Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận phân tích tác phẩm báo chí phóng sự 1 tây nguyên “khát”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.86 KB, 20 trang )

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM BÁO CHÍ
Phóng sự 1: Tây Ngun “khát”
Phân tích tác phẩm báo chí:
1. Về bề ngồi, vấn đề thực trạng mùa màng cũng như tình hình tại
Tây Nguyên tác giả đưa ra chưa thực sự thu hút được nhu cầu cũng như thị
hiếu của đa số công chúng. Lí do bởi Tây Ngun có vị trí địa lí tương đối
đặc thù, khơng phải nơi tập trung nhiều người dân sinh sống. Tuy nhiên, Tây
Nguyên lại là nơi có diện tích cây trồng thuộc diện lớn, do đó việc mùa
mảng thất thu có thể gây nên ảnh hưởng đáng kể đối với nguồn cung thực
phẫm lẫn công nghiệp đối với các đơ thị hiện đại. Do đó đề tài này vẫn có
sức hút đối với những thành phần độc giả có góc nhìn sâu xa hay có mối
quan tâm đặc biệt tới khu vực này.
2. Thông điệp của tác phẩm báo chí muốn chuyển đến cơng chúng
được thấy một cách rõ ràng. Trong phóng sự, tác giả nêu rõ thực trạng thiếu
nguồn cung nước tại Tây Nguyên bởi nhiều nguyên nhân, từ chủ quan đến
khách quan. Ví dụ như nắng nóng khơ hạn, kinh tế cịn nhiều khó khăn hay
cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Từ đó, tác giả nêu lên những khó khăn mà
người dân sinh sống tại Tây Nguyên đang phải đối mặt trong cuộc sống lẫn
thu hoạch kinh tế. Việc người dân và mùa màng tại khu vực Tây Nguyên
đang trong tình trạng báo động chính là thơng điệp rõ ràng nhất mà tác giả
muốn gửi gắm.
3. Đầu đề của phóng sự chưa thực sự gây tò mò đối với độc giả, bởi
Tây Nguyên là khu vực có thời tiết nắng nóng quanh năm, do đó việc nói
Tây Nguyên “khát” gần như nhắc lại một kiến thức mà nhiều người đọc đã

1


biết. Cách dẫn dắt và khả năng hướng dẫn công chúng của tác giả có mức độ
gây ảnh hưởng đáng kể. Trong phóng sự, tác giả đã trực tiếp chứng kiến
những sự khó khăn và khắc nghiệt của Tây Nguyên bằng chính con mắt


mình và qua lời kể của dân chúng.
4. Cách trình bày, thể loại và ngơn ngữ của phóng sự phù hợp với
cơng chúng sản phẩm báo chí hướng tới.
5. Trong phóng sự, tác giả đã tiếp cận trực tiếp các vấn đề tồn tại qua
quan sát cá nhân lẫn phỏng vấn. Do đó có thể khẳng định vấn đề được tiếp
cận có góc độ con người.
6. Các chi tiết mà tác giả nêu ra khiến người đọc cảm nhận được rõ sự
khó khăn mà cả người dân và chính quyền Tây Ngun đang phải đối mặt.
Ngồi ra lối phân tích của tác giả về hệ lụy của một Tây Nguyên khô cằn
cũng khiến người đọc nhận thấy tính cấp bách của chủ đề.
7. Trong phóng sự và Tây Nguyên, khi tiếp cận với những khó khăn
và tồn tại, tác giả đã tiếp cận trực tiếp, quan sát cũng như phỏng vấn lãnh
đạo cùng người dân khu vực này. Do đó những kết luận và thực trạng được
nêu ra đều có tính khách quan lẫn chủ quan, và sự phối hợp này đã mang lại
hiệu quả tương đối cao.
8. Để hồn thành phóng sự về Tây Ngun, tác giả đã đi qua nhiều
khó khăn mới có thể tiếp cận với vấn đề. Những thực trạng và cảnh báo mà
tác giả rút ra được sau q trình cơng tác có giá trị cao cũng như tính cấp
bách. Có thể khẳng định tác phẩm báo chí Tây Nguyên “khát” đã ghi nhận rõ
cơng lao của người viết, qua đó nâng cao uy tín của Báo ảnh Việt Nam –
Thơng tấn xã Việt Nam.
9. Tác phẩm đáp ứng những đòi hỏi đặc đặc thù của loại hình báo chí
nhằm tác động hiệu quả đến cơ chế tác động thông tin đến cơng chúng.
Phương pháp trình bày, phân tích và kết luận của tác giả đã truyền tải tốt
thông điệp đến những độc giả.

2


Kết luận:

Tác phẩm Tây Nguyên “khát” thuộc thể loại phóng sự, ghi nhanh,
thuộc thể loại chính luận.
Điểm mạnh của phóng sự nằm ở lối trình bày và phỏng vấn mạch lạc,
dễ hiểu, tạo điều kiện cho người đọc tiếp cận với vấn đề. Ngồi ra cách phối
hợp giữa tính khách quan và chủ quan cũng được ghi nhận một cách rõ nét.
Tuy nhiên, phóng sự Tây Nguyên “khát” vẫn tồn đọng một vài điểm hạn chế,
ví dụ như chủ đề của phóng sự khó lịng thu hút đại đa số người đọc.
Qua tác phẩm Tây Nguyên “khát”, có thể rút ra được một số bài học
giá trị cho công tác hành nghề. Thứ nhất, cần phải làm cho phóng sự nêu lên
rõ ràng thông điệp mà người viết muốn truyền tải đến bạn đọc, nhưng với
điều kiện phải kết hợp chặt chẽ cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Thứ hai,
có thể chủ đề tác phẩm khơng thật sự thu hút nhiều người đọc, tuy nhiên
thực trạng được đưa ra phải có tính cấp thiết, nhằm đáp ứng được nhu cầu
thị phần bạn đọc quân tâm.

3


Phóng sự 2: TPP và cơ hội của dệt may Việt Nam
Phân tích tác phẩm báo chí:
1. Vấn đề được được tác giả đưa ra trong phóng sự TPP và cơ hội của
dệt may Việt Nam mang tính chất thời sự cao, do đó có thể nói tác phẩm đáp
ứng được nhu cầu, thị hiếu của đa số công chúng. Tại Việt Nam, dệt may là
ngành cơng nghiệp lớn, có đóng góp đáng kể tới nền kinh tế nước ta, ngoài
ra cũng chiếm tỉ lệ GDP lớn hàng năm. Ngoài ra, Việt Nam trong còn nằm
trong những nước đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu dệt may trên thế giới.
Tính cấp thiết của đề tài chắc chắn sẽ thu hút được những độc giả có kiến
thức về kinh tế cũng như có mối quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực dệt may.
2. Qua phóng sự TPP và cơ hội của dệt may Việt Nam, thơng điệp mà
tác phẩm báo chí muốn chuyển đến cơng chúng đã được nhìn nhận một cách

rõ ràng. Gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xun Thái Bình
Dương (TPP) chính là một cơ hội không nhỏ đối với nền dệt may của Việt
Nam. Tham gia một sân chơi lớn, nhiều tiềm năng hơn đồng nghĩa với việc
qui mô và chất lượng sản xuất dệt may của Việt Nam cũng cần phải thay đổi
theo một hướng phù hợp. Với mục đích đạt được những yêu cầu trong khu
vực.
3. Đầu đề của phóng sự TPP và cơ hội của dệt may Việt Nam khó lịng
dẫn dắt người đọc đến với bài viết bởi với nhiều người khái niệm TPP vẫn
còn mơ hồ. Tuy nhiên khi đề cập đến cơ hội của dệt may Việt Nam, chi tiết
này vẫn có thể kích thích trí tị mị của độc giả. Khả năng tiếp cận nội dung
các thông điệp của tác giả được trình bày rõ ràng nhưng vẫn tồn tại một vài
hạn chế nhỏ. Ví dụ như việc chỉ đề cập đến những công ty dệt may lớn tại

4


Việt Nam có thể khiến độc giả hiểu nhầm việc gia nhập TPP sẽ chỉ là cơ hội
đối với các “ơng lớn” trong ngành dệt may.
4. Cách trình bày, thể loại, ngơn ngữ của phóng sự phù hợp với cơng
chúng mà sản phẩm báo chí hướng tới.
5. Tác giả phóng sự TPP và cơ hội của dệt may Việt Nam tiếp cận với
vấn đề bằng những thực tiễn như thống kê và số liệu, do đó góc độ con
người chưa thực sự nổi bật.
6. Các chi tiết mà tác giả phóng sự đưa ra đa phần là thực trạng, thống
kê cũng như số liệu. Từ đó lối phân tích cũng dựa trên những chi tiết trên để
rút ra. Có thể nhận thấy chi tiết và lối phân tích của tác giả không tạo nhiều
ấn tượng đặc biệt.
7. Các chi tiết cũng như thực trạng được đưa ra dựa trên những thống
kê và tình hình của một số doanh nghiệp trong ngành dệt may tại Việt Nam.
Do đó tính khách quan của tác phẩm là khá cao, và rõ ràng lấn át cả tính chủ

quan trong tác phẩm. Có thể nói tác phẩm báo chí này đề cao tính khách
quan, hơn là hướng về một giải pháp phối hợp giữa tính khách quan và chủ
quan
8. Để hồn thành được phóng sự TPP và cơ hội của dệt may Việt Nam,
tác giả đã phải tìm hiểu cũng như nghiên cứu về những đóng góp của ngành
dệt may đối với kinh tế Việt Nam. Ngoài ra tác giả cũng ghi nhận được
những thay đổi mà các doanh nghiệp ngành may mặc đang hướng đến. Có
thể nói tác phẩm báo chí này có làm tăng uy tín của tác giả và sản phẩm báo
chí, nhưng chỉ ở một chừng mực nhất định do còn thiếu những nguồn tiếp
cận mang tính con người.
9. Tác phẩm báo chí thỏa mãn được những địi hỏi đặc thù của loại
hình báo chí nhằm tác động hiệu quả đến cơ chế tác động thông tin đến công
chúng. Nguyên nhân nằm ở tính thời sự cũng như cấp thiết của đề tài, nếu
như nắm bắt được cơ hội này một cách hiệu quả, ngành dệt may sẽ tạo được
đà phát triển lớn, đóng góp cho sự đi lên của nền kinh tế nước ta.
5


Kết luận:
Tác phẩm TPP và cơ hội của dệt may Việt Nam thuộc thể loại phóng
sự, nhóm chính luận.
Điểm mạnh của phóng sự nằm ở tính thời sự cũng như tính cấp thiết
rất cao của đề tài. Ngồi ra thơng điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người
đọc cũng được thể hiện vô cùng rõ ràng, từ những phân tích hiện tại cho đến
những cơ hội trong tương lai. Tuy nhiên, tác phẩm cịn tồn tại những điểm
yếu khơng nhỏ. Ví dụ như thiếu những góc tiếp cận con người hay lối phân
tích cịn nặng về số liệu hay thống kê, không gây được sự ấn tượng sâu sắc
đối với người đọc.
Qua tác phẩm phóng sự TPP và cơ hội của dệt may Việt Nam, có thể
rút ra được một số bài học quan trọng đối với công tác hành nghề. Thứ nhất,

cần phải đặc biệt chú trọng tới tính cấp thiết của đề tài, bởi đây sẽ là yếu tố
thu hút chủ yếu đối với bạn đọc. Thứ hai, bên cạnh những chi tiết mang tính
thực tiễn, cần phải biết kết hợp những yếu tố con người trong q trình
phóng sự, nhằm đạt được sự phối hợp giữa các yếu tố khách quan lẫn chủ
quan.

Phóng sự 3: Trên quê hương mới
Phân tích tác phẩm báo chí:
1. Vấn đề được đưa ra không thực sự đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu
của đa số công chúng. Vấn đề di dời dân cư nhằm phục vụ cho mục đích
kinh tế của quốc gia vốn khơng phải chủ đề nóng hổi. Hơn nữa, việc di dời
6


dân cư vốn đã diễn ra 10 năm trước, do đó có thể khẳng định chủ đề này đã
“nguội” trong mắt một số lượng bạn đọc nhất định. Tuy nhiên, chủ đề này
vẫn có sức hút nhất định đối với những bạn đọc quan tâm tới đặc thù kinh tế
của những khu vực này.
2. Thơng điệp của phóng sự trên q hương mới khơng thực sự rõ
ràng trong q trình chuyển đến cơng chúng. Phóng sự đề cao đến sự hy sinh
của người dân các khu vực di dời nơi định cư nhằm mục đích phục vụ cho
lợi ích kinh tế quốc gia. Ngồi ra, phóng sự cũng đề cập đến cuộc sống đầy
đủ, ấm no của người dân mà mới 10 năm trước đây phải thực hiện những
thay đổi lớn trong cuộc sống. Thêm nữa, phóng sự cũng chỉ ra các hình thức
kinh tế được người dân chú trọng. Có thể nói, tác giả khơng có thơng điệp
lớn nhất, mà chỉ có nhiều thơng điệp nhỏ được ghép lại cùng nhau.
3. Đầu đề của tác phẩm báo chí ở mức trung bình, khơng thực sự gây
nhiều ấn tượng. Cách dẫn dắt của tác giả rất đáng khen khi tiếp cận vấn đề từ
quá khứ cho đến hiện tại. Khiến cho người đọc cảm nhận rõ sự thay đổi
trong đời sống người nông dân. Từ những băn khoăn khi phải chuyển nơi

sống, đến niềm vui khi biết được nhà nước tạo điều kiện, cuối cùng cuộc
sống đã thay đổi theo chiều hướng tích cực.
4. Cách trình bày, thể loại, ngơn ngữ có phù hợp với cơng chúng mà
sản phẩm báo chí hướng tới
5. Vấn đề của phóng sự được đặc biệt chú trọng tiếp cận ở góc độ con
người. Tác giả đề cập nhiều đến cuộc sống của người dân bằng cách trình
bày và phỏng vấn từ lãnh đạo cho đến người dân. Phương pháp này dễ dàng
tạo nên sự đồng cảm của người đọc. Có thể nói, tác giả đã tiếp cận ở góc độ
con người một cách xuất sắc.
6. Các chi tiết mà tác giả đưa ra gây ấn tượng đáng kể đối với người
đọc. Những con số về diện tích đất đai, số lượng hộ di dời, diện tích cây
trồng, thu hoạch và thu nhập của người dân khiến cho người đọc nắm bắt rõ

7


hơn về tình hình cũng như hiện trạng của người dân khu vực. Lối phân tích
của tác giả cũng có thứ tự nhất định, khiến cho phóng sự trở nên mạch lạc,
khơng bị ngắt qng.
7. Phóng sự đề cập đến đời sống của nhân dân thông qua lời kể các
lãnh đạo cũng như người dân. Tuy nhiên tác giả lại không hề so sánh thực
trạng đời sống hiện nay với những khu vực kinh tế khác, hay thậm chí những
khu vực dân cư cũng phải di dời khác. Do đó, tác phẩm phóng sự này tập
trung nhiều vào mặt chủ quan hơn là mặt khách quan. Có thể nói, sự phối
hợp giữa tính khách quan và chủ quan trong tác phẩm báo chí chưa thực sự
hiệu quả.
8. Để hồn thành phóng sự trên quê hương mới, tác giả đã phải tìm
hiểu và phỏng vấn dân chúng thuộc khu vực di dời dân cư. Những viễn cảnh
về đời sống người dân cũng như tình hình kinh tế chung của khu vực đòi hỏi
tác giả phải bỏ thời gian để tiếp cận từng bước. Tuy nhiên, tác giả không gặp

quá nhiều những vấn đề tiêu cực hay những tồn tại trong đề tài lựa chọn, do
đó tác phẩm khó có thể làm tăng uy tín của tác giả và sản phẩm báo chí.
9. Tác phẩm báo chí chưa thực sự thoả mãn những địi hỏi đặc thù của
loại hình báo chí nhằm tác động hiệu quả đến cơ chế tác động thông tin đến
cơng chúng. Như đã nói, việc di dời khu dân cư đã là câu chuyện của 10 năm
trước. Tính cấp thiết của tác phẩm cũng vì thế mà giảm xuống. Tác giả gần
như chỉ đưa ra được một thông tin quan trọng nhất là đời sống ấm no hơn
của người dân.
Kết luận:
Tác phẩm “trên quê hương mới” thuộc thể loại phóng sự, nhóm chính
luận.
Điểm mạnh của tác phẩm nằm ở góc tiếp cận. Việc nêu lên những cảm
xúc của người dân khu vực trước viễn cảnh phải di dời địa điểm sinh sống,
cho đến tình hình kinh tế khá giả hơn ngày nay đã đánh mạnh vào giác quan
8


người đọc. Từ đó, tạo nên sự đồng cảm đối với độc giả trước đề tài phóng
sự. Tuy nhiên, tác phẩm báo chí cũng tồn tại một vài điểm yếu, đó là nội
dung thơng điệp khơng rõ ràng, cũng như tác phẩm cịn nặng tính chủ quan,
thiếu khách quan.
Từ tác phẩm phóng sự “trên quê hương mới”, có thể rút ra một số
những kinh nghiệm. Thứ nhất, cần phải chọn đề tài có tính cấp thiết cao hơn
nhằm thu hút người đọc. Thứ hai, cần phải tiếp cận góc độ con người một
cách khéo léo, nhằm tác động đến các cảm xúc của người đọc.

Phóng sự 4: Y tế vùng cao
Phân tích tác phẩm báo chí:
1. Vấn đề y tế trên vùng cao, vùng khó khăn được tác giả đưa ra đạp
ứng được một phần nhu cầu, thị hiếu của đa số công chúng. Những vùng cao

thường đi kèm với điều kiện địa lý, kinh tế và dân trí cịn nhiều hạn chế. Do
đó, người dân cả nước ln mong chờ nhà nước có những sự đầu tư hợp lý,
nhằm hỗ trợ cho điều kiện sinh hoạt người dân các khu vực này, theo tinh
thần “lá lành đùm lá rách”. Trên hết, y tế mang nhiệm vụ vô cùng quan trọng
trong xã hội khi có chức năng chữa bệnh và cứu mạng, do đó cơng tác này
càng gây được sự quan tâm của dư luận.
2. Thông điệp của tác giả đưa ra trong tác phẩm báo chí đến với cơng
chúng được nhìn nhận rõ ràng. Khi điều kiện sống và dân trí của người dân
vùng cao cịn hạn chế, việc phòng và chữa bệnh quả thực là một vấn đề khó
khăn. Tuy nhiên những bác sĩ cơng tác tại đây đã khơng mất kiên nhẫn, tận
tình chăm lo cho người dân. Để rồi từ đấy, họ nhận được sự kính trọng từ
người dân, điều kiện sức khỏe của cả khu vực dân cư cũng từ đó mà đi lên.
9


Có thể nói, cơng lao của những bác sĩ, y tá nơi đây đều rất lớn, khi đã không
quản ngại đường xá xa xôi cũng như điều kiện y tế hạn chế để giúp đỡ cho
người dân.
3. Đầu đề của tác phẩm báo chí tạo được sức hút một cách tương đối,
bởi từ lâu y tế trên những vùng cao ln có những vấn đề tồn đọng vì nhiều
ngun nhân khách quan như điều kiện địa lý cũng như dân trí chưa cao.
Ngồi ra, tác phẩm báo chí cũng có khả năng hướng dẫn công chúng đến với
nội dung, bằng cách tiếp cận câu chuyện từ quá khứ đến hiện tại, khiến
người đọc thấu hiểu những hoàn cảnh sơ khai mà những người làm lương y
phải đối mặt, để rồi từ từ chiếm được lòng tin của người dân, thúc đẩy điều
kiện y tế cũng như sức khỏe cộng đồng theo chiều hướng phát triển hơn.
4. Tác phẩm phóng sự “Y tế vùng cao” có cách trình bày, ngơn ngữ
phù hợp với cơng chúng mà sản phẩm báo chí hướng tới.
5. Vấn đề trong phóng sự được tác giả đặc biệt tiếp cận ở góc độ con
người. Xuyên suốt tác phẩm phóng sự, tác giả đều sử dụng những góc độ

khác nhau của con người để phân tích thực trạng, nguyên nhân, thay đổi cho
đến kết quả. Ví dụ như từ lí do đồng bào chưa tin tưởng người làm lương y,
cho đến những nỗ lực mà các bác sĩ, y tá để khơng phụ lịng tin người dân
hay những kết quả khả quan cuối cùng. Tất cả đều được khai thác mạnh mẽ
ở góc độ con người.
6. Chi tiết và lối phân tích của tác giả đưa ra trong phóng sự “Y tế
vùng cao” đều mang tính nhân văn rất lớn, do đó dễ tác động vào giác quan
của người đọc. Có thể nói, chi tiết và lối phân tích của tác giả đã gây ấn
tượng đặc biệt đối với người đọc.
7. Tác phẩm có đầu đề “Y tế vùng cao”, tác giả cũng có đề cập đến sự
đi lên của điều kiện y tế và sức khỏe vùng cao. Tuy nhiên, tác giả lại chỉ đề
cập đến một địa điểm vùng cao đặc thù là Lũng Táo, chứ khơng phải thực
trạng vùng cao trên cả nước. Ngồi ra, tác phẩm cũng khơng có nhiều góc

10


tiếp cận đối với người dân, đa phần là có cái nhìn chung chung, chưa thực sự
đi sâu vào đời sống của họ. Do đó, tác phẩm vẫn mang tính chủ quan nhiều
hơn là khách quan. Có thể nhận định phóng sự “Y tế vùng cao” chưa có sự
phối hợp giữa tính khách quan và chủ quan.
8. Để hồn thành tác phẩm phóng sự này, tác giả đã phải bỏ công sức
và thời gian tiếp cận với vùng Lũng Táo, một nơi có vị trí địa lí khó khăn để
ghi lại những chuyển biến trong đời sống của người dân. Có thể nói tác
phẩm báo chí đã làm tăng uy tín của tác giả và sản phẩm báo chí.
9. Như đã nói ở trên, y tế vùng cao ln là một đề tài tạo được sức hút
đối với công chúng bởi tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người dân Việt
Nam. Việc làm phóng sự về tình hình y tế và sức khỏe có chiều hướng tích
cực tại một trong những khu vực khó khăn trên cả nước chính là một chiến
lược hiệu quả tác động thông tin đến cơng chúng. Có thể nói, tác phẩm báo

chí đã thỏa mãn những đặc thù địi hỏi của loại hình báo chí trong cơng tác
này.
Kết luận:
Tác phẩm báo chí “Y tế vùng cao” thuộc thể loại phóng sự, thuộc
nhóm chính luận.
Tác phẩm báo chí có những điểm mạnh đáng kể như biết cách tiếp cận
ở góc độ con người theo nhiều hình thức khác nhau. Nhằm trình bày, phân
tích và nêu kết quả, đây là một hướng đi vừa mang tính nhân văn, đồng thời
có thể mang lại kết quả cao. Ngồi ra tác phẩm cũng có lối phân tích cuốn
hút, dễ dàng tác động vào giác quan người đọc. Tuy nhiên tác phẩm cũng tồn
tại một vài điểm yếu, đó là thiếu đi tính khách quan, mà chỉ tập trung vào
tính chủ quan. Chưa có sự phối hợp giữa cả hai yếu tố này.
Từ tác phẩm phóng sự “Y tế vùng cao”, có thể rút ra một vài kinh
nghiệm. Thứ nhất, nên chú trọng tiếp cận vấn đề theo góc độ con người, bởi
đây là phương pháp hiệu quả tác động đến người đọc. Thứ hai, cần phải biết
11


kết hợp cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan, khiến tác phẩm trở nên thuyết
phục hơn.
Phóng sự 5: Tiếng kêu cứu của voi Tây Nguyên
Phân tích tác phẩm:
1. Vấn đề được tác giả khai thác trong phóng sự nói về sự tồn vong
của loài voi trên khu vực Tây Ngun. Voi là một lồi động vật có vai trị
quan trọng trong sinh thái, ngồi ra cũng là một hình tượng linh thiêng trong
cộng đồng dân tộc Tây Nguyên. Việc số lượng đang dần đi xuống của lồi
voi vì nhiều lí do khác nhau sẽ tạo nên sức hút đối với phần lớn cơng chúng.
Có thể nói, vấn đề trên đáp ứng đầy đủ những nhu cầu, thị hiếu của người
đọc.
2. Thơng qua tác phẩm báo chí, thơng điệp mà tác giả muốn chuyển

đến công chúng là vô cùng rõ ràng. Voi là một trong những động vật quí
hiếm và được diện vào mục sách đỏ tại Việt Nam. Tuy nhiên vì nhiều
nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, mà số lượng voi ở Tây Nguyên
đang bị giảm đi một cách nhanh chóng. Đây là một hồi chng cảnh báo đối
với chính quyền Tây Ngun, nhằm tìm ra những phương án hợp lí nhất để
ngăn chặn tình trạng này tiếp tục diễn ra. Có thể nói, tác phẩm báo chí này
có tính thời sự rất cao.
3. Đầu đề của tác phẩm báo chí gây ấn tượng rất mạnh đối với độc giả,
bằng cách ví von đàn voi đang kêu cứu. Cách đặt đầu đề này khiến người
đọc nhận thấy tính cấp thiết của tác phẩm, và gần như cảm được ngay đây là
vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết. Cách dẫn dắt của tác phẩm báo chí
cũng có khả năng hướng dẫn công chúng tiếp cận với thông điệp liên quan.
Bằng cách phân tích về số lượng voi ở Tây Nguyên, cho đến việc bị suy

12


giảm nhanh chóng vì bị săn bắt cùng các lí do khác, cuối cùng là những
phương án nhằm bảo vệ lồi động vật đang gặp nguy hiểm này.
4. Cách trình bày, thể loại, ngơn ngữ có phù hợp với cơng chúng mà
sản phẩm báo chí hướng tới.
5. Tác phẩm báo chí đã kết hợp khéo léo trong kết cấu, bằng cách
dung hịa cả về mặt tự nhiên lẫn góc độ con người. Tuy voi tại Tây Nguyên
thuộc về lĩnh vực tự nhiên, tuy nhiên việc sinh tồn của động vật này lại rất
có ảnh hưởng tới con người, thậm chí bị chính con người tác động nên. Có
thể thấy, góc độ con người trong tác phẩm đã được tác giả khéo léo đề cập,
nhằm tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, hiểu ra được tính cấp thiết của tác
phẩm.
6. Các chi tiết mà tác giả đưa ra thật sự tác động mạnh đến cảm xúc
của người đọc, đặc biệt khi liệt kê ra tình hình số lượng voi tại Tây Nguyên,

hay như tình trạng của chúng mỗi khi bị săn bắt. Những yếu tố này khiến
cho người đọc nhận thức được rõ hơn mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Lối
phân tích của tác giả dù khơng q xuất sắc, tuy nhiên cũng đủ khiến cho
người đọc cuốn hút vào tác phẩm, một phần bởi chủ đề của tác giả vốn đã có
tính thời sự rất cao.
7. Trong tác phẩm báo chí “Tiếng kêu cứu của voi Tây Nguyên”, tác
giả đã phối hợp xuất sắc giữa tính khách quan và chủ quan. Bằng chứng là
ngồi những lí do liên quan đến săn bắt, tác giả đã làm tiếp cận được những
nguyên nhân khách quan khác thuộc về bất cập trong khâu quản lí. Ngồi
những biện pháp bảo vệ đàn voi, tác giả cũng không quên đề cập đến việc
các hộ gia đình đang nỗ lực nhằm nhân giống lồi voi, vốn là một cơng việc
hết sức khó khăn và tốn kém.
8. Tác phẩm báo chí có tính thời sự cũng như tính cấp thiết rất cao.
Ngồi ra việc tiếp cận vấn đề theo nhiều hình thức cũng như phương hướng

13


khác nhau chứng tỏ sự nghiên cứu kĩ càng của tác giả. Có thể nói, tác phẩm
báo chí đã làm tang uy tín của tác giả và sản phẩm báo chí.
9. Tác phẩm báo chí “Tiếng kêu cứu của voi Tây Ngun” hướng đến
một vấn đề có tính thời sự và cấp thiết cao. Gần như chắc chắn những người
đọc tác phẩm sẽ hiểu ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề để tìm cách
khắc phục. Có thể nói, tác phẩm báo chí đã thỏa mãn được những địi hỏi
đặc thù của loại hình báo chí nhằm tác động hiệu quả đến cơ chế tác động
thông tin đến công chúng.
Kết luận:
Tác phẩm báo chí “Tiếng kêu cứu của voi Tây Ngun” thuộc thể loại
phóng sự, thuộc nhóm chính luận.
Có thể nhận thấy một vài điểm mạnh của tác phẩm báo chí này. Thứ

nhất, tác giả đã chọn chủ đề có tính thời sự và cấp thiết rất cao, dễ gây thu
hút đối với dư luận. Thứ hai, tác giả đã tiếp cận đến một chủ đề thuộc lĩnh
vực tự nhiên, nhưng khơng vì thế mà làm lu mờ đi góc độ con người, thậm
chí cịn có phần nổi bật hơn. Cuối cùng, tác giả cũng đã kết hợp vô cùng
khéo léo cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên, có thể nhận thấy
nhược điểm của tác phẩm này là lối phân tích chưa thật sự đặc sắc.
Từ phóng sự “Tiếng kêu cứu của voi Tây Nguyên”, có thể rút ra được
một số kinh nghiệm. Thứ nhất, nên chọn chủ đề có tính thời sự cao, bởi như
vậy sẽ dễ dàng thu hút dư luận hơn. Thứ hai, cần phải biết kết hợp hài hòa
giữa yếu tố con người và tự nhiên, khách quan lẫn không khách quan.

Phụ lục đính kèm

14


Phóng sự 1: Tây Nguyên “khát”
Tháng Ba Tây Nguyên, “mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi
xuống sông hút nước” cũng là lúc cái nắng mùa khô đã lên đến đỉnh
điểm và nơi đây lại “khát”… khô như vốn dĩ bao nhiêu năm qua. Năm
nay, tình hình hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên đã trở nên căng thẳng
nhất trong vòng hơn 20 năm qua. Hạn hán đã “hút” gần như cạn kiệt
nước trên các ao hồ, sông suối...
“Chảo lửa” Krông Pa
Đối với Tây Nguyên, năm nào cũng vậy, mùa khô bắt đầu từ tháng
Mười Một của năm trước vắt qua tháng Năm của năm sau. Theo nông lịch
của người Ba Na, tháng Ba tương ứng với tháng Ba dương lịch, là thời điểm
nóng nhất trong năm và cũng là mùa mật ngọt nhất để con ong đi lấy mật
như câu thơ trong bài “Tháng Ba Tây Nguyên” của nhà thơ Thân Như Thơ
mà chúng tôi vừa nhắc đến ở trên, và đây cũng là “mùa con voi xuống sơng

hút nước” vì trời q nóng.
Từ Pleiku, thủ phủ tỉnh Gia Lai, xi về phía Nam, chúng tơi rẽ quốc
lộ 25 ở ngã ba Chư Sê và trải qua gần 150km để đến được vùng đất được coi
là “chảo lửa”, là “rốn” hạn của Tây Ngun, đó là Krơng Pa, huyện xa thủ
phủ nhất của tỉnh Gia Lai.
Theo chân các mẹ, các chị người dân tộc Gia Rai, chúng tôi thấy cảnh
từng lượt, từng lượt người kéo nhau xuống suối Ia MLah, suối Uar... tìm
mạch nước ngầm, rồi gùi về nhà chắt chiu dùng qua ngày. Chị Tuôn X’An,
15


bn Thim, xã Phú Cần cho biết: “Ở bn mình các giếng khơng cịn giọt
nước nào, nên mình và bà con phải xuống suối lấy nước thơi!”. Cách đó
khơng xa, nhiều người dân cũng tranh thủ con suối còn xâm xấp nước để
tắm rửa, giặt quần áo…
ại buôn Tang, xã Phú Cần, là cảnh người dân đào giếng dưới cái nắng
như đổ lửa của trời hạn Tây Nguyên. Một nhóm thanh niên lực lưỡng với
cuốc, xẻng, xà beng, búa... hợp sức đào được một giếng sâu hàng chục mét
mà vẫn chưa tìm thấy giọt nước nào. Những xơ đất đỏ bazan khô cứng vẫn
lần lượt được đưa lên mặt đất trong khi phía dưới vẫn chỉ vọng lên những
thanh âm khơ khốc của tiếng cuốc xẻng.
Nói chuyện với chúng tơi, ông Đinh Xuân Duyên, Trưởng Phòng
NN&PTNT huyện Krông Pa cho biết, nhà nước cũng đã có chính sách hỗ trợ
nguồn nước sạch từ giếng khoan. Đã có khoảng 50% dân số trong toàn
huyện được thụ hưởng nguồn nước sạch từ 56 cơng trình cấp nước sinh hoạt.
Nhưng thời gian gần đây nhiều cơng trình xuống cấp, thiếu nước, máy bơm
hỏng... Nên khi mùa khô đến, nước khan hiếm, nhiều vùng bà con vẫn phải
vất vả đi “vét” từng giọt nước ở ao hồ, sông, suối cạn... để sử dụng sinh hoạt
hàng ngày.
Chúng tôi đến hồ chứa nước Ia Mlah, đây là cơng trình thủy lợi lớn

nhất huyện Krơng Pa được xây dựng từ tháng 5/2005 nhằm phục vụ đời
sống dân sinh cho người dân ở 6 xã vùng sâu, vùng xa và khó khăn của
huyện. Theo thiết kế, hồ chứa nước Ia Mlah có dung tích 54 triệu m3, đủ để
tưới cho 5.150ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 36.000 dân.
Thật ngạc nhiên, trước mắt chúng tôi hồ Ia Mlah vẫn mênh mông nước và
16


nước cũng đã được dẫn chảy về hệ thống kênh chính, thế nhưng các cánh
đồng, nương rẫy ở Krơng Pa vẫn khơ hạn. Anh Dương Kim Tân, chun
viên Phịng NN&PTNT huyện Krông Pa cho biết, chỉ một nguyên nhân mà
bà con Krơng Pa đang mong mỏi, đó là nhanh chóng hồn thiện hệ thống
kênh mương dẫn nước từ kênh chính vào từng cánh đồng, nương rẫy.
Cả Tây Nguyên đang “khát”
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa khô
năm nay ở khu vực Tây Nguyên sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 7, tháng 8. Bởi
vậy, tình hình khơ hạn, thiếu nước sẽ tiếp tục kéo dài, gây ảnh hưởng lớn tới
sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Tính đến cuối tháng 3/2013, tổng lượng mưa ở Tây Nguyên thiếu hụt
nhiều so với trung bình nhiều năm trước đây. Riêng khu vực Bắc Tây
Nguyên, từ đầu năm đến nay khơng có mưa nên tình hình khô hạn đặc biệt
gay gắt. Mực nước ở hầu hết các hồ chứa thủy lợi, thủy điện vừa và lớn
trong vùng đều đã cạn hoặc gần đến mực nước chết nên không đủ tưới suốt
vụ. Bộ NN&PTNT đã nhận định, nếu khơng có biện pháp cứu kịp thời, hơn
51 nghìn ha cây trồng ở 5 tỉnh Tây Nguyên sẽ mất trắng, ước tính thiệt hại
hơn 1.000 tỷ đồng. Khơng những hạn hán đang khiến lúa chết khô, cà phê
chết héo, mà cịn khoảng trên 80.000 hộ gia đình, tức tương đương hơn
120.000 nhân khẩu cũng gặp rất nhiều khó khăn về nước sinh hoạt. Nắng
nóng, khơ hanh kéo dài cịn khiến hàng trăm nghìn ha rừng ở Tây Nguyên
đứng trước nguy cơ bị cháy rất cao.


17


Theo cái nắng, cái gió Tây Ngun giữa mùa khơ, chúng tôi rong ruổi
trên quốc lộ 14 từ Pleiku đi Kon Tum khi hai bên đường là những quả đồi
hoang hóa, nham nhở, đang trơ ra những gốc cây khơ cằn cứ thế nối tiếp
nhau. Dịng sơng Đắk Blah chảy qua Tp. Kon Tum vốn thơ mộng mùa nào
giờ đây cũng đang trở nên khô kiệt. Các hồ thủy lợi Tân Điền, Cà Tiên đều
cạn trơ đáy. Hồ Cà Sâm tại xã Đăk La, huyện Đăk Hà cũng chung số phận.
Thực tế, tại Tp. Kon Tum hiện có khoảng 300 hộ dân đã rơi vào tình trạng
thiếu nước sinh hoạt.
Theo ông Trần Văn Chương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon
Tum, tính đến tháng 3 năm nay, tồn tỉnh đã có trên 1.000ha cây trồng bị khơ
hạn, ước tính thiệt hại lên tới 77 tỷ đồng. Trong tổng số diện tích cây trồng
bị khơ hạn thì lúa nước đang bị thiệt hại nặng, chiếm trên 800ha; còn lại là
các cây trồng khác, như cà phê, bắp, đậu các loại...
Hiện tỉnh Kon Tum có 12 cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung và
hơn 1.000 giếng đào ở huyện Sa Thầy, Đăk Hà và Tp. Kon Tum nhưng cũng
đang trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Các địa phương trong tỉnh Kon
Tum đã sử dụng 16 tỷ đồng mua máy bơm, hỗ trợ xăng dầu, nhân công giúp
người dân chống hạn cứu cây trồng, vật nuôi. Tại những khu vực hạn nặng
như cánh đồng xã Đoàn Kết ở Tp. Kon Tum; xã Đắk La, Hà Mòn ở huyện
Đăk Hà; các huyện Kon Rẫy, Đắc Glei… đã huy động nhân dân đắp đập tạm
ngăn suối lấy nước, đào ao hồ, thực hiện giải pháp bơm chuyền đưa nước tới
đồng ruộng, đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết
kiệm và hiệu quả.

18



Trở lại với tỉnh Gia Lai, theo Sở NN&PTNT thì thiệt hại do hạn hán
gây ra từ cuối năm 2012 đến nay đã hơn 68 tỷ đồng. Thiệt hại nặng nề nhất
là huyện Kơng Chro với hơn 2.800ha diện tích bị thiệt hại, tiếp theo là huyện
Đắk Pơ, K’Bang và thị xã An Khê.
Trước tình hình hạn hán diễn ra gay gắt ở Tây Ngun, Phó Thủ tướng
Hồng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương,
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng phương án, kế hoạch đặc biệt
để điều tiết nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi, đủ điều kiện mới xả nước, tận
dụng tối đa, tuyệt đối không để nước lãng phí trơi ra biển. Bên cạnh đó, các
địa phương chịu khơ hạn phải hết sức chủ động có các giải pháp phù hợp với
điều kiện nguồn nước; cần tập trung điện cho sản xuất nông nghiệp, bơm
nước để tiếp tục gieo cấy ở những diện tích có thể. Đối với những diện tích
lúa đã chết, có thể cấy lại lúa hoặc chuyển sang cây hoa màu khác…
Tỉnh Gia Lai và Kon Tum cũng đã đề nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT
cấp kinh phí để xây dựng một số cơng trình thủy lợi nhỏ và vừa ở những địa
phương xảy ra hạn hán nặng nhất mà chưa có các cơng trình thủy lợi cấp
quốc gia. Đặc biệt, cần có chính sách hỗ trợ vốn, giống cây trồng cho nông
dân để giúp nông dân phục hồi lại sản xuất. Đồng thời, quan tâm hỗ trợ cứu
đói cho các gia đình chịu thiệt hại nặng trong vụ mùa và vụ Đông Xuân.
Hy vọng với những nỗ lực từ các cấp, các ngành, từ người dân và
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, dải đất Tây Nguyên sẽ từng bước giải
quyết được tình trạng thiếu nước, góp phần ổn định cuộc sống cho con
người, cây trồng và vật nuôi./.

19


20




×