Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Báo cáo 3 năm rưỡi 9 tháng đầu năm Thực hiện và làm theo tấm gương Đạo đực Hồ Chí Minh (cực hay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.42 KB, 8 trang )

Đảng ủy
Chi bộ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BÁO CÁO SƠ KẾT 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2010, ĐÁNH GIÁ TỔNG
QUÁT 3 NĂM RƯỠI TRIỂN KHAI CUỘC VẬN ĐỘNG, BÁO CÁO ĐẠI
HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XIII
PHẦN I:
I. Đánh giá những hoạt động chủ yếu và kết quả đạt được của 9 tháng đầu năm 2010.
Báo cáo 9 tháng đầu năm 2010 và đánh giá tổng quát ba năm rưỡi thực hiện cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trình bày tại hội nghị được cơ
bản các đồng chí tham dự hội nghị nhất trí tán thành. Các đồng chí cũng đã thảo luận tập
trung vào dự thảo báo cáo trình bày tại Hội nghị. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được BCĐ CVĐ xác định là một trong những nội dung
quan trọng để chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị nâng cao chất lượng, nghiên
cứu, quán triệt học tập trong cán bộ, đảng viên với chủ đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”. Gắn học tập, quán
triệt với quan tâm xây dựng chương trình hành động thực hiện cuộc vận động. 100% các
đảng bộ đều cụ thể hóa nội dung chuyên đề thành chương trình hành động, tập trung vào
công tác xây dựng chi, Chi bộ trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt, gắn Cuộc vận động với
triển khai thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp hướng tới
Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Tổ chức cho cán bộ, Đảng viên quán triệt chỉ thị của
Bộ chính trị, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai; thực hiện tốt các bước trong chỉ đạo đại
hội. Công tác phát hiện, biểu dương, nhân rộng gương điển hình trong học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng được tiến hành kịp thời, góp phần động viên, khuyến
khích các cá nhân trong chi bộ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Chi bộ - nhà trường đã tổ chức tọa đàm học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Tất cả các đồng chí đảng viên trong chi bộ đã tham gia học tập và đăng ký kế hoạch
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tồn tại hạn chế:
Một số đồng chí đảng viên trong chi bộ việc học tập và thực hiện còn chưa chủ động.
II. Đáng giá kết quả triển khai cuộc vận động 3 năm rưỡi qua.


Đánh giá tổng quát ba năm rưỡi triển khai cuộc vận động đã triển khai nghiêm túc, đẩy
mạnh quán triệt, học tập nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên về ý nghĩa, tầm quan
trọng của cuộc vận động. Qua hơn 3 năm triển khai, 100% các đồng chí đã nghiêm túc triển
khai; việc tổ chức học tập có sự đổi mới, kết hợp chặt chẽ giữa nghe giới thiệu các chủ đề
nội dung tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc thảo luận, đánh giá tình hình
đạo đức lối sống của cơ quan, đơn vị. Kết quả là năm 2007 đạt 100% cán bộ, đảng viên,
công chức tham gia học tập, quán triệt; Năm 2008 đạt 100%; Năm 2009 đạt 100%; năm
2010 đạt 100%... Đặc biệt việc “làm theo” đã trở thành “phong trào rèn luyện đạo đức, lối
sống” của cán bộ, đảng viên, công chức và phong trào hành động cách mạng cảu MTTQ và
các đoàn thể nhân dân.
PHẦN II: BÁO CÁO TỔNG KẾT 4 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG.
I. Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho nhân dân ta
di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả trong đó đặc
biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của người là tấm gương sáng
ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là cả một hệ thống quan điểm tư tưởng trên nhiều lĩnh vực của
cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới… Trong phạm vi trao đổi hôm nay cần đi sâu vào
một lĩnh vực tư tưởng đạo đức cách mạng của Bác mà cuộc vận động: “ Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được toàn Đảng , toàn dân, toàn quân thực hiện hơn 3
năm nay cho đến hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng.
+ Có thể nói, toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Bác gắn liền với quá trình phát triển của tư
tưởng đạo đức cách mạng mà người là tấm gương tiêu biểu và sinh động nhất. Có thể nói tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là phần kết tinh của tư tưởng cách mạng”.
+Tư tưởng đạo đức và đạo đức Hồ Chí Minh gắn liền với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động cách mạng người đã có ý thức rõ ràng về vai trò của đạo đức
cách mạng. Người nói : “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ trở thành xã hội mới, là một
sự nghiệp rất vẻ vang nhưng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh phức tạp, lâu
dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi xa. Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệmvụ “ cách mạng vẻ vang”

a) Quan niệm về đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Bác thường nói gọn “ Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng”. Nội dung đạo đức
người cách mạng là Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí công – Vô tư. Suốt đời phấn đấu hy
sinh cho sự nghiệp cách mạng. Trung với nước, hiếu với dân…(Bài học kinh nghiệm Liên
Xô cũ, sau hơn 70 năm những người sau này không giữ được đạo đức cách mạng đã để mất
nước. Trung Quốc cố gắng đấu tranh (thay CNXH hành chính bao cấp) Việt Nam tiếp tục
đổi mới mới có ngày nay.
b) Nguyên tắc của đạo đức cách mạng tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Thống nhất đạo đức và chính trị, phẩm chất cách mạng và định hướng chính trị cách
mạng. Trong cuộc sống biến đạođức phù hợp sự phát triển xã hội.
+ Thống nhất biện chứng tư tưởng đạo đức cách mạng và hiệu quả công việc của mình phù
hợp phát triển xã hội. Nói đi đôi với làm, có hiệu quả
+ Kết hợp đức + tài, hồng và chuyên
+ Sự thống nhất chung riêng. Lớn nhỏ – bình thường, coi mình là thành viên, bộ phận của
cái chung.
+ Thống nhất lý luận thực tiễn (Bác bổ xung vào lý luận đấu tranh giai cấp (đấu tranh giải
phóng dân tộc). Đảng cầm quyền, không thể tách lý luận và thực tiễn hoặc chỉ thực tiễn
không cần lý luận.
+ Sự thống nhất biện chứng CN nhân đạo truyền thống, nhân đạo hiện đại (là nhân đạo có
tầm hiểu rộng – hỗ trợ phát triển phù hợp hoà nhập quốc tế – xã hội hoá học tập – Chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng. Nhận thức được quy luật phát triển xã hội và tổ chức thực hiện được
(Không chỉ tu nhân tích đức mà phải đấu tranh để thực hiện được).
c) Quan điểm của Bác về chuẩn mực đạo đức cách mạng
+ Yêu nước – tự cường dân tộc – kiên trì phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân (không tự ty,
không bằng lòng với hiện tại phải vươn lên) (Trung với nước – Hiếu với dân – Phấn đấu
vươn lên)
+ Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí công – Vô tư.
+ Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình (dù ở cương vị nào cũng thế)
+ Có tinh thần tập thể, mình vì mọi người, mọi người vì mình
+ Thường xuyên rèn luyện lối sống văn minh, lành mạnh . Trung thực. Kỷ cương, tôn trọng

quy ước cộng đồng.
+ Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, lao động sáng tạo (nhất là cán bộ có chức có quyền)
+ Có bản lĩnh, năng lực, kiên trì thắng không kiêu, bại không nản của người
+ Có tinh thần quốc tế vô sản.
+ Bao dung, độ lượng, vị tha (bàn tay có ngón dài, ngón ngắn, hợp lại thành bàn tay)
Để có được đạo đức cách mạng phải xây đi đôi với chống, xây ý thức tập thể chống chủ
nghĩa cá nhân, trung thực chống cơ hội, đoàn kết chống bè phái cục bộ, cần kiệm liên chính
chống lười biếng tham ô lãng phí, ham mê học tập chống trì trệ bảo thủ, chủ quan lười biếng
(có cách học thế nào cho phù hợp)
d) Học tập tấm gương đạo đức của Bác (rất rộng lớn)
* Khái quát:
+ Bác trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, dân tộc – con người ( học
là tiếp tục phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp cách mạng hiện nay theo mục tiêu Đại hội đã đề
ra “Dân giàu – Nước mạnh – Xã hội công bằng – Dân chủ – Văn Minh” Chống nghèo hèn
lạc hậu.
+ Có nghị lực và kiên trì phấn đấu theo lý tưởng của Bác (Bác vào tù ra tù tiếp tục phấn đấu,
lúc trong tù cũng thường xuyên rèn luyện).
+ Tin dân – kính trọng dân – Hết lòng phục vụ dân
+ Giầu lòng nhân ái vị tha, yêu thương nhau, yêu thương đồng chí đống bào
+ Cần cù – Liêm khiết – Tiết kiệm – Giản dị.
+ Nếp sống giản dị – thanh cao – trong sáng
+ Nhà văn hoá lớn, đầy chất nhân văn, thông hiểu đông tây kim cổ, gắn chặt với đời thường.
(Mọi người có thể soi vào Bác để học tập)
+ Một vị lãnh tụ miệng nói tay làm, nhìn xa trông rộng, giải quyết những vấn đề cuộc sống
hàng ngày.
+ Say mê học tập (Lý luận – kinh nghiệm - Thực tế – Học suốt đời – Học mọi lúc mọi nơi)
Trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, toàn Đảng –
toàn dân nhất là mỗi cán bộ Đảng viên phải được coi là nhiệm vụ rất quan trọng và thường
xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình xứng đáng là Đảng viên của Đảng CSVN là
“người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

II. Những nội dung yêu cầu cần tiếp tục quán triệt sâu sắc để chuẩn bị tổng kết 4 năm
triển khai cuộc vận động.
Qua theo dõi các đợt sơ kết hàng năm của Ban chỉ đạo cuộc vận động từ Trung ương và Hà
Nội đánh giá kết quả từng bước đã đi vào chiều sâu, từ trong Đảng ra ngoài quần chúng
nhân dân; từ trên xuống dưới; đã có những tấm gương điển hình cá nhân và tập thể về “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Ban chỉ đạo cũng chỉ ra những nhược
điểm và hạn chế:
+ Công tác tuyên truyền về cuộc vận động chưa mạnh mẽ, chưa huy động được nhiều lực
lượng tham gia. Nội dung tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, chưa chú trọng tuyên
truyền về những điển hình tổ chức tốt cuộc vận động; những bài học kinh nghiệm, những
gương người thực việc thực học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
+ Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai cuộc vận động chưa có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của cả hệ thống chính trị để phát huy sức
mạnh tổng hợp triển khai cuộc vận động. Việc triển khai cuộc vận động chưa gắn chặt với

×