi là có thể đến được Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Minh.
Đây là trung tâm y tế lớn nhất của 4 huyện miền núi tỉnh Hà Giang là: Đồng
Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ.
Trên đường trở về, chúng tôi vào thăm Bệnh viện Đa khoa Yên Minh.
Phó Giám đốc Bệnh viện, bác sỹ Nguyễn Thị Ngoan vui mừng cho biết, chị
và các bác sỹ của Bệnh viện đã thực hiện thành công ca mổ cho một bệnh
nhân bị chảy máu dạ dày bằng kỹ thuật mổ nội soi. Đây là kỹ thuật mới và
được triển khai ở Bệnh viện từ cuối năm 2011.
15



Chị Ngoan cho biết, trước đây, Bệnh viện chỉ thực hiện được kỹ thuật
mổ truyền thống là mổ mở nên vết mổ dài, lâu bình phục và rất dễ bị biến
chứng nguy hiểm sau mổ, nhất là đối với đồng bào vùng cao chưa biết giữ
gìn vệ sinh do tập quán sinh hoạt còn lạc hậu. Từ ngày được chuyển giao kỹ
thuật mổ nội soi từ tuyến trên, Bệnh viện đã tiến hành mổ được trên 160 ca.
Và từ khi Bệnh viện có kỹ thuật mổ hiện đại này, bệnh nhân ở các huyện
khác như Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn đến mổ rất đông. Trước đây khi
chưa có kỹ thuật này tất cả các bệnh nhân đều phải lên bệnh viện tỉnh để mổ,
thậm chí có khi còn phải về tận Hà Nội, vừa xa xôi lại vừa tốn kém. Hiện
nay, Bệnh viện đã có thể thực hiện được gần như các kỹ thuật mổ nội soi cơ
bản, kể cả một số trường hợp khó như: mổ ruột thừa, cắt túi mật, cắt tử cung,
cắt u nang buồng trứng…
Nói về Đề án 1816, theo bác sỹ Lương Đình Chăm, Phó Giám đốc
Bệnh viện Đa khoa Yên Minh, dấu ấn rõ nhất là việc luôn có các đoàn bác sỹ
chuyên môn giỏi từ các bệnh viện lớn của tỉnh, Trung ương về trực tiếp
khám chữa bệnh cho đồng bào tại Bệnh viện huyện. Ngoài ra, cũng nhờ có
Đề án này mà hàng năm, các bác sỹ ở đây còn được đi đào tạo tại các bệnh
viện tuyến Trung ương để nâng cao tay nghề, đáp ứng với những công nghệ
được triển khai tại Bệnh viện. Từ đó, Bệnh viện cũng luôn đi đầu và chủ
động trong việc đào tạo các các bộ y tế tuyến dưới ở các xã bản trong vùng.
Nhờ đó mà đội ngũ cán bộ y tế của 15 trạm y tế trong toàn huyện đều được
đào tạo nâng cao chuyên môn ngay tại Bệnh viện Đa khoa huyện.
Một điểm nhấn nữa là Bệnh viện rất chú trọng trong việc đào tạo
những kỹ năng khám và chẩn đoán sao cho đúng bệnh, cùng một số thủ thuật
16


cần thiết cho các bác sỹ ở dưới các xã bản, bởi đây là tuyến khám chữa bệnh
ban đầu vô cùng quan trọng, nhất là trong điều kiện đường sá vùng cao có
nhiều khó khăn. “Nếu có chuyên môn tốt thì nhiều trường hợp nguy cấp, các

cán bộ y tế ở dưới xã bản cũng có thể tự xử lý cầm cự được để chờ xe cấp
cứu của Bệnh viện huyện vào đưa người bệnh lên tuyến trên cứu chữa kịp
thời” - bác sỹ Chăm tâm sự.
Những ngày ở xã Lũng Táo theo chân các bác sỹ đi khám chữa bệnh
cho bà con ở bản xa và được tận mắt chứng kiến công việc khám chữa bệnh
cho đồng bào vùng cao của các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Yên Minh, chúng
tôi mới thực sự thấy rõ giá trị và ý nghĩa của công tác y tế vùng cao. Việc
Nhà nước, Bộ Y tế thực hiện chương trình các bệnh viện lớn tuyến trên hỗ
trợ hiệu quả, kịp thời cho các cơ sở y tế vùng cao còn nhiều khó khăn là một
hành động thiết thực góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho
đồng bào vùng cao và giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Đây không chỉ
là thành công mang tính xã hội mà còn thể hiện tính nhân văn cao cả của
ngành Y tế Việt Nam./.
Bài: Thảo Vy - Ảnh: Hoàng Hà
(Báo ảnh Việt Nam, 21/10/2013)
Phóng sự 5: Tiếng kêu cứu của voi Tây Nguyên
Voi là một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên. Và Đắk
Lắk được coi như là đất voi của Việt Nam. Trước đây, Tây Nguyên có
những đàn voi lớn tung hoành dọc ngang giữa đại ngàn, giúp đồng bào
Tây Nguyên giữ rừng, giữ đất, bảo vệ buôn làng. Nhưng nay, do nạn
17


phá rừng và săn bắn voi trái phép, voi ở Tây Nguyên đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng.
Voi ở Đăk Lăk đang dần tuyệt chủng:
Trong những năm gần đây, do những thay đổi lớn về điều kiện tự
nhiên và tác động nhiều mặt của con người đã làm suy giảm diện tích rừng
tự nhiên, môi trường sống của voi. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến nơi
cư trú và tập tính sinh thái của voi, làm cho số lượng voi hoang dã cũng như

voi nhà, trong 34 năm gần đây suy giảm nhanh chóng. Theo nhận định của
các chuyên gia trong nước và quốc tế, loài voi tại Việt Nam đang đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai không xa.
Diện tích rừng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng trái phép khiến cho voi
mất đi nơi cư trú và sinh sống. Vì vậy, những năm gần đây, ở Tây Nguyên
thường xuất hiện tình trạng voi hoang dã bỏ rừng kéo về phá nương rẫy để
kiếm ăn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người, từ đó việc
xung đột giữa người và voi cũng tăng theo. Điển hình như năm 2013, đàn
voi rừng khoảng 17 cá thể đã kéo về cách trung tâm huyện Ea Súp 5 km.
Anh Phạm Ngọc Lãng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi tỉnh Đắk
Lắk cho biết: “Thời gian gần đây, tình trạng voi hoang dã bị giết hại có chiều
hướng tăng. Chúng tôi đã rất cố gắng kết hợp với cơ quan công an địa
phương thực hiện những biện pháp ngăn chặn, nhưng lâm tặc thực hiện hành
vi ngày càng tinh vi và liều lĩnh hơn”.

18


Cũng theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk, từ năm
2009 đến nay đã có 17 cá thể voi hoang dã bị chết và hiện nay quần thể voi
hoang dã còn khoảng 4 đàn với khoảng từ 60 đến 65 cá thể, sống co cụm tại
khu vực rừng khộp huyện Buôn Đôn và Ea Súp.
Tình hình săn bắn voi tại tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua có chiều
hướng gia tăng. Đặc biệt, số vụ voi chết có liên quan đến con người ngày
càng tăng. Trong tổng số 17 con voi chết từ năm 2009 đến nay đã có ít nhất
5 cá thể voi chết có nguyên nhân trực tiếp từ con người. Bằng chứng là tại
hiện trường, xác voi đã mất nhiều bộ phận cơ thể như ngà, đế bàn chân và
đuôi.
Vào tháng 8 năm 2012, trong một đợt tuần tra rừng, Ban Quản lý
Vườn Quốc gia York Đôn đã phát hiện xác của hai cá thể voi bị giết chết để

lấy ngà, hiện trường thu được 7 vỏ đạn. Qua đó có thể thấy rằng tình trạng
săn bắn, giết hại voi, đặc biệt là voi đực để lấy ngà đã gây ảnh hưởng lớn
đến cấu trúc bầy đàn và là một nguyên nhân gây suy giảm quần thể voi
hoang dã; bởi vì do số voi đực trong đàn bị giảm thiểu dẫn tới tỷ lệ đực-cái
mất cân bằng, dẫn đến việc sinh sản của voi hoang dã bị giảm nghiêm trọng.
Bên cạnh tình hình săn bắn, tình trạng buôn bán, tiêu thụ các sản
phẩm từ voi như ngà voi, xương voi, lông đuôi voi cũng diễn ra khá nhức
nhối trên thị trường. Chính điều này cũng tiếp tay cho nạn săn bắn voi trái
phép diễn ra ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Đặc biệt, những năm gần đây, xuất hiện tình trạng voi nhà bị chặt trộm
đuôi. Kể từ năm 2008 đến nay, đã có 3 vụ chặt trộm đuôi voi. Theo anh
19


Nguyễn Công Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk,
người phụ trách công tác bảo tồn voi nhà cho biết: “Lông đuôi voi có chức
năng xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng, nếu không có nó voi rất dễ bị côn trùng
tấn công gây bệnh. Vì vậy, việc chặt trộm đuôi voi để lấy lông làm các đồ
mỹ nghệ mang tính tâm linh sẽ gây hại trực tiếp cho tính mạng của voi”.
Hiện nay, đàn voi nhà ở Đắk Lắk còn 53 cá thể, có tuổi từ 18 đến 60
năm tuổi, tập trung ở huyện Buôn Đôn và huyện Lắk (huyện Buôn Đôn có
29 cá thể, huyện Lắk có 24 cá thể).
Thực tế trong 20 năm trở lại đây, đàn voi nhà của tỉnh Đắk Lắk không
còn sinh sản, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường chăn thả bị thu hẹp,
thiếu thức ăn, nguồn nước hạn chế trong mùa khô làm cho sức khỏe của voi
giảm sút. Việc quản lý voi nhà riêng lẻ như hiện nay cũng là nguyên nhân
làm mất đi khả năng sinh sản của voi nhà.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chu kỳ động đực của voi kéo
dài 3 tháng, nhưng chu kỳ rụng trứng chỉ diễn ra trong vòng một ngày. Vì
vậy, muốn voi đẻ thì phải ghép đôi chúng trong thời gian dài và được chăn

thả trong môi trường có đủ điều kiện dinh dưỡng và kín đáo. Nói chung là
rất công phu và phức tạp.
Bảo vệ voi, việc làm cấp bách:
Trước tình hình voi ở Đắk Lắk có nguy cơ tuyệt chủng, năm 2011,
Trung tâm Bảo tồn voi đã được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng.
Trung tâm có chức năng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và sinh sản
20


đàn voi nhà, giám sát voi hoang dã, quy hoạch bảo tồn, giám sát và hạn chế
mâu thuẫn giữa voi với người, ổn định nơi cư trú sinh sống của voi, đồng
thời duy trì và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống liên quan đến thuần
dưỡng, lễ hội voi.
Ngay từ khi mới thành lập, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Trung
tâm đã nỗ lực vượt khó thực hiện khám chữa bệnh thành công cho nhiều voi
nhà bị mắc những chứng bệnh mà trước đây các chủ voi thường chỉ biết
chữa trị bằng phương pháp dân gian thiếu hiệu quả. Việc khám chữa bệnh
định kỳ cho voi nhà cũng được các y bác sĩ của Trung tâm thực sự quan tâm
nhằm tránh tình trạng voi bị bệnh để lâu dẫn tới tình trạng khó chữa trị.
Đặc biệt, tháng 3 năm 2013, Trung tâm phối hợp với Vườn Quốc gia
York Đôn sử dụng voi nhà vào rừng giải cứu thành công một cá thể voi con
hoang dã bị mắc bẫy. Sau 10 ngày điều trị khỏi những vết thương, cá thể voi
con đã được thả về rừng an toàn. Đây cũng là hiệu quả của việc thường
xuyên tuần tra theo dõi hành lang di chuyển của những đàn voi đang sinh
sống trong khu vực huyện Buôn Đôn.
Trong chuyến hành trình vào Vườn Quốc gia York Đôn cùng với
những kiểm lâm của Vườn để theo dõi hành lang di chuyển của voi. Chúng
tôi mới thấu hiểu được sự vất vả của những người làm công tác bảo tồn voi.
Anh Y Mưt người dân tộc Ê Đê, người đã có hơn 20 năm công tác ở
Ban Quản lý Vườn Quốc gia York Đôn tâm sự: “Nhiều khi vào rừng tuần tra

mà không thấy các dấu hiệu của voi để lại như cành cây gãy, phân voi...
chúng tôi rất lo lắng. Anh em phải nhanh chóng di chuyển tuần tra theo địa
21


bàn rộng hơn để theo dõi xem voi có di chuyển vào khu vực dân sinh sống
không? Nếu vào thì nguy to!”.
Trong dự án bảo tồn voi, vấn để theo dõi hành lang di chuyển của voi
được đặt lên hàng đầu nhằm tránh những xung đột không đáng có giữa voi
với người. Ban Quản lý Vườn Quốc gia York Đôn phối hợp với Trung tâm
Bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk thành lập ra tổ bảo vệ thường xuyên thực hiện
những chuyến đi để theo dõi hành lang di chuyển của voi. Từ đó nắm bắt
thông tin báo cáo kịp thời với chính quyền địa phương để kịp thời xua đuổi
khi voi hoang dã về phá hoại, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tài sản của
nhân dân và cũng là bảo vệ đàn voi.
Đối với những cá thể voi nhà, Ban Quản lý Vườn Quốc gia York Đôn
đã thử nghiệm ở bốn cá thể voi thuộc sở hữu của Vườn khi thành lập khu
chăn thả voi ngay trong Vườn Quốc gia York Đôn. Khu chăn thả này có
nguồn thức ăn phong phú, nằm trong khu vực an toàn và thường xuyên được
tổ bảo vệ theo dõi có thể giúp cho voi nhà có khả năng sinh sản.
Trong dự án bảo vệ voi ở Đắk Lắk, ngoài sự tham gia của những cơ
quan có chức năng còn có cả sự tham gia ủng hộ của người dân.
Chúng tôi có mặt tại huyện Lắk, gặp anh Đàng Năng Long dân tộc Ê
Đê, người sở hữu 10 trong tổng số 24 cá thể voi nhà ở huyện Lắk. Nhắc tới
anh Long, rất nhiều người biết đến anh với dự án “giúp voi nhà đẻ” của anh.
Anh Long tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên bên những chú voi. Thời
điểm năm 1970, cha tôi có tới 12 con voi, tôi cũng được tận mắt chứng kiến
22



voi nhà sinh sản vào thời gian đó. Và hiện giờ trong đàn voi của tôi vẫn còn
ba con voi được sinh ra từ voi nhà là con Y Mâm, Bóc Nong và H Túc”
Anh Long kể, ngay từ năm 2005, anh đã sớm nhận thấy trong vòng 20
nữa đàn voi nhà ở Đắk Lắk sẽ có nguy tuyệt chủng, vì độ tuổi sinh sản của
53 cá thể voi nhà cũng sắp hết (tuổi sinh sản của voi vào khoảng 15 đến 45
tuổi). Vì vậy, anh bắt tay thực hiện ngay dự án riêng của mình với hy vọng
sẽ ghép đẻ thành công voi nhà.
Có trong tay 2 cá thể voi đực và 2 cá thể voi cái đang trong độ tuổi
sinh sản, anh tràn đầy hy vọng dự án của mình sẽ thành công. Nhưng trải
qua 8 năm, mất rất nhiều tiền bạc, công sức mà dự án vẫn chưa hoàn thành
được. Tuy chưa thành công, nhưng anh vẫn quyết tâm làm bằng được. Anh
quả quyết: “Tôi sẽ tiến hành ghép voi đẻ cho bao giờ thành công thì thôi”.
Rút kinh nghiệm từ những lần thực hiện trước, gần đây anh đã tìm
được một vị trí rất lý tưởng để ghép đôi cho voi trong thời gian dài vơi hy
vọng chúng sẽ thụ thai theo đúng như ý muốn.
Bên cạnh giấc mơ “ghép voi đẻ”, Đàng Năng Long còn là người thành
công trong mô hình phát triển kinh tế bằng nghề kinh doanh du lịch dựa trên
việc khai thác hợp lý đàn voi nhà của mình. Năm 2009, anh thành lập Công
ty du lịch Vân Long nằm ngay bên hồ Lắk thơ mộng. Theo anh, huyện Lắk
còn sở hữu voi là cơ hội lớn để thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, sử dụng voi
trong việc phát triển du lịch phải có kế hoạch hợp lý, biết sử dụng hài hòa
sức lực của voi.

23


Đàn voi 10 con của anh được chia thành 2 đàn để phục vụ du khách
theo chu trình làm 1 ngày, nghỉ ngơi 1 ngày. Đồng thời, những quản tượng
được giao nhiệm quản lý voi phải hết sức chú ý theo dõi sức khỏe, thời gian
động đực của voi. Nếu thấy voi có hiện tượng trên phải lập tức cho voi nghỉ

ngơi.
Với những cách làm trên, hi vọng công tác bảo tồn và phát triển đàn
voi ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung sẽ đạt được những kết
quả như mong đợi, góp phần làm sống lại một quá khứ oai hùng của vùng
đất voi truyền thống Tây Nguyên/....
(Báo ảnh Việt Nam, 01/08/2014)
*** Các bước phân tích***
Đánh giá một tác phẩm báo chí ở góc độ tâm lý tiếp nhận của công
chúng
1.Vấn đề đưa ra có đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của đa số công
chúng không?
2.Có thấy rõ ràng thông điệp tác phẩm báo chí muốn chuyển đến công
chúng không?
3.Đầu đề, cách dẫn dắt có gây tò mò và có khả năng hướng dẫn công
chúng tiếp cận được nội dung các thông điệp không?
4.Cách trình bày, thể loại, ngôn ngữ có phù hợp với công chúng mà
sản phẩm báo chí hướng tới không?
5.Vấn đề có được tiếp cận ở góc độ con người không?
6.Có gây ấn tượng đặc biệt bằng chi tiết và lối phân tích không?

24


7.Sự phối hợp giữa tính khách quan và chủ quan trong tác phẩm báo
chí có hiệu quả không?
8.Tác phẩm báo chí có làm tăng uy tín của tác giả và sản phẩm báo chí
không?
9. Tác phẩm báo chí có thoả mãn những đòi hỏi đặc thù của loại hình
báo chí nhằm tác động hiệu quả đến cơ chế tác động thông tin đến công
chúng không?


25


×