Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro trong hđTd tại NHNoPTNT Huyện Tiên Du
2.1. Thực tế tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng tại
NHNo&PTNT Huyện Tiên Du.
2.1.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng tại
NHNo&PTNT Huyện Tiên Du.
a/Quá trình hình thành và phát triển:
a.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội.
Tiên du là một huyện đồng bằng của tỉnh Bắc Ninh, với diện tích tự nhiên
105,5 km
2
, dân số khoảng 135000 người, tập trung ở 15 xã và một thị trấn,
trong đó nông thôn có khoảng 133650 nhân khẩu, chiếm 99%.
Vị trí địa lý tự nhiên của huyện khá thuận lợi nằm trên quốc lộ 1A, quanh
huyện ngoài đường quốc lộ đường, đường sắt 1A chạy qua còn có giao thông
thuỷ là con sông Đuống bao bọc chảy qua về phía Đông Nam, tạo ra một mối
giao lưu kinh tế văn hoá xã hội khá phát triển.
Trên địa bàn huyện có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
gồm: doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư
nhân, hợp tác xã và hộ gia đình cá nhân, thuộc các ngành nghề công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống như đồ
gỗ, sản xuất sắt thép,dệt vải, sản xuất giấy... ngày càng phát triển mạnh. Toàn
huyện có khoảng 29.955 hộ được phân theo loại hộ như sau: Hộ nông nghiệp
28.205 hộ chiếm 94,15%, Hộ công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1120 hộ, dịch
vụ 630 hộ.
a.2. Tình hình kinh tế, chính trị:
Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Huyện uỷ và UBND, các ban
ngành trong huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 13 năm
1996, tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực và thu được kết
quả tốt. Có thể nêu ra những thành tích chính, chủ yếu của huyện như sau:
- Kinh tế có tăng trưởng, từng bước được ổn định và phát triển: Nhịp độ
tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 9,1% năm, sản xuất lương thực bình quân
hàng năm đạt 54.500 tấn. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp bình quân hàng năm tăng 29%...
+ Sản xuất nông nghiệp: Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 64.500
tấn; bình quân hàng năm tăng trưởng 8,1%, với diện tích gieo trồng cây hàng
năm 14,854 ha, tăng 1,6% hàng năm. Năng suất bình quân đạt 49 tạ/ha (một
vụ). Bình quân lương thực đầu người đạt 491 kg.
+ Chăn nuôi: Hiện toàn huyện có đàn trâu bò, bò sữa, lợn rất đông đúc và
phát triển tốt. Triển vọng tương lai còn phát triển hơn nữa. Cụ thể hiện nay có
gần 2000 con bò lai Sin trong tổng số 4950 con bò, và gần 800 con bò sữa hàng
năm cho lượng sữa rất lớn cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh khác,
đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình.
+ Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: tuy còn gặp nhiều khó
khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm, song các hộ gia đình, các doanh nghiệp sản
xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn vững vàng, duy trì được sản xuất.Bước đầu giải
quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn.
+ Công tác chuyển đổi HTX theo luật được triển khai mạnh mẽ theo tiến
độ dự kiến. Đến nay, toàn huyện có 64/69 HTX nông nghiệp đã chuyển đổi xong
chiếm 94,1%. Nhìn chung các HTX phần lớn đều thực hiện được các khâu dịch
vụ cung ứng giống, chuyển giao kỹ thuật phục vụ tưới tiêu, bảo vệ đồng ruộng,
dịch vụ điện và làm đất. Tuy nhiên, nhiều HTX vẫn còn lúng túng trong khâu
điều hành làm dịch vụ (chưa quen mô hình), hoạt động còn mang nặng tính
hình thức, hiệu quả còn thấp.
Tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 27 đơn vị, hoạt động chủ yếu
trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất giấy, vất liệu xây dựng, chế biến lâm sản
thu hút khoảng 1720 lao động vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp – công nghiệp,
giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng từ 35,7 tỷ
đồng năm 2000 lên 48,76 tỷ đồng năm 2003. Toàn huyện chỉ có 1 quỹ tín dụng
nhân dân đang hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. Đã có 2 doanh nghiệp
thành lập và chuyển đổi hoạt động theo luật doanh nghiệp mới (từ
01/01/2000).
+ Công tác quản lý đất đai: UBND huyện đã có nhiều biện pháp quản lý
thông qua việc lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Tuy nhiên công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và thống kê cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tiến độ thực hiện quá chậm mới hoàn thành ở
một vài xã.
+ Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tiếp tục sôi động phát triển
đáp ứng nhu cầu hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân, mặt hàng đa
dạng phong phú toàn huyện có 1120 hộ tiểu thương tăng hơn cùng kỳ năm
trước 18%.
- Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng tăng dần công nghiệp
và dịch vụ. Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng hơn và ngày càng phù
hợp với cơ chế thị trường.
- Đầu tư cơ sở vật chất ngày càng tăng. Đời sống các tầng lớp dân cư
từng bước được ổn định và cải thiện thêm nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của
nhà nước, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội, tổ chức tín dụng, đời sống
nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Diện đói nghèo ngày càng
được thu hẹp, số hộ giàu được tăng lên. Theo báo cáo của ngành lao động
thương binh xã hội thì năm 1999 toàn huyện tỷ lệ số hộ đói nghèo so với số hộ
toàn huyện là 8,9%, đến năm 2003 tỷ lệ này là 6,87%.
- Hoạt động tiền tệ – tín dụng: Từng bước được chấn chỉnh đi vào nề nếp
mặc dù còn gặp một số khó khăn. Hoạt động của các ngân hàng tích cực, đáp
ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, nhu cầu vay vốn cho mọi thành phần kinh tế
phát triển sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đã và đang phát triển
tốt, nhu cầu đầu tư ngày càng cần thiết, đòi hỏi phải có vốn để phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Từ đó đặt ra yêu cầu lớn đối với ngân hàng
phải tập trung mạnh mẽ công tác huy động vốn để cho vay các thành phần
kinh tế.
a.3. Sự ra đời và phát triển:
NHNo&PTNT Huyện Tiên du tiền thân là Chi nhánh ngân nhà nước huyện
Tiên Sơn trực thuộc Ngân hàng nhà nước tỉnh Hà Bắc (cũ). Khi chính phủ ban
hành nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988. Chi nhánh ngân hàng nhà nước
huyện Tiên Sơn được chuyển thành chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Sơn
(hoạt động từ tháng 7/1988).
Sau khi có 2 pháp lệnh ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Tiên
Sơn được chuyển thành Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Tiên Sơn
trực thuộc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Thực hiện quyết định của giám đốc NHNo Tỉnh Hà Bắc ngày 25/06/1996,
chi nhánh được chia tách thành 2 chi nhánh riêng vẫn mang tên cũ những
phạm vi hoạt động thu hẹp lại. Như vậy, từ 01/07/1996 trên địa bàn huyện có
2 ngân hàng nông nghiệp trực thuộc ngân hàng nông nghiệp tỉnh. Từ khi tỉnh
Bắc Ninh được tái lập từ 01/01/1997 chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh
Bắc Ninh, quản lý 16 xã trong huyện thực hiện việc huy động vốn, cho vay bao
gồm cả dịch vụ cho Ngân hàng người nghèo(NHNg)...(NHNo&PTNT khu vực
Từ Sơn quản lý 10 xã và một thị trấn).
Thực hiện quyết định 68/TTg ngày 25/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về việc chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện là Từ Sơn và Tiên Du, tổng
giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đã ra quyết định thành lập NHNo&PTNT
huyện Tiên Du trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Bắc Ninh.Văn phòng giao dịch
của chi nhánh được đặt tại thị trấn Lim – Tiên Du – Bắc Ninh. Hiện nay chi
nhánh có 2 ngân hàng liên xã trực thuộc là chi nhánh Chợ Sơn và chi nhánh
Chợ Và cùng một phòng giao dịch Hoàn Sơn.
b/ Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh.
Tuy là một ngân hàng cấp 2 loại 4, chịu sự quản lí của NHNo&PTNT Tỉnh,
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Nhưng từ khi ra đời đến nay ngân
hàng đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong hệ thống tổ chức, tính
hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất lượng và năng lực điều
hành của một ngân hàng đa năng hiện nay, với chức năng và nhiệm vụ sau:
b.1. Chức năng:
* Chức năng dẫn vốn: Trong địa bàn huyện và một số địa phận xung
quanh luôn luôn có những chủ thể tạm thời thiếu vốn, và cũng có những chủ
thể tạm thời dư thừa vốn. Tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng có thể tìm đến
được với nhau, khi đó ngân hàng sẽ đứng ra làm trung gian điều hoà vốn,
nhận tiền gửi và phân phối vốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
* Chức năng tiết kiệm: thông qua hoạt động của các ngân hàng, đồng vốn
được sử dụng vào những mục đích tốt nhất, nếu để những đồng vốn đó trôi nổi
trên thị trường không có sự quản lý chặt chẽ đầu tư có tính toán thì có thể nó
sẽ không được dùng vào mục đích lành mạnh. Là một chuyên gia về lĩnh vực
đầu tư ngân hàng sẽ biết sử dụng đồng vốn sao cho tiết kiệm nhất nhưng
mang lại hiệu quả cao nhất.
* Chức năng thanh toán: Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán cho các khách
hàng có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện của ngân hàng.
Ngoài ra ngân hàng còn có các chức năng khác như: quản lý tiền mặt, uỷ
thác, bảo hiểm, môi giới, đầu tư và bảo lãnh, lập kế hoạch đầu tư...
b.2. Nhiệm vụ:
* Huy động vốn:
- Ngân hàng luôn khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền
gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (khi được giao).
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng và thực
hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của cấp trên.
* Cho vay:
- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức
kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu và đáp
ứng đủ yêu cầu của ngân hàng.
- Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án kinh doanh, thẩm
định các dự án vượt quyền phán quyết trình NHNo&PTNT cấp trên phê duyệt.
- Làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo.
- Thu chi tiền mặt, làm các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ
khác theo quy định.
-Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định
của NHNo&PTNT cấp trên.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ
nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc NHNo Tỉnh giao.
c/Tổ chức bộ máy kinh doanh và quản lý.
Hiện nay, NHNo&PTNT Huyện Tiên du với 50 cán bộ được tổ chức như
sau:
* Ban giám đốc gồm 3 đồng chí, trong đó:
- Giám đốc phụ trách chung.
- Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
- Một phó giám đốc phụ trách công tác kế toán – ngân quỹ.
* Các phòng ban:
- Phòng hành chính nhân sự (HCNS) gồm 3 cán bộ trong đó có một trưởng
phòng.
Nhiệm vụ của phong HCNS là thực hiện công tác nhân sự như nâng bậc
lương, bảo hiểm..., tổ chức công tác bảo vệ trong ngân hàng (phân công bố
trí ...). Thực hiện công tác phục vụ, tiếp khách trong và ngoài ngành.
- Phòng kế hoạch và kinh doanh (KHKD) gồm 19 cán bộ trong đó có một
trưởng phòng và 1 phó phòng.
Nhiệm vụ của phòng KHKD là tổ chức cho vay trực tiếp các doanh nghiệp,
hộ sản xuất ở các xã, lập kế hoạch kinh doanh và tổng hợp báo cáo toàn ngân
hàng. Đây là đội ngũ các cán bộ đại diện cho ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng. Và có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến kết quả
hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng.
- Phòng kế toán - ngân quỹ (KTNQ) gồm có 19 cán bộ trong đó có một
trưởng phòng và một phó phòng.
Phòng KTNQ có nhiệm vụ thực hiện công tác giao dịch với khách hàng
theo chế độ quy định, Thực hiện vai trò là tổ ngân quỹ trung tâm (cân đối
lượng thu chi tiền mặt của ngân hàng) trong việc điều hoà tiền mặt với
NHNo&PTNT tỉnh và các đơn vị phụ thuộc. Thực hiện chức năng kiểm tra đối
với việc chấp hành kho quỹ đối với các chi nhánh phụ thuộc.
Ngoài ra, trong ban giám đốc còn có 3 đồng chí là giám đốc của 3 chi
nhánh phụ thuộc: Ngân hàng liên xã Chợ Sơn, Ngân hàng liên xã Chợ Và,
Phong giao dịch Hoàn Sơn. Các đồng chí này có nhiệm vụ phụ trách chung hoạt
động của các đơn vị phụ thuộc, báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị mình
với trung tâm.
Hai ngân hàng liên xã cùng được thành lập và hoạt động từ 01/10/1996
theo quyết định 210/NHNo – QĐ ngày 19/5/1996 của chủ tịch Hội đồng quản
trị, tổng giám đốc NHNo Việt nam, có con dấu riêng từ tháng 10/1997. Riêng
phòng giao dịch Hoàn Sơn mới được thành lập từ tháng 9/2003
Đây là các chi nhánh đại diện pháp nhân, hạch toán kinh tế phụ thuộc.
GIÁM ĐỐC
PGĐKinh doanh PGĐTài chính
PhòngKT - NQ PhòngHCNS
NHLXChợ Sơn PGDHoàn Sơn
Sơ đồ tổ chức bộ máy cán bộ:
d/Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT
Huyện Tiên du.
d.1. Những nhân tố thuận lợi.
- Huyện Tiên du có vị trí địa lý khá thuận lợi nằm trên quốc lộ 1A, và có
đường sắt chạy qua. Ngoài ra quanh huyện còn có con sông Đuống bao bọc
chảy qua về phía Đông Nam, tạo ra một mối giao thông kinh tế – văn hoá - xã
hội khá phát triển.
Phòng
KHKD
NHLX
Chợ Và
- Ngân hàng có trụ sở đặt tại trung tâm của huyện là thị trấn Lim, các chi
nhánh và phòng giao dịch đặt tại trung tâm các xã trong huyện, thuận lợi cho
việc thu hút khách hàng.
- Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực
đạt được kết quả khả quan trên các mặt sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ.
- Bên cạnh đó, trong những năm qua, ngân hàng có một đội ngũ cán bộ
công nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo, có khả năng tiếp
thu ứng dụng công nghệ mới, có ý thức học tập phấn đấu vươn lên, yêu ngành
yêu nghề và có lối sống trung thực. Điều này đã tạo ra một không khí thoải mái
giữa cán bộ với khách hàng.
- Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng nhìn chung cơ
cấu lao động được bố trí gọn nhẹ, phù hợp với chuyên môn của từng ngành.
- Trên địa bàn huyện có đầy đủ các thành phần kinh tế như doanh nghiệp
nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và
hộ gia đình cá nhân thuộc các ngành nghề thủ công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ, đặc biệt các ngành nghề truyền thống như đồ gỗ, sản xuất sắt
thép, dệt vải, sản xuất giấy… ngày càng phát triển.
d.2. Những nhân tố khó khăn.
- NHNo&PTNT huyện Tiên du thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng diễn
ra rất sôi nổi, khá phức tạp, lại là một huyện mới được chia tách nên kết cấu cơ
sở hạ tầng, điểm xuất phát về kinh tế còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Trên địa bàn huyện lại có các chi nhánh
nhỏ, không phải lúc nào họ cũng liên lạc, thông tin về tình hình của nhau nên
đôi khi có khách hàng cùng một lúc vay ở nhiều chi nhánh. Đã có nhiều trường
hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay ở các ngân hàng, dẫn đến nợ
quá hạn có xu hướng tăng.
- Trụ sở làm việc hầu như chưa được cải tạo, nâng cấp cho phù hợp nên
chỗ làm việc và giao dịch còn chật chội, ảnh hưởng tới khách hàng.
- Hệ thống máy vi tính giao dịch vẫn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu giao
dịch hàng ngày, đấy là vẫn chưa kể đến tình trạng thiếu cán bộ đang diễn ra
ngày càng tăng.
e/Định hướng kinh doanh năm 2003.
Để tiếp tục không ngừng mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh
doanh, NHNo&PTNT huyện Tiên du đã xây dựng mục tiêu như sau:
- Tổng vốn huy động, tổng mức dư nợ tín dụng đến ngày 31/12/2003 đạt
mức tăng trưởng tối thiểu 24% trở lên so với năm 2002.
- Dư nợ dịch vụ ngân hàng người nghèo:21.000 tr.
- Nợ quá hạn đảm bảo dưới 1% tổng dư nợ.
- Chấp hành tốt chế độ, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản.
- Đảm bảo đủ chi lương cho cán bộ theo quy định và có tích luỹ.
f/Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị (31/12/2003)
f.1. Hoạt động tín dụng.
* Đối với hoạt động huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2003 đạt kết quả như sau:
CHỈ TIÊU
Thực hiện (trđ)
31/12/01 31/12/02 31/3/03
Tổng nguồn vốn huy động
1/ Phân theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn
- Có kỳ hạn
2/ Phân theo tiền gửi
- Tiền gửi tiết kiệm
- Tiền gửi kỳ phiếu
- Tiền gửi các TCKT
- Tiền gửi kho bạc
- Tiền gửi NHNo
98914
22.015
76.899
10.589
70.857
11.917
5.426
125
131091
15.586
115.505
18.956
95.654
7.586
8.635
260
183372
23.212
153.293
45.396
117.635
10.014
9.532
795